Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Trình bày ứng dụng hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (enterprise resource planning – ERP) tại tập đoàn xăng dầu việt nam petrolimex

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.54 KB, 12 trang )

Họ và tên: Phạm Như Quỳnh
Mã số sinh viên: 1317710084
Tiểu luận: Thương mại điện tử
Tên đề tài: Trình bày ứng dụng hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp
(Enterprise resource planning – ERP) tại Tập đoàn xăng dầu Việt Nam
Petrolimex.

Phần I: Giới thiệu chung về doanh nghiệp

1. Giới thiệu khái quát
Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam có tên giao dịch quốc tế là Vietnam National Petroleum
Group, viết tắt là Petrolimex, được thành lập ngày 01/12/2011, tiền thân là Tổng Công ty
Xăng dầu Việt Nam, trước đó là Tổng Công ty Xăng dầu mỡ được thành lập theo Nghị
định của Bộ Thương nghiệp, sau được thành lập lại theo Quyết định 828/QĐ-TTg ngày
31/5/2011 của Thủ tướng Việt Nam.[1] Petrolimex là doanh nghiệp nhà nước được xếp
hạng đặc biệt, có quy mô toàn quốc, bảo đảm phần lớn thị phần xăng dầu cả nước.
2. Cơ cấu tổ chức
Tổ chức Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam gồm có:
+ Hội đồng quản trị: Đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về phần
vốn nhà nước tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Giúp việc cho Chủ tịch hội đồng quản trị
có các thành viên Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
+ Ban Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh
hàng ngày của Tập đoàn. Giúp việc cho Tổng giám đốc gồm các Ban chức năng điều
hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn.
+ Các công ty con:

• Các công ty kinh doanh xăng dầu:
17 Công ty xăng dầu ở miền Bắc.


8 Công ty xăng dầu miền Trung.


17 Công ty xăng dầu miền Nam.

• Các công ty Liên doanh:
Công ty liên doanh BP-Petco.
Công ty liên doanh PTN.
Công ty lien doanh BVP
Công ty liên doanh TNHH kho X.Dầu ngoại quan Vân phong.

• Các công ty Cổ phần:
Tổng công ty cổ phần bảo hiểm (PJICO).
Tổng công ty cổ phần Gas Petrolimex (PGC).
Tổng công ty cổ phần Hóa dầu Petrolimex (PLC).
Tổng công ty Vận tải thủy Petrolimex (PG Tanker).
Công ty cổ phần đầu tư và dịch vụ hạ tầng Xăng dầu (PLAND).
Công ty cổ phần cơ khí xăng dầu (PMS).
Công ty cổ phần xây lắp I (PCC 1).
Công ty cổ phần xây lắp III.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Petrolimex (PITCO).
Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex (PECO).
Công ty cổ phần thương mại & vận tải Petrolimex Hà Nội (PETAJICO)
Công ty cổ phần tin học viễn thông Petrolimex (PIACOM)
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Petrolimex (PEC)
Công ty cổ phần vận tải & dịch vụ Petrolimex Hà Tây.
Công ty cổ phần vận tải & dịch vụ Petrolimex Hải Phòng.
Công ty cổ phần vận tải & dịch vụ Petrolimex Nghệ Tĩnh.


Công ty cổ phần vận tải & dịch vụ Petrolimex Đà Nẵng.
Công ty cổ phần vận tải & dịch vụ Petrolimex Thừa Thiên Huế.
Công ty cổ phần vận tải & dịch vụ Petrolimex Sài Gòn.

Công ty cổ phần vận tải xăng dầu đường thủy.
Công ty cổ phần vận tải xăng dầu đường thủy Petrolimex.
Công ty cổ phần vận tải xăng dầu Vitaco.
Công ty cổ phần đầu tư Công đoàn (PG Invest)
Công ty cổ phần nhiên liệu bay Petrolimex (PA)
Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank).

• Văn phòng đại điện:
Văn phòng đại diện Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tại Cam pu chia.

• Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Singapore
• Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Lào
3. Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của Tổng công ty bao gồm:

• Xuất nhập khẩu và kinh doanh xăng dầu.
các sản phẩm hóa dầu, vật tư, thiết bị phục vụ ngành xăng dầu và các ngành khác.











Kinh doanh vận tải xăng dầu và kho cảng dầu.

Khảo sát thiết kế, xây lắp công trình xăng dầu và dân dụng.
Dịch vụ khách sạn và dịch vụ du lịch.
Bảo hiểm.
Bất động sản.
Vận tải.
Hóa chất.
Khí hóa lỏng.
Xuất nhập khẩu tổng hợp.


• Cơ khí.
• Tin học viễn thông & tự động hóa
Tựu chung lại, lĩnh vực kinh doanh chính của Petrolimex là xuất nhập khẩu và kinh
doanh xăng dầu, lọc - hóa dầu, đầu tư vốn vào các doanh nghiệp khác để kinh doanh các
ngành nghề mà Petrolimex đang kinh doanh và các ngành nghề kinh doanh khác theo quy
định của pháp luật.
Bên cạnh các lĩnh vực xăng dầu, dầu mỡ nhờn & các sản phẩm hóa dầu, khí hóa lỏng và
vận tải xăng dầu; Petrolimex đầu tư kinh doanh vào các ngành nghề: Thiết kế, xây lắp, cơ
khí và thiết bị xăng dầu; bảo hiểm, ngân hàng và các hoạt động thương mại dịch vụ khác;
trong đó, nhiều thương hiệu được đánh giá là dẫn đầu Việt nam như PLC, PGC, PG
Tanker, Pjico,…
4. Thị trường
Trong lĩnh vực xăng dầu, Petrolimex tiếp tục giữ vai trò chủ đạo trên thị trường nội địa
theo đúng chỉ đạo của Chính phủ. Cùng với 29 doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng
dầu khác và 120 thương nhân phân phối xăng dầu (số liệu có đến ngày 12.01.2017),
Petrolimex bảo đảm đầy đủ và kịp thời các chủng loại xăng dầu phục vụ sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh quốc phòng và nhu cầu tiêu dùng của
nhân dân. 43/69 đơn vị thành viên Petrolimex trực tiếp kinh doanh xăng dầu trên địa bàn
62/63 tỉnh, thành phố. Ở nước ngoài, Petrolimex có Công ty TNHH 1 thành viên
Petrolimex tại Singapore, Công ty TNHH 1 thành viên Petrolimex tại Lào và đã mở Văn

phòng đại diện Petrolimex tại Campuchia.

Đối với hoạt động bán lẻ xăng dầu; trong số hơn 14.000 cửa hàng xăng dầu thuộc tất cả
các thành phần kinh tế (số liệu có đến 30.11.2015), Petrolimex sở hữu 2.352 (số liệu có
đến ngày 24.11.2015) cửa hàng hiện diện trên khắp cả nước tạo điều kiện thuận lợi để
người tiêu dùng sử dụng hàng hoá, dịch vụ do Petrolimex trực tiếp cung cấp. Tại các
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn - nơi hiệu quả kinh doanh thấp
nhưng ý nghĩa chính trị- xã hội cao, Petrolimex có thị phần cao hơn so với thị phần bình
quân của toàn Tập đoàn. Tính chung trên phạm vi cả nước và căn cứ sản lượng xăng dầu
thực xuất bán tại thị trường nội địa (tại Việt Nam) năm 2013, thị phần thực tế của
Petrolimex khoảng 50%.


Bên cạnh mặt hàng xăng dầu, tại cửa hàng xăng dầu Petrolimex còn có các hàng hóa,
dịch vụ khác như dầu mỡ nhờn, gas, bảo hiểm, ngân hàng, v.v… do các đơn vị thành viên
Petrolimex sản xuất, cung cấp. Petrolimex là doanh nghiệp đầu tiên áp dụng phương thức
bán xăng dầu thanh toán bằng thẻ Flexicard với nhiều tiện ích và sẽ triển khai dịch vụ
chuyển tiền nhanh tại Việt Nam.

5. Doanh thu
Theo báo cáo, kết quả sản xuất - kinh doanh 12 tháng năm 2016 của Petrolimex như sau:

1/ Tổng doanh thu thuần hợp nhất (của các đơn vị thành viên Petrolimex trên tất cả các
lĩnh vực kinh doanh: xăng dầu, gas, dầu mỡ nhờn, vận tải xăng dầu, thiết kế, cơ khí, xây
lắp, bảo hiểm,…) là: 123.097 tỷ đồng, bằng 83,8% so với cùng kỳ. Doanh thu giảm chủ
yếu do giá dầu thô thế giới (WTI) bình quân12 tháng năm 2015 là 48,8 usd/thùng, trong
khi bình quân năm 12 tháng năm 2016 là 43,32 usd/thùng (bằng 88,7% giá dầu bình quân
12 tháng 2015).

2/ Tổng lợi nhuận hợp nhất trước thuế là 6.300 tỷ đồng, đạt 158% kế hoạch và bằng

148% so với cùng kỳ.

Trong đó:

(a) Xăng dầu: Lợi nhuận trước thuế hoạt động kinh doanh xăng dầu của toàn Tập đoàn là
3.848 tỷ đồng, tương đương 61,08% tổng lợi nhuận hợp nhất.

Với sản lượng xuất bán hợp nhất năm 2016 là 11.552.602 m3/tấn, tăng 10,3% so với năm
2015 (10.478.446 m3/tấn), trong đó sản lượng xuất bán xăng dầu nội địa của các Cty
trong nước năm 2016 là 8.344.902 m3/tấn, tăng 5,9% so với năm 2015 (Riêng đối với
dầu mazút đơn vị tính là: Tấn).


(b) Các hoạt động kinh doanh ngoài xăng dầu, tổng lợi nhuận trước thuế đạt 2.452 tỷ
đồng, tương đương 38,92 % tổng lợi nhuận hợp nhất. Trong đó:

- Lợi nhuận lĩnh vực hoá dầu, nhựa đường, hóa chất đạt 842 tỷ đồng;

- Lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh gas đạt 149 tỷ đồng;

- Lợi nhuận lĩnh vực vận tải viễn dương, vận tải đường sông, vận tải bộ đạt 383 tỷ đồng;

- Lợi nhuận lĩnh vực nhiên liệu hàng không đạt 368 tỷ đồng;

- Lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng đạt 173 tỷ đồng;

- Lợi nhuận của 2 công ty nước ngoài đạt 87 tỷ đồng;

- Lợi nhuận lĩnh vực kinh doanh kho đạt 196 tỷ đồng;


- Lợi nhuận các lĩnh vực khác như xây lắp, thiết kế, hạ tầng… đạt 254 tỷ đồng.

(c) Tổng số phải nộp ngân sách hợp nhất 12 tháng 2016 là 33.304 tỷ đồng, bằng 100,3%
so với cùng kỳ năm 2015 (12 tháng năm 2015 là 33.208 tỷ đồng).

(d) Tổng lợi nhuận sau thuế hợp nhất 12 tháng 2016 là 5.165 tỷ đồng, trong đó Lợi nhuận
của Tập đoàn trong lợi nhuận hợp nhất là 4.665 tỷ đồng.


(e) Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu hợp nhất là 22,26%.

3/ Về việc niêm yết cổ phiếu:

- Đã hoàn thành các hồ sơ theo quy định tại Thông tư 202/2015/TT-BTC ngày
18/12/2015 của Bộ Tài chính về niêm yết chứng khoán trên Sở giao dịch chứng khoán.

- Dự kiến thời điểm có thể niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh cuối tháng 3/2017. Thời điểm cụ thể sẽ quyết định ngay sau khi có chấp
thuận niêm yết của UBCKNN.

Phần II: Dự án ERP
Petrolimex là Tập đoàn đầu tiên tại Việt Nam ứng dụng thành công ERP - giải pháp quản
trị nguồn lực doanh nghiệp để hiện thực hóa chiến lược phát triển trong giai đoạn mới;
phù hợp với mô hình Công ty đại chúng và tiến trình tái cấu trúc sau cổ phần hóa.

Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS - thành viên của Tập đoàn FPT) được lựa chọn
làm tổng thầu - nhà tư vấn triển khai ERP tại Petrolimex theo hình thức trọn gói, với thiết
bị phần cứng của HP và giải pháp của SAP - nhà cung cấp giải pháp quản trị doanh
nghiệp hàng đầu thế giới đã triển khai thành công cho các tập đoàn dầu khí toàn cầu như:
ExxoMobil, BP, Total, Gazprom, Chevron...


Hệ thống ERP đã chính thức vận hành tại Petrolimex trên quy mô toàn quốc từ ngày 01
tháng 01 năm 2013.

Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu bước phát triển của doanh nghiệp Việt Nam
trong việc cung cấp và ứng dụng thành công ERP trên quy mô lớn, phạm vi rộng và
nghiệp vụ phức tạp.


Dự án được hoàn thành trong thời gian 3 năm (2010-2012) là kết quả của ý chí, quyết tâm
của lãnh đạo, nỗ lực vượt bậc của các thành viên tham gia triển khai của Petrolimex và
FPT.

Sự kiện tổng kết triển khai ERP Petrolimex nhận được sự quan tâm sâu sắc của các cấp
lãnh đạo, các Bộ ban ngành cùng đông đảo cơ quan báo chí truyền thông.

Giải pháp ERP SAP gồm các phân hệ: quản lý mua hàng, bán hàng, quản lý kho bể, kế
toán tài chính, kế toán quản trị,… đã được triển khai trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu
từ Công ty mẹ - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đến 42 công ty, 21 chi nhánh, 11 xí nghiệp,
44 kho và tổng kho xăng dầu, 118 địa điểm và tích hợp với hệ thống quản lý tại hơn
2.200 cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc.

Trước khi áp dụng ERP, Petrolimex đã sớm đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào quản
lý điều hành ngay từ những năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ trước. Tuy nhiên, với sự biến động
phức tạp của thị trường xăng dầu thế giới và yêu cầu quản lý Nhà nước đối với thị trường
xăng dầu nội địa trong những năm gần đây, việc quản trị hoạt động kinh doanh xăng dầu
của Tập đoàn đòi hỏi thông tin minh bạch, kịp thời và chuẩn xác; trong khi hệ thống quản
lý phân tán, dữ liệu rời rạc không thể tiếp tục nâng cấp phát triển để đáp ứng nhu cầu
mới, việc triển khai ERP là yêu cầu cấp bách, xuất phát từ nội tại Petrolimex.


Tại thời điểm chuyển đổi sang áp dụng ERP, Petrolimex và FPT đã chuẩn bị kỹ lưỡng,
phối hợp chặt chẽ bảo đảm các hoạt động cung ứng xăng dầu ra thị trường không bị gián
đoạn.

Những kết quả bước đầu khi áp dụng ERP tại Petrolimex, như sau:

Một là, đáp ứng nhu cầu chủ động khai thác, phân tích thông tin từ hệ thống dữ liệu tập
trung tại Công ty mẹ; bảo đảm các yêu cầu: đầy đủ, chính xác, nhanh chóng, kịp thời để


ra quyết định. Điều đó đã khắc phục được tình trạng Công ty mẹ mất nhiều thời gian và
công sức để tổng hợp báo cáo từ các đơn vị thành viên, dẫn đến thông tin tổng hợp bị
chậm nhịp và lạc hậu với thực tế.

Hai là, kiểm soát theo sát thời gian thực các dữ liệu hàng hóa, kế toán, tài chính; từ đó,
rút ngắn được thời gian lập báo cáo quyết toán tài chính, đáp ứng các chuẩn mực, chế độ
kế toán và thời gian công bố thông tin theo Luật Doanh nghiệp đối với một công ty đại
chúng.

Ba là, chủ động kiểm soát phát hiện các lỗi để hỗ trợ khắc phục kịp thời, bảo đảm tính
tuân thủ quy trình của các cá nhân tham gia hệ thống; khi cần có thể truy cập tới từng
chứng từ gốc để xem xét thông tin chi tiết theo mục tiêu tìm kiếm.

Bốn là, bảo đảm tính tin cậy cao đối với các số liệu như doanh thu, tồn kho, giá vốn,… để
điều hành doanh nghiệp, báo cáo các cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện các mục tiêu
lớn và các cân đối vĩ mô.

Như vậy, với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, khi áp dụng ERP - lãnh
đạo Petrolimex có thể khai thác thông tin mọi lúc mọi nơi để điều hành và kiểm soát họat
động của doanh nghiệp.


Phần III: Bài học kinh nghiệm
Trong bối cảnh Việt Nam đang mở cửa ra thế giới và nhu cầu bức thiết phải hội nhập với
kinh tế toàn cầu, ERP đã trở thành công cụ quản lý mới để điều hành DN. Con người là
nhân tố chính dẫn tới thành công trong một dự án ERP. Đây cũng là nơi xảy ra rủi ro
nhiều nhất khi quản trị dự án trong nền kinh tế phát triển nhanh. Dựa trên kinh nghiệm
rút ra từ việc triển khai ERP tại Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex trong những
năm gần đây, có thể trình bày 4 bài học kinh nghiệm như sau:

1. Cần sự quan tâm từ trên xuống dưới


Triển khai ERP đòi hỏi sự phối hợp trên toàn DN và sự hợp tác giữa nhiều người ở các
cương vị khác nhau trong DN. Lẽ thường, nhiều người nghĩ triển khai ERP chỉ xảy ra ở
bộ phận CNTT hay phòng kế toán. Do vậy, các dự án thường không nhận được sự quan
tâm từ các thành viên cao cấp. Để đảm bảo đủ ngân sách và nhân lực cho một dự án
thành công, nhà tài trợ cho dự án phải ở trong tư thế sẵn sàng ra những quyết định nhanh
chóng.

Thành công của dự án không phải chỉ là nhiệm vụ của riêng đội dự án. Các cấp lãnh đạo
cao nhất phải đảm bảo mục tiêu của dự án phù hợp với mục tiêu chiến lược của công ty
và có những hành động thể hiện sự quan tâm và trách nhiệm với dự án. Các giám đốc
điều hành phải thu xếp nhân sự tham gia vào dự án, thu thập thông tin, đánh giá thường
xuyên và nhận ra thành công hay thất bại. Họ phải tạo động lực cho nhóm, hỗ trợ giải
quyết các vấn đề và giữ cho nhóm luôn hoạt động mạnh.

2. Chỉ định quản trị dự án (Project Manager) phù hợp

Thông thường, vai trò quản trị dự án thường rơi vào giám đốc CNTT hay kế toán trưởng.
Tuy nhiệm vụ của CIO và IT manager gần giống như nhau nhưng ở các nước phương

Tây, CIO thường là thành viên của hội đồng quản trị hoặc là người đứng thứ hai hoặc ba
trong công ty với nhiệm vụ và quyền hạn bao quát hơn một IT manager ở Việt Nam rất
nhiều. Để một CIO phù hợp với vị trí quản trị dự án ERP hơn một IT manager. Hầu hết
các CIO đều có tầm nhìn xuyên suốt các hoạt động của DN. CIO thường phải làm việc
trong một môi trường khó tiên liệu vì có quá nhiều biến cố và những thay đổi liên tục; họ
phải đối phó với các tình huống có thể xảy ra, nắm giữ người có trách nhiệm với công
việc, quản lý, mang lại kết quả lớn nhất với các nguồn lực hạn chế, theo dõi chi phí và
chất lượng. Vì dự án ERP là một dự án đổi mới toàn diện DN nên lãnh đạo việc triển khai
các thay đổi đòi hỏi những kỹ năng không hoàn toàn giống với những kỹ năng điều hành
hoạt động.

3. Giảm khối lượng công việc cho nhân viên tham gia dự án


Các công ty muốn thực hiện ERP nghiêm túc phải giảm tối thiểu 50% khối lượng công
việc hàng ngày cho thành viên đội dự án chuyên trách của họ. Những người được chọn
phải có khả năng tập trung vào dự án, vì nếu không tập trung và chuyên trách, kết quả
trông chờ từ dự án và bầu nhiệt huyết của các thành viên dự án sẽ bị mai một.

Những thành viên trong nhóm phải được đánh giá và thưởng đúng mức trong và ngoài
đánh giá hàng năm của họ để khuyến khích tinh thần làm việc tích cực đối với dự án. Xét
cho cùng, những thành viên này sẽ là tác nhân thay đổi hệ thống mới, người chủ của hệ
thống mới và là người dùng thành thạo hệ thống.

4. Trang bị kiến thức cho nhóm triển khai ERP của doanh nghiệp

Thông thường một đội triển khai ERP sẽ yêu cầu các công ty tư vấn bên ngoài giúp đỡ
các kiến thức chuyên môn về phần mềm cũng như kinh nghiệm triển khai. Vậy các thành
viên của nhóm triển khai cần chuẩn bị những gì?


Trước tiên, các thành viên của nhóm phải hiểu rõ hoàn toàn kế hoạch và chiến lược kinh
doanh của công ty. Nhiều quyết định trong quá trình triển khai sẽ ảnh hưởng đến hoạt
động lâu dài của công ty. Ví dụ, họ phải biết khi nào và bằng cách nào công ty sẽ bắt đầu
quá trình cổ phần hóa bởi ý định đó sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc của phân hệ tài chính và
quản lý đầu tư trong hầu hết các phần mềm ERP.

Thứ hai, các thành viên của nhóm phải có đầy đủ các kiến thức trong lĩnh vực chịu trách
nhiệm của mình và hơn thế nữa họ cần có sự hiểu biết xuyên suốt các phòng, ban. Không
có kiến thức này, quyết định trong quá trình triển khai có thể gây xung đột và làm dự án
bị ngưng trệ. Chia sẻ kiến thức của nhiều chức năng khác nhau là một bắt buộc trước khi
chọn phần mềm ERP vì tất cả các giải pháp ERP được tích hợp chặt chẽ với nhau, một
thay đổi nhỏ ở phân hệ này có thể làm tổn hại đến các chức năng của phân hệ khác.


Cuối cùng, nhưng chưa phải hết, người chủ tương lai của hệ thống ERP phải thiết lập một
chương trình huấn luyện và sẵn sàng tiếp thu một lượng kiến thức khổng lồ. Các công ty
thường đánh giá thấp khối lượng thông tin mà phần mềm ERP đưa đến và do đó không
chuẩn bị để hấp thu hết những điều mới mẻ và hay của phần mềm ERP.

Triển khai ERP là một cuộc hành trình gian nan cho toàn công ty. Nó chắc chắn rất phức
tạp và cam go, với tầm tác động ảnh hưởng ở mức toàn DN. Tuy nhiên, mức độ lợi ích và
rủi ro thường cân xứng với nhau. Cách duy nhất cho một dự án thành công là sự chuẩn bị
– sẵn sàng thay đổi – và chấp nhận thay đổi. Phần tiếp theo của loạt bài này sẽ nói về
“quản lý thay đổi” để giúp công ty thích ứng với tác động của triển khai ERP. Triển khai
ERP không phải là một quy trình tiến hóa thụ động, nó là một cuộc cách mạng về quản lý
DN của bạn.




×