Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luận văn thạc sĩ Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn nhân lực doanh nghiệp (Enterprise Resource Planning - ERP)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.79 KB, 112 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGÔ DUY HINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ
THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
(ENTERPRISE RESOURCE PLANNING – ERP)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013





BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH


NGÔ DUY HINH

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG HỆ
THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
(ENTERPRISE RESOURCE PLANNING – ERP)

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh


Mã số: 60340102


LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ THANH



TP. Hồ Chí Minh – Năm 2013

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng
đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
(Enterprise Resource Planning - ERP)” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi
dưới sự hướng dẫn của cô Bùi Thị Thanh và chưa từng được công bố dưới bất cứ
hình thức nào. Các số liệu dùng để phân tích, đánh giá trong luận văn là trung thực
và đều được trích nguồn rõ ràng.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này.
Người thực hiện
NGÔ DUY HINH
Học viên cao học lớp QTKD Đêm 1 – K20

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh



2


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN 1

1.1.

Bối cảnh và lý do chọn đề tài 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu 5

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

1.4.

Phương pháp nghiên cứu 5


1.5.

Ý nghĩa nghiên cứu 6

1.6.

Cấu trúc luận văn 6

CHƯƠNG 2:

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 7

2.1.

Giới thiệu về hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) 7

2.1.1.

Khái niệm 7

2.1.2.

Quá trình hình thành hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) 7

2.1.3.

Cấu trúc hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) 9

2.1.4.


Đặc điểm hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) 11

2.1.5.

Lợi ích hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) 11

2.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống hoạch định nguồn
lực doanh nghiệp (ERP) 13

2.2.1.

Nghiên cứu của Liang Zhang và cộng sự (2002) 13

2.2.2.

Nghiên cứu của Jiang Yingji (2005) 17

2.2.3.

Nghiên cứu của Joseph Bradley (2008) 20

2.3.

Đề xuất mô hình nghiên cứu 24

CHƯƠNG 3:


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

3.1.

Quy trình nghiên cứu 28

3


3.2.

Nghiên cứu định tính 29

3.2.1. Thiết kế nghiên cứu định tính 29

3.2.2. Kết quả nghiên cứu định tính 29

3.3.

Nghiên cứu định lượng 33

3.3.1. Thiết kế mẫu nghiên cứu 33

3.3.2. Thiết kế bảng câu hỏi 34

3.3.3. Thu thập số liệu 35

3.3.4. Phương pháp phân tích dữ liệu 35

CHƯƠNG 4:


PHÂN TÍCH KẾT QUẢ 37

4.1.

Mô tả mẫu điều tra khảo sát 37

4.2.

Đánh giá độ tin cậy thang đo 38

4.2.1. Đánh giá độ tin cậy thang đo sự tham gia của lãnh đạo 38

4.2.2. Đánh giá độ tin cậy thang đo quản lý dự án hiệu quả 38

4.2.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo tái cấu trúc quy trình kinh doanh 39

4.2.4. Đánh giá độ tin cậy thang đo sự phù hợp phần mềm và phần cứng 39

4.2.5. Đánh giá độ tin cậy thang đo đào tạo 40

4.2.6. Đánh giá độ tin cậy thang đo người sử dụng 40

4.2.7. Đánh giá độ tin cậy thang đo triển khai thành công ERP 41

4.3.

Phân tích nhân tố khám phá EFA 41

4.4.


Phân tích hồi quy bội 43

4.4.1. Phân tích tương quan 44

4.4.2. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội 45

4.5.

Kiểm định triển khai thành công ERP với các biến định tính 51

4.5.1. Kiểm định triển khai thành công ERP với ngành nghề kinh doanh của
doanh nghiệp 51

4.5.2 Kiểm định triển khai thành công ERP với phần mềm ERP đang được các
doanh nghiệp sử dụng 53

CHƯƠNG 5:

HÀM Ý VÀ KIẾN NGHỊ 55

5.1. Tóm tắt nội dung và kết quả nghiên cứu 55

5.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu 56

4


5.3. Kiến nghị 61


5.4. Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo 64

PHỤ LỤC

5


DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT Ý NGHĨA
BOM (Bill Of Materials) Danh sách nguyên liệu
CEO (Chief Executive Officer) Giám đốc điều hành doanh nghiệp
CIO (Chief Information Officer) Giám đốc công nghệ thông tin
CFO (Chief Financial Officer) Giám đốc tài chính
CRM (Customer Relationship Management) Quản lý quan hệ khách hàng
CNTT Công Nghệ Thông Tin
ERP (Enterprise Resource Planning) Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
MRP (Material Requirement Planning) Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu
MRPII (Manufacturing Resource Planning) Hoạch định nguồn lực sản xuất
SCM (Supply Chain Management) Quản lý chuỗi cung ứng


6


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành công ERP 23
Bảng 3.1: Bảng thang đo Likert 5 điểm 33
Bảng 4.1: Thông tin về mẫu nghiên cứu theo các đặc điểm cá nhân của đối tượng
tham gia khảo sát 37

Bảng 4.2: Cronbach's Alpha của thang đo sự tham gia của lãnh đạo 38
Bảng 4.3: Cronbach's Alpha của thang đo quản lý dự án hiệu quả 38
Bảng 4.4: Cronbach's Alpha của thang đo tái cấu trúc quy trình kinh doanh 39
Bảng 4.5: Cronbach's Alpha của thang đo sự phù hợp phần mềm và phần cứng 39
Bảng 4.6: Cronbach's Alpha của thang đo đào tạo 40
Bảng 4.7: Cronbach's Alpha của thang đo người sử dụng 40
Bảng 4.8: Cronbach's Alpha của thang đo triển khai thành công ERP 41
Bảng 4.9: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett 41
Bảng 4.10: Ma trận hệ số tải nhân tố 42
Bảng 4.11: Kết quả phân tích tương quan giữa các biến 44
Bảng 4.12: Chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình 45
Bảng 4.13: Kiểm định độ phù hợp của mô hình 46
Bảng 4.14: Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội 47
Bảng 4.15: Thống kê mô tả dữ liệu triển khai thành công ERP theo ngành nghề kinh
doanh 52
Bảng 4.16: Kết quả kiểm định sự bằng nhau của phương sai theo ngành nghề kinh
doanh 52
Bảng 4.17: Kết quả ANOVA giữa các nhóm ngành nghề kinh doanh 52
7


Bảng 4.18: Thống kê mô tả dữ liệu triển khai thành công ERP theo phần mềm ERP
53
Bảng 4.19: Kết quả kiểm định sự bằng nhau của phương sai theo phần mềm ERP. 53
Bảng 4.20: Kết quả ANOVA giữa các nhóm phần mềm ERP 54
Bảng 5.1: Thống kê mô tả các giá trị thang đo 56



















8


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Trang
Hình 2.1: Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP ở Trung Quốc 17
Hình 2.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP ở Phần Lan 19
Hình 2.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai ERP thành công của Bradley 22
Hình 2.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả 27
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu 28
Hình 3.2: Mô hình nghiên cứu chính thức 33
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu sau phân tích hồi quy 48
Hình 4.2: Biểu đồ phân phối chuẩn phần dư 50
Hình 4.3: Biểu đồ P-P Plot 50
Hình 4.4: Biểu đồ Scatterplot 51





1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Bối cảnh và lý do chọn đề tài
Ngày nay, môi trường kinh doanh đang thay đổi một cách nhanh chóng. Các
doanh nghiệp phải đối diện với những thách thức trong sự cạnh tranh với các đối
thủ để duy trì và mở rộng thị phần, đáp ứng được sự kỳ vọng của khách hàng. Điều
này đã tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hóa chuỗi giá trị để có thể
tồn tại và phát triển bền vững. Một trong những biện pháp được nhiều doanh nghiệp
lựa chọn đó là ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào hoạt động kinh doanh với
giải pháp đầu tư xây dựng phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP –
Enterprise Resource Planning). Phần mềm ERP giúp doanh nghiệp rút ngắn thời
gian công việc, làm giảm đáng kể hàng tồn kho, mở rộng sự lựa chọn sản phẩm,
cung cấp ngày giao hàng đáng tin cậy hơn và dịch vụ khách hàng tốt hơn, cải thiện
chất lượng và phối hợp hiệu quả nhu cầu tổng thể, cung cấp và sản xuất
(Shankarnarayanan, 2000) và cải tiến quy trình kinh doanh, báo cáo đảm bảo tuân
thủ đúng quy định, nhân viên làm việc dễ dàng hơn, có sự chuẩn hóa toàn cầu, giảm
vốn lưu động,… (Panorama, 2013)
Hàng năm, tập đoàn Paronama – một doanh nghiệp chuyên về tư vấn phần
mềm ERP – đều thực hiện các cuộc khảo sát về tình hình thực hiện dự án ERP của
các doanh nghiệp trên thế giới. Trong năm 2013, Paronama đã tiến hành cuộc khảo
sát các doanh nghiệp đã và đang triển khai trong các năm 2009 - 2012. Trong 4 năm
này, tổng chi phí đầu tư trung bình cho việc triển khai một phần mềm ERP vào
khoảng 7,3 triệu USD với thời gian triển khai trung bình khoảng 16,6 tháng. Trong
đó, khoảng 59% các dự án vượt quá ngân sách ban đầu và 53% vượt quá lịch trình

ban đầu. Đồng thời có khoảng 56% các dự án cho rằng tổ chức nhận được ít hơn
50% các lợi ích được mong đợi khi ứng dụng phần mềm ERP. Điều này cho thấy tỷ
lệ trễ hạn và không đạt được các mục tiêu đề ra của các doanh nghiệp ứng dụng
ERP trên thế giới cũng tương đối cao.
Tỷ lệ người dùng hài lòng khi ứng dụng phần mềm ERP có xu hướng tăng
cao với tỷ lệ 86% người dùng hài lòng so với mức 82% được thống kê trong năm

2


2012. Tuy nhiên, chỉ có 60% trả lời rằng dự án triển khai ERP trong doanh nghiệp
của họ là “thành công”, trong khi có đến 30% trả lời rằng “không biết” và 10% cho
rằng “không thành công”.
Về ngân sách triển khai, có đến 53% các dự án vượt quá ngân sách ban đầu.
So với năm 2012 (56%), đây là thay đổi có diễn biến tích cực, vì nó cho thấy rằng
các doanh nghiệp có thể nhìn nhận thực tế hơn về thời gian, công sức và nguồn lực
cần thiết để triển khai phần mềm ERP. Việc triển khai phần mềm ERP vượt quá
ngân sách do nhiều nguyên nhân như: phạm vi chức năng triển khai có sự thay đổi
(25%), các vấn đề về mặt kỹ thuật hoặc tổ chức (17%).
Về thời gian triển khai, chỉ có 38% các dự án triển khai ERP đúng thời gian
hoặc sớm hơn thời gian, trong khi có tới 54% các dự án trễ hạn. Điều này tương tự
ngân sách triển khai, với tỷ lệ trễ hạn luôn cao hơn đúng hạn trong việc triển khai
phần mềm ERP rất nhiều. Việc trễ hạn có nhiều nguyên nhân như: Vấn đề với cấu
trúc tổ chức (14%), phạm vi triển khai có sự thay đổi (13%) hoặc vấn đề về mặt kỹ
thuật (12%). Theo kinh nghiệm của Panorama, việc triển khai vượt quá thời gian đề
ra cũng do việc bổ sung nguồn lực không kịp thời hay thiếu sự hướng dẫn của đơn
vị triển khai. Ngoài ra kế hoạch hành động cho việc triển khai, quản lý sự thay đổi
tổ chức, cải tiến quy trình kinh doanh cũng là những lý do trong dẫn đến việc trễ
hạn trong việc triển khai các phần mềm ERP.
Tại Việt Nam, số lượng doanh nghiệp quan tâm tới việc triển khai ERP đang

có xu hướng gia tăng, hầu hết vẫn nhắm tới 3 nhà cung cấp ERP đang chiếm lĩnh thị
trường Việt Nam là SAP, Oracle và Microsoft. Một số doanh nghiệp khác do hạn
chế về kinh phí đang tìm tới các giải pháp "nội" với phạm vi, quy mô triển khai nhỏ
hơn. FPT đang là doanh nghiệp CNTT có số lượng khách hàng làm ERP lớn nhất
(theo thống kê của EAC công bố hồi tháng 2/2010, cả nước có 103 doanh nghiệp
Việt Nam đã triển khai ERP, trong đó có tới 52 doanh nghiệp được hỗ trợ triển khai
bởi FPT). Bên cạnh FPT còn có một số tên tuổi khác như SSG (Sunshine Gimasys),
Pythis (Kim Tự Tháp), CMC, HPT Có thể thấy, cơ hội lựa chọn giải pháp và đơn

3


vị triển khai ERP ngày càng phong phú, đa dạng. Vấn đề là các doanh nghiệp, tập
đoàn có quyết tâm "thay máu" để ứng dụng ERP hay không mà thôi. Các tập đoàn,
doanh nghiệp đang triển khai ứng dụng ERP của SAP như: Petrolimex, Vinamilk,
Tập đoàn Thép Việt, P&G Việt Nam, Panasonic Việt Nam, Công ty Bảo hiểm Bảo
Minh, Tập đoàn Tân Tạo, Tân Hiệp Phát Các tập đoàn, doanh nghiệp đang triển
khai ứng dụng ERP của Oracle gồm: Vietsopetro, Tập đoàn Điện lực Việt Nam,
Công ty Viễn thông toàn cầu GTEL, Unilever Việt Nam, Cà phê Trung Nguyên, HT
Mobile, Công ty Cổ phần Dịch vụ Tin học HPT, Zamil Steel Việt Nam Số lượng
doanh nghiệp, tập đoàn triển khai ERP trên thực tế có thể lớn hơn số lượng doanh
nghiệp công bố triển khai ERP. Bởi triển khai ERP không đơn giản, và đã có những
dự án bị sụp đổ hoặc không đạt được sự thành công như mong đợi. Khiến doanh
nghiệp không muốn quảng bá, tuyên truyền.
Việc triển khai phần mềm thành công ERP để đạt được các lợi ích khi ứng
dụng ERP không phải là một việc đơn giản. Bởi việc triển khai phần mềm ERP là
vô cùng rủi ro và tổn thất rất lớn. Những lý do thường thấy trong việc triển khai
ERP thất bại hay không đạt được sự thành công như mong đợi như: Lãnh đạo không
tham gia trực tiếp vào dự án, phó mặc cho nhân viên làm việc với nhà cung cấp. Tái
cấu trúc quy trình kinh doanh cũng gặp nhiều vấn đề do những thói quen làm việc

cũ đã ăn sâu nên khi thay đổi thường gặp những khó khăn nhất định. Người quản lý
dự án chưa có đủ kinh nghiệm nên quản lý dự án chưa hiệu quả. Kế hoạch triển khai
xây dựng chưa sát với mục tiêu đề ra, tiến độ kiểm soát chưa chặt chẽ. Thiếu tầm
nhìn trong việc đầu tư phần mềm và phần cứng, gây khó khăn trong việc nâng cấp,
tích hợp các phần mềm khác sau này. Người đào tạo và người sử dụng chưa đủ
chuyên môn và kinh nghiệm cũng như các kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể
triển khai, chuyển giao phần mềm ERP. Nhằm hạn chế những rủi ro và tổn thất khi
triển khai ERP, việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP
rất quan trọng và trở nên cấp thiết. Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công
ERP rất phong phú và phức tạp, rất nhiều nghiên cứu đã xác định các yếu tố để triển
khai thành công ERP tại doanh nghiệp. Những nghiên cứu đã đưa ra những khuyến

4


nghị và cung cấp thông tin hữu ích cho các doanh nghiệp, các chuyên gia tư vấn
ERP và các nhà cung cấp trong việc triển khai ERP nhằm hạn chế rủi ro trong việc
triển khai ERP thất bại để giảm tối thiểu tổn thất cho doanh nghiệp và xã hội. Đồng
thời giúp các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để nâng cao giá trị kinh doanh của
doanh nghiệp với việc triển khai thành công ERP.
Theo nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP ở
Malaysia của S.M. Jafari (2010), để đảm bảo thực hiện có hiệu quả phần mềm ERP
và các lợi ích hứa hẹn, tổng cộng có 10 yếu tố thành công quan trọng cho việc thực
hiện ERP đã được xác định trên cơ sở xem xét các tài liệu liên quan. Dựa trên số
liệu thực tế của cuộc khảo sát, hai yếu tố "Sự hỗ trợ của lãnh đạo" và "Mục tiêu rõ
ràng" đã được chứng minh là những yếu tố vô cùng quan trọng cho việc thực hiện
ERP tại Malaysia. Khác với nghiên cứu của S.M. Jafari (2010), nghiên cứu của
Liang Zhang (2002) còn tìm hiểu sự khác nhau trong tỷ lệ triển khai ERP thành
công giữa các nước phương Tây và Trung Quốc để tìm ra các yếu tố tạo nên sự
thành công cho dự án ERP đối với tất cả các quốc gia và đặc biệt là đối với Trung

Quốc. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra 10 yếu tố có tác động đến việc triển
khai thành công ERP. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng có hai yếu tố đặc biệt ảnh
hưởng đến việc triển khai thành công ERP tại Trung Quốc đó là: “Tái cấu trúc quy
trình kinh doanh” và “Văn hóa tổ chức”. Còn ở Phần Lan, nhằm mục đích nâng cao
sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP, nghiên cứu của
Jiang Yingji (2005) đưa ra 6 yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP. Hai
yếu tố "Sự hỗ trợ lãnh đạo" và "Phù hợp của phần mềm và phần cứng" đã được
chứng minh là những yếu tố vô cùng quan trọng trong việc triển khai thành công
ERP ở Phần Lan.
Tại Việt Nam, những câu chuyện về các dự án ERP thất bại luôn là nỗi ám
ảnh cho các giám đốc điều hành doanh nghiệp (CEO – Chief Executive Officer) hay
giám đốc công nghệ thông tin (CIO – Chief Information Officer) khi quyết định
triển khai phần mềm ERP cho doanh nghiệp mình. Vì vậy, câu hỏi thường trực luôn
đặt ra với các nhà quản lý này là phải làm gì để tránh các “vết xe đổ” đi trước và

5


đảm bảo rằng dự án luôn thành công? Nhằm giúp cho các nhà quản lý của các
doanh nghiệp khi quyết định triển khai phần mềm ERP, đề tài này tập trung vào
nghiên cứu “CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG
HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP tại
các doanh nghiệp, tổ chức.
- Xác định mức độ tác động của từng yếu tố đến triển khai thành công hệ
thống ERP tại các doanh nghiệp, tổ chức.
- Đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các nhà quản lý của các doanh nghiệp,
tổ chức nâng cao khả năng triển khai thành công hệ thống ERP.

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Những yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công
hệ thống ERP tại các doanh nghiệp, tổ chức.
- Phạm vi nghiên cứu: Những doanh nghiệp, tổ chức đã triển khai thành công
hệ thống ERP ở Việt Nam.
- Đối tượng khảo sát: Đối tượng tập trung khảo sát là các giám đốc điều
hành, giám đốc tài chính, giám đốc công nghệ thông tin và trưởng bộ phận
tham gia triển khai ERP.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu vận dụng chủ yếu 2 phương pháp: Nghiên cứu định tính và
nghiên cứu định lượng:
- Nghiên cứu định tính: Được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm tập
trung với một nhóm gồm 7 thành viên (đang giữ vai trò giám đốc điều hành,
giám đốc công nghệ thông tin, giám đốc tài chính, trưởng các bộ phận… tại

6


các đơn vị đã triển khai thành công hệ thống ERP); Nhằm điều chỉnh, bổ
sung thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP
tại các doanh nghiệp.
- Nghiên cứu định lượng: Được thực hiện thông qua kỹ thuật gởi bảng câu hỏi
được in ra giấy hoặc qua email đến các đối tượng khảo sát. Nghiên cứu định
lượng nhằm đánh giá giá trị, độ tin cậy của thang đo các yếu tố ảnh hưởng
đến triển khai thành công hệ thống ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam.
Mẫu khảo sát được thực hiện theo phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Dữ
liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0 với các kỹ thuật phân
tích và kiểm định: Cronbach Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi
quy bội và kiểm định ANOVA.
1.5. Ý nghĩa nghiên cứu

Bổ sung vào hệ thống thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành
công hệ thống ERP tại Việt Nam.
Giúp các doanh nghiệp xác định được các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến
việc triển khai thành công hệ thống ERP. Từ đó giảm tối thiểu tổn thất cho doanh
nghiệp về chi phí, thời gian và cơ hội kinh doanh.
Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu trong tương lai về các yếu tố ảnh
hưởng đến triển khai thành công hệ thống ERP tại Việt Nam.
1.6. Cấu trúc luận văn
Kết cấu luận văn bao gồm:
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu.
Chương 5: Hàm ý và kiến nghị.

7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Chương này sẽ giới thiệu cơ sở lý thuyết về nghiên cứu bao gồm: (1) Các khái
niệm liên quan đến phần mềm ERP; (2) Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng
đến triển khai thành công ERP (3) Đề xuất mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến triển khai thành công ERP tại các doanh nghiệp Việt Nam.
2.1. Giới thiệu về hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
2.1.1. Khái niệm
ERP là một phần mềm dùng để tích hợp và xử lý thông tin của một đơn vị
hay giữa các đơn vị trong một doanh nghiệp (Kumar và cộng sự, 2000).
ERP là một phần mềm giúp cho doanh nghiệp hoạch định và quản lý những
phần quan trọng của quá trình kinh doanh bao gồm lập kế hoạch sản xuất, mua
hàng, quản lý hàng tồn kho, giao dịch với nhà cung cấp, cung cấp dịch vụ khách

hàng và theo dõi đơn đặt hàng (Olson, 2004).
ERP là một phần mềm quản lý các hoạt động kinh doanh trong một doanh
nghiệp, là một hệ thống thống nhất, tích hợp các chức năng chứ không phải là một
nhóm chức năng riêng biệt, tách rời (Alshawi, 2004).
ERP tập hợp tất cả dữ liệu từ các quy trình khác nhau và lưu trữ trong một cơ
sở dữ liệu tập trung cho phép sử dụng thông tin theo nhiều cách khác nhau
(Aernoudts, R.H.R.M., Boom, van der, T., Vosselman, E.G.J. và Pijl, 2005).
ERP là một bộ các mô đun hay ứng dụng kinh doanh liên kết các đơn vị
trong một doanh nghiệp như tài chính, kế toán, sản xuất, nguồn nhân lực,… thành
một hệ thống tích hợp chặt chẽ duy nhất với một nền tảng chung cho luồng thông
tin xuyên suốt trong toàn bộ công việc kinh doanh (Beheshti, 2006).
2.1.2. Quá trình hình thành hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Theo Umble và cộng sự (2003), quá trình hình thành và phát triển ERP như
sau:

8


Trong những năm 1960, trọng tâm của hệ thống sản xuất là kiểm soát hàng
tồn kho. Các doanh nghiệp có thể có đủ khả năng giữ rất nhiều hàng tồn kho để đáp
ứng nhu cầu khách hàng và giữ tính cạnh tranh. Do đó, các công việc hàng ngày chủ
yếu tập trung vào cách quản lý khối lượng lớn hàng tồn kho sao cho hiệu quả nhất.
Hầu hết các gói phần mềm (thường làm theo yêu cầu theo doanh nghiệp) được thiết
kế để xử lý hàng tồn kho dựa trên khái niệm hàng tồn kho truyền thống.
Trong những năm 1970, các doanh nghiệp không còn khả năng để giữ và duy
trì số lượng lớn hàng tồn kho nữa. Điều này dẫn đến sự ra đời của phần mềm hoạch
định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP – Material Requirement Planning). MRP là một
bước tiến rất lớn trong quá trình hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu. Lần đầu tiên
trong sản xuất sử dụng một kế hoạch sản xuất tổng thể. Để sản xuất theo đơn đặt
hàng hay dự báo bán hàng, dựa trên cấu trúc danh sách nguyên liệu (BOM – Bill Of

Materials), thông tin tồn kho và lịch sản xuất để tính toán ra tổng nhu cầu nguyên
vật liệu và các thành phần trong các công đoạn của quá trình sản xuất. Đồng thời
đưa ra yêu cầu hủy bỏ những đơn đặt hàng không cần thiết và các đề xuất tối ưu hóa
việc mua hàng bằng cách tính toán thời điểm có thể nhận nguyên vật liệu từ nhà
cung cấp vào thời điểm cần số hàng đó cho sản xuất.
Những năm 1980, phần mềm hoạch định nguồn lực sản xuất (MRP II –
Manufacturing Resource Planning) được phát triển từ MRP. Từ vấn đề chính là
hoạch định và kiểm soát sản xuất và tồn kho, MRP II được mở rộng để kiểm soát
các nguồn lực của doanh nghiệp sản xuất như: Sản xuất, tiếp thị, mua hàng, tài
chính và năng lượng. Điều này cho phép doanh nghiệp có một hệ thống tích hợp
hơn, giúp việc lập kế hoạch và lập lịch trình cho các nguồn lực doanh nghiệp sản
xuất hiệu quả hơn.
Vào những năm 1990, những cải tiến trong công nghệ tiếp tục cho phép
MRP II được mở rộng để hợp nhất tất cả những hoạch định nguồn lực trong toàn bộ
doanh nghiệp như: thông tin kho bãi, hoạch định nguyên vật liệu, hoạch định nguồn
nhân lực, tài chính, quản lý chất lượng, thiết kế sản phẩm và quản lý dự án, ERP

9


không những sử dụng trong các doanh nghiệp sản xuất mà còn được sử dụng ở bất
kỳ doanh nghiệp nào muốn tăng cường năng lực cạnh tranh.
Từ sau năm 2000, một thế hệ mới của ERP còn gọi ERP II, ERP II đã phát
triển từ ERP và kết hợp với Quản lý chuỗi cung ứng (SCM – Supply Chain
Management), Quản lý quan hệ khách hàng (CRM – Customer Relationship
Management) cùng với sự phát triển của thương mại điện tử. Và những năm gần
đây thuật ngữ Kinh doanh thông minh (BI – Business Intelligence) cũng được tích
hợp vào ERP. BI làm tăng khả năng kiểm soát thông tin của doanh nghiệp một cách
chính xác, hiệu quả từ đó có thể phân tích, khai phá tri thức giúp doanh nghiệp có
thể dự đoán về xu hướng của giá cả dịch vụ, hành vi khách hàng, phát hiện khách

hàng tiềm năng để đề ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm tăng khả năng
cạnh tranh doanh nghiệp.
Như vậy, phần mềm ERP được hình thành và phát triển từ những hệ thống
quản lý và kiểm soát kinh doanh hay nói cách khác là từ các phương pháp quản lý
kinh doanh. Sự phát triển của ERP cũng gắn đồng thời với sự phát triển của công
nghệ máy tính, từ những giai đoạn phần mềm được chạy trên những máy tính lớn,
sau đó trên các giải pháp khách chủ và hiện nay là thời kỳ mạng internet cho các xử
lý kinh doanh điện tử.
2.1.3. Cấu trúc hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Phần mềm ERP được tạo thành từ nhiều mô-đun khác nhau, giúp điều hành
kinh doanh một cách hiệu quả hơn. Một mô-đun cơ bản là một phần của một phần
mềm ERP đó và có thể mua riêng để đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Theo Shehab và
cộng sự (2004) một phần mềm ERP điển hình bao gồm các mô đun sau:
- Bán hàng và phân phối (Sales and Distribution): Mô đun này được chia
thành hai vùng chức năng chính. (1) Bán hàng bao gồm các chức năng: Xử lý đơn
đặt hàng, cấu hình sản phẩm, chính sách giá, báo giá, khuyến mại và lựa chọn
phương thức vận chuyển. (2) Phân phối bao gồm các chức năng: Yêu cầu phân

10


phối, quản lý giao nhận, lịch vận chuyển, kiểm soát xuất khẩu, thanh toán, hóa đơn
và xử lý giảm giá.
- Quản lý nguyên vật liệu (Materials management): Mô đun này được chia
thành hai vùng chức năng chính. (1) Quản lý nguyên vật liệu bao gồm các chức
năng: Mua hàng, tồn kho, các chức năng kho hàng, đánh giá nhà cung cấp, giao
hàng đúng thời gian (JIT – Just In Time), xác minh hóa đơn. (2) Hoạch định sản
xuất: Hoạch định quy trình, cấu trúc danh sách nguyên vật liệu, giá thành sản phẩm
và hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.
- Quản lý chất lượng (Quality management): Quản lý chất lượng chuỗi cung

ứng, bảo trì nhà máy và dịch vụ khách hàng.
- Nguồn nhân lực (Human resources): Các chức năng liên quan đến lập kế
hoạch lực lượng lao động, lịch nhân viên, đào tạo và phát triển nhân viên, tiền
lương và phúc lợi, chi phí duy chuyển của nhân viên, kho dữ liệu ứng viên, mô tả
công việc, sơ đồ tổ chức,
- Quản lý dự án (Project management): Các chức năng liên quan đến kiểm
soát các giai đoạn của dự án như từ báo giá và thiết kế cho đến khi dự án đạt được
sự chấp thuận, quản lý nguồn lực, giải quyết chi phí.
- Tài chính và kế toán (Financial and Accounting): Liên quan đến sự tính toán
tài chính, quản lý đầu tư, kiểm soát chi phí, quản lý ngân khố, quản lý tài sản, kiểm
soát doanh nghiệp, các trung tâm chi phí, các trung tâm lợi nhuận, ngân sách vốn,
phân tích lợi nhuận, đo lường hiệu suất doanh nghiệp.
Vì đặc trưng của phần mềm ERP là có cấu trúc mô đun, trong đó từng mô đun
có thể hoạt động độc lập nhưng vẫn có khả năng kết nối với nhau, thế nên tính chia
sẻ thông tin và liên kết được thể hiện rất rõ góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ
tác nghiệp và ra quyết định của nhiều đối tượng khác nhau một cách kịp thời và
chính xác. Bên cạnh đó, quy trình làm việc thống nhất và trách nhiệm được xác định
rõ ràng trong phần mềm ERP.

11


2.1.4. Đặc điểm hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Theo Zeng và cộng sự (2003), một phần mềm ERP có các đặc điểm sau:
- Tính linh hoạt: Phần mềm ERP có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhu
cầu của tổ chức trong tương lai.
- Tính toàn diện: Phần mềm ERP bao gồm nhiều mô đun khác nhau nên có thể
hỗ trợ nhiều quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tính mở và môn đun hóa: Phần mềm ERP cho phép bất kỳ mô đun nào tích
hợp vào cũng như tách ra khỏi hệ thống mà không ảnh hưởng những mô đun

còn lại.
- Tính kết nối: ERP không chỉ bị giới hạn bên trong doanh nghiệp mà còn hỗ
trợ kết nối từ các đơn vị bên ngoài doanh nghiệp.
2.1.5. Lợi ích hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Một số nghiên cứu đã xác định các lợi ích quan trọng khác nhau của phần
mềm ERP mang đến cho tổ chức. Theo O’Leary (2000), phần mềm ERP tích hợp
phần lớn các quy trình kinh doanh và cho phép truy cập vào các dữ liệu trong thời
gian thực. Hơn nữa, phần mềm ERP cải thiện mức độ hiệu suất của một chuỗi cung
ứng bằng cách giúp giảm chu kỳ thời gian (Gardiner và cộng sự , 2002). Ngoài ra
có một số lợi ích vô hình mà một tổ chức cũng mong muốn triển khai phần mềm
ERP như: Sự hài lòng của khách hàng tốt hơn, hiệu suất nhà cung cấp được cải
thiện, tăng tính linh hoạt, giảm chi phí, cải thiện lợi ích tài nguyên, nâng cao độ
chính xác thông tin và cải thiện khả năng ra quyết định (Siriginidi, 2000).
Theo Poston và Grabski (2001), các lợi ích của ERP bao gồm: Cải thiện quá
trình ra quyết định, cung cấp thông tin kịp thời và chính xác hơn, gia tăng thỏa mãn
của khách hàng, linh hoạt với những thay đổi của môi trường.
Theo Shang và Seddon (2002), lợi ích của ERP gồm 5 nhóm:
- Lợi ích hoạt động: Giảm chi phí cho các hoạt động trong doanh nghiệp cũng

12


như rút ngắn chu kỳ thời gian của các hoạt động. ERP cho phép doanh nghiệp hoạt
động hiệu quả hơn trong khi sử dụng nguồn lực ít hơn từ đó năng suất cũng được
cải thiện rất nhiều. Khi sử dụng ERP, dữ liệu khách hàng, thông tin sản phẩm được
quản lý đầy đủ hơn nên chất lượng dịch vụ khách hàng cũng tốt hơn.
- Lợi ích quản trị: ERP áp dụng cơ sở dữ liệu dùng chung cho toàn bộ doanh
nghiệp nên khả năng phân tích và cung cấp dữ liệu kịp thời và chính xác tạo điều
kiện dễ dàng cho việc ra quyết định và đánh giá hoạt động ở các bộ phận cũng như
toàn doanh nghiệp.

- Lợi ích chiến lược: ERP cung cấp nhiều lợi thế cạnh tranh trên cơ sở ứng
dụng CNTT. ERP giúp doanh nghiệp giảm hạn mức tồn kho, lập kế hoạch bán
hàng, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu, hoạch định nguồn lực sản xuất tốt hơn.
- Lợi ích doanh nghiệp: ERP giúp doanh nghiệp cải tiến quy trình và liên kết
các quy trình để tối ưu hóa chi phí, tăng doanh số và nâng cao hiệu quả cũng như
kết nối các quy trình với chiến lược của doanh nghiệp. Giúp quá trình học tập và
truyền thông trong doanh nghiệp thuận tiện và nhanh chóng hơn, từ đó cải thiện văn
hóa doanh nghiệp.
- Lợi ích cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: ERP giúp vượt qua ranh giới của
các bộ phận, phòng ban (kinh doanh, mua sắm, hành chính, nhân sự, tài chính, kế
toán ) thay vì bằng các thủ tục giấy tờ trước đây. Tạo điều kiện cho doanh nghiệp
giảm chi phí, tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn cho doanh nghiệp, khách hàng cũng
như xã hội. Ngoài ra, khi ứng dụng ERP cũng giúp doanh nghiệp tăng khả năng
thực hiện các ứng dụng khác như CRM, SCM,… cũng như liên kết quy trình nội bộ
của mình với các đối tác trong chuỗi cung ứng như khách hàng, nhà cung cấp. Một
loạt các công nghệ tích hợp với ERP có thể áp dụng để mở rộng khả năng của phần
mềm ERP như: Áp dụng công cụ để liên kết kế hoạch của các đối tác trong chuỗi
cung ứng với kế hoạch của doanh nghiệp (ASCP - Advanced Supply Chain
Planning) hay sử dụng các công cụ bán hàng trực tuyến có kết nối với phần mềm
ERP, ví dụ của BroadVision hay Intershop là công cụ hữu ích để bán hàng và cung

13


cấp dịch vụ qua Internet. Trong lĩnh vực mua hàng doanh nghiệp có thể áp dụng
Online Sourcing, Collaborative Purchasing, Electronic Procurement của Oracle hay
SAP để phối hợp quá trình mua sắm với nhà cung cấp thông qua Internet.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công hệ thống hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp (ERP)
Bullen đã giới thiệu các yếu tố triển khai thành công ERP lần đầu tiên vào

năm 1979. Cũng từ đây, các nhà quản lý đã tiếp cận và sử dụng chúng như một
khuôn khổ cho việc lập kế hoạch chiến lược.
Ông đã vận dụng phương pháp gồm 3 bước sau để xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến triển khai thành công ERP:
1) Liệt kê các mục tiêu;
2) Xác định các yếu tố cần thiết để đạt được các mục tiêu; và
3) Đề nghị cách thức các yếu tố được đo lường.
Yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thành công ERP là yếu tố mà tổ chức phải
làm tốt để hoàn thành những gì đã được thiết kế cho yếu tố đó nhằm góp phần vào
việc triển khai thành công ERP (Arpita Mehta, 2010).
Dự án ERP triển khai thành công là dự án triển khai phần mềm ERP đã hoàn
thành đúng thời gian, đúng ngân sách, chất lượng tốt và chức năng phù hợp với nhu
cầu của doanh nghiệp (Arpita Mehta, 2010).
2.2.1. Nghiên cứu của Liang Zhang và cộng sự (2002)
Theo M.H.Martin (1998), có khoảng 90% các dự án triển khai ERP bị trễ hạn
hoặc vượt quá kinh phí và tỉ lệ thành công chỉ khoảng 33%. Tuy nhiên, tỉ lệ triển
khai thành công ERP ở Trung Quốc rất thấp, chỉ đạt 10% (Zhu và cộng sự, 1999).
Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu sự khác nhau trong tỉ lệ triển khai thành
công dự án ERP giữa các nước phương Tây và Trung Quốc để tìm ra các yếu tố tạo
nên sự thành công cho dự án ERP đối với tất cả các quốc gia và đặc biệt là đối với

14


Trung Quốc. Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra 10 yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến triển khai thành công ERP là: (1) Sự tham gia của lãnh đạo, (2) tái cấu
trúc quy trình kinh doanh, (3) quản lý dự án hiệu quả, (4) sự cam kết của toàn doanh
nghiệp, (5) đào tạo, (6) người sử dụng, (7) sự phù hợp phần mềm và phần cứng, (8)
sự chính xác của dữ liệu, (9) sự hỗ trợ của nhà cung cấp. (10) văn hóa tổ chức.
Trong đó:

- Sự tham gia của lãnh đạo: Theo C.C.Sum và K.K. Yang (1992), P. Bingi
(1999) và một số nghiên cứu khác đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cần có sự
hỗ trợ của lãnh đạo để triển khai thành công một dự án ERP. Cấp lãnh đạo của
doanh nghiệp phải tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc thực hiện phần mềm
ERP và lãnh đạo cũng phải tham gia vào dự án đó. Lãnh đạo sẵn sàng cung cấp các
tài nguyên cần thiết như cam kết ban đầu khi thực hiện các dự án ERP. Việc triển
khai phần mềm ERP có thể bị gián đoạn, ngưng trệ nghiêm trọng nếu một số nguồn
lực (ví dụ: con người, kinh phí và thiết bị) không sẵn sàng.
- Tái cấu trúc quy trình kinh doanh: Quá trình tái cấu trúc quy trình kinh
doanh được định nghĩa bởi Hammer và Champy (2001) đó là: “Suy nghĩ cơ bản và
thiết kế lại triệt để quy trình kinh doanh nhằm đạt được những cải thiện quan trọng
cho doanh nghiệp. Ví dụ như sự cải tiến đáng kể về hiệu suất, chi phí, chất lượng,
dịch vụ và tốc độ”. Phần mềm ERP được xây dựng không phải phù hợp với tất cả
doanh nghiệp. Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh, ngành nghề, quy mô, mà tiến
hành thay đổi quy trình hiện có của mình để làm sao phù hợp với phần mềm ERP
đó. V. Grover và cộng sự (1995) cho rằng tổ chức càng sẵn sàng cho những thay đổi
sẽ càng dễ thành công trong việc triển khai hệ thống ERP.
- Quản lý dự án hiệu quả: Theo Dennis Lock (1996), “Quản lý dự án liên quan
đến lập kế hoạch, phối hợp và kiểm soát các hoạt động phức tạp và đa dạng của các
dự án công nghiệp và thương mại hiện đại”. Phần mềm ERP là một tập hợp phức
tạp các hoạt động liên quan đến tất cả các chức năng kinh doanh và thường đòi hỏi
phải có từ một đến hai năm nỗ lực, do đó các doanh nghiệp cần phải có một nhà

15


quản lý dự án hiệu quả. Chiến lược quản lý để kiểm soát việc thực hiện quy trình,
tránh vượt ngân sách và đảm bảo thực hiện trong lịch trình.
- Sự cam kết trong toàn doanh nghiệp: Theo Ang và cộng sự (1995), Phần
mềm ERP là hệ thống thông tin trên toàn doanh nghiệp nó tích hợp và xử lý thông

tin giữa các bộ phận trong doanh nghiệp nên bắt buộc phải có sự hỗ trợ từ tất cả các
bộ phận trong doanh nghiệp. Các trưởng bộ phận chức năng là những người tiên
phong trong dự án ERP và cam kết cung cấp nguồn lực cần thiết hỗ trợ cho cấp
dưới. Ngoài ra, sự hỗ trợ của các nhân viên ngoài dự án ERP cũng đóng vai trò
quan trọng trong việc triển khai thành công ERP.
- Đào tạo: Theo Sum và cộng sự (1997), Đào tạo đề cập đến quá trình cung
cấp quản lý và nhân viên với các khái niệm tổng thể của phần mềm ERP. Do đó,
Người dùng có sự hiểu biết tốt hơn về cách công việc của họ liên quan đến các
phòng chức năng khác trong doanh nghiệp. Người sử dụng được đào tạo các khái
niệm cũng như các tính năng trong phần mềm ERP. Ngoài ra, để đào tạo đạt được
hiệu quả cao nhất, nhà đào tạo cần đưa ra nhiều hình thức đạo tạo để phù hợp với
tình hình từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhà đào tạo cần cung cấp đầy đủ tài liệu
liên quan đến nội dung cần đạo tạo để người sử dụng nắm rõ và chủ động hơn.
- Người sử dụng: Người sử dụng liên quan đến việc tham gia vào quá trình
thực hiện phát triển hệ thống và đại diện của các nhóm người dùng mục tiêu. Trong
quá trình tham gia triển khai, người sử dụng làm quen dần với hệ thống, nên khi
phần mềm ERP đưa vào vận hành thực tế sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn. Ngoài ra,
người sử dụng tham gia vào triển khai hệ thống có hiệu quả hơn bởi vì nó tăng
cường kiểm soát nhận thức thông qua tham gia các kế hoạch toàn bộ dự án (Zhang
và cộng sự, 2002).
- Sự phù hợp phần mềm và phần cứng: Mỗi doanh nghiệp có mỗi nhu cầu
khác nhau, còn mỗi nhà cung cấp có những giải pháp khác nhau. Ít nhiều họ đáp
ứng không đầy đủ các nhu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là khi quy trình kinh
doanh của doanh nghiệp là duy nhất. Do đó, để tăng cơ hội thành công, quản lý phải

×