Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Trình bày kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp bán lẻ nhật bản tập đoàn aeon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.26 KB, 19 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------***--------

TIỂU LUẬN
MÔN: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI:

Trình bày kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện
tử của doanh nghiệp bán lẻ Nhật Bản- Tập đoàn Aeon.

Họ và tên sinh viên: Hoàng Thị Nga
Mã sinh viên: 1512210162
Lớp: TMA 306(2-1617).1_LT
Khóa: 54
Người hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Vân

1


MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
Trong hại tập kỷ qua cùng với sự phát triển của Công nghệ thông tin là sự tiến bộ vượt
bậc của Thương mại điện tử. Hàng loạt các mô hình thương mại điện tử của các doanh
nghiệp ra đời, kéo theo đó là sự thay đổi trong hành vi mua sắm của nhiều người tiêu
dùng. Họ đã ngày càng có thiện cảm và tin tưởng vào việc mua sắm online. Thương mại
điện tử đem lại nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng. Đối với doanh


nghiệp, việc ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh giúp họ giảm chi phí và nâng
cao doanh số bán hàng. Còn đối với người tiêu dùng họ cảm thấy thuận tiện, tiết kiệm
thời gian, chi phí đi lại khi mua hàng từ các trang web thương mại điện tử. Nhiều doanh
nghiệp đã quá nổi tiếng với các mô hình thương mại điện tử được áp dụng thành công
như: mô hình B2B của Alibaba, B2C của Amazon,… Việt Nam cũng là một thị trường
tiềm năng cho thương mại điện tử. Ngoài cuộc đua của các nhà đầu tư trong nước như:
Adayroi của Vingroup, Tiki của VNG và Vuivui của Thế giới Di Động, các nhà đầu tư
nước ngoài cũng có tham vọng thâu tóm thị trường Thương mại điện tử tại Việt Nam
thông qua hàng loạt các thương vụ mua lại như: Alibaba của tỷ phú Trung Quốc Jack Ma
mua lại Lazada hay Central Group thông qua Nguyễn Kim mua lại Zalora Việt Nam.
Ngoài ra tập đoàn Lotte của Hàn Quốc cũng cho ra mắt trang thương mại điện tử Lotte.vn
và đặt mục tiêu đầy tham vọng chiếm 20% thị phần tại Việt Nam, đứng top đầu thị
trường. Không đứng ngoài xu hướng đó, Tập đoàn bán lẻ Aeon của Nhật Bản đã chính
thức đặt chân vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam khi cho ra mắt trang
aeonEshop. Đây là một bước tiến đầy tham vọng của Aeon. Để làm rõ những cơ hội và
thách thức của Aeon khi ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh, em xin chọn đề
tài “ Trình bày kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử của Tập đoàn bán lẻ Aeon” cho
bài tiểu luận cá nhân của mình. Vì tiểu luận có giới hạn nên em xin phép chỉ trình bày
những ứng dụng thương mại điện tử của Aeon tại Việt Nam. Do kiến thức thiếu sót nên
bài tiểu luận của em còn rất nhiều thiếu sót. Em rất mong được cô thông cảm và nhận xét.
Bài tiểu luận của em có bố cục như sau:
CHƯƠNG 1: Tổng quan về thương mại điện tử và ứng dụng của nó trong doanh nghiệp
CHƯƠNG 2: Giới thiệu chung về Tập đoàn bán lẻ Aeon
3


CHƯƠNG 3: Thực trạng việc ứng dụng thương mại điện tử mà Aeon đang áp dụng tại
Việt Nam
CHƯƠNG 4: Phương hướng phát triển cho việc ứng dụng thương mại điện tử của Aeon


4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ ỨNG DỤNG CỦA
NÓ TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.
Khái niệm thương mại điện tử
Thương mại điện tử được hiểu theo nhiều nghĩa, gồm:
Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử được hiểu là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông
qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và Internet.
Theo nghĩa rộng, Thương mại điện tử được định nghĩa bởi rất nhiều tổ chức nhưng em xin
phép được trích dẫn khái niệm thương mại điện tử của UNCITRAL ( Ủy ban liên hiệp
quốc về luật mẫu thương mại quốc tế) như sau: Thương mại điện tử là việc trao đổi thông
tin thương mại thông qua các phương tiện điện tử, không cần phải in ra giấy bất cứ thông
tin nào của toàn bộ quá trình giao dịch. “ Thông tin” ở đây được hiểu là bất cứ thứ gì có
thể truyền tải bằng kĩ thuật điện tử, bao gồm cả thư từ, các file văn bản, các cơ sở dữ liệu,
các bản tính, các bản thiết kế, hình đồ họa, quảng cáo, hỏi hàng, đơn hàng, hóa đơn, bảng
giá, hợp đồng, hình ảnh động, âm thanh,… “Thương mại” được hiểu theo nghĩa rộng, bao
quát mọi vấn đề nảy sinh từ mọi mối quan hệ mang tính thương mại, dù cho có hay không
có hợp đồng. Các mối quan hệ mang tính thương mại bao gồm, nhưng không giới hạn ở,
các giao dịch sau đây: bất cứ giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa dịch vụ;
đại diện hoặc quản lý thương mại; ủy thác hoa hồng; cho thuê dài hạn; xây dựng các
công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai
thác hoặc tô nhượng; liên doanh; chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển,
đường không, đường sắt hoặc đường bộ.
1.2.
Một số ứng dụng của thương mại điện tử trong doanh nghiệp
1.2.1. Quảng cáo trên mạng
Cho đến nay, khoảng 500 doanh nghiệp Việt nam có trang web trên Internet (chiếm 1%).
So với các nước phát triển, thì đây là một tỷ lệ quá thấp (ở Mỹ tỷ lệ này là 70%) nhưng

với chúng ta, đó là một con số rất có ý nghĩa. Những doanh nghiệp có trang web thường
là những doanh nghiệp lớn. Tuy chưa trực tiếp bán hàng nhưng với việc xây dựng trang
web, các doanh nghiệp Việt nam đã tạo cho mình một văn phòng giao dịch trên mạng,
chuẩn bị sẵn sàng cho các giao dịch thương mại điện tử trong thời gian tới

5


Ngoài ra hàng ngàn các công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng đưa thông tin quảng cáo
trên các web site của các nhà cung cấp thông tin trên Internet như VDC, FPT, Netnam,
Phương nam... Khi vào bất kì trang web nào của Việt nam hiện nay, chúng ta đều thấy khá
nhiều logo, banner quảng cáo của các tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực của nền
kinh tế: từ điện tử, viễn thông, tin học, sản xuất chế biến, xuất nhập khẩu, du lịch đến các
cửa hàng kinh doanh, các nhà may, thậm chí cả các phòng tranh của các hoạ sĩ. Trang web
càng đẹp, hấp dẫn, càng nhiều người truy cập thì càng có nhiều công ty quảng cáo.
Các nhà cung cấp dịch vụ Internet cũng đưa ra những hình thức quảng cáo rất đa dạng để
thu hút các doanh nghiệp tham gia. Ngoài web, đặt logo, banner còn tổ chức các chuyên
trang như Top 100, Best Ten (trên trang kinh doanh business.vnn.vn,
tổ chức các hội chợ thương mại trên Internet. Các mục rao vặt trên Internet cũng rất phát
triển, bạn có thể tìm mua các mặt hàng đơn lẻ trên mục rao vặt của www.fpt.vn (Trở lại
đầu trang)
1.2.2. Thông tin

Hiện nay, có rất nhiều thông tin thương mại được cung cấp bởi các nhà cung cấp thông tin
Internet của Việt nam tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh các
doanh nghiệp. Trên trang web www.vnn.vn của VASC cung cấp cho bạn một khối lượng
thông tin khổng lồ miễn phí:
+ Trang vàng: Cung cấp thông tin về các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực
+ VNN guide & shoping: Cung cấp các thông tin về các dịch vụ (máy bay, taxi, giặt là,
bệnh viện), về mua sắm...

+ Bản tin thị trường: Cung cấp đầy các thông tin về giá cả các loại hàng hoá, dịch vụ. Tỷ
giá ngoại tệ, giá vàng...
+ Bất động sản: Cung cấp thông tin về bất động sản tại các thành phố lớn trong cả nước.
+ Tư vấn pháp luật, tư vấn đầu tư... và nhiều thông tin khác Ngoài ra bạn còn tìm thấy
nguồn

thông

tin

phong

/>
phú
,

trên

hàng

các

trang

/>
...
1.2.3.

loạt


Xuất bản
6

web

khác

như

/>

Hiện nay, xu thế xuất bản điện tử đang diễn ra phổ biến trên thế giới và đem lại nguồn
doanh thu lớn cho các nhà xuất bản. Ở nước ta, ngày càng có nhiều tờ báo điện tử xuất
hiện trên mạng. Các toà soạn cuối cùng cũng đã nhận ra xu thế phát triển tất yếu của loại
hình này. Hiện nay, việc xuất bản điện tử đơn thuần là để cung cấp thông tin, quảng bá
thông tin ra nước ngoài, chưa hề có chuyện bán báo điện tử ở Việt Nam, nhưng các Báo
đều hy vọng rằng điều đó sẽ diễn ra cùng với sự phổ cập của Internet trong thời gian tới.
Các Báo đi đầu trong lĩnh vực này có: Nhân Dân, Thông tấn xã Việt nam, Thời báo kinh
tế, Lao động, Quê hương, Thế giới...
1.2.4. Thanh toán

Ðây là lĩnh vực ứng dụng công nghệ Internet nhiều nhất ở nước ta cho nên có thể nói hoạt
động thương mại điện tử hiện nay chủ yếu là trong lĩnh vực thanh toán và các lĩnh vực
khác của ngân hàng. Ðiều đó thể hiện qua việc hệ thống ngân hàng của Việt nam đã tham
gia thanh toán quốc tế thông qua việc nối mạng SWIFT.
Từ năm 1993, hệ thống ngân hàng đã bắt đầu ứng dụng công nghệ tin học vào công tác
thanh toán chuyển tiền nhưng mới ở trình độ bán cơ giới bằng việc hoán chuyển chứng từ
bằng giấy sang dữ liệu máy tính, để chuyển tới ngân hàng có đơn vị thụ hưởng. Kể từ khi
thực hiện thanh toán qua mạng máy tính, công việc thanh toán được thực hiện nhanh,
chính xác, tăng nhanh vòng quay vốn, tạo cho doanh nghiệp giảm chi phí và chủ động

trong sử dụng đồng vốn. Ðối với hệ thống ngân hàng đã giảm được đáng kể lượng tiền
mặt trong lưu thông kéo theo nhiều lợi ích kinh tế khác như tiết kiệm chi phí in ấn, kiểm
đếm, đóng gói, vận chuyển, bảo quản,..
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới bắt đầu hoạt động kinh doanh đối
ngoại và thanh toán quốc tế từ năm 1993. Gia nhập hệ thống SWIFT từ tháng 3 năm 1995,
hiện đã có 20 chi nhành thực hiện thanh toán quốc tế qua SWIFT từ cơ sở đang mở rộng
đến các chi nhánh có đủ điều kiện. Tổng số điện đã chuyển qua hệ thống SWIFT trong
năm 1997 là 14.000 với tổng số tiền là 756 triệu USD.
Ngân hàng Công thương Việt nam, được đánh giá là một trong những ngân hàng dẫn đầu
của Việt nam trong lĩnh vực ứng dụng, đưa tiến bộ của công nghệ thông tin vào kinh
doanh ngân hàng. Hệ thống máy tính của ngân hàng đã được nối mạng từ cơ sở, các
7


phòng tín dụng đến các chi nhánh về trung tâm diện toán của ngân hàng trung ương. Hệ
thống máy tính đã giúp cho việc kinh doanh tiền tệ chặt chẽ và nhanh nhạy hơn.
Gần đây, Thủ tướng chính phủ ra một văn bản cho phép sử dụng chứng từ điện tử, sau đó
Thống đốc ngân hàng Nhà nước ban hành quy chế chuyển tiền điện tử. Trước đây, sau khi
tập trung số liệu, lưu trữ số liệu bằng đĩa mềm thì ngân hàng Công thương vẫn cứ phục
hối hay là song song làm chứng từ bằng giấy, làm như vậy rất chậm và tốn công. Tuy
nhiên việc sử dụng chứng từ điện tử đối với ngân hàng cũng chưa thể hoàn thiện ngay
được, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

8


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TẬP ĐOÀN BÁN LẺ AEON
2.1.
Vài nét sơ lược về Aeon
Aeon là tập đoàn thương mại bán lẻ thành lập từ năm 1758 chủ yếu kinh doanh trong lĩnh

vực bán lẻ, tài chính, phát triển dự án... Aeon đã triển khai tổng cộng 12.000 trung tâm và
cửa hiệu tại Châu Á Thái Bình Dương. Sau khi mở trung tâm mua sắm đầu tiên tại
Malaysia vào năm 1985, Aeon hiện đã phát triển khoảng 2.000 cửa hàng bao gồm GMS
(trung tâm bách hoá tổng hợp), SSM (Đại siêu thị), CVS (cửa hàng tiện lợi) tại các quốc
gia như Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Phlippines, Hàn Quốc...
Tại Việt Nam, Aeon Việt Nam được thành lập từ tháng 10/2011 và đã khai trương 4 trung
tâm mua sắm là Aeon Tân Phú Celadon, Aeon Bình Dương Canary, Aeon Long Biên và
Aeon Bình Tân.Tính đến nay Aeon đã sở hữu 16,498 trung tâm, cửa hàng. Các mô hình
kinh doanh của Aeon bao gồm;

Mô hình

Số lượng

Trung tâm mua sắm

120

Trung tâm bách hóa

598

Siêu thị

1708

Cửa hàng giảm giá

152


Trung tâm điện máy

123

Cửa hàng tiện lợi

4463

Cửa hàng chuyên dụng 3664
Hiệu thuốc

3146

Cửa hàng bán lẻ khác

589

Dịch vụ tài chính

531
9


Kinh doanh dịch vụ

1397

Các hình thức khác

7


Số lượng nhân viên của Aeon theo báo cáo năm 2015 ước tính khoảng 520.000 người đến
từ hơn 13 quốc gia trên thế giới và sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên với
cùng chung mục đích là chung tay xây dựng Tập đoàn Aeon trở thành địa điểm đáng tin
cậy tại Châu Á và với triết lý “ Khách hàng là trên hết” nhân viên của Aeon đều là những
người chăm chỉ, nhiệt tình và hết mình vì công việc.
2.2.
Qúa trình hình thành và phát triển
2.2.1. Giai đoạn đầu mới thành lập

Năm 1758, Okadaya được thành lập ở vùng Yokkaichi-Kyurokucho bởi Sozaemon Okada
với khẩu hiệu gia đình “ Trở thành trụ cột chính trong chiếc bánh xe”. Tiếp sau đó vào
năm 1937, cửa hàng quần áo Futagi được thành lập bởi Kazuichi Futagi. Vì là hoạt động
kinh doanh đầu tiên sau chiến tranh nên nguyên tắc kinh doanh của cửa hàng là “ Kinh
doanh bán lẻ là ngành công nghiệp ổn định”, đây cũng là một trong những nguyên tắc sau
này của Tập đoàn Aeon. Sau đó vào năm 1955, Shiro được thành lập bởi Jiro Inoue,kinh
doanh trong lĩnh vực bán lẻ mặt hàng vải vóc.
2.2.2. Thành lập JUSCO và sự phát triển của phong cách lãnh đạo liên kết

Năm 1969, JUSCO được thành lập dựa trên sự hợp nhất của ba công ty là Okadaya,
Futagi và Shiro. Năm 1974, công ty trách nhiệm hữu hạn JUSCO đồng thời có tên trong
các sở giao dịch chứng khoán ở Tokyo, Osaka và Nagoya. Sau đó, sản phẩm mang nhãn
hiệu riêng của công ty này là “ J-cup” được tung ra thị trường và phát triển nhanh chóng.
2.2.3.

Sự đa dạng hóa và toàn cầu hóa trong kinh doanh của JUSCO Co.Ltd

Giai đoạn 1980- 1981, JUSCO thành lập hai công ty con là MINISTOP CO.Ltd và Nihon
Credit Service Co.Ltd. Tiếp đó năm 1985, Jaya Jusco Stores thành lập cửa hàng
Dayabumi tại Malaysia- đây là cửa hàng đầu tiên mà Jusco đặt tại nước ngoài.


10


2.2.4. JUSCO trở thành AEON

Năm 1989, Tập đoàn JUSCO được đổi tên thành Tập đoàn AEON. Năm 2003,
AEON.co.ltd điều hành một công ty với hệ thống ủy viên ( hiện nay là một công ty với
các ủy viên được chỉ định và phối hợp cùng các ủy viên khác). Năm 2007, AEON cho ra
mắt thẻ thanh toán bằng tiền điện tử. Năm 2008, AEON chuyển đổi thành công ty với hệ
thống , cấu trúc rõ ràng.
2.2.5. Hướng tới mục tiêu trở thành doanh nghiệp bán lẻ số 1 Châu Á

Năm 2011, AEON chuyển cấu trúc thành tập đoàn có ba trụ sở chính tại Nhật Bản, Trung
Quốc và tại ASEAN. Tiếp đó, AEON hợp nhất ba công ty con là AEON retail co.ltd,
Mycal Corporation và AEON Marche Co.ltd. Năm 2013, dịch vụ tài chính của AEON
được thành lập như một ngân hàng nắm giữ cổ phần của công ty. Sau đó năm 2014, trung
tâm mua sắm AEON đầu tiên được đặt tại Tân Phú, Việt Nam. Tiếp nối thành công đó,
hàng loạt các trung tâm mua sắm của AEON đã phủ sóng gần hết các nước Đông Nam Á.
Từ đó đến nay, AEON hoạt động hiệu quả và ngày càng khẳng định vị trí số 1 trong
ngành bán lẻ tại Châu Á.
2.3.

Doanh thu của AEON trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay

Theo bảng báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất của AEON :

Năm

Doanh thu, lợi nhuận Doanh thu từ hoạt động Lợi nhuận gốc

kinh doanh

Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015

63.951
70.785
81.767

1.768
1.525
1.796

Trong đó 33% doanh thu đến từ các hoạt động kinh doanh của khu bách hóa tổng hợp
(GMS business) , 35% doanh thu đến từ các hoạt động kinh doanh của siêu thị, cửa hàng
giảm giá hay cửa hàng tiện lợi của AEON. Còn lại là nguồn doanh thu đến từ cửa hàng
dược phẩm, dịch vụ tài chính, kinh doanh dịch vụ và các hoạt động kinh doanh quốc tế
khác. Có thể nói với số vốn ban đầu (vào năm 1926) là 220,07 tỷ yên, AEON đạt được

11


doanh thu khổng lồ như ngày hôm nay là một sự nỗ lực không hề nhỏ, càng khẳng định
thêm vị trí số 1 tại Châu Á.

12


CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA

AEON ( tại Việt Nam)
3.1.
Các ứng dụng thương mại điện tử tại Aeon
3.1.1. Mô hình B2C
Theo thói quen của người tiêu dùng Việt Nam đối với mua hàng online có sự chuyển biến
rõ rệt, nắm bắt được sự thay đổi này hàng loạt các website kinh doanh theo mô hình này
ra đời ví dụ: Tháng 10 năm 2016 Tập đoàn Lotte của Hàn Quốc cho ra mắt trang thương
mại điện tử Lotte.vn. Cũng theo đà đó, ngày 01/01/2017 Aeon cho ra mắt trang web
AeonEshop với nguồn hàng chủ yếu là các sản phẩm Nhật Bản và thương hiệu Topvalu,
một nhãn hàng riêng của Aeon. Tại Việt Nam hiện nay, Aeon đã có tới gần 1.000 mặt
hàng mang thương hiệu này. Người tiêu dùng sẽ có cơ hội mua sắm các sản phẩm giảm
giá lên đến 50% cho các mặt hàng thời trang, mỹ phẩm, nội thất, điện máy, đồ gia dụng,
xe đạp, văn phòng phẩm, thực phẩm, sản phẩm cho mẹ và bé,…Họ chỉ cần vào trang web
sau đó thỏa thích chọn lựa và mua sắm các loại hàng hóa chỉ thông qua một cú click
chuột. Mặt hàng được Aeon kỳ vọng sẽ trở thành mặt hàng ưa chuộng của người tiêu
dùng là các sản phẩm của mẹ và bé. Trong giai đoạn đầu, Aeon chỉ giao hàng tại khu vực
TPHCM. Tương tự như các trang thương mại điện tử khác, Aeon cũng quy định giá trị
đơn hàng tối thiểu 300.000 đồng mới vận chuyển miễn phí. Các chính sách mua hàng, đổi
trả của Aeon không có nhiều khác biệt so với các trang thương mại điện tử khác.
3.1.2.

Cách thiết kế trang web

Trang web AeonEshop được bài trí một cách bắt mắt. Khi kích vào trang chủ sẽ thấy hàng
loạt các sản phẩm giá tốt với những hình ảnh nổi bật hiện lên. Mỗi chiến dịch quảng cáo
hay mỗi chiến dịch khuyến mãi đều được dành cho một vị trí riêng, các vị trí đặt link hỗ
trợ cũng rất phù hợp khi nó không gây rối cho người dùng và với một website bán hàng,
Aeon đã tận dụng tối đa hình ảnh gây bắt mắt. Ngoài ra trang web còn sử dụng rất tốt mô
hình AIDA. Website được thiết kế rất đẹp, ấn tượng và có tính thẩm mỹ cao (Attention):
sử dụng màu sắc chủ đạo là màu hồng của cánh hoa anh đào cũng là màu trên logo của

Aeon. Thực sự khi vào trang web khách hàng đã có ấn tượng ngay. Website có thanh
13


ngang phân loại các mục sản phẩm bao gồm: Japan corner, mặt hàng em bé- trẻ em, phụ
nữ, nam giới, đồ điện,…Nhờ thế cung cấp được các sản phẩm, dịch vụ và thông tin phù
hợp nhu cầu khách hàng mục tiêu ( Interest). Ngoài ra các thông tin khuyến mãi, giảm giá
hay quà tặng đều được cập nhập thường xuyên và đăng ở vị trí dễ nhìn nhất ( Desire).
Form mẫu của website cũng được thiết kế đẹp và ấn tượng giúp khách hàng dễ dàng mua
sắm ( Action). Không những vậy website còn bổ sung ô tìm kiếm giúp khách hàng dễ
dàng hơn trong việc mua sắm. Các chính sách mua hàng, hay các điều khoản sử dụng,
thanh toán cũng được đưa lên trang web giúp người tiêu dùng dễ dàng tra cứu. Nếu khách
hàng có thắc mắc hay ý kiến gì cũng có thể để lại tin nhắn để nhân viên trực tiếp giải đáp
các thắc mắc.
3.1.3.

Marketing điện tử

Các hoạt động Marketing điện tử của Aeon tại Việt Nam chỉ mới xuất hiện khi trang web
mua sắm trực tuyến AeonEshop được thành lập. Aeon rất chú trọng vào việc đẩy mạnh
các chính sách xúc tiến thương mại trong E- marketing. Các Banner Ads tại website
www.Aeon.com hay trang aeonEshop được thiết kế động với màu sắc hài hòa và bắt mắt,
khiến người tiêu dùng không thể bỏ qua mỗi khi ghe thăm trang web. Hầu hết nội dung
của các Banner ads này là các chương trình khuyến mãi trong tuần, các mặt hàng đang
sale off hoặc các sự kiện tặng quà, cuộc thi,…Ngoài ra Aeon còn sử dụng ứng dụng quảng
cáo qua các công cụ tìm kiếm ( search engine). Khi ta gõ một mặt hàng vào thanh tìm
kiếm của google thường thấy các quảng cáo của Aeon xuất hiện. Không những vậy trang
facebook chính thức của Aeon tại Việt Nam cũng hoạt động rất hiệu quả, thu hút hơn 600
nghìn lượt thích- một con số đáng mơ ước của bất kỳ trang facebook nào. Thực sự, các
hoạt động Marketing của Aeon mới chỉ tập chung vào các hoạt động xúc tiến thương mại

và chưa thực sự nổi bật.
3.1.4.

Hình thức vận chuyển

Giao vận là vấn đề sống còn của doanh nghiệp khi kinh doanh online hiện nay, tốc độ
giao hàng cần đảm bảo sự đúng hẹn và không mất khách hàng. Dù doanh nghiệp tự làm
hay thuê người ngoài khách hàng không quan tâm, chỉ cần hàng của họ được giao đúng
14


hẹn. Chính sách giao hàng của Aeon được đưa lên đầu trang web AeonEshop đảm bảo
khách hàng dễ dàng tiếp cận. Vì mới thành lập trang thương mại điện tử nên Aeon chỉ
cung cấp dịch vụ giao hàng trong phạm vi Hồ Chí Minh. Để đảm bảo việc giao hàng được
đúng hẹn AeonEshop liên kết với các đối tác vận chuyển là Sagawa. Họ chỉ freeship khi
các đơn hàng có giá trị từ 300.000 đồng trở lên tại một số quận tại Thành phố Hồ Chí
Minh. Hệ thống quản lý kho hàng bằng công nghệ hiện đại và được kết nối với hệ thống
Internet đảm bảo việc thông suốt tất cả các khâu. Bên canh đó, mỗi khâu giao hàng đều
được thông báo qua Email hay qua tài khoản của khách hàng trên trang web. Không
những vậy, khách hàng có thể đăng nhập để theo dõi tình trạng đơn hàng mà mình đã đặt.
3.1.5.

Thanh toán

Về hình thức thanh toán, Aeon hỗ trợ nhiều hình thức thanh toán như: thanh toán khi nhận
hàng ( COD) cho đối tượng khách hàng không quen với hình thức thanh toán trực tuyến,
hình thức này tạo sự an tâm cho khách hàng khi họ chắc chắn chắn rằng họ sẽ chỉ phải trả
tiền sau khi hàng hóa đã được giao đến tay họ. Tuy nhiên thanh toán trực tiếp chỉ áp dụng
với các đơn hàng nhỏ hơn 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, hình thức thanh toán trực tuyến
cũng được Aeon áp dụng. Cụ thể: Aeon cho phép khách hàng thanh toán qua cổng Payoo

hoặc Napas bằng thẻ ATM với điều kiện sử dụng dịch vụ Internet banking và thẻ Tín
dụng: áp dụng cho thẻ ghi nợ visa, Mastercard, JCB của các ngân hàng trong nước và
ngoài phát hành. Hơn thế, Aeon cho phép khách hàng sử dụng cả thẻ khi nhận hàng qua
máy CCT ( chỉ áp dụng với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh). Aeon Bank co.ltd ( ngân
hàng của Tập đoàn Aeon) phát hành thẻ Waon ( là một loại thẻ thanh toán bằng tiền điện
tử) bao gồm cả bản di động và card. Loại thẻ này được dụng khá phổ biến tại Nhật Bản
tuy nhiên tại Việt Nam hình thức thanh toán này chưa thực sự quen thuộc với người tiêu
dùng.
3.2.

Bài học kinh nghiệm

Là một doanh nghiệp đến sau trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam, Aeon có rất
nhiều lợi thế vì có thể học hỏi được những kinh nghiệm của các doanh nghiệp trước đó
bao gồm cả thất bại và thành công. Chính vì vậy việc áp dụng thương mại điện tử của
15


Aeon khá quy củ, chặt chẽ và ngày càng lớn mạnh. Từ việc thiết kế website đến ứng dụng
các hình thức Marketing Aeon đều đã làm rất tốt. Đặc biệt Aeon biết cách tấn công vào
nhu cầu và thị yếu của người tiêu dùng: sử dụng hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương
mại khi hàng tuần đều có các chương trình khuyến mãi được triển khai trên trang web
thương mại điện tử. Họ rất biết cách bắt kịp xu hướng khi nhận ra thị trường thương mại
điện tử tiềm năng tại Việt Nam và ứng dụng vào trong kinh doanh.Từ đó kịp thời đưa ra
các chiến lược và kế hoạch để thâu tóm thị trường này tại Việt Nam.

16


CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHO VIỆC ỨNG DỤNG

THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI AEON
4.1.
Đẩy mạnh việc cải tiến website bán hàng trực tuyến
Mặc dù trang website bán hàng của Aeon đã và đang hoạt động khá hiệu quả, giao diện
trang web ổn định và thuận tiện với người tiêu dùng tuy nhiên, Aeon nên sử dụng thế
mạnh về công nghệ thông tin tại đất nước mình để ứng dụng vào việc phát triển, cải tiến
trang web sao cho hiện đại nhất. Ví dụ: Khách hàng có thể xem các sản phẩm từ nhiều
góc độ, ứng dụng sắp xếp các mặt hàng theo mức độ đánh giá của khách hàng, người tiêu
dùng có thể xem các bình luận hoặc đánh giá của người khác trước khi đưa ra quyết định,

4.2.

Nâng cao dịch vụ vận chuyển

Aeon cần mở rộng thêm phạm vi giao hàng trên cả nước. Để làm được điều này, Aeon cần
triển khai kế hoạch hợp tác lâu dài với công ty vận chuyển uy tín để đảm bảo hàng của
khách được giao đúng quy định. Về vấn đề này, Aeon nên tham khảo của lazada, họ đã rất
thành công trong việc trả hàng cho khách hàng.
4.3.

Đẩy mạnh E- Marketing

Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại Aeon nên triển khai thêm nhiều dự án marketing
điện tử mới.
4.3.1.

Nghiên cứu thị trường qua mạng:

Thực hiện phỏng vấn nhóm khách hàng thông qua các forum, chatroom hoặc netmeeting,
điều tra bằng Bảng câu hỏi qua mạng để nhận biết được feedback của khách hàng một

cách dễ dàng.
4.3.2.

Phân tích hành vi mua sắm của khách hàng qua mạng

17


Aeon nên sử dụng các phần mềm chuyên dụng tích hợp trên website bán hàng, nhờ đó có
thể thu thập thông tin và phân tích hành vi mua sắm của khách hàng. Từ đó xây dựng,
hoạch định được chiến lược Marketing dễ dàng hơn.
4.3.3.

Các chính sách xúc tiến thương mại

Có thể nhận thấy Aeon là một doanh nghiệp rất tích cực tham gia các hoạt động cộng
đồng đặc biệt là các hoạt động bảo vệ môi trường. Dựa vào lợi thế đó, Aeon nên đẩy
mạnh việc tố chức các sự kiện trực tuyến như: cuộc thi viết về môi trường, nhiếp ảnh bảo
vệ môi trường,… Các cuộc thi này cần được quảng bá rộng rãi trên website hoặc page của
Aeon trên Facebook để công chúng biết đến rộng rãi hơn
4.3.4.

Quảng cáo qua công cụ tìm kiếm

Với việc phát triển của Youtube, quảng cáo trên kênh tìm kiếm này quả thực là một cơ hội
tốt cho nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên Aeon chưa hề khai thác mảng này. Việc tạo dựng
kênh Youtube riêng có thể giúp Aeon ngày càng được biết đến rộng rãi hơn nếu họ biết
cách quản lý hiệu quả. Các clip quảng cáo cho các sản phẩm hay các bộ phim ý nghĩa,
độc đáo có thể thu hút lượng khán giả khổng lồ cho Aeon. Danh tiếng của Aeon sẽ ngày
càng được nhiều người biết đến nếu kế hoạch thành công

4.4.

Giải pháp thanh toán

Như đã nói ở trên ngân hàng Aeon đã phát hành một loại thẻ thanh toán điện tử là Waon,
tuy nhiên chưa được sử dụng tại Việt Nam. Nếu loại thẻ này được triển khai tại Việt Nam,
chắc chắn sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Đặc biệt, Aeon nên có chính sách
ưu đãi cho khách hàng sử dụng thẻ Waon khi mua hàng tại các trung tâm thương mại, cửa
hàng tiện lợi,… của Aeon thông qua việc tích điểm hay giảm giá,…

18


KẾT LUẬN
Thương mại điện tử là một thị trường đầy tiềm năng tại Việt Nam, đây không phải thị
trường mới khi đã có không ít doanh nghiệp thành công, bên cạnh đó số doanh nghiệp
thất bại cũng không nhỏ. Aeon nên tận dụng các bài học đó để phát triển hơn nữa. Với
những bước đi đầu trong việc phát triển thương mại điện tử, Aeon đã gặp khá nhiều thuận
lợi, tuy nhiên Aeon cũng chạm trán nhiều kẻ mạnh như Alibaba khi đã mua lại Lazada hay
các điểm đến gần gũi với người Việt Nam như Adayroi của Vingroup, vuivui của Thế giới
di động,…Không có thành công nào mà không có sự kiên nhẫn, vì thế nếu muốn chinh
phục thị trường đầy tiềm năng nhưng thử thách, khó khan cũng không ít này Aeon cần có
một chiến lược dài hạn, cụ thể và sáng suốt.
NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Giáo trình Thương mại điện tử căn bản của Trường Đại học Ngoại thương
2. Lịch sử, quá trình hình thành và phát triển của Aeon tại website: /www.aeon.info/
3. Các báo cáo kinh doanh qua các năm được cập nhập trên website: /www.aeon.info/
4. Đánh giá dựa vào trang thương mại điện tử: www.aeonEshop.com

19




×