Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

1535305617763 de 7 chinh phuc cac dang bai tap ve bien di cap te bao inpdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.65 KB, 2 trang )

Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

KHÓA SUPER-PLUS: LUYỆN THI NÂNG CAO
CHINH PHỤC TẤT CẢ CÁC DẠNG BÀI TẬP – MÔN: SINH HỌC
Nội dung: CHINH PHỤC CÁC DẠNG BÀI TẬP VỀ BIẾN DỊ CẤP TẾ BÀO

Câu 1 ( ID:123 ): Ở một loài động vật giao phối, xét phép lai ♂AaBb x ♀Aabb. Giả sử trong quá trình giảm phân
của cơ thể đực, ở một số tế bào, cặp NST mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I, các sự kiện khác diễn
ra bình thường; cơ thể cái giảm phân bình thường. Theo lý thuyết, sự kết hợp ngẫu nhiên giữa các loại giao tử đực
và cái trong thụ tinh có thể tạo ra bao nhiêu loại hợp tử lưỡng bội và bao nhiêu loại hợp tử lệch bội?
A. 12 và 4.
B. 9 và 6.
C. 6 và 8.
D. 4 và 12.
Câu 2 ( ID:143 ): Ở phép lai ♂AaBb x ♀AaBb, đời con đã phát sinh một cây tứ bội có kiểu gen AAAaBbbb. Đột
biến được phát sinh ở:
A. Lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
B. Lần giảm phân 1 của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.
C. Lần giảm phân 2 của quá trình tạo hạt phấn và tạo noãn.
D. Lần giảm phân 1 của giới này và lần giảm phân 2 của giới kia.
Câu 3 ( ID:238 ): Trong một tế bào sinh tinh, xét 2 cặp NST được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân,
cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Các loại
giao tử có thể được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là:
A. Abb và B hoặc ABB và b.
B. ABB và abb hoặc aBB và Abb.
C. Abb và A hoặc aBb và a.
D. ABb và a hoặc aBb và A.
Câu 4 ( ID:266 ): Trong trường hợp không xảy ra đột biến mới, các thể tứ bội giảm phân tạo giao tử 2n có khả năng
thụ tinh. Theo lý thuyết, trong các phép lai sau đây có bao nhiêu phép lai cho đời con có kiểu gen phân li theo tỉ lệ 1
: 2 : 1?
(1) AAAa x AAAa. (2) Aaaa x AAAa.


(3) Aaaa x Aaaa.
(4) AAaa x Aaaa.
(5) Aaaa x aaaa.
A. 1.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 5 ( ID:1148 ): Ở gà, một tế bào của cơ thể có kiểu gen AaXBY giảm phân bình thường sinh ra giao tử. Có bao
nhiêu kết luận sau đây đúng?
(1) Luôn cho ra 2 loại giao tử.
(2) Luôn cho ra 4 loại giao tử.
(3) Loại giao tử AY luôn chiếm tỉ lệ 25% .
(4) Luôn sinh ra giao tử mang NST Y với tỉ lệ 50%.
(5) Nếu sinh ra giao tử mang gen aXB thì giao tử này chiếm tỉ lệ 100%.
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 6 ( ID:1154 ): Một cơ thể có kiểu gen AabbDd, biết các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
Trong quá trình giảm phân có 10% số tế bào bị rối loạn phân li ở cặp NST mang cặp gen Dd trong giảm phân I,
giảm phân II bình thường,tất cả tế bào của cặp bb phân li bình thường, 5% số tế bào bị rối loạn phân li ở cặp NST
mang cặp gen Aa trong giảm phân 2 ở cả 2 tế bào con, giảm phân 1 phân li bình thường. Loại giao tử AAbDd được
tạo ra với tỉ lệ là:
A. 0,0625%.
B. 0,125%.
C. 0,03125%.
D. 0,05%.
Câu 7 ( ID:1458 ): Ở một loài thực vật có bộ NST 2n=32. Nếu các thể đột biến lệch bội sinh sản hữu tính bình
thường và các loại giao tử đều có sức sống và khả năng thụ tinh như nhau thì khi cho thể một (2n - l) tự thụ phấn,
loại hợp tử có 31 NST ở đời con chiếm tỉ lệ.

A. 100%.
B. 50%.
C. 25%.
D. 75%.
Câu 8 ( ID:1492 ): Một cá thể ở một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Khi quan sát quá trình giảm phân
của 2000 tế bào sinh tinh, người ta thấy 20 tế bào có cặp nhiễm sắc thể số 1 không phân li trong giảm phân I, các sự
kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tế bào còn lại giảm phân bình thường. Theo lí thuyết, trong tổng
số giao tử được tạo thành từ quá trình trên thì số giao tử có 5 nhiễm sắc thể chiếm tỉ lệ:
A. 0,5%.
B. 1%.
C. 0,25%.
D. 2%.
Câu 9 ( ID:6131 ): Ở một số loài động vật có vú, cho phép lai (P) ♂ XbY × ♀ XBXb. Trong quá trình giảm phân ở
con cái, ở một số tế bào, cặp NST giới tính phân li bình thường ở giảm phân I nhưng không phân li ở giảm phân II.
Quá trình giảm phân ở con đực diễn ra bình thường. Các giao tử đực và cái kết hợp với nhau tạo thành các hợp tử.
Những hợp tử có kiểu gen nào sau đây có thể được hình thành từ quá trình trên?
A. XBXb, XbXb, XBYY, XbYY.
B. XBXBXb, XBXBY, XbY.
C. XBXbXb, XbXb, XBXbY, XbY.
D. XBXBXB, XBXbXb, XBY, XbY.
Câu 10 ( ID:47237 ): Sự rối loạn phân ly của một cặp nhiễm sắc thể tương đồng ở các tế bào sinh dục của cơ thể 2n
có thể làm xuất hiện các loại giao tử
A. n, n+1, n-1.
B. n, 2n+1.
C. 2n, n.
D. 2n+ 1, 2n-1.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 1



Luyện thi THPT QG môn Sinh học cùng Thầy THỊNH NAM – Giáo viên luyện thi trực tuyến môn Sinh học số 1 Việt Nam

Câu 11 ( ID:47238 ): Thể đột biến của một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n + 1 = 25. Tế bào cơ thể khi phát
sinh giao tử có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại giao tử không bình thường?
A. 25 loại giao tử thừa 1 NST.
B. 12 loại giao tử thừa 1 nhiễm sắc thể.
C. 12 loại giao tử thiếu 1 nhiếm sắc thể.
D. 25 loại giao tử thiếu 1 nhiễm sắc thể.
Câu 12 ( ID:47239 ): Một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBb. Nếu tế bào của loài tham gia giảm phân mà
cặp NST Aa không phân li ở giảm phân 1, bộ NST trong các giao tử có thể là
A. AaB, AAB, aab, B, b.
B. Aab và b hoặc AAB và B.
C. AAB, B hoặc AaB, b.
D. AaB và b hoặc Aab và B.
Câu 13 ( ID:47240 ): Mẹ có kiểu gen XAXa, bố có kiểu gen XAY, con gái có kiểu gen XAXaXa. Cho biết quá
trình giảm phân ở bố và mẹ không xảy ra đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Kết luận nào sau đây về
quá trình giảm phân ở bố và mẹ là đúng?
A. Trong giảm phân II ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
B. Trong giảm phân I ở bố, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở mẹ giảm phân bình thường.
C. Trong giảm phân II ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
D. Trong giảm phân I ở mẹ, nhiễm sắc thể giới tính không phân li. Ở bố giảm phân bình thường.
Câu 14 ( ID:47241 ): Ở một loài lưỡng bội, xét cặp alen D và d. Alen D có số nucleotit loại A là 270; alen d có số
nucleotit loại A là 540. Người ta thấy có một tế bào có tổng số nucleotit loại T có trong alen D và d là 1080. Từ kết
quả trên người ta rút ra các kết luận về kiểu gen của tế bào trên:
(1) Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng hình thức nguyên phân.
(2) Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra bằng lai xa kết hợp với đa bội hóa.
(3) Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội lẻ.
(4) Kiểu gen của tế bào có thể được hình thành do đột biến tự đa bội chẵn.
(5) Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra do đột biến lệch bội.

(6) Kiểu gen của tế bào có thể được tạo ra do đột biến gen.
Số kết luận có nội dung đúng là:
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Câu 15 ( ID:47243 ): Xét cặp NST giới tính XY của một cá thể đực. Trong quá trình giảm phân xảy ra sự phân li
bất thường ở kì sau. Cá thể trên có thể tạo ra những loại giao tử nào?
A. XY và O.
B. X, Y, XY và O.
C. XY, XX, YY và O.
D. X, Y, XX, YY, XY và O.
Câu 16 ( ID:47244 ): Một tế bào sinh dưỡng của một loài có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu: AaBbDdEe bị rối loạn phân
li 1 nhiễm sắc thể trong cặp nhiễm sắc thể Dd trong phân bào sẽ tạo ra 2 tế bào con có kí hiệu nhiễm sắc thể là:
A. AaBbDDdEe và AaBbdEe. B. AaBbDddEe và AaBbDdEe.
C. AaBbDDddEe và AaBbEe. D. AaBbDddEe và AaBbDdEe.
Câu 17 ( ID:47250 ): Một hợp tử phân bào 10 đợt liên tiếp. Sau một số lần phân bào có một số tế bào bị đột biến tứ
bội. Cuối quá trình đã tạo ra 1016 tế bào con. Số tế bào tứ bội và lưỡng bội sinh ra vào cuối quá trình lần lượt là
A. 1000 và 16. B. 984 và 32. C. 1008 và 8. D. 952 và 64.
Câu 18 ( ID:47251 ): Lai hai cây cà tím có kiểu gen AaBB và Aabb với nhau. Biết rằng, cặp gen A, a nằm trên cặp
nhiễm sắc thể số 2, cặp gen B,b nằm trên cặp nhiễm sắc thể số 6. Do xảy ra đột biến trong giảm phân nên đã tạo ra
cây lai là thể ba ở cặp nhiễm sắc thể số 2. Các kiểu gen nào sau đây có thể là kiểu gen của thể ba được tạo ra từ phép
lai trên?
A. AaaBb và AAAbb.
B. AAaBb và AaaBb.
C. Aaabb và AaaBB.
D. AAaBb và AAAbb.
Câu 19 ( ID:47252 ): Một loài có bộ NST lưỡng bội kí hiệu là AaBb. Nếu tế bào của loài tham gia giảm phân mà
cặp NST Aa không phân li ở giảm phân 1, bộ NST trong các giao tử có thể là:
A. AaB, AAB, aab,B,b.

B. Aab và b hoặc AAB và B.
C. AAB, B hoặc AaB, b.
D. AaB và b hoặc Aab và B.
Câu 20 ( ID:47253 ): Một hợp tử trải qua 12 lần nguyên phân. Sau số đợt nguyên phân đầu tiên có một tế bào bị đột
biến tứ bội. Sau đó có tế bào thứ hai lại bị đột biến tứ bội. Các tế bào con đều nguyên phân tiếp tục đến lần cuối
cùng đã sinh ra 4024 tế bào con. Thứ đợt xảy ra đột biến làn thứ nhất và thứ hai lần lượt là
A. lần 7 và lần 10.
B. lần 8 và lần 11.
C. lần 5 và lần 8.
D. lần 6 và lần 9.
**Câu 21 (ID:25683 ): Một cơ thể có kiểu gen AB/ab giảm phân hình thành giao tử, trong quá trình đó một số tế
bào không phân li trong giảm phân II. Số loại giao tử tối đa mà cơ thể đó có thể tạo ra là
A. 9.
B. 10.
C. 11.
D. 7.

Lưu ý: Để xem đáp án nhanh, các em có thể tra theo ID ngay trên APP Hoc24h.
APP Hoc24h có hệ thống câu hỏi được đầu tư công phu và sử dụng hoàn toàn MIỄN PHÍ.
Học Sinh cùng thầy Thịnh Nam bạn sẽ thấy, để đạt điểm 8 – 10 môn Sinh dễ thế nào!

Trang 2



×