Tải bản đầy đủ (.ppt) (60 trang)

Bài giảng Pháp luật đại cương: Chương 4 Luật dân sự, hôn nhân gia đình và tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.55 MB, 60 trang )

Chương 4.
Luật dân sự, hôn nhân-gia đình
và tố tụng dân sự


Nội dung
4.1 Luật dân sự và hôn nhân gia đình
4.1.1 Khái niệm, đối tượng, phương pháp điều chỉnh
4.1.2 Một số chế định cơ bản của Luật Dân sự: Tài
sản và quyền sở hữu, Thừa kế, Hợp đồng
4.1.3 Một số chế định cơ bản của Luật Hôn nhân và
gia đình: Kết hôn, Ly hôn
4.2 Tố tụng dân sự:
- Khái niệm (vụ án dân sự, tố tụng dân sự)
- Giải quyết vụ án dân sự.


Ngành luật dân sự
“Việc dân sự cốt ở đôi bên”!


Phạm vi điều chỉnh
Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn
mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân,
pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ
của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong
các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình,
kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây
gọi chung là quan hệ dân sự).



Đối tượng điều chỉnh


Phương pháp điều chỉnh
Bình đẳng

Thỏa thuận


Chủ thể luật dân sự


Chế định quyền sở hữu
- Tài sản.
- Quyền sở hữu.


Tài sản
Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy
tờ có giá và các quyền tài sản.


Quyền tài sản
Quyền tài sản là quyền trị giá được
bằng tiền và có thể chuyển giao
trong giao dịch dân sự, kể cả quyền
sở hữu trí tuệ.


Các loại Tài sản

Bất động sản
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất
đai,
kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình
xây dựng đó;
c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;
d) Các tài sản khác do pháp luật quy định

Động sản


Quyền sở hữu
Quyền
chiếm
hữu

nắm giữ,
quản lý tài
sản

Quyền
sử dụng

khai thác công
dụng, hưởng
hoa lợi, lợi tức
từ tài sản

Quyền

định
đọat

chuyển giao
quyền sở hữu
tài sản hoặc từ
bỏ quyền sở
hữu đó


Hình thức sở hữu
Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập
thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao
gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu
tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của
tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.


Căn cứ xác lập Quyền sở hữu


Căn cứ chấm dứt Quyền sở hữu


Chế định thừa kế
Thừa kế là một loại quan hệ xã hội tồn tại khách
quan trong đời sống xã hội thể hiện ở việc chuyển
giao tài sản của người đã chết cho những người

còn sống.


Quyền thừa kế của cá nhân
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản
của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa
kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc
theo pháp luật.


Một số khái niệm
• Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần
tài sản của người chết trong tài sản chung với
người khác.
• Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài
sản chết.
• Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của
người để lại di sản; nếu không xác định được nơi
cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có
toàn bộ hoặc phần lớn di sản.


Người thừa kế
Người thừa kế là cá nhân phải là người còn
sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra
và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để lại
di sản chết. Trong trường hợp người thừa kế
theo di chúc là cơ quan, tổ chức thì phải là
cơ quan, tổ chức tồn tại vào thời điểm mở

thừa kế


Người không được quyền hưởng di sản
(trừ TH: nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn
cho họ hưởng di sản theo di chúc )


Thời hiệu khởi kiện về thừa kế


HÌNH THỨC THỪA KẾ

THEO
DI
CHÚC

THEO
PHÁP
LUẬT


THỪA KẾ THEO DI CHÚC
• Khái niệm: Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá
nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người
khác sau khi chết.


THỪA KẾ THEO DI CHÚC
Chủ thể:

• Người đã thành niên có quyền lập di chúc, trừ
trường hợp người đó bị bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ
được hành vi của mình.
• Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám
tuổi có thể lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc
người giám hộ đồng ý.


Hình thức của di chúc
• Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu
không thể lập được di chúc bằng văn bản thì
có thể di chúc miệng.


×