Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT GIÔNG TỐ DƯỚI GÓC NHÌN TIỀN VÀ TÍNH DỤC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.66 KB, 39 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN NGÔN NGỮ HỌC
--------

BÀI GIỮA KỲ
MÔN VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX

ĐỀ TÀI
TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT “GIÔNG TỐ”
DƯỚI GÓC NHÌN TIỀN VÀ TÍNH DỤC
Giáo viên hướng dẫn : TS. Phan Mạnh Hùng
Sinh viên thực hiện:

Nguyễn Thị Phương Anh

1856020002

Hồ Minh Anh

1856020014

Nguyễn Ngọc Bảo Châu

1856020017

Phạm Thị Thúy Kiều Diễm

1856020021

Đinh Thị Hải Hậu



1856020033

Nguyễn Thị Quỳnh Hương

1856020039

Nguyễn Anh Khoa

1856020045

Bùi Xuân Quỳnh

1856020068

Trần Đặng Phương Thảo

1856020077

Lê Đức Trí

1856020087

Tháng 06 năm 2020, TP. Hồ Chí Minh
1


MỤC LỤC
I.


Dẫn nhập ................................................................................................................. 4

II.

Cơ sở lý luận ........................................................................................................... 4
1.

Vũ Trọng Phụng ...................................................................................................... 4

2.

Tiểu thuyết “Giông tố” và ý nghĩa tên tiểu thuyết .................................................. 5

3.
III.

Tóm tắt tiểu thuyết “Giông tố”................................................................................ 6
Tiếp cận tiểu thuyết “Giông tố” dưới góc nhìn tiền và tính dục................. ............ 7

1.

Hệ thống và mối quan hệ các nhân vật trong tiểu thuyết ........................................ 8

2.

Bản chất xã hội đương thời dưới góc nhìn “tiền” ................................................. 10

3.

2.1.


Con người ham muốn tiền bạc, danh vọng ..................................................... 10

2.2.

Vũ Trọng Phụng vẽ nên một xã hội đương thời chi phối bởi “tiền” .............. 12

Dấu ấn của lý thuyết Freud khi bàn về “tính dục” trong “Giông tố” .................... 13
3.1.

Ảnh hưởng của lý thuyết Freud tới Vũ Trọng Phụng ..................................... 13

3.2. Con người ham muốn tính dục trong “Giông tố” dưới góc nhìn lý thuyết
Freud...................................................................................................................... 14
4.
IV.

Các kiểu nhân vật trong “Giông tố” được xây dựng dưới góc độ tiền và tính dục
...............................................................................................................................20
Thủ pháp nghệ thuật sử dụng trong “Giông tố” .................................................... 21

1.

Bút pháp trào phúng .............................................................................................. 21

2.

Không gian nghệ thuật .......................................................................................... 24

3.


Tính kịch, phóng sự ............................................................................................... 25

4.

Nhịp điệu kể chuyện.............................................................................................. 28
Dư luận xã hội khi bàn về tiền và tính dục ........................................................... 31

1.

Dư luận của công chúng khi đọc “Giông tố” ........................................................ 31

V.

2.

1.1.

Trước năm 1945 .............................................................................................. 31

1.2.

Sau năm 1945 .................................................................................................. 32

Liên hệ các vấn đề trong “Giông tố” với các vấn đề của xã hội ngày nay ........... 33
2.1.

Tệ nạn hiếp dâm .............................................................................................. 33
2



2.2. Ngoại tình và loạn luân ................................................................................... 34
VI.
Kết luận ................................................................................................................. 35
1.

Ý nghĩa tiểu thuyết “Giông tố” ............................................................................. 35

2.
VII.

Vị trí của “Giông tố” trong nền văn học Việt Nam thế kỷ XX ............................. 37
Tài liệu tham khảo ................................................................................................. 38

3


I.

DẪN NHẬP
Kho tàng văn học hiện đại Việt Nam là một trong những niềm to lớn của dân

tộc ta. Đặc biệt, văn chương thế kỷ XX một sự bùng nổ mạnh mẽ trong tiến trình văn
học Việt Nam. Thời điểm ra đời hàng loạt các tác phẩm như: thơ, truyện ngắn, tiểu
thuyết, phóng sự,... Trong đó tiểu thuyết là một điển hình cho một trào lưu lúc bấy giờ,
trên văn đàn nổi lên các văn sĩ nổi tiếng như: Nam Cao, Nguyễn Công Hoan, Thạch
Lam, Khái Linh, Nhất Hưng,... và không thể không kể đến Vũ Trọng Phụng – một cây
bút trong văn chương trào phúng của dân tộc ta.
Sống trong một xã hội chuyển giao từ cái cũ sang cái mới, phong trào Tây hóa
diễn ra mạnh mẽ, một xã hội “nhố nhăng”, “chó đểu” đã khiến Vũ Trọng Phụng không

khỏi xót xa trước tính người. Các tác phẩm tiểu thuyết của ông luôn đề cập đến những
vấn đề nhức nhối liên quan tới xã hội thực tại, sự khái quát trong tác phẩm ở một phạm
vi cuộc sống hết sức rộng mà ta không thể thấy được ở những tác phẩm của những nhà
văn cùng thời. Trong toàn bộ những tác phẩm của ông, chúng ta đều có thể thấy rất rõ
ý thức bênh vực con người lao động. Chính ngòi bút của ông đã vạch trần bản chất của
những cái xấu xa, cái ác, bẩn thỉu của một xã hội cũ.
Khi nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta thường nhắc đến “Số đỏ” mà quên đi
mất rằng còn có nhiều những tác phẩm để đời khác của ông như “Giông tố”, “Vỡ đê”
cũng đã thể hiện được những quan điểm về con người, vạch trần được bản chất của xã
hội đương thời. “Giông tố” một trong những tiểu thuyết dài 30 chương và một đoạn
kết đã để lại cho độc giả không khỏi những suy nghĩ về xã hội lúc đó mà còn trong cả
xã hội ngày nay. Chúng tôi tập trung tiếp cận “Giông tố” dưới góc nhìn tiền và tính
dục để thể hiện được cái hay và độc đáo của tiểu thuyết.
II.

CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912-1939), ông được biết đến là một nhà văn và nhà báo nổi

tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ XX. Quê của ông ở Làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên nhưng ông lớn lên tại Hà Nội. Ngoài những phóng sự thành công, nhà văn
Vũ Trọng Phụng đã có một kho tác phẩm đáng kinh ngạc: hơn 30 truyện ngắn, 9 tập
4


tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch, cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một
số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính
trị, xã hội, văn hóa sự thành công nhất của ông là tiểu thuyết.
Các tác phẩm tiểu thuyết của ông luôn đề cập đến những vấn đề nhức nhối liên
quan tới xã hội thực tại, sự khái quát trong tác phẩm ở một phạm vi cuộc sống hết sức

rộng mà ta không thể thấy được ở những tác phẩm của những nhà văn cùng thời. Trong
toàn bộ những tác phẩm của ông, chúng ta đều có thể thấy rất rõ ý thức bênh vực con
người lao động. Chính ngòi bút của ông đã vạch trần bản chất của những cái xấu xa,
cái ác, bẩn thỉu của một xã hội cũ.
Đồng nghĩa với đó là sự tất yếu phải xây dựng một xã hội mới của nhân dân. Có
thể nói nhà văn Vũ Trọng Phụng đã thấy hiểu tận cùng cái đáy của xã hội thời ấy ở
một góc nhìn không phải là ở trên xuống, từ ngoài nhìn vào là chính là người trong
cuộc mới nhìn thấu được con người, xã hội và đưa vào từng trang viết.
Những tác phẩm của nhà văn Vũ Trọng Phụng, đúng là được coi là những tác
phẩm vượt thời gian. Đây là một di sản đặc sắc của thế hệ vàng văn chương Việt Nam
hiện đại và nét bút của ông vẫn được giữ gìn và lan tỏa cho đến ngày nay. Một số
những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Vũ Trọng Phụng gồm: Tác phẩm phóng sự: Đời
cạo giấy (1932), Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934). Tác phẩm tiểu thuyết:
Dứt tình (1934), Giông tố (1936), Số đỏ (1936). Tác phẩm truyện ngắn: Chống nạng
lên đường (1930), Một cái chết (1931), Con người điêu trá (1932).
2. Tiểu thuyết “Giông tố” và ý nghĩa tên tiểu thuyết
Năm 1936, Vũ Trọng Phụng viết sáu tác phẩm, bấy giờ đăng trên các báo, những
năm sau mới xuất bản thành sách: “Giông tố” (tức “Thị Mịch”), tiểu thuyết dài (đăng
Hà Nội báo từ tháng 1-1936), “Cơm thầy cơm cô” - phóng sự dài (đăng Hà Nội báo từ
tháng 3-1936). “Số đỏ” - tiểu thuyết dài (đăng báo Tương lai, từ tháng 9-1936), “Làm
đĩ” - tiểu thuyết dài (viết tháng 10-1936, in năm 1939), “Giết mẹ” (kịch, dịch Lucrèce
Borgia của Victor Hugo, in năm 1936). Trong sáu tác phẩm ấy, thì có ba cuốn tiểu
thuyết cho đến ngày nay vẫn được đánh giá cao: “Giông tố”, “Vỡ Đê”, “Số đỏ” và cũng

5


là những tác phẩm tiêu biểu của Vũ Trọng Phụng.
“Giông tố” đăng trên Hà Nội báo từ số 1 (2/1/1936) đến số 11 (18/3/1936) thì
bỗng dừng lại 7 tuần lễ. Nghe nói tờ báo đăng tải tác phẩm dính phải lùm xùm vì đụng

đến một vị tai to mặt lớn đương thời. Khi tác phẩm đăng tiếp thì phải đổi tên thành
“Thị Mịch”. Năm 1937, NXB Văn Thanh in tác phẩm thành sách, lấy tên gốc là “Giông
tố”.
Như vậy, ngay từ đầu cái tên đã là “Giông Tố”, một cái tên phản ánh tinh thần
của tác phẩm - một xã hội nửa thuộc địa nửa phong kiến thối nát được phản ánh trong
tiểu thuyết đang trong cơn giông tố, cả trong lòng những con người trong xã hội cũng
đang trải qua cơn giông tố cuộc đời mình. Tất cả đều đảo điên, tanh bành và đục rỗng,
vạch trần những bộ tàn bạo được đắp điếm trong chính cái chế độ vô nghĩa lý, thối nát
mà đồng tiền có thể chi phối tất cả- xã hội Việt Nam thời Pháp thuộc. Tiểu thuyết
“Giông tố”, đánh vào sự trâng tráo tàn bạo của thế lực đồng tiền, của thế lực phản bội
dựa vào đế quốc, của hạng tay sai núp dưới bóng thực dân hòng chuộc lợi, đẩy nhân
dân vào thế lầm than. “Giông Tố” bắt đầu bằng một vụ cưỡng dâm thô bạo có trả tiền.
Tiểu thuyết “Giông Tố” dài 30 chương và một đoạn kết, nhưng nội dung lại vô
cùng đồ sộ và được xem là một đại tác phẩm vì tính bao hàm và tổng thể, nó trở thành
sân khấu bi hài đan xen của đủ mọi loại người, đủ mọi môi trường sống, đủ mọi sự
việc.
3. Tóm tắt tiểu thuyết “Giông tố”
Tiểu thuyết “Giông tố” được nhà văn Vũ Trọng Phụng viết năm 1936, gồm 30
chương và một đoạn kết. Bắt đầu từ một buổi đêm, khi xe ô tô của Nghị Hách – tên tư
sản vô cùng giàu có ở thành thị, bỗng bị hỏng giữa con đường làng qua cánh đồng, hắn
chờ cho hai người lái xe đang hí húi sửa. Một mình hắn đi thong dong dọc con đường.
Một lúc sau, hắn gặp bốn người nông dân đi gánh rạ đêm. Trong bốn người đó, có một
cô gái gánh rạ đi cuối cùng tên là Thị Mịch. Tính dâm dê trỗi dậy, hắn lừa hỏi mua rạ
của Thị Mịch, lệnh cho ba người còn lại đi trước. Rồi kéo cô gái ấy lên xe ô tô, trả cho
5 đồng. Sau khi cuộc cưỡng bức thô bạo có trả tiền đó xong xuôi, hắn đẩy Thị Mịch
ra ngoài xe rồi cho tài xế lái xe chạy thẳng, lao tới người đi tuần trong làng đang chặn
6


phía trước xe.

Hai sự việc ấy đã khiến Nghị Hách vướng phải một cuộc kiện tụng của dân làng.
Trong cuộc kiện tụng ấy, quan huyện Cúc Lâm là người đứng giữa xét xử. Cúc Lâm là
một người quan ngay thẳng, từ chối mọi cám dỗ nhan sắc và tiền bạc mà Nghị Hách
đưa ra để bảo vệ người dân. Tuy nhiên, Nghị Hách lại thông đồng với quan trên khiến
ông phải từ chức, mở một văn phòng Luật sư, một cơ quan ngôn luận khác. Cuộc kiện
tụng của dân làng bị thất bại.
Thị Mịch là một cô gái quê, là người yêu sắp cưới của Long. Cuối cùng, khi Thị
Mịch có bầu, buộc phải trở thành vợ lẽ của Nghị Hách, Long cũng trở nên đau khổ mà
chơi bời, trác táng.
Dù đã làm lẽ Nghị Hách nhưng đôi khi Thị Mịch và Long vẫn tư tình vụng
trộm với nhau. Nghị Hách không biết chuyện, thậm chí, Long còn thông dâm cả với
người vợ lẽ khác của Nghị Hách. Trong khi đó, Tú Anh – mang danh con của Nghị
Hách, mai mối, chấp thuận cho Long cưới Tuyết – con gái Nghị Hách làm vợ.
Về tên Nghị Hách, hắn ứng cử thành công ghế Nghị trưởng – một vị trí quan
trọng trong xã hội ngày trước. Trong buổi tiệc thết đãi ở Tiểu Vạn Trường Thành, hắn
đã đọc một bài diễn văn rất êm tai về bình đẳng, bác ái, nhân đạo, bao dung, đạo
đức,…., mang đậm tính chất mỉa mai, trắng trợn, độc ác của Vũ Trọng Phụng dành cho
nhân vật.
Một hôm, hắn nhận được tin vợ mình bị bắt cóc. Đây cũng là lúc, ông già Hải
Vân – người cách mạng – cũng là bố đẻ của Tú Anh đã giúp Nghị Hách nhận ra sự thật
về bi kịch của chính mình. Vợ của ông già Hải Vân đã sinh ra Long nhưng chính Long
lại là máu mủ của Nghị Hách. Ngược lại, ông già Hải Vân lại thương yêu vợ Nghị
Hách mà sinh ra Tú Anh – người trước đây Nghị Hách vẫn lầm là con đẻ. Như vậy, bi
kịch gia đình của Nghị Hách thực sự quá sức tưởng tượng. Bố cưỡng bức, lấy vợ chưa
cưới của con. Con trai thông dâm với hai người vợ lẽ của bố. Hai anh em ruột lấy nhau.
Kết thúc tiểu thuyết, tên Nghị Hách mất tiền, mất vợ, đến ngay cả Thị Mịch đang là vợ lẽ cũng bế con trở về quê. Nhân vật Long chết vì tự sát.
III.

TIẾP CẬN TIỂU THUYẾT “GIÔNG TỐ” DƯỚI GÓC NHÌN TIỀN VÀ
7



TÍNH DỤC
1. Hệ thống và mối quan hệ các nhân vật trong tiểu thuyết
Văn học là nhân học (M.Gorki), văn học bao giờ cũng thể hiện cuộc sống của
con người. Cho nên nhân vật văn học là nói đến con người được nhà văn miêu tả thể
hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Vì thế mà G.N Pospelov, Dẫn luận
nghiên cứu văn học (2 tập), Nxb Giáo dục Hà Nội đã cho rằng nhân vật “là phương
tiện tất yếu quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng”, “là phương diện có tính thứ nhất
trong hình thức của các tác phẩm ấy quyết định phần lớn vừa cốt truyện vừa lựa chọn
chi tiết, vừa phương diện ngôn ngữ và thậm chí cả kết cấu nữa.” Nhân vật làm nên
phần quan trọng sức sống của tác phẩm và tên tuổi của nhà văn, điều đó là hoàn toàn
đúng với một chân dung văn học tiêu biểu của thế kỉ XX đã cùng với nhân vật của
mình “đi vào cõi bất diệt của văn xuôi Việt Nam” – Vũ Trọng Phụng. Cho nên để có
cái nhìn sâu về quan niệm, về cách để bố trí chừng ấy nhân vật, chừng ấy chi tiết ăn
khớp với nhau, gỡ nút ra cho được tự nhiên thì ta cần hiểu một cách đúng đắn và tổng
quan về sơ đồ mối quan hệ giữa các nhân vật trong “Giông tố”.
• Nghị Hách
-

Đầu tiên là nhân vật chính, người đã gây nên một đống hỗn độn cũng với mớ bi
kịch chồng chất trong tác phẩm này – Tạ Đình Hách, hay còn gọi là Nghị Hách. Là
một tên địa chủ có năm trăm mẫu đồn điền trong tỉnh nhà, là một nhà đại tư bản, là
một nhà đại công nghiệp và sắp ứng cử vào ghế Nghị trưởng, sắp có Bắc Đẩu bội
tinh.

-

Có một bà vợ cả ở Hải Phòng – Bà Nghị: một người phụ nữ giàu có, hết ăn nằm
với ông Hải Vân, sau đó cũng lại ăn nằm với một thằng cung văn.


-

Mười một cô ả được lượm lặt nào là từ gái quê một trăm phần trăm tới các cô gái
giang hồ. Mười cô ả được ông chủ đặt tên cho là : Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh,
Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Còn cô Kiểm là giám đốc và giữ chìa khóa két, chi lương
cho gia nhân trong nhà.

-

Có hai đứa con gái là Tuyết và Loan

-

Con riêng : Vạn tóc mai
8


Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét về nhân vật này trong bài viết Đọc lại
Giông tố của Vũ Trọng Phụng là : “Cho đến nay, có thể nói chưa có một nhân vật địa
chủ tư sản nào trong văn học Việt Nam địch nổi nhân vật Nghị Hách, một con quỷ dâm
ô, độc ác, đểu giả, trắng trợn cỡ bạo chúa”. Có thể thấy Vũ Trọng Phụng đã thành công
đắp nặn nên một nhân vật phản diện điển hình.
• Thị Mịch
-

Nhân vật tiếp theo là Thị Mịch – nạn nhân chính của cái xã hội mục nát, thối rữa
đó. Một cô gái thôn quê, mới mười tám tuổi đầu, không biết đời là gì cả chỉ qua
một đêm gánh rạ bán đỡ đần cho cha mẹ lại phải chịu mất đi cái tân tiết của người
con gái. Đối với Thị Mịch, Vũ Trọng Phụng đã có một chút thương hại, nhưng sau

đó Mịch dưới ngòi bút của ông lại trở thành một nhân vật rắc rối, dâm đãng, lại có
những cử chỉ vô duyên, đáng ghét của người mới được hưởng giàu sang.

-

Con gái của vợ chồng ông đồ Uẩn.

-

Từng là vợ chưa cưới của Long.

-

Sau này về làm vợ lẽ của Nghị Hách.

-

Ngoại tình, thông dâm với Long
• Long

-

Nhân vật Long cũng là một nạn nhân khác của cái xã hội cũ ấy. Từng là một kẻ
chung tình, vị tha, biết đồng cảm với nỗi đau của Mịch nhưng rồi lại trở nên chơi
bời, trác táng, từng vì chị em Tuyết Loan mà nảy sinh mỉa mai với vợ chưa cưới
của mình. Sau này lại thông dâm với Mịch, cưới em gái ruột của mình và để rồi cái
kết cho chàng trai ấy là tự sát bên một cô gái giang hồ - Minh Châu. Long dưới
ngòi bút của Vũ Trọng Phụng cũng chỉ là một kẻ với những điệu bộ giả tạo, có
những câu nói ra vẻ quan trọng nhưng lại hết sức buồn cười.


-

Làm thư ký của Tú Anh.

-

Con trai của Nghị Hách.

-

Chồng của Tuyết – Mối quan hệ loạn luân do chính Tú Anh giật dây, cùng với sự
trâng tráo của Nghị Hách đã đẩy họ vào đường cùng.

-

Thông dâm với vợ lẽ (Thị Mịch) của bố mình
9


• Tú Anh
-

Tú Anh : “người ngồi trên đống vàng bạc mà không bị ánh sáng hoàng kim chiếu
cho lóa mắt, đương tuổi thanh xuân mà thản nhiên được trước ái tình, một người
học thức cao, nhân phẩm cao, một người hữu ích rất hiếm có vậy”, cứ ngỡ rằng đây
là nhân vật được Vũ Trọng Phụng có cảm tình nhiều nhất nhưng thực ra đây lại
chính là nhân vật giả tạo nhất. Tú Anh là người đã bắt ông Nghị Hách lấy Mịch về
làm vợ lẽ, bắt Nghị Hách gả Tuyết cho Long,...

-


Từng là con trai cả của Nghị Hách.

-

Là giám đốc Đại Việt, ông chủ của Long.

-

Con trai ruột của ông cụ Hải Vân – Bà Nghị ăn nằm cùng với ông già Hải Vân mà
thành.
• Hải Vân

-

Hải Vân – ông già “cách mạng” bôn ba hải ngoại “nửa đời người tù tội” với “chín
năm trời trốn tránh, gối đất nằm sương” , người được Vũ Trọng Phụng đề cao thế
nhưng lại là người đã từng ăn nằm với bà Nghị, cũng rất hay mê tín dị đoan, không
được đáng kính về nhân phẩm như bà cả ca tụng.
Nguyễn Tuân đã nhận xét trong bài viết Đọc lại truyện Giông tố rằng “Tiểu

thuyết Giông tố gồm nhiều thứ người : thôn quê, thành thị và cả những nhân vật từ quê
ra tỉnh. Có người là thôn nữ bị bán làm lẽ thứ 12 cho nhà giàu, có người lại là thư ký,
có người là du thủ du thực, có người là gái tân thời, có người là đốc học, có người làm
cách mạng.” Như vậy Nguyễn Tuân đã đề cập tới sự đa dạng trong thế giới nhân vật,
sự xâu chuỗi tài tình và cách tháo nút rất hợp lí của ông.
2. Bản chất xã hội đương thời dưới góc nhìn “tiền”
2.1.

Con người ham muốn tiền bạc, danh vọng


Bàn về vấn đề tiền bạc trong “Giông tố” thì nhân vật trung tâm đó chính là Nghị
Hách người được coi là giàu có cỡ “phú gia địch quốc”, “vua biết mặt chúa biết tên”,
Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ con đường tích lũy cơ bản đầy tội ác của Nghị Hách: bỏ
rượu lậu vào ruộng lương dân và báo cho nhà đoan và nhờ thủ đoạn bỉ ổi ấy hắn tậu
được một lúc 300 mẫu ruộng đất rẻ tiền; lừa đảo người khác chiếm bạc trăm, có khi
10


được cả mấy chục vạn; hắn còn không ghê tay khi “đánh người chết rồi vứt xác người
ta xuống giếng…hắn làm tất cả những việc đó mà không biết run sợ. Y trâng tráo hiếp
gái lành trên xe ôtô, trước mặt tài xế rồi sau đó trâng tráo thanh minh trước quan huyện
Cúc Lâm: “dẫu người ta tai to mặt lớn như thế nào đi nữa thì cũng phải có lúc giăng
gió một chút, cái ấy là trời sinh ra”. Y dám nói thẳng vào mặt quan huyện trẻ Cúc Lâm
cái lý của kẻ mạnh: “nén bạc đâm toạc tờ giấy (…) việc lên đến quan sứ thì chúng tôi
chỉ hơi phiền lòng chút thôi chứ thua thì không thể”. Rồi y ngang nhiên gieo vạ cho cả
làng Quỳnh Thôn bằng cách cho tay chân quăng cờ đỏ vào làng để vu cho họ tội cộng
sản. Không chỉ vậy Nghị Hách còn liên kết với giới tư bản Pháp để giành lấy cái độc
quyền nước mắm ở Bắc và Trung Kỳ, hắn còn gia sức bóc lột công nhân ở các khu mỏ
đồn điền, …
Nghị Hách còn có một lẽ sống bất hủ, tiêu biểu cho lẽ sống của bọn tư sản mại
bản địa chủ lúc bấy giờ: “đã giàu lại muốn giàu thêm, đã danh giá lại muốn danh giá
hơn”. Hơn nữa Nghị Hách lại rất phóng khoáng, cái phóng khoáng của một kẻ gian
hùng đã từng trải việc đời (khác hẳn kiểu sinh hoạt thô lỗ, trọc phú nhà quê của Nghị
Quế, Nghị Lại…) phóng khoáng thể hiện ngay trong cách ăn ở làm ta liên tưởng đến
cuộc sống của công hầu khanh tướng ngày xưa trong tiểu thuyết Tàu. Đặc biệt trong
tòa biệt thự Tiểu vạn trường thành luôn luôn có sẵn đàn bà để sai bảo việc vặt hoặc
“ngứa mồm thì hôn một cái, ngứa tay thì sờ soạng một cái, cấu véo một cái…”. Chưa
đủ, ông chủ khi cần còn đánh Tê lê phôn về Hà Nội, trả tiền hậu hĩnh để gọi lên những
cô đào “trẻ nhất, đẹp nhất”. Rồi những thực đơn sang trọng, những chai nước suối Viten đổ vào bể tắm, những buổi chiếu phim khiêu dâm, những hộp thuốc phiện trắng,

sinh phần bằng cẩm thạch được xây dựng công phu…, tất cả đều là những dẫn chứng
sinh động của một lối sống tư bản đồi bại mà chắc chắn những kẻ trọc phú nhà quê như
Nghị Quế, Nghị Lại không bao giờ hình dung nổi. Sau này trong Vỡ bờ, Nguyễn Đình
Thi cũng có một số trang miêu tả lối sống tư sản thối nát của gia đình Nghị Khanh,
Nguyên Hồng trong Cửa biển thì dựng lên hình tượng Thi San, nhưng quả là không
gây được ấn tượng sâu sắc như Vũ Trọng Phụng.
Là một nhà văn hiện thực, Vũ Trọng Phụng không chỉ sắc sảo phơi bày những
11


nét biểu hiện cụ thể của tính cách một “bạo chúa” mà còn tỉnh táo lột trần những gì
phía sau tính cách ấy. Chưa thể nói là qua hình tượng Nghị Hách, Vũ Trọng Phụng đã
chăm chú nghiên cứu quá trình hình thành và tích lũy tư bản sơ khai của giai cấp tư
sản Việt Nam nhưng bằng trực giác tài tình của một nghệ sỹ, Vũ Trọng Phụng đã bước
đầu đề cập đến hiện thực ấy. Giông tố của Vũ Trọng Phụng với tính chất là một tiểu
thuyết theo dõi nhân vật trong chiều sâu quá trình biến đổi của nó, quá trình gắn liền
với bao nhiêu tội ác kinh tởm mà Vũ Trọng Phụng đã vạch trần một cách chính xác.
Nguyễn Tuân cho rằng đỉnh cao của sự trâng tráo bẩn thỉu là ở chương XXIX
khi Nghị Hách “quảng cáo cho y bằng sự công nhận việc loạn luân của hai đứa con
mình” giữa một bữa tiệc khoe mề đay, sau một cuộc phát chẩn giả nhân giả nghĩa mấy
tấn gạo mốc rồi khóc lóc trước đám đông, nghĩ tới chuyện vợ hoang dâm, hai con ruột
lấy nhau để dặn ra nước mắt…nhưng nó bất chấp hết miễn sao đạt được mục đích. Nếu
là người có lương tri thì không thể nào làm được như vậy, nhưng dục vọng về tiền bạc,
danh vọng của nó là quá lớn nên việc dẫm đạp lên luân lý đạo đức thậm chí pháp luật
nó cũng coi là một việc bình thường.
2.2.

Vũ Trọng Phụng vẽ nên một xã hội đương thời chi phối bởi “tiền”

Trong “Giông tố”, Vũ Trọng Phụng đã đánh vào cái sự trâng tráo tàn bạo của

thế lực đồng tiền, của thế lực phản bội núp dưới bóng thực dân hòng chuộc lợi, đem
đời sống của dân tộc vào thế lầm than. Bức tranh xã hội " chó đểu" hiện ra ngay trước
mắt, trải dài từ nông thôn đến thành thị. Đâu đâu cũng thấy " chuột chết" và "rác rưởi"
đột lốt thánh nhân. Hơn thế, “Giông tố” còn là sân khấu bi hài kịch, với đủ mọi môi
trường sống, đủ mọi loại người. Khi mà có những kẻ ăn mãi chẳng hết, lại có những
kẻ lần hoài không ra. Những kẻ từ ông xuống thằng, rồi lại từ thằng lên ông. Mà lạ
thay, bao nhiêu môi trường sống là lại có bấy nhiêu sự chuyển biến của số phận và tính
cách con người.
Có người nói mỗi tác phẩm của Vũ Trọng Phụng là một quả bom ném vào xã
hội cũ. Nhưng phải nói, quả bom Giông tố có sức công phá mãnh liệt hơn cả. Quả bom
ấy là hình tượng thằng Nghị Hách. Nghị Hách là một triệu phú, chuyên dùng sự khủng
bố, chuyên mua tất cả, làm xong tội ác cũng trả giá bằng tiền.
12


Đi từ nông thôn đến thành thị Vũ Trọng Phụng miêu tả sự tha hóa của con người
trong toàn xã hội, cái xã hội đó bị chính đồng tiên điều khiển, bị chính cái dâm dục che
mờ con mắt. Những con người vốn lương thiện như Mịch, Long khi rơi vào môi trường
giàu sang cũng trở nên biến chất, bị cái bã vật chất làm tha hóa, hư hỏng. Mịch từ một
cô gái thôn quê hiền lành khi trở thành “bà lớn” cũng trở nên xảo quyệt, đáng sợ, dâm
đãng như bất cứ người đàn bà có tiền nào khác. Ngay cả ông bà đồ Uẩn cũng trở nên
vênh váo trong chiếc xe hơi của Nghị Hách, dạo phố Hà Nội, như những kẻ giàu mới
phất, trở nên khinh khi, rởm đời.
Quá trình bước vào thế giới tư sản, thế giới của đồng tiền cũng đồng thời là quá
trình tha hóa của con người. Và quy trình tha hóa của nhân vật có lúc được Vũ trọng
Phụng thể hiện một cách nhìn khá cực đoan, nghiệt ngã. Có thể nói, nhân vật trong tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng không giống với bất kỳ nhân vật nào khác, chỉ riêng một tính
cách độc đáo mà người đọc có thể nhận ra.
3. Dấu ấn của lý thuyết Freud khi bàn về “tính dục” trong “Giông tố”
3.1.


Ảnh hưởng của lý thuyết Freud tới Vũ Trọng Phụng

Vũ Trọng Phụng sinh ra và lớn lên trong thời đại mà ở đó ông nhìn thấy một xã
hội “khốn nạn”, “chó đểu”, “đàn bà hư hỏng, đàn ông dâm bôn”, một xã hội mà “đã là
người thì ai cũng dâm”. Chính những điều đó làm cho ông có cái nhìn bi quan, sâu sắc
về cuộc đời, đi sâu vào bên trong “cái chỗ hèn nhất của con người”. Hàng loạt các tiểu
thuyết của Vũ Trọng Phụng trong giai đoạn này như Giông Tố (1936), Làm Đĩ (1936),
Số Đỏ (1936),... đều đã ông vẽ ra các chân dung nhân vật điển hình cho xã hội nhố
nhăng lúc bấy giờ. Trong đó, yếu tố “tính dục” được ông khai thác rất thành công ở
các tâm lý nhân vật đồng thời ông cũng có những nỗ lực không nhỏ nhằm đi sâu, khám
phá, nhìn nhận con người từ nhiều phương diện: xã hội và cá nhân, ý thức và bản năng,
bản chất và ý nghĩa tồn tại của con người.
Vũ Trọng Phụng đã chịu ảnh hưởng của phân tâm học Freud vào các sáng tác
của mình. Ông nhận mình là đồ đệ của S.Freud, ông đã chịu ảnh hưởng của các lý
thuyết của Freud trong việc xây dựng các nhân vật. Lý thuyết của Freud gồm có: Lý
thuyết cái vô thức, lý thuyết tính dục (theo góc độ phân tâm học), lý thuyết về ngã tức
13


cái tôi. Freud đã gây dựng nên quan điểm được hệ thống đầu tiên về bản chất tâm lý
của loài người, tạo thành những công cụ và phương tiện cho việc khám phá nhân cách
và hành vi, phát triển một phương pháp cho việc mang đến sự thay đổi trong cấu trúc
và hành vi của nhân cách. Freud nhấn mạnh vai trò của những quyết định vô thức đối
với hành vi, và thể hiện những khía cạnh trọng yếu nhất của hành vi được ảnh hưởng
nặng nề bởi những động cơ của những gì mà chúng ta nhận ra như thế nào. Thuyết
Freud không chỉ là thuyết khoa học đầu tiên về hành vi con người, mà còn chứng tỏ là
một trong những cái nhìn tổng quan nhận thức về bản chất của con người phát triển
đến đó. Trong một khuôn khổ duy nhất và một lý luận của học thuyết, Freud cung cấp
một cấu trúc nhân cách và cấu trúc này bao gồm một nhận thức về những ảnh hưởng

quan trọng trên hành vi được bắt nguồn từ thực tế, xã hội, và sinh vật học. Phân tâm
học cũng biểu hiện cho ta thấy con người được thúc đẩy như thế nào bởi những lực ép
vô thức để tham dự vào hành vi quan trọng, minh họa cả hai hành vi bình thường và dị
thường phát triển và vận hành như thế nào. Freud xem con người như là một tạo vật
mà cùng lúc vừa thô sơ lại vừa phức tạp, vừa bốc đồng lại vừa duy lý, vừa ích kỷ lại
vừa quảng đại, vừa thoái hóa lại vừa sáng tạo, vừa con lại vừa người.
Vũ Trọng Phụng chịu ảnh hưởng của lý thuyết Freud như một thứ lý thuyết khoa
học mà ở đó ông giải tỏa được con người của mình về xã hội lúc bấy giờ. Vũ Trọng
Phụng gặp Freud trong cách nhìn con người và cuộc sống, ông không chỉ lý giải sự
thay đổi về tính cách, suy nghĩ, hành động của nhân vật xuất phát từ bản năng mà con
từ hoàn cảnh, điều kiện hoàn cảnh của nhân vật.
Trong hàng loạt các tác phẩm của mình, có thể thấy rõ dấu ấn về lý thuyết tính
dục của Freud đã được ông vận dụng qua một số nhân vật như: Mịch (Giông tố). Huyền
(Làm đĩ), Phó Đoan, cậu Phước “em chã” (Số đỏ). Ngoài ra còn có một số nhân vật
khác đôi khi cũng bộc lộ bản năng tính dục của mình qua miêu tả của Vũ Trọng Phụng
như Liêm (Lấy nhau vì tình), Xuân Tóc Đỏ (Số đỏ), Nghị Hách (Giông tố). Rõ ràng,
Vũ Trọng Phụng xây dựng những nhân vật này chủ yếu ở góc độ “con người xã hội”
chứ không phải là “con người sinh lý”.
3.2.

Con người ham muốn tính dục trong “Giông tố” dưới góc nhìn lý
14


thuyết Freud
Có thể nói Vũ Trọng Phụng đã áp dụng các lý thuyết khoa học vào việc khám
phá con người để xây dựng nhân vật của mình. Ông đã khám phá con người theo học
thuyết phân tâm học của S.Freud, con người trong các tác phẩm của ông được khám
phá từ chiều sâu đến các trạng thái tâm lý dẫn đến các hành động. Theo như luận văn
Thạc sĩ của Nguyễn Thị Thương “Tiếp cận thế giới nhân vật Vũ Trọng Phụng từ góc

nhìn phân tâm học” đã chia ra làm ba loại sau: con người dục vọng, con người ẩn ức chấn thương và con người vô thức. Vì đề tài chỉ tập trung vào con người ham muốn
tính dục (nằm trong con người dục vọng) nên những vấn đề về con người khác, chúng
tôi xin phép không trình bày trong đề tài.
Tiểu thuyết “Giông tố” được viết trong bối cảnh đầu thế kỷ XX, một xã hội
“thối nát”, sự u hóa tràn ngập khắp xã hội. Những giá trị về đạo đức, luân lý bị coi
thường và trở nên vô giá trị. Sự cải cách u hóa hời hợt mang đến những cải cách lớn
cho xã hội mà ở đó làm con người suy đồi đạo đức, tha hóa, tháo cũi sổ lồng cho “con
- vật - người” (Emin Dola). Những lý do trên là cơ sở để xuất hiện con người dục vọng
trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng mà trong đó con người ham muốn tính dục đươc
ông thể hiện rất rõ trong “Giông tố”.
Khái niệm “tính dục” (tiếng Anh là “sexual”, tiếng Pháp là “sexualié”) được
hiểu là bản năng sinh học của động vật hoặc con người dung để duy trì nòi giống, nó
được biểu hiện ở hành vi tính giao. Nhưng điểm khác biệt giữa hành vi tính giao của
con người và động vật là ở chỗ: Ở động vật, hành vi tính giao chỉ đơn thuần là duy trì
nòi giống, còn ở con người hành vi tính giao là để duy trì nòi giống, đồng thời cũng là
một hoạt động thỏa mãn nhu cầu về bản năng sinh học, tuy nhiên nó cũng bị chi phối
bởi cảm xúc và các tiết chế xã hội.
Ở con người, có hai xu hướng quan hệ tính giao mà theo Freud đó là tính dục sa
đọa và tính dục bình thường. Tính dục bình thường bao gồm tất cả các hoạt động, cảm
xúc trong giai đoạn chuẩn bị cho hành vi giao cấu bằng cơ quan sinh dục giữa nam và
nữ. Đối lập với tình dục bình thường là tính dục sa đọa. Mục đích của tính dục sa đọa
là để đạt đến khoái cảm bằng bất cứ hình thức nào. Trong tình dục sa đọa, các tính chất
15


luân lý và quan niệm của xã hội đều bị triệt tiêu. Freud còn nghiên cứu chuyên sâu về
hành vi tính giao ở trẻ em và đi đến kết luận : “Đời sống tình dục hay sự hoạt động của
lòng phát dục (libido) không phải tự nhiên mà thành, phải trải qua nhiều giai đoạn kế
tiếp nhau, chẳng giai đoạn nào giống giai đoạn nào y như những giai đoạn giúp một
con ngài trở thành con bướm”.

Theo Freud thì cấu trúc nhân tính của con người bao gồm ba bình diện: Đó là
bản năng (id), cái tôi (ego) và siêu tôi (superego). Trong đó bản năng là nguồn năng
lượng ẩn tàng mạnh mẽ dưới dạng vô thức hay tiềm thức. Bản năng tính dục (libido)
là bản năng cơ bản của con người bên cạnh bản năng chết. Trong quá trình tham gia
vào các hoạt động xã hội và bị các quan niệm văn hóa xã hội chi phối, bản năng tính
dục bị dồn nén lại. Những dồn nén này là cơ sở để các nhà phân tâm học nghiên cứu
về các chứng bệnh thần kinh cũng như sáng tạo nghệ thuật khác. Nói tóm lại theo
Freud, trong mỗi con người đều chứa đựng một xung năng tính dục, ông cho rằng khao
khát tính dục là một phần bản năng của con người, nếu trong xã hội có khế ước, trật tự
thì những xung năng này được kìm hãm theo trật tự. Nhưng ngược lại trong một xã hội
mà mục ruỗng, thối nát, thì những luật pháp sẽ bị buông lỏng, thậm chí xã hội đó còn
dung túng, thì những xung năng này được thả lỏng như những con thú ở trong con
người được “tháo cũi sổ lồng”.
Trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, các nhân vật đều ham muốn tính dục
một cách mạnh mẽ bị vây bủa trong tiền tài, danh vọng, sắc dục, cả một thế giới những
điều ham muốn. Cái dục tính bản năng thúc đẩy họ, những con người “háu đói”, những
kẻ luôn trong trạng thái “ngày cũng như đêm mơ màng về sự ám thị của tình dục”. Cụ
thể trong tiểu thuyết “Giông tố”, con người ham muốn tính dục được thể hiện như sau:
Đầu tiên, nhân vật Mịch là cô gái quê ngây thơ, trong trắng, là con nhà tử
tế,“mười tám tuổi đầu cô vẫn ngây thơ, khờ dại như gái mười lăm. Cô không biết sự
đời là gì cả. Cô thấy đời là sự nghèo khổ và nhẫn nhục của cha mẹ…” Chẳng bao giờ
Mịch có thể tưởng tượng nổi cái việc: chỉ vì có ý muốn bán gánh rạ lấy tiền đỡ đần cha
mẹ thì “một người bằng tuổi bố mình lại giàu có và sang trọng nữa lại lừa mình để làm
một việc xấu hổ trong tuabin, lúc có người ở đằng trước và sau xe nữa”. Mịch trở nên
16


đàn bà, trên “chiếc xe hơi”. Nhớ lại “cái lúc ấy”, Mịch thấy “thật là đau đớn, bẩn thỉu”.
Nhưng chính cái bản năng tính dục lại khiến cho Mịch có một thứ khoái lạc trong xác
thịt trong cơn đau đớn. Và rồi cô bất ngờ trở thành vợ lẽ bất đắc dĩ của Nghị Hách

nhưng lại bị Hắn “bỏ đói” đã khiến cho Mịch “phải tưởng tượng ra những cảnh dâm
dục ghê gớm, hưởng với mọi kẻ qua đường”, phải “ôm gối chăn nghĩ đến Long” và
“ao ước” được cùng Long “vào cuộc chung chăn gối, tha hồ mà âu yếm cho đến mê
đến mệt, đến mất lý trí, đến bay linh hồn, đến chán chê, lăn lóc”. Nhớ đến Long “Mịch
ao ước một sự phi thường run rủi cho Long có can đảm đương lúc đêm hôm, cũng trèo
tường, vượt rào đến gõ cửa phòng Mịch…”. Khi Long đến, Mịch đã “thoăn thoắt xuống
mở cổng cho Long bằng sự hấp tấp của con dâm phụ”. Chính Long khi gặp lại Mịch
cũng phải ngạc nhiên chỉ trong chừng nửa năm: “Mịch từ cô thôn nữ ngây thơ, hiền
lành đã biến thành một thiếu phụ gian dâm, lãng mạn, xảo quyệt”. Mịch đã thông dâm
với Long và coi việc cuồng dâm đó là cách là cách trả thù tốt nhất với Nghị Hách. Vũ
Trọng Phụng đã vận dụng lý thuyết phân tâm học vì “mối xung đột giữa vô thức và ý
thức con người, về sự ám ảnh xâm tràn của khoái lạc và cõi ý thức để tự thoả mãn”.
Đã có nhiều ý kiến cho rằng sự thay đổi tính cách ở nhân vật Mịch là không hợp lý.
Nhưng chúng tôi cho rằng đây là một sự vận động tâm lý hết sức hợp lý. Vì khi con
người ta bị đẩy vào hoàn cảnh bước đường cùng thì điều gì con người ta cũng có thể
làm. Cũng từ một cô gái quê quá ngây thơ, bị hiếp dâm một cách trắng trợn, thô bạo,
lại bị cả làng đồn ầm lên, Mịch một lần nữa lại bị cả làng gây ra thêm cho Mịch một
vết thương nữa. Vậy thì kẻ tổn thương lớn nhất không ai khác ở đây lại chính là Mịch.
Cả nhà ông Đồ Uẩn vừa mất xôi gà, lợn cho cả làng ăn, rồi cũng chính cả làng lại công
khai chuyện rất đáng xấu hổ của Mịch. Mà chuyện xấu hổ đó đáng ra phải là thằng
hiếp dâm chứ không phải người bị hiếp dâm. Mịch từ một cô gái ngây thơ, có một tình
yêu trong sáng, rất có thể và đáng được hưởng một tương lai hạnh phúc, bỗng nhiên bị
Nghị Hách hiếp dâm. Đi đòi lại công bằng, danh dự thì lại bị mất danh dự hơn. Đây
chính là vết thương rất sâu sắc, một chấn thương tuổi đầu đời hết sức ghê gớm mà
đương sự không nhận ra. Ông cho rằng những chấn thương ấy khi không được nhận
thức thì chính nó lại đi vào trong tiềm thức, làm tổ trong tiềm thức rồi sau đó nhân vật
17


bị thấm dần cơn đau do những vết thương hành hạ.

Nhân vật Long, người “hiểu đời và khinh đời”, có học thức, có lòng tự trọng,
rất tự hào “là người có một tâm hồn vững”, từng biết “cự tuyệt sự giàu có, không vì
những cái bả vật chất mà sa ngã”, nhưng cũng “không ngăn nổi dục tình” nên cũng “đã
hóa ra người ích kỷ, khốn nạn”, “đi thông dâm với vợ người”, “loạn luân lần thứ nhì,
vào buổi tối tân hôn” với em gái mình. Cái tính dục được thể hiện ở nhân vật Long cho
thấy được tâm lý ham muốn tính dục của mình.
Nhưng thật thiếu sót khi nhắc đến ham muốn tình dục trong “Giông tố” mà quên
nhân vật chính, là trung tâm gây ra “cơn giông tố” cho cuộc đời bao con người và cho
cả cuộc đời hắn, đó chính là tên “bạo chúa” Nghị Hách. Chính Vạn “tóc mai” con trai
của hắn đã tố cáo: “cái thằng cha ấy nó đẻ ra moa, chính là vì một phút điên rồ của xác
thịt đấy”. Còn vợ cả của Nghị Hách thì tố cáo “thằng chồng đã rắc con đầy thiên hạ”
cũng trả thù bằng hành động thông dâm với cung văn. Nghị Hách có đến mười cô
người hầu được đặt tên là: Phú, Quý, Thọ, Khang, Ninh, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín
được ông “lượm lặt”.
Ngoài ra, con người ham muốn tính dục còn thể hiện ở nhân vật vợ cả của Nghị
Hách, thể hiện ở chi tiết khi Nghị Hách cùng ông Hải Vân và con trai của mình đến
gặp bà thì thấy cảnh tượng “ trên chiếc giường tây, một người đàn ông trần truồng nằm
ôm một người đàn bà tuy mặc coóc sê nhưng hạ thể cũng lõa lồ”. Cảnh tượng bà cả
“ngủ hoang với cung văn” đã cho thấy sự “dâm” của người vợ cả Nghị Hách, cái “dâm”
ấy được đẩy đến tột cùng khi được ông Hải Vân “tiết lộ” rằng đã từng ngủ với bà cả
và còn có con riêng đó là Tú Anh.
Xã hội được tái hiện trong “Giông tố” cũng là một xã hội dâm loạn. “Giông tố”
mở đầu bằng một vụ xì-căng đan Nghị Hách hiếp dâm Thị Mịch và khép lại bằng “một
cuộc cuồng dâm dữ dội, một bữa dạ yến long trời lở đất đáng chép vào cuốn sử của
khách làng chơi” ở nhà một ả danh ca ở xóm Khâm Thiên, do Long làm “khổ chủ”,
giữa hai cảnh ấy là những cảnh dâm loạn khác. Có biết bao nhân vật bị cuốn vào cơn
lốc dâm loạn, để thỏa mãn thú tính và khát vọng trả thù. Vũ Trọng Phụng có dụng ý
đặt nhân vật vào những tình huống, quan hệ đặc biệt khi cho dâm loạn ở đây không chỉ
18



là thông dâm, hiếp dâm mà còn là những sự sự loạn luân ghê tởm.
Nếu như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan vẫn còn nhiều ám ảnh trong cái nhìn
con người thiên về bình diện luân lý, đạo đức thì ở các nhà văn xuất thân Tây học tình
hình có vẻ khác. Đọc sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố ta thấy chân dung
của những nhân vật trong tác phẩm đôi khi không thật, vẫn còn bị “đông cứng” về tính
cách. Chẳng phải ngẫu nhiên Ngô Tất Tố đưa nhân vật Chị Dậu của mình trải qua các
môi trường… và mục đích là để chứng minh một người phụ nữ chung thuỷ với chồng,
yêu chồng, thương con rất mực. Rõ ràng có cả một sự nhấn mạnh của tác giả Tắt đèn
khi để nhân vật của mình ném cả tập giấy bạc vào mặt tên tri phủ Tư, chạy ra ngoài
giữa trời tối đen như mực để thoát khỏi tên quan cụ 80 tuổi. Tất cả những điều đó đã
được tác giả soi chiếu từ điểm nhìn đạo đức. Nguyễn Công Hoan cũng vậy, cái nhìn
con người còn mang tính chất bảo thủ: chê người trẻ trọng người già, chê nữ, bênh
nam. Trong tác phẩm “Cô Kếu tân thời”, tác giả đã mỉa mai một người phụ nữ trẻ được
gọi bằng cái tên cúng cơm “cô Kếu” để chê bai, mỉa mai việc mà cô thích trẻ trung, tân
thời.
Nhiều nhà văn đã phê phán ông và văn chương của ông là “dâm uế”, là “nhà
văn nhìn thế gian qua cặp kính đen và một nguồn văn càng đen nữa”. Nhưng thật oan
cho ông quá! Thực chất cái nhìn trong văn chương của Vũ Trọng Phụng hết sức hiện
đại, mang tính khách quan khoa học mà không mấy người theo kịp. Vì là mới nên văn
chương của ông không dễ chấp nhận ngay. Nhưng sau thời kỳ đổi mới, đặc biệt là tới
ngày nay chúng ta đã có một cái nhìn toàn diện hơn, khách quan hơn. Chẳng phải là
không có lí do khi cho đến ngày nay, tác phẩm của ông vẫn có thể đồng hành cùng bạn
đọc. Chúng ta có thể nói thêm rằng: những nhà văn tài năng đã đi xa về phân tích tâm
lý như Thạch Lam, Nam Cao…nhưng mới chỉ dừng lại ở phần con người hữu thức,
còn nhìn sâu vào con người vô thức có lẽ Vũ Trọng Phụng vẫn là người “tiền trạm”.
Một chủ trương khác của Vũ Trọng Phụng khi viết về cái dâm còn là nhằm giáo
hóa thanh niên. Giáo dục cái sự dâm (tình dục) của con người, theo ông đó là điều gần
xác thịt hơn là gần linh hồn, "cái điều cao thượng, đẹp đẽ và linh thiêng vô cùng, vì
nhờ nó mà loài người không tiêu diệt". Ông muốn các nhà đạo đức và các bậc làm cha

19


mẹ chăm lo đến hạnh phúc của con cái thì “phải để ý đến cái sự mà những thành kiến
hủ bại vẫn coi là điều bẩn thỉu, tức là cái sự dâm”. Tình dục dưới con mắt của Vũ Trọng
Phụng như vậy được nhìn nhận là một vấn đề hoàn toàn nghiêm túc. Theo ông đây là
vấn đề cần phải được nghiên cứu, học hỏi để nâng nó lên một trình độ tận thiện, tận
mỹ. Ở nước ta chính những kẻ đạo đức giả cùng những thành kiến hủ bại đã biến tình
dục của loài người thành một điều xấu xa. Ông kêu gọi: “Tìm một nền luân lý cho sự
dâm, giáo hoá cho thiếu niên biết rõ dục tình là những gì, đó là việc phải làm ngay
vậy.”
4. Các kiểu nhân vật trong “Giông tố” được xây dựng dưới góc độ tiền và
tính dục
Trong “Giông tố” Vũ Trọng Phụng đã xây dựng được hai kiểu nhân vật điển
hình đó là: kiểu nhân vật phản diện và kiểu nhân vật bị tha hóa. Nói đến góc độ “tiền”
đại diện cho nó là Nghị Hách và ông cũng chính là kiểu nhân vật phản diện mà Vũ
Trọng Phụng xây dựng. Nhân vật Nghị Hách trở thành biểu tượng của cái xấu, cái ác
trong xã hội thực dân phong kiến nước ta trước cách mạng tháng Tám, một người sử
dụng đồng tiền của mình để làm những điều “dơ bẩn” lúc bấy giờ. Kiểu nhân vật bị tha
hóa thường trong tiểu thuyết là Mịch và Long. Cả hai nhân vật đều bị hoàn cảnh đẩy
đến bước đường cùng trở nên tha hóa. Ngoài ra còn có nhân vật: ông đồ Uẩn, bà đồ
Uẩn.
Ông đồ Uẩn - Cha của Mịch là một người nề nếp, gia giáo. Tuy nhiên, sau vụ
cưỡng dâm của con gái, ông phải đứng trước hai sự lựa chọn: hoặc là cam chịu sự nhục
nhã, nghèo đói, bị người đời dè bỉu vì có đứa con gái bị hiếp dâm và có mang; hoặc là
trả thù đời bằng cách để con gái của mình làm lẽ của chính kẻ đã hiếp dâm nó, để con
mình có cuộc sống sung sướng xa hoa dù biết rằng nó được đánh đổi bằng danh dự.
Trước sự cám dỗ mạnh mẽ của đồng tiền, cái đạo đức nhà Nho mà ông đã cố giữ gìn
hơn nửa đời người bỗng chốc tan biến.
Nghĩa là trong tình thế ấy, ông đồ Uẩn chẳng còn sự lựa chọn nào cho tương lai

cả. Và bỗng chốc, cái đạo đức nhà Nho ông ôm khư khư hơn nửa đời người, vào một
sớm đẹp trời đã tan thành mây khói.
20


Bà đồ Uẩn - Mẹ của Mịch ngày trước cũng là một con người sống nghèo khổ
mà trong sạch, thanh cao. Bây giờ hay tin “cái con người quyền thế và giàu có nhất
tỉnh” sẽ cưới Mịch làm vợ lẽ mà đã mừng thầm trong lòng bộc lộ nét tâm lý hèn hạ,
tầm thường, bà nghĩ ngay đến việc sẽ vênh váo thế nào với những kẻ đã từng khinh
thường gia đình bà. Lúc ấy, bà đồ Uẩn đã thực sự bị đồng tiền làm mờ mắt.
Trong tác phẩm “Giông tố”, con người không chỉ bị chi phối bởi hoàn cảnh bên
ngoài mà còn bị biến thành nô lệ của những dục vọng ích kỷ của chính mình. “Cái hèn
yếu của lòng người” được nhà văn thể hiện như một sức mạnh ghê gớm vượt ngoài
con người và tác động như một định mệnh khiến con người không thể nào cưỡng lại
được. Từ đó, các nhân vật dần trở nên tha hóa theo nhiều cách khác nhau làm mất khi
bản chất tốt đẹp của mình.
IV.

THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG TRONG “GIÔNG TỐ”
1. Bút pháp trào phúng
Bút pháp trào phúng là một vấn đề lý thú, quan trọng và được xem là cái hồn

trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng và tiểu thuyết “Giông tố” cũng không ngoại
lệ. Thông qua việc phân tích bút pháp trào phúng của vũ Trọng phụng ta sẽ làm rõ được
nội dung tác giả muốn truyền tải qua tác phẩm của mình. Qua đó, nó chỉ ra cái hay, cái
ý nghĩa, cái hấp dẫn trong văn chương Vũ trọng Phụng. Ngoài ra việc phân tích bút
pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng năng cao thêm tri thức cơ bản về văn học Việt
Nam giai đoạn 1930 – 1945, hiểu thêm về bối cảnh đất nước lúc bấy giờ.
Trong lịch sử văn học Việt Nam thuật ngữ trào phúng đã có từ lâu và được sử
dụng rất nhiều. Trào phúng là nghệ thuật gây ra tiếng cười mang ý nghĩa mỉa mai, đả

kích, phê phán xã hội, con người trong xã hội ấy. Để gây được tiếng cười trào phúng,
điều quan trọng nhất là tạo được tình huống mâu thuẫn, bất ngờ thông qua việc xây
dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu trong truyện và Vũ Trọng Phụng đã xuất xắc làm
được điều đó.
Với Vũ Trọng Phụng ông phải sống trong một cái xã hội đầy bất công, sự phân
hóa giai cấp diễn ra mạnh mẽ, nhân dân phải sống một cuộc sống cũng cực dưới nhiều
tầng áp bức, bóc lột: phong kiến, thực dân, phát xít, địa chủ, ông sống trong một cái xã
21


hội đầy hỗn độn và phức tạp. Bởi vậy, “người thư kí của thời đại” đã sử dụng bút pháp
trào phúng để chuyển tải nội dung cho chính tác phẩm của mình để từ đó dùng tiếng
cười đả kích những thế lực đen tối, những thói rởm đời ở trong xã hội.
• Nhân vật trào phúng
Việc xây dựng nhân vật là một trong những yếu tố không thể thiếu khi sử dụng
bút pháp trào phúng, việc xây dựng nhân vật trào phúng góp phần quan trọng để tạo ra
sắc thái, hiệu quả tiếng cười. Trào phúng qua nhân vật tức là việc xây dựng nhân vật
hay chính là cuộc đời của nhân vật được thể hiện thông qua tác phẩm. Sự thay đổi
“đáng sợ” của các nhân vật được Vũ Trọng Phụng giải thích một cách hết sức tự nhiên,
chính vì vậy mà làm cho người đọc hết sức bất ngờ và rồi bật ra tiếng cười trào phúng.
Trong tiểu thuyết Giông tố Vũ Trọng Phụng đã thể hiện được những ấn tượng
đặc sắc về hình tượng của các nhân vật. Trong số hàng loạt các nhân vật trong tác
phẩm, ta thấy nổi lên hình ảnh của Thị Mịch với những tính cách điển hình của một
nhân vật tha hóa. Dưới ngòi bút của mình, Vũ Trọng Phụng miêu tả Thị Mịch là một
cô gái quê hiền lành, chân chất, giản dị, chung tình và khi bị Nghị Hách làm nhục Thị
Mịch đã rất đau buồn, cắn rứt. Nhưng về sau khi được sống một cuộc sống giàu sang,
vật chất Thị Mịch lại trở thành một con người dâm đãng và có những cử chỉ vô duyên,
đáng ghét. Mịch từ một con người nghèo đói bỗng chốc trở nên giàu sang và rồi bản
chất của con người Mịch cũng thay đổi từ đó. “Mịch đã đi từ một cô gái quê ngây thơ
hiền lành, chất phác, đến một thiếu phụ gian dâm, lãng mạn, xảo quyệt đáng sợ”. Mịch

được tác giả tạo ra để chứng minh cho cái quy luật tha hóa trong xã hội thực dân nửa
phong kến lúc bấy giờ. Cái cảm tình mà người đọc dành cho Thị Mịch ở những trang
đầu dần về sau thì mất hẳn từ đó tạo ra yếu tố bất ngờ từ chính mâu thuẫn nội tâm trong
chính nhân vật.
Trò đời thường như thế thật, nhưng tả một xã hội đáng ghét, rồi lại tả nạn nhân
của xã hội ấy cũng đáng ghét nốt thì làm cho người đọc hết sức hoang mang. Mịch vốn
là người có bản chất tốt đẹp nhưng vì sự thay đổi của hoàn cảnh đã làm thay đổi tính
cách của Mịch đưa cô vào bi kịch của chính mình.
Hình ảnh đầu tiên xuất hiện trong Giông tố lại là một hình ảnh không mấy tốt
22


đẹp của kẻ cầm đầu, là một vụ lừa đảo “cưỡng dâm” mà kẻ gây ra ấy không ai khác
chính là Nghị Hách. Với bản chất của một kẻ nham hiểm, hoang dâm, đi tới đâu hắn
gieo rắc tai họa, dùng tiền bạc để dụ dỗ con gái nhà lành về làm hầu nhằm thỏa mãn
sự cuồng dâm của mình. Hắn trả giá “năm đồng” cho cái “tân” của người con gái đã
cố gắng giữ gìn. Mà theo bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng thì đó là một cái
giá hời cho một nhà tư bản.
Hắn không những đang tâm “cưỡng dâm” con gái nhà lành mà còn khép cả nhà,
cả làng người ta vào tội vu khống. Và cũng từ đó kiến người đọc bật cười mà nhận ra
cái xã hội lắm thị phi, đổi trắng thay đen, cái xã hội mà công lý phải nhường chỗ cho
quyền lực và tiền bạc. Vũ Trọng Phụng đã tô dậm cái thói dâm đãng, xa hoa của những
kẻ có tiền. Trong cái xã hội “ u hóa” nửa mùa ấy dường như đồng tiền là vô địch, có
tiền sẽ có tất cả.
• Giọng điệu trào phúng
Khi đọc tác phẩm của Vũ trọng Phụng, ta nhận thấy bút pháp trào phúng được
thể hiện qua giọng điệu một cách độc đáo và sống động. Giọng điệu gắn với việc miêu
tả nhận xét của người trần thuật, có khi là nhân vật với nhiều giọng điệu khác nhau:
giọng bi, giọng hài, giọng châm biếm... Các giọng điệu đan xen, linh hoạt và có phàn
triết lý, dạy đời, đôi lúc lạnh lùng đến tàn nhẫn.

Đi sâu vào giọng điệu nhân ta mới thấy được cái tài tình của Vũ Trọng Phụng,
mỗi nhân vật là một giọng điệu khác nhau không lẫn vào đâu được. Thông qua giọng
điệu của Nghị Hách ta mới thấy hết được bộ mặt của lão. Khi lừa Mịch thì hắn nói với
giọng dụ dỗ: “à, con bán cho quan lớn một bên nhé!”. Khi tiếp chuyện với ông già hải
Vân thì Nghị Hách chuyển đổi giọng liên tiếp. Lúc đầu là giọng điệu ngạc nhiên “Ông
là ai nhỉ?”, kế tiếp là giọng kẻ cả “Thế ông là ai?”, sau đó lại đổi qua giọng xoa dịu
“Tôi vẫn chưa nhớ ra bác là ai đấy!”, khi chứng kiến cảnh vợ ngoại tình Nghị Hách rú
lên với giọng tức tối: “Há! Há! Há!”.
Rồi đến giọng của quan huyện, cái giọng bị đe nẹt có chút gì đó tàn nhẫn thể
hiện bộ mặt của bọn quan lại lại đương chức đương thời: “Con Mịch kia! Trước pháp
luật, việc mày như thế là việc làm đĩ không môn bài, vậy mày có muốn làm nhà thổ
23


suốt đời không? Vô phúc thì đáo tụng đình đấy, các con ạ!” Chúng nó vì tiền, vì quyền
bao che cho nhau. Hay cái giọng khuyên răn của Long khi khuyên mịch: “Mịch ơi!
Mịch!” Em nên nghĩ lại một chút . Mịch phải biết mới được.”
• Tình huống truyện
Tình huống xảy ra khi dân làng Quỳnh Thôn họp bàn về việc kiện cáo Nghị
Hách bằng một cuộc cãi vã. Lần nào họp cũng dọn cỗ, lần nào họp cũng cãi nhau theo
đúng cái lý của vũ Trọng Phụng: “Vì chưng dân quê có cái chứng nói chuyện mà như
cãi nhau, nên người ta tưởng vỡ mất phòng họp hội đồng làng”. Có rất nhiều cuộc cãi
nhau như thế xong lần nào cũng tạo ra được tiếng cười trào phúng.
Vũ Trọng Phụng đã thể hiện tác phẩm của mình chủ yếu bằng bút pháp trào
phúng nhằm gây tiếng cười và đằng sau tiếng cười ấy là sự phê phán, lên án xã hội lúc
bấy giờ, một xã hội mà đồng tiền đi trước, điều khiển công lí, một xã hội mà cái dâm
dục lại xuất hiện ở mọi nơi, làm tha hóa, thay đổi bản chất con người, một cái xã hội
hỗn tạp, vàng thau lẫn lộn.
2. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật trong “Giông tố” là một không gian vĩ mô rộng lớn. Hiện

thực trong tác phẩm luôn có xu hướng vươn tới hiện thực cuộc đời,tác phẩm luôn có
kích cỡ gần với cuộc đời,như cuộc đời.Trong khi đa số các nhà văn như Nguyễn Công
Hoan,Ngô Tất Tố, Nam Cao…thường thiên về kết cấu đơn giản hơn với không gian
hẹp hơn. “Tắt đèn” là một cuốn tiểu thuyết hay,nhưng không gian của tác phẩm là một
không gian hẹp, là tấm bi kịch của nông dân trong mùa sưu thế,với một không gian
chật chội,ngột ngạt được xác định trong một phạm vi “cục bộ” từ làng Đoàn Thôn sang
Đông Xá, có thêm đôi nét về chút phủ đường là hết; còn thời gian chỉ vọn vẹn dăm
bữa,nửa tháng trong một mùa sưu. Đó là bức phù điêu chạm khắc tuyệt mỹ về nông
thôn ở vào chính thời điểm gay gắt nhất.
Với Nam Cao, tác phẩm của ông còn tập trung với lối kết cấu hẹp hơn nữa. Số
lượng nhân vật của Nam Cao thường cực kỳ ít ỏi. Nhân vật của ông thường co lại,sống
với nội tâm, từ giày vò,mổ xẻ chính mình.Không gian trong “Sống mòn” về căn bản
không vượt qua bốn bức tường của một khuôn viên lớp học.Không gian và phạm vi
24


hoạt động của Chí Phèo, chủ yếu được khoanh lại trong một cái làng Vũ Đại, bất quá
cũng chỉ vẻn vẹn mấy trăm bước chân,từ cái lều của Chí đến nhà Bá Kiến, đến vườn
của Thị Nở là hết. Trong tác phẩm Chí Phèo đã có lần phải ở tù, song nhà tù chỉ là cái
hình bóng nhạt nhòa, xa lắc, phiếm định,được tạo dựng, được nhắc tới như một cái cớ
văn chương, nhằm một dụng ý văn chương khác. Trong khi ấy, không gian nghệ thuật
trong Giông Tố là toàn cảnh bức tranh về xã hội Việt Nam những năm 30 ở đó có nông
thôn ngột ngạt với những tập tục lỗi thời và hủ lậu, có thị thành kiêu sa và nghèo khổ,
có miền núi,vùng biển,có trung du,vùng mỏ,trải ra trên một không gian dài đất nước.
Còn thời gian xuyên suốt mấy chục năm,trải qua mấy thế hệ. Như thế xét về mặt cấu
trúc của không gian nghệ thuật thì Giông Tố có kích cỡ rộng lớn hơn, cao hơn, vượt
lên trên các tác phẩm đương thời.
3. Tính kịch, phóng sự
• Tính kịch
“Giông Tố” là một tấn đại bi kịch dày đặc những mâu thuẫn của toàn xã hội, bi

kịch từ trong nhà, từ trong con người, đến phạm vi một đất nước. Cái ngột ngạt, tuyệt
vọng ở tầm vĩ mô, điển hình hơn, cao hơn các tiểu thuyết khác. Trong khi Xuân Tóc
Đỏ mở màn “Số đỏ” một cách đĩ thõa với hình ảnh chim chị hàng mía, bằng hành động
sấn sổ đưa tay ra toan cướp giật ái tình… Còn “Giông tố” lại ra mắt người đọc bằng
một cuộc hiếp dâm của doanh gia triệu phú Tạ Đình Hách, trong một chiếc xe hòm,
dưới một đêm trăng to tròn sáng vằng vặc, mà đối tượng là cô gái quê Thị Mịch đang
trên đường gánh rạ về làng. Lần lượt các yếu tố ngẫu nhiên được được xuất hiện trong
tác phẩm. Những sự ngẫu nhiên này, ngay từ lúc mở màn đã rất nhẹ nhàng, nhẹ nhàng
một cách tự nhiên, có tính chân thực. Làm tiền đề khắc hoạ hình ảnh nhân vật, tạo dựng
tình huống, xây dựng một không khí mở màn lôi cuốn. Một bi kịch giữa người hiếp và
người bị hiếp mở màn cho rất nhiều bi kịch khác.
Tiếp đến là những yếu tố ngẫu nhiên đan xen, chồng chéo lên nhau, tạo thành
một hệ thống ngẫu nhiên phức tạp, ngầm xây dựng nên một tấn bi kịch mà người trong
gia đình, ngoài xã hội đều không thể ngờ đến. Thị Mịch có chửa, đứng trước đàm tiếu
của người đời và nỗi nhục cho cả Quỳnh thôn, ông đồ Uẩn đang từ chối bỗng thay đổi
25


×