Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

1535183950236 hoc24h hoa super max20190102 lythuyettrongtamlipit chatbeo de02ncthionlinepdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.7 KB, 5 trang )

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
KHOÁ SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QG 2019 – MÔN: HOÁ
Thi Online: LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM VỀ LIPIT – CHẤT BÉO (Đề 2 – NC)
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website
[Truy cập tab: Khóa Học – KHOÁ SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA 2019 - MÔN: HÓA HỌC]

Câu 1. [ID: 15959] Cho các mô tả sau:
(a) đơn chức;
(b) mạch C không phân nhánh;
(c) mạch C dài;
(d) no, đơn chức, mạch hở;
Số mô tả đúng cho các axit béo nói chung là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2. [ID: 15965] Có hai bình không nhãn đựng riêng biệt hai loại chất lỏng: dầu bôi trơn máy, dầu thực vật.
Cách đơn giản nhất để phân biệt hai chất lỏng trên là phương án nào dưới đây ?
A. Cho dung dịch KOH dư vào.
B. Cho Cu(OH)2 vào.
C. Đun nóng với dung dịch NaOH dư.
D. Đun nóng với dung dịch KOH dư, để nguội, rồi cho thêm từng giọt dung dịch CuSO4.
Câu 3. [ID: 15966] Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung
dịch Br2, dung dịch NaOH, dung dịch KMnO4/H+. Trong điều kiện thích hợp, số trường hợp có phản ứng xảy ra

A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 4. [ID: 16736] Khi đun nóng glixerol với hỗn hợp ba axit béo C17H35COOH, C17H33COOH, C17H31COOH
có thể thu được tối đa bao nhiêu chất béo khác nhau ?


A. 21.
B. 18.
C. 16.
D. 19.
Câu 5. [ID: 16744] Trong thành phần của một số dầu để pha sơn có este của glixerol với các axit không no
C17H33COOH (axit oleic), C17H31COOH (axit linoleic). Có thể tạo ra tối đa bao nhiêu trieste khác nhau của
glixerol với các gốc axit trên?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 2
Câu 6. [ID: 16750] Este X không tác dụng với Na nhưng tác dụng với NaOH đun nóng thu được glixerol và
natri axetat. CTPT của X là
A. C6H8O6
B. C9H12O6
C. C9H14O6
D. C9H16O6
Câu 7. [ID: 15957] Có tất cả bao nhiêu triglixerit khi thuỷ phân hoàn toàn tạo glixerol và 2 axit là axit oleic và
axit stearic?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 6
Câu 8. [ID: 84667] Giữa glixerol và axit béo C17H35COOH có thể điều chế được tối đa bao nhiêu hợp chất hữu
cơ chứa nhiều hơn 1 chức este?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9. [ID: 84668] Cho glixerol tác dụng với axit axetic thì có thể sinh ra bao nhiêu chất có chứa chức este?

A. 2.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Câu 10. [ID: 84845] Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp ba axit C17H35COOH, C17H33COOH và C15H31COOH.
Số loại trieste có thể được tạo thành chứa hai gốc axit trong số ba axit béo trên là
A. 9.
B. 6.
C. 12.
D. 10.
Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành

/>

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
Câu 11. [ID: 84846] Cho glixerol phản ứng với hỗn hợp gồm C17H35COOH, C17H33COOH, C17H31COOH và
C15H31COOH; số loại chất béo (chứa đồng thời 3 gốc axit béo khác nhau) tối đa có thể tạo thành là
A. 10
B. 12
C. 24
D. 40
Câu 12. [ID: 16754] Hãy biểu diễn công thức cấu tạo đơn giản nhất của axit linolenic (axit octađeka-9,12,15trienoic). Chọn đáp án đúng:
A.
B.
C.
D.
Câu 13. [ID: 16758] Cho vài giọt dung dịch CuSO4 vào ống nghiệm chứa 3 ml dầu ăn, nhỏ tiếp dung dịch
NaOH vào và đun nóng nhẹ. Hiện tượng quan sát được là:
A. Tạo kết tủa Cu(OH)2 và không tan trong dầu ăn.
B. Tạo kết tủa Cu(OH)2 và Cu(OH)2 tan tạo dung dịch có màu xanh thẫm.

C. Tạo kết tủa Cu(OH)2 sau đó kết tủa bị tan trong NaOH dư.
D. Tạo kết tủa Cu(OH)2, lắng xuống dầu ăn nổi lên trên.
Câu 14. [ID: 16757] Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể
chỉ cần dùng
A. nước và quỳ tím.
B. nước và dd NaOH.
C. dung dịch NaOH.
D. nước brom.
Câu 15. [ID: 16743] Phát biểu nào sau đây là đúng nhất ?
A. Lipit là trieste của glixerol với các axit béo.
B. Axit béo là các axit monocacboxylic mạch cacbon không phân nhánh.
C. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa và là phản ứng thuận
nghịch.
D. Phương pháp thông thường sản xuất xà phòng là đun dầu thực vật hoặc mỡ động vật với dung dịch NaOH
hoặc KOH.
Câu 16. [ID: 15969] Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Nhiệt độ sôi của este thấp hơn hẳn so với ancol có cùng phân tử khối.
B. Trong công nghiệp có thể chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn.
C. Số nguyên tử hiđro trong phân tử este đơn và đa chức luôn là một số chẵn.
D. Sản phẩm của phản ứng xà phòng hoá chất béo là axit béo và glixerol.
Câu 17. [ID: 84676] Câu nào sau đây là không đúng?
A. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước, tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
B. Chất béo là trieste của glixerol với các axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.
C. Dầu mỡ ăn và dầu mỡ bôi trơn máy có cùng thành phần nguyên tố.
D. Bơ magarin được sản xuất bằng cách hiđro hóa dầu ăn lỏng.
Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành

/>

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />

Câu 18. [ID: 83628] Phát biểu nào sau đây là đúng nhất ?
A. Lipit là trieste của glixerol với các axit béo.
B. Axit béo là các axit monocacboxylic mạch cacbon không phân nhánh.
C. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm gọi là phản ứng xà phòng hóa và là phản ứng thuận
nghịch.
D. Phương pháp thông thường sản xuất xà phòng là đun dầu thực vật hoặc mỡ động vật với dung dịch NaOH
hoặc KOH.
Câu 19. [ID: 83630] Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là trieste của glixerol và các axit monocacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh có từ 12 đến
24 nguyên tử C.
Câu 20. [ID: 16721] Câu nào dưới đây đúng ?
A. Chất béo là chất rắn không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là trieste của gilxerol với axit.
Câu 21. [ID: 15964] Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.
C. Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D. Chất béo là este của glixerol và axit cacboxylic mạch cacbon dài, không phân nhánh.
Câu 22. [ID: 94578] Phát biểu nào sau đây sai?
A. Triolein phản ứng được với nước brom.
B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
C. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.
D. Vinyl axetat phản ứng với dung dịch NaOH sinh ra ancol etylic.
Câu 23. [ID: 54778] Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Chất béo là este của glixerol và axit béo.

B. Chất béo để lâu ngày có mùi khó chịu là do chất béo tham gia phản ứng hidro hóa.
C. Muối natri hoặc kali của axit là thành phần chính của xà phòng.
D. Thủy phân chất béo luôn thu được glixerol.
Câu 24. [ID: 16756] Các chất: (1) dầu bôi trơn động cơ, (2) mỡ lợn, (3) sáp ong, (4) xà phòng, (5) dầu thực vật.
Những chất nào có chứa cùng một loại nhóm định chức (xét chất hóa học là thành phần hoá học chính của
chất)?
A. (2), (3) và (5).
B. (1), (2) và (3).
C. (1), (3) và (5).
D. (2), (3) và (4).
Câu 25. [ID: 52008] Cho các tính chất sau;
1. chất lỏng hoặc rắn;
2. tác dụng với dung dịch Br2;
3. nhẹ hơn nước;
4. không tan trong nước;
5. tan trong xăng;
6. phản ứng thủy phân;
7. tác dụng với kim loại kiềm;
8. cộng H2 vào gốc ancol.
Những tính chất không đúng cho lipit là:
A. 2, 5, 7.
B. 7, 8.
C. 3, 6, 8.
D. 2, 7, 8.
Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành

/>

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
Câu 26. [ID: 83612] Cho các phát biểu sau:

a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit cacboxylic đơn chức, mạch cacbon dài, không phân nhánh.
b) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit…
c) Chất béo là các chất lỏng.
d) Chất béo chứa chủ yếu các gốc không no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là
dầu.
e) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
f) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
Những phát biểu đúng là
A. a, b, d, e.
B. c, d, e.
C. a, b, c.
D. b, d, f.
Câu 27. [ID: 75118] Cho các phát biểu sau:
(1) Chất béo được gọi chung là triglixerit ;
(2) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ không phân cực ;
(3) Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch ;
(4) Tristearin, triolein có công thức lần lượt là: (C17H33COO)3C3H5, (C17H35COO)3C3H5.
Số phát biểu đúng là
A. 4.
B. 1.
C. 2.
D. 3.
Câu 28. [ID: 16760] Cho chất béo X có công thức cấu tạo như sau:

Khi cho X tác dụng lần lượt với: dung dịch KOH, to; dung dịch Br2; H2 (xt: Ni, to); O2. Số trường hợp có phản
ứng xảy ra là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4

Câu 29. [ID: 16761] Tính chất của lipit được liệt kê như sau: (1) chất lỏng; (2) chất rắn; (3) nhẹ hơn nước; (4)
tan trong nước; (5) tan trong xăng; (6) dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm hoặc axit; (7) tác dụng với kim
loại kiềm giải phóng H2; (8) dễ cộng H2 vào gốc axit. Số tính chất đúng với mọi loại lipit là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 30. [ID: 16762] Có các nhận định sau:
(1) Chất béo là những este.
(2) Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
(3) Các este không tan trong nước và nổi trên mặt nước là do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và
nhẹ hơn nước.
(4) Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác Ni trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn.
(5) Chất béo lỏng thường là những triglixerit chứa gốc axit không no trong phân tử.
Số nhận định đúng là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: />Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành

/>

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
ĐÁP ÁN
1C

2C


3B

4B

5C

6C

7B

8C

9C

10C

11B

12B

13B

14A

15D

16D

17C


18D

19C

20B

21C

22D

23D

24A

25D

26D

27D

28D

29C

30B

Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: />
Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành


/>


×