Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Ứng dụng thương mại điện tử tại tập đoàn EDX tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (651.7 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NÔNG TÙNG VÂN

ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI TẬP ĐOÀN EDX

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60 34 01 02

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội, 2017


Cụng trỡnh c hon thnh ti: Hc vin Khoa hc xó hi

Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. CHU C DNG

Phản biện 1: PGS.TS. Trn Vn Hũe
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyn Xuõn Trung

Luận vn sẽ đ-ợc bảo vệ tr-ớc Hội đồng chấm luận vn thạc sĩ họp
tại: Học viện Khoa học xã hội hồi 16h giờ 05, ngày 03 tháng 05 năm
2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Th- viện Học viện Khoa học xã hội


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, vì sự phát triển mạnh mẽ không ngừng, vươn ra khỏi
phạm vi một quốc gia, TMĐT không chỉ được áp dụng trong hoạt
động kinh doanh thông thường mà còn được áp dụng trong các hoạt
động xuất nhập khẩu của DN bằng các mô hình TMĐT thông thường
như DN – DN (B2B), DN – người tiêu dùng (B2C), DN – chính phủ
(B2G), đồng thời phát triển các tiện ích thanh toán TMĐT và hệ
thống quản lý thanh toán TMĐT quốc gia để sử dụng rộng rãi các mô
hình trên.
Trên cơ sở đó, gần đây đã có nhiều DN đã đầu tư vào kênh
xuất khẩu trực tuyến để chủ động hơn trong việc tìm đầu ra cho sản
phẩm, mở rộng kinh doanh, tối giản chi phí, tối đa hóa khả năng DN
và khẳng định thương hiệu. Song, nhiều DN vẫn còn lúng túng trong
việc tiếp cận triển khai mô hình kinh doanh mới này nên cũng tiềm
ẩn không ít rủi ro, và phương thức kinh doanh này của DN Việt chưa
đạt hiệu quả cao so với một số quốc gia khác cùng khu vực như:
Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc... do nhiều lý do khách quan và chủ
quan.
Mặc dù lĩnh vực TMĐT và xuất khẩu thông qua TMĐT là một
vấn đề rất mới tại Việt Nam, nhưng nhận thấy tầm quan trọng và
tiềm năng của TMĐT với sự phát triển các DN nói riêng và sự phát
triển kinh tế của Việt Nam nói chung, tôi mạnh dạn tìm hiểu và lựa
chọn nghiên cứu vấn đề “Ứng dụng thương mại điện tử tại Tập
đoàn EDX” làm luận văn thạc sĩ của tôi.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Hiện nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về TMĐT và
những mô hình TMĐT được ứng dụng thành công tại các DN Việt
1



Nam. Tiêu biểu trong số đó có phải kể đến một vài công trình nghiên
cứu sau:
-

Cuốn “TMĐT - thực tế và giải pháp” của tác giả Nguyễn Duy
Quang và Nguyễn Văn Khoa, nhà xuất bản GTVT (2006), đây có
thể coi là cuốn sách toàn diện nhất đề cập đến vấn đề TMĐT với
cả hai góc nhìn kinh tế và kỹ thuật, cuốn sách được tham khảo và
tổng hợp từ rất nhiều những kinh nghiệm quý báu của các chuyên
gia kinh tế cũng như các tập đoàn TMĐT lớn trên thế giới cũng
như tại Việt Nam. Cuốn sách gồm 7 phần chính, đưa ra một cái
nhìn thực tế nhất về TMĐT đồng thời cũng gợi ý những giải
pháp hay về TMĐT và ứng dụng nó để người đọc tìm hiểu, hành
động và áp dụng vào thực tế DN mình.

-

Cuốn “Tương lai của TMĐT”của tác giả Sayling Wen, là một
cuốn sổ tay về TMĐT, dễ đọc, dễ hiểu và hàm chứa nhiều vấn đề
về TMĐT. Sách bao gồm 5 chương với nội dung khẳng định một
luận điểm quan trọng, đó là TMĐT là thương mại. Hệ thống tốt
nhất để triển khai kinh doanh bao gồm dòng thông tin, hàng hóa
và tiền tệ. Ngoài ra phần phụ lục cuốn sách còn giới thiệu một số
xu hướng, dự báo sâu sắc về TMĐT và những hoạt động về một
nền kinh tế mới.

-

Từ năm 2004, Vụ TMĐT (Bộ Thương Mại), nay là Cục TMĐT
và Công nghệ thông tin – Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết

tình hình hoạt động TMĐT Việt Nam trong các báo cáo thường
niên. Các báo cáo này cung cấp một cái nhìn tổng quan về thực
trạng tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam trong năm như: tình
hình ứng dụng TMĐT trong DN, thực trang về cơ sở hạ tầng cho
TMĐT, triển khai chính sách TMĐT trong thực tế, tình hình đào
tạo về TMĐT, … đồng thời đưa ra nhiều kiến nghị Nhà nước
2


trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về TMĐT và
các DN trong việc triển khai ứng dụng TMĐT.
-

Bên cạnh những cuốn sách tiêu biểu, còn có rất nhiều công trình
nghiên cứu của những tác giả đi trước đã tìm hiểu và đề xuất giải
pháp cho việc ứng dụng TMĐT tại DN Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu có đề cập trên đã hệ thống hóa

được những vấn đề cơ bản về TMĐT, cụ thể: quá trình hình thành,
phát triển của TMĐT trên thế giới và tại Việt Nam, những mô hình
TMĐT được áp dụng thành công tại Việt Nam, những lĩnh vực áp
dụng TMĐT tại Việt Nam, những bài học kinh nghiệm cho sự phát
triển TMĐT tại Việt Nam, đề xuất các gợi ý, giải pháp nhằm nâng
cao và hoàn thiện hoạt động ứng dụng TMĐT trong DN. Tuy nhiện,
các công trình này đều chưa đề cập, chưa nghiên cứu cũng như chưa
trình bày những nhân tố tác động đến việc ứng dụng TMĐT trong
hoạt động xuất khẩu của DN Việt, trong thời kỳ hội nhập kinh tế
quốc tế và phát triển kinh tế quốc gia.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng ứng dụng TMĐT B2B trong lĩnh vực
xuất khẩu trên sàn Alibaba.com của Tập đoàn EDX. Đề xuất những
giải pháp hoàn thiện ứng dụng TMĐT của EDX trên sàn
Alibaba.com.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu về những nhân tố tác động đến DN khi lựa chọn ứng
dụng TMĐT B2B vào xuất khẩu;

-

Nghiên cứu về thực trạng ứng dụng TMĐT B2B trong lĩnh vực
xuất khẩu trên sàn Alibaba.com của tập đoàn EDX;

-

Đề xuất những giải pháp hoàn thiện ứng dụng TMĐT B2B trong
3


lĩnh vực xuất khẩu trên sàn Alibaba.com của tập đoàn EDX.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc ứng dụng TMĐT
B2B trong lĩnh vực xuất khẩu trên sàn Alibaba.com tại tập đoàn
EDX.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: phạm vi nghiên cứu của luận văn là ứng dụng
TMĐT, nội dung, tiêu chí đánh giá hiệu quả và những nhân tố tác

động đến việc ứng dụng TMĐT.
- Về không gian: phạm vi nghiên cứu của luận văn giới hạn ở
việc nghiên cứu ứng dụng mô hình TMĐT B2B trong hoạt động xuất
khẩu qua sàn Alibaba.com của tập đoàn EDX.
- Về thời gian: Luận văn sử dụng những tư liệu, số liệu được
tổng hợp từ năm 2013 cho đến hết 2016 của các báo cáo công ty
EDX và báo cáo tổng hợp hoạt động của Alibaba năm 2015
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận là phương pháp duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lê nin về phát triển kinh tế, về hội
nhập kinh tế quốc tế, về vai trò của CNTT trong nền kinh tế tri thức.
Bên cạnh đó luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương
pháp định tính, phương pháp phân tích dữ liệu có sẵn, phương pháp
hệ thống hóa, phương pháp diễn giải và so sánh.
6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
-

Ý nghĩa lý luận: Luận văn sẽ nghiên cứu, hệ thống hóa và làm rõ
lý luận về TMĐT nói chung cũng như phân tích các nhân tố tác
động đến việc ứng dụng TMĐT ở các DN, những tiêu chí đánh
giá việc ứng dụng TMĐT hiệu quả tại các DN và nghiên cứu
4


hoạt động ứng dụng TMĐT B2B trên sàn Alibaba.com của Tập
đoàn EDX.
-

Ý nghĩa thực tiễn: Từ nghiên cứu việc ứng dụng mô hình kinh
doanh TMĐT B2B trên sàn Alibaba.com của Tập đoàn EDX,

luận văn đề xuất những giải pháp, kiến nghị để EDX hoàn thiện
việc ứng dụng TMĐT B2B trên sàn Alibaba.com.

7. Cơ cấu luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục từ viết tắt… luận văn được chia làm 03 chương:
- Chương 1: Các vấn đề lý luận thực tiễn liên quan đến TMĐT
- Chương 2: Đánh giá thực tế ứng dụng TMĐT B2B trong xuất
khẩu trực tuyến trên Alibaba.com tại tập đoàn EDX
- Chương 3: Giải pháp hoàn thiện ứng dụng TMĐT B2B trong
xuất khẩu trực tuyến tại tập đoàn EDX qua sàn Alibaba.com

5


CHƯƠNG 1: Các vấn đề lý luận thực tiễn liên quan đến TMĐT
TMĐT và những nhân tố tác động đến việc ứng dụng

1.1.

TMĐT của các DN
1.1.1.

Khái niệm TMĐT
Theo nghĩa hẹp, TMĐT là việc mua bán hàng hoá và dịch

vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là
máy tính và Internet.
Theo nghĩa rộng, có thể nhìn nhận TMĐT dưới nhiều góc
độ như góc độ DN, góc độ quản lý nhà nước và theo các tổ chức uy

tín thế giới, thì bản chất của TMĐT là gồm toàn bộ các chu trình và
các hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân được thực hiện
thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là
mạng Internet. Và TMĐT phải được xây dựng trên một nền tảng
vững chắc về các mặt như: cơ sở hạ tầng về kinh tế, công nghệ, pháp
lý và nguồn nhân lực.
1.1.2.
-

Đặc trưng của TMĐT

Về hình thức giao dịch: Các bên tiến hành giao dịch trong
TMĐT không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải
biết nhau từ trước

-

Về phạm vi thị trường: Các giao dịch thương mại truyền thống
được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia,
còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên
giới (thị trường thống nhất toàn cầu)

-

Về chủ thể tham gia giao dịch thương mại: Trong hoạt động
giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất ba chủ thể, trong
đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ
mạng, các cơ quan chứng thực

6



-

Về mạng lưới thông tin: Đối với thương mại truyền thống thì
mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn
đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường

1.1.3.

Các mô hình TMĐT phổ biến
Các đối tượng tham gia vào TMĐT hình thành nên các mô

hình TMĐT được tóm tắt trong bảng sau:

Chính phủ

Người tiêu

Chính phủ (G)

DN (B)

G2G

G2B

G2C

B2G


B2B

B2C

C2G

C2B

C2C

dùng ( C)

(G)
DN (B)
Người tiêu
dùng ( C)

1.1.4.

Các nhân tố tác động đến việc ứng dụng TMĐT của các DN

1.1.4.1. Sự phát triển mạnh mẽ của internet
Internet phát triển mạnh mẽ và có nhiều lợi thế và có thể ứng
dụng vào muôn mặt của đời sống con người. Nhận thấy những lợi ích
và tiềm năng phát triển mang tính chất xu hướng như vậy, rất nhiều
DN đã ứng dụng các khả năng của internet vào hoạt động kinh doanh
của mình trước những nhu cầu cụ thể.
1.1.4.2. Nhận thức và thói quen người tiêu dùng dần thay đổi. TMĐT
trên nền tảng di động ngày càng phát triển.

TMĐT trên nền tảng các thiết bị điện tử như điện thoại thông
minh có các chức năng kết nối, truy cập internet, cài đặt và sử dụng

7


các ứng dụng mua sắm trực tuyến ngày càng được phổ biến rộng rãi
vì sự tiện lợi, đơn giản, chi phí thấp và tiết kiệm nhiều thời gian. Có
thể khẳng định TMĐT trên nền tảng di động đang là xu hướng chủ
đạo trong TMĐT
1.1.4.3. Xu hướng hợp tác quốc tế và hội nhập toàn cầu
Nhu cầu gắn kết phát triển TMĐT trong tiến trình hội nhập
kinh tế quốc tế ở Việt Nam, biến TMĐT trở thành một công cụ hỗ trợ
đắc lực cho tiến trình hội nhập và ngược lại thực sự trở nên vô cùng
cần thiết, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập
ngày càng sâu rộng và toàn diện hơn với nền kinh tế thế giới
1.1.4.4. Nhà nước khuyến khích thúc đẩy phát triển TMĐT
TMĐT theo xu hướng ngày càng phát triển và đem lại nhiều lợi ích
không chỉ cho DN mà còn cho nền kinh tế nước nhà nói chung, chính
vì thế mà Nhà nước ta luôn có những khuyến khích, hỗ trợ để các DN
Việt Nam áp dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh thực tế của
mình. Tháng 8/2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quyết định
số 1563/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai
đoạn 2016-2020. Kế hoạch tổng thể đề ra bảy nhóm nhiệm vụ chính
cần triển khai trong giai đoạn 2016-2020, bao gồm:
-

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về TMĐT

-


Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức hoạt động TMĐT

-

Đầu tư xây dựng và hoàn thiện các cơ sở hạ tầng thiết yếu cho
TMĐT

-

Phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT

-

Phát triển và ứng dụng các công nghệ mới trong TMĐT

-

Phát triển TMĐT tại một số vùng và lĩnh vực trọng điểm

8


-

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về TMĐT, nghiên cứu, đề xuất
phương án gia nhập các điều ước quốc tế, các thể chế hợp tác đa
phương về TMĐT.
Các tiêu chí đánh giá việc ứng dụng TMĐT hiệu quả


1.2.

Do đặc trưng thông tin trực tuyến, nên khi nhắc đến TMĐT thì
tương ứng với nó là website TMĐT. Ứng dụng TMĐT hiệu quả hay
không, tiêu chí đầu tiên ta bắt buộc phải xét đến là hoạt động website
có hiệu quả hay không. Theo TrustVn – Chương trình website
TMĐT uy tín do Vụ TMĐT (nay là Cục TMĐT và CNTT – Bộ Công
Thương) thực hiện, một số nhóm tiêu chí đánh giá như sau:
-

Thông tin định danh chủ website – thương hiệu

-

Điều khoản giao dịch giữa người bán – người mua

-

Cơ chế rà soát hợp đồng giao dịch

-

Bảo vệ thông tin cá nhân và quyền lợi người tiêu dùng
Còn theo các DN đã kinh doanh TMĐT lâu năm và gặt hái thành

công đã đúc kết lại được các tiêu chí để có thể xây dựng được 1
website TMĐT đạt tiêu chuẩn, phục vụ cho công việc kinh doanh của
DN mình, các tiêu chí này được gọi tắt là 7C (context, content,
community, customization, communication, connection, commerce).
1.3.


Nội dung ứng dụng TMĐT của DN Việt Nam

1.3.1.

Nội dung ứng dụng TMĐT của DN tại Việt Nam

-

Ứng dụng TMĐT trong kinh doanh: bao gồm cụ thể 3 nhóm:


DN ứng dụng TMĐT trong kinh doanh sản phẩm, dịch vụ
quảng cáo, marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, mở rộng
thị trường,…



DN kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT với những website
TMĐT, các ứng dụng TMĐT

9




DN sử dụng TMĐT để mua sắm nguyên vật liệu đầu vào
phục vụ kinh doanh sản xuất.

-


Ứng dụng TMĐT trong quản trị DN: Kết quả khảo sát qua các
năm cho thấy ứng dụng TMĐT trong công tác quản trị DN đang
dần đi vào chiều sâu, khi các phần mềm tác nghiệp được sử
dụng trở nên ngày càng đa dạng

-

Ứng dụng TMĐT trong tham gia sàn giao dịch: Trong bối cảnh
nguồn nhân lực TMĐT của DN còn ít và nguồn tài chính còn
khiêm tốn, tham gia các sàn giao dịch TMĐT (e-marketplace) là
một giải pháp mang tính chiến lược và đem lại hiệu quả cao.

1.4.

Thực tế hoạt động TMĐT của các nước trên thế giới
TMĐT đã và đang phát triển mạnh mẽ, khoảng cách giữa thế

giới thực và thế giới ảo ngày càng được thu hẹp hơn. Internet phát
triển sẽ là động lực để thúc đẩy sự tăng trưởng buôn bán trên phạm vi
toàn cầu.

10


CHƯƠNG 2: Đánh giá thực tế ứng dụng TMĐT B2B trong xuất
khẩu trực tuyến trên Alibaba.com tại tập đoàn EDX
2.1.

Giới thiệu về công ty EDX


2.1.1.

Tổng quan về công ty
Tập đoàn EDX Group được thành lập năm 2004, là một

trong những công ty hàng đầu có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực
kinh doanh trực tuyến. EDX là viết tắt của cụm Hệ sinh thái kinh
doanh – Khai thác dữ liệu công nghệ - Sự đột phá đầy bí ẩn và khác
biệt. Tên EDX có nghĩa là Hệ sinh thái kinh doanh trực tuyến mang
yếu tố bí ẩn, đột phá và khác biệt.
2.1.2.

Lĩnh vực kinh doanh
Tập đoàn EDX cung cấp một nền tảng hệ sinh thái

(Ecosystem) liên quan kinh doanh trực tuyến. EDX có nhiều chuyên
gia trong các lĩnh vực như : Xuất nhập khẩu, TMĐT, kinh doanh trực
tuyến, đào tạo trực tuyến…
2.1.3.

Sứ mệnh của công ty
Tối đa hóa mọi tiềm năng của các tổ chức và cá nhân trên

toàn thế giới thông qua việc xây dựng và khai thác các hệ sinh thái
kinh doanh trực tuyến lớn trên thế giới
2.1.4.

Tầm nhìn
EDX hướng đến khai thác hệ sinh thái TMĐT lớn nhất thế


giới của Tập đoàn Alibaba để trở thành đơn vị trung gian thương mại
xuất nhập khẩu trực tuyến số 1 Đông Nam Á
2.2.

Sự cần thiết ứng dụng TMĐT vào xuất khẩu của EDX
EDX xác định rõ mục tiêu “mở rộng kênh tiếp xúc với khách

hàng quốc tế, mở rộng kênh phân phối quốc tế để giải quyết đầu ra
cho sản phẩm, xây dựng thương hiệu cho công ty và sản phẩm tóc giả
11


EDX”. Vì vậy việc ứng dụng TMĐT vào xuất khẩu qua kênh Alibaba
là cách để mở rộng thị trường xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh
của EDX với cách thức kinh tế nhất
Tại sao EDX lựa chọn xuất khẩu trực tuyến thông qua

2.3.

sàn B2B Alibaba.com?
2.3.1.

Alibaba.com là gì?
Đây là website một công ty về TMĐT, đấu giá trực tuyến,

hosting của Trung Quốc do tỷ phú Mã Vân thành lập vào đầu tháng
4/1999 tại Hàng Châu, Triết Giang, Trung Quốc. Khởi thủy website
Alibaba.com chuyên về thương mại B2B, nhận thấy rõ thế mạnh của
Trung Quốc là một quốc gia chuyên sản xuất hàng hóa với lượng

hàng hóa khổng lồ, giá rẻ, Jack Ma đã biến Alibaba.com trở thành
cầu nối giúp các công ty lớn trên toàn cầu có cơ hội được tiếp cận với
nguồn hàng hóa phong phú tại quốc gia này, website được lập ra
nhằm kết nối những người mua hàng ở nước ngoài với các cá nhân,
DN sản xuất, bán hàng của Trung Quốc. Từ năm 2010, Alibaba.com
bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu bằng việc cho
phép các DN nước ngoài có thể khai thác và sử dụng như DN Trung
Quốc
2.3.2.
-

Tại sao EDX lựa chọn xuất khẩu qua Alibaba?

Lợi ích TMĐT B2B mang lại cho người bán và người mua
doanh nghiệp

-

Alibaba đã xây dựng được uy tín trên thế giới là sàn giao dịch
TMĐT B2B số 1 thế giới

-

Alibaba hoạt động như một cầu nối uy tín giữa DN xuất khẩu và
DN nhập khẩu quốc tế

-

Alibaba.com có những điều kiện cần và đủ để giúp việc xuất
khẩu qua TMĐT của EDX thành công.

12


Hoạt động xuất khẩu của công ty EDX trên sàn TMĐT

2.4.

B2B Alibaba.com
2.4.1.

Xây dựng gian hàng
Mỗi thành viên có một user và một mật khẩu tương ứng, người

có thông tin này sẽ có quyền thiết lập gian hàng trên giao diện được
thiết lập các trường thông tin có sẵn của Alibaba. Người này chính là
chủ gian hàng, là người bán và có quyền quản lý gian hàng cao nhất.
Người này có quyền cập nhật, chỉnh sửa thông tin hình ảnh của gian
hàng, có quyền tạo các tài khoản phụ để giao quyền quản trị, …Các
trường thông tin phải được điền đầy đủ, chính xác, công khai thì mới
có thể thiết lập các bước khác trong quản lý gian hàng
2.4.2.

Quản lý gian hàng

Alibaba cung cấp cho người dùng những công cụ để quản lý
gian hàng của mình:
-

Công cụ liên lạc trực tiếp chủ gian hàng


-

Công cụ theo dõi hoạt động gian hàng

-

Công cụ tiện ích cho khách hàng khi truy cập vào gian hàng

2.4.3.

Khai thác gian hàng

Alibaba cung cấp cho người dùng không chỉ là môi trường kinh
doanh TMĐT, còn tạo điều kiện để DN khai thác các nguồn tài
nguyên thông tin trên Alibaba. Trên Alibaba hiện có một hệ thống
các thư hỏi hàng (các chào mua) của DN nhập khẩu trên toàn thế giới
gọi là hệ thống Alisource. Hệ thống này là tập hợp các chào mua của
các nhà nhập khẩu, có nhu cầu thật sự về sản phẩm có trên Alibaba
nhưng chưa tìm được nhà xuất khẩu phù hợp với yêu cầu, những nhà
nhập khẩu có thể viết những chào mua này trên Alibaba và sẽ có
những nhà xuất khẩu báo giá cho họ nếu thấy phù hợp

13


Đánh giá thực tế ứng dụng TMĐT B2B trong xuất khẩu

2.5.

trực tuyến tại tập đoàn EDX

2.5.1.

Thực trạng ứng dụng TMĐT B2B trên sàn Alibaba.com

2.5.1.1. Yếu tố hợp tác quốc tế giữa Alibaba và EDX
-

Các DN nói chung và EDX nói riêng khi tham gia Alibaba sẽ có
sẵn sự uy tín toàn cầu do Alibaba đem lại, sự uy tín này đến từ sự
đảm bảo tính chính xác của thông tin do Alibaba xác nhận (thông
tin người dùng trên Alibaba)

-

Trung Quốc – quốc gia có nền văn hóa lâu đời và có những nét
tương đồng với văn hóa Việt Nam, không chỉ vậy trong xu
hướng thương mại quốc tế trên toàn thế giới, Trung Quốc có thể
coi là quốc gia có sự giao thoa văn hóa, kinh tế và thương mại
lớn nhất châu Á, vậy khi tham gia sàn giao dịch lớn nhất của
Trung Quốc, các DN Việt nói chung và EDX nói riêng có thể dễ
dàng học hỏi và thích nghi với văn hóa kinh doanh, cách thức
giao dịch thương mại của Trung Quốc với các quốc gia khác trên
toàn thế giới

2.5.1.2. Thực trạng ứng dụng TMĐT trên Alibaba của EDX
Về xây dựng gian hàng, website
Về cơ bản, EDX đã cập nhật đầy đủ thông tin công ty, năng
lực sản xuất, quy mô nhà xưởng, hình ảnh sản phẩm,… Tất cả thông
tin này đều đã được Alibaba đảm bảo tính xác thực để khách hàng
khi truy cập gian hàng tìm hiểu có thể yên tâm giao dịch.

Về quản lý gian hàng
Hoạt động quản lý gian hàng thông thường do chủ tài khoản
quản lý. Chủ tài khoản có thể phân quyền cho tối đa 5 tài khoản phụ
để thay nhau quản lý gian hàng, đảm bảo mỗi người trực gian hàng
thời gian nhất định, không để gian hàng trống, không có người trực
14


tin khách,… Tài khoản chính có thể theo dõi được tình hình hoạt
động của gian hàng và cả 5 tài khoản phụ, để từ đấy có thể đánh giá
được hoạt động chung của cả gian hàng.
Về khai thác gian hàng
EDX có 2 cách tiếp cận khách hàng. Cách 1 là khách hàng
chủ động liên hệ với EDX thông qua việc gửi tin nhắn trực tiếp khi
truy cập gian hàng và chờ EDX phản hồi, cách thứ 2 là EDX sử dụng
tài nguyên Alisource – hệ thống chào mua được cập nhật hàng ngày
hàng giờ trên Alibaba cho các gian hàng trả phí để chủ động tìm
kiếm, tìm hiểu nhu cầu, tiếp cận và báo giá cho khách hàng.
Nhân sự kinh doanh TMĐT của EDX.
EDX hiện tại có 6 nhân lực làm việc trong mảng xuất khẩu
tóc qua Alibaba chưa kể xưởng sản xuất và các bộ phận liên quan
như kế toán, hành chính, phòng mua hàng,…. 3 trong số 6 người trực
tiếp tham gia Alibaba có trình độ đại học, có 3 nhân viên được tiếp
quản 3 tài khoản phụ, phân chia chịu trách nhiệm quản lý gian hàng
để đảm bảo gian hàng được hoạt động liên tục và có thể phản hồi
khách hàng một cách nhanh nhất. 3 người còn lại phụ trách hỗ trợ về
phần mềm và xử lý mạng
Rủi ro trong TMĐT của Alibaba
Trong kinh doanh, rủi ro là không thể tránh khỏi, có nhiều loại
rủi ro như rủi ro về đối tác, về sản phẩm, về thông tin, … Thực tiễn

cho thấy những rủi ro thường gặp nhất trong TMĐT đó là sự xâm
nhập của các tin tặc, sự nguy hiểm của các dạng virus máy tính, tình
trạng bị chặn thông tin về thẻ tín dụng và rủi ro về thông tin người
bán và người mua….
2.5.2.

Đánh giá chung về thực trạng ứng dụng TMĐT tại tập

đoàn EDX.
15


Mặt tích cực
-

EDX là một trong số những DN Việt Nam thành công trên sàn
giao dịch TMĐT Alibaba. Doanh thu của công ty liên tục tăng
theo các năm hoạt động mặc dù thị trường nhập khẩu tóc giả
trên thế giới cũng có những chuyển biến nhưng EDX đã thích
nghi và làm mình phù hợp với thế giới từ việc đẩy mạnh số
lượng và chất lượng

Mặt hạn chế
-

Hoạt động xây dựng gian hàng còn chưa chuyên nghiệp, website
bán hàng có nhiều nhược điểm, giao diện không bắt mắt, chưa
kể đến các tin bài không được sắp xếp theo hệ thống khiến cho
nhiều khách hàng bị rối


-

Kinh doanh trên Alibaba.com có lúc gặp những rủi ro và với tốc
độ phát triển CNTT và mạng xã hội như hiện nay, chắc chắn rồi
sẽ có những thủ thuật mới được tin tặc áp dụng để gây ra những
rủi ro mới mà EDX không lường trước được.

-

Hoạt động quản lý và khai thác gian hàng mới chỉ dừng lại ở
việc trả lời thư khách hàng và khai thác hệ thống Alisource sẵn
có.

-

Cách thức liên hệ với khách hàng chỉ là thông qua hòm thư tin
nhắn tài khoản, công cụ chat trực tuyến Trade Manager và email

-

EDX vẫn không hoạch định chiến lược kinh doanh cụ thể dù đã
sang năm thứ 4 hoạt động trên Alibaba.com.

16


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ỨNG DỤNG TMĐT
B2B TRONG XUẤT KHẨU TRỰC TUYẾN TẠI TẬP ĐOÀN
EDX QUA SÀN ALIBABA.COM
3.1.


Bối cảnh mới: hội nhập quốc tế và hoạt động xuất khẩu

3.1.1.

Dự đoán xu hướng

Thanh toán quốc tế trực tuyến sẽ phát triển theo chiều sâu
Với xu thế TMĐT bùng nổ trong thời đại ngày nay, các hình
thức thanh toán sẽ phải phát triển theo chiều sâu, đảm bảo chất lượng
thanh toán giao dịch và thanh lọc đầu tư và phát triển. Hệ thống
thanh toán được hoàn thiện sẽ tạo được nhiều thuận lợi cho thị
trường TMĐT phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Ngành sản xuất tóc giả trở thành ngành công nghiệp đáng giá
triệu đô.
Trước đây, ngành xuất khẩu tóc toàn cầu do Trung Quốc,
Indonesia, Hồng Kông, Mỹ và Italy thống trị với giá trị xuất khẩu đạt
hơn 1,2 tỉ đô la Mỹ (Báo cáo nghiên cứu thị trường năm 2015 Alibaba. Những quốc gia nhập khẩu tóc lớn nhất là Mỹ, Nhật Bản,
Anh Quốc, Pháp và Hàn Quốc, giá trị nhập khẩu là hơn 980 triệu đô
la Mỹ.
EDX có thể mở rộng thêm thị trường mục tiêu khác như Mỹ
Thị trường mục tiêu của EDX khi xuất khẩu trên Alibaba là
thị trường EU, phần lớn khách hàng chính của EDX cũng đến từ khu
vực EU và một số ít ở Trung Quốc, Thái Lan và Mỹ. Thực tế này có
ý nghĩa là EDX vẫn có cơ hội để mở rộng thị trường mục tiêu ra các
quốc gia trên thế giới như Mỹ
3.1.2.

Các nhân tố tác động mới đến việc xuất khẩu thông qua


TMĐT Alibaba.com
TMĐT trên nền tảng di động và mạng xã hội TMĐT
17


Các DN đang ngày càng phát triển thị trường kinh doanh trực
tuyến trên điện thoại di động và dần đưa nó trở thành xu hướng mua
bán phổ biến trên toàn cầu. Rồi dần dần với công nghệ phát triển, hạ
tầng mạng không dây ngày càng ổn định và được nâng cao chất
lượng, TMĐT trên nền tảng di động sẽ phát triển mạnh mẽ hơn cả
TMĐT trên máy tính kết nối internet
Sàn giao dịch TMĐT trong và ngoài nước phát triển
Các sàn giao dịch TMĐT dần mở rộng quy mô, từ sản xuất
đến thương mại trong nước, các mặt hàng mà trước đây chỉ có được
trong nước bằng con đường nhập khẩu sẽ dần phổ biến trong nước
thông qua công ty thương mại và nhà phân phối tại nội địa. Khi đó,
do thói quen mua sắm truyền thống trong nước, một phần nào đó các
sàn giao dịch TMĐT như Alibaba chỉ còn là nơi trao đổi tìm kiếm
thông tin giữa các DN.
Các hiệp định thương mại tự do mở ra nhiều cơ hội và thách
thức cho xuất khẩu
TPP đem lại cho Việt Nam những cơ hội như đẩy mạnh xuất
khẩu các ngành chủ lực và là thế mạnh của Việt Nam, thúc đẩy thu
hút các nguồn đầu tư vào các ngành công nghệ cao, nâng cao trình độ
các lĩnh vực, đẩy mạnh hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế đất nước,
thúc đẩy cải cách thể chế, tái cơ cấu và nâng cao sức cạnh tranh của
nền kinh tế quốc gia.
Với Việt Nam, dù là thành viên trong 12 nước TPP song năng lực
thực sự về nhiều mặt vẫn ở mức khiêm tốn. Bên cạnh những cơ hội
thì cũng có những thách thức đi kèm như gia tăng sức ép về mở cửa

thị trường và cạnh tranh, chịu sức éo kiện toàn khuôn khổ luật pháp
và các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn quốc tế, trình độ phát triển so với các
quốc gia thành viên có khoảng cách quá lớn.
18


3.2.

Quan điểm và phương hướng phát triển

3.2.1.

Quan điểm của tác giả

-

Cần tập trung chuyển hóa khách hàng tiềm năng thành khách
hàng hiện tại

-

Thu thập địa chỉ thư điện tử của khách hàng

-

Làm bạn với truyền thông xã hội

-

Thiết kế lại cửa hàng trực tuyến


-

Chú trọng chất lượng dịch vụ khách hàng

3.2.2.

Phương hướng phát triển

-

Phát triển TMĐT cần bám sát sự phát triển của CNTT.

-

DN phải tự nhận thức vai trò và tiềm năng của mình trong ứng
dụng và phát triển TMĐT.

-

Phía Nhà nước và phía các DN cần chủ động, tích cực hỗ trợ lẫn
nhau để tạo môi trường phát triển TMĐT thuận lợi, thu hút công
nghệ và đầu tư cho sự phát triển TMĐT chung của Việt Nam

3.3.

Giải pháp hoàn thiện ứng dụng TMĐT B2B trong xuất

khẩu trực tuyến tại tập đoàn EDX
3.3.1.


Đào tạo và nâng cao năng lực của nguồn nhân lực kinh

doanh TMĐT
3.3.2.

Học hỏi từ những DN đi trước về hình thức xây dựng

website và quản lý gian hàng.
3.3.3.

Mở rộng mối quan hệ với DN TMĐT trong nước

3.3.4.

EDX cần xây dựng chiến lược kinh doanh TMĐT hiệu quả

3.3.5.

Xây dựng lòng tin với khách hàng quốc tế trên sàn

Alibaba.com ngay từ click chuột đầu tiên
3.4.

Kiến nghị

Thứ nhất, xây dựng hệ thống thanh toán TMĐT quốc gia
Thứ hai, xây dựng thương hiệu trực tuyến.
19



Thứ ba, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực
Thứ tư, hoàn thiện môi trường pháp lý
Thứ năm, đảm bảo an toàn cho các giao dịch TMĐT
Thứ sáu, phát triển các dịch vụ công phục vụ cho TMĐT
Thứ bảy, tăng cường hơn nữa sự hợp tác khu vực và quốc tế trong
phát triển TMĐT

20


KẾT LUẬN
Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc
biệt là sự phát triển của công nghệ và hạ tầng mạng internet đã tạo
điều kiện cho mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách nhanh
chóng và dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ số. Vì là một môi
trường truyền thông rộng khắp thế giới nên thông tin có thể giới thiệu
tới từng thành viên một cách nhanh chóng và thuận lợi. Chính vì vậy
đã tạo điều kiện thuận lợi cho TMĐT bùng nổ mạnh mẽ. Và TMĐT
nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới trở thành một công cụ rất
hữu hiệu để bán hàng và quảng cáo hàng hoá của các nhà cung cấp.
Đối với khách hàng, có thể có thể lựa chọn, so sánh hàng hoá phù
hợp cả về loại hàng hoá, dịch vụ giá cả, chất lượng và phương thức
giao hàng cho khách hàng.
Hiện nay, TMĐT ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong
việc mang lại cho DN những thông tin phong phú về thị trường và
đối tác, giảm chi phí, rút ngắn chu kỳ sản xuất, phát triển quan hệ
khách hàng và mở rộng thị trường kinh doanh. Tiềm năng của TMĐT
tại Việt Nam đã quá rõ ràng, lợi thế của TMĐT so với thương mại
truyền thống càng rõ ràng hơn. Bởi TMĐT không chỉ giới hạn ở một

vùng miền nhất định, thay vào đó, người ta hướng tới phạm vi toàn
cầu. Thị trường TMĐT Việt Nam vẫn chỉ mới ở giai đoạn sơ khai, do
đó khó tránh khỏi những khó khăn và tồn tại gây ảnh hưởng đến các
doanh nghiệp làm trong ngành như ứng dụng TMĐT chưa thực sự
hiệu quả về quy mô và chất lượng do hạn chế về nhận thức, vốn đầu
tư, công nghệ kỹ thuật tại DN cũng như những hạn chế về chính sách
đồng bộ phát triển TMĐT chung của quốc gia.
Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, luận văn đã tập
trung giải quyết được những vấn đề cơ bản sau đây:
21


-

Cung cấp cơ sở lý luận chung về TMĐT

-

Phân tích các nhân tốt tác động đến việc ứng dụng TMĐT của
DN

-

Nghiên cứu tình hình và đánh giá chung về thực trạng ứng dụng
TMĐT B2B của tập đoàn EDX trên sàn giao dịch Alibaba.com

-

Nghiên cứu và phân tích ứng dụng TMĐT của EDX trong bối
cảnh hội nhập quốc tế và xuất khẩu


-

Từ thực tế kinh doanh của EDX, tác giả đưa ra quan điểm và
phương hướng phát triển cho EDX, và đề xuất một số giải pháp
để hoàn thiện ứng dụng B2B trong xuất khẩu trực tuyến trên sàn
Alibaba.com.

Hy vọng với những luận giải, giải pháp mà tác giả đề xuất sẽ có ý
nghĩa tham khảo và ứng dụng thực tế cho các doanh nghiệp định
hướng kinh doanh và xuất khẩu thông qua TMĐT.

22


23


×