Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Giáo trình Chống ăn mòn kim loại Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa Vũng Tàu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 106 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ

GIÁO TRÌNH
MÔ ĐUN: CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI
NGHỀ: CHẾ TẠO THIẾT BỊ CƠ KHÍ
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP – CAO ĐẲNG
Ban hành kèm theo Quyết định số:
/QĐ-CĐN… ngày….tháng….năm 2015
của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR - VT

Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2015


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này là giáo trình lưu hành nội bộ, làm tài liệu giảng dạy của giáo
viên và tài liệu phục vụ học tập cho học sinh nên các nguồn thông tin có thể
được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và
tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Trong quá trình xây dựng, hầu hết các nhà xưởng, công trình đều cần có các
loại sơn bảo vệ để chống sự ăn mòn của môi trường. Chúng ta đều biết rằng,
các nhà máy chế tạo gang thép, cơ khí, điện, thủy lợi, các phương tiện giao
thông vận tải và các đồ dùng hàng ngày v.v... đều dùng nguyên liệu là kim loại.
Bề mặt của chúng do tác dụng của khí quyển (ánh sáng, ẩm ướt, nấm mốc U.V..J
và tác dụng diện hóa học rất dễ bị phả hủy, ăn mòn. Hàng năm, theo thống kẽ
trên thế giới có một phần kim loại bị ăn mòn, không thề sử dụng được. Bề mặt


kim loại, khi được phủ lớp sơn sẽ cách li với môi trường bên ngoài, bảo vệ
chóng ăn mòn, tăng tuổi thọ sản phẩm, trang trí bề mặt. Công nghiệp sơn còn
tạo ra các loại sơn có tinh năng đặc biệt : chịu axìt, chịu kiềm, chịu dầu, chịu
nhiệt độ cao, cách diện v.v..., thỏa mãn mọi yêu cầu bảo vệ sản phẩm trong
những hoàn cảnh đặc biệt.
Do dó, nội dung giáo trình này nhằm giới thiệu những khái niệm cơ bản về
công nghệ làm sạch bề mặt và sơn phủ, phương pháp chế tạo các loại sơn, tính
năng, công dụng, thành phần, quy cách, phương pháp, kinh nghiệm thi công các
loại sơn, có tính năng bào vệ tốt.
Trong quá trình biên soạn, do khà năng và thời gian có hạn nên không thể
tránh khỏi thiếu sót, mong các quý thầy cô và học sinh góp ý để cuốn giáo trình
hòan thiện hơn.
Bà Rịa – Vũng Tàu, ngày.......tháng...... năm 2015
Biên soạn
Chủ biên: Nguyễn Hàm Hòa

MỤC LỤC


Bài 1...........................................................................................................................................................43
CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN LÀM SẠCH...............................................................................................................43
1. Khái niệm chung:...................................................................................................................................43
2. Các tiêu chuẩn bề mặt, sơn, dung môi:................................................................................................44
2.1. Tiêu chuẩn bề mặt..............................................................................................................................44
2.2. Tiêu chuẩn sơn...................................................................................................................................47
2.2.1. JOTO 6 sơn chống hà.......................................................................................................................47
2.2.2.Thông số kỹ thuật : them them tên gọi...........................................................................................48
2.2.3. Chuẩn bị bề mặt :...........................................................................................................................48
2.3. Tiêu chuẩn dung môi..........................................................................................................................50
3. Chuẩn bị phòng hộ lao động:................................................................................................................51

3.1. Quần áo BHLĐ....................................................................................................................................51
3.2. Mặt nạ phòng độc, khẩu trang..........................................................................................................52
3.2.1. Mặt nạ phòng độc:..........................................................................................................................52
3.2.2. Khẩu trang.......................................................................................................................................52
3.2.3. Giày, ủng..........................................................................................................................................53
3.2.4. Bao tay.............................................................................................................................................53
4. Lựa chọn các dụng cụ thiết bị làm sạch, sơn:.......................................................................................54
4.1. Lựa chọn dụng cụ...............................................................................................................................54
4.2. lựa chọn thiết bị làm sạch..................................................................................................................56
5. Lựa chọn sơn, vật liệu làm sạch:...........................................................................................................58
5.1. Kiểm tra nhãn mác, thời hạn sử dụng...............................................................................................58
5.2. Màu sơn, kích thước, tính chất vật liệu làm sạch.............................................................................58
6. Chuẩn bị mặt bằng thao tác:.................................................................................................................60
6.1. Diện tích mặt bằng.............................................................................................................................60
Giới thiệu quy trình thi công sơn epoxy, quy trình sơn nền epoxy, sơn sàn epoxy, quy trình thi công
sơn nền nhà xưởng của EPOTECH và hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật thi công sơn sàn epoxy cho
nền nhà xưởng công nghiệp bằng video..................................................................................................60
Câu hỏi và bài tập......................................................................................................................................63
BÀI 2...........................................................................................................................................................63
LÀM SẠCH THỦ CÔNG...............................................................................................................................63
1. Các dụng cụ làm sạch cầm tay:.............................................................................................................63
1.1. Khái niệm............................................................................................................................................63
1.2. Phân loại.............................................................................................................................................64
2. Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay:..........................................................................................................64
2.1. Chuẩn bị..............................................................................................................................................64
2.2. Tác dụng lực........................................................................................................................................67


Phương pháp này tiện lợi, nhưng không phù hợp cho việc xử lý các mối hàn. Nhược điểm cơ bản của
phương pháp này là dễ làm cho bề mặt bị bóng, do đó làm giảm đi độ bám dính của lớp sơn lót lên

bề mặt nền. - Làm sạch bằng búa gõ: Gõ thường kết hợp với bàn chải sắt. Phương pháp này đôi khi
thuận tiện cho những sửa chữa cục bộ và cho một vài hệ sơn thích hợp. Nhược điểm của phương
pháp này là không thể làm sạch bề mặt đạt chất lượng cao -Làm sạch bằng ngọn lửa : Phương pháp
này liên quan đến việc xử lý nhiệt, nhờ thiết bị đốt cháy (acetylen, oxy). Phương pháp này làm sạch
hầu hết lớp áo tôn, nhưng kém hơn khi xử lý lớp gỉ, do đó không đáp ứng được các yêu cầu của các
hệ sơn hiện đại. -Mài đĩa cát ( sử dụng đĩa mài): Là các đĩa quay phủ bằng hạt nhám (hạt mài). Dùng
cho những vùng sửa chữa cục bộ hoặc loại bỏ các mảng gỉ nhỏ. Chất lượng của đĩa cát ngày càng
được hoàn thiện do đó giúp xử lý bề mặt được tốt hơn 2.3. Lau sạch...................................................68
3. Kiểm tra độ nhám cho phép:................................................................................................................68
3.1. Độ nhám cho phép khi làm sạch bằng dụng cụ thô sơ.....................................................................68
3.2. Thời gian, năng xuất, chất lượng.......................................................................................................69
4. An toàn lao động:..................................................................................................................................69
4.1. Sơn dễ bắt cháy, phải tránh các nguồn lửa.......................................................................................70
4.2. Thông gió trong khi sơn.....................................................................................................................70
4.3. Trong khi sơn công nhân phải có trang bị bảo hộ thích hợp như mặt nạ khí và găng tay...............70
4.4. Thiết bị phun chân không được tiếp đất trong khi sơn....................................................................70
4.5. Các thiết bị phải là chống nổ và chống phát tia lửa..........................................................................70
Bài tập thực hành......................................................................................................................................70
BÀI 3...........................................................................................................................................................72
LÀM SẠCH BẰNG MÁY...............................................................................................................................72
1. Công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của máy mài cắt cầm tay, tang quay....................................73
1.1. Công dụng...........................................................................................................................................73
1.2. Phân loại.............................................................................................................................................73
2.1.1. Máy mài Atec AT8200 (100mm).....................................................................................................73
2.2.2. Máy mài góc Bosch GWS 20-230....................................................................................................74
1.3. Cấu tạo................................................................................................................................................75
1.4. Nguyên lý làm việc.............................................................................................................................75
2. Ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của các máy làm sạch:...................................................................77
2.1. Ưu nhược điểm..................................................................................................................................77
2.2. Phạm vi sử dụng.................................................................................................................................78

2.2.1. Các nguyên tắc an toàn...................................................................................................................78
2.2.2. Thao tác sử dụng đúng với máy mài góc.......................................................................................79
3.1. Chuẩn bị..............................................................................................................................................81
3.1.1. Chuẩn bị máy mài............................................................................................................................81
3.1.2. Kiểm tra máy mài............................................................................................................................81
3.2. Khởi động cho máy chạy không tải....................................................................................................82
3.3. Kiểm tra chi tiết làm sạch thông qua độ nhám bề mặt.....................................................................82
4. An toàn lao động, bố trí làm việc khoa học hợp lý:.............................................................................83


4.1. Bảo đảm vệ sinh công nghiệp............................................................................................................83
4.2. Bảo đảm an toàn lao động.................................................................................................................84
1. Qui trình chống ăn mòn........................................................................................................................85
1.1. Làm sạch bề mặt................................................................................................................................85
1.2. Sơn phủ...............................................................................................................................................86
1.3. Kiểm tra chất lượng............................................................................................................................88
BÀI 4...........................................................................................................................................................88
LÀM SẠCH BẰNG ÁP XUẤT CAO................................................................................................................88
1. Công dụng, cấu tạo, phạm vi sử dụng, nguyên lý làm việc của máy phun cát, phun bi:....................88
1.1. Công dụng...........................................................................................................................................88
1.2. Cấu tạo................................................................................................................................................90
Nắp đậy.................................................................................................................................................90
- Sàng hạt mài.......................................................................................................................................90
- Bình chịu áp lực..................................................................................................................................90
- Van bịt và định hướng........................................................................................................................90
- Bộ lọc dầu mỡ và hơi nước................................................................................................................90
- Van khí nén vào..................................................................................................................................91
- Van xả.................................................................................................................................................91
- Van điều chỉnh-làm ngẹt (Choke Valve).............................................................................................91
- Van điều chỉnh lưu lượng hạt mài.....................................................................................................91

1.3. Nguyên lý làm việc của máy phun cát, phun bi.................................................................................93
2. Ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của các máy phun cát, phun bi:....................................................93
2.1. Ưu điểm..............................................................................................................................................93
2.2. Nhược điểm........................................................................................................................................93
3. Làm sạch bằng máy phun cát, phun bi:................................................................................................94
3.1. Chuẩn bị..............................................................................................................................................94
3.2. Khởi động cho máy chạy không tải....................................................................................................94
3.3. Đưa cát sạch hoặc bi vào phễu tiếp liệu............................................................................................95
3.4. Vận hành.............................................................................................................................................95
Bài tập làm sạch bằng phun hạt mài, hoặc bi đạt Sa 2.5.........................................................................96
3.5. Kiểm tra chi tiết làm sạch thông qua độ nhám bề mặt.....................................................................97
4. An toàn lao động, bố trí làm việc khoa học hợp lý:.............................................................................97
BÀI 5...........................................................................................................................................................99
LÀM SẠCH BẰNG HÓA CHẤT.....................................................................................................................99
1. Công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của dây truyền làm sạch bằng hoá chất:.............................99
1.1. Công dụng...........................................................................................................................................99
1.3. Nguyên lý làm việc của dây chuyền.................................................................................................101


2.Ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của dây truyền làm sạch bằng hoá chất......................................104
1.4. Ưu nhược điểm................................................................................................................................104
1.5. Phạm vi sử dụng...............................................................................................................................104
3. Làm sạch bằng dây truyền hoá chất a xít H2SO4:..............................................................................105
3.1. Đưa vật liệu cần làm sạch vào giỏ....................................................................................................105
3.2. Đưa vào bể đựng dung dịch a xít H2SO4.........................................................................................105
3.3. Đưa sang bể đựng dung dịch trung hòa NAOH...............................................................................105
3.4. Rửa bằng dòng nước nóng đi qua...................................................................................................106
3.5. Thổi khô............................................................................................................................................106
3.6.Kiểm tra chất lượng 4. An toàn lao động, bố trí làm việc khoa học hợp lý:....................................106
4.1. Phòng hộ khi làm việc với hóa chất.................................................................................................106

4.2. Thời gian làm sạch tai các bể...........................................................................................................106
4.3. An toàn sử dụng nâng hạ vật làm sạch bằng băng tải....................................................................106
BÀI 6.........................................................................................................................................................106
SƠN THỦ CÔNG.......................................................................................................................................106
1. Những khái niệm cơ bản về sơn:........................................................................................................107
1.1. Quá trình phát triển của công nghiệp sơn......................................................................................107
1.2. Đặc điểm của sơn.............................................................................................................................108
1.2.1. Ưu điểm.........................................................................................................................................108
1.2.1. Nhược điểm..................................................................................................................................108
1.3. Vị trí tác dụng của sơn.....................................................................................................................110
1.4. Các phương thức tạo thành màng sơn, các loại sơn......................................................................111
1.5. Thành phần chủ yêú của màng sơn.................................................................................................112
2. Phương pháp quét sơn bằng tay:.......................................................................................................113
2.1. Đặc điểm...........................................................................................................................................113
2.2. Chú ý khi quét sơn............................................................................................................................113
3. Sơn lót chi tiết, thiết bị bằng tay:.......................................................................................................114
3.1. Chuẩn bị............................................................................................................................................114
3.2. Khuấy đều sơn..................................................................................................................................114
3.3. Nhúng chổi vào sơn..........................................................................................................................115
3.4. Thao tác quét từ trên xuống, từ trái sang phải...............................................................................115
3.5. Quét khó trước sau dễ, quét nhẹ phần góc cạnh...........................................................................115
3.6. Sử lý chổi sau khi sơn.......................................................................................................................115
4. An toàn lao động:................................................................................................................................116
4.1. Phòng hộ lao động ( Quần áo BHLĐ+ Bình chữa cháy)...................................................................116
4.2. Thông gió..........................................................................................................................................116
4.3. Không gây lửa (Hút thuốc, bật lửa)..................................................................................................117


4.4. Khi sơn trên cao phải có thang, dàn giáo........................................................................................117
Câu hỏi bài tập.........................................................................................................................................117

BÀI 7: SƠN BẰNG MÁY............................................................................................................................118
1. Công dụng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của thiết bị phun sơn:........................................................118
1.1. Công dụng.........................................................................................................................................118
1.2. Cấu tạo..............................................................................................................................................118
1.3. Nguyên lý làm việc...........................................................................................................................119
2. Ưu nhược điểm, phạm vi sử dụng của các thiết bị phun sơn:...........................................................119
2.1. Ưu nhược điểm................................................................................................................................119
2.2. Phạm vi sử dụng...............................................................................................................................119
3. Quy trình thao tác khi phun sơn:........................................................................................................120
3.1. Công việc chuẩn bị...........................................................................................................................120
3.2. Những điểm chú ý khi phun sơn......................................................................................................120
3.3.Phương pháp phun...........................................................................................................................121
4. Sơn các chi tiết, thiết bị cơ khí bằng máy:..........................................................................................122
4.1. Chuẩn bị bề mặt...............................................................................................................................122
4.2. Sơn lót..............................................................................................................................................122
4.3. Trát ma tít.........................................................................................................................................122
4.4. Mài bóng...........................................................................................................................................123
4.5. Sơn lót lần hai...................................................................................................................................123
4.6. Sơn bề mặt.......................................................................................................................................124
4.7. Sấy.....................................................................................................................................................124
4.8. Đánh bóng........................................................................................................................................124
5. An toàn lao động khi sơn bằng máy:..................................................................................................124
5.1. Phòng hộ lao động ( Quần áo BHLĐ+ Bình chữa cháy)...................................................................124
5.2. Kiểm tra các loại máy(Máy nén khí, bình chứa, van an toàn, đồng hồ áp suất)............................125
5.3. Hệ thống thông gió, hút khí độc làm việc........................................................................................126
5.4. Không gây lửa (Hút thuốc, bật lửa)..................................................................................................127
5.5. Khi sơn trên cao phải có thang, dàn giáo........................................................................................127
Câu hỏi bài tập.........................................................................................................................................127
BÀI 8.........................................................................................................................................................128
ĐÁNH SỐ..................................................................................................................................................128

1. Chuẩn bị:..............................................................................................................................................128
1.1. Bản vẽ và tài liệu liên quan..............................................................................................................128
1.2. Búa tay..............................................................................................................................................129
1.3. Bộ số, bộ chữ, bút xóa, phấn đặc biệt.............................................................................................129
2. Đọc các ký tự, số trên bản vẽ:.............................................................................................................129


2.1. Đọc ký tự tên sản phẩm, chi tiết......................................................................................................129
2.2. Đọc ký hiệu số của sản phẩm, chi tiết.............................................................................................130
3. Đóng số, ký tự (Chữ):..........................................................................................................................130
3.1. Tao tác cầm dụng cụ.........................................................................................................................130
3.2. Quan sát vị trí đóng số và chữ.........................................................................................................130
3.3. Tác dụng lực......................................................................................................................................130
3.4. Kiểm tra, sửa chữa...........................................................................................................................130
BÀI 9.........................................................................................................................................................132
BÀN GIAO THIẾT BỊ SAU KHI SƠN...........................................................................................................132
1.Tập hợp hồ sơ kỹ thuật làm sạch và sơn:.............................................................................................132
1.1. Bản vẽ thiết kế và các tài liệu liên quan..........................................................................................132
1.2. Qui trình làm sạch, sơn....................................................................................................................133
1.3. Diện tích sơn, khối lượng làm sạch.................................................................................................135
1.4. Tiêu chuẩn làm sạch, sơn của nhà thầu..........................................................................................135
1.5. Phương án làm sạch, sơn.................................................................................................................135
1.6. Cung cấp vật tư, thiết bị...................................................................................................................135
2. Lập biên bản bàn giao và bàn giao chi tiết thiết bị sau khi sơn:........................................................136
2.1. Biên bản nghiệm thu khối lượng làm sạch......................................................................................136
2.2. Biên bản nghiệm thu kỹ thuật sơn..................................................................................................136
2.3. Bàn giao sản phẩm...........................................................................................................................136
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................137



CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN
CHỐNG ĂN MÒN KIM LOẠI
Mã số của môđun: MĐ26
Thời gian của môđun:160 h

(Lý thuyết:15h; Thực hành: 145h)

I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔĐUN:
Môđun Chống ăn mòn kết cấu và thiết bị cơ khí là môđun chuyên môn
nghề trong danh mục các môn học, môđun đào tạo bắt buộc nghề
Môđun Chống ăn mòn kết cấu và thiết bị cơ khí mang tính tích hợp
II. MỤC TIÊU MÔĐUN:
Học xong môđun này sinh viên có khả năng:
+ Trình bày được những khái niệm cơ bản về gia công sơn.
+ Trình bày được các phương pháp cơ bản gia công sơn.
+ Trình bày được quy trình thao tác khi phun sơn.
+ Tuân thủ chặt chẽ quy định và hướng dẫn sử dụng sơn của nhà sản xuất.
+ Sử dụng đúng kỹ thuật các thiết bị, dụng cụ dùng trong sơn chống gỉ.
+ Chuẩn bị được bề mặt trước khi sơn đạt tiêu chuẩn SIS (tiêu chuẩn
Thuỵ Sỹ).
+ Sơn được các kết cấu, thiết bị đúng màu sơn, độ dày, màng sơn bóng,
phù hợp

với nhiệt độ môi trường, nhiệt độ của chi tiết, vật sơn và giai

đoạn làm khô.
+ Đánh dấu số chính xác khoa học để nhận dạng khi bàn giao và lắp ghép.


+ Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp.

+ Bố trí chỗ làm việc khoa học.
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN:
1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
TT Tên các bài trong mô đun
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Thời gian

Chuẩn bị điều kiện làm sạch
Làm sạch thủ công
Làm sạch bằng máy
kiểm tra bài 3
Làm sạch bằng áp xuất cao
kiểm tra bài 4
Làm sạch bằng hoá chất
kiểm tra bài 5
Sơn thủ công
kiểm tra bài 6
Sơn bằng máy
kiểm tra bài 7
Đánh số
Bàn giao thiết bị sau khi sơn

Cộng:

12
12
20
4
20
4
20
4
15
1
20
4
12
12
160

Hình thức
giảng dạy
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp

Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp
Tích hợp


Bài 1
CHUẨN BỊ ĐIỀU KIỆN LÀM SẠCH
Mục tiêu của bài:
- Trình bày được tầm quan trọng của việc làm sạch và sơn
- Trình bày được tiêu chuẩn của các loại sơn, dung môi
- Lựa chọn được các dụng cụ thiết bị đủ, chính xác, phù hợp với yêu cầu
sơn
- Bố trí được mặt bằng hợp lý, khoa học

1. Khái niệm chung:
Các thiết bị, máy móc, các kết cấu công trình, các vật liệu kim loại và hợp kim
trên cơ sở kim loại sau một thời gian làm việc hoặc bảo quản thì bị hư hỏng,
hoen gỉ. Sự hư hỏng đó do nhiều nguyên nhân.
Kim loại bị mài mòn do ma sát giữa các bề mặt tiếp xúc như các bánh răng,
ổ trượt, trục quay, con lăn…sau một thời gian làm việc bị hư hỏng do mài mòn.
Hiện tượng ăn mòn này gọi là ăn mòn do tác dụng của lực cơ học.
Các thiết bị làm việc ở nhiệt độ cao như ống lửa trong nồi hơi, ghi lò đốt,
thiết bị trong lò thu hồi nhiệt từ tuốc bin khí…sau thời gian làm việc bị hư hỏng,
han gỉ do tạo thành lớp oxít ở nhiệt độ cao và làm giảm dần kích thước kết cấu
của thiết bị. Hiện tượng ăn mòn này người ta gọi là ăn mòn hoá học.
Các thùng chứa axit, các ống dẫn nước thải công nghiệp, các công trình trên
biển như giàn khoan, các đường ống ngầm trong đất, các hệ thống bồn bể chứa
dầu trong không khí…sau một thời gian sử dụng và bảo quản bị han gỉ làm hư
hỏng các công trình. Hiện tượng ăn mòn này xảy ra hai quá trình là tương tác

hoá học của kim loại với môi trường điện ly như đất, nước biển, axit và xảy ra
quá trình sinh ra dòng điện tử chuyển động trong kim loại ra môi trường hay còn
gọi là quá trình dẫn điện. Hiện tượng ăn mòn này gọi là ăn mòn điện hoá.


Định nghĩa: Ăn mòn kim loại là hiện tượng tự phá hủy của các vật liệu kim
loại do tác dụng hoá học hoặc tác dụng điện hoá giữa kim loại với môi trường
bên ngoài.
Khi kim loại tham gia phản ứng hoá học với môi trường xung quanh, nguyên
nhân của sự phá huỷ chính là do tạo thành phản ứng oxi hoá khử với các chất có
trong môi trường xung quanh và bị oxi hoá theo phản ứng:
Me → Men+ + ne-

2. Các tiêu chuẩn bề mặt, sơn, dung môi:
2.1. Tiêu chuẩn bề mặt
Mức độ gỉ trên bề mặt – theo tiêu chuẩn ISO 8501-1-1988
Loại A: Bề mặt thép còn nguyên lớp vảy cán thép, đôi khi có một vài chỗ
bị gỉ nhỏ
Loại B: Bề mặt thép đã bắt đầu bị gỉ và lớp vảy cán thép đã bắt đầu bong
ra
Loại C: Bề mặt thép đã bắt đầu bị gỉ có thể cạo ra được, nhưng sẽ xuất
hiện vài lỗ nhỏ có thể nhìn thấy bằng mắt thường.
Loại D: Bề mặt thép có vảy cán thép đã bị gỉ và các lỗ nhỏ đã xuất hiện
rộng rãi, có thể nhìn thấy bằng mắt thường
Phương

pháp

làm Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn ISO Tiêu


sạch
SSPC
Làm sạch bằng phun
hạt mài
bề mặt kim loại sạch

8501 - 1

chuẩn

NACE

SP5

Sa 3

No 1

SP10

Sa 2.5

No 2

SP6

Sa 2

No 2


trắng có ánh kim (độ
trắng rất cao)
bề mặt kim loại gần
trắng hết (độ trắng
cao)
bề mặt làm sạch bằng


cơ khí
Làm sạch bằng dụng
cụ cầm tay
Sử dụng các máy cơ

SP 3

St 3

-

SP 2

St 2

-

khí, búa điện, máy
rung đinh, chà quay
điện…
Sử dụng thiết bị cầm
tay (không sử dụng

năng lượng)
Làm sạch bề mặt
bằng dung môi
SP1

Tiêu chuẩn ISO 8501-1-1988
Mức độ

Làm sạch theo tiêu

Làm sạch theo tiêu chuẩn Sa

gỉ bề mặt chuẩn ISO-8501.1.1988
thép

A
B
C
D
Nội dung

(phun hạt mài)

(dụng cụ cầm tay)
Dụng cụ
Máy công
cầm tay
St2
St2
St2


cụ
St3
St3
St3

Sa1
Sa1
Sa1

Sa2
Sa2
Sa2

Sa2.5
Sa2.5
Sa2.5
Sa2.5

Sa3
Sa3
Sa3
Sa3

St2: Làm sạch bằng dụng cụ cầm tay
Tẩy mọi vảy rỉ sét, vảy bong khi cán và sơn sắp bong tới một mức độ đã
định rõ bằng cách chà bàn chải sắt, đánh bóng bằng tay, cào bằng tay, đẽo gọt
bằng tay, dụng cụ tác động bằng tay hay bằng sự phối hợp những phương pháp
này. Chất nền phải có độ sáng bóng mờ của kim loại và không có dầu mỡ, bụi
đất, muối và những chất ô nhiễm khác.

St3: Làm sạch bằng máy công cụ


Tẩy mọi vảy gỉ sét, vảy bong khi cán, gỉ sét sắp bong và sơn sắp bong tới
một mức độ đã định rõ bằng cách dùng máy chà cước, máy mài, máy đánh bóng,
bằng cát hoặc bằng sự kết hợp các phương pháp này. Chất nền phải có độ sáng
bóng rõ rệt của kim loại và cũng không có dầu mỡ, bụi, đất, muối và những chất
ô nhiễm khác. Bề mặt không được đánh bóng bằng đĩa mài, hay mài nhẵn
Sa1: Phun làm sạch bề mặt
Tẩy mọi vẩy bong khi cán, gỉ sét sắp bong, sơn sắp bong tới một mức độ
đã định rõ bằng sự tác động của vòi phun vật liệu mài hay bằng đá mài li tâm.
Không có ý định nói rằng bề mặt kim loại phải không có mọi vẩy bong khi cán,
gỉ sét và sơn. Những vẩy bong khi cán, gỉ sét và sơn còn lại phải còn dsinh chặt
và bề mặt phải được mài mòn đủ để cung cấp một sự bám chắc và liên kết với
sơn.
Sa2: Phun làm sạch thông dụng
Tẩy mọi vảy bong khi cán, gỉ sét, vảy gỉ sét, sơn và các chất lạ bằng cách
dùng vòi phun vật liệu mài hay bằng đá mài li tâm tới một mức độ đã định rõ.
Một bề mặt được phun và làm sạch hoàn thiện thương mại (commercial) được
xác định như mọi dầu mỡ, bùn, những vẩy gỉ sét và những chất lạ phải được tẩy
sạch khỏi bề mặt và mọi gỉ sét, những vảy bong khi cán và sơn cũ phải được tẩy
sạch hòan toàn trừ những bóng vết mờ, vết sọc, hay sự đổi màu do vết đốm gỉ
sét, oxyt của vảy bong khi cán, hay những bã mỏng, bám chặt của sơn hay chất
phủ còn xót lại.
Sa2.5: Phun làm sạch gần như trắng
Tẩy gần như tất cả vảy bong khi cán, gỉ sét, vảy gỉ sét, sơn và những chất lạ
bằng cách dùng vòi phun vật liệu mài hay bằng đá mài ly tâm tới một mức độ đã
định rõ. Một bề mặt được phun làm sạch hoàn thiện gần như trắng được xác
định như một bề mặt mà mọi các vết bẩn như dầu mỡ, bùn đất, vảy bong cán, gỉ
sét, những chất ăn mòn, sơn và các chất lạ khác phải được tẩy sạch hoàn toàn

khỏi bề mặt, trừ những bóng rất mờ, những vết sọc rất nhẹ hay sự đổi màu nhẹ
do vết đốm gỉ sét, oxyt của vảy bong khi cán hay những bã mỏng bám chặt của
sơn hay chất phủ có thể còn xót lại.


Sa3: Phun làm sạch bề mặt trắng triệt để
Tẩy mọi vảy bong khi cán, gỉ sét, vảy gỉ sét, sơn và những chất lạ bằng
cách dùng vòi phun vật liệu mài hay đá mài li tâm. Một bề mặt được phun hoàn
thiện như kim loại trắng được xác định như một bề mặt kim loại đồng nhất, có
màu xám trắng, hơi thô nhám, tạo thành một bề mặt thích hợp để chất phủ bám
vào. Bề mặt phải sáng bóng và dễ dàng làm lộ các vết bẩn bám vào.

2.2. Tiêu chuẩn sơn
2.2.1. JOTO 6 sơn chống hà

Hình 1.2. JOTO 6 sơn chống hà
Chủng loại sơn: 1 thành phần
Độ phủ lý thuyết: 3 - 4 m²/kg/lớp80 µm.
Độ dày màng sơn: Ướt : 145µm. Khô : 80µm
Đóng gói: 5 kgs hoặc 20 kgs
Pha loãng, làm sạch: JOTHINNER® - 309
Là sơn chống hà theo cơ chế hòa tan gốc nhựa thông và Vinyl Copolymer,
có chứa Oxide đồng đỏ và Biocide. Bảo vệ phần đáy và mạn ngập nước của các


loại tàu thuyền với hiệu lực chống hà từ 6 đến 9 tháng (tùy theo điều kiện chạy
tàu).
Khô nhanh. Bám dính tốt.
Chống được Hà và rong tảo.
2.2.2.Thông số kỹ thuật : them them tên gọi

Màu sắc:
Đỏ Oxide.
Hàm lượng rắn :
min. 75 %
Tỷ trọng:
1.65 ± 0.05 g/ml
Diện tích phủ:
3 - 4 m²/kg/lớp 80 µm.
Độ dày màng sơn
Ướt : 145µm. Khô : 80µm.
o
Thời gian khô( 25 C):
30 phút khô bề mặt, khô cứng sau 8 giờ
Thời gian phủ lớp kế tiếp:

Khi lớp sơn trước đã khô (min 10 giờ)

Thời gian hạ thuỷ sau sơn:

Sau 24 h, không quá 48 h

Chất pha loãng/ làm sạch:

JOTHINNER®-309

2.2.3. Chuẩn bị bề mặt :
Bề mặt phải khô và không không dính muối, hà bám hay các chất bẩn
khác. Làm sạch muối và các chất bẩn bằng nước sạch và cạo bỏ phần hà bám cũ
trên bề mặt cần sơn.
Bề mặt thép: Cạo bỏ các gỉ sét và các lớp sơn cũ bị bong rộp. Phần bề mặt

bị ăn mòn hay hư hại cần phải được sửa chữa trước khi sơn lót chống gỉ.
Bề mặt gỗ. Lấp đầy các vết nứt bằng chất trám thích hợp, bề mặt sạch và khô
ráo.
Thi công :
Khuấy kỹ sơn tới tận đáy thùng.
Chỉ pha loãng khi được yêu cầu. (Tỷ lệ tối đa 5% theo khối lượng của sơn)
Dụng cụ thi công :


Cọ, súng phun thông thường
Thiết bị phun chân không có kích thước đầu phun D=0.43 ÷ 0.65mm, áp
suất tại đầu súng phun 15 MPa (150kp/cm2) và góc phun từ 40ođến 650.
Rửa sạch dụng cụ sau khi thi công.
Đóng gói & bảo quản :
Lon 5 kg
Thùng 20 kg
Tồn trữ nơi mát mẻ khô ráo. Tránh nguồn nhiệt và lửa.
Lưu ý :
Khuấy đều trước khi sử dụng
Nhiệt độ bề mặt thi công tối thiểu đạt 10 0C và cao hơn 500C so với điểm
sương của không khí. Độ ẩm môi trường thi công ≤85%.
Thời gian khô phụ thuộc vào nhiệt độ, độ ẩm, mức độ thông thoáng của
môi trường thi công. Nhiệt độ cao và thông thoáng tốt giúp cho sơn khô nhanh
hơn.
Không phủ sơn chống Hà cho các bề mặt không ngập nước.
An toàn & môi trường :
Để xa tầm tay trẻ em.
Đảm bảo thông thoáng tốt khi thi công và chờ khô. Tránh hít phải bụi sơn.
Nên đeo kính bảo hộ khi thi công. Trường hợp sơn dính vào mắt, rửa với
nhiều nước sạch và đi đến cơ sở y tế ngay.



Dùng dung môi thích hợp để chùi sạch sơn dính vào da, sau đó dùng nước
và xà phòng để rửa sạch.
Cẩn thận khi vận chuyển sơn. Nếu đổ sơn thì thu gom bằng cách rải đất
hoặc cát.
Chú ý phòng ngừa rủi ro cháy nổ.
Không được đổ sơn ra cống rãnh hoặc nguồn nước

2.3. Tiêu chuẩn dung môi
Mô tả :
JOTHINNER®180 là dung môi dùng để pha loãng cho sơn SP PRIMER®,
JOTON®JIMMY
Thành phần:
Aromatic Hydrocarbon, Ester, Alcohol.
Thông số kỹ thuật:
Thêm thông tin
Màu sắc:

Không màu

Trạng thái:

Dung dịch lỏng

Tỷ trọng

0.76 ± 0.05 g/ml

Điểm bắt cháy:


380C

Pha loãng:

Theo hướng dẫn

Lượng sử dụng:
Việc sử dụngJOTHINNER®180 tùy thuộc vào hướng dẫn có cho phép
hay không.
Khuấy trộn thật đều sau khi thêm dung môi vào sơn


Đóng gói & bảo quản:
Lon 5 lít hoặc lon 1 lít
Tồn trữ nơi mát mẻ khô ráo. Tránh nguồn nhiệt và lửa.
An toàn & môi trường:
Để xa tầm tay của trẻ em.
Nên thi công nơi có điều kiện thông gió tốt.
Tránh hít dung môi trực tiếp
Tránh tiếp xúc với da.
Nên đeo kính bảo hộ khi thi công.

3. Chuẩn bị phòng hộ lao động:
3.1. Quần áo BHLĐ
Được dùng để bảo vệ người mặc tránh được sự ảnh hưởng của các yếu tố bên
ngoài tác động vào cơ thể con người như nhiệt độ, hóa chất…

Hình 1.3. Quần áo BHLĐ



3.2. Mặt nạ phòng độc, khẩu trang
3.2.1. Mặt nạ phòng độc:
Là phương tiện chống lại các loại bụi hoặc vật văng bắn hoặc các tia có hại đối
với mắt…
Phải bảo vệ mắt hợp lí cho người lao động theo đúng qui trình và những người
khác cũng phải tuân theo.

Hình 1.4. Mặt nạ phòng độc

3.2.2. Khẩu trang
Là phương tiện chống bụi xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp.
Các loại khẩu trang: khẩu trang vải, khẩu trang carbon, khẩu trang carbon đặc
biệt.

Hình 1.5. Khẩu trang


3.2.3. Giày, ủng
Nhằm tránh khỏi các vật rơi, va đập hoặc va chạm bởi các vật sắt nhọn, tránh
ngã khi làm việc ở những nơi ẩm ướt, trơn trượt. Đồng thời ngăn ngừa điện ma
sát, hở điện hoặc rò rỉ điện…
Phải mang giày, ủng đúng kích cỡ của chân mình.
Phải giữ giày, ủng của luôn sạch và khô.

Hình 1.6. Giày, ủng

3.2.4. Bao tay
Bạn phải chọn phương tiện bảo vệ tay cho phù hợp.


Hình 1.7. Bao tay


4. Lựa chọn các dụng cụ thiết bị làm sạch, sơn:
4.1. Lựa chọn dụng cụ

Hình 1.8 Búa gõ xỷ

Hình 1.9 Chén chà Gỉ

Hình 1.10 Bàn chải sắt


Hình 1.11 Bàn cạo gỉ

Hình 1.12 Sủi cơn

Sơn các vị trí góc cạnh


Hình 1.13 Chổi sơn

Hình 1.14 Lu lô

4.2. lựa chọn thiết bị làm sạch
Cung cấp khí tới máy phun cát và súng sơn Lệt kê tên

Hình 1.15 Máy nén khí

Hình 1.16 Bộ chia khí



×