Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

sáng kiến Phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Tin học 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.89 MB, 14 trang )

TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Công nghệ thông tin ngày nay rất phổ biến và gần gũi với chúng ta. Tốc độ phát triển và
việc ứng dụng của công nghệ thông tin có sức ảnh hưởng lớn đối với đời sống.
Khi giảng dạy bộ môn tin học 6 tôi nhận thấy học sinh thường tiếp nhận kiến thức bộ
môn bằng lý thuyết rất thụ động vì những kiến thức trong bài học rất mới đối với các em.
Vì thế, là một giáo viên dạy bộ môn tin học 6 tôi thấy cần phải cải tiến phương pháp dạy
cho phù hợp, kích thích được sự đam mê, ham hiểu biết và phát huy tính tích cực của học
sinh để nâng cao kết quả giảng dạy và học. Đồng thời để học sinh cảm thấy yêu thích
môn học và có thể áp dụng được kiến thức đã học vào trong cuộc sống.
Với những suy nghĩ đó, sau nhiều năm giảng dạy kết hợp tìm hiểu học sinh, học hỏi đồng
nghiệp, tìm kiếm thông tin trên Internet,… bản thân tôi đã áp dụng nhiều phương pháp
khác nhau để truyền tải kiến thức cho học sinh. Phương pháp “Học đi đôi với hành” kết
hợp giữa bài học với liên hệ thực tế cuộc sống, rèn luyện cho học sinh kỹ năng sử dụng
máy tính, kỹ năng trình bày văn bản và kỹ năng tìm kiếm thông tin từ đó học sinh sẽ thấy
được môn học rất có ích và cần phải học, cũng từ đó học sinh sẽ yêu thích môn học hơn.
Giáo dục hiện đại không chỉ phải đi sâu về nghiên cứu, cập nhật nội dung kiến thức mới
mà còn phải đầu tư tìm ra những phương pháp giảng dạy sao khoa học và hiệu quả hơn.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên là người hướng dẫn, học sinh là người tự
tìm tri thức là phương pháp mới giúp cho quá trình dạy và học được hiệu quả hơn. Qua
đó phương pháp hướng dẫn học sinh tự học giúp nâng cao hiệu quả, đóng góp tích cực
trong việc tự tìm hiểu nhiều tri thức mới.
Để học sinh thật sự phát huy tính tích cực qua các bài học trong bộ môn của mình,
đó là niềm mong mỏi của bất kì người giáo viên nào. Thế nhưng để làm được điều này
đòi hỏi quá trình nghiên cứu rộng và lâu dài. Những giải pháp này bản thân tôi đã áp
dụng và thực hiện từ năm học 2016-2017 và đã tiếp tục thực hiện trong năm học 20172018 ở khối lớp 6.
Chính vì những lí do trên, tôi đã chọn đề tài “Phương pháp phát huy tính tích cực
của học sinh trong giảng dạy môn Tin học 6” nhằm đưa ra phương pháp giảng dạy để
phát huy một cách tốt nhất khả năng tiếp thu kiến thức, tự thân tìm tri thức của học sinh.


GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

1


TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Bộ môn tin học là môn học có ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống và là một công cụ
hết sức cần thiết cho công việc tương lai của các em. Chính vì thế làm sao để giúp các em
tích cực trong học tập, phát huy cao nhất khả năng của mình đó là mục tiêu mà người
giáo viên nào cũng mong muốn đạt được. Bài viết là phần trình bày những kinh nghiệm
mà bản thân tôi đã rút ra được khi thực hiện qua các năm giảng dạy nhằm mục đích tạo
cho các em tham gia tiết học một cách chủ động hơn, tự giác hơn và quan trọng là tích
cực tìm tri thức cho mình... Qua bài viết này tôi hy vọng góp một phần nhỏ của mình giúp
các em thật sự phát huy sự tích cực, đồng thời tạo cho các em niềm vui trong học tập.

2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Hiện nay ngành công nghệ thông tin của thế giới nói chung và nước Việt Nam nói
riêng đã và đang có những bước phát triển vượt bậc. Kiến thức nhân loại không ngừng
nâng cao và đổi mới. Nội dung sách giáo khoa đã quá cũ không đủ đáp ứng nhu cầu
người học và xã hội. Bên cạnh đó thời lượng tiết học không đủ cho giáo viên truyền đạt
hết kiến thức cho học sinh. Do đó, việc rèn luyện cho học sinh tích cực, chủ động tìm tri
thức là hết sức cần thiết, giúp các em có thể học tập ngay cả khi không có giáo viên.
2.1. Thuận lợi:
- Hầu hết các em đã được làm quen với tin học từ tiểu học và biết sử dụng máy vi tính.
- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu trong việc hỗ trợ cho giáo viên học tập để nâng
cao trình độ tin học như tham gia các lớp tập huấn Intel, Stem …
- Nhà trường được trang bị phòng vi tính, máy chiếu, phòng nghe nhìn, thiết bị dạy học…

Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy và thực hành.
- Học sinh có niềm đam mê và yêu thích môn học.
2.2. Khó khăn:
- Đa số học sinh vẫn còn quan điểm cách học theo lối truyền thống: “thầy giảng - trò lắng
nghe - học thuộc lòng” một cách thụ động, chỉ tập trung về mặt lý thuyết.

GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

2


TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

- Phần lớn phụ huynh là công nhân nên không có nhiều thời gian quan tâm đến các em
học sinh.
- Điều kiện kinh tế còn khó khăn nên các em đa số không được trang bị máy tính ở nhà.

3. GIẢI PHÁP
Với thực trạng như trên, bản thân tôi rất trăn trở làm thế nào để học sinh học được
cách tự học và học hỏi nhau trong giờ học để các em bên cạnh nắm vững kiến thức sách
giáo khoa còn cập nhật được những kiến thức mới, học được nhiều hơn, sâu hơn, và trở
thành một kĩ năng có thể vận dụng vào trong cuộc sống. Qua thực tế giảng dạy của mình,
tôi xin trình bày những giải pháp như sau:

3.1. Một số việc giáo viên phải chuẩn bị khi tổ chức một tiết dạy tốt:
- Khi soạn bài dạy, giáo viên cần xác định đúng trọng tâm kiến thức, kỹ năng trong
bài học và các hình thức tổ chức hoạt động trong từng tiết dạy.
- Nghiên cứu kỹ nội dung bài dạy và phân tích bài dạy cụ thể, liên hệ với thực tế.
- Chuẩn bị hình ảnh, âm thanh, phim minh họa cho từng tiết dạy.
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi cho phù hợp: những nội dung khó, mục đích cần giải

quyết ở lớp hay ở nhà. Cần phát triển kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi để đưa vào
năng khiếu bộ môn. Có những câu hỏi khó để phân loại học sinh giỏi, khá, trung
bình. Lưu ý những sai lầm thường gặp phải của học sinh và cách khắc phục.
- Dùng phiếu học tập để luyện tập cho học sinh. Phiếu học tập là bảng thiết kế hành
động học tập của học sinh theo ý định của giáo viên trong tiết dạy nhằm tạo ra sự
phối hợp việc làm của thầy và trò. Giúp học sinh làm những gì có thể làm được
nhờ sự giúp đỡ của giáo viên, đó là một cách để các em tự làm được những công
việc khó hơn, giảm bớt thời gian chép. Lưu ý không nên lạm dụng phiếu học tập
quá nhiều sẽ làm cho học sinh mất dần kỹ năng trình bày sáng tạo của mình, không
phát huy được tính chủ động tích cực của học sinh…
- Qua những hướng dẫn trong phiếu học tập. Giáo viên tổ chức cho học sinh làm
việc cá nhân bằng cách tìm kiếm thông tin trong sách giáo khoa, trao đổi nhóm hay
trên Internet...

GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

3


TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

- Tùy vào điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, của từng lớp học, ta nên chọn
hình thức tổ chức tiết học cho phù hợp với nội dung của từng bài dạy.
- Nếu bài học quá mới đối với học sinh thì vai trò chủ đạo của giáo viên trong việc
truyền đạt, giải thích rất quan trọng, giáo viên nên tổ chức cho các em học tập trên
lớp để dễ dàng tiếp thu trọng tâm bài học. Mục đích của bài dạy chủ yếu để rèn
luyện kỹ năng hay kiểm tra kiến thức đã học thì coi trọng cách học cá nhân của học
sinh. Đối với những bài có nội dung bài học mà bản thân học sinh ít hiểu biết khác
nhau, có nhiều ý kiến khác nhau dễ dẫn đến tranh luận, bàn cãi… ta nên tổ chức
cách học cho học sinh theo phương pháp học theo nhóm để kích thích tính sáng

tạo, tính tích cực chủ động ở cá nhân trong học sinh. Nhờ việc thảo luận trong
nhóm, việc học tập theo nhóm càng chứng tỏ quan điểm “Học thầy không tày học
bạn” và “Dạy học lấy học sinh làm trung tâm” qua việc trao đổi, phối hợp với
bạn mà kiến thức dễ nhớ và tạo cho học sinh có được kỹ năng sử dụng máy tính
thành thạo, kỹ năng trình bày soạn thảo văn bản và kỹ năng tự tìm kiếm thông tin.
Trong lúc mỗi nhóm trình bày xong để học sinh nhớ lâu kiến thức hơn, các nhóm
khác đưa ý kiến nhận xét. Cuối cùng, giáo viên cho nhận xét ngắn gọn những
thông tin học sinh đưa ra đúng hay sai, tại sao và đưa ra bài học. Lưu ý nên khen
thưởng, tuyên dương, động viên các học sinh kịp thời.

GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

4


TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

Tiết học nhóm – Tìm thông tin trên internet

3.2. Một số gợi ý cho từng bài học:
3.2.1. Bài “Thông tin và tin học”
- Giáo viên cho học sinh tiếp nhận nhiều thông tin từ nhiều nguồn khác nhau. Từ đó cho
học sinh nhận biết được thông tin là gì? Học sinh có thể cho ví dụ cụ thể về thông tin
chúng ta tiếp nhận.

Ví dụ khổ thơ dưới đây được trích từ bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” của nhà
thơ Huy Cận:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi

Câu hát căng buồm cùng gió khơi”
(Trích thơ Huy Cận)
Sau khi đọc khổ thơ, em có trả lời được các câu hỏi sau không?
a) Mặt trời trông như thế nào?
b) Đoàn thuyền đánh cá đi đâu? Đây có phải lần đầu đoàn thuyền đi như vậy không?
c) Khung cảnh mà khổ thơ nói tới diễn ra trong thời gian nào và ở đâu?
 Câu trả lời cho các câu hỏi trên cũng chính là thông tin mà các em có thể thu nhận
được khi đọc khổ thơ đó.
- Giáo viên cho học sinh tự tìm hiểu về hoạt động thông tin của con người.
Em sẽ làm gì nếu:
a) Trên đường đi nhìn thấy đèn giao thông có màu đỏ?
b) Nghe thấy tiếng trống trường báo giờ vào lớp?
c) Trước khi đi học thấy bầu trời đầy mây đen?
 Rõ ràng là chúng ta không chỉ tiếp nhận mà còn xử lý thông tin tiếp nhận được để
thực hiện những hoạt động thích hợp.
- Máy tính giúp con người trong cuộc sống thường ngày.
Kể tên các công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua các giới hạn của bản thân?
Qua các câu hỏi đơn giản xoay quanh những kiến thức trong cuộc sống, học sinh có thể
biết được khái niệm ban đầu về thông tin và nhiệm vụ chính của tin học.

GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

5


TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

3.2.2. Bài “Thông tin và biểu diễn thông tin”
- Giáo viên có thể cho học sinh (hoặc nhóm học sinh) kể tên các dạng thông tin cơ bản và
cho ví dụ. Từ đó giúp học sinh phân biệt được các dạng thông tin cơ bản.

- Giáo viên cho học sinh (nhóm học sinh) xem cách biểu diễn thông tin của con người và
biểu diễn thông tin trong máy tính bằng cách xem phim minh họa. Cho các em học sinh
thực hành bằng cách tự mình biểu diễn một số dạng thông. Từ đó so sánh sự giống và
khác nhau của cách biểu diễn thông tin trong máy tính và biểu diễn thông tin của con
người.

3.2.3. Bài “Em có thể làm được những gì nhờ máy tính?”
- Ngoài sách giáo khoa, giáo viên cần tham khảo thêm tài liệu, cho học sinh tự tìm kiếm
thông tin trên mạng Internet. Từ đó giúp cho học sinh biết được những khả năng to lớn
của máy tính.
- Để bài giảng sinh động, học sinh hứng thú học, dễ nhìn, mau thuộc bài, giáo viên có thể
cho học sinh xem phim minh họa về những công việc mà máy tính có thể làm trong
những điều kiện khắc nghiệt giúp ích cho con người.

3.2.4. Bài “Cấu trúc chung của máy tính điện tử”
- Giáo viên cho học sinh xem phim về quá trình lắp ráp để hình thành nên máy tính điện
tử.
- Giáo viên đem cho học sinh xem cấu trúc chung của máy tính thật, chỉ cho học sinh
nhận biết từng bộ phận trong máy tính (Ram, CPU, Quạt, MainBroad…) vì nó gần gũi
với chúng ta.
- Chuẩn bị hệ thống các câu hỏi định hướng cho bài và trả lời, dự kiến các tình huống có
thể xảy ra.
- Câu hỏi đặt ra phải:
+ Phù hợp với từng đối tượng, phát huy tính tích cực của từng học sinh, nâng cao
sự hiểu biết của học sinh.
+ Gây được sự chú ý và tạo hứng thú cho học sinh.
- Đối với bài giảng: Câu hỏi phải logic hợp với sơ đồ, tính thực tiễn gắn liền với cuộc
sống khoa học kỹ thuật.
+ Cái gì sẽ điều khiển máy tính?
+ Tại sao không có hệ điều hành thì máy tính không thể chạy được?

GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

6


TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

+ Hiện nay người ta sử dụng nhiều nhất là hệ điều hành gì?
+ Phiên bản mới nhất là gì?
- Trong quá trình hình thành kiến thức mới cho học sinh, giáo viên không những cung
cấp kiến thức trong sách giáo khoa mà cần cung cấp công cụ tìm kiếm thông tin trên
mạng Internet để học sinh áp dụng những kiến thức đó vào đời sống hằng ngày.
- Khi dạy môn Tin học cần vận dụng kiến thức tổng hợp từ Địa, Toán, Lý và một số môn
tự nhiên khác… Trong lúc học sinh khó hiểu bài thì giáo viên cung cấp và nhắc lại kiến
thức cơ bản đó, hướng dẫn cho học sinh tự học, tự đặt và tự giải quyết vấn đề vận dụng
vào thực tiễn.

3.2.5. Bài “Quan sát hệ mặt trời”.
- Bài này có liên quan đến môn Địa như:
+ Kể tên các hành tinh trong hệ mặt trời?
+ Vì sao lại có hiện tượng nhật thực?
+ Vì sao lại có hiện tượng nguyệt thực?
+ Giải thích vì sao có hiện tượng ngày và đêm?
Nâng cao khả năng tìm kiếm thông tin trên internet, làm việc nhóm, khả năng đọc và hiểu
tiếng Anh:
+ Hành tinh là gì?
+ Dựa vào phần mềm Solar System em biết có mấy hành tinh, cho biết tên các
hành tinh (Tiếng Anh và Tiếng Việt)? Thực tế hiện nay có bao nhiêu hành tinh? Tại sao?

3.2.6. Bài “Làm quen với soạn thảo văn bản”

- Bài này có liên quan đến môn Văn như:
+ Môn văn các em đã học cách viết một bài văn như thế nào?
+ Tthực hiện viết văn trên máy tính.
3.2.7. Bài “Trình bày trang văn bản và in”

- Giáo viên cho học sinh (nhóm học sinh) đóng vai là một nhà báo, trình bày bài báo của
mình. Qua bài này học sinh có được kỹ năng soạn thảo văn bản và trình bày trang văn
bản của mình  Kỹ năng này rất quan trọng vì giúp ít rất nhiều cho học sinh trong cuộc
sống.

3.3. Phương pháp thực hành đóng vai trò quan trọng:

GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

7


TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

- Đây là phương pháp đặc trưng của bộ môn Tin học. So với tiết dạy lý thuyết, thực hành
được học sinh yêu thích hơn. Đó cũng chính là một trong những ưu điểm mà phương
pháp này đem lại.
- Thông qua các tiết thực hành, các em được củng cố và sáng tỏ kiến thức lý thuyết đã
tiếp thu được. Tuy nhiên, để thực hành đạt hiệu quả cao thì người giáo viên phải nhiều
kinh nghiệm và phải có sự chuẩn bị một cách nhịp nhàn, cụ thể cần lưu ý những vấn đề
sau:
+ Lựa chọn đúng nội dung thực hành, tìm kiếm những phần mềm ứng dụng mô
phỏng thực hành tốt. Giáo viên tránh lạm dụng việc sử dụng phòng máy tính để dạy học.
Mặc dù, ở đó giáo viên có thể trình chiếu được những hình ảnh, nội dung khó có thể
chuẩn bị được bằng bảng phụ. Tuy nhiên phải thấy rằng, học ở phòng máy tính khả năng

tiếp nhận kiến thức mới của học sinh còn nhiều hạn chế. Một phần do phòng máy khá
chật hẹp, tầm nhìn bị hạn chế và gây phân tán khó tập trung.
- Ví dụ: Bài “Tổ chức thông tin trong máy tính”
+ Giáo viên tổ chức dạy trên lớp, chia lớp thành các nhóm nhỏ cho các em tìm
hiểu trong sách giáo khoa về máy tính được tổ chức theo hình cây. Nhận biết thư mục, tệp
tin, thư mục mẹ, thư mục gốc…
+ Cách viết đường dẫn đến thư mục hay đến tệp.
- Bố trí học sinh ngồi hợp lý. Trong phòng thực hành, một dãy it nhất có hai học sinh
giỏi. Các em này sẽ giám sát và hỗ trợ các bạn trong dãy hoàn thành yêu cầu của giáo
viên. Đặc biệt chú ý những học sinh cá biệt, khả năng tư duy kém, cần một học sinh giỏi
ngồi gần hướng dẫn, hỗ trrợ khi cần thiết. Giúp cho học sinh tạo được đức tính đoàn kết
và biết giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.
- Thực hành từng bước một. Giáo viên nên chia nội dung bài thực hành thành từng phần
nhỏ, hướng dẫn học sinh theo cách “đôi bạn cùng nhau học tập”. Giúp cho học sinh tự
tìm kiếm tri thức.
- Thường xuyên nhắc nhở các em chú ý không được tự ý cắm điện. Giáo dục học sinh ý
thức bảo quản và sử dụng tốt phòng máy tính, không vẽ bậy lên bàn. Giáo dục cho các
em được tính biết gìn giữ và bảo quản tài sản của nhà trường.

3.4. Chia sẻ - Trao đổi thông tin trên Internet:

GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

8


TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

Trang web do tôi tạo ra: trên đó các em có thể tham khảo
thêm một số bài tập, xem trước nội dung bài học tiếp theo, trao đổi thông tin, hoặc giải trí

sau những giờ học ngay trên trang web này...

3.5. Một số việc học sinh phải chuẩn bị trước tiết học:
- Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa
- Học sinh phải đọc bài trước ở nhà và đưa ra những suy nghĩ, nhận xét của mình để nêu
trước lớp, thảo luận nhóm, khi trao đổi cùng các bạn hoặc trao đổi cùng giáo viên.
- Tập trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa.
- Biết cách tìm kiếm thông tin trên Internet.
- Tự đặt câu hỏi sau khi đã đọc trước bài.
- Tự rút ra kết luận và nội dung bài học.
4. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
Từ năm học 2016-2017 tôi bắt đầu áp dụng những giải pháp đã nêu trên, bước đầu
các em đã học tốt hơn, tỉ lệ học sinh yếu kém không còn nữa. Qua 2 năm thực hiện đến
nay tôi nhận thấy có nhiều sự tiến bộ rõ nét và tôi đã ghi nhận lại kết quả so sánh như sau:
*Năm học: 2015-2016:
Số học sinh
Tổng
số

GIỎI

KHÁ

TB

lớp
6

Tỷ lệ
TB


YẾU

KÉM

trở
lên

140

10

2

GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

132

TỔNG
SỐ

TB
GIỎI

KHÁ

TB

YẾU


KÉM

trở
lên

132

90.9

9

7.6

1.5

100


TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

*Năm học: 2016-2017:
Số học sinh
Tổng
số

Tỷ lệ
TB

GIỎI


KHÁ

TB

YẾU

KÉM

lớp

trở
lên

6

142

1

143

TỔNG
SỐ

TB
GIỎI

KHÁ

TB


YẾU

KÉM

trở
lên

143

90.3

0.7

100

*Năm học: 2017-2018 (HKI):
Số học sinh
Tổng
số

GIỎI

KHÁ

TB

lớp
6


Tỷ lệ
TB

YẾU

KÉM

trở
lên

129

11

1

141

TỔNG
SỐ

TB
GIỎI

KHÁ

TB

YẾU


KÉM

trở
lên

141

91.5

7.8

0.7

100

Bên cạnh những thành tích đạt được, tôi nhận thấy các em yêu thích môn học và
chủ động, tích cực trong tìm tri thức vượt ngoài sách giáo khoa.

Học sinh có khả năng trình bày một trang sách

GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

10


TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

Chính sự tích cực, khả năng tự học, tự tiềm kiến thức giúp các em tìm thấy niềm vui
trong học tập, yêu thích môn học và kết quả được nâng cao. Cùng áp dụng những
phương pháp này cho những đối tượng học sinh khác, tôi thấy các em đạt được nhiều

thành tích cao trong các cuộc thi “Khéo tay kỹ thuật”, “Học sinh giỏi” như:
-

Năm học 2016-2017: Giải nhất cuộc thi ICT cấp quận.

-

Năm học 2017-2018: Giải nhì và ba cuộc thi ICT cấp quận, giải ba và khuyến
khích cuộc thi Physics cấp quận. Hai học sinh được vào đội tuyển thi học sinh
giỏi thành phố.

GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

11


TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

(Học sinh dự thi “Khéo tay kỹ thuật cấp Quận”năm học 2016-2017)

GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

12


TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

(Học sinh dự thi “Khéo tay kỹ thuật cấp Quận”năm học 2017-2018)
III. KẾT LUẬN
Kiến thức là vô tận, năng lực của mỗi học sinh lại khác nhau, nên không thể dạy

học theo lối truyền thống “cô giảng – trò ghi”. Giáo viên trở thành người thiết kế, tổ chức,
hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội
dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của
chương trình.
Khi áp dụng các giải pháp trên vào việc giảng dạy cụ thể và với kết quả đạt được
như trên, tôi nhận thấy mình đã giúp các em biết cách tự tìm kiến thức, biết cách làm việc
cùng nhau, giúp đỡ nhau và đặc biệt là giúp các em tự tin vào năng lực của mình.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân khi áp dụng phương pháp phát huy
tính tích cực của học sinh trong giảng dạy môn Tin học 6. Vì đây là ý kiến của cá nhân tôi
nên không tránh khỏi có phần thiếu sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy
cô đồng nghiệp để phần nào giúp các em học sinh trở thành những người vững về kiến
thức và bản lĩnh trong cuộc sống.
Tân Tạo, ngày

tháng

năm

Người thực hiện
Huỳnh Thị Mỹ Dung

GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

13


TRƯỜNG THCS TÂN TẠO

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


 Tài liệu sách
- Sách Tin học dành cho học sinh THCS quyển 1, quyển 2 – Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam.
- Sách Ứng dụng công nghệ thông tin trong trường THCS – Nhà xuất bản Giáo dục
Việt Nam.
- Báo cáo tổ bộ môn Công nghệ – Tin học năm học 2015-2016, 2016-2017, 20172018.
- Tài liệu về tâm lý học sinh trung học cơ sở.
- Tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học.
 Tài liệu mạng internet
- Học tốt Tin học chọn lọc - />- Kĩ năng sử dụng máy tính - http:// www.kynang.edu.vn/

GV: Huỳnh Thị Mỹ Dung

14



×