Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử của ALIBABA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.45 KB, 15 trang )

z



TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
__KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH__

TIỂU LUẬN MÔN HỌC

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA ALIBABA

Sinh viên thực hiện: Đỗ Thị Mỹ Linh
Mã sinh viên: 1512230237
Lớp: TMA306(2-1617).3_LT
Giảng viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Thị Hồng Vân

1


_____Hà Nội – 3/2017_____

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..............................................................................................................3
NỘI DUNG..................................................................................................................4
NỘI DUNG..................................................................................................................4
I.

TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ................................................4
1.



Khái niệm và quá trình phát triển của thương mại điện tử.........................4

2.

Các bước triển khai thương mại điện tử tại doanh nghiệp..........................6

3.

Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử..................................................6

II.
KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA
ALIBABA................................................................................................................. 8
1.

Giới thiệu chung về Alibaba..........................................................................8

2.

Những ứng dụng thương mại điện tử tại Alibaba......................................10

3.

Bí quyết thành công của Alibaba................................................................12

4.

Bài học kinh nghiệm...................................................................................13


KẾT LUẬN................................................................................................................ 14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................15

2


LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của công nghệ thông tin toàn cầu ngày nay mà đại diện tiêu biểu
của nó là mạng Internet đã làm cho biên giới quốc gia bị vượt qua chỉ bằng một cú
nhấp chuột. Ảnh hưởng của Internet vì thế mang tính toàn cầu và nó trở thành một
phần của quá trình toàn cầu hóa, vốn đã và đang biến đổi sâu sắc mọi mặt của xã hội
loài người từ kinh tế, chính trị đến văn hóa, xã hội. Những tác động quyết định, thách
thức và cơ hội lớn nhất Internet đặt ra nằm trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Internet đặt nền tảng cho sự hình thành của nền kinh tế trực tuyến, trong đó con
người cũng như phương tiện sản xuất và sản phẩm hàng hóa, đều có thể liên lạc trực
tiếp với nhau và liên tục, không cần đến giấy tờ, càng không phải đối mặt thực thể.
Những bước tiến mạnh mẽ của nền khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ của công nghệ
thông tin và truyền thông đã góp phần thúc đẩy thương mại điện tử phát triển, đặc biệt
là xu hướng thương mại điện tử B2B. Một trong những doanh nghiệp hàng đầu ứng
dụng thành công mô hình thương mại điện tử B2B tại Trung Quốc là Alibaba – nơi
những công ty trên khắp thế giới gặp gỡ nhau, tìm đối tác mua hoặc bán sản phẩm một
cách hiệu quả nhất. “ Được mệnh danh là ông vua thương mại điện tử ở Trung Quốc”,
tầm nhìn chiến lược được Jack Ma - chủ tịch tập đoàn, đưa ra cho Alibaba.com là “Trợ
giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện giao dịch thông qua Alibaba.com”. Để
thực hiện chiến lược này, Alibaba đã đi từng bước vững chắc dựa trên nhu cầu thị
trường.
Xuất phát từ việc nghiên cứu mô hình kinh doanh của Alibaba, em đã chọn đề
tài: “Kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử của Alibaba”. Do khả năng và kiến
thức còn hạn chế nên em rất mong có sự chỉ bảo và góp ý của thầy cô và các bạn để
bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy cô.


3


NỘI DUNG
I. TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.

Khái niệm và quá trình phát triển của thương mại điện tử
1.1. Sự phát triển của Internet
Internet là mạng liên kết các máy tính với nhau. Mặc dù mới thực sự phổ biến từ
những năm 1990, Internet đã có lịch sử hình thành từ khá lâu:
- 1962: J.C.J. Licklider đưa ra ý tưởng kết nối các máy tính với nhau, ý tưởng liên
kết các mạng thông tin với nhau đã có từ khoảng năm 1945 khi khả năng hủy diệt
của bom nguyên tử đe dọa xóa sổ những trung tâm liên lạc quân sự, việc liên kết
các trung tâm với nhau theo mô hình liên mạng sẽ giảm khả năng mất liên lạc toàn
bộ các mạng khi một trung tâm bị tấn công.
- 1965: Mạng gửi các dữ liệu đó được chia nhỏ thành từng packet, đi theo các tuyến
đường khác nhau và kết hợp lại, tại điểm đến (Donald Dovies); Lawrence G.
Roberts đã kết nối một máy tính ở Massachussetts với một máy tính khác ở
California qua đường dây điện thoại.
- 1967: Lawrence G. Roberts tiếp tục đề xuất ý tưởng mạng ARPANet tại một hội
nghị ở Michigan; Công nghệ chuyển gói tin – packet switching technology đem lại
lợi ích to lớn khi nhiều máy tính có thể chia sẻ thông tin với nhau; Phát triển mạng
máy tính thử nghiệm của Bộ quốc phòng Mỹ theo ý tưởng ARPANet.
- 1969: Mạng này được đưa vào hoạt động và là tiền thân của Internet; Internet – liên
mạng bắt đầu xuất hiện khi nhiều dây mạng máy tính được kết nối với nhau.
- 1972: Thư điện tử bắt đầu được sử dụng.
- 1973: ARPANet lần đầu tiên được kết nối ra nước ngoài, tới trường đại học Lodon.
- 1984: Giao thức chuyển gói tin TCP/IP trở thành giao thức chuẩn của Internet; hệ

thống các tên miền DNS ra đời để phân biệt các máy chủ; được chia thành sáu loại
chính: .edu, .gov, .mil, .com, .org, .net.
- 1990: ARPANet ngừng hoạt động, Internet chuyển sang giai đoạn mới, mọi người
đều có thể sử dụng, các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng Internet vào mục đích
thương mại.
- 1991: Ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản HTML ra đời cùng với giao thức truyền
siêu văn bản HTTP, Internet đã thực sự trở thành công cụ đắc lực với hàng loạt các
dịch vụ mới.
- Dịch vụ Internet bắt đầu được cung cấp tại Việt Nam chính thức từ năm 1997 mở ra
cơ hội hình thành và phát triển thương mại điện tử.
- Năm 2003, thương mại điện tử chính thức được giảng dạy ở một số trường đại học
tại Việt Nam.
1.2. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, như “thương mại
điện tử” (Electronic commerce), “thương mại trực tuyến” (online trade), “thương mại
không giấy tờ” (paperless commerce) hoặc “kinh doanh điện tử” (e- business). Tuy
nhiên, “thương mại điện tử” vẫn là tên gọi phổ biến nhất và được dùng thống nhất
trong các văn bản hay công trình nghiên cứu của các tổ chức hay các nhà nghiên cứu.
Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các
phương tiện điện tử và mạng viễn thông, các doanh nghiệp tiến tới ứng dụng công
nghệ thông tin vào mọi hoạt động của mình, từ bán hàng, marketing, thanh toán đến
4


mua sắm, sản xuất, đào tạo, phối hợp hoạt động với nhà cung cấp, đối tác, khách
hàng... khi đó thương mại điện tử phát triển thành kinh doanh điện tử, tức là doanh
nghiệp ứng dụng thương mại điện tử ở mức cao được gọi là doanh nghiệp điện tử.
Như vậy, có thể hiểu kinh doanh điện tử là mô hình phát triển của doanh nghiệp khi
tham gia thương mại điện tử ở mức độ cao và ứng dụng công nghệ thông tin chuyên
sâu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp.

a) Theo nghĩa hẹp
Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương
tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và Internet.
b) Theo nghĩa rộng
- EU: TMĐT bao gồm các giao dịch thương mại thông qua các mạng viễn thông và sử
dụng các phương tiện điện tử. Nó bao gồm TMĐT gián tiếp (trao đổi hàng hoá hữu
hình) và TMĐT trực tiếp (trao đổi hàng hoá vô hình).
- OECD: TMĐT gồm các giao dịch thương mại liên quan đến các tổ chức và cá nhân
dựa trên việc xử lý và truyền đi các dữ kiện đó được số hoá thông qua các mạng mở
(như Internet) hoặc các mạng đóng có cổng thông với mạng mở (như AOL).
- Thương mại điện tử cũng được hiểu là hoạt động kinh doanh điện tử, bao gồm: mua
bán điện tử hàng hoá, dịch vụ, giao hàng trực tiếp trên mạng với các nội dung số hoá
được; chuyển tiền điện tử - EFT (electronic fund transfer); mua bán cổ phiếu điện tử EST (electronic share trading); vận đơn điện tử - E B/L (electronic bill of lading); đấu
giá thương mại - Commercial auction; hợp tác thiết kế và sản xuất; tìm kiếm các
nguồn lực trực tuyến; mua sắm trực tuyến - Online procurement; marketing trực tiếp,
dịch vụ khách hàng sau khi bán...
- UNCTAD:
 Thương mại điện tử bao gồm các hoạt động của doanh nghiệp. Trên góc độ
doanh nghiệp “TMĐT là việc thực hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm
marketing, bán hàng, phân phối và thanh toán thông qua các phương tiện điện
tử”. Khái niệm này đã đề cập đến toàn bộ hoạt động kinh doanh, chứ không chỉ
giới hạn ở riêng mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được
thực hiện thông qua các phương tiện điện tử. Khái niệm này được viết tắt bởi
bốn chữ MSDP, trong đó:
M – Marketing (có trang web, hoặc xúc tiến thương mại qua Internet)
S – Sales (có trang web có hỗ trợ chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng)
D – Distribution (Phân phối sản phẩm số hóa qua mạng)
P – Payment (Thanh toán qua mạng hoặc thông qua bên trung gian như
ngân hàng)
Như vậy, đối với doanh nghiệp, khi sử dụng các phương tiện điện tử và mạng

vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán hàng, phân phối, thanh
toán thì được coi là tham gia thương mại điện tử.
 Dưới góc độ quản lý nhà nước, thương mại điện tử bao gồm các lĩnh vực theo
mô hình IMBSA:
I - Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển TMĐT
M - Thông điệp
B - Các quy tắc cơ bản
S - Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực
A - Các ứng dụng
5


1.3. Quá trình phát triển của thương mại điện tử
a) Giai đoạn 1: Thương mại thông tin
- Mua máy tính, email, lập website
- Giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp bằng email
- Tìm kiếm thông tin trên web
- Quảng bá doanh nghiệp trên web
- Hỗ trợ khách hàng về sản phẩm, dịch vụ
b) Giai đoạn 2: Thương mại giao dịch
- Xây dựng mạng nội bộ doanh nghiệp
- Ứng dụng các phần mềm quản lý Nhân sự, Kế toán, Bán hàng, Sản xuất, Logistics
- Chia sẻ dữ liệu giữa các đơn vị trong nội bộ doanh nghiệp
c) Giai đoạn 3: Thương mại cộng tác
- Liên kết doanh nghiệp với nhà cung cấp, khách hàng, cơ quan quản lý nhà nước
- Triển khai các hệ thống phần mềm Quản lý khách hàng (CRM), Quản lý nhà cung
cấp (SCM), Quản trị nguồn nhân lực doanh nghiệp (ERP)
2. Các bước triển khai thương mại điện tử tại doanh nghiệp
- Phân tích ma trận SWOT (Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức), lập kế hoạch,
xác định mục tiêu, vốn đầu tư.

- Xây dựng mô hình cấu trúc, chức năng, đánh giá website.
- Mua tên miền, thuê máy chủ.
- Thiết kế website.
- Cập nhật thông tin, quản trị nội dung website.
- Đánh giá website: thông tin, chức năng, tốc độ, nét riêng…
- Bổ sung các chức năng: bảo mật, thanh toán.
- Quảng bá website, đăng ký trên Công cụ tìm kiếm, tham gia các Sàn giao dịch
thương mại điện tử.
- Liên kết website với khách hàng, nhà cung cấp, đối tác, cơ quan quản lý nhà nước
- Xây dựng hệ thống cung cấp và phân phối.
3. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử
3.1. Lợi ích
a) Đối với tổ chức
- Mở rộng thị trường, tiếp cận được số lượng lớn khách hàng tại cùng một thời điểm
- Giảm chi phí: Chi phí sản xuất, chi phí thông tin liên lạc, chi phí mua sắm, chi phí
đăng ký kinh doanh, chi phí giấy tờ…
- Mô hình kinh doanh mới, kênh Marketing mới
- Cải thiện hệ thống phân phối
- Tiếp cận khách hàng toàn cầu một cách dễ dàng
- Củng cố quan hệ, tạo lòng tin với khách hàng
- Thông tin cập nhật nhanh chóng và dễ dàng hơn
b) Đối với khách hàng
- Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lượng cao hơn, khách hàng có thể tìm được
thông tin một cách nhanh chóng và dễ dàng
- Nhiều cơ hội tìm kiếm, so sánh thông tin, nhiều sự lựa chọn, từ đó tìm ra mức giá
phù hợp nhất của sản phẩm, dịch vụ
- Nhận hàng hóa số hóa nhanh chóng
- Đấu giá
- Khách hàng có thể mua hàng mọi lúc, mọi nơi trên khắp thế giới
- Tiếp cận nhà cung cấp toàn cầu

6


3.2.

Hạn chế

HẠN CHẾ CỦA THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Hạn chế về kỹ thuật
Hạn chế về thương mại
1. Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất 1. An ninh và riêng tư là hai cản trở về
lượng, an toàn và độ tin cậy
2. Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa

tâm lý đối với người tham gia TMĐT
2. Thiếu lòng tin vào TMĐT và người

đáp ứng được yêu cầu của người dùng,

bán hàng trong TMĐT do không được

nhất là trong Thương mại điện tử
3. Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn

gặp trực tiếp
3. Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế

trong giai đoạn đang phát triển
4. Khó khăn khi kết hợp các phần mềm


chưa được làm rõ
4. Một số chính sách chưa thực sự hỗ trợ

TMĐT với các phần mềm ứng dụng và

tạo điều kiện để TMĐT phát triển

các cơ sở dữ liệu truyền thống
5. Cần có các máy chủ thương mại điện

5. Các phương pháp đánh giá hiệu quả

tử đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi

của TMĐT còn chưa đầy đủ, hoàn

thêm chi phí đầu tư
6. Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao

6. Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ

thiện

7. Thực hiện các đơn đặt hàng trong

thực đến ảo cần thời gian
7. Sự tin cậy đối với môi trường kinh

thương mại điện tử B2C đòi hỏi hệ


doanh không giấy tờ, không tiếp xúc

thống kho hàng tự động lớn

trực tiếp, giao dịch điện tử cần thời
gian
8. Số lượng người tham gia chưa đủ lớn
để đạt lợi thế về quy mô (hoà vốn và
có lãi)
9. Số lượng gian lận ngày càng tăng do
đặc thù của TMĐT
10. Thu hút vốn đầu tư mạo hiểm khó
khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của
các công ty dot.com

7


II.
KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA
ALIBABA
1. Giới thiệu chung về Alibaba
1.1. Lịch sử hình thành
Alibaba là một tập đoàn thương mại điện tử / đấu giá trực tuyến được Jack
Ma thành lập vào năm 1999, có trụ sở đặt tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.
Năm 1999, Jack Ma cùng 17 người khác đã lên kế hoạch thành lập Alibaba. Họ
thành lập trang web Alibaba.com - một cổng thông tin doanh nghiệp với doanh nghiệp
để kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với người mua ở nước ngoài. Năm 2002, công
ty này bắt đầu có lợi nhuận lần đầu tiên.
1.2. Ngành nghề kinh doanh

Hoạt động trong lĩnh vực sàn giao dịch điện tử, là trung gian xây dựng theo mô
hình B2B
- Cung cấp các thông tin về hàng hóa thị trường
- Cung cấp dịch vụ thành viên
- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ giao dịch
- Cung cấp thông tin về các công ty có mặt trên chợ
Website alibaba.com bằng tiếng Anh chuyên về thương mại B2B, đặc biệt cho
các khách hàng quốc tế muốn giao dịch thương mại với những người bán Trung Quốc.
Từ năm 2010, Alibaba.com bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu bằng
việc cho phép các doanh nghiệp nước ngoài có thể khai thác và sử dụng như doanh
nghiệp Trung Quốc. Alibaba.com là một website dạng định hướng tìm kiếm như
google nhưng chuyên về mua bán xuất nhập khẩu (Tức là nếu cần nhập bất kỳ sản
phẩm nào, chỉ cần dùng từ khóa vào mục tìm kiếm trên web thì người dùng sẽ có được
những thông tin chuyên ngành về sản phẩm và nhà cung cấp). Website tiếng Trung
Quốc chinese.alibaba.com tập trung vào thị trường B2B nội trong Trung Quốc
và www.taobao.com là một site thương mại C2C cho các khách hàng Trung Quốc.
Ngày 11 tháng 8 năm 2005, Alibaba và Yahoo! tuyên bố một thỏa thuận về việc
thành lập một đối tác chiến lược lâu dài tại Trung Quốc. Theo đó, Yahoo! sẽ đóng góp
phần thương mại của Yahoo! Trung Quốc cho Alibaba và hai bên sẽ làm việc cùng
nhau như các đối tác độc quyền để thúc đẩy chi nhánh Yahoo! ở Trung Quốc. Thêm
vào đó, Yahoo! sẽ đầu tư 1 tỉ USD mua cổ phần của Alibaba, tương đương khoảng
40% cổ phần với 35% quyền biểu quyết, khiến cho Yahoo! trở thành nhà đầu tư chiến
lược lớn nhất của Alibaba. Năm 2012, Alibaba chi 7 tỉ USD mua lại 20% cổ phần của
Yahoo.
Tính đến tháng 1 năm 2007, Alibaba Group gồm có 5 công ty:
- Alibaba.com: Website thương mại quốc tế phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Đào Bảo - Đối thủ chính của eBay ở Trung Quốc về đấu giá trực tuyến. Hiện tại
Đào Bảo đã có trên 65% thị trường đấu giá
- Yahoo! Trung Quốc - Dịch vụ tìm kiếm trực tuyến của Trung Quốc
- Chi Phó Bảo – Đối thủ chính của PayPal về thanh toán trực tuyến ở Trung Quốc

- Phần mềm A Lý - Hoạt động từ tháng 1 năm 2007, Alisoft cung cấp các dịch vụ
web cho thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Alibaba.com cũng là một trang web đối tác GlobalTrade.net cùng với Bộ
Thương mại Hoa Kỳ. Trong năm 2012, hai trong số các cổng thông tin của Alibaba xử
lý 1,1 nghìn tỷ nhân dân tệ (170 tỷ USD) doanh số bán hàng. Công ty chủ yếu hoạt
động ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
8


1.3. Nguồn nhân lực
Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2014, tập đoàn Alibaba có quy mô 20.000 nhân
viên và 100 văn phòng trên toàn thế giới.
Alibaba thường tuyển dụng những doanh nhân đầy nhiệt huyết chứ không phải là
những người nhân viên dày dặn kinh nghiệm bởi họ tin vào sự cống hiến và cách tân
hơn những thành tích trên giấy tờ.
1.4. Đối tác
Được thành lập từ năm 1999, Alibaba.com là địa chỉ hàng đầu kết nối các doanh
nghiệp nhỏ với các nhà nhập khẩu tiềm năng và các nhà cung cấp tin cậy trên toàn thế
giới. Theo số thống kê đế quý I/2009, Alibaba.com đã có 8.6 triệu thành viên đăng kí
trên site giao dịch quốc tế, từ 240 quốc gia vùng lãnh thổ.
- Các đối tác chiến lược:
 Brazil: Ludatrade Technologia Ltda
 Ấn Độ: Infomedia 18 Limited
 Nhật Bản: Alibaba Marketing, Inc
 Hàn Quốc: eSang Networks Co, Ltd
 Malaysia: InFodata Media Sdn Bhd
 Thổ Nhĩ Kì: Logo Group
 Việt Nam: OSB Đầu tư và Công ty Cổ phần Công nghệ
- Các đối tác Thương mại:
 GlobalTrade.net

 Công ty TNHH Hội chợ Hannover Thượng Hải
 Institucion Feria de Madrid Institicion Feria de Madrid
 Koelnmess Koelnmess
 Nielsen Exposions Nielsen Expositions
1.5. Thị trường
Gã khổng lồ thương mại điện tử Trung Quốc là Alibaba hiện có 407 triệu người
mua sắm hoạt động hàng năm. Trong báo cáo kết quả kinh doanh Q4 năm 2015, họ
tuyên bố con số này đã tăng lên mức kỷ lục so với số lượng 334 triệu người từ cuối
năm 2014.
Theo dữ liệu của eMarketer, tổng cộng lượng người mua trực tuyến tại Trung
Quốc đã chi tiêu ước tính 672 tỷ USD trong năm 2015. Con số này được dự đoán sẽ
vượt mốc 1 nghìn tỷ USD vào năm 2017.
Các website của Alibaba tham gia vào 60% số lượng hàng hóa được vận chuyển
tại Trung Quốc. Alibaba đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp đóng gói và
vận chuyển cũng như nền tảng cơ sở vật chất hỗ trợ điều này. 6 trên 10 kiện hàng được
gửi đi tại Trung Quốc xuất phát từ Alibaba. Nhiều người dự đoán rằng ngành thương
mại điện tử của Trung Quốc sẽ còn vượt cả Mỹ, Anh, Nhật, Đức và Pháp cộng lại
trong vòng 6 năm tới.
1.6. Doanh thu
Doanh thu chính của công ty ban đầu là từ phí thành viên và quảng cáo. Đến
năm 2004, cùng với sự bùng nổ của thương mại điện tử châu Á, nguồn thu của công ty
đã được mở rộng từ các dịch vụ có thu phí như tín dụng doanh nghiệp, báo cáo xuất
nhập khẩu, trung tâm thông tin về dịch vụ vận tải… Lợi nhuận của công ty tăng đều
hàng năm.
9


Tổng doanh thu của Alibaba đạt 5,33 tỷ USD trong Q4 năm 2016, tăng 32% so
với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trong quý đạt 1,98 tỷ USD, tăng 108% so với cùng
kỳ năm ngoái. Thậm chí, Alibaba còn khẳng định tốc độ tăng trưởng doanh số bán

hàng của họ vượt trội hơn 10,7% so với con số tương tự của toàn quốc trong cùng kỳ.
- Doanh thu từ những giao dịch qua di động tăng lên 2,89 tỷ USD, tăng 192% so với
cùng kỳ năm ngoái.
- Doanh thu trên mỗi người dùng hoạt động là 27,98 USD trong quý cuối cùng của
năm so với mức 25,55 USD vào năm ngoái.
- Doanh thu di động trên mỗi người dùng hoạt động hàng tháng đã tăng gấp đôi trong
cùng giai đoạn, từ 7,91 USD lên 16,42 USD.
2. Những ứng dụng thương mại điện tử tại Alibaba
2.1. Mô hình kinh doanh B2B của Alibaba.com
Gửi các chào bán sản phẩm của mình, tìm kiếm khách hàng trên Internet là nội
dung của dịch vụ Alibaba trên Internet. Alibaba giúp cho một công ty kết nối Internet
tham gia thị trường thế giới với hàng triệu công ty kinh doanh các loại hàng hóa dịch
vụ. Với một chi phí rất thấp, công ty tham gia Alibaba có thể giao tiếp hàng ngày với
cộng đồng công ty toàn cầu.
Lúc ban đầu Alibaba chỉ là công ty Internet nhỏ, trụ sở chính đặt tại Trung Quốc.
Alibaba.com kết nối hàng nghìn công ty nhỏ và vừa ở khắp mọi nơi trên thế giới, giúp
họ bán được hàng hóa từ thiết bị công nghiệp nặng đến quần áo, giày dép thời trang,
máy vi tính, thiết bị điện gia dụng, đồ chơi… cho các tập đoàn lớn như Kmart, Toys
“R” Us, Hoem Depot, Tandy tin. Các doanh nghiệp đến với Alibaba để tìm kiếm
Radio Shack hay Tesxa Instrumemt.
Hiện tại Alibaba hoạt động theo mô hình sàn giao dịch. Vẫn hoạt động là một
trung tâm trao đổi thông tin, cung cấp thông tin về hàng hóa, công ty… Đồng thời,
Alibaba đang tiến hành hỗ trợ việc trao đổi các chứng từ Alibaba.com hỗ trợ thêm các
dịch vụ như: chứng thực, kí kết hợp đồng điện tử,…
Alibaba là một sàn giao dịch nhưng vẫn chứa trong mình cả cổng thông tin: đó là
việc cung cấp các bảng danh mục chào bán của các doanh nghiệp, các danh sách
những người mua và hàng cần mua. Cũng như thông tin về hàng hóa, công ty, ngành
giao dịch và thông tin khác. Hình thức hoạt động của Alibaba là sàn giao dịch theo
chiều ngang.
Cấu trúc nội dung Alibaba có những phong phú riêng nhưng những vấn đề cơ

bản đều giống nhau. Các thông tin chào mua, chào bán được cấu trúc theo nhóm hàng,
sắp xếp theo thời gian, theo các thứ tự ưu tiên khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tìm kiếm và lựa chọn của khách hàng. Ngoài những nội dung thông tin tốt thì đều
có thể tự xây dựng cho mình một danh sách bạn hàng trên cơ sở các thông tin mô tả
công ty đăng tải trên các website (ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh, địa chỉ liên lạc,
email…).
Chức năng sàn giao dịch của Alibaba.com là tạo ra không gian thị trường kết nối
người mua và người bán, cung cấp các dịch vụ và tiện ích để thuận lợi hóa các giao
dịch. Alibaba.com chỉ đóng vai trò là trung gian, mọi hình thức thanh toán và phương
thức thanh toán để giúp các khách hàng lựa chọn phù hợp.
Trong trường hợp xảy ra tranh chấp về cơ bản do Alibaba chỉ là nhà trung gian,
người bán và người mua vẫn phải chịu chủ động giải quyết với nhau trước, bên cạnh
đó Alibaba cũng hỗ trợ các thông tin về các bên tùy theo trường hợp Alibaba xem xét
hợp lý trong vòng 7 ngày sau khi nhận được khiếu nại.
10


Hiện tại Alibaba đang trong giai đoạn bổ sung nhiều dịch vụ mới: chứng thực, kí
kết hợp đồng điện tử. Ví dụ như dịch vụ Escorw: chứng thực, đảm bảo thanh toán
được an toàn, mà không làm lộ chi tiết thông tin tài khoản thanh toán. Và đảm bảo
thông suốt quá trình giao dịch trực tuyến được thực hiện an toàn với mức phí 3.09%
tổng giá trị đơn đặt hàng của người mua. Quy trình thực hiện dịch vụ Escrow:
- Người mua liên lạc với người bán chứng thực chi tiết thương vụ giao dịch
- Người mua đặt hàng
- Quá trình thanh toán sẽ được đảm bảo khi sử dụng Escorw: Escrow với chức năng
chứng thực tình hình thanh toán cả bên mua và tình hình bán hàng hóa bên cung
cấp, sau đó sẽ thông báo với bên cung cấp đã chứng thực an toàn để chuyển hàng.
- Người mua nhận hàng, kiểm tra lại hàng và xác nhận hàng. Escorw xác nhận và kết
thúc thanh toán với nhà cung cấp.
Doanh thu của Alibaba.com lấy từ phí giao dịch, phí thành viên, phí dịch vụ và

phí quảng cáo. Hiện nay, Alibaba.com trung bình có 600.000 giao dịch/ tuần, và
Alibaba đóng vai trò “chủ mạng” cho 11.000 địa chỉ web công ty, sản xuất 20.000 loại
hàng hóa khác nhau, 90% số địa chỉ web này có mua quảng cáo trên Alibaba.
Giai đoạn cuối cùng Alibaba.com sẽ hoạt động như sàn giao dịch của châu Âu,
châu Mỹ, tức là hỗ trợ và thực hiện tất cả các giao dịch trực tuyến.
2.2. Mở rộng mô hình kinh doanh
Alibaba không chỉ là một website duy nhất, họ sở hữu nhiều website với các
chức năng khác nhau. Dưới đây là một vài website chính và lớn nhất:
- Alipay: Thanh toán trực tuyến
- Aliyun : Dịch vụ đám mây
- Aliyun App Store: Ứng dụng mobile
- Taobao : Trang thương mại điện tử khách hàng đến khách hàng
- Tmall: Trang thương mại điện tử doanh nghiệp đến khách hàng
Alibaba không bán hàng hóa hay dịch vụ trên các website này, trái lại, họ tạo ra
một cổng thương mại trên các trang web của họ, cung cấp môi trường cho các cuộc
giao thương giữa người bán và người mua, lợi nhuận được thu về chủ yếu qua quảng
cáo và hoa hồng.
2.3.
Những lợi ích và hạn chế
a) Lợi ích
- Làm cho thị trường vận hành hiệu quả hơn. Alibaba.com là một trung gian trao đổi
thông tin sau đó đã dần chuyển sang hỗ trợ việc trao đổi các chứng từ và cuối cùng
là trở thành sàn giao dịch điện tử, tức là hỗ trợ và thực hiện tất cả các giao dịch điện
trực tuyến.
- Tạo cơ hội cho người bán và người mua tìm được những đối tác kinh doanh mới:
Alibaba.com là một trong những sàn giao dịch thương mại điện tử Thế giới lớn nhất
và nơi cung cấp các dịch vụ Marketing trên mạng hàng đầu cho những nhà xuất
khẩu và nhập khẩu.
- Cắt giảm chi phí quản lí liên quan đến đặt hàng MRO, đẩy nhanh quá trình giao
dịch: Alibaba.com thực hiện các giao dịch cung ứng, mua bán nguyên, nhiên liệu

chính cho sản xuất, cung ứng sản phẩm từ người sản xuất tới các đại lý tiêu thụ và
người bán buôn thuộc lĩnh vực hoạt động của mạng EDI.
- Tạo nên hệ thống thông tin thị trường rộng lớn, thúc đẩy thương mại toàn cầu. Gửi
các đơn chào bán sản phẩm của mình, tìm kiếm khách hàng trên Internet là nội
dung của dịch vụ Alibaba trên Internet. Lúc đầu Alibaba chỉ là công ty Internet nhỏ,
trụ sở chính đặt tại Trung Quốc. Nhưng sau đó, trong khi các công ty dot.com vẫn
11


lao đao và chưa tìm ra lối thoát cho mình trong cuộc khủng hoảng dot.com thì
Alibaba.com đã nhanh chóng phát triển thành hệ thống mạng điện tử rất thành
công. Alibaba.com kết nối hàng nghìn công ty nhỏ và vừa ở khắp mọi nơi trên thế
giới, giúp họ bán được hàng hóa thiết bị từ thiết bị công nghiệp nghiệp nặng đến
quần áo, giày dép thời trang, máy vi tính, thiết bị điện gia dụng, đồ chơi,.. cho các
tập đoàn lớn như Kmart, Toys…
- Giờ đây, với Alibaba.com, ngồi trong văn phòng của mình tại London, Paris hay
NewYork, một giám đốc công ty có đăng kí thành viên Alibaba.com đều có thể sử
dụng máy vi tính truy cập vào mạng Aliababa để thực hiện một cuộc “viếng thăm
ảo” cơ sở sản xuất của nhiều công ty nhỏ và vừa rải các khắp châu Á.
- Cấu trúc nội dung Alibaba có những phong phú riêng nhưng những vấn đề cơ bản
đều giống nhau. Các thông tin chào mua, chào bán được cấu trúc theo nhóm hàng,
sắp xếp theo thời gian, theo thứ tự ưu tiên khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tìm kiếm và lựa chọn của khách hàng. Ngoài những nội dung thông tin, nếu
công ty khách hàng nào có khả năng tổ chức khai thác, xử lý thông tin tốt thì đều có
thể có thể tự xây dựng cho mình một danh sách bạn hàng trên cơ sở các thông tin
mô tả công ty đăng tải trên các website.
 Jack Ma nói: “ Chỉ sau một năm hoạt động, số cuộc truy cập Alibaba để thực hiện
các giao dịch thương mại điện tử đã tăng gấp hai lần. Hiện nay, chúng tôi trung
bình có 600.000 giao dịch/tuần. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã góp phần làm thay đổi
cung cách giao dịch thương mại tại châu Á”.

b) Hạn chế
Trong trường hợp có biến động với sàn giao dịch, Alibaba đối mặt với nhiều rủi
ro, trước hết là rủi ro về:
- Sự nhận thức thương mại điện tử còn chưa được thực sự phát triển ở các nước châu
Á: Ở Trung Quốc lúc này mới có rất ít các công ty quan tâm đến thương mại điện tử
vì những điểm không phù hợp của mô hình điện tử B2B của các công ty Mỹ, châu
Âu. Thương mại giao dịch chủ yếu là thương mại truyền thống. Đe dọa lớn nhất đối
alibaba.com là nhận thức về thương mại điện tử của các công ty Trung Quốc chưa
cao.
- Khi dấn thân vào thương mại điện tử B2B, công ty phải hứng chịu những rủi ro
tiềm tàng của công ty đầu tiên lập nên sàn giao dịch thương mại điện tử ở Trung
Quốc.
- Sự thay đổi đột ngột của thị trường: Với sự bùng nổ Internet ngày càng cao thì số
lượng xuất hiện các sàn giao dịch lớn là rất nhiều. Vì vậy nên Alibaba không thể
không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ như eBay… Khi có sự biến
động của thị trường thì Alibaba sẽ phải đối mặt với rủi ro về tài chính như mất thời
gian và công sức đi tìm các thị trường mới, cũng như là lấy lại niềm tin của khách
hàng.
3. Bí quyết thành công của Alibaba
- Tin tưởng vào những điều bản thân đã chọn
Jack Ma khởi nghiệp kinh doanh năm 1992 khi điều hành một trung tâm dịch
thuật. Ban đầu, kết quả kinh doanh không tốt và họ quyết định kinh doanh thêm dịch
vụ bán hoa và quà tặng cao cấp. Dịch vụ này sau đó đã thành công và thu về doanh thu
cao, buộc họ phải suy nghĩ nên chuyển hẳn sang kinh doanh dịch vụ hay tiếp tục kinh
doanh dịch thuật. Jack Ma đã lựa chọn kinh doanh dịch thuật bởi đó là lựa chọn và
mục đích kinh doanh ban đầu của ông. Ông nói: “Trong suốt quá trình khởi nghiệp,
bạn sẽ gặp rất nhiều cơ hội mới, khi đó bạn phải đưa ra được sự lựa chọn.”
12



- Tấm gương cho mọi nhân viên
Jack Ma thành lập công ty thứ 3 mang tên Cofortune Information Technology,
đây là một dự án thành công với lợi nhuận 2,9 triệu nhân dân tệ trong 14 tháng, tuy
nhiên vì mâu thuẫn về chiến lược phát triển với các lãnh đạo khác, ông đã ra đi mà
không lấy một đồng nào vì ông tin rằng đó là điều đúng đắn. Khi đó, 6 người bạn từng
thành lập Cofortune với ông đã cùng ông lên Bắc Kinh lập nghiệp trong những ngày
đầu, cho dù điều kiện rất hạn chế nhưng họ đã không ngần ngại quyết định sẽ cùng
ông làm lại từ đầu. Mười tháng sau khi trở về quê hương Hàng Châu, bằng sự quyết
tâm và nỗ lực không ngừng nghỉ, nhóm của Jack Ma đã cho ra đời Alibaba, sau đó là
Taobao và Alipay.
- Tạo nên văn hóa định hướng con người
Dù là một công ty lớn, Alibaba vẫn hướng tới những con người, bao gồm cả
khách hàng và nhân viên. Ông từng phát biểu “khách hàng thứ nhất, nhân viên thứ nhì
và cổ đông thứ ba”. Mục tiêu của cả tập đoàn đó là “giúp mọi người dễ dàng thực hiện
công việc kinh doanh dù ở bất cứ đâu”. Văn hóa và giá trị của công ty nêu bật “khách
hàng thứ nhất, làm việc tập thể, nắm bắt cơ hội, toàn vẹn, đam mê và tận tâm”. Một
tuyên bố khác của Alibaba có nội dung: “những nhân viên thể hiện được sử bền bỉ và
tài năng đều được thưởng hậu. Chúng tôi khuyến khích những nhân viên của mình làm
việc vui vẻ và sống nghiêm túc”.
4. Bài học kinh nghiệm
Kinh nghiệm khi triển khai mô hình kinh doanh B2B được rút ra từ Alibaba
- Địa điểm để người mua và bán trên khắp thế giới gặp nhau.
- Tập trung các mối quan hệ giữa các nhân, tổ chức và chính phủ. Cung cấp thông tin
cho các doanh nghiệp ban đầu thông qua cổng thông tin B2B.
- Là nền tảng cho các hoạt động thương mại, bản thân e- marketplace không mua bán
hàng hóa, dịch vụ mà chỉ những người tham gia thực hiện các giao dịch tại đây.
- Có ít nhất một trong các chức năng thương mại.
- Chỉ cung cấp thông tin thị trường hay cung cấp danh mục các công ty.
- Là website của một công ty lập ra để bán các sản phẩm của công ty đó.
- Chỉ cung cấp các giải pháp về Thương mại điện tử.


13


KẾT LUẬN
Từ những nghiên cứu, nhận xét, đánh giá, phân tích những kinh nghiệm ứng
dụng thương mại điện tử của Alibaba, bài tiểu luận trên đã giúp chúng ta phần nào
thấy được tầm quan trọng của thương mại điện tử B2B và nhận thức được những lợi
ích cũng như mặt hạn chế của nó. Những thành công to lớn của Alibaba trong mô hình
kinh doanh này sẽ là bài học kinh nghiệm quý báu cho các doanh nghiệp hoạt động
trong lĩnh vực thương mại điện tử trên thế giới cũng như ở Việt Nam còn đang rất bỡ
ngỡ trong việc xây dựng mô hình thương mại điện tử. Cần phải hiểu triệt để về mô
hình này tồi có những biện pháp phát triển để tận dụng lợi ích, khắc phục các mặt hạn
chế rồi căn cứ vào quy mô hiện tại của doanh nghiệp xây dựng mô hình phù hợp nhất,
đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Giáo trình thương mại điện tử, ĐH Ngoại thương, 2012
Bài tập thương mại điện tử, ĐH Ngoại thương, 2012
Bài giảng điện tử của thầy Nguyễn Văn Thoan
Website


15



×