Tải bản đầy đủ (.doc) (78 trang)

Giáo trình Chế tạo lắp đặt ống công nghệ Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (18.08 MB, 78 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN CHẾ TẠO, LẮP ĐẶT ỐNG CÔNG NGHÊ
NGHỀ : CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHI
TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP
Ban hành kèm theo Quyết định số: 01 /QĐ-CĐN… ngày 4 tháng 1 năm 2016
…………........... của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR - VT

Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIÊU
Trong những năm qua, lĩnh vực dạy nghề đã có những bước tiến vượt
bậc cả về số lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn
nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của
khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo, n g h à n h k h a i
t h á c d ầ u k h í ở Vi ệ t n a m n ó i c h u n g và chế tạo đường ống, lắp đặt ống
công nghệ ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể.
Chương trình khung nghề chế tạo cơ khí đã được xây dựng trên cơ sở
phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo
điều kiện thuận lợi cho giảng dạy học tập nghề việc biên soạn giáo trình kỹ


thuật nghề theo các môđun đào tạo nghề nó i chung và m o dun chế tạ o
lắ p đặ t ố ng công nghệ nó i ri êng là cấp thiết hiện nay.
Mô đun chế tạo lắp đặt ống công nghệ là mô đun đào tạo nghề được
biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực
hiện, người biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ chế tạo ống trong
và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất.
Mặc dầu có rất nhiều cố gắng trong qua trinh biên soạn, nhưng không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả
để giáo trình t á i b ả n l ầ n s a u được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Vũng Tàu tháng 1 năm 2016
Chủ biên
Lê Văn Tấn


MỤC LỤC
TRANG

CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHẾ TẠO LẮP ĐẶT ỐNG CÔNG NGHỆ...................1
BÀI 1 CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN KHAI TRIỂN ỐNG CÔNG NGHỆ............................3
1. CẤU TẠO, NHIỆM VỤ CỦA ỐNG CÔNG NGHỆ.................................................3
2. NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU.........................................................................................6
3. KIỂM TRA MẶT BẰNG THI CÔNG, SÀN THAO TÁC........................................9
4. LẬP PHƯƠNG ÁN THI CÔNG:.............................................................................10
5. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VẬT TƯ............................................................................10
BÀI 2 HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN ỐNG CÔNG NGHỆ............................................12
1. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ỐNG CÔNG NGHỆ........................................................12
2. KHAI TRIỂN THÂN ỐNG.....................................................................................14
3. ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT THÂN ỐNG, TÍNH KÍCH THƯỚC..............................16
4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ BẢN, THỰC HÀNH XẾP HÌNH,VẠCH DẤU........16

5. CẮT PHÔI, MÀI SỬA PHÔI..................................................................................19
6. UỐN TRÊN MÁY LỐC TÔN:................................................................................19
7. THỰC HÀNH HÀN ĐÍNH GIÁP MỐI THÂN ỐNG, NẮN SỬA KIỂM TRA......20
BÀI 3 CHẾ TẠO CÁC MẶT BÍCH NỐI ỐNG...........................................................21
1. ĐẶC ĐIỂM TÁC DỤNG CỦA MẶT BÍCH ( FLANGE)......................................21
2. PHƯƠNG PHÁP KHAI TRIểN HÌNH CÔN...........................................................23
3. ĐỌC BẢN VẼ ,TÍNH KÍCH THƯỚC....................................................................25
4. THỰC HÀNH CẮT PHÔI MÀI SỬA PHÔI...........................................................26
BÀI 4 CHẾ TẠO GIÁ ĐỠ ỐNG.................................................................................28
1. CẤU TẠO, CÔNG DỤNG CỦA GIÁ ĐỠ HỆ THỐNG ỐNG CÔNG NGHỆ........28
2. ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT GIÁ ĐỠ.........................................................................30
3. THỰC HÀNH, VẠCH DẤU, CẮT PHÔI, MÀI SỬA PA VIA VÀ XỬ LÝ BIẾN
DẠNG......................................................................................................................... 31


4. NẮN, MÀI SỬA PA VIA, LẮP GHÉP....................................................................31
5. THỰC HÀNH KIỂM TRA, NGHIỆM THU GIÁ ĐỠ............................................31
BÀI 5 CHẾ TẠO ỐNG THOÁT KHÍ..........................................................................34
1. CẤU TẠO, CÔNG DỤNG ỐNG THOÁT KHÍ......................................................34
2.ĐỌC BẢN VẼ VÀ KHAI TRIỂN ỐNG...................................................................34
BÀI 6 CHẾ TẠO THÙNG CHỨA BỤI CHÓP LO.....................................................46
1. CHUẨN BỊ VẬT LIỆU VÀ CÁC DỤNG CỤ.........................................................46
2. KHAI TRIểN CHÓP LO CÓ HAI ĐÁY VUÔNG/CHỮ NHẬT.............................46
3. KHAI TRIỂN CHÓP LO CÓ ĐÁY TRÊN TRON, ĐÁY DƯÓI VUÔNG/CHỮ
NHẬT.......................................................................................................................... 48
BÀI 7 CHẾ TẠO CHỌN LỰA VAN CÔNG NGHỆ...................................................51
1.VAN MộT CHIỀU (CHECK VALVE)......................................................................51
2. VAN CỬA (GATE VALVE).....................................................................................53
3. VAN CẦU (GLOBE VALVE)..................................................................................55
4. VAN BI (BALL VALVE).........................................................................................56

5. VAN BƯỚM (BUTTERFLY VALVE).....................................................................57
6. VAN MÀN (DIAPHARM VALVE).........................................................................58
BÀI 8 CHẾ TẠO MIỆNG HÚT, XẢ KHÍ..................................................................62
1. CẤU TẠO, TÁC DỤNG ỐNG NẠP, XẢ................................................................62
2. PHƯƠNG PHÁP KHAI TRIỂN HÌNH...................................................................62
3. THỰC HÀNH XẾP HÌNH, VẠCH DẤU...............................................................64
4. THỰC HÀNH CẮT PHÔI, MÀI SỬA PHÔI, UỐN MỚM.....................................64
5. THỰC HÀNH UỐN TRÊN MÁY LỐC TÔN.........................................................64
6. THỰC HÀNH HÀN ĐÍNH GIÁP MỐI ỐNG, NẮN SỬA KIỂM TRA..................64
BÀI 9 LẮP GHÉP CHI TIẾT.......................................................................................65
1. LẮP GHÉP CHI TIẾT VÀ CỤM CHI TIẾT............................................................65
2. PHÂN TÍCH BẢN VẼ TUYẾN ĐƯỜNG ỐNG.....................................................65


3. KIỂM TRA CHI TIỂT VÀ CỤM CHI TIẾT...........................................................67
4. THỰC HÀNH CĂN CHỈNH...................................................................................67
5. KIỂM TRA..............................................................................................................68
6. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ............................................................................................68
BÀI 10 BÀN GIAO....................................................................................................69
1.TẬP HỢP HỒ SƠ KỸ THUẬT CHẾ TẠO LẮP RÁP ỐNG....................................69
2. LẬP BIÊN BẢN BÀN GIAO VÀ BÀN GIAO.......................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................71


CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
CHẾ TẠO LẮP ĐẶT ỐNG CÔNG NGHÊ
Mã số mô đun: MĐ19
Thời gian môđun: 120h;

( Lý thuyết: 15h ; Thực hành: 105h)


I. VỊ TRI, TINH CHẤT CỦA MÔĐUN:
Mô đun Chế tạo,lắp đặt ống công nghệ là môđun chuyên môn nghề trong
danh mục các môn học, môđun đào tạo bắt buộc nghề chế tạo thiết bị cơ khí.
Mô đun Chế tạo lắp đặt ống công nghệ được xây dựng theo hình thức tích
hợp.
II. MỤC TIÊU MÔĐUN:
Học xong môđun này sinh viên có khả năng:
+ Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống
ống công nghệ
+ Đọc, hiểu được hệ thống các bản vẽ thi công hệ thống ống công nghệ .
+ Trình bày được phương pháp khai triển các chi tiết hình gò.
+ Tính được kích thước phôi theo bản vẽ thiết kế.
+ Sử dụng đúng kỹ thuật các dụng cụ, thiết bị chế tạo cơ khí.
+ Lấy dấu, cắt phôi, uốn tạo hình, khoan lỗ, lắp ghép chi tiết thành thạo
+ Đảm bảo tốt an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.
+ Bố trí chỗ làm việc khoa học.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT
1
2
3
4

Các bài trong mô dun
Chuẩn bị điều kiện khai triển ống công nghệ
Hệ thống tiêu chuẩn ống công nghệ
Chế tạo mặt bích
Kiểm tra bài 3

Chế tạo giá đỡ

Thời gian
8
12
8
4
8

Hình thức
giảng dạy
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
1


5
6
7
8
9

Chế tạo ống thoát khí
Chế tạo thùng chứa bụi
Chế tạo van xả bụi
Kiểm tra bài 7
Chế tạo miệng hút, xả khí

Kiểm tra bài 8
Lắp ghép chi tiết
Bàn giao
Cộng:

12
8
18
2
18
2
12
8
120

Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp

BÀI 1
CHUẨN BỊ ĐIỀU KIÊN KHAI TRIỂN ỐNG CÔNG NGHÊ
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được cấu tạo, nhiệm vụ của hệ thống ống công nghệ
2



- Trình bày được các tiêu chuẩn, ký hiệu vẽ kỹ thuật, dung sai lắp ghép và
vật liệu chế tạo trên bản vẽ.
- Nêu được quy cách, trọng lượng thép cách sử dụng bảo quản dụng cụ
thiết bị nghề;
- Đọc được hệ thống các bản vẽ thi công và làm việc với các tài liệu liên
quan;
- Lựa chọn được các dụng cụ thiết bị đủ, chính xác, phù hợp với yêu cầu
chế tạo;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, thiết bị cần thiết cho thi công hệ thống
ống công nghệ
- Lựa chọn vật tư đúng quy cách theo yêu cầu bản vẽ thiết kế;
- Sử lý được các lỗi của vật liệu do quá trình vận chuyển;
- Kế hoạch hoá được phương án thi công , khai triển hệ thống ống công
nghệ
1. CẤU TẠO, NHIÊM VỤ CỦA ỐNG CÔNG NGHÊ.
1.1. Cấu tạo ống công nghệ.
Khái niệm về ống công nghệ
Ống công nghệ là sản phẩm hình trụ được dùng với mục đích để truyền tải
dòng chất lưu từ nơi nay tới nơi khác.
Phân loại Ống thép đúc và Ống thép hàn: Căn cứ vào công nghệ sản xuất
và hình dáng phôi sử dụng chế tạo, người ta chia ra sản phẩm ống thành 2 loại
lớn: ống thép đúc (phôi tròn) và ống thép hàn (phôi tấm, lá).
1.1.1. Ống thép đúc:

3


Căn cứ vào công nghệ chế tạo, chia ra gồm ống thép đúc cán nóng và ống
thép đúc cán nguội. ống thép đúc cán nguội lại gồm ống tròn và ống hộp.

Quy trình công nghệ cán ống
Cán nóng (ống áp lực) : Phôi tròn –> nung nóng –> khoét lỗ –> đẩy áp –>
thoát lỗ –> định đường kính –> làm lạnh –> ống phôi –> nắn thẳng –> kiểm tra
áp lực –> đánh dấu –> nhập kho.
Cán nguội : Phôi tròn –> nung nóng –> khoét lỗ –> chỉnh đầu –> giảm lửa
–> rửa axit –> phun dầu (mạ đồng) –> cán nguội nhiều lần –> ống phôi –> xử lý
nhiệt –> kiểm tra áp lực –> đánh dấu –> nhập kho.
1.1.2. Ống thép hàn:

Căn cứ vào công nghệ hàn mà chia ra thành ống hàn lò, ống hàn điện và
hàn tự động. Căn cứ vào hình thức hàn chia làm 2 loại ống hàn là ống hàn thẳng
và ống hàn xoắn.
Quy trình sản xuất ống hàn xoắn hình dưới

4


So sánh cơ bản giữa ống thép hàn và ống thép đúc:
- Chi phí: Ống thép hàn ít tốn kém hơn so với ống thép đúc.
- Kích thước: Ống hàn có kích thước và chiều dài lớn hơn so với ống đúc
- Chịu áp lực: Ống thép đúc chịu áp lực tốt hơn ống thép hàn (khoảng 20%).
- Dung sai cho phép : Ống thép hàn có sai lệch lớn.
Ngày nay người ta cho phép dung sai với ống thép hàn lớn cùng với công
nghệ hàn phát triển nhanh chất lượng mối hàn khá tốt nên việc dùng ống thép
hàn khá phổ biến. Trong chương trình này giới thiệu về chế tạo ống chủ yếu
bằng phương pháp hàn.
1.2. Nhiệm vụ.
Ống công nghệ được dùng để truyền tải dòng chất lưu ( chất khí, lỏng ) từ
nơi này tới nơi khác .
5



Tuỳ thuộc vào những nhiệm vụ cụ thể mà chất lượng ống được chế tạo bởi
những quy trình khắt khe khác nhau. thường ống chất lượng tốt quy trình chế
tạo sẽ phức tạp và giá thành đắt đỏ hơn.
Có 2 quy trình tạo ống cơ bản là ống liền và ống hàn. Mỗi một quy trình
tạo ống mang lại những đặc tính riêng cho ống và đường ống.
Ống liền là ống không có sự xuất hiện của đường hàn dọc theo chiều dài
ống. Mối hàn này đã từ lâu được cho là làm giảm độ bền chịu lực của ống. Ngày
nay sự phát triển của quy trình hàn tự động và quản lý chất lượng khá tốt do đó
đã làm cho vấn đề giảm độ bền của ống do yếu tố mối hàn không còn là mối
quan tâm lớn nữa.
Việc điều khiển độ dầy ống, tính đồng dạng và tính đồng tâm là tương đối
dễ dàng đối với đường ống hàn chính vì vậy ống hàn đang ngày càng được ưa
chuộng sử dụng.
2. NGHIÊN CỨU TÀI LIÊU
2.1. Đọc hiểu bản vẽ ống.
Bản vẽ chế tạo lắp đặt ống công nghệ là bản vẽ tuyến đường ống có thể là 1
tuyến ống hoàn chỉnh các phần hoặc 1 đoạn của tuyến ống có sự liên kết của
nhiều chi tiết, loại vật liệu chế tạo, số lượng và chủng loại của chi tiết.
Ví dụ hình dưới

6


ở cụm ống này có 4 mặt bích , ống được thu nhỏ từ Ø500 xuống Ø350 và có 2
nhánh rẽ Ø 250….
2.2. Vẽ tách chi tiết cần chế tạo.
Yêu cầu các chi tíêt tách ra từ bản vẽ tổng thể phải đảm bảo tính chính xác,
đầy đủ các thông tin phục vụ cho việc chế tạo, phải chú ý đến các chi tiết giải

thích của bản vẽ chi tiết, trong chương trình học của chúng ta chủ yếu tập trung
vào khai triển tuyến ống được chế tạo bằng phương pháp hàn cụ thể là khai triển
các vị trí nối ống, thân ống, mặt bích và các phụ kiện.
2.3. Tìm hiểu tài liệu hướng dẫn chế tạo.
- Tài liệu tổ chức thi công do các Phòng kỹ thuật lập dựa trên thiết kế kỹ
thuật và điều kiện của công trường, bao gồm:
+ Tổ chức nhân lực.
7


+ Dụng cụ, máy móc, vật liệu cần thiết cho thi công.
+ Các biện pháp thi công.
+ Trình tự và tiến độ thi công…
- Phải tìm hiểu các tiêu chuẩn chế tạo, tiêu chuẩn mối hàn, tiêu chuẩn làm
sạch chi tiết, tiêu chuẩn vật liệu,… để phục vụ cho việc chế tạo.
Ví dụ: AWS : Qui trình hàn kết cấu thép
AISC : Sồ tay hướng dẫn kết cấu thép
SSPC : Tiêu chuẩn kỹ thuật sơn kết cấu thép
Quy ước ký hiệu của Nhật (JIS)
Quy ước ký hiệu của Mỹ (ASTM…)
Quy ước của các nước khác như BS, DIN, TCVN,
2.4. Vạch ra trình tự các bước tiến hành công việc.
Quy trình chế tạo tuyến ống
- Công tác chuẩn bị tài liệu. (Bản vẽ chi tiết, quy trình chế tạo)
- Nhận vật liệu.
- Triển khai kích thước.khai triển khớp nối vạch dấu cắt
- Công đoạn cắt.
- Công đoạn hàn kết cấu chính.
- Chế tạo các chi tiết liên kết.
- Công đoạn khoan các chi tiết mặt bích ( liên kết bu lông) tạo ren ( liên

kết ren rất ít dùng) tạo mép hàn ( liên kết hàn).
- Hàn các chi tiết với kết cấu chính.
- Kiểm tra toàn bộ kích thước.
+ Tổ hợp thử các cụm.
+ Kiểm tra đơn chiếc từng chi tiết.
- Làm sạch bề mặt (phun cát, phun bi…)
- Đánh số.
- Sơn chống gỉ và sơn hoàn thiện.
Quy trình chế tạo kế cấu thép dạng từ dạng thép hình
8


- Công tác chuẩn bị tài liệu. (Bản vẽ chi tiết, pha cắt, quy trình chế tạo).
- Nhận vật liệu.
- Triển khai kích thước.
- Công đoạn cắt.
- Công đoạn tổ hợp các chi tiết liên kết.
- Công đoạn hàn kết cấu chính.
- Chế tạo các chi tiết liên kết.
- Công đoạn khoan các chi tiết liên kết.
- Hàn hoàn thiện.
- Kiểm tra toàn bộ kích thước.
- Làm sạch bề mặt (phun cát, phun bi…)
- Đánh số.
- Sơn chống gỉ và sơn hoàn thiện
3. KIỂM TRA MẶT BẰNG THI CÔNG, SÀN THAO TÁC.
- Diện tích và không gian làm việc ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và
tiến độ của công tác thi công. Do vậy, chuẩn bị được tốt thì chất lượng công
trình được nâng lên đồng thời rút ngắn thời gian thi công.
- Khi tiếp nhận xưởng gia công phải kiểm tra các điểm sau:

+ Mặt bằng gia công đủ diện tích làm việc, thông thoáng.
+ Mặt nền cao, bằng phẳng.
+ Có đường vận chuyển vật tư, thiết bị đến vị trí thi công.
+ Xưởng có hệ thống ánh sáng đầy đủ.
+ Có nguồn điện cung cấp phù hợp với yêu cầu gia công (2 pha hoặc 3
pha).
+ Bản vẽ mặt bằng bố trí xưởng.
+ Các phương tiện, dụng cụ được chuẩn bị sao cho thuận tiện và hợp lý bao
gồm: Các máy thi công như cần cẩu, pa lăng, kích, máy hàn , máy lốc tôn, máy
cán tôn …
9


+ Các dụng cụ lắp, kiểm tra như cờ lê, búa, ni vô, quả dọi, đồng hồ so, pan
me.
- Ta có thể sử dụng ni vô, thước dài để kiểm tra độ bằng phẳng, diện tích
của mặt bằng thi công, sàn thao tác.
- Sau khi tiếp nhận xưởng xong cần có biên bản bàn giao đầy đủ chữ ký của
các bên liên quan, trong biên bản ghi rõ thực trạng của xưởng khi tiếp nhận.
4. LẬP PHƯƠNG ÁN THI CÔNG:
4.1. Nhiệm vụ thi công, tiến độ hợp đồng:
Các tiêu chuẩn về chế tạo được xem xét phù hợp với điều kiện sử dụng ví
dụ ống dẫn nước khác ống dẫn dầu, ống dẫn dầu khác ống dẫn khí... mỗi loại
ống, mỗi chủ đầu tư và công trình có thể yêu cầu theo những tiêu chuẩn riêng.
Cần có hệ thống thoát nước để tránh sự tích tụ nước tạo nên áp lực có thể
phá hủy lớp bao phủ nền móng. Có hệ thống cứu hoả để phòng cháy chữa cháy
Xác định nhiệm vụ thi công luôn gắn với tiến độ hợp đồng, bởi vì nếu hợp
đồng trong thời gian ngắn, gấp rút thì đề ra nhiệm vụ cấp bách hơn, chỉ đạo kỹ
thuật phải tối ưu hóa nhất và đội ngũ gia công đòi hỏi phải chuyên nghiệp hơn.
Bên cạnh đó cần phải bổ sung những thiết bị tốt nhất mới hoàn thành được tiến

độ hợp đồng và đảm bảo chất lượng công trình cũng như giá cả cạnh tranh .
4.2. Các công việc cụ thể:
 Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư.
 Lập phiếu báo thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị.
 Chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ lao động và nguồn nhân lực
5. CHUẨN BỊ DỤNG CỤ VẬT TƯ.
5.1. Nghiên cứu phương án thi công và tiến độ thi công
- Tùy vào điều kiện thực tế (nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, không gian
làm việc,…) mà ta đưa ra các phương án thi công hợp lý nhất.
5.2. Chuẩn bị địa điểm, tập kết vật tư
10


- Các thiết bị, dụng cụ, vật tư phải được bố trí một cách hợp lý trong quá
trình gia công.
- Các máy gia công được đặt trên nền móng cao ráo, đầy đủ ánh sáng và
không gian làm việc.
- Dụng cụ thi công tập kết tại vị trí thuận lợi, không để trên quá cao hoặc
đặt thẳng xuống nền xưởng mà phải đặt trê giá hoặc thùng đựng dụng cụ.
- Các thiết bị được phân loại từng kích cỡ, chủng loại và đặt lên giá hoặc
thùng chứa trong kho thiết bị tại xưởng.
- Toàn bộ vật tư phải được kê trên giá đỡ hay tà vẹt nhằm tránh gây các
khuyết tật, biến dạng làm ảnh hưởng tới công việc gia công và lắp đặt. Các thiết
bị phải được bảo quản che nắng, mưa hoặc vận chuyển vào kho thiết bị.
- Bố trí thủ kho thực hiện công việc theo dõi, quản lý và cấp phát vật tư đúng
vào mục đích sử dụng về số lượng cũng như chủng loại theo yêu cầu thiết kế.
5.3. Chủ động nhận thiết bị, dụng cụ, vật liệu phụ cần chuẩn bị
Các loại dụng cụ và vật tư phục vụ trong quá trình gia công chế tạo phải
được chuẩn bị đầy đủ, phù hợp với việc gia công.
- Vật tư

- Dụng cụ thi công
- Dụng cụ đo
- Dụng cụ và trang phục bảo vệ an toàn
5.4. Tiêu chí đánh giá
Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau:

Đọc được các bản vẽ chi tiết

Chọn dụng cụ thiết bị đủ,

của tuyến ống công nghệ
Sử dụng thành thạo các dụng

phù hợp với yêu cầu chế tạo;
Lập được quy trình chế tạo,

cụ, thiết bị cần thiết cho thi công

phương án thi công
BÀI 2

HÊ THỐNG TIÊU CHUẨN ỐNG CÔNG NGHÊ
Mục tiêu của bài:
11


- Nêu được cấu tạo, công dụng của hệ thống ống công nghệ theo tiêu chuẩn
quốc tế
- Trình bày được phương pháp khai triển ống hình trụ;
- Đọc được bản vẽ chi tiết của hệ thống ống tính được phôi

- Lập được phương án xếp hình và triển khai kích thước;
- Cắt, mài, sửa phôi đúng hình dáng, kích thước yêu cầu;
- Uốn tạo hình đúng biên dạng và kích thước;
- Hàn đính mối nối đúng kỹ thuật.
1. MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ỐNG CÔNG NGHÊ
Trong phạm vi modun chế tạo,lắp đặt ống của chúng ta chỉ học chế tạo ống
hàn, vì vậy hầu hết các tiêu chuẩn chế tạo đều liên quan đến các tiêu chuẩn về
hàn. Ngày nay các hệ thống công ngiệp và hệ thống đường ống dẫn dầu hoặc khí
(trải dài trên các vùng lãnh thổ rộng lớn) hầu hết được hàn hoàn toàn, các liên
kết ren chỉ còn đươc dùng rất hạn chế. Việc hàn ống chủ yếu liên quan đến các
mối hàn vòng và sự điều tiết của các quy phạm tiêu chuẩn có liên quan như tiêu
chuẩn của Mỹ ASME về BOLER & PRESSUARE VESSEEL CODE ( tiêu
chuẩn về nồi hơi&bồn áp lực ), ASTM (American Society for Testing and
Materials). API (American Petrolium Institute: viện xăng dầu Mỹ) có API 1104
– Welding of pepinlines and related fecilities ( tiêu chuẩn hàn đường ống và các
phụ kiện đường ống )….
+Ống :
- Ống dùng để chuyển tải chất thông vận từ nơi này sang nơi khác.
- Chất lượng ống được phân loại dựa trên danh mục của ống (schedule).
- Sch là tiêu chuẩn đánh giá về trọng lượng(weight) và độ dày (thickness)
của ống.
+Sch gồm:
sch10,20,30,40,60,80,100,120,140,160,
- Ngoài ra còn có standard (std),
12


- Extra strong (xs),
- Double estra strong (xxs)
- Trọng lượng (weight) được tính kg/m or lb/feet

- Độ dầy (thickness) tính bằng mm or inch (“).
+Vật liệu ống:
- Thép cacbon –P1
(carbon steel-cs)
Ví dụ: A 53, A 106…
-Thép hợp kim không gỉ-P8
(Stainless steel (ss)
Ví dụ: A 304, A 316…
Kích thước danh nghĩa của ống
(Nominal pipe size conversion from inches to millimetres)
Hệ inch

Hệ mét

Hệ inch

Hệ mét

1/8”

6 mm

1”

25 mm

¼”

8 mm


1 ¼”

32 mm

3/8”

10 mm

1 ½”

40 mm

½”

15 mm

2”

50 mm

¾”

20 mm

2 ½”

65 mm

Các loại thép theo tiêu chuẩn ASTM (American Society for Testing and
Material-Hiệp hội kiểm tra và vật liệu Hoa Kỳ) thông thường được bắt đầu bằng

chữ A, phía sau chữ A là 1 cụm chữ số và chữ cái dùng để chỉ cấp độ, thuộc tính
cơ học và thành phần hoá học của mỗi loại thép. Để tìm hiểu chi tiết về mỗi loại
thép, ta phải sử dụng các tài liệu của ASTM để tra cứu.
Dưới đây là bảng liệt kê các mác thép thường được sử dụng để chế
tạo ống theo tiêu chuẩn ASTM.

13


STT

Ký hiệu theo

Mô tả đặc điểm

ASTM

1

A27

Thép Cacbon đúc.

2

A36

Thép Cac bon kết cấu.

3


A53

Thép Cacbon để chế tạo ống.

4

A105

Thép cán dùng để chế tạo các loại ống.

5

A106

Thép Cacbon để chế tạo ống.

6

A131

Thép kết cấu sử dụng cho ngành tàu biển.

7

A134

Thép Cacbon để chế tạo ống.

8


A135

Thép Cacbon để chế tạo ống.

9

A139

Thép Cacbon để chế tạo ống.

Trong thực tế các loại ống công nghệ được chế tạo bởi các vật liệu khác
nhau kể cả vật liệu phi kim loại dùng để chuyển tải các chất lỏng, chất khí .. tùy
theo điều kiện làm việc .Ống công nghệ ở vị trí khác nhau mà các mối hàn cũng
có các vị trí 1G , 2G , 3G , 5G , 6G , 6GR ..
2. KHAI TRIỂN THÂN ỐNG.
Thân ống có hình trụ được chế tạo từ phôi thép tấm. Việc khai triển tính
toán phôi để chế tạo thân ống tương tự như cách khai triển 1 hình trụ bình
thường.
Phương pháp khai triển hình trụ
- Vẽ hình chiếu đứng với kích thước thật
- Vẽ hình khai triển của hình trụ nhưng cần phải chú ý tìm đường kính
trung bình dtb
dtb = dt + s
dt = dn - s
Chiều dài khai triển tính theo công thức:
14


l = �dtb

Hình khai triển ống là một hình chữ nhật có chiều dài bằng лdtb , chiều rộng
bằng chiều cao h của ống. Cần chú ý là tất cả các chi tiết cần khai triển đều phải
tính theo đường kính trung bình.

a)

b)
Hình : Khai triển hình trụ.

dt = đường kính trong

dtb = đường kính trung bình

dn = đường kính ngoài

s = chiều dày.

3. ĐỌC BẢN VẼ CHI TIẾT THÂN ỐNG, TINH KICH THƯỚC
3.1. Đọc nội dung khung tên, bảng kê, các yêu cầu kỹ thuật
Trên khung tên, bảng kê đưa ra các nội dung như: ký hiệu, vật liệu, số
lượng, yêu cầu kỹ thuật vì vậy phải nghiên cứu kỹ trước khi tiến hành các công
việc tiếp theo.
3.2. Phân tích các hình biểu diễn:
Các hình biểu diễn cần phải được phân tích cụ thể để xác định kích thước
thực tế cho công tác tính toán phôi để khai triển.
3.3. Xác định kích thước phôi ống
15


Sau khi phân tích các hình biểu diễn, xác định kích thước phôi cho đoạn

ống cần lưu ý các vấn đề: Kích thước đường kính trong thân ống phải thật chính
xác nếu trong qúa trình lắp ghép khe hở không đảm bảo khi hàn sẽ không ngấu
dể làm cho thân ống biến dạng, còn kích thước ngoài chỉ là yếu tố thẩm mỹ và
kỹ thuật chưa thực sự đề cao bằng đường kính trong.
4. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ CƠ BẢN, THỰC HÀNH XẾP HÌNH,VẠCH DẤU
4.1 Phương thức thiết kế
Áp suất thiết kế. Sau đây là các hướng dẫn để xác định và chỉ ra các yêu
cầu về áp suất thiết kế.
Áp suất thiết kế nên dựa vào áp suất vận hành tối đa mong muốn của từng
hệ thống riêng biệt, áp suất này được xác định từ áp suất vận hành tối đa của
bơm được nối vào hệ thống, các bình áp suất, áp suất đặt van xả… Dựa trên kiểu
hệ thống và thiết bị được sử dụng.
Cần phải tính thêm một giới hạn bền hợp lý để bù vào các biến động trong
chế độ vận hành tối đa mong muốn, trong quá trình chuyển tiếp và các sai số
điều khiển.
Áp suất thiết kế nội bộ phải tính đến cả tác động của áp suất tĩnh, sự tăng
áp suất cho phép,… không được bé hơn áp suất vận hành đặt vào chất lỏng,
cũng cần phải cân nhắc đến áp suất bơm khi dừng máy.
Những ống bị tác động bởi ngoại lực phải được thiết kế đáp ứng chênh áp
tối đa so với dự tính ban đầu trong suốt quá trình vận hành, ngắt máy, hoặc các
điều kiện chạy thử kể cả thử áp suất. Với lực ống chôn ngầm phải chịu những áp
suất gồm cả các tải trọng của đất phũ lên và/hoặc chấn động giao thông.
Theo ASME B31.1, đường ống phải được dự tính đến sự an toàn trong các
chu kỳ vận hành ngắn ở áp suất hoặc nhiệt độ cao hơn thiết kế. Nếu giá trị ứng
suất tính được từ những biến động áp suất và/ hoặc nhiệt độ này không quá qui
định cho phép 15% trong suốt 10% thời gian của bất cứ chu kỳ vận hành 24 h
nào, hoặc là 20% dưới 1% thời gian của chu kỳ vận hành 24h.

16



Hệ thống đường ống được tính toán an toàn vận hành nếu áp suất và nhiệt
độ tối đa đưa vào hệ thống có thể tác động đến bất kỳ phần hoặc thiết bị của hệ
thống hoặc vượt quá áp suất và nhiệt độ tối đa tính theo qui định ban hành bởi
qui định và an toàn đường ống ASME B31.1.
Những giá trị tương ứng lực và áp suất nhiệt độ và danh nghĩa được đưa ra
trong những qui định và tiêu chuẩn về đường ống cũng được đưa ra đây để tham
khảo.
4.2. Nhiệt độ thiết kế
Sau đây là những hướng dẫn để tính toán và xác định những yêu cầu về
nhiệt độ thiết kế hệ thống:
Nhiệt độ thiết kế phải được tính toán dựa trên cơ sở nhiệt độ vận hành
mong muốn tối đa.
Những ảnh hưởng của bơm, tiết lưu, gia nhiệt, làm nguội… phải được xem
xét đến khi tính toán nhiệt độ thiết kế của hệ thống tương ứng.
4.3. Tiêu chuẩn tính cỡ đường ống
Thông thường tổng chi phi cho hệ thống đường ống chỉ vào khoảng 7 đến
8% tổng chi phí đầu tư. Nếu các chi phí này tăng quá 3% thì sẽ ảnh hưởng đến
các chi phí vận hành do độ chảy của nó thay đổi giáng áp, tổn thất nhiệt và các
yêu cầu bảo dưỡng.
Việc lựa chọn cỡ ống có liên quan tới sự tính toán cỡ ống hợp lý nhất. Ví
dụ như nếu cần phải bơm thêm để gia áp hệ thống, hoặc là nếu sản lượng nhiệt
bị ảnh hưởng 1 cách cơ hội, thì yêu cầu chi phí năng lượng phát sinh trở thành
yếu tố rất quan trọng để đánh giá.
Cỡ ống hợp lý nhất được xác định khi tổng các chi phí vận hành được lắp
đặt là tối thiểu.
Sự tính toán tối ưu kích thước đường ống thường không được sử dụng rộng
rãi trong các tính toán sơ bộ. Ở nơi mà tổn thất áp suất đã được xác định bởi các
tính toán khác kích thước đường ống tối thiểu lựa chọn sẽ là kích thước tương
ứng với các vận hành thực tế.

17


Những yếu tố liên quan có ảnh hưởng quan trọng đến sự lựa chọn kích
thước ống là những yếu tố sau đây :
a. Độ ồn, có thể là kết quả của dòng chảy tốc độ cao, sự sủi bọt của chất
lỏng hoặc là dòng chảy 2 trạng thái.
b. Rung, có thể do kết quả của độ ồn, các vận tốc cao ở những điểm đổi
hướng dòng chảy hoặc là do sủi bọt chất lỏng.
c. Ăn mòn, hoặc là mài mòn do các tác động hoá học của các chất lỏng, vận
tốc quá cao, sủi bọt, chạy hổn loạn quá mức ở các phụ kiện, van, mối nối re
nhánh…
d. Sự phân phối dòng, sự đồng nhất của chất lỏng, dạng mặt cắt vận tốc, là
những yếu tố sẽ phải làm giảm đi.
Điều này có thể đạt được bằng cách sử dụng phân bố vận tốc hợp cùng với
sơ đồ đường ống sẽ tạo ra dòng chảy trơn tru.
e. Sự sủi bọt, có thể là kết quả từ sự nổ các bọt sát vào bề mặt kim loại ở
vận tốc đủ cao sẽ gây lên ăn mòn, và các dòng chất lỏng 2 trạng thái.
4.4. Thực hành xếp hình, vạch dấu:
Vận dụng các kiến thức liên quan như hình học, lượng giác và các dụng cụ bổ
trợ để tiến hành xếp hình, vạch dấu.
5. CẮT PHÔI, MÀI SỬA PHÔI
- Trước khi tiến hành cắt phôi cần phải kiểm tra lại kích thước dựng hình
vạch dấu lại một lần nữa thật chắc chắn và chính xác mới tiến hành cắt để trách
những sai sót làm hỏng phôi liệu.
- Cắt phôi trên máy cắt tự động: cần tiến hành thực hiện đúng qui trình,
kiểm tra lượng khí cung cấp, chủng loại bép cắt, điều chỉnh lượng khí cắt….
- Mài sữa ba via sau khi vát mép.
Đối với quá trình hàn tự động thì việc chuẩn bị mép hàn phải được tiến hành
theo qui định chuẩn và nó tùy thuộc vào bề dày và kim loại của vật liệu làm bồn.

6. UỐN TRÊN MÁY LỐC TÔN:
18


Yêu cầu vận hành thành thạo máy lốc tôn 3 trụ đúng quy trình và an toàn
6.1. Uốn mớm: Dùng các loại vam uốn bằng tay để tạo cung tại đầu mép
uốn vì trong quá trình uốn trên máy tại mép uốn không tiếp xúc được với trục
uốn.
6.2. Tạo hình : cho vật liệu cần uốn lên máy lốc tôn, diều chỉnh khe hở trên các
con lăn hợp lý, quá trình uốn được tiến hành từ từ và dùng dưỡng để kiểm tra thường
xuyên, sau khi lăn thử đạt được cung cần thiết đảm bảo yêu cầu ta cần đánh dấu lên tay
quay điều chỉnh khe hở giữa các con lăn giúp cho công tác thực hiện các tấm tiếp theo
được thuận tiện, dễ dàng.

7. THỰC HÀNH HÀN ĐINH GIÁP MỐI THÂN ỐNG, NẮN SỬA KIỂM
TRA
Trước khi hàn đính mép lại với nhau cần kiểm tra tính đều đặn, thẳng mép và
khe hở hợp lý giữa 2 mép, bất cứ sai lệch nào xác định được sau quá trình
hàn phải nằm trong khoảng dung sai cho phép. nếu chúng ta xác định được
các giá trị sai lệch vượt quá khoản giá trị cho phép thì phải tiến hành căn
chỉnh lại các tấm thép trước khi tiến hành hàn đính giáp mối.

Mối hàn đứng

19


×