Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tiểu luận kinh tế lượng 2 các nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu hàng hoá của việt nam giai đoạn 2015 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.97 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ LƯỢNG 2
ĐỀ TÀI: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ
XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2015 - 2018
Nhóm thực hiện: Nhóm 9
1. Nguyễn Thị Lan
1714420048
2. Nguyễn Phùng Linh Giang

1614410045

3. Ngô Việt Anh

1714410016

4. Nguyễn Thu Trà My

1714410158

5. Nguyễn Hạ Huệ Trúc

1614410183

6. Nguyễn Thị Hiền

1714420033

7. Nguyễn Hoàng Hưng



1614410076

8. Dương Thị Yến

1714410242

Lớp tín chỉ: KTE318(1-1920).2_LT

Hà Nội, tháng 9 năm 2019


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................................ 3
1.1 Lý thuyết về xuất khẩu và giá trị xuất khẩu .......................................................... 3
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 3
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................................. 8
2.1 Mô hình nghiên cứu ............................................................................................... 8
2.1.1 Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế ......................................... 8
2.1.2 Xây dựng mô hình ...................................................................................... 9
2.2 Biến số và thước đo ............................................................................................. 10
2.2.1 Biến số phụ thuộc ..................................................................................... 10
2.2.2 Biến số độc lập: ........................................................................................ 10
2.3 Bảng giải thích và kì vọng dấu của các biến ....................................................... 12
2.4 Nguồn dữ liệu ...................................................................................................... 13
III. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN ............................................................ 14
3.1. Mô tả thống kê .................................................................................................... 14
3.2. Mô tả tương quan ............................................................................................... 15

3.3. Kết quả ước lượng và lựa chọn mô hình ............................................................ 17
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 22


PHỤ LỤC........................................................................................................................ 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................... 23


LỜI MỞ ĐẦU

Trong những năm qua, với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng,
tham gia tích cực các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đã tạo nhiều cơ hội cho
nền kinh tế Việt Nam phát triển, đặc biệt là mang đến nhiều bước đột phá đối với hoạt
động xuất khẩu hàng hóa.
Với độ mở và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng lớn, trong bối cảnh tình hình
quốc tế và khu vực diễn biến hết sức phức tạp và khó đoán định, đặc biệt là những diễn
biến từ cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xu thế bảo hộ mậu dịch gia tăng,..
song hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vẫn có những chuyển biến tích cực. Cụ thể, số
liệu năm 2017 cho thấy, Việt Nam đang đứng thứ 27 trên thế giới về xuất khẩu. Trong
năm 2018 vừa qua, báo cáo của Tổng cục Hải quan cho biết tổng trị giá xuất khẩu của
Việt Nam đạt 243,48 tỷ USD, tăng 13,2% tương ứng tăng 28,36 tỷ USD so với năm
2017. Hàng hóa xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam đã có mặt ở 5 châu lục.
Tuy nhiên, xuất khẩu ở Việt Nam chắc chắn vẫn còn những điểm hạn chế nhất
định, cần thiết phải có thêm nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này để hiểu rõ hơn
xu hướng dịch chuyển hoạt động thương mại của Việt Nam. Chính vì vậy, nhóm chúng
em đã lựa chọn: “Các nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
giai đoạn 2015 - 2018” làm đề tài tiểu luận của nhóm. Mục tiêu tổng quát của đề tài là
xác định và phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến giá trị xuất khẩu của
Việt Nam; bắt đầu bằng việc hệ thống hóa cơ sở lý thuyết và những nghiên cứu thực
nghiệm về sự ảnh hưởng của các nhân tố đó; từ đó áp dụng mô hình về luật hấp dẫn

trong thương mại, ước lượng mô hình hàm hồi quy từ mô hình và phân tích ảnh hưởng
của các biến đến giá trị xuất khẩu của nước ta. Sau đó, kiểm định mô hình đã được ước
lượng. Kết quả nghiên cứu của đề tài này có thể giúp các nhà hoạch định chính sách có
cái nhìn rõ hơn về xu hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Từ đó, đưa

1


ra những giải pháp, khuyến nghị phù hợp nhằm tăng cường hoạt động xuất khẩu của
Việt Nam và khai thác hiệu quả nhất các đối tác tiềm năng
Đây là đề tài không hề mới nhưng vẫn còn khá phức tạp. So với các nghiên cứu
đi trước, bài nghiên cứu của chúng em phân tích trong khoảng thời gian mới nhất, sử
dụng những số liệu cập nhật hơn và tập trung hơn vào tình hình xuất khẩu của Việt
Nam trong khoảng thời gian này, vì vậy nhưng kiến nghị giải pháp của nhóm cũng sẽ
mới hơn, phù hợp hơn với tình hình xuất nhập khẩu của nước nhà hiện nay.
Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, việc thu thập tìm kiếm tài liệu và số liệu
còn gặp một số khó khăn bởi đề tài yêu cầu những số liệu mới nhất và chính xác nhất
để thực hiện phân tích và kiểm định. Ngoài ra, do kiến thức chuyên ngành nói chung
và kiến thức về môn kinh tế lượng nói riêng còn hạn chế nên bài tiểu luận này có rất
nhiều sai sót. Nhóm chúng em mong nhận được sự góp ý của cô để bài tiểu luận được
hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn Cô!

2


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Lý thuyết về xuất khẩu và giá trị xuất khẩu
Theo Luật thương mại 2005, điều 28 khoản 1 thì khái niệm xuất khẩu là: “Xuất
khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu

vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy
định của pháp luật.”
Xuất khẩu có một vai trò to lớn trong công cuộc phát triển nền kinh tế ở Việt
Nam. Cụ thể:
- Xuất khẩu là nguồn thu ngoại tệ lớn nhất của đất nước, tạo nguồn vốn cho nhập
khẩu, phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
-Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp
chuyển sang công nghiệp và dịch vụ, thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả
sản xuất của từng quốc gia cả về chiều rộng và chiều sâu.
-Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện
đời sống nhân dân.
-Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế
đối ngoại.
Giá trị xuất khẩu của một quốc gia thể hiện sức mạnh của quốc gia đó trong thị
trường xuất nhập khẩu thế giới. Thông thường, người ta thường dùng kim ngạch xuất
khẩu để đánh giá chung giá trị xuất khẩu của một quốc gia. Nhìn chung, kim ngạch
xuất khẩu càng cao sẽ càng chứng tỏ được sự phát triển của quốc gia. Trong khi đó,
nếu kim ngạch xuất khẩu không tốt bằng nhập khẩu sẽ là điều đáng lo ngại. Bởi đó là
dấu hiệu kém phát triển, lạc hậu của cả một hệ thống.
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mô hình lực hấp dẫn đóng góp một vai trò rất quan trọng trong việc phân tích
dòng chảy thương mại giữa các quốc gia và đã được các nhà nghiên cứu chứng minh là
một công cụ hữu ích để đánh giá tiềm năng thương mại, hay tiềm tăng xuất khẩu của
một quốc gia.

3


a) Các nghiên cứu quốc tế
Nhà kinh tế học người Hà Lan Jan Tinbergen (1903 – 1994) là người đầu tiên đã

ứng dụng mô hình lực hấp dẫn để phân tích những dòng chảy thương mại quốc tế vào
năm 1962. Mô hình của ông với biến phụ thuộc là tổng dòng chảy thương mại từ nước
A sang nước B, cùng với GDP của các nước và khoảng cách giữa hai nước là các biến
độc lập. Kết quả của ông cho thấy rằng các biến GDP có tác động tích cực, biến
khoảng cách thì ngược lại. Điều này nói lên được rằng các nước có quy mô nền kinh tế
càng lớn, và khoảng cách càng gần nhau thì càng trao đổi thương mại với nhau nhiều
hơn.
Chan-Hyun Sohn cũng đã phân tích những dòng chảy thương mại ở Hàn Quốc
qua đề tài “Does the gravity model explain South Korea’s trade flows?” vào năm 2005.
Trong phương trình lực hấp dẫn của Chan-Hyun Sohn, biến phụ thuộc là Tổng xuất
khẩu giữa Hàn Quốc và đối tác; biến độc lập là GDP, GDP bình quân đầu người của
Hàn Quốc và nước đối tác, biến khoảng cách; hai biến giả là cấu trúc thương mại (cạnh
tranh hoàn hảo và bổ sung) và APEC. Theo đó, ông sử dụng phương pháp OLS để ước
lượng mô hình, nhằm giải thích các luồng thương mại song phương giữa Hàn Quốc và
30 đối tác thương mại quan trọng như: Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN, các nước châu
Âu,... Kết quả đạt được từ nghiên cứu của Chan-Hyun Sohn: Các biến trong mô hình
đều có ý nghĩa thống kê, từ đó kết quả đạt được cho thấy GDP ảnh hưởng tích cực đến
dòng chảy thương mại giữa hai quốc gia, biến GDP bình quân đầu người không phải là
một yếu tố quan trọng trong việc giải thích các luồng thương mại song phương của
Hàn Quốc, biến khoảng cách địa lý là một yếu tố làm giảm thương mại song phương
của Hàn Quốc, còn hai biến giả cũng có tác động tích cực đến thương mại của Hàn
Quốc.
Trong nghiên cứu của Anne-Célia Disdier và Keith Head vào năm 2008 về đề tài
The Puzzling Persistence of the Distance Effect on Bilateral Trade với mục đích tìm ra
độ co giãn của hiệu ứng khoảng cách giữa hai nước trong thương mại song phương, hai
nhà nghiên cứu đã phân tích bộ dữ liệu bao gồm 1467 hiệu ứng khoảng cách ước tính

4



trên 103 văn kiện để đưa ra mô hình bao gồm giá trị xuất khẩu của nước xuất khẩu làm
biến phụ thuộc còn khoảng cách giữa hai nước, thuộc tính về thương mại của hai nước
và sự liên kết giữa hai quốc gia làm biến độc lập. Kết quả của nghiên cứu này đã củng
cố và nâng tầm cho nghiên cứu ban đầu của Tinbergen, chỉ ra rằng thương mại song
phương gần như tỷ lệ nghịch với khoảng cách với độ co giãn trung bình là 0,9 và bối
cảnh thời gian cũng có thể làm thay đổi các mức ảnh hưởng này.
Trong bài nghiên cứu Trade Blocks and the Gravity Model: A Study of Economic
Integration among Asian Developing Countries (2010) của nhóm tác giả gồm E. M.
Ekanayake, Amit Mukherjee, Bala Veeramacheneni; nhóm tác giả đã áp dụng mô hình
luật hấp dẫn để phân tích các tác động tạo ra thương mại và chuyển hướng thương mại
của khu vực các hiệp định thương mại (RTA) ở châu Á và tác động của chúng đối với
dòng chảy thương mại nội khối. Nghiên cứu này sử dụng các biến độc lập sau: GDP và
dân số của hai nước, khoảng cách giữa hai nước, nguồn lực tương đối và sự tương
đồng giữa hai nước. Bài nghiên cứu còn sử dụng rất nhiều biến giả như Biến biên giới
(= 1 nếu hai nước có chung biên giới và = 0 nếu ngược lại), biến ngôn ngữ (= 1 nếu hai
nước dùng chung 1 ngôn ngữ), biến ASEAN (= 1 nếu hai nước đều thuộc ASEAN),
còn biến độc lập là giá trị xuất khẩu của một nước sang nước còn lại. Kết quả của
nghiên cứu này cho thấy được mô hình kiểu mẫu trong trao đổi thương mại giữa hai
nước châu Á đang phát triển, cũng như khẳng định lại các kết quả nghiên cứu đi trước.
Từ mô hình này, ta có thể hình dung ra khuôn mẫu trong trao đổi thương mại của Việt
Nam.
b) Các nghiên cứu trong nước
Cho đến thời điểm này, có rất nhiều bài nghiên cứu về tình hình thương mại, hoạt
động xuất nhập khẩu ở Việt Nam, tuy nhiên, theo tìm hiểu của nhóm chúng em thì
những bài sử dụng đến mô hình hấp dẫn trong thương mại thì không có nhiều.
Trong bài nghiên cứu A gravity model for trade between Vietnam and 23
European countries (2006) của Đỗ Thái Trí, tác giả đã áp dụng mô hình này để giải
thích dòng chảy thương mại song phương giữa Việt Nam và 23 nước Châu Âu từ năm

5



1993 đến năm 2004. Tác giả đã sử dụng biến phụ thuộc là giá trị thương mại, tức là
tổng xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam với các nước trong khu vực Châu Âu; các
biến độc lập là GDP, dân số, tỷ giá hối đoái thực tế, khoảng cách và biến giả là lịch sử.
Kết quả hồi quy cho thấy rằng, các biến ảnh hưởng đến sự giao thương giữa Việt Nam
với các nước Châu Âu đó là quy mô nền kinh tế (GDP) và quy mô thị trường (dân số)
với ảnh hưởng tích cực, và tỷ giá hối đoái thực tế đem lại ảnh hưởng tiêu cực. Đồng
thời, biến khoảng cách và lịch sử hầu như không có ảnh hưởng gì đáng kể đến dòng
chảy thương mại giữa Việt Nam và 23 nước châu Âu đó.
Tiến sỹ Từ Thúy Anh và Thạc sỹ Đào Nguyên Thắng cũng đã phân tích về “Các
nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3”
vào năm 2008 với số liệu thống kê thương mại của Tổng Cục Hải Quan từ năm 1998
đến năm 2005 để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại
của Việt Nam với các nước ASEAN+3. Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hấp dẫn
chuẩn tắc với biến phụ thuộc là chỉ số tập trung thương mại của Việt Nam và một nước
khác tại một năm và các biến độc lập là GDP của hai nước, GDP bình quân đầu người
của hai nước, khoảng cách hai nước và biến giả ASEAN (= 1 nếu nước đó thuộc
ASEAN và = 0 nếu ngược lại). Sau khi chạy mô hình hồi quy OLS, nghiên cứu này chỉ
ra rằng GDP và GDP bình quân đầu người giữa Việt Nam với một nước trong khu vực
ASEAN + 3 có tác động dương đến cả mức độ tập trung xuất khẩu và tập trung nhập
khẩu giữa Việt Nam với nước đó, khoảng cách có tác động nghịch đến mức độ tập
trung nhập khẩu thì lại có tác động tích cực đến mức độ tập trung xuất khẩu và việc gia
nhập ASEAN giúp gia tăng xuất khẩu sang ASEAN nhưng lại làm giảm nhập khẩu từ
ASEAN trong tương quan với 3 nước Đông Á. Việc này trái với nhiều nghiên cứu
trước đây khi cho rằng, trong những năm gia nhập ASEAN, nhập khẩu của Việt Nam
từ ASEAN tăng mạnh hơn so với xuất khẩu sang khu vực này. Tuy nhiên, các nghiên
cứu trước đây chỉ phân tích số liệu tổng thể mà không đi vào tách biệt ảnh hưởng của
từng yếu tố đến xuất nhập khẩu với ASEAN. Bằng mô hình hấp dẫn này, tác động của
việc gia nhập ASEAN đã được tách biệt với tác động của tăng trưởng kinh tế. Khi đó,


6


tăng trưởng kinh tế làm tăng luồng nhập khẩu từ ASEAN và bù đắp cho những giảm
sút do việc gia nhập ASEAN. Việc này làm cho mức độ tập trung nhập khẩu từ
ASEAN tăng mạnh hơn mức độ tập trung xuất khẩu khi xét một cách tổng thể.
Nghiên cứu của Nguyễn Bắc Xuân: The Determinants of Vietnamese Export
Flows: Static and Dynamic Panel Gravity Approaches (2010) sử dụng mô hình lực hấp
dẫn để phân tích hoạt động xuất khẩu ở Việt Nam, với biến phụ thuộc là giá trị xuất
khẩu từ Việt Nam sang các nước khác từ năm 1986 đến năm 2006, các biến độc lập là
Tổng thu nhập (được tính toán qua GDP năm đó), khoảng cách, tỷ giá hối đoái thực tế
trung bình và biến giả là ASEAN. Sau khi chạy mô hình hồi quy, ông nhận xét rằng các
biến thu nhập, tỷ giá hối đoái và ASEAN có ảnh hưởng tích cực, tức là xuất khẩu của
Việt Nam sang một nước sẽ tăng nếu thu nhập của Việt Nam và nước đó tăng, tỷ giá
hối đoái tăng và nước đó nằm trong khu vực ASEAN. Ngược lại, biến khoảng cách lại
có tác động tiêu cực.
Một nghiên cứu vào năm 2016 với đề tài “Tác động của Khu vực Thương mại Tự
do ASEAN - Hàn Quốc đến thương mại Việt Nam” của tiến sỹ Nguyễn Tiến Dũng
cũng áp dụng mô hình lực hấp dẫn với biến phụ thuộc là giá trị xuất khẩu và nhập khẩu
của Việt Nam, các biến độc lập là GDP hai nước, khoảng cách hai nước, GDP bình
quân đầu người của Việt Nam và nước đối tác thương mại, chênh lệch thu nhập bình
quân đầu người giữa Việt Nam và các đối tác thương mại và biến giả FTA đo lường tác
động của các khu vực thương mại tự do tới xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam.. Sau
khi áp dụng mô hình hồi quy OLS và mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM), tác giả
rút ra được kết luận: tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và ở nước ngoài đều có tác động
tích cực đến thương mại Việt Nam còn biến khoảng cách thì ngược lại. Chênh lệch thu
nhập có dấu dương trong cả phương trình xuất khẩu và nhập khẩu và có ý nghĩa thống
kê trong phương trình xuất khẩu. Điều này có nghĩa là thương mại liên ngành chiếm ưu
thế trong thương mại Việt Nam, hay nói cách khác, xuất khẩu của Việt Nam trong

những năm vừa qua vẫn dựa trên sự khác biệt về nguồn lực các yếu tố sản xuất. Biến
giả cho khu vực thương mại tự do giữa ASEAN với Trung Quốc và Nhật

7


Bản không có ý nghĩa thống kê trong phương trình xuất khẩu, cho thấy hai khu vực
thương mại tự do này vẫn chưa có tác động tích cực đến xuất khẩu của Việt Nam.
Ngược lại với trường hợp của khu vực thương mại tự do giữa ASEAN với Trung Quốc
và Nhật Bản, việc thực hiện AFTA cũng có tác động tích cực tới xuất khẩu của Việt
Nam nhưng không có tác động rõ ràng đối với nhập khẩu của Việt Nam từ các nước
ASEAN. Biến giả AFTA có hệ số dương trong cả phương trình xuất khẩu và nhập
khẩu, nhưng chỉ có ý nghĩa thống kê trong phương trình xuất khẩu.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mô hình nghiên cứu
2.1.1 Mô hình lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế
Xuất phát từ Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, giữa hai vật thể luôn tồn tại
một lực hấp dẫn có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng hai vật thể và tỉ lệ nghịch với bình
phương khoảng cách giữa chúng:
F

ij

=∗



(Dij)2

Trong đó, Fij là lực hấp dẫn giữa hai vật, G là hằng số hấp dẫn, M i, Mj là khối

lượng hai vật, Dij là khoảng cách giữa hai vật.
Theo mô hình trên, tác động từ vị trí i lên vị trí j luôn chịu ảnh hưởng của những
lực xuất phát từ nguồn và đích đến – những lực tác động đến quá trình chuyển động
giữa 2 vị trí này. Dựa trên ý tưởng này, vào năm 1962, Jan Tinbergen đã nghiên cứu
thành công và giới thiệu mô hình Lực hấp dẫn (Gravity model) giải thích luồng trao
đổi thương mại song phương giữa hai nước hay giữa một nước bước ra thế giới. Ngoài
việc áp dụng vào giải thích luồng thương mại quốc tế, nó còn được áp dụng vào rất
nhiều đối tượng nghiên cứu khác như du lịch, đầu tư, lao động… giữa các nước và
nhiều đối tượng trong các môn khoa học xã hội khác. Mô hình này áp dụng ban đầu
cho dân số và khoảng cách giữa các nước.


â

ố∗ â



8


Những nghiên cứu thực nghiệm tiếp theo đã xác định một số tác nhân chủ chốt
ảnh hưởng đến lý thuyết thương mại quốc tế và mô hình được biến đổi như sau:
=

+++++ + uij

Trong đó:
• Mij là luồng thương mại giữa hai nước
• GDPi là thu nhập của nước nhập khẩu

• GDPj là thu nhập của nước xuất khẩu
• POPi là dân số của nước nhập khẩu
• POPj là dân số của nước xuất khẩu
• Distance là khoảng cách giữa hai nước.
2.1.2 Xây dựng mô hình
Với đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam
từ năm 2015 đến năm 2018” và với các số liệu thu thập được, nhóm tác giả đề xuất mô
hình lực hấp dẫn như sau:
=

+++++ + + +

Trong đó:
• EXPij là giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang quốc gia j
• GDPj là tổng sản phẩm quốc nội của nước nhập khẩu
• GDPi là tổng sản phầm quốc nội của Việt Nam
• POPj là dân số của nước nhập khẩu
• POPi là dân số của Việt Nam
• DISij là khoảng cách địa lí giữa nước nhập khẩu và Việt Nam.
• ASEAN là biến giả có giá trị bằng 1 nếu nước nhập khẩu thuộc
ASEAN, hoặc bằng 0 nếu nước nhập khẩu không thuộc ASEAN.
• : là các yếu tố không quan sát được

9


• u: là sai số
2.2 Biến số và thước đo
2.2.1 Biến số phụ thuộc
Đối với biến số phụ thuộc là giá trị xuất khẩu của Việt Nam, nhóm tác giả có

nghiên cứu 2 thước đo là: giá trị và sản lượng. Tuy nhiên, xét thấy sản lượng không thể
hiện được chất lượng xuất khẩu cũng như lợi ích ròng mà việc xuất khẩu mang lại. Do
đó, nhóm tác giả quyết định chọn giá trị xuất khẩu của Việt Nam là biến số phụ thuộc
của mô hình.
Biến số phụ thuộc của mô hình nghiên cứu này là một biến định lượng, cho biết
giá trị xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước nhập khẩu trong giai đoạn từ năm 20152018.
2.2.2 Biến số độc lập
Mô hình này nghiên cứu 6 biến độc lập: GDP của nước nhập khẩu từ Việt Nam,
GDP của Việt Nam, dân số của nước nhập khẩu từ Việt Nam, dân số của Việt Nam,
khoảng cách giữa hai nước và cuối cùng là biến giả ASEAN.
a) Biến GDP
Đối với thu nhập của một quốc gia, khi nhìn vào thu nhập của một quốc gia, các
nhà kinh tế dùng các thước đo khác nhau để đo lường thu nhập. Các thước đo phổ biến
hiện nay có thể kể đến như: tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng thu nhập quốc dân
(GNI), tổng sản phẩm quốc dân (GNP),.. Tuy nhiên, mô hình này nhấn mạnh đến tổng
giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Trong khi đó, GNP là toàn bộ giá trị được công dân mang quốc tịch nước đó sản
xuất ra trong thời gian 1 năm. Công dân quốc gia đó có thể tạo ra các giá trị ở cả trong
và ngoài lãnh thổ quốc gia đó. Như vậy, nếu lấy thước đo bằng GNP, vô hình chung
mô hình sẽ tính cả giá trị mà công dân mang quốc tịch Việt Nam sản xuất tại nước
ngoài.
Tương tự như vậy, GNI bao gồm tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ tạo ra trong
quốc gia (chính là Tổng sản phẩm quốc địa - GDP), cộng với thu nhập nhận được từ

10


bên ngoài (chủ yếu là lãi vay và cổ tức), trừ đi những khoản tương tự phải trả ra bên
ngoài.
GDP là giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản

xuất ra trong một phạm vi lãnh thổ nhất định (thường là một quốc gia) trong một thời
kì nhất định (thường là một năm).
Vì vậy, để đo một cách chính xác nhất về giá trị xuất khẩu của Việt Nam, nhóm
nghiên cứu lựa chọn thước đo cho thu nhập của Việt Nam cũng như nước nhập khẩu là
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của từng nước, và được tính trong giai đoạn từ 20152018.
Đây là biến đại diện quy mô. Theo lí thuyết, nền kinh tế có quy mô càng lớn hay
mức thu nhập càng cao thì khối lượng trao đổi hàng hóa càng lớn. Vì vậy, biến GDP
được kì vọng sẽ có tương quan dương với biến phụ thuộc.
b) Biến POP
Đối với dân số, có 2 thước đo chính để tính dân số của một quốc gia là dân số
thời điểm và dân số trung bình. Xét theo sự phù hợp với lý thuyết và mô hình, ở đây
nhóm tác giả đang nghiên cứu tới khía cạnh tổng giá trị xuất khẩu qua các năm, nên
dùng thước đo dân số trung bình là bất hợp lí. Vì vậy, thước đo của dân số của Việt
Nam và dân số của nước nhập khẩu là dân số thời điểm: tổng số người sinh sống trong
một đơn vị lãnh thổ (ở đây là một quốc gia) trong một thời điểm nhất định (theo từng
năm).
Dân số càng lớn thì quy mô thị trường càng lớn, nhu cầu trao đổi và sử dụng hàng
hóa càng lớn. Ngoài ra, dân số cao có thể dẫn đến hoạt động sản xuất ở trong nước
không đáp ứng đủ cầu thị trường nội địa, vì thế đẩy mạnh hoạt động thương mại với
nước ngoài. Do đó biến POP được kì vọng sẽ có tương quan dương với biến phụ thuộc.
c) Biến DIST
Đối với biến khoảng cách giữa hai nước, có thể lấy mốc tính khoảng cách từ các
cực của nước này đến các cực tương ứng của nước còn lại. Tuy nhiên, để thuận tiện
cho việc lấy số liệu và tính toán, nhóm tác giả sẽ sử dụng cách tính khoảng cách từ thủ

11


đô của nước này đến thủ đô của nước kia là thước đo cho biến khoảng cách giữa hai
nước.

Khoảng cách quyết định chi phí và thời gian vận chuyển. Khoảng cách càng xa,
chi phí và thời gian vận chuyển càng lớn, từ đó gây ra tác động tiêu cực đến thương
mại giữa hai nước. Vì vậy, biến DIS được kì vọng tương quan âm so với biến phụ
thuộc.
d) Biến ASEAN
Đối với biến giả ASEAN, biến này sẽ thể hiện một nước có hay không thuộc khu
vực Đông Nam Á. Do là biến giả nên biến này sẽ nhận giá trị là 1 nếu nước nhập khẩu
thuộc Đông Nam Á và nhận giá trị 0 nếu nước đó không thuộc Đông Nam Á.
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Nam Á nên việc trao đổi thương
mại sẽ dễ dàng, thuận lợi và được ưu tiên hơn so với các nước Đông Nam Á. Vì vậy,
biến ASEAN được kì vọng tương quan dương so với biến phụ thuộc.
2.3 Bảng giải thích và kì vọng dấu của các biến
Bảng 1. Mô tả biến và kì vọng dấu
Stt

Tên biến

Kí hiệu

Đơn vị

Giải thích biến

Kỳ vọng
ảnh hưởng

Biến phụ thuộc
1.

Giá trị xuất của


EXPij

Giá trị xuất khẩu của Việt
Nam sang các quốc gia j

USD

Việt Nam

năm từ năm 2015 đến năm
2018
Biến độc lập

2.

Thu nhập của

GDPi

USD

Tính bằng tổng sản phẩm
quốc nội của Việt Nam qua

Việt Nam

các năm từ năm 2015 đến
năm 2018


12

+


Thu nhập của
3.

nước nhập
khẩu

Tổng sản phẩm quốc nội
của nước nhập khẩu từ Việt
GDPj

USD

Việt Nam

POPi

Người

nước nhập

POPj

Người

khẩu


địa lí

+

Tổng dân số của nước nhập
khẩu từ Việt Nam theo các

+

năm từ năm 2015 đến năm
2018

Khoảng cách
6.

Tổng dân số của Việt Nam
theo các năm từ năm 2015
đến năm 2018

Dân số của
5.

Nam qua các năm từ 20152018

Dân số của
4.

+


DISTij

Km

Khoảng cách từ thủ đô của
nước nhập khẩu đến thủ đô

-

của Việt Nam
Bằng 0 nếu nước nhập khẩu
không nằm trong khu vực

7.

Khu vực địa lí

ASEAN

ASEAN, bằng 1 nếu nước

+

nhập khẩu nằng trong khu
vực ASEAN
2.4 Nguồn dữ liệu
Số liệu đã thu thập thuộc dạng thông tin thứ cấp, thuộc dạng số liệu bảng, thể
hiện các quan sát cho nhiều đối tượng tại nhiều thời điểm xác định. Đây là kiểu dữ liệu
kết hợp giữa dạng dữ liệu chéo và dữ liệu chuỗi thời gian.
Số liệu về các biến ảnh hưởng tới gia trị xuất khẩu của Việt Nam và 76 quốc gia,

vùng lãnh thổ khác có hoạt động nhập khẩu từ Việt Nam qua các năm từ 2015 đến
2018 được thu thập chủ yếu qua các trang web và các sách thống kê, cụ thể:
Giá trị xuất khẩu của Việt Nam: số liệu về giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang
quốc gia j tính bằng USD được lấy các từ sách Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam

13


2015, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2016, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam
2017, Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam 2018 của Bộ Công thương. Đây là nguồn
thông tin chính thức về xuất và nhập khẩu của quốc gia.
Tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam và các nước nhập khẩu: số liệu về GDP đã
được điều chỉnh theo USD và được lấy từ trang web của World Bank:

Dân số: số liệu về dân số Việt Nam và các nước nhập khẩu cũng được tổng hợp
từ trang web của World Bank.
Khoảng cách giữa hai nước: từ trang web http:distancefromto.net
III. KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN
3.1. Mô tả thống kê
Để có một cái nhìn tổng quát về số liệu đã thu thập được nhóm tác giả sử sử dụng
lệnh “sum” để đưa ra bảng mô tả thống kê như sau:
Bảng 2. Bảng mô tả thống kê các biến
Tên biến

Số quan sát

Giá trị trung
bình

Độ lệch

chuẩn

Giá trị nhỏ
nhất

Giá trị lớn
nhất

lnEXPij

304

19.950

1.845

16.362

24.585

lnGDPj

304

26.156

1.716

21.634


30.651

lnPOPj

304

16.808

1.675

12.936

21.055

lnDISTij

304

8.813

0.756

6.695

9.871

lnGDPi

304


26.098

0.090

25.987

26.224

lnPOPi

304

18.350

0.012

18.334

18.366

ASEAN

304

0.105

0.307

0


1
(Nguồn: Phần mềm Stata)

Từ bảng 2, có thể thấy rằng các biến số được đưa vào mô hình có giá trị khá
lớn, tuy nhiên khi nhóm tác giả làm mượt chuỗi bằng hàm ln thì các giá trị đã đồng đều
hơn và có giá trị nhỏ hơn dễ cho việc tính toàn và tóm tắt. Với các biến định lượng,
vùng quan sát của các biến là lớn, giá trị độ lệch chuẩn là tương đối cao so với giá trị
14


trung bình của các biến số. Do đó có thể khẳng định rằng mẫu dữ liệu có được là khá
đồng đều và được trải rộng qua nhiều giá trị. Mẫu số liệu khá đồng đều và được trải
rộng được xem là một dấu hiệu tốt giúp nhóm tiếp cận được mẫu tổng thể của nghiên
cứu. Biến định tính ASEAN có trung bình là 0.105 nằm khá gần với giá trị 0, điều này
ám chỉ trong mẫu 27 nước mà nhóm thu thập được thì có một tỷ trọng lớn các nước
nằm ngoài Đông Nam Á, điều này có thể hiểu được vì trong khu vực Đông Nam Á chỉ
có 11 nước thành viên, và có quá nửa các nước sản xuất lúa gạo trong đó.
3.2. Mô tả tương quan
Trước khi xem xét về kết quả mô hình hồi quy, nhóm tác giả muốn có một cái
nhìn khái quát hơn về độ tương quan của các biến độc lập với biến phụ thuộc, cũng
như mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau. Sử dụng lệnh “corr” trong stata
thu được bảng kết quả như sau:
Bảng 3. Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
lnEXPij lnGDPj lnPOPj

lnDISTij

lnGDPi

lnPOPi ASEAN


lnEXPij

1

lnGDPj

0.823

1

lnPOPj

0.598

0.688

1

lnDISTij -0.267

0.033

-0.084

1

lnGDPi

0.057


0.036

0.007

0

1

lnPOPi

0.056

0.035

0.007

0

0.996

1

ASEAN

0.162

-0.093

0.018


-0.754

0

0

1

(Nguồn: Phần mềm Stata)
Các biến độc lập đều có những tác động đáng kể đến biến phụ thuộc khi nhìn vào
bảng 3 - bảng mô tả tương quan, nhưng mức độ tác động của các yếu tố khác nhau thì
không giống nhau. Cụ thể:
• Hệ số tương quan của lnEXPij và lnGDPj là 0.823. Hai biến tương quan cùng
chiều

15


• Hệ số tương quan của lnEXPij và lnPOPj là 0.598. Hai biến tương quan cùng
chiều
• Hệ số tương quan của lnEXPij và lnDISTij là -0.267. Hai biến tương quan
ngược chiều
• Hệ số tương quan của lnEXPij và lnGDPi là 0.057. Hai biến tương quan cùng
chiều
• Hệ số tương quan của lnEXPij và lnPOPi là 0.056. Hai biến tương quan cùng
chiều
Thông qua bảng 3, mối tương quan giữa hai biến độc lập lnGDPi lnPOPi là khá
cao, rơi vào 0.996. Rõ ràng, với mức độ tương quan như vậy, mô hình rất dễ bị tác
động bởi khuyết tật đa cộng tuyến. Nhóm tác giả sử dụng lệnh “tab’’ để tìm hiểu lý do

tại sao gây ra hiện tượng này. Kết quả được cho trong bảng dưới đây:
Bảng 4. Mô tả biến lnGDPi

Bảng 5. Mô tả biến lnPOPi

lnGDPi

Freq.

Percent Cum.

lnPOPi

Freq.

Percent Cum.

25.987

76

25

25

18.334

76

25


25

26.048

76

25

50

18.345

76

25

50

26.134

76

25

75

18.355

76


25

75

26.224

76

25

100

18.366

76

25

100

Total

304

100

Total

304


100
(Nguồn: Phần mềm Stata)

Rõ ràng từ bảng 4 và bảng 5 ta có thể thấy rõ, mặc dù có tất cả 304 quan sát ở
hai biến, nhưng mỗi giá trị bị lặp lại 76 lần, do ở dữ liệu bảng ứng với mỗi năm chỉ có
1 giá trị lnGDPi và lnPOPi duy nhất. Điều đó làm giảm độ tin cậy đối với hai biến
lnGDPi và lnPOPi. Đây được coi như một trong nhưng hạn chế của bộ số liệu.

16


3.3. Kết quả ước lượng và lựa chọn mô hình
a) Kết quả ước lượng
Nhóm tác giả tiến hành hồi quy giá trị với một danh sách các biến độc lập dựa
trên mô hình đã nêu cho toàn bộ mẫu quan sát. Nhằm mục đích so sánh, mô hình hồi
quy ước lượng bằng ba phương pháp khác nhau là: mô hình hồi quy gộp (POLS), mô
hình tác động ngẫu nhiên (REM), mô hình tác động cố định (FEM). Sử dụng phần
mềm Stata, ta nhận được bảng kết quả như sau:
Bảng 6. Bảng kết quả hồi quy theo ba mô hình
Tên
biến

Chỉ số

Hệ số hồi quy
lnGDPj

lnPOPj


lnPOPi

Mô hình tác động
ngẫu nhiên

Mô hình tác
động cố định

(POLS)

(REM)

(FEM)

0.889

0.889

0.447

0

0

0.107

Độ lệch chuẩn

0.081


0.081

0.277

Hệ số hồi quy

-0.003

-0.003

-4.803

P-value

0.970

0.970

0

Độ lệch chuẩn

0.085

0.085

1.250

Hệ số hồi quy


-0.641

-0.641

0.003

0.003

Độ lệch chuẩn

0.213

0.213

Hệ số hồi quy

0.644

0.644

1.558

P-value

0.722

0.722

0.406


Độ lệch chuẩn

1.814

1.814

1.870

Hệ số hồi quy

-0.629

-0.629

-0.472

P-value

0.963

0.963

0.973

Độ lệch chuẩn

13.732

13.732


13.789

P-value

lnDISTij P-value

lnGDPi

Mô hình hồi
quy gộp

17

(omitted)


Hệ số hồi quy

0.246

0.246

0.638

0.638

Độ lệch chuẩn

0.523


0.523

Hệ số hồi quy

-2.884

-2.884

56.973

P-value

0.989

0.989

0.783

204.972

204.972

206.152

304

304

304


0.765

0.765

0.306

ASEAN P-value

_cons

Độ lệch chuẩn
Số quan sát
2

Hệ số xác định (R )
Kiểm định Lagrangian

(omitted)

P-value= 0 < 0.1

Kiểm định Hausman

P-value= 0.0038 < 0.1
(Nguồn: Phần mềm Stata)

Với kết quả thu được từ 3 mô hình ở bảng 6, câu hỏi được đặt ra là: “Liệu mô
hình nào sẽ phù hợp với mẫu số liệu nhóm tác giả đang sử dụng?”. Để trả lời câu hỏi
đó, nhóm tác giả sử dụng lần lượt kiểm định Lagrangian và kiểm định Hausman.
b) Lựa chọn mô hình

Kiểm định Lagrangian
0:

Với cặp giả thiết: {

=0
≠0

1:

hay mô hình POLS là phù hợp

Bảng kết quả chỉ ra kiểm định Lagrangian có giá trị P-value=0 < α= 0.1 (mức ý
nghĩa 10%), suy ra ta sẽ bác bỏ giả thiết H 0, chấp nhận giả thiết H1. Điều này đồng
nghĩa với việc thay vì sử dụng mô hình POLS, ta sẽ sử dụng mô hình FEM hoặc REM
Kiểm định Hausman
Với cặp giả thiết: {

0:

ô ℎì ℎ

: ô ℎì ℎ

1

ℎù ℎợ
ℎù ℎợ

Bảng kết quả chỉ ra kiểm định Hausman có giá trị P-value=0.0038 < α= 0.1 (mức

ý nghĩa 10%), như vậy ta sẽ bác bỏ giả thiết H0, mô hình cuối cùng được chọn là mô
hình tác động cố định (FEM).

18


Kết luận: Sau khi liên tiếp sử dụng 2 kiểm định để lựa chọn mô hình, các kiểm
định đã chứng minh rằng cách tiếp cận bằng mô hình tác động cố định (FEM) là lựa
chọn tối ưu cho trường hợp này.
c) Kiểm định khuyết tật mô hình
Kiểm định tự tương quan
Với cặp giả thiết: {

0

1:

: mô hình không mắc tự tương quan

ô ℎì ℎ ắ

ự ươ

Sử dụng lệnh xtserial trong phần mềm stata ta thu được giá trị P-value= 0.1402
> 0.1 (mức ý nghĩa 10%). Từ đó, không đủ cơ sở để bác bỏ giả thiết H0, cũng có nghĩa
là mô hình không mắc khuyết tật tự tương quan
Kiểm định phương sai sai số thay đổi

: mô hình có phương sai sai số thuần nhất


Với cặp giả thiết: {

0

Sử dụng lệnh xttest3 trong phần mềm stata ta thu được giá trị P-value= 0 < 0.1
(mức ý nghĩa 10%). Từ đó, ta sẽ bác bỏ giả thiết H 0, cũng có nghĩa là mô hình có
phương sai sai số thay đổi.
Cách khắc phục phương sai sai số thay đổi: Ta sẽ kiểm soát phương sai sai số
thay đổi của mô hình bằng kiểm định Robust.
Thảo luận
Như đã trình bày ở tiểu mục lựa chọn mô hình hồi quy mô hình cuối cùng nhóm
thu được là mô hình hồi quy tác động cố định (FEM), cùng với việc sử dụng Robust để
kiểm soát phương sai sai số thay đổi, nhóm có mô hình mẫu như sau:
lnEXPij = 56.973 + 0.447*lnGDPj – 4.803*lnPOPj +
1.558*lnGDPi – 0.472*lnPOPi + ei
Từ mô hình hồi quy mẫu được xác định ở trên, nhóm tác giả đúc ra một số kết
luận như sau:
̂

Thứ nhất, hệ số góc

1

= 0.447 > 0 hay hệ số của biến thu nhập của nước nhập

khẩu (lnGDPj) có giá trị đúng như kỳ vọng về tác động đã trình bày ở chương 2 chỉ ra

19



rằng trị giá xuất khẩu của Việt Nam đến một quốc gia khác tỷ lệ thuận với GDP tại
quốc gia đó. Khi các yếu tố khác không đổi, GDP tại quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu
đến tăng 1% thì trị giá xuất khẩu gạo đến quốc gia đó tăng 0.447%. Tuy nhiên P_value
= 0.118 > 0.1 thể hiện rằng biến thu nhập của nước nhập khẩu không có ý nghĩa thống
kê ở mức ý nghĩa 10%.
̂

Thứ hai, hệ số góc 2 = -4.803 < 0 hay hệ số của biến dân số của nước nhập khẩu
(lnPOPj) có dấu ngược với kỳ vọng về tác động ảnh hưởng đã trình bày ở chương 2,
như vậy ta khi các yếu tố khác không đổi, dân số các nước nhập khẩu tăng 1% xuất
khẩu của Việt Nam đến nước đó giảm đi 0.7713%. Với P-value = 0.008 < 0.1 thì biến
dân số của của nước nhập khẩu có ý nghĩa thống kê ở mức 10%.
̂

Thứ ba, hệ số góc

3

= 1.558 > 0 hay hệ số của biến thu nhập của Việt Nam

(lnGDPi) có dấu đúng như kỳ vọng như đã trình bày ở chương 2, điều này chỉ ra rằng
trị giá xuất khẩu của Việt Nam đến một quốc gia khác tỷ lệ thuận với GDP tại Việt
Nam. Khi các yếu tố khác không đổi, GDP tại Việt Nam tăng 1% thì trị giá xuất khẩu
đến một quốc gia khác tăng 1.558%. Mối quan hệ này có thể giải thích như tác động từ
dịch chuyển cung trong thị trường (nếu coi thị trường thế giới là 1 thị trường chung).
Nếu Việt Nam có khả năng gia tăng năng sản xuất thì dường như khả năng xuất khẩu
ra nước ngoài cũng gia tăng. Điều này cũng có thể giải thích nhờ vào nghiên cứu của
Sevela (2002) rằng thu nhập của đất nước càng tăng người dân càng có xu hướng trao
đổi hàng hóa với các nước bên ngoài. Gặp phải hiệu ứng trên nguồn cung trong nước
ngày càng tăng một cách đáng kể. Với P-value = 0.418 thì biến thu nhập của Việt Nam

không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%.
̂

Thứ tư, hệ số góc

4

= -0.472 < 0 hay hệ số của biến dân số của Việt Nam

(lnPOPi) có dấu ngược với kỳ vọng về ảnh hưởng đã trình bày ở chương 2. Dân số
Việt Nam tỷ lệ nghịch với trị giá xuất khẩu của Việt Nam đến các nước. Cũng giống
cách tiếp cận trên, Việt Nam là một nước có mật độ dân cư dày đặc, kỹ thuật công nghệ
lạc hậu, nên có thể nói dân số Việt Nam tăng nhưng tổng sản phẩm quốc nội vẫn dậm
chân tại chỗ, điều đó dẫn đến việc cầu trong nước tăng, nhưng cung trong nước
20


giữ nguyên, để đáp ứng nhu cầu nội địa, Việt Nam buộc phải giảm sản lượng xuất
khẩu. Như vậy ta có khi các yếu tố khác không đổi, dân số Việt Nam tăng 1% xuất
khẩu gạo của Việt Nam đến nước khác giảm đi -0.472%. Với P-value = 0.972 > 0.1 thì
biến dân số của Việt Nam không có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%.
̂̂̂̂

Kết luận: Có thể thấy các giá trị 1, 2, 3, 4 thể hiện mối quan hệ thuận chiều – ngược
2

chiều của các biến độc lập tương ứng với biến phục thuộc. Hệ số R between=30.6%
chỉ ra rằng các biến độc lập trong mô hình giải thích được 30.6% ý nghĩa mô hình.

21



KẾT LUẬN

Những kết quả nghiên cứu ở trên đã cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng và tương
đối đầy đủ về các tiêu chí ảnh hưởng tới giá trị xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai
đoạn 2015 - 2018, từ kết quả ước lượng và suy diễn thống kê, nhóm tác giả đưa một số
nhận xét như sau:
Thứ nhất, cần duy trì môi trường kinh tế sôi động, lành mạnh, tập trung tăng
trưởng kinh tế, nâng cao chỉ số GDP (tổng sản lượng quốc dân), đặc biệt chú trọng
tăng trưởng kinh tế bền vững kết hợp bảo vệ môi trường và khai thác hợp lý tài nguyên
thiên nhiên. Cùng với đó, việc đầu tư vào khoa học kỹ thuật, công nghệ cần được tập
trung quan tâm, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển kinh tế nói chung.
Thứ hai, Việt Nam nên ổn định tốc độ gia tăng dân số, duy trì sự ổn định của sự
gia tăng dân số, đưa ra các chính sách nhằm kiểm soát tỷ lệ gia tăng dân số ở Việt
Nam. Đồng thời, cần tập trung đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, đáp
ứng nhu cầu về lao động chất ở mọi ngành nghề, lĩnh vực nhằm nâng cao thu nhập, cải
thiện mức sống chung của người dân, từ đó, góp phần thúc đẩy các hoạt động thương
mại.
Phát triển kinh tế nói chung và hoạt động xuất - nhập khẩu nói riêng là nhân tố
quan trọng, cơ bản để đánh giá sức mạnh và mức độ phát triển của một quốc gia. Vì
vậy khi cán cân thương mại được cải thiện, dân số ổn định và lực lượng lao động có
trình độ cao sẽ là nguồn lực vô cùng giá trị cho sự phát triển kinh tế nói riêng và cho sự
phồn thịnh của một quốc gia nói chung.

22


×