Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Ứng dụng thương mại điện tử của tập đoàn alibaba trung quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.8 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
----------

MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Đề tài : Ứng dụng Thương mại điện tử của tập đoàn Alibaba Trung
Quốc.

Sinh viên thực hiện:

Đậu Khánh Linh

Mã sinh viên:

1512210132

Giảng viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Hồng Vân

Lớp tín chỉ:

TMA306.1

Hà Nội, 2017
1


MỤC LỤC

2




LỜI MỞ ĐẦU

Xã hội càng ngày càng phát triển với nhiều cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong đó sự ra đời của Internet đánh dấu 1 bước tiến mới, tạo
ảnh hưởng vô cùng lớn đến cơ cấu cũng như các hoạt động sản xuất trong nghành kinh
tế và cũng là nền tảng mạnh mẽ cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử.
Xuất hiện từ những năm cuối thể kỷ 20 và không ngừng phát triển mạnh mẽ trên thế
giới, cho đến nay thương mại điện tử đã trở thành một công cụ quan trọng không thể
thiếu và được ứng dụng rộng rãi và có những thành tựu đáng kể trong nhiều lĩnh vực,
ngành nghề khác nhau. Thương mại điện tử cho phép khách hàng dễ dàng hơn trong
việc mua hàng và doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí bán hàng, đây là kênh
mua bán mang lại lợi ích lớn cho cả hai phía.
Có nhiều dự đoán rằng: "Trong tương lai thương mại điện tử sẽ trở thành ngành có
triển vọng nhất"”Điều này là hoàn toàn có thể xảy ra. Sự phát triển của thượng mại
điện tử góp phần thúc đấy sự hội nhập, toàn cầu hóa của các quốc gia. Và các quốc gia
đang phát triển như Việt Nam cũng không thể đứng ngoài vòng xu hết này. Tuy nhiên,
tại Việt Nam, sự phát triển thương mại điển tử còn gặp nhiều vấn đề trắc trở, nhất là
muốn đưa một doanh nghiệp thương mại điện tử của Việt Nam vươn xa là điều không
hè dễ dàng. Trong khi đó, chúng ta có thể bắt gặp sự phát triển vô cùng thành công của
Alibaba - Trung Quốc trong ứng dụng thương mại điện tử vào lĩnh vực bán lẻ. Vì thế
tôi lựa chọn đề tài: Phân tích ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp Alibaba.
Tôi hy vọng tiểu luận này sẽ góp phần là một kênh tham khảo những bài học kinh
nghiệm của doanh nghiệp Trung Quốc ứng dụng để phát triển thương mại điện tử tại
Việt Nam trong quá trình hội nhập.

3



NỘI DUNG

Chương I) Giới thiệu về doanh nghiệp ALIBABA

1) Lịch sử hình thành:.
Tên Alibaba bắt nguồn từ
câu chuyện “Alibaba và 40
tên cướp” nổi tiếng thế giới
Khẩu hiệu của Alibaba:
"Global Trade starts here..."

Alibaba được Jack Ma thành lập vào năm 1999 tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung
Quốc.
-Năm 1999: Jack Ma cùng một số bạn bè đã lên kế hoạch xây dựng doanh nghiệp. Họ
sử dụng một khoản vốn khoảng 500.000 nhân dân tệ để thành lập công ty với mục tiêu
đưa doanh nghiệp Trung quốc này ra toàn cầu.
-

Hoàn cảnh thị trường Trung Quốc hiện tại: Sự ứng dụng Internet còn chưa phô
biến, hình thức thương mại điện tử còn mới mẻ và chưa được tin tưởng.

Trong hoàn cảnh đó, Jack Ma nhanh chóng sử dụng hết nguồn vốn và có nguy cơ thất
bại. Tuy nhiên sau đó Jack Ma đã vận động được một khoản đầu tư mạo hiểm của ngân
hàng Goldman Sachs có giá trị 5 triệu đô la.
-Năm 2003: Softbank Corp ( Nhật Bản) bỏ ra 20 triệu đô la Mỹ đầu tư cho Jack Ma
lập Taobao.com.
4


-Năm 2005: Yahoo quyết định rút lui khỏi thị trường Trung Quốc, ngay sau đó Jack Ma

tiếp quản các cơ sở hoạt động của Yahoo bằng 40% cô phần của mình tại Alibaba cho
đối tác Yahoo.
-Năm 2006: Alibaba và ICBC, Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc, Ngân hàng Nông
nghiệp Trung Quốc đã hợp tác để cung cấp dịch vụ thanh toán qua mạng Alipay.
-Năm 2008: Tmall ra đời
-Năm 2010, Aliexpress ra đời với mục đích phục vụ khách hàng quốc tế.
- Đến 2014:Alibaba đứng thứ 12 trong top 15 công ty có vốn hóa lớn nhất, vượt qua cả
các thương hiệu quốc tế mạnh như Facebook, Cocacola hay Oracle.
Hiện Alibaba đã đặt được một số thành tựu như:
-

4 năm liền nhận giải thưởng “Best of the Web: B2B” do tạp chí Forbe bình

-

chọn.
Được độc giả của tạp chí Far Eastern Economic Review bình chọn là trang web
B2B thông dụng nhất.

2) Các sản phẩm của Alibaba:
Hiện Alibaba đã mở rộng quy mô, có đến 17 công ty con cung cấp các sản phẩm khác
nhau, trong đó tiêu biểu là:
Taobao.com: Thị trường C2C lớn nhất Trung Quốc.
Tmall.com: Thị trường B2C
1688.com: Dẫn đầu thị trường điện tử B2B tại Trung Quốc.
Ali express: Phục vụ chủ yếu cho khách hàng quốc tế, đặc biệt là các khách hàng có ý
định làm ăn với doanh nghiệp nội địa Trung Quốc.
Alipay.com: Nền tảng thanh toán điện tử

5



Yuhuasuan.com: Bán hàng và marketing cho hình thức “Flash sales”
Ngoài ra Alibaba còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác như: AliTelecom, Alibaba
International, AliTravel, Alibaba Cloud, DingTalk, Net.cn, YUN OS, Xiami, LaiWang.

3) Quy mô, doanh thu:
- Alibaba có hơn 68 triệu thành viên đăng ký đến từ hơn 240 quốc gia khác nhau,
cho phép người dùng tìm kiếm thông tin và hướng dẫn kinh doanh thông qua các danh
mục của 27 lĩnh vực và hơn 40000 loại sản phẩm
-Tập đoàn Alibaba có hơn 22.000 nhân viên với hơn 100 văn phòng.
-Các website của Alibaba đã chiếm đến 60% số lượng hàng hóa được vận
chuyển tại Trung Quốc.
- Trang web Alibaba (www.alibaba.com) hiện nay có giao diện tiếng Anh và đã
có hơn 4.830.000 doanh nghiệp đăng kí từ hơn 240 nước khác nhau. Trung bình, mỗi
ngày Alibaba có hơn 18.740 doanh nghiệp mới tham gia. Alibaba.com trở thành sàn
TMĐT kết nối doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
Trong quá trình phát triển, Alibaba cũng gặp nhiều thăng trầm, biến cố. Và đến
hiện tại, theo báo cáo tài chính năm 2016 của tập đoàn này thì doanh thu của Alibaba
tăng mạnh. Trong quý 3 đạt 53,2 tỷ CN¥ (7,76 tỷ USD), lợi nhuận ròng đạt 2,57 tỷ
USD. Tuy nhiên doanh thu từ mảng thương mại điện tử, chiếm 87% trong tông doanh
thu thasp hơn so với cùng kỳ năm ngoái là 92%. Ngành kinh doanh kỹ thuật số và giải
trí có doanh thu tăng trưởng đến 273% và đạt 4 tỷ CN¥. Mảnh kinh doanh điện toán
đám mây tuy mới xuất hiện nhưng cũng tăng trưởng 115% và đạt 1.7 tỷ CN¥. Dù số
người dùng đang tăng trưởng chậm lại (hiện đang có 443 triệu người dùng), Alibaba
vẫn đã thu được doanh số kỷ lục trong ngày lễ độc thân 11/11/2016 đồng thời lấn át
các đối thủ cạnh tranh trên thị trường quảng cáo trực tuyến như Baidu. Quý 4 năm
6



2016, doanh thu từ điện toán đám mây cũng đã tăng trưởng gấp đôi. Nhìn chung doanh
thu cả năm của Alibaba đạt mức tăng trưởng từ 48% lên 54%.

Chương II) CÁC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI DOANH
NGHIỆP
1) Công cụ bán hàng
Alibaba đã xây dựng các Website bán hàng trức tuyến kết nối người tiêu dùng, các
doanh nghiệp là: Website Alibaba.com, Taobao.com và Tmall.com cung cấp cho
khách hàng các thông tin về sản phẩm, dịch vụ. Đối với người bán,họ có thể:
- Tiếp thị sản phẩm: Công cụ này dành cho những người sử dụng là thành viên của
Alibaba.com, họ có thể chào bán bán sản phẩm của mình trên trang web, tiếp cận
khách hàng bởi các quảng cáo và gợi ý trên giao diện.
Công cụ Alibaba cung cấp là CPA (Cost Per Action – trả tiền theo từng hành động cụ
thể). Ngoài ta tiếp thị liên kết: Người tiếp thị giới thiệu hàng hóa của nhà cung cấp, và
nếu khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp từ nguồn của đó, người tiếp thị sẽ
được nhận hoa hồng.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ tiện ích:
Thành viên của Alibaba sử dụng các công cụ này để hỗ trợ các tiện ích như mua, bán
hay trao đôi thông tin, tham gia vào cộng đồng…
VD: • Trade Manager: Sử dụng công cụ này để trò chuyện trực tuyến. Khách hàng và
nhà cung cấp có thể trao đôi với nhau dễ dàng hơn.

7


2) Công cụ mua hàng
- Tìm kiếm:Alibaba tìm kiếm cho khách hàng những nhà cung cấp sản phẩm hàng hóa
tốt nhất. Công cụ Price Watch: giá cả được cập nhật theo giá tại thị trường, giúp khách
hàng theo dõi thông tin và giá cả mới nhất của những mặt hàng trên thị trường, so sánh
để đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất.

- Cung cấp danh mục sản phẩm: alibaba.com cung cấp danh mục sản phẩm đầy đủ,
khoa học dễ dàng gúp khách hàng tìm kiếm được sản phẩm mong muốn.
- Chào mua: Thay vì đi tìm kiếm nhà cung cấp phù hợp, phía khách hnagf có thể lựa
chọn: mô tả những gì bạn đang tìm kiếm và các nhà cung cấp sẽ tự tìm kiếm, liên hệ
bạn điều này góp phần tiết kiệm thời gian, công sức cho cả 2 bên người mua và người
bán.
- Cung cấp hồ sơ công ty: Người mua có thể tìm hiểu hồ sơ công ty của nhà cung cấp
để đưa ra quyết định lựa chọn tối ưu nhất.
3) Công cụ thanh toán trực tuyến:
Alibaba cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến Alipay hiện đang nắm giữa thị phần
thanh toán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Alipay là một ví điện tử, người dùng nạp
tiền vào tài khoản Alipay và có thể chi tiêu, mua sắm với những nhà cung cấp sử dụng
Alipay. Đây là một công cụ rất tiện lợi, giúp Alibaba giữ chân được hách hàng cũng
như sở hữu một lượng thông tin lớn về cá nhân khách hàng, thói quen chi tiêu, mua
sắm....
Chương III) BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1) Ưu điểm của Alibaba
Việc tạo ra một tài khoản trên alibaba.com rất đơn giản và không mất chi phí. Điều này
tạo điều kiện để phát triển số lượng khách hàng, nhà cung cấp của Alibaba. Từ đó tạo
nên một môi trường thương mại rộng lớn, thúc đẩy thương mại toàn cầu.
8


- Cung cấp các dịch vụ cho khách hàng và thị trường một cách hiệu quả: cung cấp
các dịch vụ hỗ trợ giao dịch nhằm giúp các công ty mua bán trên thị trường có thể dễ
dàng tìm được đối tác phù hợp
- Cung cấp các thông tin hàng hóa
- Tạo cơ hội cho người bán, người mua tìm đối tác kinh doanh mới: Alibaba.com là
một trong những sàn giao dịch TM lớn nhất thế giới và là nơi cung cấp các dịch vụ
Marketing hàng đầu trên mạng cho những nhà xuất nhập khẩu, là điểm đến đầu tiên

và cũng là cuối cùng để tạo cơ hội kinh doanh và xúc tiến trên mạng.
- Cắt giảm chi phí bán hàng của các nhà cung cấp
- Làm cho thị trường vận hành hiệu quả hơn.
Alibaba.com là một trong những sàn giao dịch thương mại lớn nhất thế giới và
nơi cung cấp các dịch vụ hàng đầu cho những nhà xuất khẩu và nhập khẩu.
Alibaba.com là điểm đến đầu tiên và cũng là cuối cùng cho những công ty xuất nhập
khẩu muốn tìm cơ hội kinh doanh và xúc tiến việc kinh doanh trên mạng.
2) Hạn chế của Alibaba:
Là một công ty thương mại điện tử tiên phong tại Trung Quốc, Alibaba đối mặt với
nhiều rủi ro:
- Sự nhận thức về thương mại điện tử còn chưa được thực sự phát triển ở Trung Quốc
lúc Alibaba mới thành lập, mới có rất ít các công ty quan tâm đến thương mại điện tử,
thương mại giao dịch chủ yếu là thương mại truyền thống và người tiêu dùng đã thói
quen với mô hình cũ . Điều này khiến Alibaba gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát
triển.
- Công ty phải hứng chịu những rủi ro tiềm tang của công ty đầu tiên lập nên sàn giao
dịch thương mại điện tử ở Trung Quốc.

9


- Với sự bùng nô Internet thì số lượng xuất hiện các sàn giao dịch lớn là rất nhiều. Đây
sẽ là những đối thủ cạnh tranh lớn của Alibaba. Trong điều kiện muốn vươn ra quốc tế,
Alibaba phải đối mặt với nhiều đối thủ đáng gờm như: Ebay, Amazone .
- Khi có sự biến động của thị trường thì Alibaba sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro về tài
chính như mất thời gian và công sức đi tìm các đối tác mới, cũng như việc lấy lại niềm
tin của khách hàng đều rất khó khăn.
3) Bài học cho các doanh nghiệp thương mại điện tử khác
Alibaba.com là một trong số những sàn B2B thành công nhất trên thế giới và quá
trình phát triển của tập đoàn này đã để lại nhiều bài học quý giá mà các doanh nghiệp

Việt Nam có thể học tập.
a , Chiến lược
Nhà nước cần ban hành những chính sách, khung pháp lí phù hợp, đảm bảo cho các
hoạt động thương mại nói chung và thương mại điện tử nói riêng được phát triển. Việc
phát triển thương mại điện tử lâu dài đòi hỏi sự hội nhập với thị trường nước ngoài,
điều này gắn liền với hơi thở của kinh tế, văn hóa, Việt Nam trong quá trình hội nhập.
Ngoài ra cơ sở hạ tầng công nghẹ thông tin cũng là một yếu tố cứng đóng vai trò nền
tảng để thương mại điện tử có thể phát triển. Nhất là các hình thức thanh toán trực
tuyến cần được nhất thống, liên kết rộng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng
giao dịch trên thị trường.
Việc xây dựng một website cần có một chiến lược lâu dài, rõ ràng phù hợp với tình
hình thị trường thương mại điện tử. Phải biết xác định những đối tượng khách hàng cụ
thể là một trong những bài học từ alibaba. Cần phải nhắm rõ tới đối tượng khách hàng
mục tiêu để có được kết quả kinh doanh tốt nhất.

10


Ngoài ra việc xây dựng cho mình hệ thống công nghệ riêng cũng vô cùng quan
trọngvì đây là cơ sở để phát triển lâu dài cũng như để cạnh tranh được với các đối thủ
đến từ các quốc gia khác có sự phát triển hơn về công nghệ .
b, Khách hàng
Các dịch vụ chăm sóc khách hàng phải thật chu đáo. Một trong những yếu tố dẫn đến
thành công của alibaba là hoàn thiện và chỉnh sửa thông tin cho khách hàng, không để
họ tự làm hoàn toàn. Vì mục đích của các sàn B2B là “môi giới” cho các doanh nghiệp
có nhu cầu giao dịch tìm đến với nhau vv… nên điều này là vô cùng cần thiết.
c, Về năng lực tổ chức
Đội ngũ điều hành của sàn cũng cần có khả năng và uy tín. Chỉ những người có
đầy đủ chuyên môn mới có thể tìm ra được những vấn đề còn tồn tại khi xây dựng và
phát triển , cũng như đưa ra được chiến lược và giải pháp cho sự phát triển lâu dài của

sàn giao dịch.
d. Về tài chính
Việc lựa chọn nhiều nhà đầu là vô cùng quan trọng. Mọi hoạt động của các doanh
nghiệp đều gắn liền với tài chính. Đây là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp
sinh tồn được trên thị trường. Alibaba sở dĩ tồn tại được khi mà chưa đem lại lợi
nhuận trong nhiều năm đầu chính là nhờ nhà đầu tư. Việc tìm kiếm dược một nhà đầu
tư phù hợp ửng hộ triết lý của công ty là không hề dễ dàng.Các doanh nghiệp luôn cần
phải hoàn thiện mô hình kinh doanh cũng như từ đó tích cực hấp dẫn sự quan tâm của
các nhà đầu tư.

11


KẾT LUẬN
Trên đây là mô hình kinh doanh thương mại điện tử của tập đoàn Alibaba cùng một số
phân tích của cá nhân tôi. Ở thời đại công nghệ thông tin, thương mại truyền thống
đang dần bộc lộ những khuyết điểm của nó thì việc áp dụng thương mại điện tử vào
hoạt động kinh doanh là một điều các doanh nghiệp nên áp dụng. Nếu nằm ngoài luồng
phát triển công nghệ thông tin này, một nguy cơ rất lớn là doanh nghiệp đó sẽ bị thì
trường đào thải. Tuy vậy không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ thành công với mô
hình này Alibaba. Điều thành công của Alibaba chính là lựa chọn được mô hình hoạt
động thích hợp thay vì bê nguyên mô hình đang rất thành công của Amazon, Ebay về
Trung Quốc. Việt lựa chọn mô hình cần cân nhắc nhiều đến điều kiện văn hóa, xã hội,
kinh tế của quốc gia cũng như đặc điểm tiêu dùng đồng thời luôn nhạy bén trước mọi
thay đôi của xã hội để đưa doanh nghiệp trở nên lớn mạnh.
Trong thời điểm hiện tại, khi thị trường thương mại điện tử Việt Nam hứa hẹn sẽ bùng
nô với những sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp thương mại điện tử thì mỗi
công ty đều cần có một chiến lược đúng đắn và đừng nên lặp lại những sai lầm của các
công ty đi trước. Và các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ nếu biết ứng dụng tốt
thương mại điện tử cũng như bắt kịp những thời cơ thì hứa hẹn sẽ có những bước tiến

không nhỏ trong thị trường ngày một đa dạng hóa này.

12



×