Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

1535766446501 hoc24h hoa super max20190204 dieuchetinhchekimloaithionlinepdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.16 KB, 5 trang )

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
KHOÁ SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QG 2019 – MÔN: HOÁ
Thi Online: Bài 2.04. ĐIỀU CHẾ ‒ TINH CHẾ KIM LOẠI
VIDEO và LỜI GIẢI CHI TIẾT chỉ có tại website
[Truy cập tab: Khóa Học – KHOÁ SUPER-MAX: ÔN THI LẠI THPT QUỐC GIA 2019 - MÔN: HÓA HỌC]

Câu 1. (ID: 19765) Cho luồng khí H2 (dư) qua hỗn hợp các oxit CuO, Al2O3, ZnO, Fe3O4, MgO nung ở nhiệt
độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp rắn còn lại chứa số oxit kim loại là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 2. (A7 - ID: 19768) Dãy gồm các kim loại được điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân
hợp chất nóng chảy của chúng, là
A. Na, Ca, Al.
B. Na, Ca, Zn.
C. Na, Cu, Al.
D. Fe, Ca, Al.
Câu 3. (A12 - ID: 19770) Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch
muối (với điện cực trơ) là
A. Ni, Cu, Ag.
B. Li, Ag, Sn.
C. Ca, Zn, Cu.
D. Al, Fe, Cr.
Câu 4. (2015 - ID: 19796) Phương pháp chung để điều chế các kim loại Na, Ca, Al trong công nghiệp là
A. điện phân dung dịch.
B. nhiệt luyện.
C. thủy luyện.
D. điện phân nóng chảy.
Câu 5. (2017 - ID: 19803) Trong công nghiệp, Mg được điều chế bằng cách nào dưới đây?
A. Điện phân nóng chảy MgCl2.


B. Điện phân dung dịch MgSO4.
C. Cho kim loại K vào dung dịch Mg(NO3)2.
D. Cho kim loại Fe vào dung dịch MgCl2.
Câu 6. (ID: 19813) Khi điều chế kim loại, các ion kim loại đóng vai trò là chất
A. bị khử.
B. nhận proton.
C. bị oxi hoá.
D. cho proton.
Câu 7. (THPT13 - ID: 19822) Trong công nghiệp, kim loại kiềm và kim loại kiềm thổ được điều chế bằng
phương pháp
A. điện phân nóng chảy.
B. điện phân dung dịch.
C. nhiệt luyện.
D. thủy luyện.
Câu 8. (C14 - ID: 19824) Phản ứng nào sau đây là phản ứng điều chế kim loại theo phương pháp nhiệt luyện?
A. Mg + FeSO4  MgSO4 + Fe.

o

t
 Cu + CO2.
B. CO + CuO 

dpdd
dpnc
C. CuCl2 
D. 2Al2O3 
 Cu + Cl2.
 4Al + 3O2.
Câu 9. [ID: 46938] Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối

của chúng là:
A. Fe, Cu, Ag.
B. Mg, Zn, Cu.
C. Al, Fe, Cr.
D. Ba, Ag, Au.
Câu 10. [ID: 46939] Kim loại nào sau đây điều chế được bằng phương pháp thủy luyện ?
A. Ca.
B. K.
C. Mg.
D. Cu.
Câu 11. [ID: 46940] Hai kim loại có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch là
A. Al và Mg.
B. Na và Fe.
C. Cu và Ag.
D. Mg và Zn.
Câu 12. [ID: 46941] Dãy các kim loại đều có thể được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối
của chúng là:
A. Fe, Cu, Ag.
B. Mg, Zn, Cu.
C. Al, Fe, Cr.
D. Ba, Ag, Au.
Câu 13. [ID: 46942] Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là
A. Cu, Fe, Zn
B. Cu, Fe, Mg
C. Na, Ba, Cu
D. Na, Ba, Fe

Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành

/>


– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
Câu 14. [ID: 46943] Phản ứng điều chế kim loại nào dưới đây không thuộc phương pháp nhiệt luyện?
A. 3CO  Fe2O3  2Fe  3CO2
B. 2Al  Cr2O3  2Cr  Al2O3
C. HgS  O2  Hg  SO2

D. Zn  CuSO4  ZnSO4  Cu

Câu 15. [ID: 46944] Hãy cho biết dãy các kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng cách cho CO khử
oxit kim loại ở nhiệt độ cao ?
A. Fe, Cu, Al, Ag
B. Cu, Ni, Pb và Fe
C. Mg, Fe, Zn và Cu
D. Ca, Cu, Fe và Sn.
Câu 16. [ID: 46945] Hai chất đều không khử được sắt oxit (ở nhiệt độ cao) là
A. Al, Cu.
B. Al, CO.
C. CO2 , Cu.
D. H2 , C.
Câu 17. [ID: 46946] Những kim loại nào sau đây có thể được điều chế từ oxit bằng phương pháp nhiệt luyện
nhờ chất khử CO ?
A. Al, Fe, Cu.
B. Zn, Mg, Pb.
C. Ni, Cu, Ca.
D. Fe, Cu, Ni.
Câu 18. [ID: 46947] Phương pháp điều chế kim loại bằng cách dùng đơn chất kim loại có tính khử mạnh hơn để
khử ion kim loại khác trong dung dịch muối được gọi là :
A. phương pháp nhiệt luyện.
B. phương pháp thủy luyện.

C. phương pháp điện phân.
D. phương pháp thủy phân.
Câu 19. [ID: 46948] Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3 và MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm :
A. Cu, Al, Mg.
B. Cu, Al, MgO.

C. Cu, Al2O3 , Mg.

D. Cu, Al2O3 , MgO.

Câu 20. [ID: 46949] Phương pháp nhiệt nhôm dùng để điều chế kim loại:
A. Dùng điều chế các kim loại đứng sau H.
B. Dùng điều chế các kim loại đứng sau Al.
C. Dùng điều chế các kim loại dể nóng chảy.
D. Dùng điều chế các kim loại khó nóng chảy.
Câu 21. [ID: 46950] Những kim loại nào có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện ?
A. Kim loại có tính khử mạnh như Na, K, Ca…
B. Kim loại có tính khử trung bình như Zn, Fe, Sn…
C. Các kim loại như Al, Zn, Fe…
D. Các kim loại như Hg, Ag, Cu…
Câu 22. [ID: 46951] Trong công nghiệp, các kim loại quý như Ag, Au được điều chế chủ yếu bằng phương
pháp
A. thủy luyện.
B. nhiệt luyện.
C. điện phân nóng chảy. D. điện phân dung dịch.
Câu 23. [ID: 46952] Để điều chế Al kim loại ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau đây ?
A. Dùng Zn đẩy AlCl3 ra khỏi muối
B. Dùng CO khử Al2O3
C. Điện phân nóng chảy Al2O3


D. Điện phân dung dịch AlCl3

Câu 24. [ID: 46953] Để điều chế các kim loại Na, Mg, Ca trong công nghiệp, người ta dùng cách nào trong các
cách sau ?
A. Điện phân dung dịch muối clorua bão hoà tương ứng có vách ngăn.
B. Dùng H2 hoặc CO khử oxit kim loại tương ứng ở nhiệt độ cao.
C. Dùng kim loại K cho tác dụng với dung dịch muối clorua tương ứng.
D. Điện phân nóng chảy muối clorua khan tương ứng
Câu 25. [ID: 46954] Từ đồng kim loại người ta dự kiến điều chế CuCl2 bằng các cách sau, chọn phương án sai:
A. Cho Cu tác dụng trực tiếp với Cl2 .
B. Hòa tan Cu bằng dung dịch HCl khi có mặt O2 (sục không khí).
C. Cho Cu tác dụng với dung dịch HgCl2 .
D. Cho Cu tác dụng với AgCl.
Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành

/>

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
Câu 26. [ID: 46955] Người ta dự kiến điều chế Ag từ AgNO3 bằng các cách sau, chọn phương án sai:
A. Dùng kim loại hoạt động hơn (Cu, Zn ...) để đẩy Ag khỏi dung dịch AgNO3 .
B. Điện phân dung dịch AgNO3 .
C. Nhiệt phân AgNO3 ở nhiệt độ cao.
D. Dùng dung dịch HCl hoặc NaOH.
Câu 27. [ID: 46956] Dung dịch FeSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4 , để loại CuSO4 ra khỏi dung dịch có thể dùng
A. Fe.

B. Cu.

D. Fe hoặc Al.


C. Al.

Câu 28. [ID: 46957] Một kim loại dùng để loại bỏ tạp chất Fe2  SO4 3 trong dung dịch FeSO4 là
A. Fe.
B. Ag.
C. Cu.
D. Ba.
Câu 29. [ID: 46958] Có một hỗn hợp gồm: Fe, Ag, Cu. Tách Ag ra khỏi hỗn hợp với khối lượng không đổi
người ta dùng dư dung dịch
A. AgNO3 .

B. Cu  NO3 2 .

D. FeCl2 .

C. FeCl3 .

Câu 30. [ID: 46959] Thủy ngân kim loại dễ hòa tan nhiều kim loại tạo thành “hỗn hống” (dung dịch kim loại
Na, Al, Au... tan trong thủy ngân kim loại lỏng). Nếu Hg bị lẫn một ít tạp chất kim loại như Mg, Cu, Zn, Fe.
Hãy chọn chất tốt nhất để thu được Hg tinh khiết.
A. Dung dịch HCl.
B. Dung dịch AgNO3 .
C. Dung dịch HNO3 .

D. Dung dịch Hg  NO3 2 .

Câu 31. [ID: 46960] Có thể dung dung dịch nào sau đây để tách Ag ra khỏi hỗn hợp chất rắn gồm: Fe, Pb, Cu,
Ag mà không làm thay đổi khối lượng Ag ?
A. HCl

B. NaOH
C. AgNO3

D. Fe  NO3 3 .

Câu 32. [ID: 46961] Từ CuS có thể điều chế Cu bằng cách nào dưới đây ?
A. Hòa tan CuS bằng dung dịch HCl, rồi điện phân dung dịch CuCl2 .
B. Hòa tan CuS bằng dung dịch HCl, sau đó cô cạn dung dịch, lấy CuCl2 khan đem điện phân nóng chảy.

 

C. Đốt cháy CuS thành CuO và SO2 , sau đó khử CuO bằng CO t o .
D. Hòa tan CuS bằng dung dịch HCl, sau đó dùng Fe đẩy đồng khỏi dung dịch.
Câu 33. [ID: 46962] Từ Na2SO4 có thể điều chế Na bằng cách nào dưới đây ?
A. Dùng K đẩy Na khỏi dung dịch Na2SO4 .
B. Điện phân dung dịch Na2SO4 (có màng ngăn xốp).

 

C. Nhiệt phân Na2SO4 thành Na2O và SO3 , rồi khử Na2O bằng CO, H2 hoặc Al t o .
D. Hòa tan Na2SO4 vào nước, sau đó cho tác dụng với BaCl2 (hoặc Ba  OH 2 ), cô cạn dung dịch NaCl (hoặc
NaOH) thu lấy NaCl khan (hoặc NaOH khan) đem điện phân nóng chảy.
Câu 34. [ID: 46963] Nung hỗn hợp bột MgO, Fe2O3 , PbO, Al2O3 ở nhiệt độ cao rồi cho dòng khí CO (dư) đi
qua hỗn hợp thu được chất rắn gồm:
A. MgO, Fe, Pb, Al2O3 .

B. MgO, Fe, Pb, Al.

C. MgO, FeO, Pb, Al2O3 .


D. Mg, Fe, Pb, Al.

Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành

/>

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
Câu 35. [ID: 46964] Có các kim loại: Cu, Ca, Ba, Ag. Các kim loại chỉ có thể điều chế được bằng phương pháp
điện phân là
A. Ag, Ca.

B. Cu, Ca.

C. Ca, Ba.

D. Ag, Ba.

Câu 36. [ID: 46965] Có thể thu được kim loại nào trong số các kim loại sau: Cu, Na, Ca, Al bằng cả 3 phương
pháp điều chế kim loại phổ biến ?
A. Na.

B. Ca.

C. Cu.

D. Al.

Câu 37. [ID: 46966] Cho các chất Na2O, Fe2O3 , Cr2O3 , Al2O3 , CuO . Số oxit bị H2 khử khi nung nóng là
A. 4.


B. 3.

C. 1.

D. 2.

Câu 38. [ID: 46967] Từ Mg(OH)2 người ta điều chế Mg bằng cách nào trong các cách sau:
(1) Điện phân Mg(OH)2 nóng chảy.
(2) Hoà tan Mg(OH)2 vào dung dịch HCl sau đó điện phân dung dịch MgCl2 có màng ngăn.
(3) Nhiệt phân Mg(OH)2 sau đó khử MgO bằng CO hoặc H2 ở nhiệt độ cao
(4) Hoà tan Mg(OH)2 vào dung dịch HCl, cô cạn dung dịch sau đó điện phân MgCl2 nóng chảy
Cách làm đúng là
A. 1 và 4.

B. Chỉ có 4.

C. 1, 3 và 4.

D. Cả 1, 2, 3 và 4.

Câu 39. [ID: 46968] Để điều chế K kim loại người ta có thể dùng các phương pháp sau:
(1). Điện phân dung dịch KCl có vách ngăn xốp.
(2). Điên phân KCl nóng chảy.
(3). Dùng Li để khử K ra khỏi dd KCl
(4). Dùng CO để khử K ra khỏi K2O.
(5). Điện phân nóng chảy KOH
Chọn phương pháp thích hợp
A. Chỉ có 1, 2.

B. Chỉ có 2, 5.


C. Chỉ có 3, 4, 5.

D. 1, 2, 3, 4, 5.

Câu 40. [ID: 46969] Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho Mg vào dung dịch Fe2(SO4)3 dư;
(b) Dẫn khí H2 (dư) qua bột MgO nung nóng;
(c) Cho dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch Fe(NO3)2 dư;
(d) Cho Na vào dung dịch MgSO4;
(e) Nhiệt phân Hg(NO3)2;
(g) Đốt Ag2S trong không khí;
(h). Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với các điện cực trơ.
Số thí nghiệm không tạo thành kim loại là
A. 3.

B. 4.

C. 2.

D. 5.
Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH

Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: />Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành

/>

– Hotline: 1900.7012 Thầy LÊ PHẠM THÀNH ( />
ĐÁP ÁN
1B

11C
21B
31D

2A
12A
22A
32C

3A
13A
23C
33D

4D
14D
24D
34A

5A
15B
25D
35C

6A
16C
26D
36C

7A

17D
27A
37B

8B
18B
28A
38B

9A
19D
29C
39B

10D
20B
30D
40A

Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: />
Nhắn EMAIL của em vào page sau để nhận tài liệu từ Thầy Lê Phạm Thành

/>


×