Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG mại điện tử của tập đoàn bán lẻ AEON – NHẬT bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.7 KB, 14 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

-----

-----

TIỂU LUẬN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA TẬP ĐOÀN BÁN LẺ AEON – NHẬT BẢN

Họ và tên:

Nguyễn Thị Ngọc Mai

Mã sinh viên:

1412230076

Lớp:

TMA306.1

Gv hướng dẫn:

Ths. Nguyễn Thị Hồng Vân

Hà Nội tháng 3, năm 2017


MỤC LỤC



LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................................... 3
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AEON ................................................................... 4
1. Lịch sử hình thành ..............................................................................................................4
2. Mô hình kinh doanh ............................................................................................................ 5
2.1. Các chuỗi trung tâm thương mại và siêu thị của tập đoàn Aeon ................................. 6
2.2. Phát triển các trung tâm mua sắm ................................................................................ 6
3. Doanh thu của Aeon ........................................................................................................... 7
CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA TẬP ĐOÀN AEON ........... 8
1. Tình hình Thương mại điện tử tại Việt Nam ......................................................................
8
2. Phương thức hoạt động và mô hình thương mại điện tử của Aeon ....................................

9

3. Quy trình mua hàng trực tuyến tại website aeoneshop.com .............................................

10

4. Phân tích website mua bán trực tuyến aeoneshop.com ....................................................

11

4.1. Nội dung ....................................................................................................................

11

4.2. Hình thức ...................................................................................................................

11


4.3. Marketing điện tử ......................................................................................................

11

CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM .........................................................................

12

KẾT LUẬN .............................................................................................................................

13

TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................................

14

2


LỜI MỞ ĐẦU
Khi công nghệ thông tin ngày càng phổ biến kéo theo tốc độ phát triển nhanh
chóng của thương mại điện tử, cũng là khi những cái tên như Lazada, Adayroi, Tiki,…
trở nên quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam và gặt hái được lợi nhuận khổng
lồ từ mảnh đất đầy tiềm năng chưa được khai phá hết này. Nhận thấy những cơ hội đầy
hứa hẹn, các đại gia bán lẻ cũng không đứng yên mà nhanh chóng tìm cách gia nhập
vào cuộc đua này như Lotte, Central Group, Alibaba và cả Aeon. Tuy tham gia đầu tư
vào thương mại điện tử khá muộn nhưng Aeon cũng đã có cho mình một số tành quả
nhất định và hứa hẹn cho những bước tiến dài đầy tham vọng trong tương lai sắp tới.
Em chọn tập đoàn Aeon cho bài tiểu luận của mình với mong muốn có thể phân tích

những ứng dụng thương mại điện tử từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc phát
triển thương mại điện tử trong tương lai. Đề tài tiểu luận có tiêu đề “Kinh nghiệm ứng
dụng thương mại điện tử của tập đoàn bán lẻ Aeon - Nhật Bản”.
Do kiến thức còn nhiều hạn chế nên bài tiểu luận của em không tránh khỏi
những thiếu sót. Em rất mong cô thông cảm, góp ý và sửa chữa giúp bài tiểu luận của
em được hoàn thiện và chính xác hơn!
Em xin chân thành cảm ơn!

3


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ AEON

1. Lịch sử hình thành
Với khởi đầu từ một cửa hiệu chuyên cung cấp các chất liệu, phụ kiện may
kimono ở Yokkaichi do ông Sozaemon Okada điều hành vào năm 1758, Aeon hiện là
một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới với 179 liên doanh
trong và ngoài nước Nhật Bản và là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật
Bản.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Tập đoàn Aeon duy trì một cam kết
không hề thay đổi đó là luôn đặt ra tiêu chí “Khách hàng là trên hết”. Nguyên tắc cơ
bản của Tập đoàn Aeon chính là hướng tới một xã hội thịnh vượng, ổn định và hòa
bình thông qua hoạt động bán lẻ. Với trách nhiệm đó, Tập đoàn Aeon đã có được lòng
tin của khách hàng cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh không chỉ tại Nhật Bản
mà còn tại các quốc gia khác trong khu vực Châu Á trong một khoảng thời gian dài.
Ngày nay, Tập đoàn Aeon là một trong những công ty kinh doanh bán lẻ lớn
nhất với các chỉ số liên kết ấn tượng về qui mô và hiệu quả hoạt động tại Nhật Bản
cũng như ở các quốc gia khác.

Tổng


16,498 trung tâm, cửa hàng

Trung tâm mua sắm

120

Trung tâm bách hóa

598

Siêu thị

1,708

Cửa hàng giảm giá

152

Trung tâm điện máy

123

Cửa hàng tiện lợi

4,463

4



Cửa hàng chuyên dụng

3,664

Hiệu thuốc

3,146

Cửa hàng bán lẻ khác

589

Dịch vụ tài chính

531

Kinh doanh dịch vụ

1,397

Các hình thức khác

7

2. Mô hình kinh doanh
Hơn 29 năm qua, Tập đoàn Aeon đã thành lập và vận hành nhiều chi nhánh kinh
doanh tại Nhật Bản và nhiều nước như Malaysia, Thái Lan, Hồng Kông, Trung Quốc,
Việt Nam, Indonesia, Lào, Myanmar, Kazakhstan, Hàn Quốc, Philippines, Ấn Độ,
Cam-pu-chia. Dưới đây là bảng thống kê số lượng các trung tâm mua sắm và văn
phòng, tính cả các công ty con phụ thuộc và các công ty góp vốn cổ phần tại các quốc

gia mà Tập đoàn Aeon đang điều hành quản lý.
Bên cạnh việc luôn mở rộng phát triển mạng lưới kinh doanh cũng như trau dồi
kinh nghiệm trong suốt quá trình hoạt động, Tập đoàn Aeon đã nhận được rất nhiều
giải thưởng và danh hiệu cho các hoạt động kinh doanh xuất sắc của mình. Danh hiệu
gần đây nhất mà tập đoàn nhận được là do Hội đồng Trung tâm thương mại quốc tế đã
được trao cho Aeon Lake Town - một trung tâm thương mại đặt tại Koshigaya, Nhật
Bản. Aeon Lake Town đã giành được cả hai giải thưởng: Giải thưởng cho Mô hình
kinh doanh bền vững và Giải thưởng vàng ở hạng mục Mô hình kinh doanh tiên tiến
và phát triển trung tâm bán lẻ mới với diện tích hơn 500.000 feet vuông không gian
bán lẻ.
Với sứ mệnh hoạt động là mang lại sự đầy đủ cho cuộc sống sinh hoạt của
khách hàng, Tập đoàn Aeon đã đóng góp không ít cho cộng đồng địa phương thông
qua các hoạt động xã hội cũng như môi trường nhằm xây dựng một xã hội ấm no, hạnh
phúc.
5


2.1. Các chuỗi trung tâm thương mại và siêu thị của tập đoàn Aeon
Chuỗi các Trung tâm thương mại và Siêu thị tại Aeon hiện đang được vận hành
thành công tại Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trong khu vực Châu Á. Các trung tâm
thương mại và Siêu thị Aeon mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ toàn diện các nhu cầu
thiết yếu hàng ngày, bao gồm đa dạng các ngành hàng, từ quần áo, thực phẩm đến các
mặt hàng đồ gia dụng. Các mặt hàng này được lựa chọn và giám định một cách kỹ
lưỡng, đáp ứng một cách hoàn hảo về khẩu vị, và thị hiếu của người dân địa phương,
cũng như sẵn sang cung cấp các dịch vụ cần thiết khác.
Tại Việt Nam, khi đến với Trung tâm thương mại và Siêu thị Aeon, các khách
hàng có thể dễ dàng tìm được cho mình đa dạng các loại hàng hóa, sản phẩm và vẫn
đáp ứng tiêu chuẩn an toàn, vệ sinh theo tiêu chuẩn Nhật Bản, và có nhiều sự lựa chọn
hơn cho ẩm thực với hàng trăm món ăn phù hợp khẩu vị người Việt Nam.
2.2. Phát triển các trung tâm mua sắm

Aeon hiện đang rất tích cực trên con đường phát triển các Trung Tâm Mua Sắm
dựa trên tiêu chí hài hòa với cộng đồng xung quanh không chỉ tại Nhật Bản mà còn ở
các nước khác. Chúng tôi đã và đang nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ và các tiện ích
nhằm đáp lại sự thay đổi theo thời gian, môi trường cũng như những nhu cầu ngày
càng đa dạng của khách hàng.
Tại Việt Nam, dưới mô hình Trung Tâm Mua Sắm tiên tiến nhất, Aeon mang
đến cho khách hàng một “Điểm mua sắm tổng hợp” - nơi khách hàng có được những
trải nghiệm mua sắm thú vị và vui vẻ, đặc biệt được tận hưởng những giờ phút thư
giãn cùng gia đình, người thân và bạn bè với nhiều hoạt động giải trí và ẩm thực phong
phú.

6


3. Doanh thu của Aeon
Doanh thu của Aeon trong giai đoạn từ năm 2013 đến nay theo bảng báo cáo
kết quả kinh doanh hợp nhất của Aeon :
Doanh thu, lợi nhuận
Năm

Doanh thu từ hoạt động
kinh doanh

Lợi nhuận gốc

Năm 2013

63.951

1.768


Năm 2014

70.785

1.525

Năm 2015

81.767

1.796

Trong đó 33% doanh thu đến từ các hoạt động kinh doanh của khu bách hóa tổng hợp
(GMS business) , 35% doanh thu đến từ các hoạt động kinh doanh của siêu thị, cửa
hàng giảm giá hay cửa hàng tiện lợi của Aeon. Còn lại là nguồn doanh thu đến từ cửa
hàng dược phẩm, dịch vụ tài chính, kinh doanh dịch vụ và các hoạt động kinh doanh
quốc tế khác. Có thể nói với số vốn ban đầu (vào năm 1926) là 220,07 tỷ yên, Aeon
đạt được doanh thu khổng lồ như ngày hôm nay là một sự nỗ lực không hề nhỏ, càng
khẳng định thêm vị trí số 1 tại Châu Á.

7


CHƯƠNG II: ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA TẬP ĐOÀN AEON

1. Tình hình Thương mại điện tử tại Việt Nam
Hiện nay theo thông tin từ Cục thương mại điện tử và Công nghệ thông tin thì
ngành thương mại điện tử Việt Nam đang có mức tăng trưởng vào khoảng 25% và
lượng doanh nghiệp đầu tư và lĩnh vực này ngày càng nhiều. Hàng loạt website thương

mại điện tử được mọc ra càng nhiều. Các quỹ đầu tư và tập đoàn thương mại điện tử
nước ngoài cũng tích cực mua cổ phần, bỏ tiền đầu tư cho các sàn và các trang web
thương mại điện tử trong nước.
Thị trường thương mại điện tử bắt đầu trở nên sôi động hơn khi nhiều tân binh
mới như Adayroi, SIdeal.vn,v.v… bắt bắt đầu tham gia cuộc đua cạnh tranh với các
sàn thương mại điện tử lớn như Lazada, Tiki, Sendo, Zalora…, Cạnh tranh ngày càng
khốc liệt vì thế các trang web thương mại điện tử kinh doanh lâu năm như Hotdeal.vn,
muabannhanh.com, chotot.vn… cũng tăng cường mở rộng ngành hàng, dịch vụ giao –
nhận, thanh toán.
Nhờ sự mở rộng kinh doanh mà các doanh nghiệp lớn mang về lượng doanh thu
tăng vọt, nhiều chương trình khuyến mãi đồng loạt ra đời và ăn theo nhau nhằm mục
đích thu hút khách hàng.
Một số chiến dịch khuyến mãi cạnh tranh với quy mô lớn của các doanh nghiệp
như Lazada, Zalora, Tiki… cũng siêng được triển khai như “Cách mạng mua sắm trực
tuyến” (Lazada), “Online Fever” (Zalora)…Và khi thực hiện chiến dịch khuyến mãi
càng lớn thì doanh thu thu về lại càng cao có khi gấp 10-20 lần so với ngày thường.
Song song với cuộc đua riêng lẻ của những doanh nghiệp đó là sự hợp tác của
một số doanh nghiệp thương mại điện tử khác để mở rộng phạm vi kinh doanh và đa
dạng các mặt hàng. Ví dụ như Lazada hợp tác với trang web bán phiếu mua hàng theo
nhóm (groupon) Nhommua.com để mở ngành hàng bán phiếu mua hàng ưu đãi
(voucher), hay FPT Shop cũng bắt đầu đưa các sản phẩm của mình bán trên sàn
thương mại điện tử Lazada.vn,….

8


2. Phương thức hoạt động và mô hình thương mại điện tử của Aeon
Trang thương mại điện tử của Aeon vận hành từ ngày 1/1/2017 với nguồn hàng
chủ yếu là các sản phẩm Nhật Bản và thương hiệu Topvalu, một nhãn hàng riêng của
Aeon. Tại Việt Nam hiện nay, Aeon đã có tới gần 1.000 mặt hàng mang thương hiệu

này. Trong số các ngành hàng của mình, Aeon kỳ vọng "Mẹ và Bé" sẽ trở thành nhóm
hàng chủ lực, nhờ tâm lý ưa chuộng hàng Nhật của các bà mẹ Việt. Người tiêu dùng sẽ
có cơ hội mua sắm các sản phẩm giảm giá lên đến 50% cho các mặt hàng thời trang,
mỹ phẩm, nội thất, điện máy, đồ gia dụng, xe đạp, văn phòng phẩm, thực phẩm, sản
phẩm cho mẹ và bé,… Họ chỉ cần vào trang web sau đó thỏa thích chọn lựa và mua
sắm các loại hàng hóa chỉ thông qua một cú click chuột. Mặt hàng được Aeon kỳ vọng
sẽ trở thành mặt hàng ưa chuộng của người tiêu dùng là các sản phẩm của mẹ và bé.
Trong giai đoạn đầu, Aeon chỉ giao hàng tại khu vực TPHCM. Tương tự như
các trang thương mại điện tử khác, Aeon cũng quy định giá trị đơn hàng tối thiểu
300.000 đồng mới vận chuyển miễn phí. Các chính sách mua hàng, đổi trả của Aeon
không có nhiều khác biệt so với các trang thương mại điện tử khác. Với sự xuất hiện
của Aeon, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang là cuộc chơi của các tập đoàn
hàng đầu trong khu vực.
Trang thương mại trực tuyến của Aeon hoạt động trên nền tảng B2C (bán trực
tiếp cho người tiêu dùng) với phần lớn hàng hóa được nhập khẩu từ Nhật Bản. Mô
hình thương mại điện tử B2C đòi hỏi nguồn tài nguyên lớn từ nguồn nhân lực cho đến
trang thiết bị và chịu nhiều sự cạnh tranh lớn từ các đối thủ khác, nhưng với nguồn vốn
khổng lồ cùng với kinh nghiệm kinh doanh của mình, Aeon khẳng định mình sẽ tham
gia thương mại với điện tử với hệ thống bán hàng chuyên nghiệp và đảm bảo ổn định
tài chính.

9


3. Quy trình mua hàng trực tuyến tại website aeoneshop.com
Bước 1: Lựa chọn sản phẩm
Khách hàng nhấn chọn vào sản phẩm muốn xem trong các danh mục sản phẩm.
Bước 2: Thêm vào giỏ hàng
Sau khi đã lựa chọn được sản phẩm ưng ý, khách hàng tùy chỉnh mục số lượng,
màu sắc và kích cỡ của sản phẩm cần mua và sau đó bấm chọn THÊM VÀO GIỎ

HÀNG thì sản phẩm sẽ tự động thêm vào giỏ hàng.
Bước 3: Kiểm tra giỏ hàng
Sau khi kết thúc việc chọn hàng, khách hàng bấm chọn biểu tượng giỏ hàng để
kiểm tra các thông tin trong giỏ hàng. Tại đây, khách hàng có thể điều chỉnh số lượng
đặt hàng hoặc xóa bỏ sản phẩm đã chọn hoặc tiếp tục mua hàng. Khách hàng cũng có
thể thêm ghi chú cho đơn hàng của mình.
Bước 4: Điền thông tin giao hàng
Sau khi hoàn tất kiểm tra đơn hàng, khách hàng bấm chọn THANH TOÁN để
đến trang điền thông tin giao hàng. Nếu khách hàng đã có tài khoản của AeonEshop thì
bấm chọn ĐĂNG NHẬP. Nếu khách hàng chưa có tài khoản thì điền đầy đủ vào phần
thông tin giao hàng.
Bước 5: Tiến hành thanh toán
Khách kiểm tra chi phí vận chuyển, thành tiền tổng cộng; nhập mã giảm giá nếu
có; lựa chọn phương thức thanh toán và bấm nút HOÀN TẤT ĐƠN HÀNG để kết thúc
đặt hàng.
Bước 6: Hoàn tất đơn hàng
Sau khi hoàn tất, khách hàng sẽ được chuyển sang trang thông báo đặt hàng
thành công bao gồm mã đơn hàng, thông tin đơn hàng, thông tin sản phẩm đặt mua và
phương thức thanh toán đã chọn.

10


4. Phân tích website mua bán trực tuyến aeoneshop.com
4.1. Nội dung
 Thông tin về doanh nghiệp: Aeon đã công cấp đầy đủ thông tin liên hệ của
doanh nghiệp cũng như thông tin về lịch sử hình thành, sứ mệnh, và triết lý
trong phần giới thiệu ở cuối bên trái của web trực tuyến.
 Danh mục và thông tin sản phẩm:
+ Danh mục sản phẩm được phân khá rõ ràng, khi chỉ chuột vào danh mục

sẽ hiện ra các danh mục nhỏ chi tiết. Điều này làm cho người mua dễ
dàn tìm kiếm sản phẩm hơn.
+ Thông tin sản phẩm: Thông tin sản phẩm được hiện ra chi tiết khi click
vào sản phẩm cần mua. Thông tin Aeon cung cấp cho người mua khá chi
tiết và bao gồm cả hình ảnh.
4.2. Hình thức
 Màu sắc: Nhìn vào các web mua sắm trực tuyến của Aeon, màu sắc chủ đạo là
màu hồng tím và màu trắng đem lại cảm giác khá quen thuộc với khách hàng
của Aeon. Đây là cũng là 2 màu đặc trưng của Aeon, màu hồng tím là màu chữ
Aeon trong các trung tâm thương mại và siêu thị.
 Bố cục: Bố cục khá đơn giản với hai thành phần chính là thanh menu và hình
ảnh minh họa. Ngay khi nhìn vào trang chủ các website trực tuyến của Aeon có
thể thấy các hình ảnh sản phẩm trình chiếu toàn màn hình. Thanh bar menu nằm
ngang giúp khách hàng có thể nhìn thấy các mục ngay khi vào web mà không
cần kéo xuống như thanh menu dọc.
4.3. Marketing điện tử
Các hoạt động marketing điện tử của Aeon tại Việt Nam chỉ mới xuất hiện khi
website aeoneshop.com đi vào hoạt động. Aeon rất chú trọng vào việc đẩy mạnh các
chính sách xúc tiến thương mại trong E-marketing. Các Banner Ads tại website thường
là các chương trình khuyến mãi trong tuần, các mặt hàng đang khuyến mãi hoặc các sự
kiện tặng quà, cuộc thi,… Thực sự, các hoạt động marketing của Aeon mới chỉ tập
chung vào các hoạt động xúc tiến thương mại, chưa thực sự được chú trọng nhiều và
nổi bật.
11


CHƯƠNG III: BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Là doanh nghiệp đến sau trong thị trường thương mại điện tử Việt Nam khi đã
có nhiều ông lớn tham gia, Aeon vừa gặp được những thuận lợi, nhưng đi kèm với nó
cũng là những hạn chế, thách thức không nhỏ. Do đã có những doanh nghiệp đi trước,

Aeon dễ dàng học được những kinh nghiệm, bài học để áp dụng vào mô hình kinh
doanh của mình. Đồng thời, vào thời điểm này, người tiêu dùng cũng đã quen thuộc
với hình thức mua hàng trực tuyến, khiến cho những bước đầu hoạt động thương mại
điện tử của Aeon dễ dàng hơn. Tuy nhiên, cũng chính vì thế, Aeon phải liên tục tìm
cách cải tiến, đổi mới để có thể thu hút được khách hàng cho mình trong khi đại bộ
phận người tiêu dùng đã quá quen với các tên tuổi lớn và gần gũi với người Việt từ
trước đó.
Để phát triển lâu dài và bền vững hơn, Aeon nên chú trọng một số vấn đề sau:
 Nâng cấp phạm vi giao hàng: Dịch vụ vận chuyển hàng hóa của aeoneshop.com
vẫn chỉ giới hạn trong phạm vi TP. HCM. Đây sẽ là một yếu điểm rất lớn, hạn
chế số lượng khách hàng; trong khi các website khác như Lazada hay Adayroi
đã đưa ra những chính sách vận chuyển toàn quốc nhanh chóng và rất hấp dẫn.
Aeon mở rộng phạm vi giao hàng, liên kết với một đơn vị vận chuyển uy tín để
thực sự cạnh tranh với các nhà bán lẻ khác.
 Đẩy mạnh hoạt động marketing điện tử: Hiện nay, hoạt động marketing điện tử
của Aeon vẫn chưa thực sự đạt được thành tựu nổi bật. Aeon nên tích cực các
hoạt động, các chiến dịch quảng bá trên các website của hãng hoặc trên trang
fanpage để thu hút thêm những khách hàng tiềm năng và được công chúng biết
đến rộng rãi hơn.
 Nâng cao đội ngũ làm việc: Để website mua bán trực tuyến hoạt động chuyên
nghiệp và trơn tru hơn, Aeon nên đầu tư chiêu mộ và đào tạo những nhân viên
ưu tú có năng lực, nhiệt huyết, và tầm nhìn chiến lược giúp lên kế hoạch trong
việc xây dựng và quản trị website.

12


KẾT LUẬN

Thông qua bài tiểu luận, em đã tìm hiểu và phân tích những thông tin cơ bản,

điểm mạnh, điểm yếu và giải pháp với một số vấn đề của ứng dụng thương mại điện tử
của tập đoàn bán lẻ Aeon. Mặc dù đã có những thành công bước đầu, Aeon vẫn cần
đầu tư và cố gắng nhiều hơn nữa để có thể cạnh tranh được với những đối thủ cạnh
tranh đang không ngừng đổi mới từng ngày. Tin rằng với những chiến lược và sự đầu
tư thông minh, cùng những kế hoạch phát triển đúng đắn, Aeon sẽ gặt hái được thêm
nhiều thành tựu và tiến xa hơn nữa trong lĩnh vực bán lẻ nói chung và trong hoạt động
thương mại điện tử nói riêng!

13


TÀI LIỆU THAM KHẢO
 “Giáo trình Thương mại điện tử” - Đại học Ngoại thương,
 PGS.TS.NGƯT Nguyễn Văn Hồng, TS. Nguyễn Văn Thoan, 2013.
 www.aeoneshop.com
 www.aeon.info

14



×