Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Ứng dụng thương mại điện tử trong EBA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (430.72 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
Nội dung Trang
Danh sách nhóm…………………………………………………………..01
Chương 1: Giới thiệu về TMĐT
 Khái niệm……………………………………………………………...03
 Các loại hình ứng dụng TMĐT………………………………………..05
 Phân loại TMĐT………………………………………………………08
 Lợi ích của TMĐT…………………………………………………….10
 Hạn chế của TMĐT…………………………………………………....11
Chương 2: Ứng dụng TMĐT trong EBA
 Giới thiệu ……………………………………………………………..14
 Các phương thức thanh toán trong EBA………………………………19
1. Thanh toán tự động……………………………………………….19
2. Các phương thức thanh toán điện tử………………………...........19
 Phương thức giao dịch……………………………………......19
 Dịch vụ………………………………………………..............20
 Hạn mức giao dịch……………………………………............23
 Máy cà thẻ - POS…………………………………………......28
 Hợp tác và thành tích………………………………………………….30
Chương 3: Thuận lợi và khó khăn khi ứng dụng TMĐT ở VN
 Thuận lợi……………………………………………………………....34
 Khó khăn……………………………………………………………....36
DANH SÁCH NHÓM
1. NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG (NT)
2. ĐẶNG THỊ THÙY LINH
3. HUỲNH NGỌC PHƯƠNG THẢO
4. ƯNG VŨ TRƯỜNG SINH
5. TRẦN THỊ TUYẾT TRINH
6. LƯU THỊ MỸ THƯƠNG
7. NGUYỄN HOÀNG OANH
8. HUỲNH KIM TÀI


9. ĐẶNG THANH TÙNG
-1-
CHƯƠNG I
Khái niệm Thương Mại Điện Tử (eCommerce) đã trở nên khá phổ
biến trên các phương tiện truyền thông, nhưng vẫn còn quá xa vời đối với
doanh nghiệp.
Vậy thực chất thương mại điện tử là gì?
Doanh nghiệp cần phải làm gì để áp dụng mô hình
thương mại điện tử có hiệu quả?
Cuộc cách mạng điện tử đã tác động sâu sắc đến đời sống kinh tế xã
hội của nhân loại, nó sẽ cho phép con người vượt ra khỏi hàng rào không
gian và thời gian để nắm lấy các lợi thế của thị trường trên toàn cầu. Đến
thời điểm hiện nay chúng ta mới chỉ bước đầu khai thác những tiềm năng to
lớn, những cơ hội kinh doanh mà cuộc cách mạng điện tử đem lại.
Thương mại điện tử ( TMĐT) là một khái niệm còn rất mới mẻ. Thuật
ngữ này còn có vẻ xa lạ, khó hiểu đối với nhiều người. Tuy nhiên, càng ngày
người ta càng nhận thấy tầm quan trọng của thương mại điện tử. Do vậy các
công ty, các tổ chức luôn tìm cách áp dụng thương mại điện tử vào công việc
kinh doanh của mình để nâng cao khả năng cạnh tranh.
-2-
1.Khái niệm
Từ khi ra đời tới nay, TMĐT đã trải qua nhiều tên gọi khác nhau như:
online trade, cyber trade, paperless commerce, i-commerce (Internet
commerce), m-commerce (mobile commerce), e-commerce (electronic
commerce)…
Thương mại điện tử tên tiếng Anh là Electronic Commerce hay
thường viết tắt là eCommerce. Khi nói đến thương mại điện tử là người ta
hay nghĩ đến việc sử dụng Internet trợ giúp cho công việc kinh doanh. Trên
thực tế, thương mại điện tử có vai trò quan trọng hơn nhiều. Vậy chúng ta
hiểu thương mại điện tử như thế nào?. Có một số ý kiến cho rằng: thương

mại điện tử là mọi hình thức giao dịch được hỗ trợ bởi các phương tiện điện
tử. Nói như vậy có nghĩa là tất cả mọi hoạt động kinh doanh hiện nay đều là
thương mại điện tử vì đều sử dụng điện thoại, fax hay email... và tất cả đều
là phương tiện điện tử?. Nhưng…trên thực tế thì không phải như vậy!
Trước hết, thuật ngữ thương mại điện tử chỉ mới được sử dụng khi có
một số người đã thực hiện được việc mua bán qua mạng Internet bằng cách
trả tiền bằng một loại tiền đã được mã hoá.
Vậy thương mại điện tử chỉ có thể thực hiện được qua Internet hay hệ
thống các máy tính nối mạng?. Đúng như vậy, nhưng không phải giao dịch
nào trên Internet cũng được gọi là thương mại điện tử.
 Có 2 loại khái niệm về TMĐT
a. Khái niệm TMĐT theo nghĩa hẹp:
Hoạt động thương mại đối với hàng hóa và dịch vụ thông qua các
phương tiện điện tử và mạng Internet.
-3-
b. Khái niệm TMĐT theo nghĩa rộng:
Toàn bộ quy trình và các hoạt động kinh doanh sử dụng các phương
tiện điện tử và công nghệ xử lý thông tin số hóa, liên quan đến các tổ chức
hay cá nhân.
Các ứng dụng kinh doanh trên Internet được chia là 4 mức độ khác
nhau:
 Brochureware (Quảng cáo trên Internet): Đưa thông tin lên
mạng dưới một website giới thiệu công ty, sản phẩm... Hầu hết các ứng dụng
trên Internet ở Việt Nam đều ở dạng này.
 eCommerce (Thương mại điện tử): Là các ứng dụng cho phép
trao đổi giữa người mua và người bán, hỗ trợ khách hàng và quản lý cơ sở
dữ liệu khách hàng hoàn toàn trên mạng. Đây là hình thức giao dịch giữa
người bán và người mua (Business To Customer hay viết tắt là B2C).
 eBusiness (Kinh doanh điện tử): Là ứng dụng cho phép thực
hiện giao dịch giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác và khách hàng

của doanh nghiệp đó (Business To Business hay viết tắt là B2B). B2B bao
gồm các ứng dụng như thị trường ảo, quản lý quan hệ khách hàng...
 eEnterprise (Doanh nghiệp điện tử): Một số doanh nghiệp ứng
dụng cả B2C và B2B. Các doanh nghiệp nay được gọi là eEnterprise.

-4-
 Cần chú ý là có sự phân biệt tương đối giữa TMĐT (e-commerce)
và Kinh doanh điện tử (e-business). TMĐT tập trung vào việc mua bán và
trao đổi hàng hóa, dịch vụ, thông tin qua các mạng, các phương tiện điện tử
và Internet. Còn Kinh doanh điện tử chỉ sự phối hợp các doanh nghiệp. đối
tác, khách hàng và tổ chức các hoạt động trong nội bộ doanh nghiệp.
2. Các loại hình ứng dụng thương mại điện tử
Dựa vào các chủ thể tham gia giao dịch thương mại điện tử, người ta
phân thành các loại hình ứng dụng thương mại điện tử gồm:
 Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp: B2B
 Giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng: B2C
 Giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước: B2G
 Giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau: C2C
 Giao dịch trực tiếp giữa nhà nước với cá nhân: G2C
 B2B
Loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp
và doanh nghiệp.
Theo hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát triển
(UNCTAD), thương mại điện tử B2B chiếm tỷ trọng lớn trong thương mại
điện tử ( chiếm khoảng 90%). Các giao dịch B2B chủ yếu được thực hiện
trên các hệ thống ứng dụng thương mại điện tử như giá trị gia tăng (VAN);
dây chuyền cung ứng hàng hóa, dịch vụ (SCM), các sàn giao dịch thương
-5-
mại điện tử… Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm bạn hàng, đặt
hàng, ký kết hợp đồng, thanh toán qua các hệ thống này. Ở một mức độ cao,

các giao dịch này có thể diễn ra một cách tự động. Thương mại điện tử B2B
đem lại nhiều lợi ích thực tế cho doanh nghiệp, đặc biệt giúp giảm các chi
phí về thu thập thông tin, tìm hiểu thị trường, quảng cáo, tiếp thị, đàm phán,
tăng các cơ hội kinh doanh…

 B2C
Loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng qua các
phương tiện điện tử.
Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa,
dịch vụ tới người tiêu dùng. Người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện
tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán, nhận hàng. Giao dịch B2C tuy
chiếm tỷ trọng ít ( khoảng 10%) trong thương mại điện tử, nhưng có phạm vi
ảnh hưởng rộng. Để tham gia hình thức kinh doanh này, doanh nghiệp sẽ
thiết lập website, hình thành cơ sở dữ liệu về hàng hóa, dịch vụ mình cung
cấp, tiến hành các quy trình tiếp thị, quảng cáo, phân phối trực tiếp tới người
tiêu dùng. Thương mại điện tử B2C đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn
người tiêu dùng. Doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí do bán hàng do
không cần phòng trưng bày hay thuê người giới thiệu bán hàng, chi phí quản
lý cũng giảm bớt hơn. Người tiêu dùng sẽ cảm thấy thuận tiện hơn vì không
phải tới tận cửa hàng, có khả năng lựa chọn và so sánh nhiều mặt hàng cùng
một lúc
.
-6-
 B2G
Loại hình giao dịch giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước, trong
đó cơ quan nhà nước đóng vai trò khách hàng.
Quá trình trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp với cơ quan nhà nước
được tiến hành qua các phương tiện điện tử. Cơ quan nhà nước cũng có thể
thiết lập những website, tại đó đăng tải thông tin về nhu cầu mua hàng của
các cơ quan nhà nước, tiến hành việc đấu giá, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ và

lựa chọn nhà cung cấp trên website. Điều này một mặt giúp tiết kiệm các chi
phí tìm các nhà cung cấp, mặt khác giúp tăng cường tính minh bạch trong
hoạt động mua sắm công.
 C2C
Loại hình giao dịch giữa các cá nhân với nhau.
Sự phát triển của các loại hình thương mại điện tử làm cho nhiều cá
nhân có thể tham gia hoạt động thương mại điện tử với tư cách là người bán,
người cung cấp dịch vụ. Một cá nhân có thể tự thiếp lập website để kinh
doanh những mặt hàng do mình làm ra hoặc sử dụng một website sẵn có để
đấu giá món hàng mình có. C2C góp phần tạo nên sự đa dạng của thị trường.
 G2C
Loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân.
Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể
mang những yếu tố của thương mại điện tử. Ví dụ, khi người dân đóng thuế
qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ, v.v…
-7-
3.Phân loại thương mại điện tử
Có nhiều tiêu chí để phân loại thương mại điện tử, nhưng phương
thức phổ biến là dựa vào chủ thể tham gia thương mại điện tử. Dựa vào
phương thức này, người ta chia ra:
a. Thương mại điện tử giữa các công ty với nhau (B2B: Business
- Business)
Trong loại này, các công ty sử dụng mạng để đặt hàng từ phía người
cung cấp, nhận các hoá đơn và thanh toán. Loại hình này đã hoạt động rất tốt
trong mấy năm gần đây, đặc biệt là trong việc sử dụng EDI trong mạng cá
nhân hoặc mạng giá trị gia tăng (VAN).

-8-
b. Thương mại điện tử giữa các công ty và cá nhân ( B2C:
Business - Consumer)

Loại thương mại điện tử thứ hai này tương đương với hình thức bán
hàng qua mạng. Cùng với sự phát triển của mạng www, thương mại điện tử
giữa các công ty và khách hàng cũng đạt được nhiều bước tiến. Hiện nay
trên mạng Interrnet có rất nhiều các trang bán hàng với đủ mọi loại mặt hàng
tiêu dùng từ bánh kẹo, rượu bia cho đến máy tính, xe hơi.

c. Thương mại điện tử giữa các công ty và chính phủ (B2A:
Business - Adminitration)
Thương mại điện tử giữa công ty và chính phủ bao gồm toàn bộ các
giao dịch giữa các công ty và các tố chức chính phủ. Hình thức này mới ra
đời song có thể sẽ phát triển nhanh chóng nếu như các chính phủ thúc đẩy sự
nhận thức và phát triển của thương mại điện tử trong các cơ quan của mình.
Ngoài các giao dịch mua bán hàng hoá, đây cũng là phương thức mà các
doanh nghiệp nộp thuế doanh thu và thuế giá trị gia tăng cho Nhà nước.
d. Thương mại điện tử giữa cá nhân và chính phủ (C2A:
Consumer - Administration)
Thương mại điện tử giữa cá nhân và chính phủ tuy chưa xuất hiện song cùng
với sự phát triển của các loại hình thương mại điện tử kể trên, các chính phủ
sẽ mở rộng quan hệ với các cá nhân trong các lĩnh vực chẳng hạn như chi
trảcác khoản trợ cấp xã hội.
-9-
e. Thương mại điện tử giữa các khách hàng với nhau
(C2C:Consumer- Consumer)
Thương mại điện tử giữa các khách hàng với nhau là hình thức đã
đang xuất hiện và ngày càng phổ biến rộng rãi như các web site đấu giá, mua
bán,rao vặt, hiệp hội các khách hàng mua sỉ để được hưởng các chính sách
ưu đãi của nhà sản xuất.
4. Lợi ích của thương mại điện tử (TMĐT)
 TMĐT giúp cho các doanh nghiệp nắm được thông tin phong phú
về thị trường và đối tác

 TMĐT giúp giảm chi phí sản xuất
 TMĐT giúp giảm chi phí bán hàng và tiếp thị.
 TMĐT qua INTERNET giúp người tiêu dùng và các doanh
nghiệp giảm đáng kể thời gian và chí phí giao dịch.
 TMĐT tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng cố mối quan hệ
giữa các thành phần tham gia vào quá trình thương mại.
 Tạo điều kiện sớm tiếp cận nền kinh tế số hoá.
-10-
5. Hạn chế của Thương mại điện tử (TMĐT)
 Hạn chế về kỹ thuật:
 Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy.
 Tốc độ đường truyền Internet vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của
người tiêu dùng, nhất là trong TMĐT.
 Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn đang trong giai đoạn phát
triển.
 Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm
ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyển thống.
 Cần có các máy chủ về TMĐT đặc biệt (công suất cao, an toàn),
đòi hỏi thêm chi phí đầu tư.
 Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.
 Thực hiện các đơn đặt hàng trong giao dịch B2B đòi hỏi hệ thống
kho hàng tự động lớn.
-11-
 Hạn chế về thương mại:
 An ninh và riêng tư là hai cản trở về tâm lý đối với người tham
gia TMĐT.
 Thiếu lòng tin giữa người mua và người bán trong TMĐT do
không được gặp trực tiếp. Cần có thời gian để tạo ra sự tin cậy đối với mội
trường kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực tiếp.
 Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chưa được làm rõ. Một số

chính sách chưa thực sự hỗ trợ, tạo điều kiện để TMĐT phát triển.
 Các phương pháp đánh giá hiệu quả cuảTMĐT còn chưa đầy đủ,
hoàn thiện.
 Cần thời gian để chuyển đổi thói quen tiêu dùng và mua sắm của
khách hàng từ thực qua ảo.
 Số lượng người tham gia chưa thực sự đủ lớn để đạt lợi thế về quy
mô (hòa vốn và có lãi).
 Số lượng gian lận ngày càng tặngdo đặc thù của TMĐT.
 Thu hút vốn đầu tư lạo hiểm khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng
loạt của các công ty dot.com.
-12 -
CHƯƠNG II
trong
-13-
1. Giới thiệu
Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) được thành lập vào ngày
01/07/1992, với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Qua hơn 16 năm hoạt
động, DongA Bank đã khẳng định là một trong những ngân hàng cổ phần
phát triển hàng đầu của Việt Nam, đặc biệt là ngân hàng đi đầu trong việc
triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại, đáp ứng nhu cầu thiết thực cho
cuộc sống hàng ngày.
Vốn điều lệ (tính đến 06/2009) là 3.400 tỷ đồng
Các cổ đông lớn
• Văn phòng Thành ủy TP.HCM
• Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)
• Công ty Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận
• Tổng Công ty May Việt Tiến
• Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
• Công ty Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO)
Mạng lưới hoạt động

• Hội sở, 1 Sở giao dịch, hơn 170 chi nhánh và phòng giao dịch.
• Hơn 900 máy giao dịch tự động - ATM & hơn 1.200 máy ATM trong
hệ thống VNBC

×