Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Trình bày kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử một doanh nghiệp bán lẻ familymart tại nhật bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.42 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Mục lục
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
----------------------------------

BÀI TẬP TIỂU LUẬN CÁ NHÂN MÔN HỌC
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Đề Tài : Trình bày kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử một doanh nghiệp

bán lẻ Familymart tại Nhật Bản

Sinh Viên :

Phạm Thùy Dương

Lớp

:

Anh 7 - QTKD

MSSV

:

1412230027

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2017



Lời mở đầu
Cùng với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, sự phát triển nhanh chóng của
Internet và hệ thống mạng toàn cầu (World Wide Web), thương mại điện tử cũng có
những bước tiến mạnh mẽ trên toàn thế giới trong hơn một thập niên qua. Trên thế giới
đã có rất nhiều doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT) và thành công với
hình thức thương mại này. Trong khi thế giới chưa thoát khỏi những suy thoái từ những
cuộc khủng hoảng tài chính lan rộng toàn cầu và cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu,
những từ như lạm phát, thất nghiệp, suy giảm tiêu dùng liên tục được nhắc đến, ngành
công nghiệp bán lẻ đang đứng trước rất nhiều những khó khăn với việc đóng cửa của
hàng nghìn cửa hàng, các doanh nghiệp liên tục xin phá sản, doanh số bán lẻ giảm sút
liên tục do người tiêu dùng chi tiêu khắt khe hơn và chịu áp lực thất nghiệp làm mất đi
nguồn thu nhập; TMĐT là một giải pháp vô cùng hiệu quả giúp doanh nghiệp đứng vững
trên thị trường và phát triển trên toàn cầu. Các doanh nghiệp đều nhận ra những lợi ích to
lớn mà TMĐT đem lại như giảm chi phí, mở rộng thị trường, phát triển quan hệ khách
hàng, quảng bá hình ảnh, tên tuổi của doanh nghiệp tới người tiêu dùng trên toàn cầu, làm
tăng doanh số... Tốc độ thâm nhập thị trường thị trường toàn cầu của các tập đoàn bán lẻ
lớn trên thế giới với tiềm lực tài chính hùng mạnh, bề dày kinh nghiệm bán hàng và công
nghệ thông tin hiện đại đang tăng lên với tốc độ chóng mặt, tạo ra một môi trường cạnh
tranh khốc liệt.Vì vậy, muốn phát triển và tồn tại lâu dài trong môi trường khắc nghiệt đó,
các doanh nghiệp bắt buộc phải thay đổi hình thức kinh doanh cũ, ứng dụng công nghệ
thông tin và TMĐT vào trong hoạt động kinh doanh của mình.
Vì vậy, việc nghiên cứu “ Ứng dụng thương mại điện tử của Familymart và bài học kinh
nghiệm là điều cần thiết nhằm đánh giá ứng dụng và tầm quan trọng của thương mại điện
tử đến một tập đoàn bán lẻ lớn toàn cầu.

2


I.


Giới thiệu về doanh nghiệp bán lẻ Familymart
1. Lịch sử hình thành

- FamilyMart là cửa hàng tiện lợi kiểu Nhật, kinh doanh 24/7, 365 ngày, quanh năm,
không có ngày nghỉ. Đây là mô hình nhượng quyền giữa FamilyMart Nhật Bản với Tập
đoàn Phú Thái Việt Nam. Được thành lập ngày 1/9/1981 tại, Familymart là nhà phân phối
hàng đầu Nhật Bản. Tính đến hiện nay FamilyMart đã có tới 20.079 cửa hàng trên toàn
thế giới, tại nhiều vùng lãnh thổ và quốc gia phát triển như Đài Loan, Trung Quốc, Hàn
Quốc, Mỹ, Thái Lan và Việt Nam.
Cửa hàng thứ nhất trong chuỗi cửa hàng tiện lợi mà FamilyMart được xây dựng tại
Việt Nam đã chính thức khai trương ngày 23/12/2009 và tính cho đến thời điểm hiện tại,
FamilyMart đã sở hữu cho mình tổng cộng 16 cửa hàng tại TP.HCM.
Ưu điểm của chuỗi các cửa hàng này không chỉ ở tính tiện lợi, sự đa dạng của
hàng hóa, sự an toàn tuyệt đối trong vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm mà đặc biệt hơn cả
là ở chất lượng dịch vụ cao, sự phục vụ khách hàng liên tục 24/24h với chính sách giả cả
hợp lý.
Với phương châm hoạt động “Phục vụ khách hàng hết sức mình - Luôn lắng nghe
ý kiến của khách hàng – Luôn hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng và dịch vụ”,
FamilyMart hy vọng sẽ ngày càng được chào đón và trở thành cái tên thân thiết trong
cộng đồng người Việt.
2. Ngành nghề kinh doanh, đối tác kinh doanh
Các hoạt động chủ yếu của tập đoàn bao gồm các lĩnh vực sau
- Chuỗi các cửa hàng tiện ích
-Thương mại điện tử liên quan đến thu nhập đặt hàng thông tin qua website, điện
thoại di động, cung cấp các dịch vụ thông qua cửa truyền thông, phát triển sản phẩm
3


- Các hoạt động kinh doanh khác bao gồm: dịch vụ thuê mua, bất động sản, tín

dụng
- Familymart là chuỗi cửa hàng tiện ích lớn thứ 3 tại Nhật Bản, tính đến
28/02/2009 công ty có vốn điều lệ là 16.658 triệu yên. Nổi tiếng trong lĩnh vực bán lẻ đã
lâu Familymart đã tận dụng được ưu thế của mình và cố gắng cải tiến để bắt kịp sự phát
triển của công nghệ một cách nhanh chóng. Đến nay cái tên familymart đã trở nên quen
thuộc với không chỉ riêng người dân Nhật mà còn nhiều nước Châu Á khác.
- FamilyMart đang tập trung liên kết, hợp tác với các công ty trong nước và nước
ngoài để nhận được những ưu đãi về giá, sản phẩm có chất lượng tốt nhất cũng như liên
hệ với các nhà phân phối để đảm bảo thời gian, sự ổn định của việc giao hàng tới các địa
điểm bán lẻ.
3. Số lượng nhân viên và doanh thu
- Với số lượng nhân viên là 3356 người
- Vì hình thức kinh doanh cửa hàng tiện lợi không đòi hỏi nhân viên phải có hiểu biết về
chuyên môn cũng như kinh nghiệm làm việc, chính vì thế tạo điều kiện dễ dàng cho
người lao động khi tham gia. Đội ngũ nhân viên hiện nay của FamilyMart chủ yếu còn
trẻ, đa phần là học sinh, sinh viêncó nhu cầu tìm việc làm bán thời gian và thoải mái
trong việc quản lý thời gian. Chi phí thuê nhân viên vì thế khá thấp, ngoài ra những nhân
viên có kinh nghiệm sẽ đào tạo lại cho những người mới tham gia, điều đó cũng giúp tiết
kiệm một khoảng chi phí đào tạo nhân sự.
- Tình hình doanh thu của Familymart qua các năm gần đây
Triệu yên
Doanh thu
Thu nhập từ các hoạt động
Thu nhập ròng

2006
276443
32662
14195


2007
297849
29609
14969

2008
319439
31214
16438

4


II. Những ứng dụng thương mại điện tử của doanh nghiệp
1. Thử nghiệm thành công máy thanh toán điện tử đầu tiên tại Nhật Bản
Ngày 30/2/2006 familymart cộng tác cùng Itochu và Toshiba thử dụng máy thanh toán
điện tử đầu tiên tại một cửa hàng ở Tokyo. Máy tự động tho dõi và tính giá ngay khi
khách hàng chọn mua trên các giá hàng điều này làm giảm thời gian khách hàng phải đợi
chờ để thanh toán
Việc thanh toán hóa đơn hàng tháng tưởng chừng là một việc đơn giản nhưng lại gây
ra nhiều phiền toái cho những người đi làm giờ hành chính vì không thể đóng tiền cho
thu ngân viên tại nhà. Với mục đích mở rộng thêm nhiều kênh thanh toán ngoài giờ hành
chính, thứ 7 và chủ nhật mang tiện ích đến cho người dân, Familymart đã triển khai Dịch
vụ thanh toán Payoo ở rất nhiều chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng công nghệ trên
toàn quốc. Người dân đến các cửa hàng này mua hàng hóa mà mình muốn đồng thời có
thể kết hợp với đóng tiền điện, nước, điện thoại (trả sau và cố định), truyền hình, internet,
tài chính (các khoản trả góp ACS, FE Credit, HomeCredit, vay tiêu dùng Prudential
Finance, tín dụng ANZ). Như vậy, người dân không những có thể đóng được tiền ngoài
giờ hành chính mà còn tiết kiệm được thời gian di chuyển đến nhiều nơi để đóng tiền.
2. Hệ thống mua hàng, thanh toán điện tử tại các cửa hàng

- Tại các cửa hàng tiện ích của familymart, khách hàng có thể mua vé xem phim, xem ca
nhạc, vé tàu điện, vé xe buýt, rút tiền từ ATM. Một trong những thành công nhất của
Familymart là cho phép khách hàng nộp các hóa đơn như tiền điện, tiền nước….thông
qua máy đọc mã vạch và Familymart yêu cầu một khoản phí nhỏ cho các giao dịch này.
Mỗi tháng tổng giá trị các hóa đơn được trả tại chuỗi hệ thống của Familymart lên tới 11
triệu đô-la.
FamilyMart còn có những dịch vụ cộng thêm để phục vụ khách hàng tốt hơn như:

5


-

Máy ATM: là máy ATM của những ngân hàng có mức độ phổ biến khá cao tại Việt
Nam. Do mạng lưới máy ATM đặt tại FamilyMart đều gia nhập liên minh SmartLink, Bank-Net hay VNBC nên ko chỉ thẻ ATM của ngân hàng tương ứng mà thẻ
của những ngân hàng khác cũng có thể sử dụng được (miễn là gia nhập 01 trong

-

03 liên minh nói trên).
Máy nạp tiền điện thoại: khách hàng khi đến với những của hàng của FamilyMart,
khách hàng không cần phải thực hiện qua nhiều thao tác để nạp card điện thoại,
chỉ cần đến các cửa hàng FamilyMart có đặt máy, bỏ số tiền cần nạp vào máy và
bấm số điện thoại của mình. Đặc biệt hơn, không chỉ thuê bao trả trước, khách
hàng còn có thể sử dụng máy này để thanh toán cho cả các thuê bao trả sau.

3. Quản trị hệ thống bán lẻ bằng hệ thống mã vạch
Cửa hàng tiện lợi như một siêu thị thu nhỏ, bên cạnh việc lựa chọn nguồn hàng để
kinh doanh cần phải được kiểm tra kỹ lưỡng về nguồn gốc cũng như tính năng sản phẩm
thì công tác quản lý sản phẩm cũng được chú trọng. Quy trình quản lý mã vạch tại

FamilyMart được thực thiện qua hai giai đoạn như sau:
 Giai đoạn 1: Đầu ra của sản phẩm
Sản phẩm từ nhà máy sản xuất sẽ được dán nhãn mã vạch hoặc in trực tiếp mã
vạch lên bao bì trước khi được tung ra thị trường lưu hành hợp pháp.
 Giai đoạn 2: Đầu vào của sản phẩm
Trong giai đoạn này, sản phẩm tại đầu ra sau khi dán nhãn hoặc in mã vạch sẽ
được phân phối đến các chuỗi cửa hàng FamilyMart. Bộ phận quản lý sẽ nắm được xuất
xứ của từng món hàng thông qua mã vạch được in trên món hàng đó và tiếp tục dùng mã
vạch để phân loại hàng hoá, định giá cả nhằm mục đích để quản lý và tính tiền chính xác,
mau lẹ. Loại mã vạch được sử dụng trong trường hợp này gọi là mã vạch cục bộ.
Hệ thống tính tiền cho khách hàng tại FamilyMart bao gồm những thiết bị như
sau:
6


• Hệ thống máy quét mã vạch tại quầy tính tiền
Nhằm mục đích quét mã vạch cục bộ trên các món hàng một cách mau lẹ. Người
tính tiền chỉ việc cầm từng món hàng lướt qua hệ thống quét mã vạch được trang bị ngay
bên dưới bàn tính tiền. Máy quét mã vạch sẽ tự động đọc mã vạch trên các món hàng mà
không cần biết đến chiều hướng của ký hiệu mã vạch như thế nào.
• Phần mềm tính tiền
Là loại phần mềm nhằm chuyển đổi mã vạch được quét thành mã sản phẩm, từ đó
biết được tên của sản phẩm, xuất xứ của nó cũng như giá tiền mà siêu thị hay cửa hàng đã
niêm yết trên món hàng.
• Máy in hóa đơn
• Màn hình hiển thị giá
4. Thiết lập hệ thống kiosk tự phục vụ wincor nixdorf’s iCORE
Đây là kết hợp giũa truyền thống với các dịch vụ gia tăng có được từ việc ấp dụng
công nghê cao. Để cạnh tranh với các thương hiệu khác và tăng doanh thu công ty phải
tìm tòi công nghệ kĩ thuật cao một các hiệu quả mà dễ dàng cho nguời dùng

Công nghệ này cho phép khách hàng tự thao tác sử dụng dịch vụ ra kết quả mong
muốn mà không cần sự hỗ trợ của người khác .. Ví dụ như scan ( tự giác) hàng hóa khi
qua cửa gian hàng tạp hóa. In một thẻ lên máy bay, in ảnh và cho thuê một DVD từ một
máy bán hàng tự động. Tự mở rộng dịch vụ đến các trang web và các trung tâm chăm sóc
khách hàng (Call center) khác khi có nhu cầu.
Là thiết bị gồm thiết bị đầu cuối máy tính, sử dụng phần mềm kiosk với một giao
diện người dùng đồ họa đơn giản GUI (graphical user interface), cho phép người dùng
khai thác thông tin hoặc thực hiện giao dịch thuận lợi dễ dàng, trong khi người dùng
không được phép truy cập vào các chức năng hệ thống. Ki-ốt có thể lưu trữ dữ liệu tại
chỗ, hoặc lấy nó từ trên mạng. Ki-ốt thường bao gồm một màn hình cảm ứng
(touchscreen), nhưng cũng có một số trường hợp sử dụng bàn phím.
7


Trong đó các ứng dụng phổ biến nhất là: tra cứu thông tin, thông tin quảng cáo sản
phẩm, chụp ảnh kỹ thuật số, , check-in, tự kiểm tra, check out tại sân bay khách sạn, bán
DVD, cho thuê, nhà hàng phục vụ nhanh, đặt hàng, thanh toán hóa đơn và tuyển lao động
(cả người xin việc và cho công ty sử dụng lao động).
5. Hệ thống lưu kho & bán lẻ sử dụng thẻ và tiền điện tử
FamilyMart, ITOCHU, và Toshiba TEC, hợp tác thí điểm hệ thống “EXPRESS
POS” khởi động cho việc sử dụng thẻ điện tử (electronic tags) và tiền điện tử (electronic
money) [SUICA (Super Urban Intelligent Card) payment card] cho quá trình thanh toán.
Mục đích chính của cuộc thí điểm này đem đến sự hài lòng nhất tới khách hàng bằng việc
giảm thời gian thanh toán, tăng độ chính xác, tiện lợi gấp bội so với các hệ thống hiện
thời- Cho khách hàng của FamilyMart trong thời điểm mua sắm.
Các thẻ này được đọc bằng “EXPRESS POS” tương tự như người ta sử dụng tiền
điện tử. Khoảng 2500 mặt hàng bán ở FamilyMart có gắn thẻ điện tử trong thời kỳ cao
điểm.( peak period).

Trong “Dự án tương lai hệ thống lưu trữ”, FamilyMart chỉ phát triển thẻ điện tử và

hệ thống P.O.S cho một số loại gói hàng và các loại kiện hàng tốt nhất trong khi các sản
phẩm hệ thống thanh toán sử dụng thẻ điện tử.
6. Triển khai hệ thống Intranet nội bộ và hệ thống SOS ( stock Ordering System)


- Intranet được định nghĩa như là mạng nội bộ của các máy tính trong một tổ chức
với Server và tường lửa riêng của nó Intranet là một hệ thống mà trong đó nhiều
PC được kết nối với nhau. Các PC trong mạng nội bộ không có sẵn với thế giới
bên ngoài của mạng đó.

8




Thường thì mỗi công ty hoặc tổ chức có mạng nội bộ riêng và mỗi thành
viên/nhân viên của công ty đó có thể truy cập vào các máy tính trong mạng nội bộ
đó.



Mỗi máy tính trong Internet được nhận diện bởi một địa chỉ IP riêng duy nhất.



Mỗi máy tính trong Intranet cũng được nhận diện bởi một địa chỉ IP, mà là duy
nhất trong các máy tính của mạng đó.
- Intranet là một hệ thống mạng hiệu quả và thích hợp cho bất kỳ tổ chức nào. Nó

thể hiện lợi ích của nó trong các khía cạnh như sự cộng tác, hiệu quả về chi phí, bảo mật,

năng suất và nhiều thứ khác nữa.
- Các thành viên có thể thấy dữ liệu và các tài liệu khác bởi sử dụng các trình duyệt
thay vì phải in và phân phối các bản sao cho các thành viên trong nhóm, điều này làm
giảm chi phí. Dữ liệu luôn có sẵn mọi lúc và có thể được truy cập bởi sự dụng mạng nội
bộ công ty. Điều này giúp cho các nhân viên làm việc nhanh hơn.
- Các hệ thống kiểm soát chứng khoán được máy tính hoá chạy trên các nguyên tắc
tương tự như các hướng dẫn sử dụng, nhưng linh hoạt hơn và thông tin được dễ dàng
hơn để lấy lại. Bạn có thể nhanh chóng có được một định giá cổ phiếu hoặc tìm hiểu một
mục cụ thể của cổ phiếu đang di chuyển như thế nào.
- Dữ liệu cổ phiếu và giá cả tích hợp với các hệ thống kế toán và lập hóa đơn. Tất
cả các hệ thống vẽ trên cùng một bộ dữ liệu, vì vậy bạn chỉ phải nhập dữ liệu một lần.
Xử lý đơn đặt hàng bán hàng và Xử lý đơn đặt hàng mua hàng có thể được tích hợp
trong hệ thống để số dư và số liệu thống kê được cập nhật tự động khi đơn đặt hàng
được xử lý.
- Theo dõi cổ phiếu tự động, kích hoạt các đơn đặt hàng khi đạt đến cấp bậc lại.
- Tự động kiểm soát hàng loạt nếu bạn sản xuất hàng theo lô.
9


- Xác định các nhà cung cấp rẻ nhất và nhanh nhất.
- Hệ thống mã vạch giúp tăng tốc độ xử lý và ghi âm. Phần mềm sẽ in và đọc mã
vạch từ máy tính của bạn
* SOS ( Stock Ordering System): Vì các Conbini có diện tích khá nhỏ không đủ để
dự trữ hàng, để đáp ứng nhu cầu và giảm chi phí thì Familymart triển khai hệ thống SOS
tự độngtheo dõi và điều chỉnh hàng để phù hợp nhất với nhu cầu của người dân địa
phương. Familymart quan tâm tới thói quen mua hàng của từng khách hàng một cách tốt
nhất mà còn giảm thiểu chi phí tồn kho. Làm giảm một khoảng chi phi đáng kể cho tập
đoàn

10



III.

Bài học kinh nghiệm từ việc ứng dụng thương mại điện tử của Familymart

Có thể thấy mô hình kinh doanh của Familymart là hình mẫu cho các công ty bán
lẻ chuyên nghiệp.Với sự nhận thức được tầm quan trọng và lợi ích của thương mại điện
tử đến sự phát triển của ngành bán lẻ, Familymart đã thành công bởi đã biết kết hợp giữa
thương mại truyền thống với thương mại điện tử một cách vô cùng hiệu quả, tiết kiệm
được nhiều chi phí và phát triển mở rộng được kênh phân phối. Family đã trở thành một
trong các tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Nhật và ngày càng được biết đến ở nhiều quốc gia
khác nhau. Luôn đổi mới và quan tâm tới nhu cầu khách hàng là bí quyết thành công của
Familymart

-

11



×