Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

tiểu luận kinh tế lượng tác ĐỘNG của các NHÂN tố vĩ mô tới cán cân THƯƠNG mại của một số nước ĐÔNG NAM á GIAI đoạn 1991 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.58 KB, 37 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ
---------***--------

BÀI GIỮA KỲ MÔN KINH TẾ LƯỢNG
Tên đề tài:

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ VĨ MÔ TỚI
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐÔNG NAM Á
GIAI ĐOẠN 1991-2017
Giảng viên hướng dẫn: TS. Chu Thị Mai Phương
Lớp tín chỉ: KTE309(1-1819).3_LT
Nhóm sinh viên thực hiện:
Họ và tên
Bùi Thị Thu Hiền (nhóm trưởng)
Đào Thị Khánh Linh
Đặng Thị Hướng
Lê Thị Hà Linh
Nguyễn Công Anh
Trình Thị Diệu

STT
30
58
40
55
7
16

Hà Nội, tháng 9 năm 2018


MSV
1611110201
1611110324
1711110317
1611120066
1611110027
1711110121


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................................ 3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................................5
1.1 Cán cân thương mại................................................................................................................ 5
1.1.1

Khái niệm................................................................................................................. 5

1.1.2

Vai trò của cán cân thương mại...............................................................................6

1.2 Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại...................................................................6
1.2.1

Năng suất lao động..................................................................................................6

1.2.2

Tỷ giá hối đoái.........................................................................................................7


1.2.3

Mức độ mở cửa thương mại ( tự do hóa thương mại)..............................................8

1.3 Một số nghiên cứu về cán cân thương mại............................................................................9
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................12
2.1 Mô hình nghiên cứu..............................................................................................................12
2.2 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................................13
2.2.1

Giả thuyết nghiên cứu............................................................................................13

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN...............................................14
3.1 Mô tả về mẫu nghiên cứu......................................................................................................14
3.1.1

Mô tả thống kê.......................................................................................................14

3.1.2

Mô tả tương quan các biến....................................................................................15

3.2 Kết quả ước lượng................................................................................................................. 16
3.3 Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình.........................................................17
3.3.1

Kiểm định dạng đúng của mô hình.........................................................................17

3.3.2


Kiểm định đa cộng tuyến........................................................................................18

3.3.3

Kiểm định hiện tượng phân phối không chuẩn của nhiễu......................................18

3.3.4

Kiểm định tự tương quan.......................................................................................18

3.3.5

Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi..................................................18

3.4 Khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi..............................................................19
3.4.1

Kết quả ước lượng đã khắc phục khuyết tật...........................................................21

3.4.2

Kiểm định giả thuyết..............................................................................................21

3.5 Thảo luận............................................................................................................................... 22
3.6 Khuyến nghị, giải pháp.........................................................................................................24
KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 25
2


PHỤ LỤC..................................................................................................................................... 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................................31
ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN.........................................................................................................32

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trên đà hội nhập và phát triển mạnh mẽ, ASEAN đang dần trở thành một nền kinh tế lớn,
trung tâm thương mại quan trọng trong bản đồ kinh tế toàn cầu. Trong số 10 quốc gia thành viên
ASEAN, có một số nước đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế vào hàng nhanh nhất thế giới như
Philippines và Việt Nam, với mức tăng hàng năm hơn 6%. Sự kết hợp giữa dân số hơn 620 triệu
người và một nền kinh tế khu vực hơn 2,6 nghìn tỷ USD mang lại cho ASEAN một tiềm năng đầu
tư khổng lồ. Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), đến năm 2020, ASEAN sẽ trở
thành nền kinh tế lớn thứ 5 trên thế giới.
Các thành viên ASEAN thể hiện một quyết tâm và nỗ lực xây dựng một ASEAN mở cửa,
hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu với không gian thương mại rộng lớn thông qua việc thực thi và
nâng cấp 5 Hiệp định Thương mại tự do (FTA) đã ký với 6 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand; triển khai đàm phán FTA ASEAN - Hồng Công và Hiệp
định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với 6 đối tác trên. Quan hệ hợp tác kinh tế với các
các đối tác quan trọng khác như Hoa Kỳ, EU, Canada, Liên bang Nga cũng được ASEAN triển
khai tích cực thông qua các sáng kiến, các chương trình hành động cụ thể, tập trung vào các nội
dung các bên cùng quan tâm như kinh tế thương mại, đầu tư quốc tế, phát triển năng lực.
Trong bối cảnh hội nhập và kinh tế toàn cầu nhiều thay đổi, việc nghiên cứu cán cân thương
mại là vô cùng quan trọng. Nghiên cứu cán cân thương mại giúp các nước nắm được những thông
tin liên quan đến cung cầu tiền tệ, tình trạng của cán cân vãng lai, mức tiết kiệm, đầu tư và thu
nhập thực tế. Từ đó, các nước có thể dự đoán sớm và tận dụng tốt những tiềm năng sẵn có, đưa ra
các giải pháp thiết thực cho hoạt động xuất-nhập khẩu và tăng cường liên kết thương mại trong
khối, dẫn đến việc điều tiết kinh tế vĩ mô tốt hơn.
Với những nguyên do trên, nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu bước đầu về các nhân tố vĩ mô
ảnh hưởng đến cán cân thương mại của một số nước Đông Nam Á bao gồm Indonesia, Thái Lan,

Việt Nam, Philippines và Singapore trong giai đoạn từ năm 1991 đến năm 2017. Tiểu luận đưa ra
nhằm khái quát cơ sở lý thuyết và xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế đến cán cân
thương mại. Cuối cùng, đề xuất định hướng, giải pháp hỗ trợ nhằm cải thiện và nâng tầm cán cân
thương mại của Việt Nam nói riêng và các nước ASEAN nói chung.
4


CHƯƠNG 1:
1.1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Cán cân thương mại

1.1.1 Khái niệm
Để hiểu bản chất cán cân thương mại, chúng ta cần hiểu rõ khái niệm về cán cân thanh toán
quốc tế. Chỉ tiêu này được hiểu như sau:
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch kinh tế của
một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định. Những giao dịch này có
thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư trú trong nước hay chính phủ của quốc
gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và
một số chuyển khoản. Thời kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm.
Những giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài
nước được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh toán từ phía người cư trú ở
ngoài nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.
Các thành phần của cán cân thanh toán:
Tài khoản vãng lai
Tài khoản vốn
Thay đổi trong dự trữ ngoại hối nhà nước
Mục sai số

Trong đó thì cán cân thương mại là một mục nằm trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh
toán quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu của một
quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như mức chênh lệch (xuất
khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng.
Cán cân thương mại giống với chênh lệch sản lượng của một nước và nhu cầu nội địa của
nước đó (chênh lệch giữa lượng hàng hóa một nước sản xuất ra với lượng hàng hóa nó mua từ
nước ngoài; không tính đến việc đầu tư tiền vào cổ phiếu nước ngoài, và nó cũng không phải nhân
tố trong khái niệm nhập khẩu hàng hóa để sản xuất cho thị trường nội địa).

5


Cán cân thương mại gồm 2 khoản mục:
Khoản mục hàng hóa (thương mại hữu hình )
Khoản mục dịch vụ (thương mại vô hình) bao gồm: các hoạt động sản xuất và nhập dịch vụ
vận tải, du lịch, ngân hàng…
1.1.2

Vai trò của cán cân thương mại
Tác động tích cực:
Vai trò của xuất khẩu đối với kinh tế:
Xuất khẩu là nhân tố kích thích tăng trưởng, tích cực giải quyết thất nghiệp và cải thiện

đởi sống người dân làm tăng GDP và thu nhập quốc dân từ đó làm tăng tiêu dùng nội địa;
Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu;
Xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển các ngành có liên
quan hoặc hỗ trợ, mở rộng thị trường tiêu thụ tạo điều kiện nâng cao năng lực sản xuất trong
nước;
Vai trò của nhập khẩu đối với nền kinh tế:
Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, bổ sung nguồn tư liệu sản xuất và quỹ

hàng hóa tiêu dùng;
Nhập khẩu là cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước với nhau, tạo
điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh trên cơ sở chuyên
môn hóa;
Nhập khẩu xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ triệt để nền kinh tế đóng.
Tác động tiêu cực:
Cán cân thương mại thâm hụt nhiều năm, đồng nghĩa với việc phải cắt bớt nhập khẩu như
là một phần của biện pháp tài chính và tiền tệ khắc khổ.
Kết quả là làm giảm tăng trưởng kinh tế, tăng tình trạng thất nghiệp.
1.2

Các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại

1.2.1

Năng suất lao động

Năng suất lao động là tỉ lệ giữa đầu ra và đầu vào. Nếu đầu ra là tổng giá trị quốc nội hoặc
tổng giá trị gia tăng thì đầu vào lại là giờ công lao động, lực lượng lao động và số lượng lao động
6


đang làm việc. (Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, trong cuốn Đo lường năng suất, đo
lường tốc độ tăng năng suất tổng thể và năng suất ngành xuất bản năm 2002)
Năng suất lao động góp phần ảnh hưởng tới cán cân thương mại vì sự gia tăng năng suất lao
động sẽ làm cho giá thành sản phẩm rẻ hơn, có thể cạnh tranh trên thị trường quốc tế, từ đó gia
tăng hàng hóa xuất khẩu, đem lại thặng dư cho cán cân thương mại hoặc giảm bớt sự thâm hụt.
Trong khi năng suất lao động thấp lại làm giá thành sản xuất cao dẫn đến việc khó cạnh tranh với
hàng hóa nước ngoài, trong khi nhu cầu nhập khẩu gia tăng sẽ làm cán cân thương mại bị thâm
hụt hoặc giảm thặng dư nếu có.

Hai nhà kinh tế học người Thụy Điển là Eli Heckscher (vào năm 1919) và Bertil Ohlin (vào
năm 1933) đề cập đến mức độ mà một nước có sẵn các nguồn lực như đất đai, lao động và vốn.
Các nước có độ sẵn có các yếu tố khác nhau, và sự sẵn có các yếu tố khác nhau đó giải thích
những sự khác biệt về giá cả các nhân tố; cụ thể, độ dồi dào của nhân tố càng lớn thì giá cả của
nhân tố đó càng rẻ, tăng khả năng cạnh tranh cho hàng hóa của quốc gia đó khi mở cửa hội nhập.
Theo nghiên cứu của Krugman (1989), khi các nhà sản xuất trong nước tận dụng năng suất
lao động tăng cao, quốc gia đó có thể lợi dụng những khoa học công nghệ tiến bộ tham gia vào
quá trình sản xuất của nền kinh tế, tận dụng những điểm này làm cho nền kinh tế phát triển hơn.
Lý thuyết thương mại mới của Krugman cũng cho rằng một nước có thể thống trị trong xuất
khẩu một loại hàng hóa ,những công ty đi đầu trong một ngành sẽ ngăn cản sự gia nhập của những
công ty khác sau đó. Khả năng của những người đi đầu trong việc thu lợi từ hiệu suất tăng dần đã
tạo ra rào cản cho việc gia nhập ngành.
Những cải tiến về năng suất làm tăng sản lượng của một quốc gia có ảnh hưởng rất lớn đến
cán cân thương mại, chúng làm giảm giá hàng xuất khẩu, cán cân thương mại ở tình trạng xuất
siêu.
1.2.2

Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ, tỷ giá Forex, tỷ giá FX hoặc Agio)

giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Nó
cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác
(O'Sullivan & Steven M, 2003).

7


Phương pháp tiếp cận đàn hồi nhấn mạnh vai trò của giá cả tương đối trong điều chỉnh cán
cân thương mại bằng cách xem xét nhập khẩu và xuất khẩu phụ thuộc vào giá tương đối thông qua
tỷ giá hối đoái. Phương pháp này xem xét sự đáp ứng của nhu cầu xuất khẩu và nhập khẩu với sự

thay đổi về giá trị của đồng tiền của một quốc gia. Nó chỉ đơn giản là áp dụng giá co giãn của
nguyên tắc cầu đối với thương mại quốc tế. Ý tưởng cốt lõi của phương pháp tiếp cận là tác động
thay thế gây ra bởi những thay đổi giá tương đối. Khi đồng nội tệ giảm giá so với ngoại tệ, hàng
hóa được sản xuất trong nước trở nên tương đối rẻ hơn cho cả người dân trong nước và nước
ngoài. Mặt khác, hàng hóa nước ngoài trở nên tương đối đắt hơn cho cả người nước ngoài và
người mua trong nước. Nếu, trong trường hợp này, độ co giãn của nhu cầu về xuất khẩu và nhập
khẩu là đủ lớn, sự mất giá sẽ dẫn đến tăng khối lượng xuất khẩu và giảm khối lượng nhập khẩu,
dẫn đến sự cải thiện về cán cân thương mại. Cách tiếp cận đàn hồi đã trở nên phổ biến với sự
đóng góp của Marshall (1923) và Lerner (1944).
Điều kiện Marshall-Lerner phát biểu rằng, để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực
tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của xuất khẩu và độ
co giãn theo giá cả của nhập khẩu phải lớn hơn. Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu định
danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu đối với hàng xuất khẩu tăng lên. Đồng thời, giá hàng nhập
khẩu định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu.
1.2.3

Mức độ mở cửa thương mại ( tự do hóa thương mại)
Độ mở cửa thương mại là sự mở cửa của một quốc gia này với các quốc gia khác thể hiện

trong việc thực hiện mở cửa dựa trên các yếu tố như tài chính, hàng rào thuế quan, chính sách
thuế, tài khóa, chính sách lãi suất, quản lý nợ nước ngoài, chính sách tiêu dùng,…
Để tính toán độ mở cửa của một nền kinh tế tác giả dựa theo các công trình nghiên cứu của
các tác giả như Romer(1993), Lane(1997), Tera(1998), Samimi(2011) đưa ra khái niệm độ mở
nền kinh tế chính là mức độ mở của thương mại của một quốc gia và được tính toán bằng phần
trăm tỷ số (xuất khẩu + nhập khẩu)/GDP.
Theo Pritchett(1996) chỉ đơn giản xác định rằng mở cửa thương mại được xác định là tốc độ
mở cửa (growth of trade openness) và đây cũng là căn cứ để tính toán xem mức độ mở cửa một
quốc gia là nhanh hay chậm, tăng lên bao nhiêu phần trăm. Khái niệm này được Hoàng Xuân
Bình (2011) chọn làm nền tảng và tính toán bằng công thức sau:
8



9


gOG=-)/*100%
Trong đó: gOG là tốc độ mở cửa thương mại
Là tốc độ mở cửa thương mại của năm t
Là tốc độ mở cửa thương mại của năm t-1
Từ công thức này có thể tính toán tốc độ mở cửa thươn mại của một quốc gia cụ thể, để biết
hàng năm nước này có tốc độ mở cửa thương mại tăng lên bao nhiêu % và dễ dàng so sánh tương
quan với các chỉ tiêu khác như tốc độ tăng trưởng, tốc độ tăng FDI…
Căn cứ vào chỉ tiêu định lượng mức độ mở cửa thương mại được đánh giá như sau: Một nền
kinh tế có tỷ trọng xuất khẩu so với GDP
- Dưới 5% là độ mở rất thấp
- Từ 5-10% là độ mở thấp
- Từ 11-15% là độ mở trung bình
- Từ 16-20% là các nước có độ mở khá cao
- Trên 20% là nhóm các nước có độ mở cao.
Với xu thế toàn cầu hóa, mức độ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng lớn các quốc gia hoạt động
trong mối quan hệ mở và cũng không có quốc gia nào cô lập khép kín lại phát triển tốt được. Tự
do hóa thương mại là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới ngày nay. Tuy nhiên chính sách
này cũng tồn tại nhiều rủi ro. Kết quả phân tích kinh tế học về mối quan hệ giữa mở cửa thương
mại, tăng trưởng kinh tế thực tế và cán cân thương mại chỉ ra sự tồn tại của hiệu ứng tích cực của
sự mở cửa thương mại đối với tăng trưởng kinh tế, nhưng đổi lại là sự suy giảm của cán cân
thương mại (Taleb & Zubi, 2014).
1.3

Một số nghiên cứu về cán cân thương mại


Tô Trung Thành (2016) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến cán cân thương mại Việt Nam
trong giai đoạn 1997-2015 dựa trên ước lượng mô hình VECM (Mô hình hiệu chỉnh sai số vector)
có ràng buộc. Kết quả cho thấy độ mở cửa càng lớn thì cán cân thương mại càng xấu đi. Hệ thống
tài chính phát triển giúp cán cân thương mại được cải thiện trong khi thu nhập bình quân cao hơn
10


có thể làm cán cân thương mại xấu đi. Gia tăng FDI có thể làm tăng xu hướng nhập siêu tại Việt
Nam..
Lê Hoàng Phong & Đặng Thị Bạch Vân (2014) phân tích tác động của các nhân tố kinh tế vĩ
mô đến cán cân thương mại của Việt Nam trong giai đoạn 1986–2014. Trên cơ sở mô hình đa
biến, bằng cách tiếp cận mô hình phân phối độ trễ tự hồi quy (Autoregressive Distributed Lag:
ARDL) nhóm tác giả kiểm định mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến với kiểm định bound test
và tính toán tác động dài hạn của các biến. Bên cạnh, mô hình ECM-ARDL được sử dụng để đánh
giá các tác động ngắn hạn. Kết quả nghiên cứu cho thấy cả trong ngắn hạn và dài hạn, tổng sản
phẩm quốc nội và tỷ giá có tác động dương đến cán cân thương mại của Việt Nam, trong khi cung
tiền có tác động dương trong ngắn hạn nhưng lại có tác động âm trong dài hạn.
Rahman (2009) sử dụng ba phương trình (kim ngạch xuất khẩu, kim ngạch nhập khẩu và
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu) để nghiên cứu dòng thương mại giữa Bangladesh và các đối tác
thương mại quan trọng. Nghiên cứu đã cho thấy hoạt động thương mại của Bangladesh chịu sự tác
động của quy mô nền kinh tế, tổng thu nhập quốc dân, khoảng cách và độ mở của nền kinh tế.
Song một nghiên cứu khác của Thai Tri Do (2006) xem xét thương mại song phương giữa Việt
Nam và 23 nước châu Âu dựa trên mô hình trọng lực với bộ số liệu hỗn hợp trong giai đoạn 19932004. Nghiên cứu chỉ ra bên cạnh các nhân tố như quy mô nền kinh tế, quy mô thị trường và tỷ
giá hối đoái có ảnh hưởng tương đối lớn thì 2 biến là khoảng cách địa lý và lịch sử gần như không
có sự ảnh hưởng đến thương mại song phương giữa Việt Nam và 23 nước châu Âu.
Parikh và Stirbu (2004) dựa trên mô hình tĩnh sử dụng mô hình hiệu ứng cố định, hiệu ứng
ngẫu nhiên, OLS và mô hình hồi quy SURE thực hiện trên 42 nước phát triển ở Châu Á, Nam Phi
và Mỹ Latinh. Họ nghiên cứu tác động của tự do hóa thương mại lên tăng trưởng kinh tế, đầu
tư /GDP, độ mở, cán cân thương mại và tài khoản vãng lai ( đều %/GDP). Tiếp theo, Parikh và
Stirbu cũng phân tích tác động của tăng trưởng lên cán cân thương mại và tài khoản vãng lai để

nghiên cứu xem liệu rằng tăng trưởng kinh tế cao hơn do tự do hóa có dẫn đến ảnh hưởng bất lợi
trong cán cân thương mại hay không. Bảng dữ liệu bảng của 42 quốc gia, bảng dữ liệu cho 3 khu
vực (mô hình các ảnh hưởng cố định và mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên) và phân tích từng
quốc gia (hồi quy OLS) đã được tiến hành. Những mối quan hệ này cho thấy rằng tự do hóa thúc
đẩy tăng trưởng nhưng tốc độ tăng trưởng chính nó có tác động tiêu cực đến cán cân thương mại ở
phần lớn các quốc gia do đó sẽ gặp khó khăn trong việc đạt tăng trưởng tiềm năng hoặc kế hoạch
11


trong giai đoạn tiếp theo sau khi tự do hóa. Tuy nhiên tài khoản vãng lai không xấu đi cùng với
tác động của tự do hóa và tăng trưởng kinh tế cho nhiều nền kinh tế.
Nhóm tác giả nhận thấy chưa có nhiều nghiên cứu trực tiếp liên quan đến cán cân thương
mại của các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ngoài ra, ảnh hưởng của năng suất lao động đến
cán cân thương mại chưa được xem xét kỹ lưỡng. Do vậy, chúng tôi quyết định lựa chọn một vài
biến phù hợp có ảnh hưởng tới cán cân thương mại của các nước ASEAN để phục vụ cho mục
tiêu nghiên cứu.

12


CHƯƠNG 2:

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
2.1

Mô hình nghiên cứu

Dựa trên việc phân tích mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng tới cán cân thương mại,

nhóm tác giả đề xuất một mô hình nghiên cứu “tích hợp” từ các lý thuyết này. Nghiên cứu đề xuất
được phân tích như sau:
BAL = f (năng suất lao động, tỷ giá hối đoái, độ mở thương mại)
Giải thích các biến
Tên biến

Ký hiệu

Cách đo lường

Đơn vị

Mức chênh lệch giữa
Cán cân thương mại
(Biến phụ thuộc)

Năng suất lao động
(Biến độc lập)
Tỷ giá hối đoái
(Biến độc lập)
Độ mở thương mại

BAL

xuất khẩu và nhập
khẩu của một quốc

Triệu USD

gia.

GDP bình quân 1 lao
NSLD

EXCHA

OPEN

(Biến độc lập)

động từ 15 tuổi trở lên Nghìn USD
đang làm việc.
Tỷ giá so với đồng Đôla Mỹ.
Tỉ trọng tổng giá trị
xuất nhập khẩu so với
tổng sản phẩm quốc

LCU/USD

% GDP

nội.
Bảng 1.1 Giải thích biến sử dụng trong mô hình

Nguồn dữ liệu
Số liệu được thu thập từ thống kê của World Bank () trong
khoảng thời gian từ năm 1991-2017
2.2

Phương pháp nghiên cứu
13



Để kiểm định mô hình mối quan hệ giữa cán cân thương mại với các yếu tố: năng suất lao
động, độ mở thương mại, tỷ giá hối đoái nhóm tác giả sử dụng phương pháp ước lượng OLS.
Nhóm nghiên cứu ước lượng dưới dạng mô hình sau:
(1)

BALit = β1 + β2NSLDit + β3 EXCHAit + β4OPENit
Trong đó: i= 1,.., n với n là thứ tự quốc gia trong mẫu nghiên cứu
t = 1,…, t, với t là năm được nghiên cứu

2.2.1

Giả thuyết nghiên cứu

Hướng

Biến
Năng suất lao
động
Tỷ giá

+

Năng suất lao động tăng dẫn đến xuất khẩu tăng.

hối

đoái
Độ


Giả thuyết

tác động

mở

thương mại

Đồng tiền của nước chủ nhà càng bị mất giá so với các nước
+

khác cán cân thương mại càng thặng dư.

-

Độ mở cửa càng lớn thì cán cân thương mại càng xấu đi.

Bảng 2.2 Dấu kỳ vọng và giả thuyết các biến
Phương pháp ước lượng
Mô hình (1) được ước lượng bằng phương pháp OLS, sau khi ước lượng mô hình ta cần làm các
kiểm định như sau:
Một là, kiểm định dạng đúng của mô hình
Hai là, kiểm định đa cộng tuyến
Ba là, kiểm định hiện tượng phân phối không chuẩn của nhiễu
Bốn là, kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi
14


CHƯƠNG 3:

3.1

KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN

Mô tả về mẫu nghiên cứu

3.1.1

Mô tả thống kê
Sử dụng câu lệnh Summary statistics trong Gretl để mô tả dữ liệu, ta biết được giá trị trung

bình (Mean), độ lệch chuẩn của các biến (S.D.), giá trị nhỏ nhất (Min) và giá trị lớn nhất (Max)
của từng biến. Ta có bảng mô tả thống kê số liệu như sau:
Variable

Missing Obs.

Mean

S.D.

Min

Max

BAL

0

3.559


15.94

-35.26

49.89

NSLD

0

34379

42156

3147

1.445e+005

EXCHA

0

4797

6812

1.250

22370


OPEN

0

147.1

111.9

37.44

441.6

Bảng 2.1 Mô tả thống kê số liệu
(Nhóm tác giả tự tính toán với sự trợ giúp của phần mềm Gretl)

Nhìn vào bảng 3.1 ta thấy:
Biến BAL có giá trị trung bình là 3.559 cho thấy phần lớn các đối tượng nghiên cứu trong
mẫu số liệu có thặng dư cán cân thương mại. Giá trị lớn nhất là 49.89 và giá trị nhỏ nhất là -35.26
chứng tỏ có sự chênh lệch rất lớn trong cán cân thương mại giữa các quốc gia trong mẫu số liệu.
Biến NSLD có giá trị trung bình là 34379 cho thấy trung bình năng suất lao động tại các
quốc gia nghiên cứu là tương đối cao. Giá trị lớn nhất là 1.445e+005 và giá trị nhỏ nhất là 3147
chứng tỏ có sự cách biệt lớn giữa năng suất lao động của các nước.
Biến EXCHA có giá trị trung bình là 4797 cho thấy phần lớn các đối tượng nghiên cứu trong
mẫu số liệu có giá trị đồng tiền khá thấp. Giá trị lớn nhất là 22370 và giá trị nhỏ nhất là 1.250 cho
thấy đồng tiền của các quốc gia trong khu vực có sức cạnh tranh quốc tế chênh lệch lớn.
15


Biến OPEN có giá trị trung bình là 147.1 cho thấy phần lớn các đối tượng nghiên cứu trong

mẫu số liệu có độ mở thương mại lớn. Giá trị lớn nhất là 441.6 và giá trị nhỏ nhất là 37.44 chứng
tỏ cách biệt độ mở thương mại giữa các đối tượng tương đối lớn.
3.1.2

Mô tả tương quan các biến
Hệ số tương quan (r) đo mức độ kết hợp tuyến tính giữa 2 biến. Trước khi chạy mô hình hồi

quy, để xem mức độ tương quan giữa các biến ta sử dụng câu lệnh Correlation matrix trong
Gretl, ta có bảng ma trận tương quan giữa các biến như sau:

BAL

NSLD

EXCHA

OPEN

1.0000

0.5935

0.0678

-0.4322

BAL

1.0000


-0.4031

0.9195

NSLD

1.0000

-0.2443

EXCHA

1.0000

OPEN

Bảng 3.2 Ma trận tương quan giữa các biến độc lập với các biến phụ thuộc và giữa các biến
độc lập với nhau
(Nhóm tác giả tự tính toán với sự trợ giúp của phần mềm Gretl)

Theo bảng 3.2 ta có nhận xét:
Tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc:
Hệ số tương quan r(NSLD,BAL)= 0.5935. Tức là năng suất lao động và cán cân thương mại
của một quốc gia có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan tương đối cao.
Hệ số tương quan r(EXCHA,BAL)= 0.0678 . Tức là tỷ giá hối đoái và cán cân thương mại
của một quốc gia có tương quan cùng chiều và mức độ tương quan thấp.
Hệ số tương quan r(OPEN,BAL)= -0.4322. Tức là độ mở thương mại và cán cân thương mại
của một quốc gia có tương quan ngược chiều và mức độ tương quan trung bình
Tương quan giữa các biến độc lập
Hệ số tương quan giữa các biến tương quan lẫn nhau trừ trương quan giữa NSLD và OPEN

cao (r(NSLD,OPEN)=0.9195) còn lại đều có giá trị nhỏ hơn 0.8.
Có thể dự đoán mô hình không có đa cộng tuyến cao, hoặc nếu có thì cũng có thể không gây ảnh
hưởng lớn đến mô hình.
16


3.2

Kết quả ước lượng

Ta có mô hình ước lượng mẫu ngẫu nhiên tổng quát:
Kết quả ước lượng theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS) với số quan sát n= 135
được thể hiện trong bảng kết quả (Phụ lục – Hình 1)
Mô hình 1: Hồi quy OLS, 135
quan sát Gồm 5 đối tượng
trong thời gian 27 năm
Biến phụ thuộc: BAL

Hệ số hồi
quy ước
lượng
Const

−0.821124

NSLD

Sai số chuẩn

quan sát


p-value

−0.4218

0.6738

0.000636742 6.51276e-05

9.777

2.75e-017

***

EXCHA

0.000841891 0.000163394

5.153

9.22e-07

***

OPEN

−0.146518

−6.326


3.66e-09

***

Giá trị trung bình của
biến phụ thuộc
Tổng bình phương
phần dư RSS

1.94664

Giá trị t

0.0231599

3.559026

Sai số tiêu chuẩn của
15.93556
biến phụ thuộc

15967.90

Sai số tiêu chuẩn của
hàm hồi quy
11.04049
Hệ số xác định

Hệ số xác định R2


0.530745

đã hiệu chỉnh

0.519999

F(3, 131)

49.38869

P-value(F)

2.02e-21

Log-likelihood

−513.7383

Akaike criterion

1035.477

Schwarz criterion

1047.098

Hannan-Quinn

1040.199


Rho

0.828044

Durbin-Watson

0.406149

17


Từ đó ta có mô hình hồi quy mẫu sau:

Từ kết quả ước lượng với phương pháp bình phương tối thiểu với 135 quan sát và sự trợ
giúp của phần mềm Gretl, nhóm đưa ra một số nhận xét sau:
nghĩa là khi năng suất lao động NSLD, tỷ giá EXCHA, độ mở của nền kinh tế OPEN đều
bằng 0 thì giá trị trung bình của cán cân thương mại BAL bằng
nghĩa là với điều kiện EXCHA và OPEN không đổi thì khi NSLD tăng thêm 1 đơn vị (nghìn
USD) thì BAL sẽ tăng thêm đơn vị (triệu USD)
nghĩa là với điều kiện NSLD và OPEN không đổi thì khi EXCHA tăng thêm 1 đơn vị
(LCU/USD) thì BAL sẽ tăng thêm đơn vị (triệu USD)
nghĩa là với điều kiện NSLD, EXCHA không đổi thì khi OPEN tăng thêm 1 đơn vị (%) thì
BAL sẽ giảm đi đơn vị (triệu USD)
Ý nghĩa của các thông số liên quan
Hệ số xác định = 0.530745 có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình: năng suất lao động,
tỷ giá hối đoái, độ mở của nền kinh tế giải thích được khoảng 53,0745% cho sự biến động trong
các cân thương mại của các nước nghiên cứu. Tuy nhiên, là hàm tăng theo số biến độc lập trong
mô hình nên khi thêm biến độc lập vào thì sẽ tăng dù biến đó có thật sự quan trọng hay không,
dẫn đến khả năng thừa biến và khó có thể so sánh độ phù hợp của các mô hình có chung biến phụ

thuộc những số biến độc lập khác nhau.
Hệ số xác định hiệu chỉnh = 0.519999 thường được dùng để cân nhắc việc đưa thêm biến mới
vào mô hình và so sánh độ phù hợp của các mô hình có chung biến phụ thuộc những số biến độc
lập khác nhau (biến mới đưa vào phải thỏa mãn làm tăng).
3.3

3.3.1

Kiểm định và khắc phục các khuyết tật của mô hình

Kiểm định dạng đúng của mô hình
Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Tiến hành kiểm định Ramsey’s RESET và thu được kết quả (Phụ lục – Hình 2) với mức ý

nghĩa 5%
18


p-value = P(F(2,129) > 1.78484) = 0.172 > 0,05
 Chấp nhận H0, tức mô hình không bỏ sót biến quan trọng

3.3.2

Kiểm định đa cộng tuyến
Kiểm định đa cộng tuyến bằng phương pháp nhân tử phóng đại phương sai (VIF)
Nếu ít nhất một VIF của một biến trong mô hình lớn hơn 10 thì mô hình mắc khuyết tật đa

cộng tuyến
Dùng lệnh Collinearity trong Gretl ta có kết quả (Phụ lục – Hình 3) cho thấy tất cả các nhân
tử VIF đều có giá trị nhỏ hơn 10, cụ thể:

VIF (NSLD) = 8.287 < 10
VIF (EXCHA) = 1.362 < 10
VIF (OPEN) = 7.381 < 10
Kết luận: Mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến
3.3.3

Kiểm định hiện tượng phân phối không chuẩn của nhiễu
Theo định lý giới hạn trung tâm, chúng ta mặc định nhiễu có phân phối chuẩn do

có số quan sát đủ lớn (135 quan sát).
Thực vậy, xét cặp giả thiết:
Thực hiện kiểm định trên Gretl, ta được kết quả (Phụ lục – Hình 4,5) với mức ý nghĩa 5%:
Chi-square(2) = 3.224 with p-value 0.19952 > 0,05 => chấp nhận H0
Kết luận: Mô hình có nhiễu với phân phối chuẩn.
3.3.4

Kiểm định tự tương quan
Dữ liệu sử dụng trong mô hình là kiểu dữ liệu bảng do đó trong mô hình không có tự tương

quan giữa các sai số ngẫu nhiên ui
3.3.5

Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Xét cặp giả thiết:
Thực hiện kiểm định White, kết quả (Phụ lục – hình 6) cho thấy với mức ý nghĩa 5%:
19


p-value = P(Chi-square(9) > 26.141488) = 0.001937 < 0,05

 bác bỏ H0, chấp nhận H1.
Kết luận: Mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi.
3.4

Khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Khi mô hình tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi, các ước lượng OLS cho các hệ số
vẫn là các ước lượng tuyến tính, không chệch. Tuy nhiên các ước lượng này không còn là tốt nhất
nữa, tức là phương sai không còn là nhỏ nhất trong lớp các ước lượng tuyến tính.
Từ đó, White (1980) đề xuất phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh (Robust Standard Errors)
với tư tưởng: vẫn sử dụng các hệ số ước lượng từ phương pháp OLS, nhưng phương sai của các
hệ số ước lượng được tính toán lại mà không sử dụng đến giả thiết phương sai sai số không đổi.
Do đó, dùng phương pháp sai số tiêu chuẩn mạnh không giúp khắc phục được hiện tượng
phương sai sai số thay đổi nhưng giúp đưa các sai số chuẩn của các hệ số hồi quy ước lượng về
đúng giá trị của nó
Hồi quy mô hình đã xây dựng bằng phương pháp OLS và sai số tiêu chuẩn mạnh ta có bảng
kết quả (Phụ lục – Hình 7):

20


Mô hình 2: Hồi quy OLS, 135
quan sát Gồm 5 đối tượng
trong thời gian 27 năm
Biến phụ thuộc: BAL
Sai số tiêu chuẩn mạnh
Giá trị t

Hệ số hồi quy
ước lượng


Sai số chuẩn

quan sát

p-value

Const

−0.821124

1.94664

−0.4218

0.6738

NSLD

0.000636742

9.01415e-05

7.064

0.0021

***

EXCHA


0.000841891

0.000268521

3.135

0.0350

**

OPEN

−0.146518

0.0345770

−4.237

0.0133

**

Giá trị trung bình của
biến phụ thuộc
Tổng bình phương
phần dư RSS
Hệ số xác định R2

Sai số tiêu chuẩn


3.559026

của biến phụ thuộc
Sai số tiêu chuẩn

15967.90

của hàm hồi quy
Hệ số xác định

0.530745

đã hiệu chỉnh

15.93556
11.04049
0.519999

F(3, 4)

74.39716

P-value(F)

0.000578

Log-likelihood

−513.7383


Akaike criterion

1035.477

Schwarz criterion

1047.098

Hannan-Quinn

1040.199

rho

0.828044

Durbin-Watson

0.406149

21


3.4.1

Kết quả ước lượng đã khắc phục khuyết tật
Mô hình hồi quy mẫu biểu diễn sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến cán cân

thương mại sau khi được khắc phục khuyết tật có dạng:


So với kết quả đã được trình bày ở mô hình đầu tiên, ta thấy các ước lượng OLS
không thay đổi nhưng các sai số tiêu chuẩn của nó đã thay đổi và đây là ước lượng vững,
đáng tin cậy.
3.4.2

Kiểm định giả thuyết

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các hệ số
Kiểm định hệ số chặn β1
Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Với mức ý nghĩa α=0.05, p-value=0.6738> α
 Chấp nhận H0, tức là hệ số chặn không có ý nghĩa thống kê
Kiểm định hệ số riêng phần
 Kiểm định β2
Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Với mức ý nghĩa α=0.05, p-value=2.75e-017< α
 Bác bỏ H0, tức là hệ số ước lượng của biến NSLĐ có ý nghĩa thống kê
 Kiểm định β3
Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Với mức ý nghĩa α=0.05, p-value= 9.22e-07 < α
 Bác bỏ H0, tức là hệ số ước lượng của biến EXCHA có ý nghĩa thống kê
 Kiểm định β4
22


Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Với mức ý nghĩa α=0.05, p-value=3.66e-09< α
 Bác bỏ H0, tức là hệ số ước lượng của biến OPEN có ý nghĩa thống kê
Kiểm định độ phù hợp của mô hình

Ta xây dựng cặp giả thuyết:
Sử dụng Gretl với mức ý nghĩa α=0.05 thu được kết quả:
F(3, 4) = 74.39716 và P-value(F) = 0.000578< 
 Bác bỏ H0, tức là mô hình phù hợp
3.5

Thảo luận

Mô hình hồi quy mẫu biểu diễn sự ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến cán cân
thương mại sau khi được khắc phục hết khuyết tật có dạng:

Hệ số hồi quy của biến NSLD mang dấu dương (2 = > 0)
 Phản ánh đúng giả thuyết ban đầu rằng năng suất lao động càng tăng thì cán cân thương
mại càng thặng dư. Thật vậy, khi một quốc gia có lực lượng lao động tay nghề cao, cùng một thời
gian mà có thể làm ra nhiều sản phẩm hơn so với các quốc gia khác sẽ giảm được chi phí đầu vào
nhờ lợi thế kinh tế theo quy mô, từ đó có thể nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế,
gia tăng hàng hóa xuất khẩu, đem lại thặng dư cho cán cân thương mại hoặc giảm bớt sự thâm
hụt. Trong khi năng suất lao động thấp lại làm giá thành sản xuất cao dẫn đến việc khó cạnh tranh
với hàng hóa nước ngoài, trong khi nhu cầu nhập khẩu gia tăng sẽ làm cán cân thương mại bị
thâm hụt hoặc giảm bớt thặng dư nếu có.

Hệ số hồi quy của biến EXCHA mang dấu dương (3 = > 0)
23


 Phản ánh đúng giả thuyết ban đầu rằng tỷ giá hối đoái càng cao (giá trị đồng tiền của
nước chủ nhà càng nhỏ) cán cân thương mại càng thặng dư. Thật vậy, nếu đồng tiền của 1 quốc
gia tăng giá so với các đồng tiền khác trong điều kiện các yếu tố khác không đổi thì hàng hóa xuất
khẩu của nước đó sẽ trở nên đắt đỏ hơn so với các nước khác dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh
của hàng hóa xuất khẩu trên thị trường toàn cầu, làm cho tài khoản vãng lai của quốc gia đó giảm.

Nếu đồng tiền của 1 quốc gia này giảm giá so với các đồng tiền của các quốc gia khác thì nhu cầu
xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng, giảm nhập khẩu dẫn đến thặng dư cán cân thương mại.
Hệ số hồi quy của biến OPEN mang dấu âm (4 = < 0)
 Phản ánh đúng giả thuyết ban đầu rằng độ mở cửa thương mại càng lớn cán cân thương
mại của nước chủ nhà càng xấu đi. Kết quả hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Tô Trung
Thành (2016) và Parikh và Stirbu (2004). Khi các quốc gia mở cửa hội nhập thương mại, bên
cạnh tác động tích cực của việc kích thích mua bán trao đổi hàng hóa phát triển nền kinh tế thì cán
cân thương mại của nước chủ nhà dễ dàng bị thâm hụt do các nước phát triển có công nghệ tiên
tiến, máy móc kỹ thuật hiện đại, khai thác được lợi thế kinh tế theo quy mô nên hàng hóa của họ
thường có mẫu mã đa dạng, chất lượng cao với giá thành rẻ nên dễ dàng đẩy các doanh nghiệp nội
địa ra khỏi thị trường. Các doanh nghiệp nội địa muốn nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm
của mình lại cần phải nhập khẩu các quy trình, máy móc thiết bị tiên tiến từ nước ngoài cũng là
một nguyên nhân khiến cho cán cân thương mại xấu đi.
Sau quá trình ước lượng và kiểm định mô hình, nhóm tác giả nhận thấy biến độ mở thương
mại OPEN và năng suất lao động NSLD có mối liên hệ với nhau và có tác động lớn đến cán cân
thương mại. Tự do hóa thương mại với tác động tích cực sẽ tạo cơ hội mở rộng, thu hút vốn đầu tư
nước ngoài, tận dụng được kỹ năng quản lý, quy trình tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại từ nước
ngoài từ đó nhằm nâng cao năng suất lao động của các doanh nghiệp trong nước và cải thiện cán
cân thương mại nước chủ nhà, Trong đó, biến năng suất lao động có hệ số tương quan cao đối với
cán cân thương mại (0.5935) nên cần đặc biệt được coi trọng. Các doanh nghiệp địa phương cần
phải không ngừng đào tạo để nâng cao năng lực làm việc của đội ngũ lao động và tập trung
nghiên cứu để hoàn thiện, tối ưu hóa quy trình làm việc để tiết kiệm thời gian nâng cao hiệu quả
công việc.
24


3.6

Khuyến nghị, giải pháp


Trong bối cảnh nhiều biến động của nền kinh tế một số nước ASEAN trong giai đoạn 19912018, trên cơ sở các lý thuyết đã nêu ở Chương 1, nhóm tác giả nhận thấy các yếu tố năng suất lao
động, tỷ giá hối đoái và độ mở thương mại đều có tác động đến cán cân thương mại của các quốc
gia.
Chúng ta cần phân biệt mức thâm hụt “tốt” và “xấu” trong cán cân thương mại. Với một nền
kinh tế không có lợi thế cạnh tranh về sản xuất hàng hóa cơ bản như Việt Nam, khi năng lực sản
xuất mở rộng, máy móc và thiết bị cho sản xuất chủ yếu là nhập khẩu. Loại thâm hụt này trong
cán cân thương mại là tốt bởi nó giúp tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế trong dài hạn. Tuy
nhiên, nếu mức thâm hụt thương mại có liên quan tới sự phục hồi “nhen nhóm” của nhu cầu nội
địa. Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng tăng cũng là một nhân tố gây thâm hụt thương mại và điều này
được coi là thâm hụt “xấu".
Do vậy, Việt Nam nói riêng và các quốc gia Đông Nam Á nói chung cần phải hiểu về các
yếu tố tác động đến cán cân thương mại để từ đó đưa ra những biện pháp khắc phục giúp thực
hiện mục tiêu kinh tế của từng quốc gia.
Muốn đạt thặng dư cán cân thương mại, cần có sự điều chỉnh giá đồng tiền một cách hợp lý
để đem lại lợi thế thương mại quốc tế trên phương diện giá cả. Tuy nhiên, điều chỉnh tỷ giá có ảnh
hưởng đến giá cả ở trong nước và quốc tế, do vậy, việc điều chỉnh tỷ giá phải phù hợp với từng
giai đoạn khác nhau của nền kinh tế. Bên cạnh đó, ngân hàng trung ương phải có hệ thống theo
dõi, giám sát chặt chẽ các điều kiện kinh tế trong nước, các nền kinh tế lớn và các nước trong khu
vực, kịp thời đánh giá các rủi ro, nguy cơ mất ổn định để đưa ra những chính sách phù hợp. Ngoài
ra, chính phủ cũng cần có những chính sách phủ hợp cải thiện chất lượng độ mở của cả nền kinh
tế, đưa ra những biện pháp thuế quan và phi thuế quan để bảo vệ các doanh nghiệp nội địa. Đồng
thời, khu vực kinh tế trong nước cần tranh thủ thời cơ để tiếp thu trình độ khoa học công nghệ,
trình độ quản lý khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ đó nâng cao năng suất lao động và chiếm
lĩnh thị trường.

25


×