Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử của tập đoàn RAKUTEN – NHẬT bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.85 KB, 16 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


TIỂU LUẬN
MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ CỦA TẬP ĐOÀN RAKUTEN – NHẬT BẢN

Giảng viên hướng dẫn : Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân
Sinh viên thực hiện

: Đinh Mỹ Huyền

Lớp

: TMA306(2-1617).1

MSV

:

1512230042

Hà Nội, tháng 3 năm 2017



LỜI NÓI ĐẦU
Thế kỷ XX vừa khép lại với một dấu ấn vĩ đại trong lịch sử phát triển loài người: sự
bùng nổ công nghệ thông tin diễn ra trên toàn thế giới. đưa nhân loại bước qua ngưỡng


cửa thế kỷ XXI để đứng trước một nền văn minh mới- nơi giao nhau giữa nền "kinh tế
trí thức" và "thời đại Internet", nơi trí thức là chủ thể duy nhất " thông trị" nền kinh tế
toàn cầu và Internet sắp đặt thế giới trong một chỉnh thể thống nhất. Bước sang thế kỷ
XXI, loài người mở thêm một con đường mới cho sự phát triển kinh tế của mình. Đó
là Internet - một thành tựu đỉnh cao của loài người trong thế kỷ XX. Con đường ấy đã
làm cho hoạt động thương mại được vận hành theo một cách thức hoàn toàn khác
trước. Trước đây, mặc dù đã có rất nhiều các phương tiện điện tử được áp dụng trong
hoạt động thương mại, nhưng hết sức đơn sơ, chỉ khi Internet ra đời và được áp dụng
rộng rãi trong thương mại, mang lại những lợi ích, hiệu quả vô cùng to lớn, người ta
mới chính thức thừa nhận một phương thức thương mại mới. Đó là thương mại điện
tử. Hình thức thương mại này, mang lại cho xã hội, các doanh nghiệp, đến từng cá
nhân một công cụ hoạt động mới, tiện lợi, dễ dàng và hiệu quả hơn nhiều. Trên thế
giới hiện nay, người ta đang gấp rút tiến vào kỷ nguyên kinh tế thông tin - trong đó
quan trọng nhất là thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã trở thành hình thức
thương mại cao nhất từ trước đến nay. Ở những nước tiên tiến, thương mại điện tử
được áp dụng ngày càng nhiều và tốc độ càng nhanh với hiệu quả hết sức nhãn tiền,
trong đó không thể không kể đến Nhật Bản, một trong những quốc gia rất thành công
khi áp dụng thương mại điện tử, đặc biệt là trong hoạt động của các doanh nghiệp bán
lẻ. Vì vậy, em quyết định chọn đề tài: “ Kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử của
tập đoàn Rakuten – Nhật Bản"

1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAKUTEN
1.1 Hoàn cảnh ra đời
Năm 1997 Internet bắt đầu bùng nổ ở Nhật nhưng kinh doanh cũng đầy rẫy khó
khăn do ngành kinh tế ở Nhật bị đình trệ,dân số ít dần và ngành bán lẻ giảm khoảng
1% mỗi năm từ nhiều năm qua. Nhưng có một lĩnh vực đang tăng rất mạnh đó là
thương mại điện tử. Doanh thu thương mại điện tử ở Nhật tăng đều khoảng 17% từ

năm 2005 đến nay và dự tính sẽ tăng khoảng 10% trong năm năm tới.Một công ty thu
lợi nhiều nhất trong xu hướng phát triển của thương mại điện tử là Rukaten. Nếu có
một từ tóm gọn về cách kinh doanh của Hiroshi Mikitani , cụm từ đó có thể là khẩu
hiệu nổi tiếng của hang Nike: “Cứ làm đi”. Quyết định từ bỏ công việc có thu nhập tốt
ở ngân hàng Công nghiệp Nhật (ngân hàng lớn nhất nước Nhật) sau khi lấy tấm bằng
Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) tại Harvard, Hiroshi Mikitani thiết lập sàn mua
sắm trực tuyến Rakuten vào năm 1997, bởi khi đó internet khá bùng nổ ở Nhật. Vào
tháng 6 năm 1999, công ty đổi tên thành Rakuten, Inc. Từ “rakuten” của Nhật ở đây
nghĩa là lạc quan.
Năm 2005, Rakuten bắt đầu mở rộng hoạt động ra bên ngoài Nhật Bản, chủ yếu
thông qua việc mua lại và liên doanh. Việc mua lại của công ty bao gồm trang
Buy.com (nay là Rakuten.com Shopping ở Mỹ), Priceminister (Pháp), Ikeda (nay là
Rakuten Brasil), Tradoria (nay là Rakuten Deutschland), Play.com (Anh), Wuaki.tv
( Tây Ban Nha), và Kobo Inc. (Canada). Ngoài ra, công ty còn có các khoản đầu tư
vào Pinterest, Ozon.ru, AHA Life, và Daily Grommet.
Trong năm 2012, doanh thu của công ty đạt US $ 4,6 tỷ đồng với lợi nhuận hoạt động
khoảng 244 triệu USD. Tháng 6 năm 2013, Rakuten, Inc. cho biết có tổng cộng 10,351
nhân viên trên toàn thế giới.
Vào năm 2015, Rakuten đã chuyển trụ sở của công ty từ Shinagawa tới khu
Tamagawa của Setagaya để hợp nhất các văn phòng của Tokyo và để hỗ trợ tăng
trưởng trong tương lai.
Hơn 13 năm qua, Hiroshi Mikitani đã gây dựng Rakuten từ 6 thành viên trở
thành thương hiệu internet nổi tiếng nhất ở Nhật với hơn 35,000 người bán hàng hóa

2


và dịch vụ, và đạt tổng lượng giao dịch hàng năm khoảng 1800 tỷ yên ( tương đương
21,4 tỷ USD)


Hình 1

1.1.2 Ngành nghề kinh doanh và tầm nhìn dài hạn
Rakuten đã theo đuổi chiến lược xây dựng trung tâm mua sắm trực tuyến, cung
cấp tất cả dịch vụ cho phép các công ty bán lẻ lập cửa hàng của họ trên website để
quảng cáo, bán hàng và xử lí các giao dịch thanh toán. Mô hình này của Rakuten giúp
đơn giản hóa việc mua bán giữa người bán và người mua. Trong kế hoạch dài hạn, ông
chủ Rakuten tham vọng đế chế của mình sẽ vươn ra hoạt động ở 27 quốc gia và tạo ra
tổng giá trị giao dịch khoảng 20.000 tỷ yên/năm đồng thời vượt qua các ông lớn trên
thế giới như Amazon, Geogle, Ebay,… Rakuten đã bắt đầu thực hiện những bước đi
đầu tiên, năm ngoái, công ty này đã quyết định thâu tóm PriceMinister, nhà điều hành
siêu thị trực tuyến lớn nhất của Pháp, tiếp theo là thương vụ mua lại sàn điện tử
Buy.com ở Mỹ
Tập đoàn Rakuten bao gồm tổng cộng khoảng 40 doanh nghiệp và cung cấp các
dịch vụ kinh doanh trực tuyến đa dạng, gồm 6 lĩnh vực chính như:
 Bán lẻ trực tuyến: Quản lí thị trường bán lẻ trực tuyến lớn nhất của Nhật Bản
 Ngân hàng, Tín dụng và Thanh toán: Cung cấp các dịch vụ tín dụng tiêu dùng
cá nhân bao gồm các khoản vay bằng thẻ, thế chấp và các dịch vụ ngân hàng
khác;
 Cổng thông tin và Truyền thông: Quản lý các trang cổng thông tin như là cổng
vào Internet, và thực hiện các hoạt động khác
3


 Du lịch: Điều hành đặt phòng khách sạn và các trang web liên quan đến du lịch
khác và cung cấp các dịch vụ khác;
 Chứng khoán: Cung cấp các dịch vụ như môi giới chứng khoán trực tuyến
 Thể thao chuyên nghiệp: Quản lý đội bóng chày chuyên nghiệp, lập kế hoạch
và bán hàng hoá liên quan và thực hiện các hoạt động khác;
 Giải trí: Câu lạc bộ video trực tuyến.

Báo cáo hàng năm của tập đoàn cũng cho thấy trong kinh doanh mua sắm trực
tuyến Rakuten Ichiba là trung tâm mua sắm trực tuyến lớn nhất của Nhật Bản, nó cung
cấp cho khách hàng hơn 95 triệu sản phẩm từ khoảng 40.000 thương gia đồng thời có
9 triệu khách hàng thẻ tín dụng và hơn 75 triệu người dùng ở Nhật Bản. Là một phần
của sáng kiến toàn cầu hóa của tập đoàn, Rakuten Ichiba cũng bắt đầu cung cấp vận
chuyển quốc tế.
1.3 Đối tác và quá trình giao dịch
Sau khi phân tích những thất bại của những chợ mua sắm online ra đời trước đó,
Mikitani đã đưa ra mô hình kinh doanh dựa trên liên hệ trực tiếp giữa người bán và
khách hàng bởi vì Rakuten chỉ thuần túy là cái chợ - nơi các doanh nghiệp bày hàng để
người mua tìm kiếm. Trang web của công ty hoạt động như một sàn mua sắm trực
tuyến dành cho hơn 35.000 nhà bán lẻ của Nhật Bản trong đó có cả nhũng doanh
nghiệp nhỏ ở những vùng xa xôi tiếp cận hàng triệu khách hàng tiềm năng: một số
doanh nghiệp, theo Mikitani đã chuyển mình từ hoạt động èo uột thành những doanh
nghiệp tạo ra hơn 100 triệu yên doanh thu mỗi tháng. Năm 2007, Rakuten là một hiện
tượng ở Nhật Bản với doanh thu hằng năm hơn 800 tỷ yên (gần 6,5 tỷ USD). Tập đoàn
tính phí thành viên hàng tháng các thương nhân trên website và giữ lại từ 2-5% giá trị
hàng hóa được bán. 80% doanh thu của tập đoàn đến từ phí thành viên, 10% là doanh
thu từ quảng cáo và phần còn lại đến từ bán đấu giá. Năm 2000, Rakuten tính phí các
nhà bán lẻ 475 USD/năm xuất hiện trên trang web của công ty họ. Trong khi đó, các
sàn giao dịch khác tính phí từ 3000 – 10000 USD.

CHƯƠNG 2: NHỮNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI
RAKUTEN

4


2.1 Mô tả mô hình
Tập đoàn Rakuten đã áp dụng mô hình B2B2C, một trường hợp đặc biệt của mô

hình B2B. Trong mô hình này, một doanh nghiệp cung cấp một số sản phẩm hoặc dịch
vụ cho một khách hàng là một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp khách hàng tiếp theo
sẽ cung cấp những hàng hóa hoặc dịch vụ đó cho khách hàng của họ, cũng có thể là
nhân viên của họ mà không có bổ sung giá trị. Bằng việc áp dụng mô hình này,
Rakuten cung cấp dịch vụ chính là loạt cửa hàng trực tuyến - cho các nhà bán lẻ thuê
cửa hàng và bán các hàng hóa dịch vụ của họ trên đó
2.2 Phương thức thực hiện
 Mô hình các cửa hàng bán lẻ trực tuyến
Rakuten xây dựng trung tâm mua sắm trực tuyến, cung cấp tất cả các dịch vụ
cho phép các công ty bán lẻ lập cửa hàng của họ trên website để quảng cáo, bán hàng
và xử lí các giao dịch thanh toán. Những cửa hàng bán lẻ trực tuyến này có ưu điểm là
dễ tìm kiếm, dễ xem và đặt hàng; nhiều thông tin về sản phẩm, danh mục sản phẩm
rộng và phong phú, giá thấp hơn các cửa hàng truyền thống
 Mô hình doanh thu:
80% : phí thành viên
10% : quảng cáo
10% : bán đấu giá
Tính phí thành viên hàng tháng và giữ lại từ 2-5% giá trị hàng hóa được bán
Tính phí các nhà bán lẻ xuất hiện trên trang web của Rakuten và các chuỗi cửa hàng ảo
khác
Ưu điểm: giá rẻ
 Dịch vụ khách hàng
Các cửa hàng trên website được giám sát chặt chẽ để đảm bảo quyền lợi của
khách hàng và một số đã bị buộc phải rời Rakuten vì các hoạt động kinh doanh bị cho
là mờ ám. Hệ thống ý kiến đánh giá của khách hàng đối với các sản phẩm cho phép
khách hàng đưa ra các lựa chọn chính xác và nâng cao lòng tin của khách hàng trong
quá trình mua sắm tại Rakuten nhằm tạo cho khách hàng sự thoải mái và yên tâm hơn
khi mua hàng

5



2.3 Phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình
.3.1

Thành công của mô hình
Là một trong những công ty rất thành công tại Nhật Bản và đang dần khẳng định

vị thế của mình trên toàn thế giới, trong nhiều năm qua, Rakuten đã thu về cho mình
những thành công nhất định, cụ thể
Tháng 4/2000 Rakuten được đưa lên sàn chứng khoán Jassdaq Nhật Bản,
Mikitani đã huy động được 430 triệu USD trong đợt đấu giá cổ phần lần đó và sau đó
mức vốn hóa đã tăng lên 6 tỉ USD
Doanh thu bán hàng của Rakuten cuối năm 2008 đã tăng 16,8% lên mức 250 tỷ
yên. Kết quả này có được nhờ 20,2% tăng trưởng ở phân khúc thương mại điện tử.
Doanh thu từ thương mại điện tử của Rakuten cũng đã chạm mức 92 tỷ yên
Quý 1 năm 2009 Rakuten công bố nguồn lợi nhuận 259 triệu USD trong tổng
doanh thu 628 triệu USD. Doanh số bán hàng ra thế giới thông qua thương mại điện tử
đã đạt tổng cộng 263 triệu USD.Đấu giá trực tuyến Ichiba và công ty quảng cáo
Internet - LinkShare, mang lại lợi nhuận kinh doanh 30% cho công ty
Doanh thu năm 2010 là 4,23 tỷ USD với dòng vốn lưu chuyển tiền tệ tổng cộng
vào khoảng 389,98 tỉ USD, đây thực sự là con số khổng lồ hiếm có công ty nào đạt
được. Tính đến năm 2010, công ty đã khiến giới kinh doanh phải dè chừng mình bằng
một loạt các vụ mua lại như: mua lại Buy.com, Priceminister,…

Bảng 1

.3.2

Nguyên nhân dẫn đến thành công của mô hình

Một trong những thành công đầu tiên phải kể đến đó là Rakuten đã đánh bật

được hệ thống bán lẻ trực tuyến Amtuyeenstaij Nhật Bản. Công ty đã áp dụng mô hình
6


B2B2C mà không có chức năng nhập kho, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương
nhân, cá nhân để bán sản phẩm của họ đến tay khách hàng thông qua hình thức trực
tuyến
Thứ hai đó là, Rakuten đã đưa ra được một mức giá cạnh tranh và đa dạng lĩnh
vực hoạt động. Là một trong những công ty bán lẻ trực tuyến, Rakuten có lượng hàng
hóa khổng lồ với nhiều mẫu mã đa dạng, hơn 35 triệu mặt hàng từ 1 USD cho đến
100000 USD tạo nhiều sự lựa chọn cho khách hàng.
Thứ ba, Rakuten có chương trình thu hút các khách hàng trung thành, mỗi khách
hàng khi mua sắm tại Rakuten sẽ được tích điểm, sau đó họ có thể dùng số điểm này
để đổi lấy ưu đãi giảm giá khi mua những đơn hàng khác
Ngoài ra, thành công của Rakuten không thể không kể đến hoài bão, sự dũng
cảm và quyết tâm kinh doanh, phân tích chiến lược tỉ mỉ và lập luận thấu đáo của đội
ngũ lãnh đạo công ty. Những nguyên tắc cơ bản của công ty đã tác động rất lớn đến
thành công như ngày hôm nay của Rakuten, đó là:
Luôn luôn cải thiện, luôn luôn nâng cao bạn sẽ đạt được những gì bạn muốn
Luôn luôn chuyên nghiệp và nhiệt tình
Luôn đưa ra Giả thuyết -> Thực hành -> Xác nhận
Tối đa hóa sự hài lòng khách hàng: Rakuten trước hết là công ty dịch vụ, chúng
tôi tự hào được phục vụ khách hàng của chúng tôi, và không ngừng tìm cách cải thiện
kinh nghiệm để đưa đến cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất, mang lại sự hài lòng
cho khách hàng
Tốc độ, tốc độ và tốc độ: Internet là cửa sổ cơ hội cho mọi doanh nghiệp, hãy
hoàn thành chỉ trong một tháng những công việc mà các công ty khác mất một năm để
làm bởi chúng ta chỉ có thể dành chiến thắng khi hoàn thành công việc trước nhiều lần

so với đối thủ cạnh tranh của mình
.3.3

Hạn chế của mô hình
Rakuten là một mô hình thương mại điện tử thành công, trở thành website bán

hàng trực tuyến lớn nhất Nhật Bản, nhưng bất kể mô hình nào cũng có những mặt hạn
chế của nó, và Rakuten cũng không phải là một ngoại lệ. Một số mặt hạn chế của mô
hình là

7


Hiện nay, Rakuten còn chưa được biết đến nhiều trên thế giới do chưa mở rộng ra
thị trường nước ngoài, chưa có nhiều chiến lược tiếp cận thị trường thế giới, mặc dù
trong quá trình này Rakuten sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn khi phải cạnh tranh
với nhiều tên tuổi nổi tiếng như Amazon, Ebay… Tuy nhiên với tính tất yếu của toàn
cầu hóa và việc tăng các mối quan hệ song phương, đa phương giữa các quốc gia cùng
sự phát triển như vũ bão của thương mại điện tử thì hẳn công ty phải có những chiến
lược thích hợp để đảm bảo sự tồn tại của mình trên thị trường

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Điều quan trọng nhất những doanh nghiệp bán lẻ khi ứng dụng thương mại điện tử là
phải hiểu tâm lý người tiêu dùng.
Thương mại điện tử muốn thành công thỉ phải hỗ trợ khách hàng thật tốt, thanh
toán an toàn và tiện lợi, tìm kiếm dễ dàng và có dịch vụ vận chuyển tốt
Với các thương hiệu lớn có nền móng vững chắc, họ thuê và đào tạo toàn bộ đội
ngũ chuyên hỗ trợ khách hàng. Mặc dù chỉ là một trang web nhưng đằng sau đó là cả
một đội ngũ hoạt động giống như các hãng bán lẻ khổng lồ như Target hoặc Wal-Mart.
Rakuten đã có hệ thống xây dựng để thu hút khách hàng trung thành của mình

Mặt khác, với việc mua sắm trực tuyến thì điều quan trọng nhất và luôn được các
khách hàng chú ý và đặc biệt quan tâm khi lực chọn giữa website của công ty này hay
công ty khác đó chính là dịch vụ thanh toán phải đảm bảo an toàn và tiện lợi nhất có
thể. Những người làm công nghệ thông tin thường phức tạp hóa vấn đề thanh toán mà
quên mất rằng người dùng luôn muốn thanh toán an toàn, tin cậy, tiện lợi và dễ sử
dung. Những website thương mại điện tử lớn ở Nhật Bản thường khuyên rằng nên
chuyển hàng đến tận nhà rồi mới thanh toán hoặc là sử dụng dịch vụ Internet Banking
vì nếu khách hàng sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán thì sẽ mất phí khoảng 3,5%
Ngoài ra, mô hình thương mại điện tử của Rukaten còn được hỗ trợ bởi các dịch
vụ vận chuyển giá rẻ, chất lượng cao, vận chuyển hàng hóa đi khắp đất nước chỉ trong
một ngày
Thương mại điện tử muốn thành công thì phải nghiên cứu và khai thác được những
khác biệt văn hóa cũng như cơ sở hạ tầng của thị trường hướng đến
Bí quyết thành công ở Nhật của Rakuten có thể tóm gọn trong 3 ý: Xâm nhập
nhanh, tôn trọng người sử dụng và đối tác địa phương: Mikitani tin tưởng thương mại
8


điện tử ở Nhật sẽ còn phát triển hơn cả ở Mỹ bới người Nhật thích giao tiếp với nhau
và điều đó còn dễ dàng hơn trên mạng internet, bởi vậy Rakuten đã tạo ra cảm giác
cộng đồng giữa những người sử dụng để họ có thể tán gẫu và tham gia vào các cuộc
đấu giá trực tuyến
Thương mại điện tử muốn thành công thì phải biết nghiên cứu thị trường và nắm bắt
thời cơ đúng lúc
Người Nhật thường có xu hướng thích mua sắm trực tiếp tại cửa hàng hơn có do
họ có thói quen lướt web bằng di động, sản phẩm không phù hợp với mua sắm trực
tuyến. Nhưng suy thoái kinh tế những năm 1997 khiến người Nhật hạn chế đi lại hơn
và dành nhiều thời gian cho việc sử dụng máy tính ở nhà, điều đó đã làm thương mại
điện tử bùng phát. Mikitani đã khởi sự Rakuten bằng số vốn khi còn làm ở trong ngân
hàng công nghiệp Nhật, nhưng do nắm bắt thời cơ đúng lúc, ông chủ của Rakuten đã

thu về được hơn 50 tỷ yên trong lần đầu chào bán cổ phiếu ra công chúng (IPO) ngay
trước thời điểm quả bóng dotcom nổ tung. Rakuten niêm yết cổ phiếu trên Jasdaq và
đã thu được 240 tỷ yên sau 4 lần chào bán cổ phiếu
Nghiên cứu những mô hình thương mại điện tử thành công để học hỏi kinh nghiệm,
liên tục đổi mới, đưa ra các cải tiến thích hợp và sang tạo trong từng giai đoạn và
điều kiện phát triển, xây dựng được tổ chức chuyên nghiệp cũng như mở rộng phạm vi
ra toàn cầu
Ông chủ của Rakuten có một lợi thế khi đã nghiên cứu mô hình thương mại điện
tử của các công lớn như Amazon hay Ebay – hai hãng thương mại điện tử Mỹ hàng
đầu thế giới, tham vọng của ông không phải là áp dụng rập khuôn hai mẫu hình đó mà
là kết hợp cả hai thành một, cung cấp các dịch vụ đấu giá lẫn trung tâm trực tuyến.
Rakuten sở hữu một mô hình doanh thương mại điện tử độc đáo B2B2C ( doanh
nghiệp tới doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Về cơ bản, các doanh nghiệp, người bán
đều có thể mở các cửa hàng mặt tiền trên Rakuten. Rakuten lấn sân sang nhiều lĩnh
vực kinh doanh khác nhau như dịch vụ du lịch, tín dụng cá nhân, chứng khoán và ngân
hàng trực tuyến. Ở những lĩnh vực này, Rakuten vẫn tiếp tục sang tạo và thách thức
các đối thủ.
Hiện nay, Rakuten đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn. Nhiều công ty
bán lẻ hiện nay muốn xây dựng một website bán hàng của riêng họ chứ không chỉ bán
hàng trên sàn thương mại điện tử của Rakuten nữa. Điều này khiến Rakuten phải thay
9


đổi chiến lược. Song song với việc xây dựng sàn bán lẻ chung cho các công ty khác,
Rakuten dự kiến cũng sẽ tự đưa các sản phẩm lên bán trên sàn thương mại điện tử của
hang lập nên. Đây cũng là xu hướng mà nhiều sàn thương mại điện tử như Amazon
hay Ebay đã áp dụng
Kinh doanh phải can đảm và dám chinh phục những mục tiêu bất khả thi
Sự kết hợp của tham vọng và quan điểm “Cứ làm đi” chạy xuyên suốt chiều dài
lịch sử của Rakuten. Hơn 13 năm qua, Hiroshi Mikitani đã gây dựng Rakuten từ 6

thành viên trở thành thương hiệu internet nổi tiếng nhất ở Nhật với hơn 35,000 người
bán hàng hóa và dịch vụ, và đạt tổng lượng giao dịch hàng năm khoảng 1800 tỷ yên.
Mikitani tin rằng thành công cuối cung của Rakuten sẽ lệ thuộc vào sự hình thành các
mục tiêu táo bạo và nỗ lực không ngừng cải tiến liên tục. Với Mikitani “Không có
ngày nào trôi qua mà không có sai lầm nhưng điều quan trọng là phải học được từ
những sai lầm đó và không mắc những sai lầm tương tự trong tương lai”. Trong cuốn
sách “Các nguyên tắc thành công” viết cách đây 3 năm, Mikitani đã viết “Trong giới
kinh doanh, những đột phá chỉ đến khi bạn đạt được những mục tiêu dường như không
thể đạt được. Không có gì đáng nói nếu bạn đặt các mục tiêu đạt được một cách rõ
ràng”
Mỗi quyết định lớn và sang tạo đều phải được phân tích chiến lược một cách tỉ mỉ và
thấu đáo
Nhưng ta cũng có thể thấy những thành công mà Rakuten đạt được ở thị trường Nhật
Bản có lẽ không dễ dàng gì khi ở thị trường khác bời những khác biệt văn hóa cũng
như cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, khi liên doanh ở nước ngoài, Rakuten bắt buộc phải đối
mặt với sự cạnh tranh mạnh mẽ đến từ những đối thủ bản địa. Tiêu biểu tại thị trường
Trung Quốc Yahoo Nhật hợp tác với Taobao.com, sàn thương mại điện tử bán lẻ lớn
nhất Trung Quốc. Do đó Rakuten phải nỗ lực trong chiến lược mở rộng thị trường
nước ngoài, thực hiện chiến lược dùng tiếng Anh làm ngôn ngữ chính trong giao tiêp
công sở. Trong những năm tiếp theo phải xúc tiến thực hiện chính sách thiếng anh hóa
công ty, mọi hoạt động cũng như nhân viên trong công ty phải sử dụng tiếng anh thay
cho tiếng nhật. Hơn nữa, khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài phải đưa ra phiên
bản dành riêng cho quốc gia đó
Là một khái niệm phức tạp, mô hình thương mại điện tử bị đặt trước việc cân bằng các
rủi ro tiềm tàng cũng như những cơ hội trong việc địa phương hóa. Quá chú tâm vào
10


việc làm thỏa mãn thi hiếu địa phương có thể làm hại các ý tưởng lớn và cấu trúc của
trang, Kinh nghiệm thực tiễn từ ngành công nghiệp web của Nhật Bản đã chỉ ra rằng

hợp tác với các công ty địa phương là cách tốt nhất để hạn chế rủi ro. Nhật Bản mới
chỉ chấp nhận cho 5 trang web của Mỹ tự thân vận động và không trang nào trng số đó
là mạng xã hội: Wikipedia, Geogle, Twitter, Amazon và Youtube

11


KẾT LUẬN
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế hiện nay thì thương mại điện tử
chính là một trong những công cụ hỗ trợ tốt nhất cho việc cắt giảm chi phí cho doanh
nghiệp. Thông qua việc phân tích và đánh giá mô hình thương mại điện tử của
Rakuten, chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của thương mại điện tử đối với các
doanh nghiệp trên thế giới. Đặc biệt, Việt Nam ta là một nước đi sau, còn nhiều bỡ ngỡ
trong việc xây dựng và áp dụng thương mại điện tử vào trong kinh doanh, vì vậy
chúng ta sẽ học hỏi được nhiều từ kinh nghiệm của các nước đi trước. Trong tương lai
không xa, rất có thể Việt Nam sẽ bắt kịp đà phát triển của các nước trên thế giới, hội
nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới nhờ thương mại điện tử.



12


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.....................................................................................................1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ RAKUTEN.....................................2
1.1

Hoàn cảnh ra đời............................................................................................2


1.2

Ngành nghề kinh doanh và tầm nhìn dài hạn..............................................3

1.3

Đối tác và quá trình giao dịch........................................................................4

CHƯƠNG 2: NHỮNG ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI...........4
2.1

Mô tả mô hình.................................................................................................4

2.2

Phương thức thực hiện...................................................................................5

2.3

Phân tích, đánh giá hiệu quả của mô hình....................................................6

2.3.1

Thành công của mô hình............................................................................ 6

2.3.2

Nguyên nhân dẫn đến thành công của mô hình.......................................... 6

2.3.3


Hạn chế của mô hình................................................................................. 7

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM........................................................8
KẾT LUẬN........................................................................................................12

13


14



×