Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn thịt tại trại lợn vũ thị hoa, huyện phù cừ, tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 63 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ NGỌC TRUNG
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG,
TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN THỊT NUÔI TẠI TRẠI VŨ THỊ HOA,
XÃ NGUYÊN HÒA, HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2015 - 2020

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

ĐỖ NGỌC TRUNG
Tên chuyên đề:
THỰC HIỆN QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG,
TRỊ BỆNH CHO ĐÀN LỢN THỊT NUÔI TẠI TRẠI VŨ THỊ HOA,
XÃ NGUYÊN HÒA, HUYỆN PHÙ CỪ, TỈNH HƯNG YÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành:

Thú y

Lớp:

K47 – Thú y

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2015 - 2020


Giảng viên hướng dẫn:PGS.TS Từ Trung Kiên

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tại trại là một cơ hội để em có thể rèn luyện và nâng cao thêm
kiến thức chuyên môn, những kĩ năng sống và vận dụng những lý thuyết đã
được học vào thực tế. Đây là khoảng thời gian giúp em có thêm những hành
trang cần thiết để vững bước vào cuộc sống và hoàn thành tốt khóa luận để
tốt nghiệp ra trường. Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, trước hết, em
xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các thầy cô khoa Chăn nuôi thú y Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ cho em được có cơ
hội để học tập và rèn luyện trong thời gian qua.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn PGS.TS
Từ Trung Kiên đã tận tình hướng dẫn để em hoàn thành tốt bản khóa luận
này.
Em cũng xin chân thành cảm ơn tới trang trại Vũ Thị Hoa đã tạo mọi
điều kiện tốt nhất để chúng em được thực tập ở trang trại, em xin cảm ơn tất
cả các cô bác anh chị em làm việc trong trang trại đã quan tâm, chia sẻ và
giúp đỡ động viên em trong quá trình thực tập.
Qua đây, em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới bố mẹ anh chị em, cùng
bạn bè đã tạo điều kiện ủng hộ và động viên em để em hoàn thành tốt khóa
học này.
Cuối cùng, em xin gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong hội đồng đánh giá
khóa luận lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày


tháng

Sinh viên
Đỗ Ngọc Trung

năm 2019


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại ............. 5
Bảng 4.1. Số lượng lợn nuôi tại trại Vũ Thị Hoa qua 3 năm (2016-2019) ..... 34
Bảng 4.2. Số lượng lợn thịt chăm sóc nuôi dưỡng.......................................... 35
Bảng 4.3. Kết quả thực hiện một số biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn thịt 37
Bảng 4.4. Kết quả tiêm vắc xin cho đàn lợn thịt............................................. 39
Bảng 4.5. Kết quả điều trị bệnh cho đàn lợn thịt nuôi tại trại lứa 1................ 42
Bảng 4.6. Kết quả điều trị cho đàn lợn nuôi tại trại lứa 2 ............................... 42
Bảng 4.7. Tỷ lệ nuôi sống lợn thịt…………………..………….………… 42
Bảng 4.8. Khối lượng lợn qua các kỳ cân của cả 2 lứa…………….………..43
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện xuất lợn tại trại………………………………..44


iii

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

ADN:

Axit Deoxyribonucleic


ARN:

Axit Ribonucleic

Cs.:

Cộng sự

Nxb:

Nhà xuất bản

C.P:

Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam

PED:

Dịch tiêu chảy cấp ở lợn

STT:

Số thứ tự

UBND:

Uỷ Ban Nhân Dân



iv

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
PHẦN 1 MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .......................................................... 2
1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 2
Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .......................................................... 3
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập............................................................................. 3
2.1.1. Quá trình thành lập .................................................................................. 3
2.1.2. Vị trí địa lý .............................................................................................. 3
2.1.3. Đặc điểm khí hậu .................................................................................... 3
2.1.4. Cơ sở vật chất của trang trại.................................................................... 4
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của trại............................................................................ 4
2.1.6. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho vật nuôi tại trại
........................................................................................................................... 4
2.1.7. Thuận lợi và khó khăn của trại ................................................................ 6
2.2. Tổng quan tài liệu....................................................................................... 6
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn ..... 6
2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt .......................................................... 9
Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 31
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 31
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 31
3.3. Nội dung thực hiện ................................................................................... 31



v

3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện .................................................... 31
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 31
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................... 33
Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................................... 34
4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại Vũ Thị Hoa qua 3 năm (2017-2019) ..... 34
4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn thịt .......................... 35
4.3. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho đàn lợn thịt ............................ 36
4.3.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh .............................................................. 36
4.3.2. Tiêm vắc xin phòng bệnh ...................................................................... 38
4.3.3. Điều trị bệnh cho lợn thịt ...................................................................... 39
4.3.4. Kết quả nuôi đàn lợn thịt thương phẩm……………………………… 42
4.3.5. Công tác chăn nuôi phát hiện và điều trị con bệnh……………………43
4.3.6. Xuất lợn và vệ sinh chuồng trại sau xuất……………………………..46
Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................... 50
5.1. Kết luận .................................................................................................... 50
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 50


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam có những
bước phát triển vượt bậc và đạt được thành tựu to lớn đưa đất nước ngày càng
đi lên, đời sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Vì thế, các nhu cầu về

sản phẩm chất lượng cao được người dân quan tâm, đặc biệt là nhu cầu thực
phẩm, không chỉ là số lượng mà còn cả về chất lượng.
Chăn nuôi lợn là nghề truyền thống có từ lâu đời. Được sự quan tâm
của Đảng và nhà nước nghề này ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế
cao. Không chỉ cung cấp thực phẩm có giá trị kinh tế cao đáp ứng nhu cầu
thực phẩm cho xã hội mà còn là nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi.
Bên cạnh đó còn cung cấp lượng phân bón lớn cho ngành trồng trọt và một số
phụ phẩm như da, lông, sừng, móng... cho ngành công nghiệp chế biến.
Trong đó, chăn nuôi lợn nái là một trong những khâu quan trọng, góp
phần quyết định thành công của nghề chăn nuôi lợn, đặc biệt trong việc nuôi lợn
thịt để có đàn lợn thịt khỏe mạnh, nhanh lớn và nhiều nạc. Trong chăn nuôi lợn
thịt ngoại do khí hậu ở Việt Nam là kiểu khí hậu nóng ẩm mưa nhiều nên việc
chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn. Ngoài điều kiện tự nhiên thì quy trình chăm
sóc nuôi dưỡng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến năng suất và chất lượng sản phẩm
của ngành chăn nuôi lợn thịt. Từ nhu cầu thực tiễn trên, được sự đồng ý của
BCN Khoa và thầy giáo hướng dẫn, em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực
hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho đàn lợn thịt tại
trại lợn Vũ Thị Hoa, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên”.


2

1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1. Mục đích
Nắm được quy trình chăm sóc lợn thịt.
Nắm được các loại thức ăn dành cho lợn thịt, khẩu phần ăn và cách cho
ăn đối với lợn thịt qua từng giai đoạn phát triển.
Nắm được các bệnh hay xảy ra đối với lợn thịt và phương pháp phòng
trị bệnh hiệu quả nhất.
1.2.2. Yêu cầu

Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Vũ Thị Hoa, xã Nguyên Hòa,
huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên.
Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn thịt nuôi tại trại.
Xác định tình hình nhiễm bệnh và áp dụng được các biện pháp phòng
bệnh cho đàn lợn.


3

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở thực tập
2.1.1. Quá trình thành lập
Trại lợn Vũ Thị Hoa nằm trên địa phận xã Nguyên Hòa – huyện Phù
Cừ - tỉnh Hưng Yên. Trại được thành lập năm 2015, là trại lợn gia công của
công ty chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty cổ phần Charoen Pokphand Việt
Nam). Hoạt động theo phương thức chủ trại xây dựng cơ sở vật chất, thuê
công nhân, công ty cung cấp giống lợn, thức ăn, thuốc thú y, cán bộ kỹ thuật.
Hiện nay, trang trại do cô Vũ Thị hoa làm chủ trại, cán bộ kỹ thuật của công
ty chăn nuôi C.P Việt Nam chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trại.
2.1.2. Vị trí địa lý
Trại có diện tích 15 ha, được xây dựng ngay giữa cánh đồng, gần
đường giao thông thuận tiện đi lại cách trung tâm huyện Phù Cừ 10 km phía
Bắc giáp huyện Văn Giang, phía Nam giáp sông Luộc ngăn cách giữa tỉnh
Hưng Yên và Thái Bình, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây giáp
huyện Khoái Châu. Điều kiện địa lí của trại rất thuận tiện cho việc vận chuyển
lợn ra vào, thức ăn, thuốc men cũng như trao đổi mua bán hàng hóa của trại.
2.1.3. Đặc điểm khí hậu
Trại nằm trong khu vực miền Bắc nên trại cũng chịu ảnh hưởng bởi khí
hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa, có 4 mùa xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ cao nhất

vào mùa hè là 40oC, nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông là 6oC. Độ ẩm thấp nhất
vào khoảng tháng 11 – 12, độ ẩm cao nhất vào tháng 3 - 4. Huyện Phù Cừ
chịu ảnh hưởng chủ yếu của hai loại gió là gió Đông Bắc và Đông Nam. Mùa
đông gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh còn gió Đông Nam lại hoạt động


4

chủ yếu vào mùa hè, vì vậy gây khó khăn trong việc thiết kế chuồng trại và
điều chỉnh tiểu khí hậu chuồng nuôi.
2.1.4. Cơ sở vật chất của trang trại
Trại lợn có khoảng 15 ha đất để xây khu chăn nuôi, nhà ở cho công
nhân, kho cám và các hoạt động khác của trại. Trong khu chăn nuôi được quy
hoạch bố trí xây dựng hệ thống 6 chuồng mỗi chuồng nuôi 550 lợn thịt bao
gồm: 2 dãy chuồng, mỗi dãy có 7 ô, 1 ô kích thước 8 m x 10 m, 4 ô kích
thước 6 m × 10 m, 2 ô kích thước 5 m × 6 m. Hệ thống nước 2 bể nước 20 m3
là bể nước uống, 2 bể 100 m3 là bể để xả máng.
Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ
thống giàn mát, cuối chuồng có 6 quạt thông gió. Hai bên tường có dãy cửa sổ
lắp kính, mỗi cửa sổ có diện tích 1,5 m², cách nền 1,2 m, mỗi cửa sổ cách
nhau 1 m. Trên trần được lắp hệ thống chống nóng.
2.1.5. Cơ cấu tổ chức của trại
Cơ cấu của trại được tổ chức như sau:
01 chủ trại, 01 quản lí, 01 kế toán, 01 bảo vệ
01 cán bộ kỹ thuật.
03 công nhân
02 sinh viên thực tập
2.1.6. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng, trị bệnh cho vật nuôi tại
trại
Công tác thú y nhiệm vụ chính của trang trại là nuôi lợn thịt. Thức ăn

cho lợn thịt là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được cung cấp
bởi công ty chăn nuôi CP. Quy trình phòng bệnh cho đàn lợn tại trại luôn được
thực hiện nghiêm ngặt, với sự giám sát chặt chẽ của kỹ thuật viên công ty chăn
nuôi CP Việt Nam.


5

Công tác vệ sinh: hệ thống chuồng trại luôn đảm bảo thoáng mát về
mùa Hè, ấm áp về mùa Đông. Vào cuối các buổi sáng thứ 2, 4, 6 hàng tuần phun
thuốc sát trùng trong khu vực chăn nuôi, kho cám, rắc vôi hành lang vào thứ 3,
5, 7 hàng tuần, quét hành lang đi lại trong chuồng hàng ngày để đảm bảo vệ sinh.
Sinh viên, kỹ sư, khách tham quan khi vào khu chăn nuôi lợn đều phải
sát trùng, tắm bằng nước sạch trước khi thay quần áo bảo hộ lao động.
Công tác phòng bệnh: Trong khu vực chăn nuôi, hành lang giữa các
chuồng và bên ngoài chuồng đều được rắc vôi bột, các phương tiện vào trại
được sát trùng một cách nghiêm ngặt ngay tại cổng ra vào. Quy trình phòng
bệnh bằng vắc xin luôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ
thuật. Lợn được tiêm vắc xin ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi
dưỡng tốt, không mắc các bênh truyền nhiễm và các bệnh mạn tính khác để
tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.
Công tác trị bệnh: kỹ thuật của trại có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra đàn
lợn thường xuyên, các bệnh xảy ra ở lợn nuôi tại trang trại luôn được kỹ thuật
viên phát hiện sớm, cách li, điều trị ngay ở giai đoạn đầu của bệnh nên điều trị
đạt hiệu quả trên 90% trong một thời gian ngắn. Vì vậy, không gây thiệt hại
lớn về số lượng đàn lợn.
Lịch tiêm phòng vắc xin ở trại:
Bảng 2.1. Lịch tiêm phòng vắc xin được áp dụng cho lợn thịt tại trại
Tuần tuổi Loại vắc xin
4

5
7
9
11

Cách dùng Phòng bệnh
Rối loạn sinh sản và hô hấp
PRRS+Cirico
Tiêm bắp
Còi cọc sau cai sữa
Suyễn lợn
MyCo+ SFV1
Tiêm bắp
Dịch tả (lần 1)
Giả dại
AD+ FMD1
Tiêm bắp
Lở mồm long móng (lần 1)
SFV2
Tiêm bắp
Dịch tả (lần 2)
FMD2
Tiêm bắp
Lở mồm long móng (lần 2)
Nguồn: Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam


6

2.1.7. Thuận lợi và khó khăn của trại

- Thuận lợi
Được sự quan tâm của UBND xã, trang trại được xây dựng ở vị trí
thuận lợi: xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông.
Chủ trại có năng lực, năng động, nắm bắt được tình hình xã hội, luôn
quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của sinh viên
Con giống tốt, thức ăn, thuốc chất lượng cao đã mang lại hiệu quả chăn
nuôi cao cho trại.
- Khó khăn
Dịch bệnh diễn biến phức tạp thường xảy ra các bệnh ghép nên việc
điều trị gặp nhiều khó khăn, từ đó chi phí dành cho công tác phòng và chữa
bệnh lớn, làm ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
2.2. Tổng quan tài liệu
2.2.1. Đặc điểm sinh trưởng, khả năng sản xuất và phẩm chất thịt của lợn
2.2.1.1. Đặc điểm sinh trưởng, cơ sở di truyền của sự sinh trưởng
Theo Đặng Hoàng Biên (2016) [1], sinh trưởng là quá trình sinh tổng hợp,
tích lũy các chất dinh dưỡng từ bên ngoài được đưa vào để tăng lên về kích thước
các mô trong cơ thể, làm cho kích thước và khối lượng cơ thể tăng lên.
Để xác định sinh trưởng người ta dùng phương pháp cân định kỳ khối
lượng và đo kích thước các chiều của cơ thể. Ở lợn thường đo 4 chiều: dài
thân, vòng ngực, cao vây, vòng ống. Thời điểm đo thường ở các tháng tuổi:
sơ sinh 1, 2, 4, 6, 8, 10, 12, 18, 24, 36.
2.4.1.2. Sự phát triển các cơ quan trong cơ thể
Sự sinh trưởng và phát triển của gia súc nói chung và của lợn nói riêng
đều tuân theo quy luật tự nhiên của sinh vật: quy luật sinh trưởng không đồng
đều, quy luật phát triển theo giai đoạn và chu kì. Cường độ sinh trưởng thay


7

đổi theo tuổi, tốc độ tăng khối lượng cũng vậy, các cơ quan bộ phận trong cơ

thể cũng sinh trưởng phát triển khác nhau.
Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh và không đều qua các giai đoạn. Lợn
sinh trưởng nhanh nhất ở 21 ngày tuổi đầu, và sau đó giảm xuống do lượng sữa
của mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemoglobin trong máu lợn con giảm.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của con vật, xương phát triển
đầu tiên, sau đó đến cơ và cuối cùng là mỡ. Từ sơ sinh đến trưởng thành, lợn
tăng trọng nhanh, sau đó, tốc độ tăng khối lượng rất chậm rồi ngừng hẳn. Khi
con vật lớn lên, khối lượng và kích thước các cơ quan, các bộ phận của chúng
phát triển không đồng đều, tùy theo giai đoạn và tùy vào đặc điểm từng cơ
quan mà có sự phát triển với mức độ khác nhau.
Trong cơ thể lợn, có sự ưu tiên dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển và
cho từng hoạt động chức năng của các bộ phận trong cơ thể theo từng giai
đoạn phát triển của lợn.
Trước hết, dinh dưỡng được ưu tiên cho hoạt động thần kinh, tiếp đến
cho hoạt động sinh sản, cho sự phát triển bộ xương, cho sự tích luỹ nạc và
cuối cùng là sự tích luỹ mỡ. Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, khi dinh
dưỡng cung cấp bị giảm xuống 20% so với tiêu chuẩn ăn của lợn thì quá trình
tích luỹ mỡ bị ngưng trệ; khi dinh dưỡng giảm xuống 40% thì sự tích luỹ nạc,
mỡ của lợn bị dừng lại. Vì vậy, nuôi lợn không đủ dinh dưỡng thì sẽ không
tăng khối lượng và chất lượng thịt như mong muốn.
2.2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất thịt lợn
- Giống
Mỗi giống lợn có thể tạo ra chất lượng thịt và năng suất thịt khác nhau.
Các giống lợn nội có khả năng sinh trưởng và chất lượng thịt thấp hơn các
giống lợn ngoại.


8

Khả năng sản xuất và chất lượng thịt ngoài điều kiện ngoại cảnh và

thức ăn thì yếu tố di truyền là yếu tố quan trọng có khả năng ảnh hưởng lớn
nhất. Theo Trịnh Hồng Sơn (2014) [16], các chỉ tiêu thân thịt như tỷ lệ móc
hàm, tỷ lệ nạc, độ dày mỡ lưng, chiều dài thân thịt và diện tích cơ thăn ở các
giống lợn khác nhau là khác nhau. Tăng khối lượng trung bình của lợn Móng
Cái khoảng 300 - 350 gam/ngày, trong khi con lai F1 (nội x ngoại) đạt 550 600 g/ngày. Lợn ngoại nếu chăm sóc, nuôi dưỡng tốt có thể đạt tới 700 - 800
g/ngày.
Phẩm chất thịt của lợn ngoại và lợn lai cũng tốt hơn so với lợn địa
phương, tỷ lệ thịt nạc của các giống lợn ngoại là cao hơn nhiều so với lợn nội.
Hiện nay, người ta lợi dụng ưu thế lai của phép lai kinh tế để phối hợp nhiều
giống vào trong 1 con lai nhằm tận dụng các đặc điểm tốt từ các giống lợn khác
nhau. Đồng thời, sản phẩm của phương pháp lai là các con giống có thể đáp ứng
tốt yêu cầu của thị trường, nâng cao năng suất và chất lượng thịt. Kết quả khảo
sát năng suất và phẩm chất thịt của một số giống lợn của Đặng Hoàng Biên
(2016) [1] cho thấy, khả năng tăng khối lượng, tỷ lệ thịt xẻ, tỷ lệ thịt nạc của lợn
Landrace và lợn Đại Bạch đều cao hơn nhiều so với của lợn Móng Cái.
- Thời gian và chế độ nuôi
Thời gian và chế độ nuôi là hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến năng
suất và phẩm chất thịt, thời gian nuôi ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất
lượng thịt. Trần Văn Phùng và cs. (2004) [15] cho biết: sự thay đổi thành
phần hoá học của mô cơ, mô mỡ lợn chủ yếu xảy ra trong giai đoạn trước 4
tháng tuổi. Dựa vào quy luật sinh trưởng tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể
lợn người ta đề ra hai phương thức nuôi: nuôi lấy nạc đòi hỏi thời gian nuôi
ngắn, khối lượng giết thịt nhỏ hơn phương thức nuôi lấy thịt - mỡ, còn
phương thức nuôi lấy mỡ cần thời gian nuôi dài, khối lượng giết thịt lớn hơn.
Phương thức cho ăn tự do hay hạn chế cũng làm ảnh hưởng đến năng suất


9

thịt, cho ăn tự do sẽ cho khả năng sản xuất thịt nhiều hơn cho ăn khẩu phần

hạn chế.
- Khí hậu và thời tiết
Lợn điều chỉnh thân nhiệt của chúng bằng cách cân bằng nhiệt lượng
mất đi với nhiệt tạo ra qua trao đổi chất và lượng nhiệt hấp thụ được. Khi sự
khác nhau giữa thân nhiệt và nhiệt độ môi trường trở nên lớn thì tỷ lệ thoát
nhiệt sẽ tăng lên. Về mùa lạnh nhiệt độ môi trường xuống thấp dưới nhiệt độ
hữu hiệu thì tăng thêm chi phí thức ăn để tăng nhiệt lượng trao đổi chất để vật
nuôi tự nó tạo ra nhiệt lượng để giữ ấm cho cơ thể. Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ
và độ ẩm thích hợp thì lợn ăn tốt, tỷ lệ tiêu hoá cao, tích lũy cao, sinh trưởng
và phát triển nhanh, năng suất cao. Khi nhiệt độ chuồng nuôi quá cao, lợn ăn
ít, tỷ lệ tiêu hoá kém, giảm tăng khối lượng. Nhiệt độ quá thấp, lợn tiêu hao
nhiều năng lượng để chống rét, tiêu tốn thức ăn cao.
2.2.2. Một số bệnh thường gặp ở lợn thịt
2.2.2.1. Bệnh viêm phổi (Bệnh suyễn lợn)
- Nguyên nhân
Theo Lê Văn Lãnh và cs. (2012) [9], bệnh suyễn lợn hay “Dịch viêm
phổi địa phương ở lợn” (Enzootic pneumonia) là bệnh truyền nhiễm mạn tính
ở lợn. Tỷ lệ chết không cao nhưng bệnh gây ra thiệt hại lớn trong nghành
chăn nuôi lợn làm giảm tốc độ tăng trọng và gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh kế
phát, đặc biệt là những bệnh về đường hô hấp.
Mycoplasma hyopneumoniae (MH) là mầm bệnh chính gây dịch viêm
phổi địa phương ở lợn và được quan tâm đến như là một nguyên nhân chủ yếu
gây nên bệnh hô hấp phức hợp ở lợn (PRDC: Porcine respiratory disease
complex).
Nguyễn Ngọc Nhiên (1996) [14], đã có nghiên cứu về vai trò của các vi
khuẩn kế phát trong bệnh suyễn lợn đã được tiến hành. Kết quả cho thấy, nếu kết


10


hợp với các vi trùng gây viêm phổi khác sẽ tạo nên tình trạng viêm phổi nặng
với triệu chứng sốt cao, ho nhiều, khó thở. Mycoplasma được coi là nguồn gốc
gây viêm đường hô hấp trên lợn ở nước ta và các nước trên thế giới.
Theo Herenda D và cs (1994) [8], sức đề kháng: MH bị bất hoạt sau 48
giờ trong điều kiện khô, nhưng có thể tồn tại đến 17 ngày trong môi trường
nước mưa ở nhiệt độ 2 - 7oC. Trong phổi tồn tại 2 tháng ở âm 25oC và từ 9 11 ngày ở nhiệt độ l - 6oC và chỉ 3 - 7 ngày ở nhiệt độ 17 - 25oC.
- Triệu chứng
Theo Lê Văn Năm (2013) [12], thời kỳ nung bệnh dài từ 1 - 4 tuần,
nhưng cũng có thể sau 1 - 3 ngày nếu chưa có mặt của Haemophillus.
Bệnh thường phát triển rất chậm trên nền của viêm phế quản phổi và
thông thường có 2 thể biểu hiện: Á cấp tính và mạn tính.
Thể á cấp tính:
Lợn bệnh sốt nhẹ 40,4 - 41oC, bắt đầu từ những hắt hơi chảy nước mũi,
sau đó chuyển thành dịch nhầy.
Lợn thở khó, ho nhiều, sốt ngắt quãng, ăn kém
Lúc đầu ho khan từng tiếng, ho chủ yếu về đêm, sau đó chuyển thành
cơn, ho ướt nghe rõ nhất là vào sáng sớm đặc biệt là các buổi khi trời se lạnh,
gió lùa đột ngột, nước mũi nước mắt chảy ra nhiều.
Vì phổi bị tổn thương nên lợn thở thể ngực phải chuyển sang thở thể
bụng, nhiều con 0thở ngồi như chó thở. Rõ nhất là sau khi bị xua đuổi, có
những con mệt quá nằm lỳ ra mà không có phản xạ sợ sệt, vẻ mặt rầu rĩ, mí
mắt sụp, tai không ve vẩy. Xương sườn và cơ bụng nhô lên hạ xuống theo
nhịp thở gấp.
Nhịp tim và nhịp thở đều tăng cao.


11

Khi sờ nắn hoặc gõ để khám bệnh, lợn cảm thấy đau ở vùng phổi, rõ
nhất là 1 - 2 đôi xương sườn đầu giáp bả vai. Lợn vẫn thèm ăn nhưng ăn uống

thất thường.
Nếu không điều trị, lợn bệnh sẽ chết sau 7 - 20 ngày. Tỷ lệ chết phụ
thuộc rất nhiều vào lứa lợn nuôi, sức đề kháng cơ thể và điều kiện chăm sóc
nuôi dưỡng cũng như bệnh thứ phát.
Thể mạn tính:
Đây là thể bệnh thường gặp nhất ở những đàn mang trùng
Lợn bệnh ho húng hắng liên tục và bệnh kéo dài gây cảm giác rất khó chịu.
Đàn lợn ăn uống bình thường, nhưng lợn chậm lớn còi cọc.
Da lợn kém bóng, lông cứng và xù dựng đứng, nhiều trường hợp thấy
da bị quăn và xuất hiện nhiều vảy nâu.
Trong trại có một số con bị viêm khớp và vì thế chúng đi lại khó khăn
đôi khi thấy liệt và bán liệt. Ở lợn nái, có thể có thấy thai chết lưu, sảy thai và
con chết yểu.
Nếu bị bội nhiễm thì lợn bệnh ho thường sổ mũi như mủ khiến các
triệu chứng lâm sàng càng trở nên phức tạp.
Cả hai thể cấp và mạn tính đều có tiên lượng xấu đi do lợn còi cọc,
chậm lớn hao hụt số đầu con, chi phí thức ăn thuốc men tăng.
Nếu lợn bệnh qua được thì khả năng hồi phục cũng rất kém, do phổi bị
tổn thương nặng, lợn trở nên còi cọc và chậm lớn.
- Phòng bệnh
Hiệu quả của các biện pháp phòng bệnh viêm phổi do Mycoplasma phụ
thuộc rất nhiều vào các biện pháp quản lý đàn lợn. Cần phải tạo được môi
trường thuận lợi cho đàn lợn như không khí sạch sẽ, thông gió thường xuyên,
nhiệt độ ấm áp và mật độ trong chuồng phù hợp. Trong dãy chuồng không
nên nuôi lẫn lộn các đàn lợn có lứa tuổi cách nhau quá 3 tuần.


12

Ở các trại lợn cung cấp giống, để xây dựng đàn lợn không nhiễm

Mycoplasma cần sử dụng kháng sinh cho lợn nái từ giai đoạn cuối của quá
trình mang thai cho đến khi cai sữa.
Ngoài ra, còn phòng bệnh bằng vắc xin hoặc cho uống thuốc định kỳ sẽ
giúp đàn lợn giảm thiểu được sự xâm nhập và gây bệnh của vi khuẩn.
- Điều trị:
Những kháng sinh có hiệu lực điều trị với Mycoplasma là tetracycline,
tylosin và tiamulin hay gentamycin, ngoài ra còn kết hợp các kháng sinh
kháng viêm và một số thuốc bổ trợ để rút ngắn quá trình điều trị cho hiệu quả
cao. Nếu phát hiện và điều trị sớm thì đạt được hiệu quả chữa bệnh cao.
Hiện nay, vắc xin đã được tìm thấy để giảm mức độ nghiêm trọng của
bệnh, nhưng không ngăn chặn các bệnh xảy ra từ trong toàn bộ số lợn mắc
bệnh do một số nguyên nhân từ cá thể hoặc ngoại cảnh làm vắc xin giảm hay
không có hiệu lực.
2.2.2.2. Hội chứng tiêu chảy ở lợn
- Nguyên nhân
Tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý ở đường tiêu hóa và nó có nhiều
nguyên nhân, chúng ta có thể phân loại ra là nguyên nhân nguyên phát và
nguyên nhân thứ phát. Nhưng việc phân biệt rạch ròi giữa hai nguyên nhân
này là rất khó khăn. Tuy nhiên, cho dù là nguyên nhân nào cũng gây hậu quả
lớn đến cơ thể và đường tiêu hóa của lợn. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy,
nguyên nhân bị tiêu chảy ở lợn là do một số nguyên nhân sau đây:
Do vi sinh vật:
+ Do vi khuẩn:
Trong đường ruột của lợn có rất nhiều vi sinh vật sinh sống. Vi sinh vật
trong đường ruột tồn tại dưới dạng một hệ sinh thái. Vi sinh vật bao gồm các
loại virut, vi khuẩn và các loại nấm mốc. Hoạt động của hệ sinh thái trong


13


đường ruột luôn được duy trì ở mức cân bằng và ổn định, một khi do một số
yếu tố bất lợi làm giảm sức đề kháng của lợn thì VSV có hại trong đường ruột
có cơ hội phát triển mạnh hơn VSV có lợi, gây mất cân bằng và dẫn đến lợn
bị tiêu chảy.
Theo Bùi Tiến Văn (2015) [17], một số vi khuẩn thuộc họ vi khuẩn đường
ruột là E. coli, samonella sp., shigela, Klebsiella, C. Pefringens… Đó là những vi
khuẩn quan trọng gây rối loạn tiêu hóa ở người và nhiều loài động vật.
Nhiều tác giả nghiên cứu về hội chứng tiêu chảy đã chứng minh rằng,
khi gặp điều kiện thuận lợi, những vi khuẩn thường gặp ở đường tiêu hoá sẽ
tăng độc tính, phát triển với số lượng lớn trở thành có hại và gây bệnh.
Bình thường E. coli cư trú ở ruột già và phần cuối của ruột non,
nhưng khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhân lên với số lượng lớn ở lớp sâu
tế bào thành ruột, đi vào máu đến các nội tạng. Ở trong các cơ quan nội
tạng, vi khuẩn này tiếp tục phát triển và cư trú làm cho con vật rơi vào
trạng thái bệnh lý.
Sa Đình Chiến và Cù Hữu Phú (2016) [3], đã khẳng định rằng vi
khuẩn E. coli là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và quan trọng nhất của
hội chứng tiêu chảy ở lợn. Vi khuẩn E. coli chiếm tỷ lệ cao nhất trong các
loại vi khuẩn đường ruột, gây bệnh tiêu chảy tỉ lệ cao (45,6%). Trong
đường ruột chia làm hai loại vi khuẩn, một loại có lợi có nhiệm vụ lên
men dung giải các chất hữu cơ, một loại có hại khi có điều kiện thuận lợi
thì gây bệnh.
Khi xét nghiệm phân gia súc khoẻ và gia súc bị tiêu chảy đã nhận
thấy trong phân lợn thường xuyên có các loại vi khuẩn hiếu khí: E. coli,
Salmonella, Streptococcus, Bacilus subtilis. Khi lợn bị tiêu chảy thì E.
coli, Salmonella tăng lên một cách bội nhiễm.


14


E. coli có sẵn trong đường ruột của lợn, nhưng không phải lúc nào
cũng gây bệnh mà chỉ gây bệnh khi sức đề kháng của lợn giảm sút do
chăm sóc nuôi dưỡng kém, điều kiện thời tiết thay đổi đột ngột, các bệnh
kế phát.
Khi nghiên cứu về E. coli và Salmonella trong phân lợn tiêu chảy và
lợn không tiêu chảy, Nguyễn Thị Ngữ (2005) [13] cho biết, ở lợn không
tiêu chảy có 83,30% - 88,29% số mẫu có E. coli, 61,00% - 70,50% số mẫu
có mặt Salmonella. Trong khi đó, ở mẫu phân của lợn bị tiêu chảy có tới
93,7% - 96,4% số mẫu phân phân lập có E. coli và 75,0% - 78,6% số
mẫu phân lập có Salmonella. Kết quả này cũng khẳng định nguyên nhân
nghi ngờ gây tiêu chảy là Salmonella dựa vào những biểu hiện triệu chứng
lâm sàng điển hình. Trong số các loại mẫu bệnh phẩm từ cơ quan nội
tạng, tỷ lệ phân lập cao nhất ở hạch màng treo ruột và đoạn hồi tràng
(83,33%) sau đó là ở hạch amidan (66,67%), thấp nhất từ các mẫu lách và
gan (50,00%).
+ Do virus
Đã có nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng, virus cũng là nguyên nhân gây
tiêu chảy ở lợn. Nhiều tác giả nghiên cứu đã kết luận 1 số virus như Rotavirus, TGE, Parvovirus, Adenovirus có vai trò nhất định gây hội chứng tiêu
chảy ở lợn. Sự xuất hiện của virus đã làm tổn thương niêm mạc đường tiêu
hoá, suy giảm sức đề kháng của cơ thể và gây ỉa chảy ở thể cấp tính.
TGE (Transmisssible gastro enteritis) được chú ý nhiều trong hội chứng
tiêu chảy ở lợn. TGE gây bệnh viên dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn, là một
bệnh có tính chất truyền nhiễm cao, biểu hiện đặc trưng là nôn mửa và tiêu
chảy nghiêm trọng. Bệnh thường xảy ra ở các cơ sở nuôi tập trung khi thời
tiết rét, lạnh và chỉ gây bệnh cho lợn. Ở lợn, virus nhân lên mạnh nhất ở niêm


15

mạc của không tràng và tá tràng, rồi đến hồi tràng, chúng không sinh sản

trong dạ dày và kết tràng.
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs. (1997) [11], virus TGE (Transmisssible
gastro enteritis) có sự liên hệ đặc biệt với các tế bào màng ruột non. Khi virus
xâm nhập vào tế bào, nó nhân lên và phá huỷ tế bào trong 4 - 5 giờ. Các thức
ăn vào sẽ không tiêu hoá được ở lợn nhiễm virus TGE. Các chất dinh dưỡng
không được tiêu hoá, nước không được hấp thu, lợn tiêu chảy, mất dịch, mất
chất điện giải và chết. Trong số những mầm bệnh thường gặp ở lợn bị tiêu
chảy có rất nhiều loại virus, 29% phân lợn bệnh tiêu chảy phân lập được
Rota-virus, 11,2% có virus TGE, 2% có Enterovirus, 0,7% có Parvovirus.
Có một loại virus cực kì nguy hiểm nữa có thể gây thành dịch tiêu chảy
hàng loạt trên lợn đó là virut PED (Porcin Epidemic Diarrhoea). PED là một
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở lợn con mọi lứa tuổi, bệnh lây lan rất nhanh.
Nguyên nhân gây ra bệnh là do virus Coronavius, lần đầu tiên được phát hiện
tại Anh Quốc vào năm 1971, nhưng lúc đó chưa được công bố dịch.
+ Do ký sinh trùng
Ký sinh trùng ký sinh trong hệ tiêu hoá là một trong những nguyên
nhân gây hội chứng tiêu chảy. Ký sinh trùng ngoài việc lấy đi dinh dưỡng của
lợn, tiết độc tố đầu độc cho lợn, chúng còn gây tác động cơ giới làm tổn
thương niêm mạc đường tiêu hóa và là cơ hội khởi đầu cho quá trình nhiễm
trùng. Có nhiều loại ký sinh trùng đường ruột tác động gây ra bệnh tiêu chảy
như sán lá ruột lợn, giun đũa lợn... Ngoài tác động cơ giới lên thành ruột thì
giun sán còn tiết độc tố có thể gây rối loạn tiêu hóa, làm lợn còi cọc chậm lớn
và mở đường cho nhiều loại vi rút vi khuẩn xâm nhập.
Do các nguyên nhân khác.
+ Do thời tiết, khí hậu


16

Ngoại cảnh là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ

thể lợn. Khi điều kiện thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột: nóng quá, lạnh quá,
mưa, gió, độ ẩm không khí cao đều là yếu tố tác động trực tiếp đến lợn, đặc
biệt là lợn con.
Các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng... thay đổi bất thường của điều kiện
chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn
con chưa phát triển hoàn chỉnh, vì các phản ứng thích nghi của cơ thể lợn con
còn yếu.
+ Do kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng.
Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng, việc chăm
sóc nuôi dưỡng nếu không đảm bảo quy trình kỹ thuật thì sẽ ảnh hưởng đến
sức đề kháng của lợn, một khi sức đề kháng giảm thì các vi khuẩn có hại có
điều kiện để phát triển mạnh lên, đặc biệt là vi khuẩn đường ruột. Việc thực
hiện đúng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng trong chăn nuôi sẽ giúp nâng cao
sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của lợn. Thức ăn bị nhiễm độc tố nấm
mốc cũng là nguyên nhân gây ra tiêu chảy. Khẩu phần thức ăn của lợn thiếu
khoáng và các vitamin cũng là nguyên nhân làm lợn dễ mắc bệnh.
Thức ăn kém chất lượng, ôi thiu... cũng là nguyên nhân làm cho lợn
con bị tiêu chảy. Vậy cần có phương thức chăm sóc nuôi dưỡng tốt, khẩu
phần ăn hợp lý để hạn chế bệnh viêm ruột cho lợn.
Thức ăn thiếu đạm, tỷ lệ protein và axit amin không cân đối dẫn đến
quá trình hấp thu chất dinh dưỡng không tốt. Cơ thể lợn thiếu dinh dưỡng,
hàm lượng albumin huyết thanh giảm và kéo theo hàm lượng globulin huyết
thanh cũng giảm. Hệ quả là khả năng miễn dịch của cơ thể giảm rõ rệt, tạo
điều kiện cho các vi khuẩn phát triển gây bệnh.


17

Vitamin là yếu tố không thể thiếu được với mọi cơ thể lợn, nó đảm bảo
cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể diễn ra bình thường. Thiếu một vitamin

sẽ làm cho lợn còi cọc, sinh trưởng kém, dễ mắc bệnh đường tiêu hóa.
+ Do stress
Stress là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sức đề kháng của lợn. Tất cả mọi
nguyên nhân dẫn đến stress cho lợn như sự thay đổi thời tiết, tiếng ồn, mật độ
chuồng nuôi cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh trong đó có hội chứng
tiêu chảy.
Bệnh tiêu chảy lợn con có liên quan đến trạng thái stress. Hầu hết, lợn
con bị bệnh tiêu chảy có hàm lượng cholesterrol trong huyết thanh giảm thấp.
- Triệu chứng
Lợn con mắc bệnh lúc đầu ăn bình thường. Sau đó lợn ít ăn hoặc bỏ ăn,
gầy nhanh, lông xù, đuôi rũ, da nhăn nheo nhợt nhạt, hai chân sau đứng co
rúm lại và run rẩy, đuôi dính đầy phân, khi lợn đi ỉa rặn nhiều, lưng uốn cong,
bụng thóp lại, thể trạng đờ đẫn, ít vận động.
Thể quá cấp tính: Lợn chết nhanh, thường sau 2 - 12 giờ kể từ khi bỏ
ăn, lợn bỏ ăn hoàn toàn đi xiêu vẹo, loạng choạng, thích nằm bẹp một chỗ,
mõm tím tái, thở thể bụng khó khăn, phân lỏng màu trắng lầy nhầy, mùi tanh
thối. Lợn nằm co giật yếu dần rồi chết.
Thể cấp tính: Lợn chết chậm hơn 2 - 4 ngày kể từ khi bỏ ăn, lợn ỉa
chảy, mất dinh dưỡng, nước, khoáng, yếu rồi chết dần.
Thể mạn tính: Lợn ỉa chảy liên miên, phân lúc nước lúc sền sệt, mùi
khó chịu, hậu môn dính phân, bẩn, lợn gầy sụt, xù lông, nếu không chết thì
cũng còi cọc.


18

- Bệnh tích
Thể cấp tính: Niêm mạc dạ dày phủ đầy dịch nhầy, xung huyết và xuất
huyết rõ. Niêm mạc ruột bị tổn thương mạnh, có vùng hoại tử. Hạch lâm ba
chuyển từ màu hồng sang màu đỏ sẫm. Gan nhão, dễ vỡ, đôi khi có xuất

huyết. Túi mật sưng, màu mật biến đổi.
Thể mạn tính: Đặc trưng là tăng sinh tế bào. Trong khi tế bào tăng sinh
có các đại thực bào với các hạt nhân màu trắng sáng. Đó là sản phẩm biểu bì
võng mô, chúng có khả năng thực bào. Ở đó, có hiện tượng hoại tử và nhiều
vi khuẩn Salmonella. Hiện tượng này tạo nên u xơ gan, lách sưng to và đỏ
xám hoặc đỏ sẫm, đôi khi có màu đen, rìa lách cong. Niêm mạc ruột bị tổn
thương, có vết loét. Thận không có biến đổi đặc trưng, phổi viêm đôi khi có ổ
mủ. Tim sưng, hơi nhão, xoang bao tim chứa đầy nước vàng, cơ tim xuất huyết.
- Các biện pháp phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh:
Trong chăn nuôi khâu vệ sinh là hết sức quan trọng và cần thiết. Vệ
sinh tạo ra môi trường tốt, làm tăng sức đề kháng nhằm ngăn ngừa mầm bệnh
lây lan. Thực hiện nghiêm ngặt các khâu như: Vệ sinh, sát trùng chuồng trại,
dụng cụ chăn nuôi cách ly động vật mới nhập, động vật ốm luôn là những
biện pháp cần thiết trong khâu vệ sinh phòng bệnh.
Như vậy, việc đảm bảo tốt kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng như thức ăn
đảm bảo chất lượng, tập cho lợn con ăn sớm, đảm bảo tốt vệ sinh chuồng
nuôi, vệ sinh tiểu khí hậu chuồng nuôi là rất quan trọng nhằm hạn chế tỷ lệ
lợn con mắc bệnh tiêu chảy.
Phòng bệnh bằng vắc xin:
Vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh
cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi
khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền như ARN, ADN…) đã được làm


×