ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
Khoa Quản trị kinh doanh
TIỂU LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Đề tài: Ứng dụng thương mại điện tử của tập đoàn AEON tại Việt
Nam
Sinh viên thực hiện:
MSV:
Lớp:
Giảng viên hướng dẫn:
Nguyễn Triều Vũ
1512210264
TMA306(2-1617).3_LT
ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân
HàNội, 2017
Mục lục
Lời mở đầu....................................................................................................................3
Nội dung........................................................................................................................ 4
I.
Tổng quan về AEON – Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản...............................4
1. Lịch sử hình thành............................................................................................4
2. Mô hình kinh doanh.........................................................................................4
3. Sự thành lập của AEON Việt Nam...................................................................6
II. Những ứng dụng thương mại điện tử của AEON tại Việt Nam............................6
III.
Những bài học kinh nghiệm.............................................................................8
1. Chậm nhưng chắc.............................................................................................8
2. Không ngừng mở rộng.....................................................................................9
3. Kiếm tiền theo phong cách Nhật......................................................................9
4. Hoạt động liên kết - hợp tác kinh doanh với Citimart hay Fivimart...............10
Kết luận....................................................................................................................... 12
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................13
Lời mở đầu
Xã hội ngày một phát triển, cùng với đó là sự thay đổi về tư duy cũng như thói
quen của mỗi con người. Kinh tế là một trong những ngành chịu ảnh hưởng đầu tiên
của sự thay đổi này. Xây dựng được một doanh nghiệp đã khó, phát triển và duy trì
được doanh nghiệp còn khó hơn. Vì vậy, muốn tồn tại và phát triển thì các doanh
nghiệp cần liên tục cập nhật các công nghệ mới vào mô hình kinh doanh của mình.
Càng ngày, số lượng giao dịch thương mại ngày càng tăng, yêu cầu phải có một hệ
thống để có thể thực hiện các giao dịch một cách nhanh chóng, tiện lợi và tiết kiệm
được chi phí; cùng với sự phát triển không ngừng của Công nghệ thông tin, Thương
mại điện điện tử đã ra đời. Trong hơn hai thập kỉ qua, Công nghệ thông tin và Thương
mại điện tử đã xâm nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói chung và của
doanh nghiệp nói riêng. Đối với doanh nghiệp, Thương mại điện tử đã góp phần hình
thành những mô hình kinh doanh mới, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Đối với ngừoi tiêu dùng, Thương mại điện tử giúp mua sắm thuận tiện các hàng hóa và
dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới. Rất nhiều doanh nghiệp đã ứng
dụng Thương mại điện tử vào mô hình kinh doanh của mình và đã đạt được những
thành công to lớn như: eBay, Amazon, Alibaba,…
Thương mại điện tử phát triển đã góp phần mở rộng thị phần của rất nhiều tập
đoàn lớn. Là quốc gia thuộc châu Á – Thái Bình Dương, một khu vực phát triển năng
động nhất, hiển nhiên Việt Nam là một thị trường tiềm năng của nhiều doanh nghiệp
nước ngoài. AEON là một trong những tập đoàn lớn nhất đã gia nhập vào thị trường
bán lẻ tại Việt Nam và đã có được chỗ đứng trong mắt người tiêu dùng. Cùng với sự
giúp đỡ của ThS. Nguyễn Thị Hồng Vân và những kiến thức được học của môn
Thương mại điện tử, em xin phép được trình bày bài tiểu luận nghiên cứu về tập đoàn
AEON qua một số khía cạnh:
-
Lịch sử hình thành và mô hình kinh doanh
Những ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp tại Việt Nam
Bài học kinh nghiệm
3
Nội dung
I. Tổng quan về AEON – Tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản
1. Lịch sử hình thành
AEON hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới
với 179 liên doanh trong và ngoài nước Nhật Bản. Được thành lập từ năm 1758, với
lịch sử trải dài trên 250 năm, Tập đoàn AEON là một trong những nhà bán lẻ lâu đời
nhất tại Nhật Bản.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Tập đoàn AEON duy trì một cam kết
không hề thay đổi đó là luôn đặt ra tiêu chí “Khách hàng là trên hết”. Nguyên tắc cơ
bản của Tập đoàn AEON chính là hướng tới một xã hội thịnh vượng, ổn định và hòa
bình thông qua hoạt động bán lẻ. Với trách nhiệm đó, Tập đoàn AEON đã có được
lòng tin của khách hàng cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh không chỉ tại Nhật
Bản mà còn tại các quốc gia khác trong khu vực Châu Á trong một khoảng thời gian
dài.
Ngày nay, Tập đoàn AEON là một trong những công ty kinh doanh bán lẻ lớn nhất
với các chỉ số liên kết ấn tượng về qui mô và hiệu quả hoạt động tại Nhật Bản cũng
như ở các quốc gia khác.
2. Mô hình kinh doanh
Hơn 29 năm qua, Tập đoàn AEON đã thành lập và vận hành nhiều chi nhánh kinh
doanh tại Nhật Bản và nhiều nước như Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc,
Việt Nam, Indonesia, Lào, Myanmar, Kazakhstan, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ,
Cam-pu-chia. Dưới đây là bảng thống kê số lượng các trung tâm mua sắm và văn
phòng, tính cả các công ty con phụ thuộc và các công ty góp vốn cổ phần tại các quốc
gia mà Tập đoàn AEON đang điều hành quản lý.
Bên cạnh việc luôn mở rộng phát triển mạng lưới kinh doanh cũng như trau dồi
kinh nghiệm trong suốt quá trình hoạt động, Tập đoàn AEON đã nhận được rất nhiều
giải thưởng và danh hiệu cho các hoạt động kinh doanh xuất sắc của mình. Danh hiệu
gần đây nhất mà tập đoàn nhận được là do Hội đồng Trung tâm thương mại quốc tế đã
được trao cho AEON Lake Town - một trung tâm thương mại đặt tại Koshigaya, Nhật
Bản. AEON Lake Town đã giành được cả hai giải thưởng: Giải thưởng cho Mô hình
kinh doanh bền vững và Giải thưởng vàng ở hạng mục Mô hình kinh doanh tiên tiến
4
và phát triển trung tâm bán lẻ mới với diện tích hơn 500.000 feet vuông không gian
bán lẻ.
Tổng
16498 trung tâm, của
Trung tâm mua sắm
Trung tâm bách hóa
Siêu thị
Cửa hàng giảm giá
Trung tâm điện máy
Cửa hàng tiện lợi
Cửa hàng chuyên dụng
Hiệu thuốc
Cửa hàng bán lẻ khác
Dịch vụ tài chính
Kinh doanh dịch vụ
Các hình thức khác
hàng
120
598
1708
152
123
4463
3664
3146
589
531
1397
7
a. Các chuỗi trung tấm thương mại và siêu thị của Tập đoàn AEON
Chuỗi các Trung tâm thương mại và Siêu thị tại AEON hiện đang được vận hành
thành công tại Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trong khu vực Châu Á. Các trung tâm
thương mại và Siêu thị AEON mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ toàn diện các nhu
cầu thiết yếu hàng ngày, bao gồm đa dạng các ngành hàng, từ quần áo, thực phẩm đến
các mặt hàng đồ gia dụng. Các mặt hàng này được lựa chọn và giám định một cách kỹ
lưỡng, đáp ứng một cách hoàn hảo về khẩu vị, và thị hiếu của người dân địa phương,
cũng như sẵn sang cung cấp các dịch vụ cần thiết khác.
Tại Việt Nam, khi đến với Trung tâm thương mại và Siêu thị AEON, các khách
hàng có thể dễ dàng tìm được cho mình đa dạng các loại hàng hóa, sản phẩm và vẫn
đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh theo tiêu chuẩn Nhật Bản, và có nhiều sự lựa chọn
hơn cho ẩm thực với hàng trăm món ăn phù hợp khẩu vị người Việt Nam.
b. Phát triển các trung tâm mua sắm
AEON hiện đang rất tích cực trên con đường phát triển các Trung Tâm Mua Sắm
dựa trên tiêu chí hài hòa với cộng đồng xung quanh không chỉ tại Nhật Bản mà còn ở
các nước khác. Chúng tôi đã và đang nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ và các tiện ích
nhằm đáp lại sự thay đổi theo thời gian, môi trường cũng như những nhu cầu ngày
càng đa dạng của khách hàng.
5
Tại Việt Nam, dưới mô hình Trung Tâm Mua Sắm tiên tiến nhất, AEON mang đến
cho khách hàng một “Điểm mua sắm tổng hợp” - nơi khách hàng có được những trải
nghiệm mua sắm thú vị và vui vẻ, đặc biệt được tận hưởng những giờ phút thư giãn
cùng gia đình, người thân và bạn bè với nhiều hoạt động giải trí và ẩm thực phong
phú.
3. Sự thành lập của AEON Việt Nam
Giấy phép kinh doanh: 07/10/2011
Vốn điều lệ: 192,383,000 đô-la Mỹ.
Vốn đăng ký đầu tư: 204,648,000 đô-la Mỹ.
Quy mô công ty: 550 nhân viên (tính đến 07/10/2013).
AEON chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 dưới hình thức Văn
phòng Đại diện (01/12/2009 – 10/07/2012). Ngày 07/10/2011: Được sự chấp thuận từ
UBND Tp.Hồ Chí Minh, Công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức được thành lập,
đầu tư cho các hoạt động về xây dựng, tổ chức, quản lý và kinh doanh các mô hình
Trung tâm thương mại, Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị hiện đại. Đây được
xem là phương hướng kinh doanh chủ đạo. Ngoài ra AEON còn thực hiện các hoạt
động kinh doanh khác liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại và nghiên cứu.
Đi cùng việc thành lập công ty, AEON còn chính thức được trao Giấy phép đầu tư cho
02 dự án lớn:
- Giấy chứng nhận ngày 07/10/2011 cho Trung tâm mua sắm AEON – Tân Phú
Celadon tại Tp.Hồ Chí Minh, dự kiến khai trương vào tháng 01/2014.
- Giấy chứng nhận đầu tư ngày 25/05/2012 cho Trung tâm mua sắm AEON – Binh
Dương Canary tại Tình Bình Dương, dự kiến khai trương tháng 10/2014.
II. Những ứng dụng thương mại điện tử của AEON tại Việt Nam
Đại gia bán lẻ Aeon (Nhật Bản) chính thức tham gia vào thị trường bán lẻ đầy cạnh
tranh ở Việt Nam khi vừa ra mắt website thương mại trực tuyến AeonEshop vào ngày
1/1/2017.
Trang thương mại trực tuyến của Aeon hoạt động thông qua nền tảng B2C (bán trực
tiếp cho người tiêu dùng) với phần lớn hàng hóa được nhập khẩu từ Nhật Bản. Hiện,
AeonEshop hoạt động chủ yếu tại TPHCM và dự kiến sẽ mở rộng khắp Việt Nam
6
trong tương lai. Công ty cũng dự kiến phát hành website phiên bản tiếng Anh và ứng
dụng điện thoại vào giữa năm nay.
AeonEshop ra đời góp phần giải quyết bài toàn sử dụng hàng Nhật chất lượng thông
qua mua sắm trực tuyến một cách an toàn, đảm bảo và dễ dàng vì hầu hết các sản
phẩm tại siêu thị Aeon đều có mặt tại AeonEshop, có thể kể đến các ngành hàng như:
thời trang, mỹ phẩm, nội thất, điện máy, đồ gia dụng, xe đạp, văn phòng phẩm, thực
phẩm, mẹ và bé… và đặc biệt là hơn hàng trăm mặt hàng mang thương hiệu
TOPVALU – nhãn hàng riêng của Aeon đang được nhập khẩu và cập nhật liên tục.
Trong đó, ngành hàng mẹ và bé luôn được đánh giá cao bởi tiêu chí chất lượng dành
cho ngành hàng này luôn ở mức khắt khe nhất và góp mặt nhiều thương hiệu nổi tiếng
trong ngành. Có thể kể đến các thương hiệu nổi tiếng luôn có mức tiêu thụ cao như
Meiji, Goon, Moon Baby, Bambi… đều là những thương hiệu xuất thân từ Nhật.
Để đảm bảo dịch vụ chu đáo đến với mỗi khách hàng, bước đầu AeonEshop chỉ phục
vụ giao hàng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh nhằm cam kết các tiêu chí:
• Hàng Nhật chất lượng
• Thanh toán an toàn
• Miễn phí cho đơn hàng từ 300.000VNĐ tại khu vực trung tâm TP.HCM (điều kiện
áp dụng kèm theo)…
• Hotline 1900 9097 hoạt động từ 08h00 – 22h00 hàng ngày
Trong tương lai không xa, AeonEshop sẽ tiếp tục mở rộng ra các tỉnh thành còn lại
của miền Nam, miền Bắc và mục tiêu tương lai sẽ giao hàng trên toàn quốc.
Về Nhãn hàng TOPVALU:
TOPVALU – Nhãn hàng riêng của Aeon đã và đang là thương hiệu được nhiều người
tin dùng tại Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. TOPVALU đã có hơn hàng trăm sản
phẩm TOPVALU được bán tại thị trường Việt Nam.
Tất cả các sản phẩm TOPVALU đều được Aeon giám sát và quản lý nghiêm ngặt về
chất lượng từ quy trình phát triển nhãn hiệu đến khâu lập kế hoạch sản xuất và kiểm
soát hàng tồn kho nhằm đảm bảo 5 cam kết của TOPVALU:
1.Lắng nghe ý kiến của khách hàng để cải tiến sản phẩm cho phù hợp.
2.Gởi đến khách hàng những sản phẩm an toàn và thân thiện với môi trường.
7
3.Thể hiện những thông tin cần thiết một cách dễ hiểu nhất.
4.Cung cấp sản phẩm với giá phù hợp.
5.Cam kết làm hài lòng khách hàng.
Việt Nam là thị trường thứ ba mà Aeon mở trang thương mại điện tử sau Nhật Bản
và Malaysia.
Kể từ khi gia nhập thị trường bán lẻ Việt Nam vào năm 2014, đến nay Aeon đã có
bốn trung tâm mua sắm đi vào hoạt động. Tổng vốn đầu tư cho các trung tâm mua sắm
này lên đến khoảng 500 triệu USD. Theo Aeon, hãng này đón hàng triệu lượt khách
tham quan và mua sắm mỗi tháng.
Mục tiêu của Aeon là sẽ mở rộng đầu tư để có 20 trung tâm mua sắm lớn tại Việt
Nam trước năm 2020. Tại Việt Nam, tập đoàn bán lẻ này cũng đã mua cổ phần hai hệ
thống siêu thị của Việt Nam gồm Citimart và Fivimart với tỷ lệ nắm giữ lần lượt là
49% và 30% vốn điều lệ.
III. Những bài học kinh nghiệm
1. Chậm nhưng chắc
Không ồn ào công bố thông tin như nhiều tập đoàn bán lẻ đa quốc gia khác, Aeon
chọn cách từng bước gia tăng sự hiện diện của mình tại thị trường Việt Nam thông qua
việc âm thầm đưa vào hoạt động các trung tâm thương mại lớn, len lỏi đến từng ngóc
ngách đô thị. Phương châm kinh doanh của người khổng lồ bán lẻ Nhật Bản là chậm
nhưng chắc.
Mất 6 năm để thâm nhập thị trường Việt Nam
Từ năm 2008, khi nền kinh tế Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, Aeon đã cử các
chuyên gia của mình sang khảo sát thị trường và mở văn phòng đại diện tại đây.
Những hoạt động đầu tư thầm lặng của Aeon khiến cái tên này còn khá xa lạ với cả
người tiêu dùng lẫn giới đầu tư trong nước. Khi liên doanh G7-Ministop ra đời năm
2011, Aeon (cùng với Trung Nguyên) là một trong hai “ông chủ” của hệ thống này.
Tuy nhiên, do những mâu thuẫn trong quá trình hợp tác giữa hai bên nên liên doanh
này bị thất bại. Cái tên Aeon vẫn chưa được mấy ai biết đến.
Chỉ tới đầu năm 2014, khi Aeon chính thức đưa vào hoạt động Trung tâm Thương
mại Aeon Mall Celadon Tân Phú (TP.HCM) với quy mô 3,5 ha, nhiều người mới bất
ngờ. Càng bất ngờ hơn khi đến cuối năm 2014, nhà bán lẻ lớn từ nước Nhật tiếp tục
8
khai trương đại siêu thị Aeon Mall Canary Bình Dương với quy mô lên tới 6 ha.
Không chỉ mở những trung tâm thương mại quy mô lớn, tập đoàn này liên tiếp bắt tay
với hai hệ thống siêu thị lớn của Việt Nam – Citimart ở phía Nam và Fivimart ở phía
Bắc – qua đó tạo ra hai liên doanh mới với tên gọi AeonCitimart và AeonFivimart.
Trong đó, Aeon nắm 30% cổ phần của Fivimart và 49% cổ phần của Citimart. Nhờ
chiến lược hợp tác với các siêu thị lớn trong nước, tập đoàn bán lẻ của Nhật đã hoàn
thành mục tiêu “Một mũi tên trúng hai đích”: vừa tăng tốc phát triển tại thị trường Việt
Nam, vừa nâng cao nhận thức của người tiêu dùng trong nước về thương hiệu Aeon.
Nếu nhìn vào chuỗi 30 siêu thị của Citimart và chuỗi 20 siêu thị của Fivimart trên
khắp cả nước, có thể hiểu được nước cờ cao tay của nhà đầu tư lọc lõi này.
Lý giải về việc lựa chọn Citimart và Fivimart, ông Yukio Konishi, Tổng giám đốc
Aeon Mall Việt Nam cho biết, khi vào thị trường Việt Nam, Aeon mong muốn hợp tác
với những doanh nghiệp nhỏ và vừa đang trong giai đoạn phát triển, đã đạt được
những thành công nhất định để hai bên cùng nỗ lực để phát triển mạnh mẽ hơn.
2. Không ngừng mở rộng
Aeon không ngần ngại đặt ra mục tiêu sẽ mở 20 trung tâm thương mại, đại siêu thị
từ nay tới năm 2020, nghĩa là tính trung bình mỗi năm Aeon phải xây dựng và khai
trương khoảng 3 siêu thị. Mục tiêu đầy tham vọng này rõ ràng đang gây áp lực lớn lên
Aeon, bởi họ còn phải tính đến nhiều bài toán khác như vốn đầu tư, thời điểm thu hồi
vốn, quỹ đất, sức mua của người tiêu dùng Việt Nam,…
3. Kiếm tiền theo phong cách Nhật
Cách Aeon triển khai hoạt động kinh doanh tại Việt Nam cho thấy, họ nhắm tới một
đích đến xa hơn khi triển khai các chân rết của mình ở những địa điểm chiến lược,
nhất quán và cùng khai thác kinh doanh tổng lực với các nhà bán lẻ khác. Tại Nhật,
Aeon thực hiện chiến lược chuỗi bán lẻ tổng hợp, bao gồm: Trung tâm Thương mại
Kaze (phục vụ đối tượng tuổi teen), Outlet (chuyên hàng giảm giá) và Mori (phục vụ
các gia đình mua sắm). Tại thị trường Việt Nam với mục tiêu hướng đến dịch vụ dành
cho các gia đình mua sắm, vui chơi, Aeon chọn mô hình Mori.
Với mô hình này, Aeon buộc phải xây dựng những trung tâm thương mại quy mô
lớn, tích hợp nhiều dịch vụ để khách hàng khi đến đây không chỉ được mua sắm mà
còn có thể trải nghiệm các dịch vụ vui chơi, giải trí và các tiện ích đi kèm. Với những
9
đại siêu thị Aeon Mall khác trên thế giới, thời gian thu hồi vốn nằm trong khoảng 5-10
năm. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, Aeon cho biết họ đặt chỉ tiêu thu hồi vốn dài
hơn, từ 10 năm trở lên. Lý do được lãnh đạo tập đoàn này phân tích là bởi suất đầu tư
lớn hơn, do giá đất tại Việt Nam cao hơn các nước khác Aeon có mặt. Thu nhập của
người dân Việt Nam cũng còn thấp. Bù lại, Aeon tự tin vào hệ thống chuỗi và kinh
nghiệm kinh doanh toàn cầu. Tập đoàn này nhất quán trong chiến lược kinh doanh và
lên tiêu chí riêng để xác định địa điểm xây dựng trung tâm thương mại và siêu thị. Tại
Nhật, trong vòng bán kính xe hơi chạy 30 phút và có trên 400.000 dân sẽ có một đại
siêu thị Aeon Mall. Trong khi đó, tại Việt Nam nơi nào bán kính chạy xe máy khoảng
15 phút và có trên 1 triệu dân thì Aeon Mall sẽ có mặt. Có thể hiểu nôm na là để thích
nghi với thói quen đi lại bằng xe máy của đại đa số người Việt Nam, Aeon đặt tiêu chí
xây các đại siêu thị là phải có diện tích lớn, ở xa trung tâm thành phố, nhưng phải là
nơi tập trung đông dân cư.
Mặc dù mới có 2 trung tâm thương mại hoạt động, song kết quả kinh doanh của
Aeon tại Việt Nam khá khả quan đã tiếp thêm động lực để công ty này hướng đến các
mục tiêu mới. Ông Konishi tiết lộ, lượng khách đến Aeon Mall Celadon Tân Phú và
Aeon Mall Canary Bình Dương đã vượt kỳ vọng của tập đoàn. Cụ thể, Aeon Tân Phú
Celadon thu hút 14 triệu lượt khách trong năm đầu tiên. Aeon Bình Dương Canary đón
4 triệu lượt khách đến trong nửa năm hoạt động. Bên cạnh đó, sau một năm rưỡi kinh
doanh, khu vực siêu thị và cửa hàng bách hóa tại Aeon Mall Tân Phú đã đi vào hoạt
động ổn định và doanh số đạt được theo kỳ vọng ban đầu của chủ đầu tư. Đó là căn cứ
quan trọng để tập đoàn này đặt ra mục tiêu tăng trưởng doanh số trung bình 20%/năm.
4. Hoạt động liên kết - hợp tác kinh doanh với Citimart hay Fivimart
Hoạt động liên kết - hợp tác kinh doanh với Citimart hay Fivimart có thể coi là một
công đôi ba việc với Aeon, trong bối cảnh đại gia này tham chiến khá muộn so với các
đối thủ khác tại thị trường bán lẻ Việt Nam.
Cái lợi thứ nhất, là hợp tác với các nhà bán lẻ địa phương ở cả hai đầu kinh tế Nam
- Bắc sẽ giúp Aeon giảm số vốn đầu tư ban đầu nhưng vẫn có thể nhanh chóng "phủ
sóng" đến các đô thị lớn của Việt Nam qua hơn 40 siêu thị sẵn có trên cả nước.
Lợi thế thứ hai qua việc hợp tác là Aeon nghiễm nhiên là nhà cung ứng các mặt hàng
thực phẩm và hàng tiêu dùng của mình (dưới thương hiệu Top Value) vào các hệ thống
10
này một cách chính thức. Đồng thời, đây là kênh kết nối tiện lợi và nhanh chóng với
các nhà sản xuất địa phương trong việc phát triển các sản phẩm sau này của Aeon.
Ngoài ra, quy định về việc xây trung tâm quy mô lớn có diện tích trên 500m2 hiện
đang bị “siết” khá chặt và từng dự án đều phải kiểm tra kỹ càng, bởi vậy chiến
lược tạo ra các liên doanh - hợp tác kinh doanh đối với một thành viên mới như
Aeon có thể coi là nước cờ tối ưu.
11
Kết luận
Aeon đã chọn cho mình một phân khúc khách hàng khác với phần đông các trung
tâm thương mại hiện nay. Nếu với các siêu thị thông thường như Big C, Coopmart,
Maximart... đó là siêu thị đơn thuần, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng thông thường.
Parkson, Lotte Department, Tràng Tiền plaza tập trung vào các hàng hóa có thương
hiệu quốc tế, tức là cao cấp một chút thì Aeon phục vụ cho khách hàng phân khúc giữa
của hai dòng siêu thị trên.
Trong Aeon Mall có siêu thị để cung cấp hàng thông thường, có các gian hàng để
cung cấp hàng hóa thời trang. Tuy nhiên vì họ tập trung vào phân khúc hàng bình dân,
nên họ không nhấn mạnh đến yếu tố hàng hiệu nhiều. Ngoài ra, họ còn tích hợp các
yếu tố giải trí như các sự kiện cuối tuần để thu hút đám đông và tạo môi trường gắn kết
cho các thành viên trong gia đình.
Ngoài ra, Aeon Mall còn được sự hậu thuẫn từ những doanh nghiệp đồng hương
đến từ Nhật Bản cho các dịch vụ như đưa đón hay giao hàng. Cụ thể, Tokyu - doanh
nghiệp tư nhân đầu tư đường sắt của Nhật Bản, đang hợp tác với Becamex đầu tư phát
triển bất động sản tại Bình Dương - cung cấp dịch vụ đưa đón miễn phí đến trung tâm
mua sắm Aeon Mall Bình Dương; Sagawa Express - doanh nghiệp logistics Nhật Bản thực hiện giao hàng miễn phí trong phạm vi 10km cho khách hàng có hóa đơn trên
300.000 đồng.
Aeon cũng rất khôn khéo khi biết tạo ra hình ảnh một doanh nghiệp đầy trách nhiệm
với cộng đồng. Trước khi mở bất kỳ một trung tâm thương mại nào, Aeon Mall đều tổ
chức việc trồng cây xung quanh các trung tâm thương mại đó với mục đích làm trong
sạch cho môi trường địa phương, giảm khí thải độc, tiếng ồn, khói bụi vì 1 trung tâm
thương mại mở ra, sẽ thu hút nhiều người đến, sẽ gây phiền đến cuộc sống của người
dân xung quanh.
Với tất cả những chiến lược bài bản như trên, nếu các doanh nghiệp bán lẻ nội địa
không nhanh chóng thức tỉnh để cạnh tranh, có lý do để tin tưởng rằng Aeon sẽ tiếp tục
thành công hơn nữa.
12
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Thương mại điện tử căn bản (trường Đại học Ngoại thương)
2.
3.
4. và
/>
13