Tải bản đầy đủ (.pdf) (14 trang)

Hoc24h vn bài 2 đề 2 chinh phục lí thuyết vận dụng cao phần nhiễm sắc thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.98 KB, 14 trang )

Câu 1 ( ID:12670 )

Câu trắc nghiệm (1.11 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Khi nói về gen trên nhiễm sắc thể giới tính, có bao nhiêu kết luận đúng:
(1) Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y thường tồn tại theo cặp alen.
(2) Ở giới XX, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X không tồn tại theo
cặp alen.
(3) Gen nằm trên đoạn tương đồng của NST X và Y luôn tồn tại theo cặp alen.
(4) Đoạn không tương đồng của NST giới tính X có ít gen hơn đoạn không tương
đồng của NST Y.

A

4

B

3

C

2

D

1


Lời giải chi tiết

Video chữa bài

Bình luận

Lời giải chi tiết

Nội dung 1 sai. Gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST Y thường
không tồn tại theo cặp alen.
Nội dung 2 sai. Ở giới XX, gen nằm trên đoạn không tương đồng của NST X
vẫn tồn tại theo cặp alen, do có 2 NST X nên những gen này cũng tương tự gen
nằm trên NST thường.
Nội dung 3 đúng. Nếu gen đã nằm trên đoạn tương đồng của NST X, Y thì sẽ
tồn tại thành cặp alen.
Nội dung 4 sai. Trên NST Y chứa rất ít gen, do đó đoạn không tương đồng của
NST giới tính X có nhiều gen hơn đoạn không tương đồng của NST Y.


Câu 2 ( ID:12675 )

Câu trắc nghiệm (1.11 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Quan sát hình ảnh sau đây:

Có bao nhiêu nhận xét về hình ảnh trên là đúng?

(1) Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử histon và được gọi là nuclêôxôm.
(2) Chuỗi các cấu trúc (1) nối tiếp với nhau được gọi là sợi nhiễm sắc với đường kính
11 nm.
(3) Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm.
(4) Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của nhiễm sắc thể và có đường kính 700
nm.
(5) Cấu trúc (4) xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kỳ giữa của quá
trình nguyên phân.
(6) Khi ở dạng cấu trúc 4, mỗi nhiễm sắc thể chứa một phân tử ADN mạch thẳng,
kép.

A

3

B

2

C

4

D

1
Lời giải chi tiết

Video chữa bài


Bình luận


Lời giải chi tiết

Cấu trúc (1) là nucleoxom, cấu trúc (2) là sợi chất nhiễm sắc, cấu trúc (3) là
siêu xoắn, cấu trúc (4) là NST kép.
Nội dung 1 đúng. Một nucleoxom gồm ADN cuốn quanh lõi protein 1,65
vòng; lõi protein được cấu tạo từ 8 phân tử histon.
Nội dung 2 sai. Các nucleoxom nối với nhau tạo thành sợi cơ bản.
Nội dung 3 sai. Cấu trúc 2 là sợi chất nhiễm sắc.
Nội dung 4 sai. Cấu trúc 3 là siêu xoắn, đường kính 300 nm.
Nội dung 5 sai. Đây là NST đã nhân đôi và co xoắn cực đại có hình dạng đặc
trưng, có thể có ở kì giữa của quá trình nguyên phân hoặc kì giữa của giảm
phân II trong nhân tế bào sinh vật nhân thực.
Nội dung 6 sai. Đây là NST kép nên 1 NST sẽ chứa 2 phân tử ADN.
Vậy có 1 nội dung đúng.

Câu 3 ( ID:12697 )

Câu trắc nghiệm (1.11 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu đúng?
(1) Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự
nuclêôtit này.
(2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể

có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5) Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.

A

1

B

2


C

3

D

4
Lời giải chi tiết

Video chữa bài

Bình luận

Lời giải chi tiết

Mỗi NST điển hình đều chứa các trình tự nucleotit đặc biệt được gọi là tâm

động. Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể di chuyển
về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. Tùy theo vị trí của tâm động
mà hình thái NST có thể khác nhau.
Xét các nội dung của đề bài:
Nội dung 1 đúng. Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có
duy nhất một trình tự nuclêôtit này.
Nội dung 2 đúng. Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân
bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình
phân bào.
Nội dung 3 sai vì tâm động có thể nằm ở tận cùng hoặc ở giữa NST.
Nội dung 4 sai vì tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể
di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. Tùy theo vị trí của
tâm động mà hình thái NST có thể khác nhau.Còn điểm mà tại đó ADN được
bắt đầu nhân đôi là các trình tự khởi đầu nhân đôi chứ không phải tâm động.
Nội dung 5 đúng. Tuỳ theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể
có thể khác nhau.
Vậy có 3 nội dung đúng.

Câu 4 ( ID:14545 )

Câu trắc nghiệm (1.11 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?


(1) Mỗi nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực đều có chứa tâm động, là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể

với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân
bào.
(2) Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các
nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
(3) Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm ADN mạch kép, thẳng và
prôtêin loại histôn.
(4) Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc có đường
kính lần lượt là 30mn và 300nm.

A

4

B

2

C

1

D

3
Lời giải chi tiết

Video chữa bài

Bình luận


Lời giải chi tiết

Xét các phát biểu của đề bài:
Các phát biểu 1, 2, 3 đúng
Phát biểu 4 sai vì Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể, sợi cơ bản và sợi
nhiễm sắc có đường kính lần lượt là 11mn và 30nm.
Vậy có 3 phát biểu đúng
 

Câu 5 ( ID:74233 )

Câu trắc nghiệm (1.11 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Khi nói về tâm động của nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây có nội dung
đúng?


(1) Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể có duy nhất một trình tự
nuclêôtit này.
(2) Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân bào, giúp nhiễm sắc thể
có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
(3) Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc thể.
(4) Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân đôi.
(5) Tuỳ theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc thể có thể khác nhau.

A


2.

B

5.

C

3.

D

4.
Lời giải chi tiết

Video chữa bài

Bình luận

Lời giải chi tiết

Mỗi NST điển hình đều chứa các trình tự nucleotit đặc biệt được gọi là
tâm động. Tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có thể
di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. Tùy theo vị trí
của tâm động mà hình thái NST có thể khác nhau.
Xét các phát biểu của đề bài:
Phát biểu 1: Tâm động là trình tự nuclêôtit đặc biệt, mỗi nhiễm sắc thể
có duy nhất một trình tự nuclêôtit này. Phát biểu này đúng.
Phát biểu 2: Tâm động là vị trí liên kết của nhiễm sắc thể với thoi phân

bào, giúp nhiễm sắc thể có thể di chuyển về các cực của tế bào trong
quá trình phân bào. Phát biểu này đúng.


Phát biểu 3: Tâm động bao giờ cũng nằm ở đầu tận cùng của nhiễm sắc
thể. Phát biểu này sai vì tâm động có thể nằm ở tận cùng hoặc ở giữa
NST.
Phát biểu 4: Tâm động là những điểm mà tại đó ADN bắt đầu tự nhân
đôi. Phát biểu này sai vì tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp
NST có thể di chuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
Tùy theo vị trí của tâm động mà hình thái NST có thể khác nhau.Còn
điểm mà tại đó ADN được bắt đầu nhân đôi là các trình tự khởi đầu
nhân đôi chứ không phải tâm động.
Phát biểu 5: Tuỳ theo vị trí của tâm động mà hình thái của nhiễm sắc
thể có thể khác nhau. Phát biểu này đúng.
Vậy có 3 phát biểu đúng là các phát biểu 1, 2, 5

Câu 6 ( ID:74234 )

Câu trắc nghiệm (1.11 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Khi nói về điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể điển hình của sinh vật nhân thực khác
với NST điển hình của sinh vật nhân sơ có các nội dung:
(1) Tâm động
(2) Đường pentozo
(3) Axit amin

(4) Tâm mút NST
(5) Khung đường – photphat của ADN
(6) Nucleotit
(7) Nucleoxom
(8) Hình dạng nhiễm sắc thể
Số nội dung đúng là:

A

3.

B

5.


C

4.

D

6.
Lời giải chi tiết

Video chữa bài

Bình luận

Lời giải chi tiết


NST ở sinh vật nhân sơ chỉ là phân tử ADN trần, không liên kết với
protein. mạch xoắn kép, dạng vòng, chưa có cấu trúc NST điển hình như
ở tế bào nhân thực.
NST ở sinh vật nhân thực được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ
yếu là ADN và protein histon. Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng,
hình thái và cấu trúc. NST điển hình ở sinh vật nhân thực đều chứa các
trình tự nucleotit đặc biệt được gọi là tâm động và cá trình tự nucleotit
ở hai đầu cùng của NST được gọi là đầu mút và trình tự khởi đầu nhân
đôi ADN.
Xét các đặc điểm của đề bài:
(1) Tâm động: tâm động là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp NST có
thể di cuyển về các cực của tế bào trong quá trình phân bào. Tùy theo vị
trí của tâm động là hình thái NST có thể khác nhau. Tâm động chỉ có ở
tế bào nhân thực mà không có ở tế bào nhân sơ → 1 đúng.
(2) Đường pentozo: Là thành phần cấu tạo nên nucleotit, do đó đường
pentozo không phải là đặc điểm khác nhau giữa NST của sinh vật nhân
sơ và sinh vật nhân thực → 2 sai.
(3) Axit amin: Là đơn phân cấu tạo nên protein, do đó đường pentozo
không phải là đặc điểm khác nhau giữa NST của sinh vật nhân sơ và
sinh vật nhân thực → 3 sai.
(4) Tâm mút NST: có tác dụng bảo vệ các NST cũng như làm các NST
không dính vào nhau. Tâm mút NST chỉ có ở sinh vật nhân thực, không
có ở sinh vật nhân sơ → 4 đúng.


(5) Khung đường – photphat của ADN: Là cấu trúc không gian của ADN,
do đó không phải là đặc điểm khác nhau của NST giữa sinh vật nhân sơ
và sinh vật nhân thực → 5 sai.
(6) Nucleotit: là đơn phân của ADN, do đó không phải là đặc điểm khác

nhau của NST giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực → 6 sai.
(7) Nucleoxom: là đơn phân của NST ở sinh vật nhân thực, không có ở
sinh vật nhân sơ → 7 đúng.
(8) Hình dạng nhiễm sắc thể: Ở sinh vật nhân sơ, NST chỉ là phân tử
ADN kép, mạch vòng, hình dạng của nó không thay đổi qua phân bào.
Còn ở sinh vật nhân thực, NST có hình dạng đặc trưng cho từng loài và
thay đổi qua các kì của quá trình phân bào → 8 đúng.
Vậy có 4 nội dung đúng là: 1, 4, 7, 8

Câu 7 ( ID:74235 )

Câu trắc nghiệm (1.11 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Khi nói về vai trò cấu trúc xoắn nhiều bậc của nhiễm sắc thể, có các nội dung sau:
(1) Rút ngắn chiều dài,bảo vệ cấu trúc NST
(2) Tạo điều kiện cho các gen nhân đôi và phiên mã
(3) Thực hiện điều hòa hoạt động gen
(4) Tạo điều kiện phát sinh các đột biến NST
Số nội dung đúng là:

A

3.

B


1.

C

2.

D

4.
Lời giải chi tiết

Video chữa bài

Bình luận


Lời giải chi tiết

NST được cấu tạo từ chất NST chứa phân tử ADN mạch kép, có chiều
ngang 2nm. Phân tử ADN quẫn quanh khối protein tạo nên các
nucleoxom. Mỗi nucleoxom gồm có lõi là 8 phân tử histon và được một
đoạn ADN chứa 146 cặp nucleotit, quán quanh 1(3/4) vòng. Giữa 2
nucleoxom liên tiếp là một đoạn ADN và phân tử protein histon. Chuỗi
nucleoxom tạo thành sới cơ bản có nhiều ngang là 11nm. Các sợi cơ
bản xoắn lại tạo thành sợi nhiễm sắc. Phát biểu này đúng vì sợi cơ bản
xoắn bậc 2 tạo thành sợi nhiễm sắc có chiều ngang khoảng 30 nm. Sợi
nhiễm sắc lại được xếp cuộn lần nữa tạo nên sợi có chiều ngang
khoảng 300 nm. Cuối cùng là một lần xoắc tiếp của sợi 300 nm thành
cromatit có chiều ngang khoảng 700 nm.
Với cấu trúc cuộn xoắn như vậy, chiều dài của NST có thể được rút ngắn

15000 - 20000 lần so với chiều dài của ADN. Sự thu gọn cấu trúc không
gian như thế thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong quá trình
phân bào và bảo vệ NST được tốt hơn.
Vậy trong các nội dung trên:
1. Rút

ngắn chiều dài, bảo vệ cấu trúc NST → 1 đúng.

2. Tạo

điều kiện cho các gen nhân đôi và phiên mã . 2 sai vì gen chỉ

nhân đôi và phiên mã khi NST ở trạng thái giãn xoắn cực đại.
3. Thực

hiện điều hòa hoạt động gen. Nội dung này đúng vì trạng thái

đóng xoắn khi gen chưa hoạt động là điều hòa trước phiên mã.
4. Tạo

điều kiện phát sinh các đột biến NST. Nội dung này sai vì sự

đóng xoắn của NST giúp bảo vệ NST được tốt hơn, do đó ít xảy ra
đột biến hơn.
Vậy có 2 nội dung đúng là các nội dung: 1, 3

Câu 8 ( ID:74236 )

Câu trắc nghiệm (1.11 điểm)


Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Cho các phát biểu sau:
(1) Các loài đều có nhiều cặp NST thường và một cặp NST giới tính.
(2) NST của các loài sinh vật khác nhau không phải chỉ ở số lượng và hình thái mà
chủ yếu ở các gen trên đó.
(3) Số lượng NST là đặc trưng , tuy nhiên số lượng NST nhiều hay ít không phản ánh
mức độ tiến hóa của loài.
(4) Ở vi khuẩn đã có cấu trúc NST gần tương tự như ở tế bào nhân thực.
(5) NST có hình dạng, kích thước tương đối giống nhau ở các loài.
(6) Sự thu gọn cấu trúc không gian của NST thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp NST.
(7) Lưu giữ, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền là chức năng của NST.
(8) Trên NST giới tính, chỉ có các gen quy định giới tính.
Số phát biểu có nội dung đúng là

A

3.

B

2.

C

5.


D

4.
Lời giải chi tiết

Video chữa bài

Bình luận

Lời giải chi tiết

Xét các phát biểu trên:
Phát biểu 1 sai vì ở các loài thực vật và 1 số loài động vật như ong, kiến
không có bộ NST giới tính.
Phát biểu 2 đúng vì các loài khác nhau có thể có số lượng, hình thái, cấu
trúc NST khác nhau. Mặt khác, sự khác nhau chủ yếu là do các gen nằm
trên NST đó khác nhau → hình thành các tính trạng khác nhau.


Phát biểu 3 đúng. Ví dụ ở người có bộ NST: 2n = 46, ở gà có bộ NST 2n
= 78, tuy nhiên xét về mức độ tiến h óa thì loài người tiến hóa hơn gà.
Do đó Số lượng NST là đặc trưng , tuy nhiên số lượng NST nhiều hay ít
không phản ánh mức độ tiến hóa của loài.
Phát biểu 4 sai vì ở vi khuẩn (sinh vật nhân sơ), NST chỉ là 1 phân tử
ADN dạng trần không liên kết với protein loại histon.
Phát biểu 5 sai vì mỗi loài có 1 bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái
và cấu trúc nên ở các loài khác nhau thì số lượng, hình thái, kích thước
khác nhau.
Phát biểu 6 đúng vì nhờ sự thu gọn cấu trúc không gian của NST, chiều
dài của NST có thể được rút ngắn 15000 - 20000 lần so với chiều dài

của ADN. Sự thu gọn cấu trúc như vậy thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp
các NST trong quá trình phân bào.
Phát biểu 7 đúng vì NST là cấu trúc mang ADN, ADN là vật chất di
truyền ở cấp độ phân tử, nó có chức năng lưu giữ, bảo quản và truyền
đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử nên NST có chức năng lưu giữ,
bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ tế bào.
+ NST là cấu trúc mang gen: Các gen trên 1 NST được sắp xếp theo 1
trình tự xác định và được di truyền cùng nhau.
+ Các gen trên NST được bảo quản bằng cách liên kết với protein histon
nhờ các trình tự nucleotit đặc hiệu và các mức xoắn khác nhau.
+ Từng gen trên NST không nhân đôi riêng rẽ mà chúng được nhân đôi
theo đơn vị nhân đôi gồm 1 số gen.
+ Mỗi NST sau khi nhân đôi và co ngắn tạo nên 2 cromatit nhưng vẫn
gắn với nhau ở tâm động.
+ Bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua
các thế hệ bằng sự kết hợp giữa 3 cơ chế: nguyên phân, giảm phân và
thụ tinh.


Phát biểu 8 sai vì trên NST giới tính, ngoài các gen quy định giới tính
còn có các gen quy định tính trạng thường. Ví dụ trên NST X ngoài gen
quy định giới tính còn có gen quy định tính trạng thường như tính trạng
mù màu, máu khó đông.
Vậy các phát biểu 2, 3, 6, 7 đúng

Câu 9 ( ID:74243 )

Câu trắc nghiệm (1.11 điểm)

Báo lỗi câu hỏi


 Theo dõi

Cho các khẳng định sau về cấu trúc của nucleosome:
(1) Đoạn ADN cuốn vòng quanh lõi histon có chiều dài khoảng 146 nucleotide.
(2) Nhiều nucleosome liên kết tạo thành chuỗi polynucleosome, nhiều chuỗi
polynucleosome tạo thành nhiễm sắc thể.
(3) Có 4 phân tử H2A, H2B, H3 và H4 tham gia cấu tạo nên lõi histone.
(4) Đường kính của chuỗi polynucleosome vào khoảng 2nm.
Số khẳng định đúng là

A

0.

B

3.

C

1.

D

2.
Lời giải chi tiết

Video chữa bài


Bình luận

Lời giải chi tiết

Xét các phát biểu của đề bài:
Phát biểu (1) sai vì đoạn ADN cuốn vòng quanh lõi histon có chiều dài
khoảng 146 cặp nucleotit chứ không phải 146 nucleotit.


Phát biểu (2) sai vì mỗi NST chỉ được tạo nên từ 1 chuỗi polinucleoxom
chứ không phải nhiều chuỗi polynucleoxom tạo thành NST.
Phát biểu (3) sai vì khối cầu protein gồm 8 phân tử protein tham gia cấu
tạo lõi histon.
Phát biểu (4) sai vì đường kính của nucleoxom mới là khoảng 2nm, còn
đường kính của chuỗi polynucleoxom là khoảng 11nm.
→ Không có phát biểu nào đúng



×