Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

tuần 1 chủ điểm gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.28 KB, 16 trang )

CHỦ ĐIỂM 3 : GIA ĐÌNH
CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH BÉ
TUẦN 8: (Từ ngày 25/10 đến ngày 29/10/2010)
Ngày soạn thứ 7 ngày 23/10/2010 Ngày dạy thứ 2 ngày 25/10/ 2010
A. ĐÓN TRẺ:
1. Đón trẻ: Trẻ biết lễ phép chào cô giáo, bố mẹ, biết cất đồ dùng cá nhân đúng
nơi qui định.
2. Hoạt động tự chọn: chơi với đồ chơi ở các góc chơi với các bạn
3. Điểm danh: cô gọi tên theo danh sách trẻ dạ to rõ ràng.
4. Trò chuyện: Các thành viên trong gđ: bé, bố mẹ, anh chị em( họ tên, sở thích),
công việc của các thành viên trong gia đình…., họ hàng
( ông bà cô, dì, chú, bác…)
THỂ DỤC SÁNG
I. Mục đích yêu cầu :
1. Kiến thức: Trẻ hứng thú tham gia tập thể dục, tập đúng các động tác thể dục
cùng cô
2. Kỹ năng: Trẻ nhanh nhẹn khi xếp hàng, điểm số 1, 2, 1, 2 đến hết hàng, tách
dãn hàng
3. Giáo dục: Trẻ biết tập thể dục giúp cho cơ thể khoẻ mạnh.
II. Chuẩn bị: - Sân tập sạch sẽ
- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng.
III. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Khởi động
Cho trẻ đi đội hình vòng tròn đi bình thường, đi bằng mũi bàn chân, đi thường, đi
bằng gót, đi thường, chạy chậm, chạy nhanh, đi thường… chuyển đội hình
2. Hoạt động 2: Trọng động
Mỗi động tác tập ( 2 lần x 8 nhịp)
+ ĐT hô hấp 2: thổi bóng bay
+ ĐT tay 1: Hai tay đưa lên cao , ra trước
+ ĐT bụng 1: Nghiêng người sang 2 bên
49


+ ĐT Chân 2: Đứng đưa chân ra trước lên cao
+ ĐT bật 2: Bật tách chân khép chân
* Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1, 2 vòng quanh sân.
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG:
MTXQ:
KỂ VỀ GIA ĐÌNH - CÔNG VIỆC VÀ NGHỀ NGHIỆP
CỦA BỐ MẸ.
I. Mục đích – Yêu cầu.
1.Kiến thức.
- Trẻ biết kể về gia đình của mình có những ai? Công việc của từng thành viên
trong gia đình và nghề nghiệp chính của bố mẹ.
- Trẻ biết nặn quà theo ý thích để tặng người thân.
2.Kỹ năng.
- Luyện và phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
3.Giáo dục.
- Giáo dục trẻ yêu gia đình của mình.
II. Chuẩn bị.
1.Cô.
- Tranh ảnh về các thành viên trong gia đình.
- Tranh vẽ nghề: Bác sỹ, thợ mộc.
- Đồ chơi: Nấu ăn, bác sỹ.
2.Trẻ.
- Đất nặn, đĩa, bảng con, khăn lau tay.
III. Tổ chức hoạt động.
Hoạt động của cô
1. Hoạt động 1: Nghe cô kể chuyện
- Lắng nghe. Lắng nghe.
- Nghe cô kể chuyện về gia đình bạn Lan nhé.
2. Hoạt động 2: Trò chuyện với trẻ về gia đình

* Gia đình Lan có một cuộc sống rất hạnh phúc, lúc
nào Lan cũng được bố mẹ chăm sóc và yêu thương vì
Lan bé nhất nhà mà.
- Các con hãy nhìn xem gia đình Lan có mấy
người, đó là những ai?
Bố Lan thường đi làm từ rất sớm và mỗi khi đi
Hoạt động của trẻ
- Nghe gì ? Nghe gì ?
- Trẻ đếm và trả lời.
50
làm về bố thường mua quà cho Lan.
- Lan đã nhận quà của bố như thế nào?
Còn mẹ khi đi làm về thường vào bếp để nấu cơm
vì đó là công việc mà mẹ yêu thích. Lan cũng rất thích
những món ăn mẹ nấu vì nó giúp cơ thể Lan khoẻ
mạnh. Và Lan cũng biết giúp bố mẹ những công việc
vừa sức mình như quét nhà sạch sẽ để mọi người trong
gia đình luôn cảm thấy dễ chịu khi nhà sạch đẹp, không
khí trong lành. Mẹ cũng luôn khen Lan ngoan và sạch
sẽ, biết giữ gìn sức khoẻ vì mẹ Lan làm nghề chăm sóc
sức khoẻ cho mọi người như khám bệnh, tiêm…
- Đố các con biết mẹ Lan làm nghề gì?
- Mẹ Lan làm nghề bác sỹ nên rất bận rộn với
công việc chăm sóc sức khoẻ như thế nào nhỉ?
Còn bố Lan cũng rất vui khi thấy Lan biết giữ gìn
những đồ dùng bằng gỗ mà bố làm ra.
- Bố Lan làm nghề gì vậy?
Công việc của bố rất bận rộn: nào cưa gỗ, đục gỗ,
bào gỗ và đóng thành những chiếc bàn, tủ... để sử dụng
trong gia đình.

Lan rất yêu gia đình của mình và Lan tự hứa với
mình sẽ luôn chăm ngoan, học giỏi để cha mẹ vui lòng.
- Thế còn các con thì sao nhỉ? Các con hãy kể về
gia đình của mình, công việc của mỗi người trong gia
đình và nghề nghiệp của bố mẹ mình nào.
* Bây giờ chúng mình sẽ cùng chơi trò chơi “ Gia
đình” nhé.
- Ai biết chơi trò chơi này rồi hãy nói lại cách chơi
nào. (Cô nhận xét và củng cố lại cách chơi trò chơi).
* Để bày tỏ tình cảm của mình đối với người thân thì
Lan đã nặn quà để tặng người thân đấy. Thế các con có
thích nặn quà tặng người thân của mình không?
- Con sẽ nặn quà gì?
- Con nặn như thế nào?
- Trẻ thực hiện: Trong quá trình trẻ nặn cô quan
sát và động viên trẻ.
- Trưng bày sản phẩm: Chọn 2-3 bài đẹp cho cả
lớp quan sát và nhận xét.
3. Hoạt động 3: Hát “ Cả nhà thương nhau ”.
- Vậy là chúng mình đã có quà tặng người thân
rồi, bây giờ chúng mình cùng nhau hát vang bài hát “Cả
nhà thương nhau” nào.
- Lan nhận quà bằng 2 tay.
- Nghề bác sỹ.
- Khám bệnh, tiêm, phát thuốc...
- Nghề thợ mộc.
- Trẻ kể về gia đình về công việc
của bố mẹ.
- Trẻ nói cách chơi: Phân vai bố,
mẹ và mẹ nấu ăn, bố dạy con học...

- Có ạ.
- Nặn vòng đeo tay.
- Lăn dọc...
- Trẻ nặn theo ý thích.
- Trẻ hát và vỗ tay theo nhịp bài
hát.
C. HOẠT ĐỘNG GÓC :
51
1. Góc phân vai: bế em, nấu ăn.
2. Góc xây dựng: xếp hình người, xếp và xây nhà.
3. Góc học tập: chơi bộ lô tô dân số
4. Góc nghệ thuật: dán, tô màu người thân trong gđ.
5. Góc thiên nhiên: chăm sóc cây cảnh trong lớp.
I. Mục đích yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết thể hiện vai chơi, biết phân công việc mỗi người một việc, người bế em,
người chăm sóc nấu ăn rồi cho em ăn
- Biết dùng các hình khối để xếp thành ngôi nhà và dùng que tính để xếp người
thân trong gia đình như bố, mẹ, anh chị em, biết xếp thứ tự các bộ phận trên cơ thể.
- Biết cầm bút và ngồi đúng tư thế tô màu cho phù hợp với từng người, trên cơ thể
từng người.
- Biết xếp những thành viên trong gia đình mình, đếm có mấy người.
- Trẻ biết chăm sóc cây cảnh cùng cô: nhổ cỏ, tưới cây, lau lá.
2. Kĩ năng.
- Rèn KN quan sát và thực hành.
3. Giáo dục.
- Trẻ thích tham gia vào các hoạt động tập thể.
II. Chuẩn bị.
- Bộ đồ chơi nấu ăn, búp bê to, nhỏ và một số đồ dùng trong gia đình.
- Bộ đồ chơi xây dựng, bộ đồ chơi xếp hình, que tính chia cho nhóm trẻ.

- Bút sáp, tranh vẽ về gia đình, người thân trong gia đình, một số bài hát.
- lô tô về gia đình,
- Các chậu cây cảnh, khăn lau, bình tưới nước...
III. Tiến hành.
1. Hoạt động 1 .Thoả thuận trước khi chơi.
- Tập trung trẻ lại hát 1 bài về chủ điểm, đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát, cô
giới thiệu trò chơi, góc chơi, trẻ nhận góc chơi, vai chơi, cô gợi ý trẻ bầu nhóm trưởng,
chơi dưới sự gợi ý của cô, cô quan sát trẻ chơi.
2. Hoạt động 2. Quá trình chơi.
- Cô đi từng góc quan sát và hướng dẫn trẻ chơi để trẻ thực hiện chơi tốt với vai
chơi của mình. Cô quan sát bổ xung học liệu khi cần thiết, giúp đỡ trẻ chơi trong trò chơi
mới.
* Trò chơi nấu ăn, trò chơi bế em.
- Trẻ phân công từng thành viên trong gia đình như bố dọn dẹp kê bàn ghế trong
gia đình, mẹ nấu cơm, tắm rửa cho con, chị bế em,... Mỗi thành viên trong gia đình phải
sống hoà thuận tôn trọng lẫn nhau, ăn uống cùng bữa cơm vui vẻ.
* Trò chơi xếp nhà, xếp hình người.
- Trẻ biết dùng các hình khối xếp thành một ngôi nhà biết được thân nhà hình gì,
khối gì, mái nhà hình, khối gì? Nhà có tác dụng gì với con người, trong nhà gồm có các
thành viên trong gia đình.
52
- Trẻ dùng que tính xếp được hình người, trẻ biết được các bộ phận trên cơ thể và
tác dụng của từng bộ phận đó, như đầu hình tròn, cổ hai que tính, ngực bốn que tính, hai
tay hai que tính, hai chân hai que tính.
* Góc nghệ thuật: Tô màu người thân trong gia đình, hát các bài trong chủ điểm.
- Trẻ biết cầm bút tô màu từng bộ phận, từng người cho phù hợp với từng người
từng mọi lứa tuổi, thành viên trong gia đình.
- Trẻ được múa hát tự nhiên, hát các bài hát trong chủ điểm, biết múa, vỗ tay theo
bài hát.
* Chơi với lô tô gia đình:

- Biết xếp những thành viên trong gia đình mình, đếm có mấy người kể về các
thành viên trong gia đình mình.
* Góc thiên nhiên:
- Trẻ biết chăm sóc cây cảnh cùng cô: nhổ cỏ, tưới cây, lau lá.
3. Hoạt động 3. Nhận xét sau khi chơi.
- Trẻ tự nhận xét vai chơi của mình của bạn, ai chơi tốt ai chơi chưa tốt, cô nhận
xét chung khen trẻ chơi tốt động viên trẻ chơi chưa được lần sau cố gắng.
- Trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi cất vào đúng nơi quy định
D. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI:
1. Hoạt động có mục đích: Quan sát nhà quanh trường
2. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
3 Chơi tự do:
I . Yêu cầu:
- Trẻ được quan sát và nhận xét khu nhà quanh sân trường: nhà xây 1 tầng, nhà 2
tầng…
- 100% trẻ tham gia chơi trò chơi vận động
II. Chuẩn bị:
- Khu nhà quanh sân trường, địa điểm qs
III. Tiến hành:
1. Hoạt động 1: Hoạt động có mục đích: Quan sát nhà quanh trường
Cô dẫn trẻ đến địa điểm qs thuận tiện cô dàm thoai với trẻ:
- Có những loại nhà nào? ( Nhà cấp 4, nhà xây 1, 2, 3 tầng, nhà sàn..)
- Trong sân trường mình có mấy lớp học? đếm 1, 2, 3, 4 lớp
- Những ngôi nhà này do ai xây dựng?
- Nhà sàn được làm bằng nguyên vật liệu gì?
2. Trò chơi vận động: Mèo đuổi chuột
- Luật chơi: -“Mèo” chỉ cần chạm vào người “chuột “coi như là đã bắt được
chuột..
- Cách chơi: Trẻ cầm tay nhau đứng vòng tròn giơ cao tay lên làm cổng cho chuột
chui qua, khi mèo đuổi bắt được chuột thì chuột phải ra nhẩy lò cò.

Cô cho trẻ chơi 3-4 lần . sau mỗi lần chơi cô đổi các vai cho nhau.
3. Chơi tự do: Cô chú ý bao quát trẻ trong khi chơi.
E. HOẠT ĐỘNG CHIỀU:
- Chơi với lô tô dân số.
- Chơi tự do.
53
- Vệ sinh, nêu gương
- Trả trẻ.
---------------------------------------------------------------------
Ngày soạn 20/10/2010 Ngày dạy thứ 3 ngày 26/10/2010
A. ĐÓN TRẺ: ( Như thứ 2)
B. HOẠT ĐỘNG CHUNG:
Thể dục:
BÒ THẤP - CHUI QUA CỔNG
I. Mục đích - Yêu cầu.
1. Kiến thức.
- Trẻ biết bò bằng bàn tay, cẳng chân, phối hợp chân tay nhịp nhàng và chui qua
cổng không chạm cổng.
- Trẻ đọc thuộc bài đồng dao “Đi cầu đi quán”.
2. Kỹ năng.
- Rèn sự khéo léo, dẻo dai của tay và chân.
3. Giáo dục.
- Giáo dục trẻ tính kỷ luật khi luyện tập.
II. Chuẩn bị.
1. Cô.
- Cổng thể dục.
- Xắc xô.
2. Trẻ.
- Vui vẻ, thoải mái.
III.Tổ chức hoạt động.

Hoạt động của cô
1. Hoạt động 1: Khởi động.
- Các con ơi! Hôm nay trời rất đẹp, chúng mình
cùng đến thăm nhà bà ngoại bạn Mai nhé.(Cho trẻ đi
thường, đi gót chân, đi mũi bàn chân, chạy nhanh, chạy
chậm).
2. Hoạt động 2: Trọng động.
* Bài tập phát triển chung.
( Mỗi động tác tập 2 lần x 4nhịp)
+ ĐT hô hấp 2: thổi bóng bay
Hoạt động của trẻ
- Trẻ đi và chạy các kiểu.
- Trẻ tập cùng cô
54

×