Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

DA thi online 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.02 KB, 19 trang )

Câu 1 ( ID:54728 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Quần thể là

A

tập hợp các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng
không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và
tạo thành những thế hệ mới.

B

một nhóm các cá thể trong cùng một loài, cùng sinh sống trong một khoảng
không gian xác định, vào những thời gian khác nhau, có khả năng sinh sản
và tạo thành những thế hệ mới.

C

tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sinh sống trong các khoảng không
gian khác nhau, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo
thành những thế hệ mới.

D

tập hợp các cá thể trong cùng một loài, sinh sống trong các khoảng không


gian khác nhau, vào các thời điểm khác nhau, có khả năng sinh sản và tạo
thành những thế hệ mới.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng một loài, cùng sinh sống trong khoảng không
gian xác định, vào thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới
VD: quần thể chim cánh cụt ở nam cực; quần thể voi châu Phi...

Câu 2 ( ID:54729 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Ý có nội dung không đúng khi nói về các giai đoạn trong quá trình hình thành quần thể
sinh vật là

A

Những cá thể nào không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi
khác. Những cá thể còn lại thích nghi dần với điều kiện sống.

B


đầu tiên, một số cá thể cùng loài phát tán tới một môi trường sống mới.
Những cá thể nào không thích nghi sẽ bị tiêu diệt hoặc phải di cư đến nơi
khác.

C

giữa các cá thể cùng loài gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua cá mối quan
hệ sinh thái và dần hình thành quẩn thể ổn định, thích nghi với điều kiện
ngoại cảnh.

D

giữa các cá thể cùng loài gắn bó với nhau về các mối quan hệ sinh thái và
dần dần hình thành quần thể không ổn định, không thích nghi với điều kiện
ngoại cảnh.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

B. Sai. Trong quá trình hình thành quần thể sinh vật, các cá thể có mối quan hệ
sinh thái → hình thành quần thể ổn định và thích nghi với điều kiện ngoại cảnh.
Nếu không thích nghi với điều kiện ngoại cảnh, quần thể không thể tồn tại và phát
triển được

Câu 3 ( ID:54730 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)


Tập hợp nào dưới đây không phải là quần thể:

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


A

cá ở Hồ Tây.

B

đàn voi ở rừng Tánh Linh.

C

đàn chim hải âu ở quần đảo Trường Sa.

D

rừng cọ ở Vĩnh Phú.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 không gian xác định,

vào 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để tạo thế hệ mới hữu
thụ.
Đàn voi ở rùng, đàn chim hải âu, rừng cọ đều là tập hợp các cá thể cùng loài.
Cá ở Hồ Tây gồm nhiều loài cá, nên không được coi là một quần thể.

Câu 4 ( ID:54731 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể?

A

Sen trong đầm.

B

Các cây rau muống ven hồ.

C

Cá rô phi đơn tính.

D

Voi Châu phi trong rừng.

Lời giải chi tiết

Bình luận


Lời giải chi tiết

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong 1 không gian xác định,
vào 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau để tạo thế hệ mới hữu
thụ.
Vì tập hợp cá rô phi đơn tính không có khả năng giao phối với nhau → Không
phải là quần thể

Câu 5 ( ID:54732 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Hiện tượng thể hiện mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là

A

hội sinh.

B

kí sinh.


C

cộng sinh.

D

quần tụ.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: Các cá thể cùng loài hỗ trợ
nhau trong việc tìm kiếm nguồn thức ăn, trốn tránh kẻ thù...
→ Vì thế hiện tượng thể hiện quan hệ hỗ trợ trong quần thể là quần tụ.
Còn cộng sinh: Quan hệ giữa các cá thể cùng loài hoặc khác loài, trong đó 2 bên
cùng có lợi. → Đây là mối quan hệ trong quần xã
Hội sinh, kí sinh là mối quan hệ giữa các cá thể trong quần xã sinh vật.


Câu 6 ( ID:54733 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Hiện tượng sống bầy đàn ở cá, sống bầy đàn ở chim là các ví dụ về mối quan hệ

A

hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể.

B

cạnh tranh nguồn sống giữa các cá thể trong quần xã.

C

hỗ trợ giữa các cá thể trong quần xã.

D

cạnh tranh nguồn sống giữa các cá thể trong quần thể.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Hiện tượng sống bầy đàn ở cá ở chim là các ví dụ về sự hỗ trợ giữa các cá thể
trong quần thể
Các cá thể sống bầy, đàn với nhau sẽ làm tăng khả năng kiếm mồi, có thể bảo vệ
nhau trước các con mồi nguy hiểm.

Câu 7 ( ID:54734 )


Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

Khi quần thể vượt quá “mức chịu đựng” thì thể thường xảy ra mối quan hệ

A

cộng sinh.

B

cạnh tranh.

C

hỗ trợ.

 Theo dõi


D

hội sinh.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết


Trong quần thể có thể có 2 mối quan hệ: hỗ trợ và cạnh tranh nhau
Khi quần thể vượt quá "mức chịu đựng" thì sẽ xảy ra mối quan hệ cạnh tranh với
nhau: cạnh tranh tranh giành nơi ở; thức ăn; tranh giành đực, cái

Câu 8 ( ID:54735 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Ví dụ thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là

A

Ở loài khỉ, khi đến mùa sinh sản các con đực đánh nhau để tìm ra con khoẻ
nhất, các con đực yếu hơn sẽ phải di cư đến một nơi khác, chỉ có con đực
khoẻ nhất được ở lại đàn.

B

Ở thực vật, tre lứa thường có xu hướng quần tụ với nhau giúp chúng tăng
khả năng chống chịu với gió bão, giúp chúng sinh trưởng phát triển tốt hơn.

C

Ở cá, nhiều loài khi hoạt động chúng di cư theo đàn có số lượng rất động
nhờ đó chúng giảm lượng tiêu hao oxi, tăng cường dinh dưỡng, chống lại
các tác nhân bất lợi.


D

Ở loài linh dương đầu bò, các cá thể khi hoạt động thường theo đàn có số
lượng rất lớn, khi gặp vật ăn thịt cả đàn bỏ chạy, con yếu sẽ bị vật ăn thịt
tiêu diệt.
Lời giải chi tiết

Bình luận


Lời giải chi tiết

Đây là mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể linh dương đầu bò; các
cá thể sống theo đàn làm tăng khả năng kiếm mồi.
Ở cá đây là mối quan hệ hỗ trợ; di cư theo đàn làm giảm lượng oxi tiêu hao,
chống các tác nhân bất lợi
Hiện tượng các con khỉ đực đánh nhau để tranh giành con cái là ví dụ về mối quan
hệ cạnh tranh cùng loài. (Mối quan hệ cạnh tranh, các cá thể có thể cạnh tranh nơi
ở, thức ăn và tranh giành đực, cái)
Ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tre, lứa.

Câu 9 ( ID:54736 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

 Theo dõi


Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể xảy ra khi

A

khi các cá thể sống trong các khu vực khác nhau, khi chúng xâm phạm nơi
của nhau thì sự cạnh tranh diễn ra.

B

khi các cá thể có cùng một nhu cầu dinh dưỡng và trước cùng một nguồn
dinh dưỡng, khi đó xảy ra sự cạnh tranh dinh dưỡng.

C

khi hai cá thể có cùng một tập tính hoạt động, sống trong cùng một môi
trường nên chúng mâu thuẫn với nhau dẫn đến cạnh tranh.

D

mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao, nguồn sống của môi trường
không đủ cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết


Khi mật độ cá thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường, các cá thể
cạnh tranh nhau tranh giành thức ăn; nơi ở...từ đó làm cho tỷ lệ tử vong tăng và

giảm mức sinh sản → đưa mật độ quần thể trở về trạng thái cân bằng, ổn định,
phù hợp với nhu cầu cung cấp của môi trường

Câu 10 ( ID:54737 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Ví dụ không phải thể hiện mối quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể là

A

Khi thiếu thức ăn, nơi ở người ta thấy nhiều quần thể cá, chim, thú đánh lẫn
nhau, doạ nạt nhau bằng tiếng hú hoặc động tác nhằm bảo vệ cơ thể nhất là
nơi sống.

B

Khi thiếu thức ăn, một số động vật ăn lẫn nhau . Như ở cá mập, khi cá mập
con mới nở ra sử dụng ngay các trứng chưa nở làm thức ăn.

C

Ở những quần thể như rừng bạch đàn, rừng thông ở những nơi cây mọc quá
dày người ta thấy có hiện tượng một số cây bị chết đó là hiện tượng “tự tỉa
thưa” ở thực vật.


D

Ở thực vật, tre, lứa thường sống quần tụ với nhau giúp chúng tăng khả năng
chống chịu với gió bão. Nhưng khi gặp phải gió bão quá mạnh các cây tre,
lứa đổ vào nhau.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

D. Đúng. Tre và lứa sống quần tụ với nhau làm tăng khả năng chống chịu với gió
bão; đây là ví dụ về mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần thể làm tăng khả
năng kiếm ăn và chống chịu với các tác nhân bất lợi từ phía môi trường.


A, B, C. Đều là ví dụ về mối quan hệ cạnh tranh cùng loài, có thể tự tỉa thưa ở
thực vật hoặc các cá thể động vật ăn thịt lẫn nhau.

Câu 11 ( ID:54738 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

 Theo dõi

Ví dụ nào sau đây không thể hiện hiệu quả nhóm?

A


Các cây thông nhựa liền rễ sinh trưởng nhanh hơn và có khả năng chịu hạn
tốt hơn các cây sống riêng rẽ.

B

Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20°C - 30°C. Khi
nhiệt độ xuống dưới 0°C cây ngừng quang hợp.

C

Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.

D

Những cây sống theo nhóm chịu gió bão tốt hơn những cây sống riêng lẻ.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Hiệu quả nhóm thể hiện ở mối quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể cùng loài trong quần
thể
→ để đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, tăng khả
năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20°C - 30°C. Khi nhiệt
độ xuống dưới 0°C cây ngừng quang hợp : Không thể hiện hiệu quả nhóm (sự hỗ
trợ giữa các cá thể trong cùng loài), mà ở đây chỉ thể hiện điều kiện nhiệt độ ảnh
hưởng đến quang hợp của thực vật: Nhiệt độ tối ưu cho cây trồng quang hợp và

nhiệt độ tác động gây ngừng quang hợp.


Câu 12 ( ID:54739 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Ý nghĩa của sự cạnh tranh cùng loài là

A

làm tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi
trường.

B

đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức phù hợp với nguồn
sống.

C

làm suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau.

D

làm tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm.

Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

- Khi mật độ cá thể của quần thể quá cao,nguồn sống của môi trường không đủ
đáp ứng cho các cá thể trong quần thể thì dẫn đến hiện tượng cạnh tranh.
- Cạnh tranh cùng loài biểu hiện ở sự tranh giành nhau nguồn thức ăn, nơi ở, ánh
sáng và các nguồn sống khác như con đực tranh giành nhau con cái vào mùa sinh
sản..
-VD: Hiện tượng tự tỉa thưa ở thực vật..
→ Làm cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể được duy trì ở mức
độ phù hợp với nguồn sống và không gian sống, đảm bảo cho sự tồn tại và phát
triển của quần thể

Câu 13 ( ID:54740 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể?

A

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể giúp các cá thể kiếm ăn tốt

hơn, chống chịu với điều kiện bất lợi tốt hơn.

B

Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể làm giảm khả năng sinh sản
của các cá thể.

C

Kết quả của quan hệ hỗ trợ là một nhóm cá thể của quần thể sẽ tách ra tìm
nơi ở mới.

D

Các con đực tranh giành con cái là một biểu hiện của quan hệ hỗ trợ.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Quan hệ hỗ trợ là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ nhau trong hoạt
động sống như lấy thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản...
→ Giúp các cá thể kiếm ăn tốt hơn, chống chịu với điều kiện bất lợi tốt hơn.
→ Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định hơn, khai thác tối ưu nguồn sống của
môi trường, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của cá thể (hiệu quả nhóm).

Câu 14 ( ID:54741 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)


Báo lỗi câu hỏi

Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ?

A

Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ.

B

Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa.

 Theo dõi


C

Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê.

D

Những con cá sống trong cùng một cái hồ.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

- Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian

nhất định, vào 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau tạo thế hệ
mới hữu thụ.
- Những con mối sống trong 1 tổ mối ở chân đê: Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng
năm, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh
nở. Mối đực là mối chúa, chuyên giao phối, mối cái là mối hậu, chuyên đẻ trứng;
chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới.
- Những con gà trống và gà mái nhốt ở 1 góc chợ: Gà trống và gà mái nhốt ở chợ
có thể có nhiều loài khác nhau và chỉ xuất hiện ở 1 thời điểm tức thời (thời điểm
được bán), không có khả năng giao phối với nhau tạo thế hệ con(bị nhốt trong
lồng) → Không là quần thể
- Những con ong thợ lấy mật ở 1 vườn hoa: Không phải là quần thể giao phối, vì
chỉ ở 1 thời điểm nhất định chúng cùng đến lấy mật chứ không phải sống ở
khoảng không gian xác định là vườn hoa đó. Và những con ong đi lấy mật là ong
thợ nên chúng không giao phối với nhau (Ong sinh sản theo hình thức trinh sinh,
con ong chịu trách nhiệm chính sinh sản là ong chúa).
- Những con cá sống trong cùng 1 ao hồ: Không là quần thể giao phối, vì trong 1
hồ có nhiều loài cá khác nhau nên chưa đảm bảo điều kiện là 1 quần thể (các cá
thể cùng loài)


Câu 15 ( ID:54742 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về một quần thể sinh vật?


A

Mỗi quần thể có một mật độ đặc trưng.

B

Các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau để sinh ra con cái
hữu thụ.

C

Mỗi quần thể có một kiểu phân bố đặc trưng.

D

Quần thể gồm các cá thể khác loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Quần thể sinh vật: Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 không gian
xác định, vào 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau tạo ra đời
con hữu thụ.
Các đặc trưng cơ bản của một quần thể sinh vật.
+ Mật độ cá thể.
+ Sự phân bố cá thể.
+ Tỉ lệ giới tính.
+ Cấu trúc tuổi

+ Kích thước quần thể.
B sai vì quần thể gồm các cá thể cùng loài

Câu 16 ( ID:54743 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Một quần thể sinh vật sẽ bị diệt vong nếu mất đi nhóm tuổi

A

trước sinh sản và đang sinh sản.

B

trước sinh sản.

C

trước sinh sản và sau sinh sản.

D

sau sinh sản.
Lời giải chi tiết


Bình luận

Lời giải chi tiết

Mỗi quần thể đặc trưng cấu trúc các nhóm tuổi riêng: tuổi trước sinh sản, tuổi sinh
sản, tuổi sau sinh sản.
Thành phần nhóm tuổi thay đổi từng loài và điều kiện sống của môi trường.
Một quần thể sẽ diệt vong, không tạo ra thế hệ con khi mất đi nhóm tuổi trước
sinh sản và nhóm tuổi sinh sản.

Câu 17 ( ID:54744 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

Cho các ví dụ minh họa sau:
(1) Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa.
(2) Các con cá sống trong cùng một ao.
(3) Tập hợp các cây thông trong một rừmg thông ở Đà Lạt.
(4) Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ.
(5) Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh.
(6) Các con chuột trong vườn nhà.
Có bao nhiêu ví dụ không minh họa cho quần thể sinh vật?

 Theo dõi


A


3.

B

2.

C

5.

D

4.
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sinh sống trong 1 khoảng không
gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản với nhau tạo thế hệ
mới hữu thụ.
(1) Các con ốc bươu vàng trong một ruộng lúa: quần thể.
(2) Các con cá sống trong cùng một ao: không phải quần thể, do các con cá này
chưa chắc đã cùng 1 loài.
(3) Tập hợp các cây thông trong một rừmg thông ở Đà Lạt: là quần thể.
(4) Tập hợp các cây cỏ trên một đồng cỏ: không phải quần thể, do các cây cỏ này
có thể thuộc những loài cỏ khác nhau.
(5) Tập hợp những con ong cùng sống trong một khu rừng nguyên sinh: không

phải quần thể, do các con ong này có thể thuộc những loài ong khác nhau.
(6) Các con chuột trong vườn nhà: sai, do những con chuột này có thể thuộc nhiều
loài chuột khác nhau.
Vậy các trường hợp không phải quần thể là: (2), (4), (5) và (6).

Câu 18 ( ID:54745 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể có ý nghĩa:
(1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường, tồn tại ổn định
với thời gian, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường.
(2) Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ cá thể phù hợp với sức chứa của môi trường.
(3) Tạo hiệu quả nhóm, khai thác tối ưu nguồn sống
(4) Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi trường, đảm
bảo và thúc đẩy quần thể phát triển.
(5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể.
Tổ hợp đúng là

A

(1), (2), (5).

B


(1), (3), (5).

C

(1), (2), (4), (3), (5).

D

(1), (2), (4), (5).
Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

(1) Đảm bảo cho quần thể thích nghi tốt hơn với điều kiện môi trường, tồn tại ổn
định với thời gian, chống lại các tác nhân bất lợi từ môi trường: ý nghĩa của quan
hệ hỗ trợ.
(2) Giúp quần thể sinh vật duy trì mật độ cá thể phù hợp với sức chứa của môi
trường: ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh cùng loài.
(3) Tạo hiệu quả nhóm, khai thác tối ưu nguồn sống: ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ.


(4) Loại bỏ các cá thể yếu, giữ lại các cá thể có đặc điểm thích nghi với môi
trường, đảm bảo và thúc đẩy quần thể phát triển; ý nghĩa của quan hệ cạnh tranh
cùng loài.
(5) Tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể trong quần thể: ý nghĩa của
quan hệ hỗ trợ.
Vậy ý (1), (3), (5) là ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ.


Câu 19 ( ID:54746 )

Báo lỗi câu hỏi

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

 Theo dõi

Có bao nhiêu hiện tuợng sau đây là biểu hiện của mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể?
(1) Bồ nông xếp thành hàng khi bắt cá.
(2) Số luợng thân mềm tăng làm tăng khả năng lọc nước.
(3) Khi thiếu thức ăn, cá mập mới nở ăn các trứng chưa nở.
(4) Cỏ dại và lúa sống trong cùng một ruộng.
(5) Khi trồng thông với mật độ cao, một số cây yếu hơn bị chết.

A

2.

B

4.

C

1.

D

3.

Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Cạnh tranh trong quần thể là các cá thể trong quần thể tranh giành nhau thức ăn,
nơi ở, ánh sáng, các con đực tranh giành nhau con cái.


(1) Bồ nông xếp thành hàng khi bắt cá: quan hệ hỗ trợ cùng loài.
(2) Số luợng thân mềm tăng làm tăng khả năng lọc nước: quan hệ giữa quần thể
thân mềm với nước.
(3) Khi thiếu thức ăn, cá mập mới nở ăn các trứng chưa nở: cạnh tranh cùng loài.
(4) Cỏ dại và lúa sống trong cùng một ruộng: cạnh tranh khác loài.

(5) Khi trồng thông với mật độ cao, một số cây yếu hơn bị chết: cạnh tranh cùng
loài.
Vậy có 2 quan hệ cạnh tranh cùng loài.

Câu 20 ( ID:54747 )

Câu trắc nghiệm (0.5 điểm)

Có bao nhiêu hiện tượng gọi là sự quần tụ
(1) Trâu, bò, ngựa đi ăn theo đàn.
(2) Sự tách bầy đàn ong vào mùa đông.
(3) Chim di cư theo đàn.
(4) Cây tỉa cành do thiếu ánh sáng.
(5) Gà ăn trứng mình sau đẻ.

(6) Đàn linh cẩu cùng vồ 1 con trâu rừng.

A

6.

B

3.

C

5.

D

4.

Báo lỗi câu hỏi

 Theo dõi


Lời giải chi tiết

Bình luận

Lời giải chi tiết

Quần tụ là sự tụ họp hay sống thành bầy đàn của sinh vật.

Các hiện tượng gọi là quần tụ là:
(1) Trâu, bò, ngựa đi ăn theo đàn.
(3) Chim di cư theo đàn.
(6) Đàn linh cẩu cùng vồ 1 con trâu rừng.
Vậy có 3 ý đúng.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×