Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử TRONG CHUỖI bán lẻ 7 ELEVEN NHẬT bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.57 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----



-----

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

ĐỀ TÀI : ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG

CHUỖI BÁN LẺ 7-ELEVEN NHẬT BẢN

Họ và tên: Nguyễn Ngọc Mai
Mã sinh viên: 1512230058
Lớp: TMA306(2-1617).1_LT
Khóa: K54
GV giảng dạy : ThS Nguyễn Thị Hồng Vân

Hà Nội, ngày 21 tháng 3 năm 2017


MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU............................................................. 3
B. NỘI DUNG..................................................................4
I. Giới thiệu doanh nghiệp: Chuỗi bán lẻ 7-Eleven....4
1. Giới thiệu chung......................................................4
2. Thành công của chuỗi cửa hàng 7-Eleven Nhật
Bản................................................................................5


II. Các ứng dụng Thương mại điện tử trong 7Eleven Nhật Bản............................................................7
1. Phần mềm POS – Point of Sale................................7
a. Giới thiệu phần mềm
.......................................................................................
7
b. Ứng dụng POS trong thanh toán
.......................................................................................
9
2. Phần mềm RFID......................................................10
a. Giới thiệu phần mềm
.....................................................................................
10
b. Ứng dụng RFID trong quản lý kho
.....................................................................................
12
III. KẾT LUẬN........................................................... 13


2


A. LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trên thế
giới đã góp phần làm thay đổi cách thức kinh doanh, giao dịch truyền thống và đem lại
những lợi ích to lớn cho xã hội.
Sự ra đời của thương mại điện tử đã đánh dấu sự bắt đầu của một hệ thống mới
nhằm phát triển kinh tế, một trong những điều kiện cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong
việc phát triển thương mại điện tử là việc hoàn thiện các dịch vụ thanh toán điện tử.
Thực tế đã chứng minh thanh toán điện tử là một trong những điều kiện cốt lõi
để phát triển thương mại điện tử với vai trò là một khâu không thể tách rời của quy trình

giao dịch và còn là biện pháp xác thực việc ký kết hợp đồng giữa người bán và người
mua.
Thương mại điện tử giúp giảm thấp chi phí bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng
Internet/web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng,
catalogue điện tử trên các trang web không những phong phú hơn mà còn thường xuyên
được cập nhật so với các catalogue in ấn khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.

Qua đó thương mại điện tử tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ
giữa các nhân tố tham gia v ào quá trình thương mại. Thông qua mạng, các đối tượng
tham gia có thể giao tiếp trực tiếp và liên tục với nhau nhờ đó sự hợp tác lẫn sự quản lý
đều được tiến hành nhanh chóng và liên tục.
Vì vậy tôi chọn đề tài áp dụng thương mại điện tử của Chuỗi bán lẻ nổi tiếng 7Eleven Nhật Bản để tìm hiểu thêm và rút ra những bài học kinh nghiệm về việc quản lý
doanh nghiệp, ứng dụng thương mại điện tử kịp thời, hợp lý .
Trong quá trình làm tiểu luận, mặc dù đã tìm kiếm thông tin và đọc nhiều tài liệu
tham khảo nhưng do kiến thức còn hạn chế, chưa nắm bắt được nhiều thông tin về thương
3


mại điện tử nên sẽ gặp nhiều thiếu sót. Mong cô đóng góp ý kiến để nhóm hoàn thiện bài
tiểu luận. Xin chân thành cảm ơn!

B. NỘI DUNG
I. Giới thiệu doanh nghiệp: Chuỗi bán lẻ 7-Eleven
1. Giới thiệu chung
7-Eleven: Chuỗi cửa hàng tiện lợi 'đáng sợ' nhất thế giới, cứ mỗi 2 tiếng lại có một
cửa hàng mới được mở ra
Nhiều người không còn xa lạ với chuỗi cửa hàng tiện lợi được cho là thành công
nhất trong lịch sử thế giới 7-Eleven. Khởi nguồn là một doanh nghiệp sản xuất nước đá,
đến nay chuỗi 7-Eleven đã có mặt tại 17 quốc gia trên toàn thế giới với 56.400 cửa hàng,
riêng Nhật Bản có hơn 15.000 cửa hàng.

Mỹ đứng thứ hai với 8.116 cửa hàng, theo sau là Thái Lan và Hàn Quốc với
khoảng 7.000 cửa hàng mỗi nơi. Sự mở rộng và thâm nhập nhiều thị trường mới còn tiếp
tục cho đến hôm nay.
Năm 2007, 7-Eleven còn vượt McDonald’s trở thành chuỗi có số lượng cửa hàng
nhiều nhất thế giới. Thậm chí, tờ Huffington Post còn thống kê: Cứ khoảng hai tiếng, ở
một nơi nào đó trên thế giới, lại có một cửa hàng 7-Eleven mới mọc lên.
Mặc dù với tên gọi 7-Eleven mở cửa từ 7h.00 am – 11h.00 pm, 27.000 cửa hàng trên
khắp thế giới vẫn hoạt động 24/24h một ngày tạo ra sự khác biệt rất nhiều với nhà bán lẻ
khác. Thị trường tiêu thụ của 7-Eleven rất rộng, lên tới 6 triệu khách mỗi ngày, trải rộng
trên mọi phân đoạn thị trường cả về lứa tuổi và thu nhập.
Một điểm khác biệt nổi bật của chuỗi cửa hàng bán lẻ trị giá 36 tỉ đô la Mỹ này là
danh mục sản phẩm rộng và đa dạng. Một cửa hàng 7-Eleven trung bình tiêu thụ 2.500
sản phẩm khác nhau. Phần lớn mặt hàng bao gồm bánh, đồ ăn nhanh, sản phẩm sữa là
những mặt hàng dễ hư hỏng cần được giám sát về chất lượng và giảm tỉ lệ hư hỏng.
4


2. Thành công của chuỗi cửa hàng 7-Eleven Nhật Bản
Hirofumi Suzuki là nhà sáng lập thực sự của 7-Eleven Nhật.
Mùa hè năm 2016 tại Nhật nóng như đổ lửa. Vì quá nóng nên số lượng người bị
sốc nhiệt lên đến cả nghìn người. Nhờ thế mà tại các cửa hàng tiện lợi 7-Eleven, số lượng
người ra vào nườm nượp, doanh số bán đồ uống tăng đột biến.
Một ngày hè nóng nực tại cửa hàng tiện lợi gần ga Ueno trung tâm thủ đô Tokyo,
cậu thanh niên Ran Takahashi, vốn không phải nhân viên cửa hàng mà là người của hãng
được cử xuống học việc. Và tất nhiên, theo quan niệm của người Nhật, anh Takahashi sẽ
phải đảm nhiệm công việc lần lượt ở tất cả các vị trí để có thể có cái nhìn tổng quan nhất
về hệ thống.
Anh đã làm tốt việc dọn dẹp, phân loại và dán mác hàng hóa, bốc xếp, và công
việc cuối cùng là đứng bán hàng. Theo nguyên tắc ông chủ cửa hàng đã đặt ra, sau khi
nhận tiền của khách, nhân viên phải lập tức rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, rồi mới

được phép đi găng tay để dùng gắp gắp đồ rán cho khách trong tủ giữ nhiệt cạnh quầy thu
ngân.Người Nhật quan niệm tiền rất bẩn nên nhân viên nhận tiền xong nếu muốn lấy đồ
ăn trong tủ giữ nhiệt sẽ phải rửa tay để đảm bảo không có vi trùng nhiễm chéo vào đồ.
Anh nhân viên đã vi phạm điều này một lần vào ngày thứ 2 làm việc, ông chủ nhắc nhở
anh, anh đồng ý nhận lỗi và hứa sẽ sửa sai.Nhưng đến ngày tiếp theo, không hiểu vì lý do
nào đó anh lại quên thêm lần nữa. Sau khi cầm tiền của khách trước, khách sau đến đề
nghị mua đồ rán trong tủ, anh lại vô tư đi găng gắp đồ cho khách mà không rửa tay.
Không may cho anh, ông chủ đã theo dõi thấy việc anh làm trên camera, ông lao ra,
đề nghị người khác vào thay ca của anh và bạt tai cho anh một cái quát rất to: “Mày đến đây
có mấy ngày, mày làm thế để mày đi khỏi rồi tao cũng sạt nghiệp à, nó ăn nó đau bụng nó
kiện thì cả đời tao chết vì mày đấy thằng kia. Theo tìm hiểu của phóng viên, quy định đến
mức ngặt nghèo như ông chủ cửa hàng trên không phải quá phổ biến. Bởi khi
5


gắp đồ cho khách, nhân viên đã đeo găng tay và cầm vào cái gắp, như vậy cũng là đủ
đảm bảo vệ sinh. Găng tay là loại dùng một lần.
Thế nhưng câu chuyện cho thấy sự khắt khe của người Nhật trong việc đảm bảo
dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Chẳng thế mà rất nhiều người nước ngoài khẳng định,
họ chỉ cảm thấy 7-Eleven có dịch vụ tốt khi họ đến Nhật, còn tại nước họ dù 7-Eleven đã
phổ biến từ lâu nhưng chất lượng dịch vụ không thể bằng Nhật.
Anh Jack Ethan cùng với nhóm bạn của mình đi từ Úc đến Nhật du lịch một
tháng. Vốn làm nghề nghiên cứu thị trường ở Úc nên anh thường có thói quen quan sát
rất kỹ phong cách phục vụ ở tất cả những cửa hàng nơi anh đến. Ethan nhận xét, dù 7Eleven đã phát triển hệ thống ở rất nhiều nước trên thế giới nhưng chỉ duy nhất tại Nhật,
7-Eleven có dịch vụ đẳng cấp khiến thế giới phải ngưỡng mộ.
7-Eleven Nhật Bản - Tổ hợp All-in-one gồm bách hóa tổng hợp, nhà hàng,
tiệm photo, ATM, sạp báo
7-Eleven ban đầu lấy ý tưởng từ Mỹ nhưng đã phát triển lên một đẳng cấp cao
hơn. Khi vào 7-Eleven, khách hàng không chỉ mua được đồ ăn ngon, tươi sạch, có cả lò
vi sóng với những nhân viên luôn nhiệt tình hâm nóng đồ cho khách.

Khách có chỗ ngồi ăn đàng hoàng sạch sẽ, mát mẻ. Kể cả với món đồ rẻ tiền
nhất (tính ra chỉ tương đương 18 nghìn đồng Việt Nam), khách cũng có thể thanh toán
bằng thẻ tín dụng quốc tế nếu muốn, mà không gặp “thái độ” gì.
Khách mua được bia rượu và không ít đặc sản của Nhật. Khách mua được nhiều
sản phẩm thiết yếu cho đời sống hàng ngày như kem đánh răng, dầu gội đầu, ô cho đến cả
bông tai, cắt móng tay. Không những vậy, khách có thể rút tiền, gửi tiền. Ngoài ra, khách
cũng có thể photo, scan giấy tờ, gửi fax với chi phí rất thấp. Khách cũng có thể thoải mái
tìm đọc những loại báo, tạp chí mà họ thích và mua chúng.

6


Khách mua đồ ăn tại quầy nhưng không có chỗ ngồi ăn, mọi không gian đều đã
được tận dụng tối đa cho việc bày hàng. Với điều kiện như hiện tại có lẽ khách hàng Việt
Nam sẽ rất hài lòng. Thế nhưng trong tương lai, nếu 7-Eleven Nhật dùng nguyên mô hình
tại Nhật vào Việt Nam, chắc chắn các cửa hàng tiện lợi Việt Nam sẽ phải đương đầu với
áp lực cạnh tranh rất lớn.
Mô hình hoạt động đã vậy, nhân viên 7-Eleven Nhật còn được đào tạo để đối xử
với khách không chỉ như một khách hàng. Rất nhiều khách du lịch đã truyền tai nhau
trải nghiệm với nhân viên của 7-Eleven. Bản thân người viết cũng từng gặp trường hợp
như vậy.
Khách du lịch không biết đường, vào khỏi nhân viên của 7-Eleven. Hai bên giao tiếp
với nhau mãi mà khách vẫn không hiểu mình phải đi hướng nào. Nhân viên 7-Eleven sẵn
sàng đóng quầy lại để chỉ đường cho khách đến khi khách hiểu mới thôi. 7-Eleven cũng
là điểm đến ưa thích của rất nhiều du khách đến Nhật và ngay cả người Nhật, nơi đây
luôn cung cấp wifi miễn phí 24/24.

II.

Các ứng dụng Thương mại điện tử trong 7-Eleven Nhật Bản


1. Phần mềm POS – Point of Sale
a. Giới thiệu phần mềm
POS là thuật ngữ viết tắt của Point Of Sales, dùng để chỉ các điểm phân phối hàng
hoá (điểm bán lẻ) được một cá nhân hay doanh nghiệp tổ chức, ví dụ: cửa hàng tạp hoá,
chuổi cửa hàng thời trang, cửa hàng trưng bày và mua sắm v.v.
Mỗi POS luôn có một hệ thống hoặc công cụ ghi nhận lại các giao dịch nhằm phản
ánh lượng tiền mặt và hàng hoá ra vào trong một khoảng thời gian nhất định như sổ tay,
tập tin Excel hoặc cao cấp hơn là các loại máy tính tiền, phần mềm theo dõi bán hàng
(phần mềm POS).

7


Việc trang bị và áp dụng hệ thống máy tính tiền hoặc phần mềm POS sẽ giúp các
chủ doanh nghiệp quản lý chặt chẽ hàng hoá, tiền mặt; hạn chế thất thoát hàng hóa, đáp
ứng nhu cầu mua sắm & thanh toán của khách hàng một cách nhanh gọn, hiệu quả và
chuyên nghiệp.

Hình 1: Quy trình giao dịch qua máy POS
Diễn giải:
(1) GDV tại cửa hàng tiếp nhận đầy đủ thông tin của KH khi đến thanh toán hoặc mua
hàng qua Payoo.
(2) GDV tiến hành việc kiểm tra tình trạng đơn hàng/ thông tin hàng hóa trên máy POS.
(3) GDV phải xác nhận lại với KH các thông tin hiển thị trên máy POS trước khi tiến hành thanh
toán.
(4) GDV phải thu tiền KH trước khi in Biên nhận thanh toán.
(5) GDV giao biên nhận (liên 1) cho Khách hàng.

8



(6) GDV yêu cầu Khách hàng ký tên xác nhận vào liên 2.
(7) (7.a) Đối với NCC online và dịch vụ nạp topup: giao dịch sẽ được hoàn tất
trong vòng 15 phút. Do đó, sau 15 phút nếu kiểm tra trạng thái vẫn “đang xử lý” thì GDV
liên hệ với số Hotline của Payoo để được giải quyết.
(7.b) Đối với NCC Offline: giao dịch sẽ được hoàn tất trong vòng 24 giờ. Do đó,
sau 24 giờ nếu kiểm tra trạng thái vẫn “đang xử lý” thì GDV liên hệ với số Hotline của
Payoo để được giải quyết.
Lưu ý: Các trường hợp trạng thái giao dịch là “thanh toán thất bại” hoặc “hủy”:
GDV tiến hành thanh toán lại cho KH theo quy trình từ bước (1)
b. Ứng dụng POS trong thanh toán
Trong một thời gian ngắn, 7-Eleven đã ký một hợp đồng hợp tác phần mềm POS
độc quyền với các hãng sản xuất phần cứng như HP, NCR và NEC. Công nghệ này đem
lại tốc độ xuất hàng cao hơn, nhưng đó chỉ là khởi đầu. Công ty dự kiến sẽ sớm thử
nghiệm thẻ thanh toán trả trước sử dụng sóng radio tại các cửa hàng. Những thẻ radio này
cũng giống như thẻ Speedpass của Exxon Mobil Corp. Sẽ giúp 7-Eleven kiểm tra hàng
xuất kho nhanh hơn bao giờ hết
Vì có phân đoạn thị trường rộng và các cửa hàng có vị trí gần nhau, 7-Eleven Nhật
Bản rất linh hoạt trong việc mua sắm và quản lý cửa hàng. Trên một số khu vực, nhu cầu
của khách hàng rất đa dạng nên nhà quản lý phải đáp ứng được mọi yêu cầu của từng
phân đoạn thị trường.
Cuối cùng, quy mô của mỗi kho hàng thường nhỏ. Mặc dù hàng hóa vô cùng đa
dạng và số lượng lớn thì lượng hàng lưu kho vẫn được duy trì ở mức tối thiểu. Tại mọi
thời điểm, phần lớn lượng hàng tồn kho của 7-Eleven Nhật Bản được chở bằng xe tải trên
đường tới cửa hàng.

9



Quy mô của kho hàng nhỏ có nghĩa là thường chỉ có 2 hoặc 3 quầy thanh toán.
Bởi vì khách hàng muốn mua hàng nhanh chóng nên phần cứng và phần mềm POS –
Point of Sale phải hoạt động rất nhanh và đáp ứng kịp nhu cầu
Sản phẩm của các nhà sản xuất được bán rộng rãi trong gần 7000 cửa hàng trên toàn
nước Nhật.Thành quả tiếp thị sản phẩm có được nhờ sử dụng hệ thống tính tiền ( POS).
Điểm đáng chú ý nhất là phương pháp cùng phát triển được thực hiện dưới sự lãnh
đạo của 7-Eleven Nhật. Vì thế, hầu hết các nhà sản xuất không trực tiếp tiếp xúc với
khách hàng. Đôi khi sở thích của người tiêu thụ thay đổi nhanh chóng, đó là do sản phẩm
độc quyền được phát triển bởi các nhà sản xuất không đáp ứng được nhu cầu của khách
hàng. Để phát triển được những sản phẩm bán chạy, thông tin tiêu dùng hạn định là hoàn
toàn không thể thiếu và các nhà sản xuất khó có được những dữ liệu này. Để có được
chúng, hệ thống thông tin POS sẵn có từ 7-Eleven Nhật là kiến thức mà các nhà sản xuất
muốn có được bằng mọi giá. Đây chính là lý do giải thích tại sao 7-Eleven Nhật có thể
giữ vị trí dẫn đầu trong phương pháp cùng phát triển. Nó là một biểu tượng của thời buổi
thay đổi nhanh mà hệ thống thông tin POS đã tạo ra một sự đảo lộn trong mối quan hệ lấn
át trước nhà sản xuất.
2. Phần mềm RFID
a. Giới thiệu phần mềm
RFID (Radio Frequency Identification) là công nghệ nhận dạng đối tượng bằng
sóng vô tuyến, cho phép một thiết bị đọc thông tin chứa trong chip ở khoảng cách xa,
không cần tiếp xúc trực tiếp, không thực hiện bất kì giao tiếp vật lý nào giữa hai vật
không nhìn thấy. Công nghệ này cho ta phương pháp truyền, nhận dữ liệu từ một điểm
đến một điểm khác. Kỹ thuật RFID sử dụng truyền thông không dây trong dải tần sóng
vô tuyến để truyền dữ liệu từ các tag (thẻ) đến các reader (bộ đọc). Tag có thể được đính
kèm hoặc gắn vào đối tượng được nhận dạng chẳng hạn sản phẩm, hộp hoặc giá kê
(pallet). Bộ đọc quét dữ liệu của thẻ(tag) và gửi thông tin đến cơ sở dữ liệu có lưu trữ dữ

10



liệu của thẻ(tag). Chẳng hạn, các thẻ(tag) có thể được đặt trên kính chắn gió xe hơi để hệ
thống thu phí đường có thể nhanh chóng nhận dạng và thu tiền trên các tuyến đường
Hệ thống RFID gồm 4 thành phần chính: Thẻ RFID, reader, Antenna và Server a.
Thẻ RFID (RFID tag, Transponder – bộ phát đáp): Là một thẻ gắn chip + Anten. Được
lập trình điện tử vối thông tin duy nhất.
Thẻ RFID gồm 2 phần chính:
+ Chip: ( bộ nhớ của chip có thể chứa tới 96 bit đến 512 bit dữ liệu gấp 64 lần so
với mã vạch ) lưu trữ một số thứ tự duy nhất hoặc thông tin khác dựa trên loại thẻ: read –
only, read– write, hoặc write – once – read – many.
+ Antenna: được gắn với vi mạch truyền thông tin từ chip đến reader. Antenna
càng lớn cho biết phạm vi đọc càng lớn
Công nghệ RFID so với các công nghệ nhận dạng khác:
+ Ưu điểm:


Nhận dạng từ xa (Khoảng cách lớn hơn so với các công nghệ nhận
dạng khác



Nhận dạng tự động ( do đó giảm được số lượng nhân công cần thiết)



Tiết kiệm năng lượng



Có thể nhận dạng được nhiều đối tượng cùng lúc theo nhiều chiều
hướng khác nhau ( đối với mã vạch thì đầu đọc và mã vạch cần phải

thấy nhau vì nó sử dụng tín hiệu quang hoc chứ không phải sóng vô
tuyến)



Các thẻ RFID lưu trữ nhiều thông tin hơn và chịu được điều kiện
khắc nghiệt của môi trường

+ Nhược điểm:
• Chưa có chuẩn chung và chưa có giải pháp bảo mật hiệu quả
11


• Dễ bị méo tín hiệu khi gặp kim loại
• Chi phí còn cao
• Xung đột đầu đọc
b. Ứng dụng RFID trong quản lý kho
Sherry Neal là nhân viên kho hàng lạnh của 7-Eleven tại Rockwall, Texas. Chỉ cần
theo dõi trên màn hình một máy tính cầm tay nhỏ là cô có thể tìm được dữ liệu bán hàng
trong vòng 4 tuần. Thông qua mạng máy tính không dây, quản lý cửa hàng 7-Eleven có
thể đặt hàng cho ngày tiếp theo mà không cần rời khỏi bàn làm việc của mình.
Cùng lúc đó, một lái xe tải đang sẵn sàng chở sữa để đem giao thì người quản lý
kho hàng dừng anh ta lại, “Chờ một chút” – người quản lý kho nói và xem thông số tại
đầu đọc RFID của mình, “Những thùng sữa này đã bị hỏng. Mặc dù, hiện tại chúng đang
được bảo quan ở nhiệt độ tốt, nhưng chúng đã bị để hâm nóng trong 9 tiếng ngày hôm
qua. Chúng ta không lấy những thùng sữa này nữa. Những thùng khác đều đạt tiêu chuẩn,
hãy giao chúng đi.” Câu chuyện về chuyến giao sữa vừa rồi có thể chỉ là chuyện kể,
nhưng máy tính của Sherry Neal là có thật và công nghệ này hiện đang được sử dụng
rộng rãi tại các cửa hàng của 7-Eleven.
Cả 2 câu chuyện trên đều nói đến công nghệ nhận biết qua tần số radio (RFID).

Công nghệ này cũng được sử dụng hiệu quả tại 7-Eleven Nhật Bản.
Khi đóng gói mỗi sản phẩm, người ta gắn thêm một con chip chứa đựng các thông
tin về ngày sản xuất, nơi sản xuất, số lô, ngày bán hàng. Chip và anten nhỏ được gắn vào
một miếng nhựa nhỏ bằng đồng 25 xu. Khi được kích hoạt bằng sóng radio của máy
RFID, con chip chuyển tải thông tin đến máy đọc và nhà quản lý có thể so sánh được
hàng trong kho, với doanh số bán hàng và đặt hàng mới. Câu chuyện về lô sữa trên được
dựa trên thẻ RFID “thông minh” có thể lưu lại những thay đổi về môi trường, tuy nhiên
công nghệ này hiện còn rất đắt và chưa thể sử dụng rộng rãi.

12


Một trong những ứng dụng quan trọng của RFID là quản lý kho hàng, điển hình là
trường hợp của 7-Eleven thế giới nói chung và 7-Eleven Nhật Bản nói riêng. Mặc dù
hàng hóa vô cùng đa dạng và số lượng lớn thì lượng hàng lưu kho của công ty vẫn được
duy trì ở mức tối thiểu. Giải pháp của 7-Eleven Nhật là sử dụng RFID. Các chuyên gia 7–
Eleven Nhật cho rằng hệ thống kiểm soát hàng lưu kho giúp nhà quản lý xác định lượng
hàng cần thiết phù hợp với nhu cầu. Các thiết bị không dây giúp người quản lý cửa hàng
giải quyết được khó khăn trước đây: đặt hàng đúng số lượng cần thiết cho mỗi mặt hàng.

7–Eleven Nhật Bản là một trong rất nhiều công ty đang sử dụng thiết bị di động để
quản lý hàng lưu kho tốt hơn, tăng hiệu quả kinh doanh, cải tiến dịch vụ khách hàng và
tăng lợi nhuận. Các doanh nghiệp đang trang bị cho lực lượng bán hàng máy tính cầm
tay, cung cấp cho khách hàng dịch vụ Internet không dây miễn phí...
Keith Morrow – giám đốc công nghệ thông tin của 7-Eleven cho biết, chuỗi cửa
hàng của ông đặc biệt chú trọng tới RFID. Phương pháp theo dõi này làm ông rất hứng
thú. Ông nói: “Chúng tôi muốn những thông tin đó ở mức chi tiết hơn, đặc biệt là đối với
các sản phẩm thức ăn và sữa. Trong một thế giới hoàn hảo, chúng ta có thể kiểm soát
được mọi thứ thông qua thời gian sử dụng của sản phẩm tươi sống”. Nhưng chi phí là bao
nhiêu? Ông Morrow cũng cho biết thêm rằng ông cũng lo ngại về giá cả: “Việc này sẽ

khiến cho giá của mỗi chiếc sandwich lên tới bao nhiêu?” Hiện nay, giá của mỗi thẻ
RFID và đầu đọc quá cao và khó có thể phổ biến rộng rãi công nghệ RFID. Tuy nhiên,
người ta hy vọng giá của công nghệ RFID sẽ giảm mạnh và được sử dụng rộng rãi trong
nửa thập kỷ tới.
III.

KẾT LUẬN

Như vậy, qua đề tài tiểu luận về việc áp dụng thương mại điện tử của Chuỗi bán lẻ nổi
tiếng 7-Eleven Nhật Bản đã giúp chúng ta có được cái nhìn rõ nét và sâu sắc hơn về
thương mại điện tử. Bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn trong việc áp dụng thương mại
13


điện tử vào quy trình quản lý, bán hàng. Hy vọng trong một tương lai gần, khi Việt Nam
mở cửa đón “ gã khổng lồ” này, chúng ta sẽ có hệ thống thương mại điện tử phát triển
hơn, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và góp phần vào hệ thống thương mại điện tử
chung trên toàn thế giới.

14


Nguồn:
1. />01)%20Huong%20dan%20su%20dung%20POS.pdf
2. />
4798/
3. />4. />
the-gioi/
5. Giáo trình Thương mại điện tử căn bản - Trường Đại học Ngoại Thương


15



×