BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM
KHOA NGỮ VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” Ở MỌI
LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU ĐÔNG NAM Á
MINH CHỨNG VỚI VĂN HĨA VẬT CHẤT
Lớp: VĂN MINH ĐƠNG NAM Á - LITR143403
Sinh thực hiện: Nguyễn Thị Diễm My
MSSV: 43.01.607.078
Giảng viên hướng dẫn: Đỗ Đinh Linh Vũ
TP.HCM, ngày 8 tháng 5 năm 2020
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Đông Nam Á là một khu vực mang trong mình những đặc điểm tiêu biểu và
riêng biệt, giàu bản sắc nhưng mãi đến thế kỷ XIX các nhà nghiên cứu mới bắt
đầu có những nhận định đúng đắn hơn về khu vực này. Khơng cịn chỉ là một
khu quân sự nằm dưới sự cai quản của các nước đế quốc mà đây cũng là khu
vực có địa lý – văn hóa – kinh tế, là một trong những trung tâm văn minh cổ
trên thế giới, có những đóng góp và là một mắc xích trong lịch sử phát triển
nhân loại.
Hiện nay đã có khơng ít những bài nghiên cứu về Đơng Nam Á, góp phần làm
rõ những nhận định đúng về khu vực, đồng thời giúp cho thế giới hiểu về
Đông Nam Á sâu sắc hơn và giúp cho chính những chủ thể của khu vực thấu
hiểu lẫn nhau, tăng thêm sự gắn kết. Trong quá trình tìm hiểu, có thể nhận thấy
rằng một trong số những đặc tính nổi trội của khu vực đó là “tính thống nhất
trong đa dạng”. Có thể nói đặc tính này bao trùm lên mọi lĩnh vực của khu
vực, từ địa lý, kinh tế, văn hóa, xã hội, nghệ thuật,…Có lẽ chính vì vậy mà có
ý kiến cho rằng “Ở Đông Nam Á hằng số bất biến cho mọi sự tiếp cận nghiên
cứu của mọi lĩnh vực là sự thống nhất trong đa dạng”.
Vậy ta có thể hiểu tính thống nhất, tính đa dạng thế nào? Tính thống nhất trong
đa dạng có tác dụng gì đối với khu vực Đơng Nam Á? Và nó được thể hiện cụ
thể như thế nào? Để làm những vấn đề đã đặt ra đồng thời xác nhận sự đúng
đắn của nhận định trên, trong phạm vi bài tiểu luận này sẽ chọn một số
phương diện của văn hóa vật chất ở Đông Nam Á làm minh chứng cụ thể.
I.
KHÁI QUÁT ĐÔNG NAM Á VÀ SỰ THỐNG NHẤT TRONG ĐA
DẠNG Ở KHU VỰC
1. Khái quát Đông Nam Á
Khi xưa Đông Nam Á được nhận diện như là vùng đất gắn liền với Trung
Quốc và Ấn Độ với những tên gọi như “Ngoại Ấn”, Ấn – Hoa,…(D.G.E. Hall,
1968; tr14-15). Danh từ Đông Nam Á chỉ bắt đầu trở nên thông dụng trong thế
chiến thứ II và cho đến tận lúc này, để chỉ một khu vực có đầy đủ vị trí địa lý –
văn hóa – kinh tế rõ ràng, năng động, giàu bản sắc với những đóng góp khơng
nhỏ ở nhiều lĩnh vực từ quá khứ đến hiện tại.
Toàn bộ khu vực Đơng Nam Á hiện này có 11 quốc gia với hệ thống bán đảo,
đảo và quần đảo đan xen biển và vịnh phức tạp. Diện tích rộng lớn trên 4 triệu
km2, trải dài từ lục địa đến hải đảo. Nếu nhìn trên bản đồ ta nhận thấy khu vực
như bị nát vụn nhưng vẫn là một khối thống nhất với hai phần là Đông Nam Á
lục địa và Đông Nam Á hải đảo. Ngay từ xa xưa vai trị vị trí của khu vực đã
ln được đề cao. Được coi là “ngã tư đường”, là cầu nối giữa lục địa Á – Âu
và lục địa Ô – xtrây – li – a. Với vị trí thuận lợi nên đây là nơi giao thoa giữa
các nền văn hóa lớn. Có lẽ vì tầm quan trọng lớn về vị trí địa lý – chính trị mà
xưa kia các quốc gia Đông Nam Á ( trừ Thái Lan ) đều bị khống chế bởi các
cường quốc lớn.
Ngày nay các quốc gia Đơng Nam Á đã có sự độc lập, có chủ quyền riêng dù
thay đổi ít nhiều, nhưng đã cùng nhau hợp tác dựa trên sự tôn trọng hịa bình,
nắm lấy những cơ hội để dần vươn lên. Bước sang thế kỷ mới Đông Nam Á
đang dần khẳng định mình
với những bản sắc chung
như nền nơng nghiệp lúa
nước, thế mạnh tài ngun
biển và khí hậu nhiệt đới
gió mùa,... Cùng với đó là
sự đa dạng bản sắc của
từng quốc gia. Đông Nam
Á đang được đánh giá là
khu vực mới nổi, phát triển
mạnh mẽ trong thời đại
mới.
2. Khái quát về tính thống nhất, tính đa dạng của khu vực Đơng Nam Á
Sự thống nhất trong đa dạng của Đông Nam Á chính là muốn nói đến những
nét chung và nét riêng của khu vực trong nhiều lĩnh vực, chúng được lòng
ghép, đan xen với nhau ở nhiều phương diện lớn nhỏ khác nhau. Sự thống nhất
trong khu vực không xuất phát từ những yếu tố có thể khống chế được từ con
người mà được hình thành một cách tự nhiên và từ những yếu tố cơ bản. Là
những nét tương đồng gần gũi về điều kiện sống, văn hóa và con người một
cách khơng có chủ đích. Như nền văn hóa nơng nghiệp lúa nước được hình
thành từ sự thống nhất về điều kiện tự nhiên thiên.
Hay một bức tranh tộc người tuy đa dạng nhưng có nguồn gốc chung là chủng
tộc Mơngơlơit phương Nam. Từ đó mà chúng ta có thể phần nào nhận diện
được người Đông Nam Á và người Châu Á, người Đông Nam Á và người
Châu Âu,…. Hoặc xét về khía cạnh tín ngưỡng rộng lớn, tuy đa sắc thái vì
chịu ảnh hưởng từ nhiều nền văn hóa lớn nhưng tín ngưỡng bản địa vẫn quy
về ba kiểu tiêu biểu là sùng bái tự nhiên thông qua việc thờ thần rừng, thần
sông, thần mặt trời,… Thứ hai là tín ngưỡng phồn thực vơ cùng phổ biến, hiện
tại vẫn cịn nhiều dấu tích ở hầu hết các quốc gia trong khu vực. Cuối cùng là
tín ngưỡng thờ cúng người đã mất. Sự tương đồng về tính ngưỡng này xuất
phát từ một chung trong tư duy của người Đơng Nam Á, đó là thuyết vạn vật
hữu linh, tức chỉ mọi vật đều có hồn.
Có thể nói đây là sự thống nhất về mặt con người của Đông Nam Á và cũng
của nhiều khu vực khác trên thế giới. Chính những nét tương đồng này có
nhiệm vụ như chất kết dính, gắn kết các dân tộc trong một nước và các quốc
gia trong khu vực. Là nền tảng giúp các quốc gia thắt chặt hơn nữa mối quan
hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực.
Đối với tính đa dạng thì chúng ln được thể hiện khác nhau và biến động
trong mỗi quốc gia giữa các tộc người trong một nước và giữa các quốc gia
trong khu vực. Sự đa dạng này trải rộng ở mọi lĩnh vực từ địa lý, kinh tế, xã
hội, văn hóa,…. Ngay trong một khu vực thì cấu trúc địa hình đã có sự đa
dạng. Rất dễ dàng để nhận thấy địa hình của lục địa là một khối có cấu trúc
tương đối đơn giản với kết cấu liên hoàn của núi, đồng bằng và sông suối, khá
yên tĩnh. Nhưng bên hải đảo thì cấu trúc lại vơ cùng phức tạp và vỡ vụn, đặc
biệt phải kể đến sự hoạt động của núi lửa và động đất nơi đây là nguyên nhân
chủ yếu làm cho địa hình phân tách ra thành hàng vạn hịn đảo lớn nhỏ. Điển
hình như Indonesia có tới 13677 đảo, ở Philippines là 7083 đảo,…
Trong chính mỗi quốc gia sự phân hóa về địa hình và tự nhiên cũng khơng hề
đồng nhất hồn tồn. Xét về mặc nhân chủng học thì dù có chung một nguồn
gốc tộc người nhưng vẫn có ít nhiều khác biệt giữa lục địa và hải đảo. Ở vùng
lục địa chủ yếu sinh sống là người Nam Á và tại nơi đây quá trình phân hóa
các tộc người diễn ra rất nhanh và mạnh mẽ, hình thành nên nhiều tộc người
đa dạng như người Chăm, người Việt, người Thái,… cũng dễ dàng tạo lập nên
các vương triều từ rất sớm. Sự biến động về chính trị - kinh tế trong khu vực
lục địa cũng diễn ra rất nhanh. Ở vùng hải đảo thì
bảo lưu đậm yếu tố
Australoid, là địa bàn cư trú chủ yếu của người Nam đảo. Ngay trong chính
một quốc cũng đã thể hiện sự đa dạng về tộc người như ở Việt Nam có đến
hơn 50 dân tộc cùng sinh sống. Sự đa dạng về chủng tộc đồng thời cũng kéo
theo sự đa dạng của hệ ngôn ngữ, được phát triển và phân hóa theo thời gian,
như ở Indonesia có đến 200 ngôn ngữ dân tộc cùng tồn tại; ở Philippin củng
có tới 80 ngơn ngữ dân tộc...
Nói chung sự đa dạng xuất phát từ rất nhiều yếu tố trong q trình phát triển
của khu vực Đơng Nam Á. Mỗi quốc gia trong khu vực sẽ có những sự khác
biệt dựa trên các điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý hay q trình tiếp thu ảnh
hưởng của văn hố bên ngồi. Chính trong q trình tiếp thu phát triển cũng đã
có sự khác nhau về thời gian và tư duy tiếp nhận riêng. Sự đa dạng là nhân tố
quan trọng để mỗi quốc gia giữ gìn được bản sắc độc lập của mình từ đó mà
phân biệt được quốc gia này với quốc gia khác, dân tộc này với dân tộc khác.
Tất cả đã tạo nên màu sắc đa dạng, phong phú trong một khu vực. Có đa dạng
trong thống nhất và thống nhất trong đa dạng là một nét đặc sắc và cũng là bản
sắc của khu vực Đông Nam Á.
II.
TÍNH “THỐNG NHẤT TRONG ĐA DẠNG” VỀ MỘT SỐ PHƯƠNG
DIỆN CỦA VĂN HĨA VẬT CHẤT.
Muốn tìm hiểu về một quốc gia, khu vực nào thì văn hóa ln là một phương
diện nổi bật, có tính bao qt nhất về quốc gia, khu vực đó. Chính vì vậy, để
chứng minh một đặc tính nổi bật của Đơng Nam Á là “tính thống nhất trong đa
dạng” thì khơng thể bỏ qua các phương diện về văn hóa của khu vực.
Văn hóa ở Đông Nam Á là một phương diện rộng lớn, tạm chia thành hai
thành tố là văn hóa tinh thần và văn hóa vật chất. Văn hóa tinh thần là được
cho là bao gồm những sản phẩm tinh thần như khoa học, văn học nghệ thuật,
các phong tục tập quán... Văn hóa vật chất là những sản phẩm vật chất có thể
nhìn thấy, sờ được như nhà cửa, trang phục, ẩm thực, phương tiện,… Tuy
nhiên chúng ta không thể phân biệt một cách rạch rịi, chính xác hai phương
diện văn hóa này. Vì chúng có mối liên hệ khắn khín, sẽ khó tìm thấy một sản
phẩm tinh thần nào lại khơng được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất
định và ngược lại khơng có một sản phẩm vật chất nào lại khơng mang trong
nó những giá trị tinh thần.
Mặc dù vậy nhiều người vẫn chấp nhận cách chia trên để có một cái nhìn bao
qt về những lĩnh vực đời sống của con người. Trong phạm vi bài viết này
cũng chỉ chọn một số phương diện tiêu biểu nhất đại diện cho khía cạnh văn
hóa vật chất để làm minh chứng cho sự hiện diện của “tính thống nhất trong đa
dạng” ở mọi lĩnh vực nghiên cứu Đông Nam Á nói chung và trong văn hóa vật
chất của khu vực nói riêng.
1. Ăn uống
Một trong những nhu cầu tiêu biểu nhất của con người đó là nhu cầu ăn uống,
đây là nhu cầu cơ bản duy trì sự sống. Với nhu cầu này người Đơng Nam Á có
một lợi thế rất lớn đó là sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên đối với việc phát
triển các sản phẩm lương thực. Ở đây khí hậu ấm cúng quanh năm, mưa nhiều
cùng những thuận lợi khác từ đó tạo nên một nguồn cung thực phẩm trù phú,
đa dạng thực vật và động vật, cả trên cạn hay dưới nước. Đặc biệt là sự phát
triển lâu đời của nền nông nghiệp lúa nước với lương thực quan trọng nhất là
gạo. Vậy nên không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam và Thái Lan luôn là những
nước thuộc top đầu thế giới trong xuất khẩu gạo. Hay biểu tượng của tổ chức
ASEAN – Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á là hình ảnh bó lúa.
Thơng thường bữa ăn của người Đơng Nam Á sẽ khơng thiếu cơm, và thức ăn
tự nhiên ln có sẵn, tươi tốt như cá dưới ao, sông, biển; tôm, cua, ốc dưới
đồng; hoa quả, rau màu ngoài ruộng vườn,…gần như ở đâu cũng có thể kiếm
được thực phẩm. Vậy nên cư dân Đơng Nam Á khơng có thói quen tích trữ đồ
ăn nhiều ngày, từ đó mà các chợ đồ tươi cũng vô cùng phổ biến ở Đông Nam
Á. Cho đến tận ngày nay các chợ bán đồ tươi (dù thực vật hay động vật) cũng
vẫn cịn duy trì và cũng được xem là một nét văn hóa chung ở khu vực.
Từ những thực phẩm tươi sống, tùy vào từng quốc gia sẽ hình thành nên
những món ăn tiêu biểu và nền ẩm thực đặc sắc riêng. Tiêu biểu chỉ kể những
sản phẩm từ gạo cũng đã có rất nhiều từ mỳ, miếng, xơi rồi bún, phở,… Ta có
món phở ở Việt Nam, pad Thai của Thái Lan, món Xiêmlo của Campuchi,
Nasi Lemak ở Indonesia, Malaysia và Singapore, Ambuyat- Brunei,…
Phở-Việt Nam
Pad Thai-Thái Lan
Ambuyat-Brunei
Thực phẩm đạm của Đông Nam Á cũng rất đa dạng, kết hợp cả trên cạn dưới
nước. Tuy nhiên phổ biến hơn hết là những thực phẩm gắn liền với nông
nghiệp như tôm, cua, ốc, cá. “Những thứ như thịt lợn, thịt trâu bị và ngay cả
thịt gà, nói chung, cũng chỉ được sử dụng vào dịp lễ tết, hội hè, đình đám.”
( Mai Ngọc Chừ, 1999: tr172). Ngồi ra khi nhắc đến đạm trong ẩm thực
Đơng Nam Á thì hải sản thật sự rất nổi bật. Nhiều quốc gia có biển nên việc
đánh bắt hải sản hay ngư nghiệp cũng có một lịch sử lâu đời, địa hình cũng ưu
ái cho nhiều hệ thống sơng ngồi lớn nhỏ. Từ cá biển đến cá sông rồi cá đồng,
được chế biến theo nhiều cách khác nhau rồi còn kết hợp với nhiều loại thực
phẩm khác tùy từng vùng. Tuy nhiên có một điểm tương đồng ở đây đó là cư
dân Đơng Nam Á đã tạo ra một loại nước chấm đặc biệt và vơ cùng phổ biến
từ cá, đó là nước mắm – một đặc sản tiêu biểu của Đông Nam Á. Nước mắm
được dùng làm nước chấm kèm nhiều món ăn, hay làm gia vị nêm nếm.
Trong khi chế biến các món ăn, dù đa dạng với nguyên liệu hay cách chế biến
thế nào thì cư dân Đơng Nam Á luôn sử dụng kết hợp nhiều loại gia vị. Như
đường, muối, nước mắm, tiêu, ớt, rau thơm các loại,… Nhưng có một vị chủ
đạo là vị cay, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều ăn cay và sử dụng tiêu
trong nhiều món ăn. Cũng khơng khó hiểu vì Đông Nam Á từ xưa đã là khu
vực cung cấp gia vị cho nhiều nơi trên thế giới, nơi đây còn được mệnh danh
là “đường hồ tiêu quốc tế” (Mai Ngọc Chừ, 1999: tr 173)
Tóm lại mặc dù thực phẩm có đa dạng, cách chế biến thức ăn hay cách ăn có
khác nhau mấy đi chăng nữa thì ẩm thực ở Đơng Nam Á vẫn thống nhất là nền
văn hóa ẩm thực nhiệt đới. Và ý nghĩa bữa ăn của cư dân Đông Nam Á luôn là
nơi quy tụ các thành viên cùng chia sẻ, gắn kết con người.
2. Trang phục
Trang phục là một yếu tố quan trọng trong văn hóa của một giai đoạn lịch sử,
hay của một dân tộc, “phản ánh sinh động các giai đoạn phát triển của một dân
tộc hay một khu vực” ( Ths. Lê Thị Liên, 2010: tr24). Mặc dù vơ cùng đa dạng
vì có tính linh động cao. Dễ dàng ảnh hưởng từ bên ngoài hoặc thay đổi từ
chính chủ thể sở hữu qua từng giai đoạn nhưng tồn khu vực vẫn có những
điểm thống nhất, tương đồng trong trang phục.
Với khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ trung bình cao nên trang phục của cư dân Đơng
Nam Á từ xưa đã thiên về các chất liệu mỏng nhẹ, thống mát và tối giản các
lớp nhất có thể. Những chất liệu được chọn như là bông, tơ tằm, tơ chuối, tơ
đay. Ví dụ vải sợi chuối nổi tiếng ở Philippines. Nghề dệt vải sợi chuối, sợi
dứa cũng tồn tại lâu đời ở Indonesia. Ở Việt Nam có lụa tơ tằm và vải Batik
nổi tiếng của Inđônêxia và Malaixia. Xưa kia, theo truyền thống thì mọi gia
đình đều có dệt vải, dệt sợ vì vậy mà nghề dệt ở Đơng Nam Á cũng có một
lịch sử lâu dài và vị trí quan trọng khơng thua gì với nơng nghiệp.
Nhiều nghiên cứu cho thấy một điểm thống nhất là trang phục truyền thống
của phụ nữ Đông Nam Á gồm ba phần chính đó là áo, váy và khăn. Đối với
nam thì đống khố, cởi trần. Câu nói “mình trần, đóng khố một manh” chính là
khái qt lên hình ảnh phổ biến của cư dân nhiều vùng Đông Nam Á xưa.
Trong số các trang phục thì váy hay cịn gọi là Sarơng phổ biến nhất. Từ các
quốc gia lục địa hay các quốc gia hải đảo đều xuất hiện hình ảnh của Sarông.
Sự đa dạng trong trang phục truyền thống của phụ nữ Đơng Nam Á ngồi chất
liệu, hoa văn, hình dáng, kiểu cách còn được tạo nên bởi sự kết hợp hài hồ
với một trang phục ở phần trên, chính đây mới tạo nên sự khác biệt dễ nhận
thấy. Thông thường phần dưới cơ thể là các loại Sarơng có độ dài ngắn khác
nhau, còn phần trên cơ thể là áo cánh dày tay hoặc áo chui đầu, đại diện trang
phục áo chui đầu, áo quấn là phụ nữ Thái, Lào. Cịn phụ nữ ở miền Bắc Việt
Nam lại có sự kết hợp độc đáo giữa váy với áo yếm; có nơi váy được kết hợp
với khăn tạo nên sự hấp dẫn, lôi cuối cho trang phục như phụ nữ Malaysia,…
Thái Lan
Việt Nam
Malaysia
Không chỉ với phụ nữ mà ngay cả đàn ơng ngồi khố ra cũng sử dụng Sarơng
như ở Myanmar hay Campuchia hoặc Malaysia. Sarơng thống mát và dễ mặc,
dễ cởi đặc biệt phù hợp trong công việc đồng áng. “Đi làm gặp sông suối,
trước khi lội xuống nước, người ta cởi váy ra, quấn lên đầu, sang bò bên kia lại
mặc vào”( Mai Ngọc Chừ, 1999 ). Và váy đã được xác nhận là một sản phẩm
tiêu biểu của Đông Nam Á chứ không phải là một sản phẩm du nhập từ văn
hóa phương Tây. Ngày nay khó có thể kiếm được hình ảnh cư dân Đơng Nam
Á mặc khố nhưng đối với Sarơng vẫn cịn phổ biến và cịn được sử dụng ở cả
nam lẫn nữ.
Nhìn chung trang phục của các nước Đơng Nam Á tuy có khác biệt (trên thực
tế thì ngày nay đã đa dạng hơn rất nhiều) nhưng vẫn thống nhất là kiểu trang
phục phù hợp với khí hậu nhiệt đới, các phần tương đối đơn giản, chỉ áo và
váy hoặc áo và quần có thêm khăn. Các lớp cũng khơng nhiều như trang phục
Trung Quốc, Hàn Quốc, khơng cầu kì, bồng bềnh như trang phục Châu Âu.
Chất liệu nhẹ, thống mát, tính chất tiện lợi được đề cao. Sau dần phát triển thì
trang phục được điểm xuyến với nhiều trang sức tạo nên tính trang trọng và
cao quý cho trang phục để dùng cho những dịp lễ hôi, hoặc nâng cao địa vị
người mặc.
3. Nhà ở
Kiểu nhà ở của vùng Đông Nam Á rất đa dạng như kiểu nhà sàn phổ biến ở
vùng canh tác nơng nghiệp, hay kiểu nhà hình thuyền đối với khu vực sông
nước. Đầu tiên là những chiếc thuyền vừa là nơi sinh hoạt gia đình vừa là nơi
dùng để mưu sinh, nhưng sau được đưa lên cạn tạo thành kiểu nhà sàn có mái
cong hình thuyền (thường mái rất lớn, phủ bóng gần 2/3 nhà) phổ biến ở
nhiều nơi trong khu vực. Điển hình là kiểu nhà rumah gadang (nhà to) và
rumah panjang (nhà dài) có mái cong lớn hình thuyền ở Indơnêxia và
Malaysia, hoặc ghi dấu ở Việt Nam tại một số đình chùa như Đình Bảng (Bắc
Ninh), chùa Keo (Thái Bình) v.v Ngồi ra sau nhà sàn và nhà mái cong hình
thuyền thì cịn có kiểu nhà đất, được cho là kiểu nhà đặc trưng ở Việt Nam.
Kiểu nhà này đã chứng tỏ một bước tiến mới trong nghề mộc ở Việt Nam, nhà
có một kết cấu vững chãi mà cũng đẹp đẽ với sự kết hợp của bộ khung gỗ hoặc
tre với hệ thống cột, keo và xà. Cịn có kiểu nhà trên cây có ở Inđơnêsia hay
nhà làm theo thế núi có ở Thái Lan và Myanmar.
Tuy có những kiểu nhà khác nhau nhưng chung quy đặc trưng nhất trong kiểu
nhà của Đông Nam Á, không chỉ xuất hiện trước kia mà ngay cả hiện tại vẫn
có bóng dáng của kiểu nhà này ở mọi quốc gia trong khu vực. Đó chính là nhà
sàn, là kiến trúc không gian phổ biến nhất Đông Nam Á.
Nhà sàn của người Ê-đê
Ở các vùng sông nước, ven biển nhà sàn dựng lên với chức năng là đối phó
với lụt, nước dâng. Thì các vùng canh tác nơng nghiệp lại dùng với chức năng
phần dưới làm nơi nuôi súc vật, gia cầm, tránh nóng, ngồi ra ở sâu vùng rừng
núi thì là cịn để tránh thú dữ. Dọc theo các con kênh rạch Nam Bộ ở Việt Nam
hay dọc bờ biển Borneo nhà sàn mọc san sát nhau. Mức độ phổ biến của nhà
sàn ở các dân tộc vùng cao,
trong rừng sống với nương rẩy
cịn nhiều hơn. Nhà sàn khơng
chỉ phù hợp với các chức năng
con người mong muốn mà cịn
là kiểu nhà phù hợp với khí
hậu nóng ẩm ở Đơng Nam Á.
Vừa thống mát, mang lại sự
an tồn cho người ở còn thuận tiện xây ở nhiều loại địa hình khác nhau. Từ
vùng sơng nước, đến vùng sình lầy, địa hình đồi cao vẫn có thể xây được,
chính vì vậy mà nó xuất hiện ở mọi nơi.
Nhà sàn được làm bằng gỗ, tre, nứa, có kết cấu sàn và khung gỗ. Hầu hết nhà
đều có mái hiên rộng ngay trước cửa, từ hiên có bậc cầu thang gỗ nối với sàn
để lên xuống. Hiên nhà là nơi mọi người làm việc như quay tơ, dệt vải… với
nhiều mục đích công cộng. Gầm nhà sàn thường được dùng để nuôi trâu bị,
lợn gà hoặc là nơi để cơng cụ lao động. Một dấu hiệu thống nhất có thể thấy ở
các quốc gia Đông Nam Á là sự tồn tại phổ biến của những “ngôi nhà chung”.
Là kiểu nhà sàn thường được xây dựng ở giữa làng hoặc giữa bản có quy mơ
lớn hơn các ngơi nhà bình thường vì là nơi được sử dụng để hội họp, tế lễ và
tổ chức các hoạt động văn hoá chung cho cả làng – bản. Ở Việt Nam có nhà
Rơng.
Tuy nhiên kiến trúc nhà ở của cư dân Đông Nam Á ở mỗi dân tộc, vùng lại có
những nét riêng độc đáo về hình thức, kích thước và cách bài trí, đây khơng
chỉ là sự khác biệt về mặt hình thức mà là sự khác biệt về phong tục, lối sống,
nghi thức của gia đình. Các dân tộc thuộc ngữ hệ Malayo – ponilesia (dân tộc
Gia rai, Ê đê,… Việt Nam; một số dân tộc ở bảng Sarawak, Malaysia; một số
dân tộc ở Inđơnêsia) có kiểu nhà sàn dài gọi là rumah panjang.
Kiểu nhà dài (rumah panjang)
III.
KẾT LUẬN
Dựa vào những tìm hiểu trên có thể thấy
Đơng Nam Á là khu vực có nền văn hóa
vật chất thống nhất trong sự đa dạng sắc
tộc. Tuy nhiên không chỉ dừng lại ở
phương diện văn hóa vật chất mà tính
chất này cịn thể hiện trên rất nhiều lĩnh
vực của đời sống nh: văn hóa, kinh tế,
chính trị, lịch sử… Trên tất cả các lĩnh
vực đó chúng ta đều có thể thấy tìm thấy
sự thống nhất của khu vực trong cái đa
dạng, độc đáo của mỗi quốc gia. Tính
thống nhất và tính đa dạng sẽ ln tồn tại song song với nhau, bổ sung cho
nhau và tạo nên bản sắc của khu vực Đơng Nam Á.
Chính vì vậy mà một lần nữa có thể khẳng định rằng ý kiến “Ở Đông Nam Á
hằng số bất biến cho mọi sự tiếp cận nghiên cứu của mọi lĩnh vực là sự thống
nhất trong đa dạng” là chính xác và là kim chỉ nam cho các nghiên cứu khoa
học ở Đông Nam Á. Đặc biệt trong thời điểm hiện tại, xu hướng hội nhập phát
triển là xu hướng nổi trội. Dựa trên xu thế đó các quốc gia Đơng Nam Á đã và
đang có những đường lối, chính sách riêng để đất nước mình phát triển nhưng
một điểm thống nhất là các quốc gia đều đã ở trong tổ chức ASEAN với cam
kết hợp tác cùng phát triển. Như vậy, cơ hội của các nước sẽ được mở rộng và
sẽ có sự phát triển đồng bộ để cùng nhau đưa khu vực Đông Nam Á trở thành
một khu vực giàu mạnh trên trường quốc tế.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Trần Quốc Trị, 2008, “Khơng gian mơi trường văn hóa Đơng Nam Á”, Về
một số vấn đề văn hóa dân gian (Folklore) Đơng Nam Á, Nxb khoa học xã
hội, Hà Nội, tr.11
2. Mai Ngọc Chừ, 1998, “Văn hóa Đơng Nam Á”. Nxb Đại học quốc gia Hà
Nội.
3. Ths. Lê Thị Liên, 2010. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường: Tính “thống
nhất trong đa dạng” của văn hóa truyền thống Đơng Nam Á.
4. D.G.E. Hall, 1968, “Đông Nam Á sử lược”
5. Một số đặc trưng văn hóa khu vực Đơng Nam Á, 2016.
Website: />6. Văn hóa Đơng Nam Á. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam.
Website: />7. Thống nhất trong đa dạng – Hiện trạng và phát triển.
Website: />8. 11 món ăn là linh hồn của nền ẩm thực các nước Đông Nam Á: Website:
/>