Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

SKKN một số giải pháp có hiệu quả áp dụng chấn chỉnh hành vi học sinh cá biệt dành cho giáo viên bộ môn bậc trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.32 KB, 15 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do – Hạnh phúc

MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Mã số:..............................................................
1.Tên sáng kiến: Một số giải pháp có hiệu quả áp dụng chấn chỉnh hành vi
học sinh cá biệt dành cho giáo viên bộ môn bậc trung học cơ sở.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục
3.Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1.Tình trạng giải pháp đã biết:
Là giáo viên bộ môn phần nhiều thời gian dành công tác giảng dạy, trọng trách
phải đảm bảo chất lượng bộ môn, thường xuyên nâng cao hiệu quả công tác
giảng dạy, yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức, mức độ nội dung bài học
truyền tải đến học sinh đầy đủ, phải có nền tảng kiến thức căn bản nhất, được
các em nắm bắt một cách chủ động, biết phát huy năng lực bản thân đồng thời
biết vận dụng những kĩ năng đã được học áp dụng vào thực tế một cách thiết
thực, kì vọng của người giáo viên muốn truyền đạt cho các em toàn bộ tâm
huyết của mình .
Tuy nhiên khi đứng lớp, mỗi lớp học là xã hội thu nhỏ trong đó có nhiều thành
viên, mỗi cá nhân có cá tính khác nhau, có học sinh thân thiện gần gũi, hóm
hỉnh ngoan ngoãn biết quan tâm đến người khác, có trách nhiệm... ;bên cạnh đó


có một số em luôn tỏ ra bất cần xem thường thầy cô, bạn bè , nội quy nhà
trường, không có động cơ học tập: có thể do những em này chưa được sự quan
tâm của gia đình, ham chơi , trong giờ học không chú ý lắng nghe thầy cô
giảng, mặc khác có giáo viên chưa thật sự quan tâm còn có thành kiến đối với
học sinh chưa ngoan, có khi học sinh chưa theo kịp bài học hoặc trong giờ học
quản lí lỏng lẻo...dẫn đến các em chán học, bỏ tiết. Cho nên việc giáo dục
hướng các em từ người lãnh đạm thờ ơ với tất cả hoạt động trở thành người có
hứng thú trong học tập, biết quan tâm đến người khác, được bạn bè tin yêu, biết


tôn trọng giáo viên, để thực sự mỗi ngày đến trường là một niềm vui là việc làm
hết sức tâm huyết, kiên nhẫn mất nhiều công sức và tốn nhiều thời gian.
Trước thực trạng trên là giáo viên bộ môn tôi luôn trăn trở làm sao trong giờ
dạy của mình tôi thật sự đem đến cho các em nhiều điều bổ ích tạo được sự
hứng thú trong giờ học mà không còn phải bị gián đoạn bởi thường xuyên nhắc
nhở thái độ vô lễ, thờ ơ, làm ồn nói chuyện riêng không quan tâm đến giáo viên,
hay tư tưởng không học cũng được lên lớp với những băn khoăn đó và tôi tự đề
ra một số giải pháp để giúp mình và giúp các em cá biệt này tìm ra định hướng
và là liệu pháp tốt nhất được áp dụng trong quá trình dạy và học.
Ưu điểm: Chọn học sinh trường là đối tượng nghiên cứu.
Nhược điểm: Học sinh cá biệt chưa cảm nhận được mối quan tâm của giáo
viên nên hành vi còn sai lệch, ảnh hưởng lớn đến quá trình hình thành nhân
cách và cả tương lai sau này của các em.


3.2 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a.Mục đích của giải pháp:
Khi áp dụng các giải pháp vào thực tế giáo viên phải thực hiện nghiêm túc kiên
nhẫn, có tinh thần trách nhiệm, biết đặt mình vào vị trí học sinh, sáng suốt ,phán
đoán linh hoạt, làm cho các giải pháp này có hiệu quả thực sự đối với cá nhân
học sinh trong việc học tập và rèn luyện nhân cách, đồng thời góp phần nâng
dần sự tiến bộ về hạnh kiểm và chất lượng bộ môn đạt hiệu quả tốt nhất.
b.Nội dung giải pháp:
b. 1.Tính mới giải pháp: Người giáo viên trong nền giáo dục hiện đại là người
biết phát triển xúc cảm tình cảm, thái độ hành vi , biết khơi gợi nhu cầu hứng
thú của học sinh giúp học sinh biết cách học, cách tự rèn luyện cả về phẩm chất
năng lực cá nhân. Giáo viên bộ môn dạy lớp cũng là người trực tiếp gần gũi học
sinh, giúp các em tiếp cận với nền giáo dục hiện đại, là người làm thay đổi thái
độ, hành vi của học sinh cho phù hợp và đánh giá sự tiến bộ về học tập, hạnh
kiểm nhằm mục đích hình thành nhân cách phù hợp, đáp ứng những yêu cầu

của thời đại.
b.2 Sự khác biệt của giải pháp: Giải pháp mới đơn giản, cụ thể , rõ ràng , dễ áp
dụng, mang tính hiệu quả cao.
b.3 Cách thức thực hiện sáng kiến: Qua quá trình trực tiếp giảng dạy; tiếp xúc
với học sinh; tập thể lớp; giáo viên chủ nhiệm... , giáo viên tự lựa chọn áp dụng


các giải pháp sao cho phù hợp tùy vào từng trường hợp, tình huống trong giờ
dạy với từng đối tượng học sinh sao cho đến cuối cùng có kết quả tốt nhất.
b.4 Các bước thực hiện của sáng kiến :
b.4.1 Xây dựng hình tượng- Tạo niềm tin:
Lao động sư phạm là là loại hình lao động đặc biệt, đối tượng này không phải là
vật vô tri vô giác mà là một con người, rất nhạy cảm với tác động của môi
trường bên ngoài theo hướng tích cực và cả hướng ngược lại. Như vậy người
giáo viên phải không ngừng nâng cao toàn bộ phẩm chất, tạo được hình tượng
tốt trong mắt học sinh là một yêu cầu tất yếu khách quan của xã hội.
Người giáo viên có bản lĩnh vững vàn, đạo đức tác phong chuẩn mực, phải
gương mẫu đi đầu trong công việc, lời nói phải đi đôi với việc làm, có sức khỏe
tốt, năng nổ nhiệt tình. Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chủ trương của
Đảng, chính sách pháp luật cùa nhà nước, không vi phạm đạo đức, thuần phong
mỹ tục của người Việt Nam, là người có ích cho xã hội. Nói không với cái xấu,
sự thù hằn , hiềm khích, ghen tị...
Luôn tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, làm sao để trở thành một kho
tàng kiến thức để cho học sinh tìm hiểu và khai thác, chính này sẽ giúp giáo
viên tiếp cận học sinh dễ dàng hơn và tìm hiểu tâm lý cũng như hoàn cảnh học
sinh thuận lợi hơn.


Giáo viên đến lớp phải đúng giờ, phải có đức, điềm tĩnh, biết kiềm chế, kiên
nhẫn mới có thể lựa chọn dùng phương pháp giáo dục đúng đắn, đừng thể hiện

sự bực tức, có hành vi bạo lực vì bạo lực sẽ đẻ ra bạo lực, học sinh sẽ dùng
hành vi đó để hành xử tiếp ngay người khác hoặc ngay chính người giáo viên
đó sẽ bị học sinh hành xử như thế.
Sẵn lòng giúp đỡ các em khi có hoàn cảnh khó khăn, sống với trái tim tràn ngập
tình yêu thương sẽ giúp cho học sinh cảm thấy có người luôn quan tâm đến các
em, lo lắng cho các em, là một hậu phương tinh thần vững chắc để cho các em
yêu đời và lạc quan hơn, có như thế sẽ là một động lực thúc đẩy các em các em
học tập tốt hơn.
Giáo viên phải đối xử học sinh thật sự tôn trọng, khéo léo biết cách pha trò, tế
nhị, công bằng trong việc cho điểm, đánh giá học lực, hạnh kiểm, xử lí những
mâu thuẫn của học sinh với học sinh, mối quan hệ giữa học sinh với giáo viên,
trong giao tiếp hàng ngày....như vậy sẽ tạo được niềm tin đối với các em, các
em luôn tin tưởng đồng thuận theo định hướng, kế hoạch phương pháp của giáo
viên, làm cho tiết học phong phú đa dạng hơn, tạo được sự hưng phấn trong giờ
học, từ đó chất lượng bộ môn sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Vì học sinh trong độ tuổi này phát triển tâm sinh lý đang trong quá trình hoàn
thiện, trong đó có những học sinh có hoàn cảnh xuất thân cá tính đặc biệt khó
giáo dục nên gia đình phải hổ trợ nhiều, giáo viên phải hết sức kiên nhẫn. Giáo
viên phải là tấm gương tốt uy tín để các em thấy được những hành vi không


đúng của mình, từ đó các em sẽ tự điều chỉnh và xóa dần những sai lệch của bản
thân và sẽ chú tâm đến việc học nhiều hơn.
b.4.2 Tìm hiểu- Quan sát học sinh:
Sau khi tiếp xúc học sinh trong tiết học giáo viên khoanh vùng từng đối
tượng cần chú ý .
Thông qua dư luận lớp tìm hiểu:
+ Tuân thủ tính kỉ luật: Thực hiện nội quy lớp, trường ?
+ Thái độ học tập : Đi học đều, chú ý nghe giảng, thói quen tự học?
+ Phẩm chất đạo đức: Tình cảm tập thể, tính trung thực, sự tôn trọng , cách

đối xử với mọi người xung quanh?
Thông qua Giáo viên chủ nhiệm:
+ Tìm hiểu thêm hoàn cảnh gia đình, anh chị em, mức sống gia đình...
+ Tình trạng sức khỏe, môi trường sống xung quanh.
Quan sát học sinh thông qua các buổi tiếp xúc trong và ngoài lớp:
+ Không xác định mục đích, động cơ học tập : Học để làm gì? Vì sao phải đi
học?
+ Chán nản học đường:
. Do bản thân không đáp ứng được mong mỏi của thầy cô, cha mẹ.


. Thầy cô cha mẹ không đánh giá mình đúng mức, áp đặt.
. Phương pháp học tập không hiệu quả gây chán nản.
. Thường xuyên mắc lỗi, vi phạm nội quy nhà trường.
+ Hiểu sai giá trị con người và cuộc sống :
. Tiền bạc và quyền uy mới làm nên giá trị con người.
. Có khuynh hướng bạo lực, tự khẳng định mình cho mình là người hùng.
+ Rối loạn hành vi xã hội:
. Dửng dưng trước tình cảm mọi người.
. Coi thường các chuẩn mực xã hội.
. Kết tội những người xung quanh biện hộ cho những hành vi đi ngược lại
chuẩn mực xã hội .
b.4.3 Lắng nghe - Trò chuyện:
Việc lắng nghe và trò chuyện có vị trí rất quan trọng trong quá trình tìm hiểu
nghiên cứu học sinh đối với người giáo viên .Sau khi đã xây dựng được hình
tượng tốt tạo được sự tin yêu trong mắt học sinh qua thời gian tìm hiểu quan
sát, việc tiến hành tiếp cận học sinh sẽ dễ dàng hơn. Ở lứa tuổi này rất thích tự
khẳng định mình, các em luôn tìm tòi học hỏi và làm như người lớn, có những
thắc mắc không thể giải bày cùng ai hoặc có những em môi trường sống trong
gia đình khó khăn về kinh tế, thiếu tình thương sự quan tâm trong gia đình, nên



có khi các em tự hành động mang tính mâu thuẫn ấu trĩ . Do đó giáo viên phải
tiếp cận với các em là chỗ dựa tinh thần để cho các em giãy bày tâm sự, giúp
các em giải tỏa căng thẳng tâm lý trong học tập, riêng đối với học sinh cá biệt
khi tiếp xúc giáo viên phải biết các em thường vi phạm ở nội dung ,mức độ
nào ...và nói đến hành vi thường xuyên mắc lỗi với thái độ cởi mở nói thật mà
như đùa , quan sát thái độ học sinh , tìm cách gợi mở cho các em nói lên lí do vì
sao mà bản thân lại có những hành vi cử chỉ chưa đẹp, chưa ngoan,chưa đúng
làm ảnh hưởng bạn bè thầy cô và mọi người xung quanh ....giáo viên là người
luôn luôn lắng nghe và biết kiềm chế cảm xúc, thái độ đôi khi cần hoạt bát hơn
nhằm kích thích sự cởi mở trình bày của học sinh, đồng thời các em có những
trăn trở, băn khoăn, vướn mắc đòi hỏi phải giáo viên phải giải thích một cách
cặn kẽ, tỉ mỉ cho các em hiểu và đôi khi những đóng góp nho nhỏ về các khuyết
điểm tế nhị đối với người lớn mà các em phát hiện được. Như vậy sẽ tạo được
bầu không khí vui tươi, cuộc nói chuyện thân thiện, chân thành ,gợi mở giáo
viên sẽ biết và hiểu sâu thêm tâm sinh lí học sinh, các em sẽ nói lên những điều
mà mình quan sát, cảm nghĩ, thái độ đối thầy cô , bạn bè , cha mẹ, hoàn cảnh
thật sự của gia đình, đôi khi sẵn sàng thổ lộ những tâm tư nguyện vọng và cả
ước mơ thầm kín ...từ những cuộc trò chuyện này giáo viên là người chia sẻ và
giải đáp thắc mắc đồng thời giúp các em đánh giá đúng đắn sự việc tìm ra giải
pháp thích hợp trong suy nghĩ và cư xử một cách lành mạnh từ đó sẽ giúp giáo
viên thuận lợi hơn trong công tác giáo dục học sinh.


b. 4.4 Khích lệ:
Khích lệ thể hiện qua nụ cười, giọng nói, cái gật đầu, quàng vai các em, lời nói
thể hiện sự cảm ơn, đánh giá những nổ lực, cố gắng tiến bộ của bản thân các
em.
Sự hiểu biết, thông cảm và chấp nhận các em . Ví dụ: Cô biết rằng em rất cố

gắng, cô tin lần sau kiểm tra em sẽ vượt qua. Để khích lệ giáo viên tránh so
sánh với bạn bè hoặc người khác lớp.Hãy ghi nhận và đánh giá những cố gắng
ở các em, chấp nhận sự khác biệt để tìm cách giúp đỡ các em tiến bộ. Học sinh
cần khích lệ để cảm thấy mình có giá trị, mình có khả năng mình có thể làm
được, tuổi mới lớn cần khích lệ để vượt qua khó khăn thách thức, áp lực bạn
cùng trang lứa và có trách nhiệm với bản thân.
Tập trung vào điểm mạnh của các em. Ví dụ: Chất giọng của em tốt, nhưng tên
nốt nhạc thì em đọc chưa đúng, cố gắng đọc nốt nhiều hơn nữa nhé.Trong cuộc
sống chúng ta thường chú ý, nhấn mạnh nhiều vào những lỗi lầm dù biết rằng
cả chúng ta điều có điểm mạnh điểm yếu và điều mắc lỗi. Thay vì cằn nhằn, bắt
lỗi giáo viên có thể tập trung vào những điểm mạnh và vốn quý của các em.
Tìm ra năng lực, những hành vi tích cực, hãy khích lệ những điểm mạnh đó để
giúp các em trở thành người có trách nhiệm: biết giúp đỡ cha mẹ, thầy cô, bạn
bè, quan tâm đến nhu cầu người khác.


Các nổ lực, cố gắng, tiến bộ, từng bước của các em cần đựợc khích lệ thường
xuyên .Trong giờ học quan sát học sinh cá biệt có tiến bộ , chú ý bài học, gọi
phát biểu trả lời đúng dù là câu đơn giản , đọc một đoạn văn, thơ, hoặc ngồi im
không chọc phá bạn bè,.. giáo viên bằng những lời khích lệ, động viên khen
ngợi kịp thời, kịp lúc làm cho học sinh thấy mình được tôn trọng, tự hào trước
bạn bè, cảm thấy hứng thú hơn trong giờ học, giá trị bản thân mình được xem
trọng , thấy thích đến trường và yêu quý thầy cô hơn.
Như vậy việc khen ngợi, khích lệ chân thành mặc dù nhỏ nhưng có tác dụng rất
lớn , làm các em cảm thấy phấn chấn vì những nổ lực đóng góp của mình, tạo
cho các em có niềm tin, có động cơ học tập, rèn luyện bản thân trở thành những
đội viên tích cực của trường, lớp.
b.4.5 Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm:
Để đảm bảo việc giáo dục học sinh đạt hiệu quả tốt, giáo viên bộ môn phải
thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm trao đổi tình hình học sinh đầu

năm, nắm bắt được thông tin cơ bản.
Lấy ý kiến chung về phương pháp giảng dạy của bộ môn tránh những phương
pháp cứng nhắc, nặng nề, nhàm chán, có giáo viên quá nghiêm khắc... để kịp
thời đưa ra những giải pháp kịp thời điều chỉnh phương pháp phù hợp với tâm lí
các em, tạo được sự hứng thú trong học tập, giúp học sinh yêu thích bộ môn và
thầy cô giáo của mình hơn .


Xác định với giáo viên chủ nhiệm số học sinh chưa ngoan trong giờ học, trao
đổi và ghi nhận về hoàn cảnh gia đình các em, mức độ vi phạm, hành vi, vi
phạm trong trường, trong lớp của các em cá biệt, những biện pháp khắc phục,
điều chỉnh.
Sau khi trao đổi với Giáo viên chủ nhiệm , Giáo viên bộ môn lên kế hoạch
phối hợp cùng với giáo viên chủ nhiệm, tìm hiểu, quan sát tiếp cận cá nhân học
sinh chưa ngoan.
Giáo viên bộ môn thường xuyên thông báo sự thay đổi của học sinh cá biệt
những học sinh có mức độ chuyển biến tốt đến giáo viên chủ nhiệm cần khích
lệ, khen ngợi thêm ở trên lớp, với phụ huynh.
Để giảm bớt lượng học sinh chơi game, hoặc những trò chơi thuộc tệ nạn xã
hội, gợi ý với giáo viên chủ nhiệm tư vấn thêm cho các em tham gia chơi các
môn thể dục thể thao ở các câu lạc bộ trong nhà trường như : Đá cầu, cầu lông,
bóng đá, bóng chuyền, nhằm rèn luyện sức khỏe, chơi tốt sẽ được tham gia hội
thao ở cấp huyện, ngoài ra các em còn được tham gia câu lạc bộ Âm nhạc, Mĩ
thuật cuối năm em nào có thành tích tốt được khen thưởng.
Giáo viên chủ nhiệm và giáo viên bộ môn thường xuyên phối hợp theo dõi tình
hình học sinh cá biệt đồng thời cũng không quên luôn khích lệ khen ngợi các
em, đôi khi chỉ cần thể hiện qua nụ cười, giọng nói, cái gật đầu đánh giá cao
những nổ lực cố gắng tiến bộ của học sinh . Đó chính là động lực thúc đẩy sự



vươn lên của các em và sẽ được mọi người tôn trọng , quý mến., đây cũng
chính là mục đích mà nhà giáo dục mong muốn.
3.3 Khả năng áp dụng của giải pháp:
Bản thân là giáo viên yêu nghề, qua nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh
nghiệm vào học sinh tại trường có sự tiến bộ, nên được đồng nghiệp quan tâm
đánh giá tốt từ đó không ngừng bổ sung và điều chỉnh thêm để phù hợp thêm
với từng đối tượng học sinh.
Đề tài: “Một số giải pháp có hiệu quả áp dụng chấn chỉnh hành vi của học sinh
cá biệt dành cho giáo viên bộ môn bậc trung học cơ sở.” Với những giải pháp
đơn giản dễ thực hiện ở tất cả các lớp tôi nghĩ đối với giáo viên bộ môn có
trách nhiệm sẽ không ngại vận dụng để giúp tình hình học sinh cá biệt tiến bộ
và hoàn thành tốt trách nhiệm được giao.
3.4 Hiệu quả đạt được khi áp dụng giải pháp:
Với những giải pháp trên khi áp dụng vào quá trình giảng dạy cho thấy bước
đầu có sự chuyển biến:
- Việc thu thập thông tin về học sinh cá biệt chính xác. Học sinh chấp nhận
sự tiếp cận giáo viên:
+ Xác định được mục đích học tập thể hiện: Có tập, sách đầy đủ, chép bài
tương đối, đặc biệt có học bài khi đến lớp, nghe thầy cô giảng, giảm mức quậy
phá trong giờ học, giảm cúp tiết bỏ giờ. Hiểu được tầm quan trọng của việc học.


+ Qua thời gian được tiếp cận học sinh có sự thay đổi biết tự giác nhận lỗi
sửa sai, hòa đồng với các bạn, tuân thủ giờ giấc quy định, điều chỉnh ngôn
phong tác phong phù hợp nội quy trường lớp, chịu sự phân công trực nhật của
lớp, phục tùng sự quản lí của ban cán bộ lớp. Biết tôn trọng người lớn, thân
thiện với giáo viên, quan tâm đến mọi người xung quanh.
-Từ đó dẫn đến:
+ Tính tổ chức kỉ luật được cải thiện, biết tự phê bình và phê bình trước
lớp, tính cảm bạn bè thân thiện hơn biết đoàn kết vì mục đích chung, thái độ

học tập tích cực.
+ Tinh thần tự quản được nâng lên rõ rệt biểu hiện: Không làm ồn, biết học
hỏi lẫn nhau, cá nhân tự trang bị thêm những kiến thức về kĩ năng sống, biết
thông cảm với bạn bè chia sẻ niềm vui nỗi buồn hào hứng phấn khởi với sự
tiến bộ của nhau.
+ Chất lượng học tập dần được cải thiện: Truy bài 15 phút nghiêm túc có
chuẩn bị bài học bài tập bài soạn đến lớp. Trong giờ học chăm chú theo dõi
giảng bài. Ban cán bộ tích cực giải đáp chỉ dẫn thêm cho các bạn những thắc
mắc đồng thời cũng mạnh dạn nhờ thầy cô bộ môn giải thích thêm chỗ chưa
hiểu trong quá trình học.


+ Nhiều phong trào các em tham gia rất nhiệt tình tích cực, biết đoàn kết
phục tùng ban cán bộ lớp, hoàn thành nhiệm vụ phong trào Đội và giáo viên
chủ nhiệm giao cho.
Kết quả học tập, hạnh kiểm giữa học kì và học kì I của học sinh cá biệt năm
học 2017- 2018:
KẾT QUẢ
Giữa học kì
Học kì I

Học tập
Đạt
Chưa đạt
13( 17,8%) 60(82,2%)
25(34,2%) 48(65,8%)

Hạnh kiểm
Tốt
Khá

0
65(89,0%)
15(20.5%) 53(72,7%)

T. bình
8(11.0%)
5(6.8%)

Đây là kết quả có ý nghĩa quan trọng trong quá trình thực hiện sáng kiến.
3.5 Tài liệu kèm theo gồm:
Bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán, các tài liệu khác: không có.
Chợ Lách ngày 04 tháng 03 năm 2018




×