Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Trình bày kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện tử một doanh nghiệp bán lẻ tại nhật bản tập đoàn bán lẻ AEON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
---------***---------

TIỂU LUẬN
Đề bài: Trình bày kinh nghiệm ứng dụng thương mại điện
tử một doanh nghiệp bán lẻ tại Nhật Bản- tập đoàn bán lẻ
AEON

Sinh viên: Trần Thị Thu Yến
MSV: 1512210266
Lớp tín chỉ: TMA306.2.1617.1LT
Gv hướng dẫn: Ths.Nguyễn Thị Hồng Vân
Hà Nội, ngày 23 tháng 03 năm 2017

1


Lời mở đầu
Trong những năm gần đây, Công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã xâm
nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói
riêng. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành những mô
hình kinh doanh mới, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đối với
người tiêu dùng, Thương mại điện tử giúp mua sắm thuận tiện các hàng hóa và
dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới.
Đời sống phát triển kéo theo nhu cầu tiêu dùng của người dân ngày càng cao,
thói quen mua sắm vì thế cũng có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại hơn.
Người tiêu dùng mong muốn đi mua sắm trong một không gian hiện đại với đầy
đủ tiện nghi, thoải mái lựa chọn hàng hóa, sản phẩm có chất lượng. Điều này lý
giải vì sao hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ đầu tư vào thị trường Việt Nam. Trong
đó không thể không kể đến AEON, Được biết đến với lịch sử trải dài trên 250


năm, kinh doanh trong lĩnh vực bán lẻ, tài chính, phát triển dự án, Tập đoàn
Aeon hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất đến từ Nhật
Bản với 179 liên doanh trong và ngoài nước Nhật.
Trong bài tiểu luận này em sẽ tìm hiểu về lịch sử hình thành phát triển và quan
trọng nhất là việc ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh của doanh
nghiệp này. Bài viết sẽ không tránh khỏi những rủi ro và sai sót trong phạm vi
hiểu biết có hạn vậy em mong có thể góp ý để hoàn thành tốt hơn trong bài tiểu
luận .
Em xin chân thành cảm ơn!

2


MỤC LỤC
A. Phần giới thiệu doanh nghiệp Aeon ……………………….3
I.
Tóm tắt tình hình hoạt động………………………3
II.
Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của tập đoàn
AEON………………4
III. Phương châm kinh doanh của doanh nghiệp…..5
B. AEON Mall Việt Nam…………………………………….. 7
I.
Lịch sử hình thành và phát triển…………………7
II.
Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh bán lẻ của AEON
tại Việt Nam……………………………………………7
1.Cơ sở lý luận…………………………….……………8
2. Xây dựng website bán hàng trực tuyến...........…..9
C.Bài học kinh nghiệm và tổng kết…………………………..13

Tài liệu tham khảo………………………………….16

3


A.
I.

PHẦN GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP AEON
Tóm tắt tình hình hoạt động

"Một người khôn ngoan là biết cách học những trải nghiệm của kẻ khác”.
“Điều quan trọng hơn việc tạo ra cái mới là phải biết chấp nhận từ bỏ cái cũ”.
“Lịch sử của doanh nghiệp phải là lịch sử của những cuộc mua bán sáp nhập”.
Takuya Okada, một trong những người đàn ông quyền lực sáng lập nên đế chế
Aeon, đã đúc kết tư duy kinh doanh thâm thúy của tập đoàn này trong những
dòng chữ ngắn gọn trên. Chúng được tạc lên các bức tường trắng trang trọng
của bảo tàng Aeon (Nhật), nơi ghi dấu lịch sử từng chặng đường của một tập
đoàn bán lẻ lớn nhất đất nước mặt trời mọc, với doanh thu 1,4 tỉ USD năm
2012, bằng 1/100 GDP của quốc gia này. Năm 2016, số lượng trung tâm mua
sắm của Aeon Mall khắp châu Á đạt con số 161, mang về doanh thu ước khoảng
2,44 tỷ USD, lợi nhuận hơn 236 triệu USD, cũng theo báo cáo của đại gia bán lẻ
tháng 2/2017, Aeon Mall kết thúc niên độ tài chính năm 2016, dự tính doanh thu
cả năm khoảng 280 tỷ Yên (2,44 tỷ USD), lợi nhuận sau thuế 27 tỷ Yên (235,5
triệu USD), tăng trưởng lần lượt 22% và 10% so với năm trước. Đây có thể
được xem là mức doanh thu và lợi nhuận cao nhất của Aeon Mall từ trước giờ.
Kết quả này nhờ vào hàng loạt trung tâm mua sắm mới được mở trong những
năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2014 – 2016, số lượng trung tâm được mở lên
gấp đôi những năm trước đó


II.

Lịch sử ra đời và quá trình phát triển của tập đoàn AEON
4


Aeon Mall thuộc sở hữu của Tập đoàn Aeon, có trụ sở chính tại Mihamaku, Chiba, tỉnh Chiba. (ra đời từ năm 1758 với khởi đầu là một cửa hiệu chuyên
cung cấp các chất liệu, phụ kiện may kimono ở Yokkaichi do ông Sozaemon
Okada điều hành), được thành lập từ năm 1911 với lĩnh vực kinh doanh bảo
hiểm phi nhân thọ. Sự huy hoàng và phát triển của Aeon (Aeon tiếng Latinh là
vĩnh cửu) hơn 2,5 thế kỷ một lần nữa củng cố cho quan điểm của thế giới về
tinh thần tích cực và chịu khó của người Nhật. Tiền sử của tập đoàn này là công
ty gia đình chuyên kinh doanh kimono và phụ kiện, phát triển thịnh vượng trước
thế chiến thứ II, sau đó bị chiến tranh hủy hoại hoàn toàn, rồi nhanh chóng khắc
phục, vươn lên dẫn đầu ngành công nghiệp bán lẻ tại Nhật. Lịch sử phát triển
của Aeon gắn liền với việc sáp nhập hàng trăm công ty kinh doanh khác cùng
chí hướng và quá trình chuyển đổi cổ phần, liên doanh tích cực của Tập đoàn
(Năm 1970, ba công ty, Futagi, Okadaya và Shiro sáp nhập thành Tập đoàn
JUSCO. Vào ngày 21 tháng 8 năm 2001, đổi tên thành tập đoàn Æon. Ngày 21
tháng 8 năm 2008 cơ cấu tổ chức thay đổi. ÆON trở thành công ty mẹ, còn
Công ty TNHH bán lẻ Æon đã tiếp quản các hoạt động kinh doanh bán lẻ mà
trước đó do tập đoàn Aeon). Aeon ngày nay hoạt động chủ yếu trong các lĩnh
vực bán lẻ, dịch vụ tài chính. Năm 1989, Aeon Mall cho ra đời trung tâm mua
sắm đầu tiên là Aeon Mall Kashiwa tại Aomori, Nhật Bản. Đến tháng 11/2016,
Aeon Mall đã có trên 160 trung tâm mua sắm khắp châu Á, tập trung chủ yếu ở
nước sở tại Nhật Bản, kế đến là Trung Quốc. Hơn 29 năm qua, Tập đoàn AEON
đã thành lập và vận hành nhiều chi nhánh kinh doanh tại Nhật Bản và nhiều
nước như Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia,
Lào, Myanmar, Kazakhstan, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ, Cam-pu-chia. Dưới
đây là bảng thống kê số lượng các trung tâm mua sắm và văn phòng, tính cả các

công ty con phụ thuộc và các công ty góp vốn cổ phần tại các quốc gia mà Tập
đoàn AEON đang điều hành quản lý.

5


III.

Phương châm kinh doanh của doanh nghiệp

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Tập đoàn AEON duy trì một cam
kết không hề thay đổi đó là luôn đặt ra tiêu chí “Khách hàng là trên hết”.
Nguyên tắc cơ bản của Tập đoàn AEON chính là hướng tới một xã hội thịnh
vượng, ổn định và hòa bình thông qua hoạt động bán lẻ. Với trách nhiệm đó,
Tập đoàn AEON đã có được lòng tin của khách hàng cũng như mở rộng hoạt
động kinh doanh không chỉ tại Nhật Bản mà còn tại các quốc gia khác trong khu
vực Châu Á trong một khoảng thời gian dài. Ngày nay, với lịch sử trải dài trên
250 năm, Tập đoàn AEON không chỉ là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất
tại Nhật Bản mà còn là một trong những công ty kinh doanh bán lẻ lớn nhất với
các chỉ số liên kết ấn tượng về qui mô và hiệu quả hoạt động tại Nhật Bản cũng
như ở các quốc gia khác.

6


Soichi Okazaki, Chủ tịch Aeon Bán lẻ Nhật chia sẻ : nếu những thế hệ
tiền nhiệm đã phát triển Aeon theo phương cách bắt tay cùng nhiều đối tác
mạnh trong nước thì trong thời kỳ mới, tập đoàn này đã phát triển bằng cách mở
rộng kinh doanh mạnh mẽ trên toàn thế giới và tiêu điểm sắp tới là Đông Nam
Á. Okazaki cho biết Aeon đang xác định Đông Nam Á như một thị trường tăng

trưởng trọng điểm trong thời gian tới. Việt Nam trong làn sóng đầu tư Nhật
được thụ hưởng thêm các giá trị kinh tế, văn hóa và đổi lại các nhà đầu tư Nhật
tạo được tăng trưởng ngoại tệ cho quốc gia của họ.
Không ồn ào công bố thông tin như nhiều tập đoàn bán lẻ đa quốc gia
khác, Aeon chọn cách từng bước gia tăng sự hiện diện của mình tại thị trường
Việt Nam thông qua việc âm thầm đưa vào hoạt động các trung tâm thương mại
lớn, len lỏi đến từng ngóc ngách đô thị. Phương châm kinh doanh của người
khổng lồ bán lẻ Nhật Bản là chậm nhưng chắc.
7


B.
I.

AEON MALL VIỆT NAM.
Lịch sử hình thành và phát triển

AEON chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 dưới hình
thức Văn phòng Đại. Ngày 07/10/2011,được sự chấp thuận từ UBND Tp.Hồ
Chí Minh, Công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức được thành lập nhằm
thực hiện chiến lược “chuyển hướng về châu Á”, đầu tư cho các hoạt động về
xây dựng, tổ chức, quản lý và kinh doanh các mô hình Trung tâm thương mại,
Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị hiện đại. Đây được xem là phương
hướng kinh doanh chủ đạo. Ngoài ra AEON còn thực hiện các hoạt động kinh
doanh khác liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại và nghiên cứu nhằm thực
hiện chiến lược “chuyển hướng về châu Á”. Từ đầu năm 2014 đến nay, Aeon đã
khai trương 4 trung tâm mua sắm lớn bao gồm: Aeon Tân Phú Celadon
(1/2014), Aeon Bình Dương Canary (11/2014), Aeon Long Biên (11/2015) và
Aeon Bình Tân (7/2016), trung bình mỗi tháng đón hàng triệu lượt khách tham
quan và mua sắm. Mới đây, Aeon Mall cho biết sẽ xây thêm 1 một trung tâm

mua sắm thứ hai tại Hà Nội có tên là Aeon Mall Hà Đông, nâng tổng số trung
tâm có mặt tại Việt Nam lên 5. Đời sống phát triển kéo theo nhu cầu tiêu dùng
của người dân ngày càng cao, thói quen mua sắm vì thế cũng có nhiều thay đổi
theo hướng hiện đại hơn. Người tiêu dùng mong muốn đi mua sắm trong một
không gian hiện đại với đầy đủ tiện nghi, thoải mái lựa chọn hàng hóa, sản
phẩm có chất lượng. Điều này lý giải vì sao hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ đầu
tư vào thị trường Việt Nam trong đó có Aeon. Aeon cũng rất khôn khéo khi biết
tạo ra hình ảnh một doanh nghiệp đầy trách nhiệm với cộng đồng. Trước khi mở
bất kỳ một trung tâm thương mại nào, Aeon Mall đều tổ chức việc trồng cây
xung quanh các trung tâm thương mại đó với mục đích làm trong sạch cho môi
trường địa phương, giảm khí thải độc, tiếng ồn, khói bụi vì 1 trung tâm thương
mại mở ra, sẽ thu hút nhiều người đến, sẽ gây phiền đến cuộc sống của người
dân xung quanh.
8


II.

Ứng dụng thương mại điện tử trong kinh doanh bán lẻ của AEON
tại Việt Nam.
Việt Nam trong làn sóng đầu tư Nhật được thụ hưởng thêm các giá trị

kinh tế, văn hóa và đổi lại các nhà đầu tư Nhật tạo được tăng trưởng ngoại tệ
cho quốc gia của họ. Nhưng rõ ràng, đường dài câu chuyện kinh doanh của các
nhà đầu tư không phải lúc nào cũng bằng phẳng. Đối thủ của Aeon tại Việt Nam
là ai và họ sẽ làm gì trong tương lai gần? Lotte Mart, Giant Crescent Mall,
Parkson... hay các nhà kinh doanh nội địa. Việt Nam đang trong quá trình tích
cực hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới. Dù muốn hay không các doanh
nghiệp cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt không chỉ trong nước và
thị trường quốc tế. Aeon mall Việt Nam đã nhận thức được tình hình "Miếng

bánh" TMĐT tại Việt Nam hiện vẫn còn rất nhiều tiềm năng để khai thác và bắt
tay vào xây dựng mô hình thương mại điện tử cho riêng mình để đối đầu với các
ông lớn trên thị trường tmđt tại Việt Nam như Hàn Quốc với Lotte, Trung Quốc
với Alibaba qua sự có mặt của Lazada, Thái Lan với Central Group thông qua
Nguyễn Kim mua lại Zalora và các tập đoàn hàng đầu của Việt Nam như
Adayroi của Vingroup, Tiki của VNG và Vuivui của Thế Giới Di Động.
Để hiểu rõ hơn về chính sách này của Aeon mall trước hết cần hiểu về
thương mại điện tử là gì.
1. Cơ sở lý luận.
a.Khái niệm thương mại điện tử.
Thương mại điện tử được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như
thương mại điện tử( electronic commerce), thương mại trực tuyến- (online
trade), thương mại không giấy tờ- (paperless commerce) hoặc kinh doanh điện
tử- (e-business).Tuy nhiên thương mại điện tử vẫn là tên gọi phổ biến nhất và
được dùng thống nhất trong các văn bản. Thương mại điện tử bắt đầu bằng việc

9


mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn
thông, đặc biệt là máy tính và internet.
Theo định nghĩa của UNCTAD-Ủy ban của Liên hợp quốc về Thương
mại và phát triển, Trên góc độ doanh nghiệp khi sử dụng các phương tiện điện
tử và mạng vào trong các hoạt động kinh doanh cơ bản như marketing, bán
hàng, phân phối và thanh toán thì được coi là tham gia TMĐT, dưới góc độ nhà
nước, TMĐT bao gồm các lĩnh vực: Cơ sở hạ tầng cho sự phát triển, Thông điệp
dữ liệu, Các quy tắc cơ bản, Các quy tắc riêng trong từng lĩnh vực, Các ứng
dụng.
Thương mại điện tử là việc trao đổi thông tin thương mại thông qua các
phương tiện điện tử mà không cần phải in ra giấy bất cứ công đoạn nào của quá

trình giao dịch- UNCITRAL-Luật mẫu về thương mại điện tử của Ủy ban Liên
hợp quốc về luật thương mại quốc tế.
b.Đặc điểm của thương mại điện tử:
- Sự phát triển của TMĐT gắn liền và tác động qua lại với sự phát triển của
ICT như phần cứng và phần mềm chuyên dụng cho các ứng dụng thương
mại điện tử
- Về hình thức: giao dịch TMĐT có thể hoàn toàn qua mạng
- Phạm vi hoạt động: phi biên giới
- Chủ thể tham gia: tối thiểu 3 chủ thể: các bên giao dịch và không thể
thiếu bên thứ 3 là cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực.
- Thời gian: 24/7/365, liên tục ở bất cứ nơi nào có mạng viễn thông và các
phương tiện điện tử được kết nối mạng.
- Trong tmđt, hệ thống thông tin chính là thị trường.
c.Phân loại thương mại điện tử
Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại các hình thức hoặc mô hình TMĐT
như phân loại theo công nghệ kết nối mạng, phân loại theo hình thức dịch vụ…
nhưng phổ biến nhất là phân loại theo đối tượng tham gia
10


- Mô hình B2C( doanh nghiệp với người tiêu dùng)
Doanh nghiệp sử dụng các phương tiện điện tử để bán hàng hóa và dịch
vụ tới người tiêu dùng, người tiêu dùng thông qua các phương tiện điện
tử để lựa chọn, mặc cả, đặt hàng, thanh toán và nhận hàng. Điển hình dễ
thấy của loại mô hình này có thể kể đến như Amazon.
- Mô hình B2B( doanh nghiệp với doanh nghiệp)
Các doanh nghiệp có thể chào hàng, tìm kiếm doanh nghiệp hàng, đặt
hàng, kí kết hợp đồng, thanh toán qua các sàn giao dịch thương mại điện
tửB2B giúp giảm chi phí về thu nhập thông tin tìm hiểu thị trường, quảng
cáo, tiếp thị , đàm phán, tăng cường các cơ hội kinh doanh.Tiêu biểu như

www.alibaba.com
- Mô hình B2G ( doanh nghiệp với cơ quan nhà nước)
- Mô hình C2C(người tiêu dùng với người tiêu dùng.
2. Xây dựng website bán hàng trực tuyến.
Hướng tới mô hình B2C, ngày 01/01/2017 vừa qua, Aeon Việt Nam chính
thức ra mắt trang thương mại điện tử www.AeonEshop.com với nguồn hàng
chủ yếu là các sản phẩm Nhật Bản và thương hiệu TOPVALU – Nhãn hàng
riêng của Aeon.

11


AEON Việt Nam cho rằng ngành hàng "Mẹ và Bé" được kì vọng sẽ trở
thành ngành hàng chủ lực, do tâm lý các bà nội trợ Việt Nam rất ưa chuộng
hàng Nhật.
Aeon-eshop của aeon cũng có các chức năng cơ bản của một Website
thương mại điện tử bao gồm catalog trưng bày sản phẩm, giỏ mua hàng và Xử
lý giao dịch đặt hàng, hợp đồng, thanh toán…
Về website catalog điện tử: Trang web sử dụng catalog động, nghĩa là
mỗi mục hàng trong catalog động có thể được hiển thị với nhiều hình ảnh hoặc
thông tin chi tiết.Cụ thể web có các mục như khuyến mãi, Japan corner,
Topvalu, Thể thao, em bé-trẻ em, phụ nữ, nam giới, điện máy, hàng tiêu dùng,
đồ dùng gia đình và văn phòng phẩm.
Về giỏ mua hàng, khách hàng có thể xem nhanh sản phẩm từ giá cả, mô
tả, màu sắc, thương hiệu, tình trang còn hàng cho đến mức độ tiết kiệm. Giỏ
hàng sẽ lưu trữ các sản phẩm mà người mua đã chọn, cho phép người mua có
thể xem lại mặt hàng mình đã chọn, thêm vào giỏ mặt hàng mới hoặc bỏ bớt đi
sản phẩm nào đó. Khi khách hàng đã chọn hàng xong, họ chỉ cần ấn nút thực
hiện việc mua hàng, phầm mềm giỏ mua hàng sẽ tự động tính toán tổng số sản
phẩm, tổng giá trị tiền thanh toán cũng như chi phí vận chuyển hay thuế. Với

aeon e-shop, sau khi đã chọn xong hàng, click vào thanh toán khách hàng sẽ
được giảm 5% vào ngày 05 và 20 hàng tháng nếu có thể ghi chú đơn hàng hoặc
nhập mã nhân viên/mã thành viên .
Sau đó thực hiện điền vào thông tin giao hàng để qua đó doanh nghiệp có
thể lấy địa chỉ giao hàng, số điện thoại liên hệ cũng như tính toán phí vận
chuyển.

12


Sau đó chọn phương thức vận chuyển và phương thức thanh toán
Lợi ích to lớn mà thương mại điện tử mang lại cho doanh nghiệp là
phương thức thanh toán điện tử an toàn và nhanh chóng. Các phương thức thanh
toán trực tuyến phổ biến hiện nay gồm thẻ thanh toán, thẻ thông minh, Ví điện
tử, tiền điện tử, thanh toán qua điện thoại di động. Thah toán điện tử tại các ki ốt
bán hàng, séc điện tử, thẻ mua hàng, thư tín dụng điện tử và chuyển tiền điện tử.
Aeon e-shop cho phép khách hàng thanh toán bằng một trong năm cách: Thanh
toán khi giao hàng, thanh toán bằng thẻ khi nhận hàng, thanh toán online qua
cổng Napas bằng thẻ ATM nội địa, , thanh toán online qua cổng Napas bằng thẻ
visa/master card, thanh toán bằng thẻ nội địa/quốc tế qua Payoo.

13


Và bước cuối cùng là hoàn tất đơn hàng.
Aeon đã chọn cho mình một phân khúc khách hàng khác với phần đông các
trung tâm thương mại hiện nay. Nếu với các siêu thị thông thường như Big C,
Coopmart, Maximart... đó là siêu thị đơn thuần, cung cấp các mặt hàng tiêu
dùng thông thường. Parkson, Lotte Department, Tràng Tiền plaza tập trung vào
các hàng hóa có thương hiệu quốc tế, tức là cao cấp một chút thì Aeon phục vụ

cho khách hàng phân khúc giữa của hai dòng siêu thị trên.
Thông qua các phần mềm chuyên dụng tích hợp trên website bán hàng,
doanh nghiệp có thể thu thập thông tin và phân tích hành vi mua sắm của khách
hàng, từ đó trả lời được các câu hỏi như:
- Khách hàng xem hàng gì
14


-

Khách hàng mua hàng gì
Mặt hàng gì được xem nhưng không mua
Những mặt hàng gì được mua cũng với nha
Quảng cáo nào được xem nhiều hơn
Mặt hàng nào ít được xem, ít được mua
Các mặt hàng thay thế
Khách hàng có bối rối khi có quá nhiều lựa chọn không
…..
Thông qua các câu trả lời, doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược

marketing chính xác hơn. Qua đó người kinh doanh có thể đưa ra các quyết
định tác động hiệu quả nhất đến từng giai đoạn từ xác định như cầu, tìm
kiếm thông tin, đánh giá các lựa chọn, hành động mua đến phản ứng sau khi
mua nhằm hướng khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ của mình.
C. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ TỔNG KẾT
Trong hai thập kỉ qua, Công nghệ thông tin và thương mại điện tử đã xâm
nhập vào mọi góc cạnh của đời sống xã hội nói chung và của doanh nghiệp
nói riêng. Đối với doanh nghiệp, thương mại điện tử góp phần hình thành
những mô hình kinh doanh mới, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinnh
doanh. Đối với người tiêu dùng, thương mại điện tử giúp mua sắm thuận tiện

các hàng hóa và dịch vụ trên các thị trường ở mọi nơi trên thế giới.
Có thể thấy, mô hình liên kết giữa hình thức kinh doanh đại siêu thị và
website thương mại trực tuyến không còn là mới mẻ tại thị trường Việt Nam.
Tuy vậy, với những thành công đáng kể tại nhiều quốc gia Châu Á, từ một
thương hiệu lớn trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ, chúng ta có thể tin tưởng
rằng trong tương lai người tiêu dùng sẽ được trải nghiệm tiện ích và tận
hưởng ưu đãi nhiều hơn nữa từ những mô hình liên kết như thế này. Tuy chỉ
mới ra mắt gần đây nhưng mô hình bán hàng trực tuyến này của Aeon đang
diễn biến theo chiều hướng tích cực, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều thành công
trong tương lai.
15


Tài liệu tham khảo
Giáo trình thương mại điện tử căn bản-trường Đại học Ngoại thương năm 2012.
16


Sách bài tập thương mại điện tử-Ths Nguyễn Văn Thoan.
Trang web: />
17



×