Tải bản đầy đủ (.doc) (114 trang)

Luận văn: Thành ủy Hà Nội lãnh đạo công tác phòng, chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.8 KB, 114 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỖ NGỌC TỒN

Thành ủy Hà Nội lãnh đạo cơng tác phòng,
chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay
Chuyên ngành

: Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam

Mã số

: 60 31 23

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS NGÔ HUY TIẾP

HÀ NỘI - 2013

LỜI CAM ĐOAN


Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc
lập của tôi. Các số liệu và tư liệu được dựa trên nguồn tin
cậy và dựa trên thực tế khảo sát của tơi. Tơi xin hồn tồn
chịu trách nhiệm về cơng trình nghiên cứu của mình

Tác giả

Đỗ Ngọc Tồn




MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: THÀNH ỦY HÀ NỘI VÀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI - NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Khái quát về Thành ủy Hà Nội và cơng tác phịng, chống tham
nhũng ở Thành phố Hà Nội
1.2. Thành ủy Hà Nội lãnh đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng quan niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo

13
13
21

Chương 2: CƠNG TÁC PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG Ở THÀNH
PHỐ HÀ NỘI VÀ THÀNH ỦY LÃNH ĐẠO CƠNG TÁC
PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG - THỰC TRẠNG,
NGUN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

2.1. Cơng tác phịng, chống tham nhũng ở Thành phố Hà Nội hiện nay
2.2. Thành ủy lãnh đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng - thực
trạng, ngun nhân và kinh nghiệm

36

36
44

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI
ĐỐI VỚI CƠNG TÁC PHỊNG, CHỐNG THAM NHŨNG
ĐẾN NĂM 2020

3.1. Những nhân tố tác động, phương hướng tăng cường sự lãnh đạo
của Thành ủy đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng hiện nay
3.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của Thành ủy
Hà Nội đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng hiện nay
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

67
67
72
88
93
97


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tham nhũng là vấn đề mang tính phổ biến, xuất hiện từ khi xã hội có
nhà nước. Ngày nay, tham nhũng đang phát triển phức tạp và nguy hiểm, trở
thành vấn đề nhức nhối đe dọa nghiêm trọng đến tiến trình phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt nam. Bởi vậy, phịng,

chống tham nhũng luôn được coi là nhiệm vụ cấp bách của mọi nhà nước,
mọi quốc gia.
Ở nước ta, ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt vấn đề chống tham ô, lãng phí là nhiệm vụ
quan trọng phải thực hiện, làm trong sạch đội ngũ cán bộ của Đảng, của Nhà
Nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi tham ơ, lãng phí, quan liêu là một trong
những giặc hung ác của chế độ cách mạng vừa mới hình thành. Người nêu
rằng “…Cuộc vận động này là một cuộc cách mạng nội bộ, một cuộc đấu
tranh gay go giữa cái tốt và cái xấu, cái cũ và cái mới, giữa đạo đức cách
mạng là cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư và kẻ địch là tệ nạn tham ơ,
lãng phí, quan liêu…” [25, tr.421].
Trong công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu
quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, cũng đặt ra những khó
khăn và thách thức lớn, trong đó có tệ nạn tham nhũng, tham nhũng đang là
vấn đề bức xúc trong xã hội, nó đã trở thành tệ nạn, vấn nạn quốc gia... và
tham nhũng được coi “là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của
Đảng ta, chế độ ta...” [15].
Trước tình hình đó, kể từ khi có pháp lệnh phịng, chống tham nhũng
năm 1998, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005, Đảng và Nhà nước ta
đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo về công tác đấu tranh, phòng, chống tham


2
nhũng. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: “Tích cực
phịng ngừa và cương quyết chống tham nhũng, lãng phí là địi hỏi bức xúc
của xã hội, là quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy
lãnh đạo và quản lý trong sạch, vững mạnh, khắc phục một trong những nguy
cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta” [14, tr.45-46]. Cơng tác phịng,
chống tham nhũng đã có những chuyển biến tích cực cả về nhận thức, hành
động và đã đạt được những kết quả bước đầu, nhất là trong phịng ngừa, cơng

khai, minh bạch hóa, cải cách thủ tục hành chính, quản lý tài sản cơng...trên
một số lĩnh vực, tham nhũng đã từng bước được kiềm chế. Tuy nhiên, cơng
tác phịng, chống tham nhũng vẫn chưa đạt yêu cầu và mục tiêu đề ra. Tham
nhũng vẫn còn nghiêm trọng, với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra
trên nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành gây bức xúc trong xã hội và là
thách thức lớn đối với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ta. Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định:
Phòng và chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm là nhiệm
vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài. Mọi cán bộ lãnh đạo của Đảng, Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến
cơ sở và từng đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải gương
mẫu thực hiện và trực tiếp tham gia đấu tranh phòng, chống tham
nhũng, lãng phí [16, tr.252-253].
Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính Quốc gia, là trung tâm lớn
về văn hóa, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Trong những năm qua
Hà Nội luôn được sự quan tâm của Trung ương, sự phối hợp, liên kết, hợp tác
của bạn bè trong nước và quốc tế; đồng thời đảng bộ, chính quyền và nhân
dân Thủ đơ đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức. Kinh tế Thủ
đô vẫn tăng trưởng khá. An sinh xã hội được đảm bảo, các gia đình chính sách,
người nghèo, nhất là nhân dân ở khu vực xa trung tâm thành phố được đặc biệt


3
quan tâm. Sự nghiệp giáo dục, văn hóa, y tế tiếp tục phát triển và đạt hiệu quả
cao. Công tác quy hoạch, quản lý đô thị, xử lý môi trường được tăng cường. An
ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội được giữ vững. Cải cách hành chính có
chuyển biến tích cực, vị thế, uy tín của Thủ đơ ngày càng được nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, Hà Nội còn nhiều
tồn tại, hạn chế, yếu kém trên một số lĩnh vực. Do quá trình phát triển mạnh
về xây dựng đơ thị và là nơi tập trung đông các đối tượng dân cư nên Hà Nội

có tỷ lệ tội phạm cao so với cả nước, trong đó có tội phạm về tham nhũng.
Tham nhũng ở thành phố Hà Nội rất nghiêm trọng và diễn biến hết sức phức
tạp, tội phạm tham nhũng đã gây lên những tác động tiêu cực đến nhiều mặt
của đời sống xã hội, làm cản trở nỗ lực đổi mới và kìm hãm sự phát triển đi
lên của thành phố. Tệ tham nhũng đã làm thất thoát một lượng lớn tài sản, tiền
của của nhà nước, tập thể và của nhân dân. Nghiêm trọng hơn là tham nhũng
còn làm tha hóa một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, công chức, viên
chức kể cả cán bộ chủ chốt các cấp dẫn đến mất cán bộ, gây xôn xao dư luận
xã hội, khiến cho nhân dân lo lắng, bất bình, thiếu sự tin tưởng vào Đảng, vào
chính quyền nhà nước.
Trong những năm vừa qua, thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng;
Nghị quyết hội nghị lần thứ 3 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng,
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; chương trình chiến lược Quốc gia phòng,
chống tham nhũng giai đoạn 2010-2020; Đảng bộ Thành phố Hà Nội đã tập
trung lãnh đạo, chỉ đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng và coi đó là một
trong 05 nhiệm vụ trọng tâm của Thành phố. Trong Báo cáo chính trị tại Đại
hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XV (2010) đã nhận định đánh giá:
Cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí được tập trung chỉ đạo, đạt kết quả bước đầu. Công


4
tác phòng, chống tham nhũng được các cấp uỷ đảng, chính quyền,
đồn thể, các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc Thành phố triển
khai thực hiện nghiêm túc, tạo chuyển biến rõ nét về nhận thức và
hành động, đạt được kết quả bước đầu; có một số biện pháp được
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng và dư luận
đánh giá là mạnh dạn, sáng tạo, tích cực; tình trạng tham nhũng,
lãng phí trên một số lĩnh vực trọng yếu bước đầu được kiềm chế,

ngăn chặn; góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã
hội, củng cố lòng tin của nhân dân [11].
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, song công tác phòng, chống
tham nhũng của Thành phố vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy Hà Nội, đó là: Hiệu quả cơng tác phịng,
chống tham nhũng cịn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn và sự mong
đợi của nhân dân Thủ đô. Nhận thức và ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy
đảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên về cơng tác phịng, chống tham nhũng chưa
thật đầy đủ, thiếu sâu sát. Còn nhiều sơ hở, bất hợp lý của cơ chế chính sách và sự
lỏng lẻo trong công tác quản lý đã tạo cơ hội cho những cán bộ, đảng viên thối
hóa biến chất lợi dụng để tham ô, tham nhũng. Các biện pháp, giải pháp phịng,
chống tham nhũng cịn thiếu tính đồng bộ, cơng tác kiểm tra, thanh tra, kiểm tốn
trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội cịn ít, trong khi đó hành vi tham nhũng ngày
càng hết sức tinh vi. Các cơ quan có chức năng chống tham nhũng lực lượng còn
quá mỏng, năng lực, bản lĩnh, quyết tâm của một số cán bộ cịn hạn chế; các hình
thức xử lý hành vi tham nhũng chưa đủ nghiêm để răn đe và giáo dục chung. Các
giải pháp khuyến khích, tơn vinh, khen thưởng, cũng như bảo vệ người đấu tranh
chống tham nhũng còn thiếu đồng bộ, hiệu quả thấp...
Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Thành phố Hà Nội nhận thức vai trị quan trọng của cơng tác phịng,


5
chống tham nhũng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định an
ninh chính tri, trật tự an tồn xã hội. Vì vậy, Thành uỷ Hà Nội xác định cơng
tác phịng, chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của thành
phố; đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp uỷ đảng, các cấp các ngành tăng
cường thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng gắn liền với việc nâng cao
chất lượng công tác quản lý nhà nước.
Để khắc phục những hạn chế, yếu kém trong cơng tác phịng, chống

tham nhũng, Đảng bộ Thành phố Hà Nội cần xác định rõ mọi yếu kém hạn
chế, mọi vấn đề thách thức đang đặt ra đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ trong
công tác phịng, chống tham nhũng, để từ đó xây dựng những giải pháp sát
thực, khả thi để tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với cơng tác phịng,
chống tham nhũng. Từ những lý do trên, việc nghiên cứu một cách cơ bản và
toàn diện về sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội trong cơng tác
phịng, chống tham nhũng để nhằm đề xuất những giải pháp tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng bộ đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng là quan
trọng và thực sự cần thiết. Là người trực tiếp làm cơng tác phịng, chống tham
nhũng, học viên chọn đề tài “Thành ủy Hà Nội lãnh đạo cơng tác phịng,
chống tham nhũng trong giai đoạn hiện nay” làm luận văn tốt nghiệp cao
học, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam là hết sức cần thiết.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Các sách liên quan
- Sách “Phát huy dân chủ trong đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta
hiện nay”, Luật gia Phạm Thành Nam, TS Đỗ Thị Thạch (đồng chủ biên),
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005.
Cuốn sách có giá trị tham khảo tốt đối với luận văn, một trong bốn kinh
nghiệm để phát huy dân chủ trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng được
các tác giả rút ra trong quá trình nghiên cứu là về xây dựng chỉnh đốn Đảng,


6
cải cách thủ tục hành chính, phát huy vai trị của các tổ chức quần chúng và
nhân dân là những gợi mở quan trọng cho hướng nghiên cứu của luận văn.
- Sách “Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của một số nước trên
thế giới”, Ban nội chính Trung ương, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005.
Cuốn sách nghiên cứu về những kinh nghiệm phòng, chống tham
nhũng của thế giới. Những kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của các
quốc gia trên thế giới có giá trị tham khảo rất tốt đối với luận văn, nhất là

nội dung về những thách thức để xóa bỏ điều kiện, tiền đề làm nảy sinh
tham nhũng.
- Sách “Tệ quan liêu, lãng phí và một số giải pháp phòng chống”,
Nhiều tác giả do Ban chỉ Đạo Trung ương 6 (2) cùng với Viện khoa học xã
hội Việt Nam biên soạn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006.
Cuốn sách có giá trị tham khảo rất tốt đối với luận văn. Cuốn sách đã
tập hợp một số bài viết và nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tệ quan liêu,
lãng phí; văn kiện Đảng nhiệm kỳ Đại hội VI, VII, VIII, IX về chống quan
liêu, lãng phí; quan điểm và giải pháp phịng chống tệ quan liêu, lãng phí ở
nước ta. Tuy nhiên, các quan điểm giải pháp đó chủ yếu tập trung vào
chống quan liêu, lãng phí và là những gợi mở cho cơng tác phòng, chống
tham nhũng hiện nay.
- Sách“Phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam và thế giới”, GS,TS
Nguyễn Xuân Yêm; GS, TS Nguyễn Hịa Bình; TS Bùi Minh Thanh (đồng
chủ biên), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2007.
Một số nội dung của cuốn sách có giá trị tham khảo đối với luận văn,
nhất là quan điểm của các tác giả cho rằng, muốn phòng, chống tham nhũng
hiệu quả tất yếu phải dựa vào quần chúng nhân dân; phải kiên quyết chống
tham nhũng mới có thể đảm bảo cho sự ổn định về các mặt: kinh tế, chính tri,
xã hội và ổn định lòng dân. Tuy nhiên đây là cuốn sách nói về cơng tác


7
phịng, chống tham nhũng nói chung ở tầm vĩ mơ, khơng bàn tới khía cạnh về
Đảng lãnh đạo cơng tác phòng, chống tham nhũng.
- Sách “Nhận diện tham nhũng và các giải pháp phòng, chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay”, PGS,TSKH Phan Xuân Sơn; ThS Phạm Thế
Lực (đồng chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
Cuốn sách có nội dung lý luận khá phong phú và sâu sắc phản ánh bản
chất của tham nhũng, đề cập một cách trực diện những biểu hiện, tác hại của

tham nhũng trên một số lĩnh vực. Tuy nhiên, đây là cuốn sách nghiên cứu vấn
đề tham nhũng trên phạm vi cả nước. Nhũng giải pháp được đề cập chỉ dùng
lại ở những vấn đề chung. Các tác giả chưa luận bàn sâu về vai trị lãnh đạo
của Đảng đối với cơng tác phòng, chống tham nhũng. Luận văn cần nghiên
cứu sâu hơn về nội dung này.
- Sách “Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng, chống tham
nhũng ở nước ta hiện nay”, TS Lê Hồng Liêm (chủ biên), Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2011.
Một số nội dung trong sách có giá trị tham khảo tốt đối với luận văn.
Tuy nhiên, tác giả luận ban riêng về công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với
Phòng, chống tham nhũng, chưa đề cập đến các mặt cơng tác khác, vì thế hệ
thống các giải pháp cũng xoay quanh mục đích tăng cường công tác kiểm tra,
giám sát, chưa đề cập đến vấn đề sự lãnh đạo của Đảng với công tác phòng,
chống tham nhũng.
- Sách “Ban chỉ đạo và Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng,
chống tham nhũng 2006-2011”, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
2.2. Các đề tài khoa học
- Đề tài khoa học cấp Bộ (2001), “Tham nhũng và phòng, chống tham
nhũng trong xây dựng cơ bản”, Bộ Cơng an chủ trì. Ngồi việc phân tích
nhũng vấn đề lý luận tham nhũng, đề tài đã đi sâu nghiên cứu những dấu hiệu,


8
nguyên nhân, điều kiện thực hiện hành vi tham nhũng trong xây dựng cơ bản
và đề xuất các giải pháp phòng, chống. Đề tài nghiên cứu chủ yếu trên cơ sở
lý luận về tội phạm và khoa học điều tra hình sự.
- Đề tài khoa học Ban Đảng (2003), “Tham nhũng và giải pháp chống
tham nhũng ở Việt Nam hiện nay”, Ban Nội chính Trung ương Đảng chủ trì.
Đề tài đã phân tích rõ bản chất, đặc điểm, nguyên nhân và điều kiện thực hiện
hành vi tham nhũng, đồng thời luận chứng các giải pháp về phòng chống

tham nhũng.
- Đề tài độc lập cấp Nhà Nước (2006), “Luận cứ khoa học cho việc xây
dựng chiến lược phòng ngừa và nâng cao hiệu quả đấu tranh chống tham
nhũng ở Việt Nam hiện nay đến năm 2020”, Thanh tra chính phủ. Đây là đề
tài có quy mơ lớn nhằm luận chứng cơ sở lý luận - thực tiễn cho việc hoạch
định Chiến lược phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam.
Ba đề tài nêu trên nghiên cứu về cơng tác phịng, chống tham nhũng ở
tầm vĩ mô. Những kết quả nghiên cứu của các đề tài về bản chất, đặc điểm,
nguyên nhân của tham nhũng có giá trị tham khảo đối với luận văn. Tuy
nhiên, các đề tài trên chưa có luận bàn nhiều về sự lãnh đạo của Đảng trong
phòng, chống tham nhũng, các giải pháp trong đề tài cũng không đề cập đến
mục tiêu tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong phòng, chống tham nhũng.
2.3. Các luận án tiến sĩ và luận văn thạc sĩ
Theo tác giả được biết, đến nay chỉ có 01 Luận án tiến sĩ, 02 Luận văn
thạc sĩ nghiên cứu về phòng, chống tham nhũng dưới góc độ của chuyên
ngành Xây dựng Đảng:
- Luận văn: “Đảng bộ xã lãnh đạo chống tham nhũng trong đội ngũ
cán bộ xã tỉnh Thái Bình giai đoạn hiện nay”, Phạm Đức Tiến, Luận văn thạc
sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học
viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2005.


9
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo tốt cho
luận văn này. Tuy nhiên, với khuôn khổ của luận văn chỉ giới hạn phạm vi
nghiên cứu ở sự lãnh đạo của Đảng bộ xã, chưa có điều kiện nghiên cứu ở cấp
tỉnh và cấp huyện.
- Luận văn: “Tỉnh ủy Bình Phước lãnh đạo cơng tác phòng, chống
tham nhũng trong giai đoạn hiện nay”, Phạm Hùng Sơn, Luận văn Thạc sĩ
Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học

viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2009.
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có giá trị tham khảo rất tốt vì
Luận văn nghiên cứu sự lãnh đạo của tỉnh ủy trong cơng tác phịng, chống
tham nhũng. Tuy nhiên Thủ đơ Hà Nội và tỉnh Bình Phước có những đặc
điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán, vị trí chính trị
khác nhau nhiều.
- Luận án: “Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo phòng chống
tham nhũng trong giai đoạn hiện nay”, Vũ Thị Nghĩa, Luận án Tiến sĩ Khoa
học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện
Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2012.
Những kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo tốt đối với
luận văn. Tuy nhiên, luận án tập trung nghiên cứu trong phạm vi tại Thành
phố Hồ Chí Minh, tuy rằng cùng thể chế chính trị và phạm vi cấp tỉnh, thành
phố nhưng về đặc điểm, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, phong tục tập
qn.. có khác nhau với Thủ đơ Hà Nội.
2.4. Các bài viết đăng trên tạp chí
Trong những năm qua, vấn đề tham nhũng và phòng, chống tham
nhũng của Việt Nam đã có nhiều bài viết được đăng tải trên các tạp chí
chun nghành. Trong đó có những bài viết đề cập đến khai niệm, bản chất,
đặc điểm, những tác hại nghiêm trọng của tham nhũng. Một số bài viêt khác


10
tập trung tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tham nhũng, những kinh nghiệm
phòng, chống tham nhũng của thế giới. Một số bài viết đề cập đến vấn đề
phân tích về những giải pháp phòng, chống tham nhũng trong nội bộ Đảng
hay một địa phương, đơn vị. Cụ thể là:
- Bài “Kiên quyết đấu tranh chống bệnh quan liêu và đẩy lùi nạn tham
nhũng trong bộ máy Đảng, Nhà nước ta”- Võ Chí Cơng, Tạp chí Cộng sản, số
16-2002.

- Bài “Tăng cường cơng tác kiểm tra của Đảng góp phần ngăn chặn và
đẩy lùi tham nhũng” - PGS, TS Nguyễn Thị Doan, Tạp chí Cộng sản, số 4- 2002.
- Bài “Hối lộ và biện pháp phòng ngừa” - Nguyễn Ngọc Lộc, Tạp chí
Cộng sản, số 8-2002.
- Bài “Để tiền lương trở thành giải pháp chống tham nhũng”- Nguyễn
Kim Đỉnh, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 1-2003.
- Bài “Vai trò giám sát của nhân dân đối với hành vi tham nhũng” Hữu Thọ, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8- 2003.
- Bài “Nhân tố quan trọng hàng đầu để ngăn chặn, đẩy lùi tham
nhũng, lang phí” - Vũ Ngọc Lâm, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 5-2008.
- Bài “Những khác biệt trong pháp luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam
và Singapore” - Nguyễn Thanh Minh, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 2-2010.
- Bài “5 năm hoạt động của Ban chỉ đạo và Văn phòng ban chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng” - Đàm Văn Lợi, Bản tin phòng,
chống tham nhũng Ban Chỉ đạo TW, số 49-50/2012.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối
với cơng tác phịng, chống tham nhũng, trên cơ sở đó, luận văn đề xuất
phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của


11
Thành ủy đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng ở thành phố trong giai
đoạn hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ
- Làm rõ quan niệm, đặc điểm tác hại của tham nhũng và sự lãnh đạo
của Thành ủy Hà Nội đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng trong giai
đoạn hiện nay.
- Khảo sát và đánh giá đúng thực trạng tham nhũng và sự lãnh đạo của
Thành uỷ Hà Nội đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng trong giai đoạn

hiện nay, chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằn tăng cường
sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng
đến năm 2020.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thành ủy Hà Nội lãnh đạo cơng tác phịng, chống tham nhũng trong
giai đoạn hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội đối
với công tác phòng, chống tham nhũng từ năm 2006 đến nay; phương hướng
và giải pháp của đề tài có giá trị đến năm 2020.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận của đề tài:
Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đấu tranh phòng,
chống quan liêu, tham nhũng trong Đảng và bộ máy nhà nước.
5.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài là thực tiễn lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội
đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng ở thành phố những năm vừa qua.


12
5.3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng
thời sử dụng những phương pháp nghiên cứu khác như: phân tích- tổng hợp;
lơgíc - lịch sử; chun gia; tổng kết thực tiễn.
6. Đóng góp về khoa học của luận văn
- Góp phần làm rõ quan niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo của
Thành ủy Hà Nội đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng trong giai đoạn
hiện nay.

- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của
Thành uỷ Hà Nội đối với cơng tác phịng, chống tham nhũng giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các cấp uỷ đảng
trực thuộc nâng cao năng lực lãnh đạo cơng tác phịng chống tham nhũng giai
đoạn hiện nay; đồng thời luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở địa phương hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung luận văn được kết cấu gồm 3 chương, 6 tiết.


13
Chương 1
THÀNH ỦY HÀ NỘI VÀ CƠNG TÁC PHỊNG, CHỐNG
THAM NHŨNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI- NHỮNG VẤN ĐỀ
LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI QUÁT VỀ THÀNH ỦY HÀ NỘI VÀ CƠNG TÁC PHỊNG,
CHỐNG THAM NHŨNG Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI

1.1.1. Khái quát về Thành phố Hà Nội
1.1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thành phố
Hà Nội đến nay đã hơn một ngàn năm tuổi, kể từ khi Đức vua Lý Thái
Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Trải qua bao biến thiên của
lịch sử, Thăng Long - Hà Nội luôn là nơi hội tụ khí thiêng sơng núi, tinh hoa
và sức mạnh của đất nước, vùng đất địa linh nhân kiệt. Ngày 29-5-2008, trong
kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII
đã thơng qua Nghị quyết mở rộng địa giới hành chính Thủ đơ Hà Nội với việc
hợp nhất diện tích đất tự nhiên, dân số của Tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh thuộc
tỉnh Vĩnh Phúc, 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, n Trung huyện

Lương Sơn của tỉnh Hịa Bình vào Hà Nội và Nghị quyết có hiệu lực thi hành
từ ngày 1-8-2008.
Thành phố Hà Nội ngày nay nằm ở trung tâm Bắc bộ, phía Bắc giáp
tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Ngun; phía Đơng giáp tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và
Hưng n; phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ và Hịa Bình; phía Nam giáp tỉnh Hà
Nam. Thủ đơ Hà Nội có diện tích tự nhiên 3.344,47 km2 (gấp hơn 3 lần so với
trước đây) dân số hơn 6,2 triệu người với 29 đơn vị hành chính cấp Quận,
huyện, thị xã (trong đó 10 quận,18 huyện, 1 thị xã); đơn vị hành chính cấp cơ
sở là 577 xã, phường, thị trấn.
Hà Nội là nơi tập trung đông dân cư từ các nơi về hội tụ; nơi có Đơ thị,
có Nơng thơn, có Sơng, có Núi, với đặc điểm đó đã tạo cho Hà Nội có nhiều


14
điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố. Sau 25 năm
đổi mới, đặc biệt là từ sau mở rộng địa giới hành chính đến nay, kinh tế của
Thành phố phát triển ổn định và đi lên. GRDP trung bình giai đoạn 2006 2010 đạt: 10,73%/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng dịch vụ,
giảm công nghiệp và nông nghiệp; cuối năm 2010 đạt: Dịch vụ 52,5% - Công
nghiệp, xây dựng 41,6% - Nơng nghiệp 5,9%. Hà Nội đã có đóng góp lớn
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và vai trò ngày càng
được khẳng định và nâng cao. Mặc dù chỉ chiếm 7,6% về dân số và 1% diện
tích nhưng Hà Nội đóng góp tới 12,5%GDP cả nước, 9,8% GTSX công
nghiệp, 11,2% kim ngạch xuất khẩu, 19,3% thu ngân sách quốc gia, thu hút
20,9% vốn đầu tư xã hội so với cả nước (Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tếxã hội, 5 năm 2011-2015 của Thành phố Hà Nội, tháng 12.2011)
Những kết quả và thành tựu to lớn đó, khẳng định vị trí, vai trò lãnh
đạo sáng tạo của Đảng bộ Thành phố Hà Nội với quyết tâm xây dựng Thủ đô
Hà Nội là trung tâm chính trị, hành chính Quốc gia - trung tâm lớn về kinh tế
và giao dịch quốc tế và xây dựng Hà Nội ngày càng “văn minh - hiện đại”.
1.1.1.2. Vị trí, vai trị của Thành phố
Nghị quyết 15-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) và Luật thủ đơ

2012 khẳng định vị trí, vai trị của Thành phố Hà Nội là Thủ đơ nước Cộng
hịa xã hội chủ nghĩa Việt nam là Hà Nội. Thủ đô là trung tâm chính trị - hành
chính Quốc gia; nơi đặt trụ sở của các cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà
nước và các tổ chức chính trị - xã hội; cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức
quốc tế; là trung tâm lớn về văn hóa, giáo dục, khoa học và cơng nghệ, kinh tế
và giao dịch Quốc tế của cả nước. Trụ sở cơ quan Trung ương Đảng, Quốc
hội, Chủ tịch nước, Chính phủ đặt tại Ba Đình, Thành phố Hà Nội. Với những
điều kiện, đặc điểm trên khẳng định vị trí, vai trị đặc biệt quan trọng của
Thành phố Hà Nội.


15
1.1.2. Khái quát về Thành ủy Hà Nội
Đảng bộ Thành phố Hà Nội hiện có trên 36 vạn đảng viên; 57 đảng bộ
trực thuộc và 2927 đảng bộ cơ sở. Theo qui chế làm việc của Ban chấp hành
đảng bộ Thành phố Hà Nội qui định: Thành ủy là cơ quan lãnh đạo của Đảng
bộ giữa hai kỳ Đại hội, có trách nhiệm, quyền hạn như sau:
Căn cứ quy định của Trung ương, quyết định số lượng Ủy viên Ban
Thường vụ Thành ủy, Ủy viên Ủy ban kiểm tra Thành ủy; bầu Ban Thường
vụ, Bí thư, Phó Bí thư Thành ủy; bầu Ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban
kiểm tra Thành ủy; Quyết định Qui chế làm việc của Thành ủy, của Ban
Thường vụ Thành ủy, Thường trực Thành ủy và Ủy ban kiểm tra Thành ủy,
chương trình cơng tác tồn khóa và chương trình cơng tác năm của Thành ủy.
Quyết định những vấn đề chiến lược, các chương trình, đề án, kế
hoạch, chủ trương, biện pháp quan trọng trong các lĩnh vực công tác của
Thành phố nhằm cụ thể hóa và thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc,
các Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và
các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố.
Chỉ đạo và thông qua phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh
tế-xã hội, bảo đảm an ninh- quốc phòng 6 tháng, hằng năm và kế hoạch 5 năm

của Thành phố. Xem xét, xác định các cụm cơng trình trọng điểm tồn khóa, các
cụm cơng trình trọng điểm từng năm; chủ trương điều chỉnh quy hoạch tổng thể;
điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Thành phố; chủ trương triển
khai một số dự án đầu tư lớn và cơ chế chính sách đặc biệt quan trọng, có ảnh
hưởng lớn đến kinh tế- xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và một số đề án
quan trọng thuộc các lĩnh vực công tác do Ban thường vụ Thành ủy đề nghị.
Thảo luận và quyết định việc lãnh đạo thực hiện nghị quyết của Thành
ủy về cơng tác tài chính Đảng, các báo cáo định kỳ hằng năm và bất thường
của Ủy ban kiểm tra Thành ủy trong các Hội nghị Thành ủy; nghe Ban thường


16
vụ báo cáo những quyết định quan trọng của Ban thường vụ Thành ủy giữa
hai kỳ Hội nghị Thành ủy.
Đánh giá kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ thành phố nửa
đầu nhiệm kỳ và quyết định các nhiệm vụ, chủ trương, giải pháp trong nửa
cuối nhiệm kỳ. Cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách về công tác tổ
chức, cán bộ của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị để thực hiện
cho phù hợp với điều kiện cụ thể của đảng bộ. Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư
dự kiến nhân sự giới thiệu ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh: Ủy viên
Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố; nhân sự bổ sung hoặc rút khỏi Ban chấp
hành Đảng bộ Thành phố.
Chuẩn bị và quyết định triệu tập đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường
Đảng bộ thành phố theo qui định của Điều lệ Đảng; chuẩn bị các dự thảo văn
kiện trình đại hội, Đề án nhân sự Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố khóa sau
và đồn đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc để Đại hội thảo luận, bầu cử.
Hướng dẫn, chỉ đạo Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ Thành phố
và Đại hội toàn quốc của Đảng.
Xem xét, quyết định kỷ luật đối với tổ chức Đảng và đảng viên có vi

phạm theo qui định của Điều lệ Đảng; Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ
trương thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các tổ chức đảng theo qui định
của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tổ chức
Trung ương; Thảo luận và quyết định những vấn đề cần thiết khi có trên 1/3
số Ủy viên Ban chấp hành đảng bộ Thành phố yêu cầu.
1.1.3. Tham nhũng và cơng tác phịng, chống tham nhũng ở Thành
phố hiện nay
1.1.3.1. Quan niệm về tham nhũng, phòng ngừa tham nhũng và
chống tham nhũng
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, gắn với sự ra
đời và tồn tại của Nhà nước, được thể hiện bằng hành vi lợi dụng chức vụ,


17
quyền hạn, uy tín, hồn cảnh của mình hoặc của người khác để vụ lợi. Theo
nghĩa rộng: tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có chức
vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ,
quyền hạn hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo nghĩa hẹp, tài liệu hướng
dẫn của Liên hiệp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm
1969) định nghĩa: “tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng
quyền lực nhà nước để trục lợi riêng…”. Theo pháp luật Việt Nam qui định tại
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2012, tham
nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền
hạn đó để vụ lợi. Theo Từ điển Tiếng Việt: Tham nhũng là lợi dụng quyền
hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của.
Hành vi tham nhũng, theo Điều 3 Luật Phịng, chống tham nhũng bao
gồm: 1) Tham ơ tài sản; 2) Nhận hối lộ 3); Lạm dụng chức vụ, quyền hạn
chiếm đoạt tài sản; 4) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm
vụ, cơng vụ vì vụ lợi; 5) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, cơng vụ vì
vụ lợi; 6) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đến người khác để trục

lợi; 7) Giả mạo trong cơng tác vì vụ lợi; 8) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được
thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết cơng việc cơ quan, tổ
chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi; 9) lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử
dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi; 10) Nhũng nhiễu vì vụ lợi; 11)
Khơng thực hiện nhiệm vụ, vì vụ lợi; 12) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao
che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái
pháp luật vào việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi
hành án vì vụ lợi.
Phịng ngừa tham nhũng, theo luật phòng, chống tham nhũng năm 2005
và sửa đổi bổ sung năm 2012, thì phịng ngừa tham nhũng là xây dựng và duy
trì một hệ thống chính sách, các nhóm giải pháp chủ yếu để phịng ngừa tham


18
nhũng. Kinh nghiệm chống tham nhũng của các nước trên thế giới cho thấy
cơng tác phịng ngừa có vai trị cực kỳ quan trọng trong cuộc chiến chống
tham nhũng. Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng cũng khuyến cáo
các quốc gia thành viên phải hết sức lưu ý việc xây dựng và duy trì một hệ
thống các chính sách ngừa tham nhũng liên tục, toàn diện và hiệu quả.
Có thể thấy rằng, các qui định về phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng
hiện hành của Việt nam là tương đối đầy đủ. Luật Phòng, chống tham nhũng
năm 2012 đã nêu sáu nhóm giải pháp cơ bản để phịng ngừa tham nhũng đó
là: 1) Nhóm giải pháp cơng khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, đơn
vị; 2) Nhóm giải pháp về xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu
chuẩn; 3) Nhóm giải pháp về xây dựng các quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức
nghề nghiệp và thực hiện việc chuyển đổi vị trí cơng tác của cán bộ, cơng
chức, viên chức; 4) Nhóm giải pháp về minh bạch tài sản và thu nhập; 5)
Nhóm giải pháp xây dựng chế độ, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ
chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình
quản lý, phụ trách; 6) Nhóm giải pháp về cải cách hành chính, đổi mới cơng

nghệ quản lý và phương thức thanh tốn.
Chống tham nhũng là q trình thanh tra, kiểm tra, phát hiện, điều
tra, truy tố, xét xử đối với hành vi tham nhũng. Phát hiện tham nhũng là
việc tìm ra những vụ việc tham nhũng và có những biện pháp để kịp thời
hạn chế những thiệt hại sảy ra, đồng thời xác định mức độ trách nhiệm của
những người có hành vi vi phạm để có hình thức xử lý thích đáng và
nghiêm minh. Cũng như trong cơng tác phịng, chống tham nhũng nói
chung thì việc phát hiện tham nhũng đòi hỏi sự nỗ lực của mọi cơ quan, tổ
chức đặc biệt là các cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát,
kiểm tốn…Luật Phòng, chống tham nhũng quy định việc phát hiện tham
nhũng thông qua ba hoạt động chủ yếu là: Công tác kiểm tra của các cơ


19
quan nhà nước; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm tốn và thơng
qua tố cáo của cơng dân.
Xử lý hành vi tham nhũng là quá trình điều tra, truy tố, xét xử các hành
vi tham nhũng. Xử lý hành vi tham nhũng có các hình thức: xử lý kỷ luật, xử
lý hình sự và xử lý tài sản đối với người có hành vi tham nhũng. Xử lý kỷ luật
người có hành vi tham nhũng là: khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ
ngạch (giáng chức), cách chức, buộc thơi việc. Xử lý hình sự các hành vi
tham nhũng là: truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh về tham nhũng. Đối
tượng bị xử lý bao gồm: người có hành vi tham nhũng qui định tại Điều 3 của
Luật; người không báo cáo, tố giác khi biết hành vi tham nhũng; người không
xử lý báo cáo, tố giác, tố cáo về hành vi tham nhũng; người có hành vi đe dọa,
trả thù, trù dập người phát hiện, báo cáo, tố giác, tố cáo, cung cấp thông tin về
hành vi tham nhũng; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản
lý, phụ trách; người thực hiện hành vi khác vi phạm quy định của Luật này và
quy định khác của pháp luật có liên quan.
Xử lý tài sản tham nhũng: tài sản tham nhũng phải được trả lại cho chủ

sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc xung quỹ Nhà nước. Cơ quan, tổ chức
có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp cần thiết để, thu hồi, tịch thu tài
sản tham nhũng. Người đưa hối lộ mà chủ động khai báo trước khi bị phát
hiện hành vi đưa hối lộ thì được trả lại tài sản đã dùng để hối lộ. Việc tịch thu,
thu hồi tài sản tham nhũng được thực hiện bằng các quyết định của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật.
1.1.3.2. Cơng tác phịng, chống tham nhũng ở Thành phố Hà Nội,
quan niệm, nhiệm vụ, vai trị
Quan niệm về cơng tác phịng, chống tham nhũng ở Thành phố Hà Nội
hiện nay: là hoạt động của hệ thống chính trị thành phố, của tồn thể nhân
dân, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố mà thường xuyên và trực tiếp


20
là Thành uỷ và Ban Thường vụ Thành uỷ trong việc xác định chủ trương
phương hướng nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền vận động và
tổ chức các lực lượng đấu tranh phòng, chống các hành vi tham nhũng. Cơng
tác phịng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, vừa có tính cấp bách,
vừa có tính thường xun, lâu dài của các cấp ủy đảng, các cấp, các ngành; của
đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân Thủ đơ.
Nhiệm vụ cơng tác phịng, chống tham nhũng: tổ chức tốt việc tuyên
truyền, quán triệt những nội dung cơ bản của cơng tác phịng, chống tham
nhũng tới tồn thể đảng viên, cán bộ, cơng chức, viên chức trong các cơ quan,
đơn vị và tổ chức thực hiện thật tốt. Tiến hành rà soát, hủy bỏ những văn bản
trái pháp luật; bổ sung, sửa đổi, xây dựng các quy định mới về chế độ, định
mức, tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực cụ thể của cơ quan, đơn vị đồng thời tiến
hành kiểm tra, thanh tra thường xun. Chuẩn hóa thủ tục hành chính, tập
trung xóa bỏ cơ chế xin cho để ngăn ngừa các biểu hiện nhũng nhiễu, tiêu
cực, nghiêm túc thực hiện việc kê khai tài sản của đảng viên, cán bộ, công
chức theo quy định của pháp luật. Chủ động xây dựng kế hoạch tự kiểm tra để

phòng ngừa các hành vi tham nhũng trong cơ quan, đơn vị. Nêu cao trách
nhiệm của người đứng đầu trong cơ quan đơn vị về kết quả tự kiểm tra và xử
lý kịp thời, nghiêm minh các sai phạm theo thẩm quyền.
Thực hiện công khai, minh bạch những hoạt động của cơ quan, đơn vị
theo quy định của pháp luật và thực hiện qui chế dân chủ ở cơ sở với cơng tác
cải cách hành chính; đảm bảo các điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức thành viên của Mặt trận, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức
và nhân dân giám sát việc thực hiện. Xây dựng lực lượng nòng cốt trong đấu
tranh phòng, chống tham nhũng (Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng
Thành phố, Thanh tra, Công an, Viện kiểm sát, Tịa án nhân dân) có trách
nhiệm trong việc tham mưu, tổ chức thực hiện điều tra, truy tố, xét xử các vụ


21
án tham nhũng, theo đúng quy định của pháp luật; tổ chức tuyên tuyền, giáo
dục; bảo vệ người phát hiện, tố giác hành vi tham nhũng, người dũng cảm đấu
tranh phịng, chống tham nhũng.
Vai trị cơng tác phịng, chống tham nhũng: cơng tác phịng, chống tham
nhũng góp phần giáo dục, rèn luyện phẩm chất, đạo đức lối sống của cán bộ,
đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân; xây dựng Đảng, Chính quyền
và các đồn thể trong sạch vững mạnh; đồng thời cũng là điều kiện quan trọng
để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội Thủ đơ.
Cơng tác phịng, chống tham nhũng góp phần quyết định ngăn chặn và
đẩy lùi tình trạng tham nhũng trong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội trên địa bàn Thành phố; trước hết đẩy lùi tệ nhũng nhiễu, tiêu cực trong
cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Nâng cao ý thức trách nhiệm của các
cấp, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị từ Thành phố đến cơ sở và của mỗi cán
bộ, công chức, viên chức, cơng dân Thủ đơ về cơng tác phịng, chống tham
nhũng. Đưa cơng tác phịng, chống tham nhũng thành nhiệm vụ trọng tâm,
thường xuyên của các cấp, các ngành, trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị trên
địa bàn Thành phố.

1.2. THÀNH ỦY HÀ NỘI LÃNH ĐẠO CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG
THAM NHŨNG - QUAN NIỆM, NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC LÃNH ĐẠO

1.2.1. Quan niệm về Thành ủy Hà Nội lãnh đạo cơng tác phịng,
chống tham nhũng hiện nay
Theo nghĩa rộng thì “lãnh đạo” có 2 nghĩa: với tư cách là động từ, thì
“lãnh đạo” nghĩa là dẫn dắt, tổ chức phong trào theo đường lối cụ thể, như
lãnh đạo nhân dân, lãnh đạo cách mạng... Với tư cách là danh từ, thì “lãnh
đạo” chỉ tên các cơ quan lãnh đạo, bao gồm những người có khả năng tổ
chức, dẫn dắt phong trào hành động như: tập thể lãnh đạo, ban lãnh đạo, cơ
quan lãnh đạo.


22
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và đưa ra các khái niệm, định nghĩa
về lãnh đạo khác nhau tùy theo cách tiếp cận, diễn đạt khác nhau, nhưng tựu
chung lại đều có những điểm chung: Lãnh đạo là cách con người ứng xử với
con người trong hoạt động thực tiễn, là cách làm việc với con người, là quy
trình gây ảnh hưởng, tác động đến con người và tổ chức, là đưa ra chủ trương,
phương hướng và chính sách phát triển nhằm thuyết phục, làm gương, dẫn dắt
đối tượng lãnh đạo theo mình hướng tới những mục tiêu về chính trị, kinh tế xã hội trong từng thời kỳ, phù hợp với tiến trình khách quan và yêu cầu, điều
kiện, bước đi cụ thể.
Từ những điều trình bày trên, ta có thể gắn chủ thể lãnh đạo và đối
tượng lãnh đạo, làm cho khái niệm "Lãnh đạo", cụ thể và rõ hơn như:
Tỉnh ủy lãnh đạo phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, quốc
phòng - an ninh...Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc", Chủ tịch Hồ Chí
Minh viết "lãnh đạo đúng nghĩa là: Phải quyết định mọi vấn đề một cách đúng
đắn; phải tổ chức sự thi hành cho đúng; phải tổ chức sự kiểm sốt" [24].
Như vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra một cách tồn diện và súc tích
khái niệm "lãnh đạo" và khái niệm "lãnh đạo đúng" của Đảng. Để lãnh đạo

đúng, đảm bảo thắng lợi của Cách mạng, Đảng phải đề ra cương lĩnh chính trị,
quyết định (Nghị quyết) đúng đắn; đồng thời phải tổ chức thực hiện thắng lợi
cương lĩnh chính trị, quyết định (Nghị quyết) đó. Trong tổ chức thực hiện phải
phân công nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ
chốt. Quá trình lãnh đạo phải tổ chức kiểm sốt chặt chẽ (theo Chủ tịch Hồ Chí
Minh thì kiểm soát bao hàm cả kiểm tra và giám sát) từ khi định ra chủ trương,
Nghị quyết, quá trình tổ chức thực hiện và sơ kết, tổng kết, rút ra những kinh
nghiệm.
Từ những điều trình bày ở trên có thể quan niệm Thànnh ủy lãnh đạo
cơng tác phịng chống tham nhũng là hoạt động của Thành ủy trong việc đề


×