Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phân tích mô hình thương mại điện tử của tập đoàn rakuten nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.63 KB, 22 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
BỘ MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

TIỂU LUẬN
Đề tài: Phân tích mô hình thương mại điện tử
của
tập đoàn Rakuten Nhật Bản

Họ và tên:
Mã sinh viên:
Lớp tín chỉ:
Giảng viên:

Vũ Ngọc Hoàng Tú
1512210243
TMA306(2-1617).3_LT

Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân


Hà Nội, 22/3/2017


Mục lục

3


I.

Mở đầu



Ngày nay, chúng ta hẳn không còn cảm thấy xa lạ gì khi nghe nhắc đến cụm từ ECommerce, hay còn gọi là Thương mại điện tử. Đó chính là xu hướng của thế giới trong
thế kỷ 21 này. Cùng với sự phát triển như vũ bão của internet, ngày nay số lượng người
truy cập internet ngày càng tăng, vượt trên 2 tỷ người và còn tiếp tục tăng, ở Việt Nam,
theo số liệu mới được công bố bởi Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế tính đến hết
tháng 6/2015, Việt Nam đã có 45,5 triệu người dùng internet, đạt mức thâm nhập/dân số
là 48%. Số lượng người dùng nói trên bao gồm người truy cập internet ở tất cả các
phương tiện hỗ trợ (PC, laptop, điện thoại…) và con số này đang không ngừng tăng lên.
Kinh doanh ngày nay và trong tương lai sẽ chuyển dần sang kinh doanh online và chiếm
phần lớn doanh thu cũng như thị phần của các ngành nghề kinh doanh. Trong một tương
lai không xa, việc trao đổi mua bán sẽ hoàn toàn thông qua mạng và một người hoàn toàn
có thể kinh doanh và làm việc tại nhà qua mạng internet mà thậm chí không cần phải đi
làm. Điều này đã diễn ra tại các nước tiên tiến và trong thời gian tới Việt Nam cũng như
vậy.
Nhờ vào sự phát triển của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là sự phát triển của
tin học đã tạo điều kiện cho mọi người có thể giao tiếp với nhau một cách nhanh chóng và
dễ dàng hơn thông qua các dịch vụ Internet. Vì là một môi trường truyền thông rộng khắp
thế giới nên thông tin có thể giới thiệu tới từng thành viên một cách nhanh chóng và thuận
lợi. Chính vì vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Thương mại điện tử thông qua Internet.
Và Thương mại điện tửnhanh chóng trở nên phổ biến trên thế giới trở thành một công cụ
rất mạnh mẽ để bán hàng và quảng cáo hàng hoá của các nhà cung cấp. Đối với khách
hàng, có thể có thể lựa chọn, so sánh hàng hoá phù hợp cả về loại hàng hoá, dịch vụ giá
cả, chất lượng và phương thức giao hàng cho khách hàng.
Thương mại điện tử không chỉ mở ra những cơ hội kinh doanh mới, những sản phẩm
và dịch vụ mới, những ngành nghề kinh doanh mới mà bản thân nó thực sự là một phương
thức kinh doanh mới: Phương thức kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chuyển hoá

4



các chức năng kinh doanh, từ nghiên cứu thị trường và sản xuất sản phẩm đến bán hàng,
dịch vụ sau bán hàng từ phương thức kinh doanh truyền thống đến phương thức kinh
doanh điện tử.
Chính vì tầm quan trọng đặc biệt của TMĐT tới việc định hình tương lai của nền kinh
tế cũng như cuộc sống con người, chúng ta cần có được cái nhìn tổng quan cũng như
chuyên sâu về thương mại điện tử, cách vận hành của nó và biết được những điển hình
thành công khi áp dụng TMĐT vào việc kinh doanh. Đó chính là lí do em chọn đề tài tiểu
luận: “Phân tích mô hình thương mại điện tử của tập đoàn Rakuten Nhật Bản”. Thông qua
việc nghiên cứu và phân tích mô hình TMĐT của một tập đoàn bán lẻ hàng đầu Nhật Bản
– nền kinh tế hàng đầu châu Á, em mong muốn được áp dụng những kiến thức đã học của
mình vào thực tiễn và rút ra được những bài học kinh nghiệm cho bản thân và áp dụng
cho TMĐT ở nước ta trong tương lai.

II. Tổng quan về thương mại điện tử
1. Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản
phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương
mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền
cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI),
các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại
điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong
chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ
như email, các thiết bị di động cũng như điện thoại.
Thương mại điện tử thông thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện
tử (e-business). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các
nguồn tài chính và các khía cạnh thanh toán của việc giao dịch kinh doanh.

5



E-commerce có thể được chia ra thành:
E-tailing (bán lẻ trực tuyến) hoặc "cửa hàng ảo" trên trang web với các danh mục



trực tuyến, đôi khi được gom thành các "trung tâm mua sắm ảo".


Việc thu thập và sử dụng dữ liệu cá nhân thông qua các địa chỉ liên lạc web



Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI), trao đổi dữ liệu giữa Doanh nghiệp với Doanh
nghiệp
Email, fax và cách sử dụng chúng như là phương tiện cho việc tiếp cận và thiếp lập



mối quan hệ với khách hàng (ví dụ như bản tin - newsletters)


Việc mua và bán giữa Doanh nghiệp với Doanh nghiệp



Bảo mật các giao dịch kinh doanh

Khi nói về khái niệm thương mại điện tử (E-Commerce), nhiều người nhầm lẫn với
khái niệm của Kinh doanh điện tử (E-Business). Tuy nhiên, thương mại điện tử đôi khi
được xem là tập con của kinh doanh điện tử. Thương mại điện tử chú trọng đến việc mua

bán trực tuyến (tập trung bên ngoài), trong khi đó kinh doanh điện tử là việc sử
dụng Internet và các công nghệ trực tuyến tạo ra quá trình hoạt động kinh doanh hiệu quả
dù có hay không có lợi nhuận, vì vậy tăng lợi ích với khách hàng (tập trung bên trong).
Một số khái niệm thương mại điện tử được định nghĩa bởi các tổ chức uy tín thế giới như
sau:


Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc
sản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán
trên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao
nhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet".

6




Theo Ủy ban Thương mại điện tử của Tổ chức Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (APEC) định nghĩa: "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương
mại trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếu
thông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet."

[21]

Các kỹ thuật thông tin liên

lạc có thể là email, EDI, Internet và Extranet có thể được dùng để hỗ trợ thương mại
điện tử.



Theo Ủy ban châu Âu: "Thương mại điện tử có thể định nghĩa chung là sự mua
bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức
tư nhân bằng các giao dịch điện tử thông qua mạng Internet hay các mạng máy tính
trung gian (thông tin liên lạc trực tuyến). Thật ngữ bao gồm việc đặt hàng và dịch
thông qua mạng máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch
vụ cuối cùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công."
Tóm lại, thương mại điện tử chỉ xảy ra trong môi trường kinh doanh mạng Internet và

các phương tiện điện tử giữa các nhóm (cá nhân) với nhau thông qua các công cụ, kỹ
thuật và công nghệ điện tử. Ngoài ra, theo nghiên cứu tại đại học Texas, các học giả cho
rằng thương mại điện tử và kinh doanh điện tử đều bị bao hàm bởi nền kinh tế Internet.

2. Lịch sử phát triển thương mại điện tử

Về nguồn gốc, thương mại điện tử được xem như là điều kiện thuận lợi của các giao
dịch thương mại điện tử, sử dụng công nghệ như EDI và EFT. Cả hai công nghệ này đều
được giới thiệu thập niên 70, cho phép các doanh nghiệp gửi các hợp đồng điện
tử như đơn đặt hàng hay hóa đơn điện tử. Sự phát triển và chấp nhận của thẻ tín dụng,
máy rút tiền tự động (ATM) và ngân hàng điện thoại vào thập niên 80 cũng đã hình thành
nên thương mại điện tử. Một dạng thương mại điện tử khác là hệ thống đặt vé máy
bay bởi Sabre ở Mỹ và Travicom ở Anh.

7


Vào thập niên 90, thương mại điện tử bao gồm các hệ thống hoạch định tài nguyên
doanh nghiệp (ERP), khai thác dữ liệu và kho dữ liệu.
Năm 1990, Tim Berners-Lee phát minh ra WorldWideWeb trình duyệt web và chuyển
mạng thông tin liên lạc giáo dục thành mạng toàn cầu được gọi là Internet (www). Các
công ty thương mại trên Internet bị cấm bởi NSF cho đến năm 1995. Mặc dù Internet trở

nên phổ biến khắp thế giới vào khoảng năm 1994 với sự đề nghị của trình duyệt web
Mosaic, nhưng phải mất tới 5 năm để giới thiệu các giao thức bảo mật (mã hóa SSL trên
trình duyệt Netscape vào cuối năm 1994) và DSL cho phép kết nối Internet liên tục. Vào
cuối năm 2000, nhiều công ty kinh doanh ở Mỹ và Châu Âu đã thiết lập các dịch vụ thông
qua World Wide Web. Từ đó con người bắt đầu có mối liên hệ với từ "ecommerce" với
quyền trao đổi các loại hàng hóa khác nhau thông qua Internet dùng các giao thức bảo mật
và dịch vụ thanh toán điện tử.

Các mốc thời gian về sự phát triển của thương mại điện tử như sau:


1979: Michael Aldrich phát minh mua sắm trực tuyến.



1982: Minitel được giới thiệu tại Pháp thông qua France Telecom và sử dụng để
đặt hàng trực tuyến.



1984: Gateshead SIS/Tesco là trang mua bán trực tuyến dạng B2C đầu tiên và bà
Snowball, 72 tuổi, là khách hàng mua hàng trực tuyến đầu tiên.



1984: Tháng 4 năm 1984, CompuServe ra mắt Trung tâm Mua sắm Điện tử
ở Mỹ và Canada. Đây là dịch vụ thương mại điện tử đầu tiên toàn diện.




1990: Tim Berners-Lee xây dựng trình duyệt đầu tiên, WorldWideWeb, sử máy
máy NeXT.

8




1992: Terry Brownell ra mắt hệ thống bảng Bulletin cửa hàng trực tuyến
dùng RoboBOARD/FX.



1994: Netscape tung trình duyệt Navigator vào tháng 10 với tên là Mozilla. Pizza
Hut đặt hàng trên trang web này. Ngân hàng trực tuyến đầu tiên được mở. Một số nỗ
lực nhằm cung cấp giao hoa tươi và đăng ký tạp chí trực tuyến. Các dụng cụ "người
lớn" cũng có sẵn như xe hơi và xe đạp. Netscape 1.0 được giới thiệu vào cuối năm
1994, giao thức mã hóa SSL làm cho các giao dịch bảo mật hơn.



1995: Thứ năm, ngày 27 tháng 4 năm 1995, việc mua sách của ông Paul Stanfield,
Giám đốc sản xuất của công ty CompuServe tại Anh, từ cửa hàng W H Smith trong
trung tâm mua sắm CompuServe là dịch vụ mua hàng trực tuyến đầu tiên ở Anh mang
tính bảo mật. Dịch vu mua sắm trực tuyến bắt đầu từ WH Smith, Tesco, Virgin/Our
Price, Great Universal Stores/GUS, Interflora, Dixons Retail, Past Times, PC World
(retailer) và Innovations.




1995: Jeff Bezos ra mắt Amazon.com và thương mại miễn phí 24h, đài phát thanh
trên Internet,

Radio

HK



chương

trình

phát

sóng

ngôi

sao NetRadio. Dell và Cisco bắt đầu tích cực sử dụng Internet cho các giao dịch
thương mại. eBay được thành lập bởi máy tính lập trình viên Pierre Omidyar như là
dạng AuctionWeb.


1998: Tem điện tử được mua bán và tải trực tuyến từ Web.



1998: Alibaba Group được hình thành ở Trung Quốc.




1999: Business.com bán khoảng 7.5 triệu USD cho eCompanies, được mua vào
năm 1997 với giá 149,000 USD. Phần mềm chia sẻ tập tin ngang hàng Napster ra
mắt. ATG Stores ra mắt các sản phẩm trang trí tại nhà trực tuyến.



2000: bùng nổ dot-com.

9




2001: Alibaba.com đạt lợi nhuận trong tháng 12 năm 2001.



2002: eBay mua lại PayPal với 1.5 tỉ USD.



2003: Amazon.com đăng tải bài viết lợi nhuận hàng năm.



2004: DHgate.com, công ty B2C giao dịch trực tuyến đầu tiên ở Trung Quốc được
thành lập, buộc các trang web khác B2B bỏ mô hình "trang vàng".




2005: Yuval Tal sáng lập giải pháp phân phối thanh toán trực tuyến bảo mật.



2007: Business.com mua lại bởi R.H. Donnelley với 345 triệu USD.



2009: Zappos.com mua lại bởi Amazon.com với 928 triệu USD.



2010: Groupon ra báo cáo từ chối một lời đề nghị mua lại trị giá 6 tỷ USD
từ Google. Thay vào đó, Groupon có kế hoạch đi trước với IPO vào giữa năm 2011.



2011:

Quidsi.com,

công

ty

cha

của Diapers.com,


được

mua

lại

bởi Amazon.com với 500 triệu USD tiền mặt cộng với 45 triệu nợ và các nghĩa vụ
khác. GSI Commerce, công ty chuyên tạo ra, phát triển và thực thi trang web mua sắm
trực tuyến cho dịch vụ gạch và vữa trong kinh doanh, được mua lại bởi eBay với 2.4 tỉ
USD.


2012: Thương mại điện tử và Doanh số bán lẻ trực tuyến của Mỹ dự kiến đạt 226
tỷ USD, tăng 12% so với năm 2011.

2. Các loại hình thương mại điện tử
TMĐT ngày nay liên quan đến tất cả mọi thứ từ đặt hàng nội dung “kỹ thuật số” cho
đến tiêu dùng trực tuyến tức thời, để đặt hàng và dịch vụ thông thường, các dịch vụ

10


“meta” đều tạo điều kiện thuận lợi cho các dạng khác của TMĐT. Ở cấp độ tổ chức, các
tập đoàn lớn và các tổ chức tài chính sử dụng Internet để trao đổi dữ liệu tài chính nhằm
tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh trong nước và quốc tế. Tính toàn vẹn dữ liệu và
tính an ninh là các vấn đề rất nóng gây bức xúc trong TMĐT.
Hiện nay có nhiều tranh cãi về các hình thức tham gia cũng như cách phân chia các
hình thức này trong TMĐT. Nếu phân chia theo đối tượng tham gia thì có 3 đối tượng
chính bao gồm: Chính phủ (G - Goverment), DN (B - Business) và Khách hàng (C Customer hay Consumer). Các dạng hình thức chính của TMĐT bao gồm: DN với DN

(B2B); DN với Khách hàng (B2C); DN với Nhân viên (B2E); DN với Chính phủ (B2G);
Chính phủ với DN (G2B); Chính phủ với Chính phủ (G2G); Chính phủ với Công dân
(G2C); Khách hàng với Khách hàng (C2C); Khách hàng với DN (C2B); online-to-offline
(O2O); Thương mại đi động (mobile commerce hay viết tắt là m-commerce)
3. Xu hướng phát triển của thương mại điện tử
Mô hình kinh doanh trên toàn cầu tiếp tục thay đổi đáng kể với sự ra đời của
TMĐT. Nhiều quốc gia trên thế giới cũng đã đóng góp vào sự phát triển của TMĐT. Ví
dụ, nước Anh có chợ TMĐT lớn nhất toàn cầu khi đo bằng chỉ số chi tiêu bình quân đầu
người, (con số này cao hơn cả Mỹ). Kinh tế Internet ở Anh có thể tăng 10% từ năm 2010
đến năm 2015. Điều này tạo ra động lực thay đổi cho ngành công nghiệp quảng cáo.
Trong số các nền kinh tế mới nổi, sự hiện diện của TMĐT ở Trung Quốc tiếp tục
được mở rộng. Với 384 triệu người sử dụng Internet, doanh số bán lẻ của cửa hàng trực
tuyến ở Trung Quốc đã tăng 36,6 tỷ USD tăng năm 2009 và một trong những lý do đằng
sau sự tăng trưởng kinh ngạc là cải thiện độ tin cậy của khách hàng. Các công ty bán lẻ
Trung Quốc đã giúp người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi mua hàng trực tuyến.
TMĐT cũng được mở rộng trên khắp Trung Đông. Với sự ghi nhận là khu vực có
tăng trưởng nhanh nhất thế giới trong việc sử dụng Internet từ năm 2000 đến năm 2009,
hiện thời khu vực có hơn 60 triệu người sử dụng Internet. Bán lẻ, du lịch và chơi game là

11


các phần trong TMĐT hàng đầu ở khu vực, mặc dù có các khó khăn như thiếu khuôn khổ
pháp lý toàn khu vực và các vấn đề hậu cần trong giao thông vận tải qua biên giới. TMĐT
đã trở thành một công cụ quan trọng cho thương mại quốc tế không chỉ bán sản phẩm mà
còn quan hệ với khách hàng.

III.

Phân tích mô hình thương mại điện tử của tập đoàn Rakuten


1. Tổng quan về tập đoàn Rakuten
1.1.

Thông tin chung

Rakuten, Inc là một công ty thương mại điện tử và Internet của Nhật Bản có trụ sở
tại Tokyo . Nền tảng TMĐT B2B2C Rakuten Ichiba là trang web thương mại điện tử lớn
nhất ở Nhật Bản và một trong những websites TMĐT lớn nhất thế giới .
CEO Hiroshi Mikitani thành lập công ty vào tháng 2 năm 1997 dưới tên MDM,
Inc. và hiện nay vẫn là giám đốc điều hành của nó . Trung tâm mua sắm Rakuten ( 楽 楽 楽楽
Rakuten Ichiba ? ) Bắt đầu hoạt động vào tháng 5 năm 1997. Vào tháng 6 năm 1999, công
ty đổi tên thành Rakuten, Inc. Trong tiếng Nhật, Rakuten có nghĩa là “lạc quan”.
Trong năm 2012, doanh thu của công ty đạt 4.6 tỉ USD với lợi nhuận khoảng 244
triệu USD. Tháng 6 năm 2013, Rakuten, Inc. cho biết có tổng cộng 10,351 nhân viên trên
toàn thế giới.
Năm 2005, Rakuten bắt đầu mở rộng ra bên ngoài Nhật Bản, chủ yếu thông qua
việc mua lại và liên doanh . Việc mua lại của công ty bao gồm Buy.com (nay là
Rakuten.com Shopping ở Mỹ), Priceminister (Pháp), Ikeda (nay là Rakuten Brasil),
Tradoria (nay là Rakuten Deutschland), Play.com (Anh), Wuaki.tv ( Tây Ban Nha),
và Kobo Inc. (Canada). Công ty có các khoản đầu tư vàoPinterest , Ozon.ru , AHA
Life, và Daily Grommet .

12


Vào năm 2015, Rakuten đã chuyển trụ sở công ty từ Shinagawa tới khu Tamagawa
của Setagaya để hợp nhất các văn phòng của Tokyo và để hỗ trợ tăng trưởng trong tương
lai.


1.2.

Ngành kinh doanh

Tập đoàn Rakuten bao gồm tổng cộng khoảng 40 doanh nghiệp, kinh doanh ở các
ngành như:

• Bán lẻ trực tuyến: Hoạt động tại một số nước ngoài Nhật Bản;
• Ngân hàng, Tín dụng và Thanh toán: Cung cấp các dịch vụ tín dụng tiêu dùng cá
nhân bao gồm các khoản vay bằng thẻ, thế chấp và các dịch vụ ngân hàng khác;
• Cổng thông tin và Truyền thông: Quản lý các trang cổng thông tin như là cổng vào
Internet, và thực hiện các hoạt động khác;
• Du lịch: Điều hành đặt phòng khách sạn và các trang web liên quan đến du lịch
khác và cung cấp các dịch vụ khác;
• Chứng khoán: Cung cấp các dịch vụ như môi giới chứng khoán trực tuyến;
• Thể thao chuyên nghiệp: Quản lý đội bóng chày chuyên nghiệp, lập kế hoạch và
bán hàng hoá liên quan và thực hiện các hoạt động khác;
• Giải trí: Câu lạc bộ video trực tuyến.
Báo cáo hàng năm của nhóm cho thấy kinh doanh mua sắm trực tuyến Rakuten Ichiba
là trung tâm mua sắm trực tuyến lớn nhất của Nhật Bản, cung cấp cho khách hàng hơn 95
triệu sản phẩm từ khoảng 40.000 thương gia. Nó cũng có 9 triệu khách hàng thẻ tín dụng
và hơn 75 triệu người dùng ở Nhật Bản. Là một phần của sáng kiến toàn cầu hóa của tập
đoàn, Rakuten Ichiba bắt đầu cung cấp vận chuyển quốc tế.

13


1.3.

Thị trường


Là một tập đoàn thương mại điện tử đứng hàng đầu, Rakuten hướng đến thị trường
quốc tế để phục vụ khách hàng đến từ khắp nơi trên thế giới. Điều này giúp mở rộng thị
trường của tập đoàn nhưng đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức vì Rakuten sẽ phải
cạnh tranh trực tiếp với những ông lớn TMĐT khác như Amazon và Alibaba. Trong
khuôn khổ giới hạn của bài tiểu luận, chúng ta sẽ chỉ đi vào phân tích sự cạnh tranh tại thị
trường Nhật Bản giữa Rakuten và Amazon.
Tại một đất nước chứng kiến những sự suy giảm nhẹ ở nhiều ngành, thì vẫn có một
ngành rất phát triển tại Nhật đó là TMĐT. Cuộc cạnh tranh TMĐT tại đất nước này diễn
ra với 2 đối thủ chính. Đầu tiên là tập đoàn khởi nguồn từ trong nước – Rakuten. Thứ hai
là ông lớn ngành TMĐT toàn thế giới Amazon. Vị thế của 2 đối thủ này khá khác nhau:
Rakuten có nền tảng vững chắc và cạnh tranh ngay tại quê hương mình. Amazon có danh
tiếng, có độ phủ sóng toàn thế giới và đang tìm kiếm cơ hội để thâm nhập vào thị trường
Nhật Bản đầy hấp dẫn.
Một trong những chìa khóa thành công của thương mại điện tử ở đây là tỷ lệ kết
nối cao: Trong dân số chỉ hơn 127 triệu người, hơn 109 triệu người có quyền truy cập vào
Internet.
Trên thực tế, Nhật Bản dẫn đầu thế giới về các giao dịch được thực hiện trên điện
thoại thông minh hoặc máy tính bảng. Hàn Quốc đứng thứ hai.
Nhìn chung, ngày nay, Nhật Bản là thị trường mua sắm trực tuyến lớn thứ ba trên
thế giới với tổng lượng bán ra khoảng 120 tỷ USD và tăng trưởng 7% mỗi năm. (Điều này
vừa phải, so với mức tăng trưởng 51% của Trung Quốc trong cùng ngành). Rakuten có thị
phần 25%, gấp đôi so với đối thủ cạnh tranh gần nhất là Amazon.
Sự xuất hiện của Rakuten là một ví dụ điển hình về nghịch lý của sự tăng trưởng
trong thời kỳ khủng hoảng tổng quát. Được thành lập năm 1997, năm khủng hoảng tài
chính châu Á, công ty đã qua nhiều năm trở thành thị trường hàng đầu cho việc mua bán
các sản phẩm kỹ thuật số trực tuyến tại Nhật Bản.

14



Sự phát triển của Rakuten đã trở nên rõ ràng hơn sau năm 2011, khi thảm họa ba
cơn bão xảy ra ở Đông Bắc Nhật Bản - trận động đất, sóng thần và vụ nổ hạt nhân
Fukushima - làm sâu sắc thêm những khó khăn kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, doanh thu của Rakuten đã lên tới 2 ngàn tỷ yên (khoảng 15 tỷ Euro),
với lợi nhuận của công ty lên tới 100 tỷ yen (750 triệu euro). Được khích lệ bởi kết quả,
công ty đã củng cố vị thế hàng đầu của mình tại nhà với các sáng kiến trung thành của
khách hàng và đa dạng hóa sản phẩm.
Đây là một thị trường hấp dẫn đối với Amazon, nhà lãnh đạo thương mại điện tử
thế giới, mặc dù với thị phần thấp hơn ở Nhật Bản, công ty sẽ bắt kịp. Theo thống kê , tuy
nhiên, các trang web gắn liền với Amazon Nhật Bản, công ty con địa phương của công ty
do Jeff Bezos, thu thập hơn 31 triệu lượt xem trang duy nhất mỗi tháng, nhiều hơn
Rakuten. Amazon Nhật Bản cũng đã mở rộng phạm vi của nó: bắt đầu với sách và bây giờ
cung cấp quần áo, phụ kiện, đồ gia dụng, đồ thể thao và thậm chí cả ô tô. Năm nay,
Amazon Nhật Bản cũng đã tung ra dịch vụ thanh toán của riêng mình và mở một siêu thị
gạch-vữa để mua thức ăn và rượu.
Tuy nhiên, một số công nhân ở Amazon Nhật Bản đã quyết định rằng tình hình không
còn bền vững nữa và đã tạo ra một liên minh dưới quyền của Liên minh Tokyo Kanri một nhóm kiểm toán viên liên quan đến lĩnh vực dịch vụ. Liên minh, tổng thư ký Takeshi
Suzuki giải thích, đã đệ trình ít nhất 20 khiếu nại về chấm dứt hợp pháp và lạm dụng
quyền lực. Suzuki cho biết: "Chúng tôi muốn sự kết thúc của PIP," và một môi trường làm
việc, nơi họ có thể tiếp tục làm việc mà không hề bận tâm. "

2. Mô hình thương mại điện tử của Rakuten

15


2.1.

Thực trạng áp dụng mô hình


Mô hình B2B2C

Rakuten cung cấp dịch vụ chính là loạt cửa hàng trực tuyến -

cho các nhà bán lẻ thuê cửa hàng và bán các hàng hóa dịch vụ của họ trên đó. Rakuten
xây dựng trung tâm mua sắm trực tuyến: cho phép các công ty bán lẻ (40.000 nhà bán lẻ)
lập cửa hàng của họ trên website để quảng cáo, bán hàng và xử lý các giao dịch thanh
toán
Ưu điểm: dễ tìm kiếm, dễ xem và đặt hàng; nhiều thông tin về sản phẩm, danh mục sản
phẩm rộng, phong phú, giá thấp hơn các cửa hàng truyền thống
Mô hình doanh thu


Phí thành viên



80% : phí thành viên



10% : quảng cáo



10% : bán đấu giá




Tính phí thành viên hàng tháng và giữ lại từ 2-5% giá trị hàng hóa được bán



Tính phí các nhà bán lẻ xuất hiện trên trang web của Rakuten và các chuỗi
cửa hàng ảo khác
Ưu điểm: giá rẻ



Dịch vụ khách hàng



Các cửa hàng được giám sát chặt chẽ : đảm bảo quyền lợi của khách hàng



Hệ thống ý kiến đánh giá của khách hàng: cho phép khách hàng đưa ra các
lựa chọn chính xác và nâng cao lòng tin của khách hàng

Công cụ, tiện ích
a/ Tổng quan

16




Internet shopping mall service (Rakuten Ichiba)

Dịch vụ mua bán hàng hóa trực tuyến



Online auction service for individuals (Rakuten Auction)
Dịch vụ đấu giá trực tuyến dành cho các cá nhân



E- commercial consulting service
Dịch vụ tư vấn về thương mại điện tử



Online book, CD/DVD purchase service ("Rakuten Books")
Dịch vụ mua CD/DVD, sách trực tuyến (một trong những mô hình thành công, đã đánh
bật người khổng lồ Amazon.com tại Nhật bản)



Digital contents provision service ("Rakuten Download")
Dịch vụ cung cấp các nội dung công nghệ số



Online golf course reservation service ("Rakuten GORA"楽
Dịch vụ đặt chỗ các khóa golf trực tuyến




Online DVD/CD rental service
Dịch vụ thuê CD/DVD trực tuyến



Internet marketing service
Dịch vụ quảng cáo trực tuyến



Third-party logistics service for Internet shopping mall’s merchants
Dịch vụ logistic với tư cách bên thứ ba cho các doanh nghiệp có shop trên
Rakuten



B2B business matching service (“Rakuten Business”)
Dịch vụ kết nối giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B

17


Quá trình xem hàng, đánh giá hàng, mua hàng, thanh toán và vận chuyển hàng trên khắp
các châu lục trên thế giới


Bước 1: Khách hàng đăng kí 1 tài khoản




Bước 2:



Chủ shop email thông báo tổng chi phí



Khách hàng kiểm tra lệnh mua hàng, thanh toán thông qua thẻ tín dụng



Bước 3: Chủ shop sẽ email thông báo đã chuyển hàng



Bước 4: Hàng được chuyển đến địa chỉ yêu cầu



Tiện ích “Rakuten super points” và “Rakuten Card”:



1 lần mua hàng ---> tích lũy 1 số điểm nhất định



Lần mua hàng sau: tương ứng 1 điểm = giảm giá 1 yên Nhật.




Trang “Information Security Measures” : nâng cao mức độ bảo mật cho thông tin
của khách hàng. hệ thống Rakuten blog: đăng các thông tin về các chế đọ bảo mật thông
tin khách hàng

2.2.

Thành công của mô hình

Tháng 4/2000: Rakuten được đưa lên sàn chứng khoán Jassdaq của Nhật Bản, huy
động được 430 triệu USD. Mức vốn hóa thị trường của công ty đã tăng lên 6 tỷ USD.
Năm 2008
Doanh thu bán hàng của Rakuten trong đã tăng đến 16,8%, lên mức 250 tỷ Yên.
Doanh thu từ thương mại điện tử của Rakuten đã chạm con số 92 tỷ Yên và đóng
góp con số kỷ lục 26 tỷ Yên trong lợi nhuận hàng năm của công ty.
Rakuten Travel đã thu hút được 25 triệu khách du lịch trong nước trong năm 2008



Quý I năm 2009

18


Rakuten công bố nguồn lợi nhuận 259 triệu USD trong tổng doanh thu 628


triệu USD.


Doanh số bán hàng ra thế giới thông qua thương mại điện tử đã đạt tổng



cộng 263 triệu USD.
Đấu giá trực tuyến Ichiba và công ty quảng cáo Internet - LinkShare, mang



lại lợi nhuận kinh doanh 30% cho công ty
Bảng 1: So sánh trang web amazon.com và trang web của Rakuten trong năm


2009

 Năm 2010


Doanh thu năm là 4,23 tỉ USD , với dòng vốn lưu chuyển tiền tệ tổng cộng vào
khoảng 369.98 tỉ USD



Rakuten mua lại Buy.com với số tiền 250 triệu USD



Tháng 6/2010 mua lại Priceminister với 200 triệu USD




Rakuten là một cổ đông quan trọng trong Ctrip



Rakuten đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với Baidu ở Trung Quốc.



Rakuten hiện thu hút khoảng 70 triệu lượt xem một tháng, chỉ đứng thứ hai sau
cổng trực tuyến Yahoo! Japan của Softbank

19







2.3.

Nguyên nhân thành công
Mô hình mà Rakuten áp dụng: mô hình B2B2C không cần có chức năng nhập kho.
Chính sách giá cả cạnh tranh và sự đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động.
Hệ thống thu hút khách hàng trung thành.
Hoài bão, sự dũng cảm và quyết tâm kinh doanh, phân tích chiến lược tỉ mỉ và lập

luận thấu đáo.
• Tăng cường cam kết của nhân viên về "các Mục tiêu Rakuten" và cải thiện sự









thực hiện của họ.
Những nguyên tắc thành công do Rakuten đề ra:
Luôn luôn cải thiện, luôn luôn nâng cao
Luôn chuyên nghiệp và nhiệt tình
Luôn đưa ra Giả thuyết -> Thực hành -> Xác nhận
Tối đa hóa sự hài lòng khách hàng
Tốc độ, tốc độ và tốc độ

20


IV.

Bài học kinh nghiệm

Hiểu tâm lý của người tiêu dùng.
Nghiên cứu những khác biệt văn hóa cũng như cơ sở hạ tầng của thị trường hướng đến.
Bí quyết thành công ở Nhật Bản của Rakuten có thể tóm gọn trong 3 ý:


Xâm nhập nhanh




Tôn trọng người sử dụng



Tìm kiếm một đối tác địa phương



Nghiên cứu kỹ thị trường và nắm bắt thời cơ đúng lúc.



Nghiên cứu những mô hình TMĐT đã thành công để học hỏi kinh nghiệm.



Liên tục đổi mới, đưa ra những chiến lược cải tiến thích hợp và sáng tạo trong
từng giai đoạn và điều kiện phát triển.



Kinh doanh phải can đảm và chinh phục những mục tiêu bất khả thi



Chấp nhận thử thách có thể làm bạn trở thành người hùng.




Mỗi quyết định lớn và sáng tạo đều phải được phân tích chiến lược tỉ mỉ và lập
luận thấu đáo.

V.

Tổng kết

Trên đây là toàn bộ những phân tích của em về mô hình thương mại điện tử của
Rakuten. Từ các phân tích ấy, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thương mại điện tử và cách
mà Rakuten đã áp dụng nó vào trong kinh doanh. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm
quý báu để có thể xây dựng TMĐT nước ta trong tương lai.
Trong khuôn khổ thời gian có hạn và kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế, chắc chắn
bài tiểu luận của em không tránh khỏi nhiều thiếu sót, phân tích sơ sài, nhận xét chủ quan
và phiến diện. Em rất mong nhận được sự phê bình và góp ý của thầy cô để em có thể rút
kinh nghiệm và làm tốt hơn ở những bài tiểu luận sau.

21


Em xin chân thành cảm ơn!

22



×