Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử ở CHUỖI cửa HÀNG 7 – ELEVEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.73 KB, 15 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
----------

TIỂU LUẬN
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI: ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở CHUỖI CỬA HÀNG 7 – ELEVEN

Họ và tên

:

Nguyễn Thị Minh Nguyệt

MSSV

:

151 221 0172

Lớp

:

TMA306.2.1617.1LT

GV hướng dẫn

:

ThS. Nguyền Thị Hồng Vân



Hà Nội Tháng 3 năm 2017
1


Mục lục:
Chương I: Lời mở đầu:.....................................................................................................................................3
Chương II, Tổng quan về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp................................................4
1, Thương mại điện tử là gì?........................................................................................................................4
2, Ứng dụng Thương mại điện tử trong doanh nghiệp:..............................................................................5
2.1, Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp:..........................5
2.2, Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng :.....................................................................................................5
2.3, Tăng doanh thu :................................................................................................................................6
2.4, Giảm chi phí hoạt động:....................................................................................................................6
2.5, Lợi thế cạnh tranh :...........................................................................................................................6
Chương III: Tổng quan về doanh nghiệp bán lẻ Seven-Eleven:.....................................................................7
1, Giới thiệu chung:......................................................................................................................................7
2, Một số thông tin cụ thể:...........................................................................................................................7
3, Thị trường:................................................................................................................................................8
Chương IV: Những ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp.............................................................8
1, Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp:.................................8
2, Lợi thế cạnh tranh:...................................................................................................................................9
3, Giải pháp trong kiểm soát hàng lưu kho:...............................................................................................10
4, Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng :..........................................................................................................12
Chương V: Cuộc đổ bộ bất ngờ vào Việt Nam – Dấu chấm hỏi cho một thị trường mới............................14
Chương VI: Kết luận:.....................................................................................................................................15

2



Chương I: Lời mở đầu:
Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sự phát triển của tin
học đã tạo điều kiện cho mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và dễ
dàng hơn thông qua các dịch vụ Internet. Vì là một môi trường truyền thông rộng khắp
thế giới nên thông tin có thể giới thiệu tới từng thành viên một cách nhanh chóng và
thuận lợi. Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thương mại điện tử thông qua
Internet. Và Thương mại điện tử nhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới trở thành một
công cụ rất mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hoá của các nhà cung cấp. Đối với
khách hàng, có thể có thể lựa chọn, so sánh hàng hoá phù hợp cả về loại hàng hoá, dịch
vụ giá cả, chất lượng và phương thức giao hàng cho khách hàng.
Có rất nhiều ý kiến cho rằng Thương mại điện tử là sự thay đổi lớn nhất trong kinh doanh
kể từ sau cuộc cách mạng công nghiệp. Trong đó 1 số đại diện lớn trong ngành thương
mại điện tử lớn như : Facebook, Google, Yahoo, Alibaba, Ebay,……
Thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, , những sản phẩm và
dịch vụ mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà bản thân nó thực sự là một phương
thức kinh doanh mới: Phương thức kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chuyển hoá
các chức năng kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường và sản xuất sản phẩm đến bán hàng,
dịch vụ sau bán hàng từ phương thức kinh doanh truyền thống đến phương thức kinh
doanh điện tử.
“Theo Andrew Grove – Intel thì trong vòng năm năm, tất cả các công ty sẽ trở thành công
ty Internet, hoặc sẽ không là gì cả”.Tuy câu nói này có phần phóng đại nhưng nó phản
ánh về cơ bản tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của Thương mại điện tử đến kinh doanh
trong thời đại hiện nay.
Nhật Bản là một quốc gia nổi tiếng bởi sự khắt khe, quy củ trong công việc cũng như văn
hóa hiếu khách “thập toàn thập mỹ” Omotenashi. Và Seven System hay còn gọi 7-Eleven
chính là mẫu hình hoàn hảo thể hiện được toàn bộ những nét văn hóa và sự thành công
3


đặc trưng đó của những doanh nghiệp, tập đoàn đến từ xứ sở hoa anh đào. Mới đây, 7Eleven còn mang đến một bất ngờ lớn khi bỗng nhiên đăng tải thông tin tuyển dụng tại

Việt Nam. Đây có lẽ chính là tín hiệu thông báo 7- Eleven sẽ đổ bộ vào Việt Nam trong
một ngày không xa, mở đầu cho cuộc chiến thương liệu đầy gay go và khốc liệt. Hãy
cùng Creatio tìm hiểu về ông lớn ngành hàng này các bạn nhé!
Chương II, Tổng quan về ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp
1, Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản
phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính.[1][2]
Thương mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi
dây chuyền cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu
điện tử (EDI), các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ
liệu. Thương mại điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít
nhất phải có trong chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về
mặt công nghệ như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.
Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử (ebusiness). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn
tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh.[2]
E-commerce có thể được chia ra thành:
-

E-tailing (bán lẻ trực tuyến) hoặc "cửa hàng ảo" trên trang web với các danh mục

-

trực tuyến, đôi khi được gom thành các "trung tâm mua sắm ảo".
Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web
Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi dữ liệu giữa Doanh nghiệp với Doanh

-

nghiệp
Email, fax và cách sử dụng chúng như là phương tiện cho việc tiếp cận và thiếp


-

lập mối quan hệ với khách hàng (ví dụ như bản tin - newsletters)
Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp
Bảo mật các giao dịch kinh doanh
4


2, Ứng dụng Thương mại điện tử trong doanh nghiệp:
2.1, Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp:
Chỉ với vài chục đô-la Mỹ mỗi tháng, bạn đã có thể đưa thông tin quảng cáo của bạn đến
với vài trăm triệu người xem từ các nơi trên thế giới. Đây là điều mà chỉ có Thương Mại
Điện Tử làm được cho doanh nghiệp. Thử so sánh với một quảng cáo trên báo Tuổi Trẻ
với vài triệu độc giả, mỗi lần quảng cáo bạn phải trả ít nhất 50 đô-la Mỹ, còn nếu bạn có
một website của mình, bạn có thể quảng cáo thông tin 24 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần,
và lượng độc giả của bạn là hàng trăm triệu người từ mọi nơi trên thế giới. Chi phí cho
website của bạn mỗi tháng ước tính (kinh tế nhất) là: 5 đô-la Mỹ chi phí lưu trữ trực
tuyến (hosting), 10-20 đô-la Mỹ trả cho chi phí quảng cáo (liệt kê địa chỉ web của bạn
trên một dạng danh bạ doanh nghiệp điện tử. Dĩ nhiên, đây chỉ là chi phí tối thiểu cho
website của bạn. Nếu bạn có khả năng tài chính, bạn có thể thuê quảng cáo với chi phí
cao hơn để mong quảng cáo tốt hơn.
2.2, Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng :
Với Thương Mại Điện Tử, bạn có thể cung cấp catalogue, brochure, thông tin, bảng báo
giá cho đối tượng khách hàng một cách cực kỳ nhanh chóng, bạn có thể tạo điều kiện cho
khách hàng mua hàng trực tiếp từ trên mạng v.v… Nói tóm lại, Thương Mại Điện Tử
mang lại cho bạn các công cụ để làm hài lòng khách hàng, bởi trong thời đại ngày nay,
yếu tố thời gian thực sự là vàng bạc, không ai có đủ kiên nhẫn phải chờ đợi thông tin
trong vài ngày. Hơn nữa, ngày nay chất lượng dịch vụ và thái độ phục vụ là những yếu tố
rất quan trọng trong việc tìm và giữ khách hàng. Nếu bạn không xử lý yêu cầu thông tin

của đối tượng quan tâm một cách nhanh chóng, họ sẽ không kiên nhẫn mà chờ bạn, trong
khi đó có biết bao đối thủ cạnh tranh đang săn đón họ.

2.3, Tăng doanh thu :
Với Thương Mại Điện Tử, đối tượng khách hàng của bạn giờ đây đã không còn bị giới
hạn về mặt địa lý, hay thời gian làm việc. Bạn không chỉ có thể bán hàng cho cư dân
trong thành phố của bạn, mà bạn còn có thể bán hàng trong toàn bộ Viêt hoặc các nước
5


khác. Bạn không ngồi chờ khách hàng tự tìm đến với bạn mà bạn đang tích cực và chủ
động đi tìm khách hàng cho mình. Vì thế, chắc chắn rằng số lượng khách hàng của bạn sẽ
tăng lên đáng kể dẫn đến tăng doanh thu. Đó là điều mà doanh nghiệp nào cũng mơ ước.
Tuy nhiên, cũng xin nhắc lại với bạn rằng chất lượng và giá cả sản phẩm hay dịch vụ của
bạn phải tốt, nếu không, Thương Mại Điện Tử cũng không giúp gì được cho bạn.
2.4, Giảm chi phí hoạt động:
Với Thương mại điện tử, bạn không phải tốn kém nhiều cho việc thuê cửa hàng, mặt
bằng, đông đảo nhân viên phục vụ, bạn cũng không cần phải đầu tư nhiều cho kho
chứa… Chỉ cần khoảng 10 triệu đồng xây dựng một website bán hàng qua mạng, sau đó
chi phí vận hành website mỗi tháng không quá một triệu đồng. Nếu website của bạn chỉ
là trưng bày thông tin, hình ảnh sản phẩm, bạn tiết kiệm được chi phí in ấn brochure,
catalogue và cả chi phí gửi bưu điện những ấn phẩm này. Và đặc biệt nếu doanh nghiệp
bạn làm hàng xuất khẩu, bạn có thể ngồi ở nhà và tìm kiếm khách hàng qua mạng, không
cần phải tốn kém nhiều cho những chuyến đích thân “xuất ngoại”.
2.5, Lợi thế cạnh tranh :
Việc kinh doanh trên mạng là một “sân chơi” cho sự sáng tạo, nơi đây, bạn tha hồ áp
dụng những ý tưởng hay nhất, mới nhất về dịch vụ hỗ trợ, chiến lược tiếp thị v.v… Và
một khi tất cả các đối thủ cạnh tranh của bạn đều áp dụng Thương Mại Điện Tử, thì phần
thắng sẽ thuộc về ai sáng tạo hay nhất để tạo ra nét đặc trưng cho doanh nghiệp, sản
phẩm, dịch vụ của mình để có thể thu hút và giữ được khách hàng.

Chương III: Tổng quan về doanh nghiệp bán lẻ Seven-Eleven:
1, Giới thiệu chung:
7-Eleven (Seven - Eleven hay 7-11) là tên một chuỗi cửa hàng tiện ích quốc tế. 7-Eleven
vốn dĩ hoạt động theo hình thức nhượng quyền kinh doanh, là nhà khai thác, chuyển
nhượng, cấp phép các cửa hàng tiện ích lớn nhất thế giới với hơn 50.000 đại lý, vượt hơn
chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh nắm giữ kỷ lục này trước đó McDonald's xấp xỉ 1.000 cửa
hàng tính vào năm 2007. Công ty mẹ của thương hiệu này là Seven & I Holdings Co76


Eleven Nhật Bản điều hành hoạt động nhượng quyền của 7-Eleven trên toàn cầu và nó có
trụ sở tại Tokyo.
7-Eleven Hoa Kỳ đặt trụ sở tại tòa nhà One Arts Plaza ở Downtown Dallas, Texas.
Dự kiến đến năm 2017, 7-Eleven sẽ mở cửa cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam và sẽ phát
triển nhanh chóng ra cả nước.
2, Một số thông tin cụ thể:
Ngành nghề: Retail (convenience stores)
Thành lập:

1927

Trụ sở chính: Dallas, Texas, Hoa Kỳ
Số lượng trụ sở: 50,254
Nhân viên chủ chốt: Joseph DePinto, CEO
Sản phẩm:

Slurpee beverage, Big Gulp beverage, coffee, sandwiches, prepared foods,

gasoline, dairy products, various beverages
Doanh thu:


tăng $84.8 billion (Estimated) US$ (2009)[1]

Số nhân viên: 45,000 (2010 NA)
Công ty mẹ Seven & I Holdings Co. Ltd.
Website:

www.7andi.com - sej.co.jp - 7-eleven.com

3, Thị trường:
Thương hiệu đã có mặt tại 16 quốc gia, với thị trường lớn nhất của nó là Nhật Bản
(15.000), Hoa Kỳ (8.200), Thái Lan (6.800), Indonesia, Canada, Philippines, Hong Kong,
Đài Loan và Malaysia. Mặc dù với tên gọi 7-Eleven mở cửa từ 7h.00 am – 11h.00 pm,
27.000 cửa hàng trên khắp thế giới vẫn hoạt động 24/24h một ngày tạo ra sự khác biệt rất
nhiều với nhà bán lẻ khác. Một điểm khác biệt nổi bật của chuỗi cửa hàng bán lẻ trị giá
7


36 tỉ đô la Mỹ này là danh mục sản phẩm rộng và đa dạng. Một cửa hàng 7-Eleven trung
bình tiêu thụ 2.500 sản phẩm khác nhau. Phần lớn mặt hàng bao gồm bánh, đồ ăn nhanh,
sản phẩm sữa là những mặt hàng dễ hư hỏng cần được giám sát về chất lượng và giảm tỉ
lệ hư hỏng. Thị trường tiêu thụ của 7-Eleven rất rộng, lên tới 6 triệu khách mỗi ngày, trải
rộng trên mọi phân đoạn thị trường cả về lứa tuổi và thu nhập. Vì có phân đoạn thị trường
rộng và các cửa hàng có vị trí gần nhau, 7-Eleven rất linh hoạt trong việc mua sắm và
quản lý cửa hàng. Trên một số khu vực, nhu cầu của khách hàng rất đa dạng nên nhà quản
lý phải đáp ứng được mọi yêu cầu của từng phân đoạn thị trường. Cuối cùng, quy mô của
mỗi kho hàng thường nhỏ. Mặc dù hàng hóa vô cùng đa dạng và số lượng lớn thì lượng
hàng lưu kho vẫn được duy trì ở mức tối thiểu. Tại mọi thời điểm, phần lớn lượng hàng
tồn kho của 7-Eleven được chở bằng xe tải trên đường tới cửa hàng. Quy mô của kho
hàng nhỏ có nghĩa là thường chỉ có 2 hoặc 3 quầy thanh toán. Bởi vì khách hàng muốn
mua hàng nhanh chóng nên phần cứng và phần mềm POS – Point of Sale phải hoạt động

rất nhanh và đáp ứng kịp nhu cầu.
Chương IV: Những ứng dụng thương mại điện tử tại doanh nghiệp
1, Quảng bá thông tin và tiếp thị cho một thị trường toàn cầu với chi phí cực thấp:
12 cửa hàng 7-Eleven tại Bắc Mỹ từng được đổi thành Kwik-E-MartNăm 2007, để quảng
bá cho bộ phim The Simpson Movie, 12 cửa hàng 7-Eleven tại Bắc Mỹ đã được đổi tên
thành Kwik-E-Mart. Chi phí cho chiến dịch này là khoảng 10 triệu USD. Không chỉ đổi
biển hiệu, các cửa hàng này còn phải đổi cả dấu hiệu nhận diện thương hiệu khác bên
trong cửa hàng.
Cửa hàng 7-Eleven trên thế giới không giống nhau Tại Mỹ, 7-Eleven là những cửa hàng
tiện lợi nhỏ, nơi bạn có thể mua nhanh một ly cafe trước giờ làm việc. Nhưng tại một số
nước khác, nó lại quan trọng với cư dân bản địa hơn thế. Tại Indonesia, 7-Eleven giống
như một quán cafe, cung cấp wifi miễn phí, nhiều bàn ghế cả trong và ngoài vỉa hè và
thường xuyên biểu diễn nhạc sống. Đây là nơi người trẻ Indonesia tụ tập vào buổi tối,
làm việc qua laptop và ăn các món ăn yêu thích. Còn tại Đài Loan, 7-Eleven rất phổ biến
8


với hơn 4.000 cửa hàng tại Đài Bắc – thành phố với 23 triệu dân. Tại đây, ngoài việc mua
các món đồ truyền thống và thức ăn bản địa, khách hàng còn có thể trả hóa đơn thẻ tín
dụng, sinh hoạt, vé xe công cộng, thuế đất, đặt tour du lịch… Người ta thậm chí yêu cầu
giao hàng về cửa hàng 7-Eleven thay vì giao về nhà mình để tiện nhận hàng vào ban đêm.
2, Lợi thế cạnh tranh:
Cơm trưa hộp là sản phẩm rất chiến lược cho tất cả các cửa hàng tiện lợi, vì mỗi cửa hàng
tiện lợi có thể dễ dàng phân biệt chính nó với những đối thủ cạnh tranh trong trận chiến
thu hút khách hàng nhiều hơn. Theo thống kê của MCR, thức ăn nhanh (cơm hộp,
sandwich) chiếm 16,5% của tổng doanh thu của cửa hàng tiện lợi trong năm 1996, và tỷ
lệ này đang gia tăng đều đặn. 7-Eleven Nhật bán hơn 200 triệu phần cơm trưa hộp mỗi
năm.
7-Eleven Nhật không sở hữu các tiện nghi sản xuất của riêng mình, nhưng họ có chính
sách hình thành sự phát triển chung với các nhà cung cấp. Theo đó, họ định hướng sản

phẩm cho các nhà cung ứng. Hình thức này được gọi là liên minh giữa sản xuất và các hệ
thống bán hàng.
Hầu hết các nhà cung cấp là vừa và nhỏ, chỉ có một vài nhà cung cấp có thể đáp ứng
được các tiêu chuẩn của 7-Eleven Nhật mà thôi. Hiệp hội Hợp tác xã Thức ăn ngon Nhật
được thành lập, nhằm thống nhất những vấn đề then chốt về cải tiến các phương tiện sản
xuất, kiểm soát chất lượng và phân phối. Thoạt tiên, các nhà cung cấp chống lại việc tiết
lộ bí quyết của họ với các đối thủ cạnh tranh khác, nhưng sau đó họ đồng ý hợp tác với
nhau. Kết quả, các nhà cung cấp được hưởng lợi từ những sản phẩm của họ đang được
bày bán rộng rãi tại các cửa hàng của 7-Eleven Nhật.
7-Eleven Nhật cùng xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm với các nhà sản xuất thực
phẩm lớn. Phương pháp này mang lại những hiệu quả to lớn cho cả hai bên:
– Sản phẩm của các nhà sản xuất được bán rộng rãi trong gần 7.000 cửa hàng trên toàn
nước Nhật.

9


– Thành quả tiếp thị sản phẩm có được nhờ sử dụng hệ thống tính tiền (POS).
– Nhà sản xuất có thể tìm kiếm những dữ liệu chủ yếu về khách hàng và thị trường – yếu
tố không thể thiếu cho sự phát triển sản phẩm.
– Trong khi đó, 7-Eleven Nhật có thể bán những sản phẩm mới phát triển này trên cơ sở
độc quyền, tạo ra sự khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.
– Giành được thông tin từ các nhà sản xuất trước các đối thủ cạnh tranh khác.
Điểm đáng chú ý nhất là phương pháp cùng phát triển được thực hiện dưới sự lãnh đạo
của 7-Eleven Nhật. Vì thế, hầu hết các nhà sản xuất không trực tiếp tiếp xúc với khách
hàng. Đôi khi sở thích của người tiêu thụ thay đổi nhanh chóng, đó là do sản phẩm độc
quyền được phát triển bởi các nhà sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
Để phát triển được những sản phẩm bán chạy, không thể thiếu thông tin tiêu dùng hạn
định, mà các nhà sản xuất khó có được những dữ liệu này. Nó được cung cấp bởi duy
nhất hệ thống thông tin POS sẵn có của 7-Eleven Nhật. Đây chính là lý do giải thích tại

sao 7-Eleven Nhật có thể giữ vị trí dẫn đầu trong phương pháp cùng phát triển.
3, Giải pháp trong kiểm soát hàng lưu kho:
Sherry Neal là nhân viên kho hàng lạnh của 7-Eleven tại Rockwall, Texas. Chỉ cần theo
dõi trên màn hình một máy tính cầm tay nhỏ là cô có thể tìm được dữ liệu bán hàng trong
vòng 4 tuần. Thông qua mạng máy tính không dây, quản lý cửa hàng 7-Eleven có thể đặt
hàng cho ngày tiếp theo mà không cần rời khỏi bàn làm việc của mình.
Cùng lúc đó, một lái xe tải đang sẵn sàng chở sữa để đem giao thì người quản lý kho
hàng dừng anh ta lại, “Chờ một chút” – người quản lý kho nói và xem thông số tại đầu
đọc RFID của mình, “Những thùng sữa này đã bị hỏng. Mặc dù, hiện tại chúng đang
được bảo quan ở nhiệt độ tốt, nhưng chúng đã bị để hâm nóng trong 9 tiếng ngày hôm
qua. Chúng ta không lấy những thùng sữa này nữa. Những thùng khác đều đạt tiêu chuẩn,
hãy giao chúng đi.” Câu chuyện về chuyến giao sữa vừa rồi có thể chỉ là chuyện kể,

10


nhưng máy tính của Sherry Neal là có thật và công nghệ này hiện đang được sử dụng
rộng rãi tại các cửa hàng của 7-Eleven.
Cả 2 câu chuyện trên đều nói đến công nghệ nhận biết qua tần số radio (RFID). Khi đóng
gói mỗi sản phẩm, người ta gắn thêm một con chip chứa đựng các thông tin về ngày sản
xuất, nơi sản xuất, số lô, ngày bán hàng. Chip và anten nhỏ được gắn vào một miếng
nhựa nhỏ bằng đồng 25 xu. Khi được kích hoạt bằng sóng radio của máy RFID, con chip
chuyển tải thông tin đến máy đọc và nhà quản lý có thể so sánh được hàng trong kho, với
doanh số bán hàng và đặt hàng mới. Câu chuyện về lô sữa trên được dựa trên thẻ RFID
“thông minh” có thể lưu lại những thay đổi về môi trường, tuy nhiên công nghệ này hiện
còn rất đắt và chưa thể sử dụng rộng rãi.
Keith Morrow – giám đốc công nghệ thông tin của 7-Eleven cho biết, chuỗi cửa hàng của
ông đặc biệt chú trọng tới RFID. Phương pháp theo dõi này làm ông rất hứng thú. Ông
nói: “Chúng tôi muốn những thông tin đó ở mức chi tiết hơn, đặc biệt là đối với các sản
phẩm thức ăn và sữa. Trong một thế giới hoàn hảo, chúng ta có thể kiểm soát được mọi

thứ thông qua thời gian sử dụng của sản phẩm tươi sống”. Nhưng chi phí là bao nhiêu?
Ông Morrow cũng cho biết thêm rằng ông cũng lo ngại về giá cả: “Việc này sẽ khiến cho
giá của mỗi chiếc sandwich lên tới bao nhiêu?” Hiện nay, giá của mỗi thẻ RFID và đầu
đọc quá cao và khó có thể phổ biến rộng rãi công nghệ RFID. Tuy nhiên, người ta hy
vọng giá của công nghệ RFID sẽ giảm mạnh và được sử dụng rộng rãi trong nửa thập kỷ
tới.
Trong một thời gian ngắn, 7-Eleven đã ký một hợp đồng hợp tác phần mềm POS độc
quyền với các hãng sản xuất phần cứng như HP, NCR và NEC. Công nghệ này đang được
triển khai trên hơn 5.300 địa điểm trên toàn nước Mỹ và hứa hẹn thay đổi được cách lưu
kho hiện nay. Công nghệ này đem lại tốc độ xuất hàng cao hơn, nhưng đó chỉ là khởi đầu.
Công ty dự kiến sẽ sớm thử nghiệm thẻ thanh toán trả trước sử dụng sóng radio tại các
cửa hàng ở Texas và Florida. Những thẻ radio này cũng giống như thẻ Speedpass của
Exxon Mobil Corp. Sẽ giúp 7-Eleven kiểm tra hàng xuất kho nhanh hơn bao giờ hết.
11


Các chuyên gia của 7 –Eleven cho rằng hệ thống kiểm soát hàng lưu kho sẽ giúp các nhà
quản lý xác định lượng hàng cần thiết phù hợp với nhu cầu. Các thiết bị không dây giúp
các người quản lý cửa hàng giải quyết được các khó khăn trước đây: đặt hàng đúng số
lượng cần thiết cho mỗi mặt hàng. Các thiết bị không dây này có màn hình cảm ứng, ảnh
sản phẩm do đó dễ dàng sử dụng và có độ chính xác cao.
4, Dịch vụ tốt hơn cho khách hàng :
Suzuki xem xét triển khai những mặt hàng kinh doanh khác biệt với các đối thủ khác,
ngay cả trên thị trường cung vượt quá cầu, nhằm loại bỏ sự cạnh tranh không cần thiết.
Ngoài ra, ông ta còn đặt câu hỏi cho ý tưởng "gia tăng việc phân loại sản phẩm theo nhu
cầu tiêu dùng" và quả quyết rằng việc thu hẹp sản phẩm liên quan đến giá trị là rất quan
trọng.
- Trong tình hình cung vượt quá cầu, cần phải điều hành bộ máy kinh doanh trên quan
điểm của người tiêu dùng.
- Cần phải sâu sát hiểu rõ người tiêu dùng và cảm nhận được những gì họ cần để có thể

đáp ứng được nhu cầu đó.
- Sự đa dạng hóa quá mức sẽ dẫn đến việc tạo ra những sản phẩm định kiến bởi sự tưởng
tượng ích kỷ của nhà sản xuất và người bán.
- Trong trường hợp đa dạng hóa, cần thu hẹp trong giới hạn những sản phẩm có thể bán
được tốt nhất.
- Xu hướng tiêu dùng đang có khuynh hướng thiên về chất lượng của sản phẩm hơn là giá
cả của sản phẩm.
- Nếu không có chất lượng, khó đạt được kết quả về số lượng như mong muốn.
Khởi nguốn từ một doanh nghiệp nhỏ sản xuất nước đá, cho đến ngày nay, 7-Eleven đã
có mặt tại 17 quốc gia trên toàn thế giới với 56.400 cửa hàng. Tại đất mẹ Nhật Bản, 7Eleven đã có hơn 17.569 cửa hàng khác nhau rải rác khắp cả nước. Trong khi đó, Mỹ
12


đứng thứ hai với 8.116 cửa hàng, theo sau là Hàn Quốc và Thái Lan với khoảng hơn
7.000 cửa hàng tại mỗi nước. Thành công nối tiếp thành công, năm 2007, 7-Eleven vượt
mặt McDonald’s trở thành chuỗi doanh nghiệp có số lượng cửa hàng nhiều nhất thế giới.
Theo thống kê của tờ Huffington Post: Cứ cách khoảng 2 tiếng, ở một nơi nào đó trên thế
giới, sẽ có 1 cửa hàng tiện dụng của 7-Eleven mọc lên. Thành công đáng sợ như vậy, lý
giải do đâu?
Omotenashi là một nghệ thuật hiếu khách đặc biệt của người Nhật, đó chính là vì khách
mà “hết lòng, quên mình” và nâng họ lên một tầm cao mới – họ là “chúa trời”. Tại 7Eleven đã từng xảy ra một câu chuyện. Một người khách vô tình lạc đường và vào 7Eleven để hỏi thăm nhân viên của cửa hàng. Sau một lúc chỉ dẫn nhưng không có kết
quả, người nhân viên này sẵn sàng đóng quầy lại để chỉ đường cho khách đến khi khách
hiểu mới thôi. Không chỉ thế, 7-Eleven cũng quan tâm rất chu đáo đến việc phục vụ
khách hàng bằng cách họ lưu trữ tất cả thông tin về giới tính, độ tuổi, sản phẩm được lựa
chọn nhiều của khách hàng hàng ngày, dự báo thời tiết của ngày hôm sau để tính toán về
chủng loại hàng hóa phân phối đến từng cửa hàng. Sự tận tâm, tận lực và chu đáo chính
là vũ khí vô cùng tốt giúp các doanh nghiệp Nhật Bản như 7-Eleven giữ chân được khách
hàng của mình. Đây cũng là lợi thế cạnh tranh vô cùng tốt khi so sánh với các công ty
Châu Âu hay Bắc Mỹ.
Tổ hợp All-in-One cũng là một nét cuốn hút khách hàng của 7-Eleven. Không đơn giản

chỉ là cửa hàng tiện lợi, bách hóa tổng hợp, nơi cung cấp thức ăn tươi sạch cùng chỗ ngồi
mát mẻ, sạch sẽ với wifi miễn phí 24/24, 7-Eleven còn tích hợp cả nhà hàng, tiệm photo,
ATM và sạp báo. Vô vàn những tiện ích chỉ bằng việc bước chân vào 7-Eleven, điều này
khiến khách hàng giảm đi rất nhiều nhu cầu để đi đến những cửa hàng khác. Đây chính là
nét “đáng sợ” của 7-Eleven.

13


Chương V: Cuộc đổ bộ bất ngờ vào Việt Nam – Dấu chấm hỏi cho một thị trường
mới
Tối Chủ Nhật ngày 19/2/2017 vừa qua, 7-Eleven bất ngờ đăng tải thông tin tuyển dụng
tại Việt Nam trên fanpage của mình mang tên “7-Eleven in Việt Nam”. Thông tin này
không khỏi khiến nhiều người, đặc biệt là các tín đồ Việt từng đi du lịch nước ngoài và
được trải nghiệm 7-Eleven, không khỏi vui mừng và thấp thỏm. Theo tờ Nikkei của Nhật
Bản, chuỗi cửa hàng tiện ích 7-Eleven sẽ có mặt tại Việt Nam vào tháng 2/2018. Cụ thể,
7-Eleven đã công bố nhượng quyền thương hiệu cho Công ty IFB Holdings (hiện sở hữu
thương hiệu Pizza Hut tại Việt Nam). Đồng thời sự kiện này cũng mở ra một bước lớn
trước khi 7-Eleven bắt đầu nhập cuộc chơi, nói cách khác là cuộc chiến thương hiệu giữa
các cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam.
Đối thủ lớn nhất của 7-Eleven tại thị trường Việt chắc chắn sẽ là chuỗi cửa hàng
Vinmart+ của Tập đoàn VinGroup. Tính đến hết năm 2015, Vinmart+ đã có tới 650 điểm
bán trên toàn quốc, trở thành chuỗi cửa hàng tiện ích lớn nhất Việt Nam. Theo
Bloomberg, Vinmart+ dự kiến trong 10 năm tới sẽ mở được 10.000 cửa hàng, và hiện đã
triển khai được hơn 2.000 cửa hàng, trong khi 7-Eleven dự kiến chỉ 1.000 cửa hàng sau
10 năm. Thua xa về mặt số lượng và yếu thế hơn khi đối với VinMart+, Việt Nam là thị
trường nước nhà vô cùng quen thuộc còn với 7-Eleven lại là một thị trường hoàn toàn
mới, liệu “ông trùm” cửa hàng tiện lợi này có thành công nơi đất khách? Đây có lẽ là một
thách thức, một câu hỏi khó cho 7-Eleven trong một thị trường đầy tính cạnh tranh và
khác biệt văn hóa như Việt Nam.

Chương VI: Kết luận:
Hiện nay, doanh thu thương mại điện tử trong ngành bán lẻ mới chỉ chiếm 2,8% trong
tổng doanh thu của toàn ngành bán lẻ của Việt Nam. Các cơ quan chức năng đang nỗ lực
để đẩy con số này lên 5% vào năm 2020.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, tốc độ tăng trưởng của ngành bán lẻ trong nước trung
bình 10 năm qua là hơn 10% mỗi năm; tỷ trọng doanh thu từ phương thức bán lẻ truyền
14


thống là 80%, bán lẻ hiện đại 20%, trong đó thương mại điện tử mới chỉ chiếm 2,8%, còn
khiêm tốn so với mức bình quân 12% của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
7 – Eleven là một trong rất nhiều công ty đang sử dụng các thiết bị di động để quản lý
hàng lưu kho tốt hơn, tăng hiệu quả kinh doanh, cải tiến dịch vụ khách hàng và tăng lợi
nhuận. Trên thực tế 7-Eleven còn tiến xa hơn bằng cách sử dụng công nghệ RFID. Về
những giải pháp cơ bản, theo ông Nguyễn Thanh Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thương mại
điện tử Việt Nam, các doanh nghiệp bán lẻ cần đẩy mạnh khâu tiếp thị và bán hàng trực
tuyến, nâng cao chất lượng dịch vụ chuyển phát, giao nhận hàng hóa và tích hợp tính
năng thanh toán trực tuyến vào trang web bán hàng...

15



×