Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.27 KB, 11 trang )

ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH VỚI LIÊN KẾT VÙNG
Thực hiện “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001 – 2010” và “Chiến
lược phát triển du lịch Việt Nam 2020, tầm nhìn 2030” trong những năm qua các
địa phương đã từng bước xây dựng, triển khai chiến lược phát triển du lịch gắn
liền với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng. Thành phố và các địa phương đã
nhận thức được vai trò quan trọng và sự cần thiết của việc hợp tác liên kết phát
triển sản phẩm du lịch nhằm cùng khai thác tốt nhất thế mạnh, tiềm năng du lịch
của từng địa phương góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, đẩy mạnh việc phát
triển du lịch mang tính liên vùng. Chính vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh luôn chú
trọng và duy trì thường xuyên công tác hợp tác liên kết phát triển du lịch với các
địa phương để góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của ngành du lịch.
Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
Thành phố Hồ Chí Minh lần IX, nhiệm kỳ 2010-2015 về “…thực hiện tốt các nội
dung hợp tác đã ký kết với các địa phương trong cả nước…, mở rộng quan hệ hợp
tác kinh tế - văn hóa với một số địa phương…” ; với sự chỉ đạo sâu sát của Lãnh
đạo Ủy ban Nhân dân Thành phố, ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh đã đẩy
mạnh việc hợp tác liên kết phát triển du lịch với các địa phương trong cả nước. Từ
năm 2004 đến nay, Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện chương trình hợp tác
phát triển du lịch đa phương và song phương với 30 tỉnh, thành trong cả nước.
Hoạt động hợp tác du lịch phát triển đã góp phần quan trọng việc thực hiện chiến
lược phát triển du lịch của Thủ tướng Chính phủ, mang lại nguồn ngân sách lớn
cho nền kinh tế, khẳng định vị trí mũi nhọn của ngành du lịch, góp phần quan
trọng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh xã hội, bảo
tồn phát huy giá trị văn hóa, bảo vệ môi trường và giữ vững an ninh quốc phòng.


Việc tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện chương trình hợp tác phát triển
giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương thời gian qua nhằm tìm ra
những hạn chế và nguyên nhân để từ đó có định hướng hợp tác đúng đắn, phù hợp
với giai đoạn phát triển mới là việc làm cần thiết.


1. Sự cần thiết phải liên kết trong phát triển du lịch
Với tính chất là ngành kinh tế có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa
cao, sự phát triển du lịch không chỉ “bó” trong một lãnh thổ mà luôn vươn ra khỏi
phạm vi hành chính một địa phương, một quốc gia, một khu vực. Điều này là một
thực tế và đã được minh chứng bởi chính tình trạng chậm phát triển của du lịch
Việt Nam vào thời kỳ trước những năm 90 của Thế kỷ XX khi Việt Nam chưa có
chính sách mở cửa hội nhập với khu vực và quốc tế và còn bị ảnh hưởng bởi chính
sách cấm vận cho du lịch Việt Nam là điểm đến có nhiều tiềm năng và lợi thế
trong phát triển du lịch.
Việc liên kết phát triển du lịch giữa các lãnh thổ khác nhau cho phép khai
thác những lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về vị trí trong giao
thương, về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển
du lịch.
Ví dụ điển hình về vấn đề này là chính sách liên kết phát triển du lịch của
Singapore với các nước trong khu vực, theo đó, Singapore coi tài nguyên du lịch một trong những điểm yếu của Singapore - của những quốc gia khác là tài nguyên
du lịch của mình để đầu tư xây dựng điểm đến cho hệ thống các tours du lịch mà
Singapore chào bán. Ngược lại, các quốc gia có liên kết với Singapore sẽ được sử
dụng những lợi thế của quốc gia này về “cửa ngõ” giao thương quốc tế, năng lực
tài chính và kinh nghiệm quảng bá, quản lý và kinh doanh du lịch. Ý tưởng “siêu
dự án” về phát triển khu du lịch quốc gia Đan Kia - Suối Vàng (Đà Lạt - Lâm
Đồng) với sự đầu tư của Singapore về vốn, kinh nghiệm quản lý, phát triển sản


phẩm - thị trường và thương hiệu là một minh chứng cụ thể về liên kết phát triển
du lịch giữa Việt Nam và Singapore (do nhiều nguyên nhân, dự án này chưa trở
thành hiện thực mặc dù đã được Quốc hội thông qua năm 1997).
Việc liên kết phát triển du lịch giữa các chủ thể hành chính còn tạo nên khả
năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan nhằm thu hút đầu tư, thu hút
khách du lịch đến địa bàn liên kết nói chung với tư cách là một điểm đến thống
nhất và đến lãnh thổ của từng chủ thể liên kết nói riêng . Đây là yếu tố quan trọng

để phát triển du lịch trong cơ chế thị trường khi yếu tố cạnh tranh ngày một trở
nên gay gắt giữa các doanh nghiệp, giữa các chủ thể hành chính trong mỗi quốc
gia và giữa các quốc gia với nhau.
Như vậy có thể thấy “liên kết” là yếu tố quan trọng và là yêu cầu mang tính
quy luật khách quan đối với phát triển du lịch, đặc biệt giữa các chủ thể hành
chính trong một vùng/khu vực với những lợi thế riêng có thể bổ sung cho nhau
hoặc có chung những giá trị về tài nguyên du lịch mà sự phân bố của chúng nằm
trên địa bàn chung của những chủ thể hành chính trên.
Để đảm bảo tính liên kết được bền vững cần chú trọng đối với những vấn
đề trọng tâm sau:
(i) Cần có được sự đồng thuận mang tính tự nguyện của các chủ thể liên kết
trên cơ sở “tầm nhìn” về những lợi ích có được khi tiến hành liên kết. Khi xem xét
đến vấn đề lợi ích cần có sự bình đẳng giữa các chủ thể, đồng thời kết hợp hài hòa
những lợi ích trước mắt và lâu dài. Đây là vấn đề rất khó trong điều kiện Việt Nam
hiện nay khi “tầm nhìn” lợi ích còn mang nặng tính nhiệm kỳ và ngắn hạn. Đây
cũng là một trong những nguyên nhân làm cho các mô hình liên kết phát triển
kinh tế nói chung và phát triển du lịch nói riêng ở Việt Nam cho đến nay còn chưa
đi vào thực chất và thiếu tính bền vững.


(ii) Cần có được mô hình liên kết phù hợp với mục tiêu và điều kiện cụ thể
của các chủ thể liên quan. Mô hình này có thể là một liên kết trên cơ sở cam kết
không mang tính ràng buộc về pháp lý giữa các chủ thể, hoặc liên kết trên cơ sở
những ràng buộc pháp lý đối với những nội dung liên kết cụ thể. Trong từng mô
hình liên kết, cần xác định rõ chủ thể quyết định đối với phương án thực hiện các
nội dung liên kết và phân xử trong trường hợp có tranh chấp về lợi ích giữa các
bên trong quá trình thực hiện liên kết.
(iii) Cần xác định rõ chức năng riêng dựa trên lợi thế đặc thù của từng chủ
thể trong không gian liên kết phát triển điểm đến du lịch chung. Đây chính là cơ
sở để có được những “phân công” hợp lý trong phát triển tổng thể điểm đến liên

kết; khai thác có hiệu quả lợi thế đặc thù của từng chủ thể nhằm tạo được nguồn
lực tốt nhất cho chiến lược phát triển chung của địa bàn, hạn chế được tính trùng
lặp về chức năng trong phát triển trước khi có sự liên kết. Để thực hiện được yêu
cầu này cần thiết phải có đề án/phương án với những nội dung liên kết cụ thể trên
cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của lãnh thổ liên kết.
(iv) Cần có lộ trình rõ ràng để thực hiện liên kết với sự ủng hộ và hỗ trợ của
chủ thể quản lý cao hơn về lãnh thổ và chuyên ngành đối với những vấn đề mà
năng lực của các bên tham gia liên kết còn hạn chế, đặc biệt đối với phát triển hạ
tầng du lịch, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng thương hiệu và xúc tiến điểm
đến du lịch chung.
2. Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh với yêu cầu liên kết
Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị có quy mô dân số lớn nhất cả nước, là
trung tâm kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật lớn của đất nước với kết cấu
hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển khá đồng bộ. Chính vì vậy
quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995-2010 cũng như chiến
lược và quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn


đến năm 2030 đã xác định Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm vùng du lịch
Nam Trung Bộ và Nam Bộ (QHTT 1995-2010) và vùng Đông Nam Bộ (QHTT
đến 2020). Cho dù có thể còn những tranh luận đối với vị trí của Thành phố Hồ
Chí Minh trong phát triển du lịch thì một điều không thể phủ nhận là Thành phố
Hồ Chí Minh luôn đóng vai trò là trung tâm du lịch của khu vực phía Nam. Nói
một cách khác, Thành phố Hồ Chí Minh là “Cửa ngõ” quốc tế và là thị trường
phân phối khách của khu vực phía Nam, cũng là một trong những trung tâm du
lịch lớn nhất cả nước.
Đứng ở góc độ hoạt động phát triển du lịch khu vực, Thành phố Hồ Chí
Minh được xác định là trung tâm du lịch của phân đoạn 5 (hạ lưu Mê Kông) trong
tổ chức không gian du lịch tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), là trung tâm
kết nối du lịch hạ lưu Mê Kông với các trung tâm du lịch khác của GMS và trên

trục tuyến du lịch xuyên Á.
Vai trò đặc biệt quan trọng trên của Thành phố Hồ Chí Minh trong phát
triển du lịch quốc gia và du lịch khu vực có được trước hết dựa vào lợi thế về vị trí
địa lý và kế đó là lợi thế về sự phát triển khá đồng bộ về hạ tầng giao thông, hạ
tầng xã hội và cơ sở vật chất kỹ thuật của một đô thị vào loại lớn nhất ở Việt Nam
nói riêng và của khu vực Đông Nam Á nói chung.
Phát huy lợi thế này, trong những năm qua Thành phố Hồ Chí Minh luôn là
một trong những địa phương đi đầu về phát triển du lịch và du lịch là một trong
những ngành kinh tế có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội
của Thành phố. Năm 2013, Thành phố Hồ Chí Minh đã đón được trên 4 triệu lượt
khách du lịch quốc tế, chiếm khoảng 23% số lượt khách du lịch quốc tế đi lại giữa
các tỉnh trong cả nước, thu nhập từ du lịch đạt trên 83 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng
44% thu nhập từ du lịch của cả nước.


Tuy nhiên theo thời gian, lợi thế rất quan trọng này của Thành phố Hồ Chí
Minh trong phát triển du lịch sẽ bị giảm dần cùng với sự phát triển của hệ thống
đô thị, sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông. Một ví dụ điển hình về vấn
đề này là chủ trương phát triển sân bay Long Thành (Đồng Nai) trở thành sân bay
có quy mô lớn nhất của cả nước và sẽ thay vai trò của sân bay Tân Sơn Nhất vào
những năm 2020. Bên cạnh đó trong thời gian qua, nhiều sân bay quốc tế ở khu
vực phía Nam như Cam Ranh, Cần Thơ, Phú Quốc đã hình thành và đi vào hoạt
động. Điều này sẽ làm cho lợi thế của Thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là
“Cửa ngõ” hàng không quốc tế lớn nhất khu vực phía Nam và của cả nước sẽ
không còn nữa. Đây là vấn đề mà Thành phố Hồ Chí Minh cần xem xét đến trong
chiến lược phát triển du lịch của thành phố.
Một vấn đề dễ nhận thấy là lợi thế so sánh về tiềm năng tài nguyên du lịch
của Thành phố Hồ Chí Minh là rất hạn chế. Những giá trị về tài nguyên du lịch
tập trung chủ yếu ở di tích địa đạo Củ Chi và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cần
Giờ. Điều này làm hạn chế sự hấp dẫn của điểm đến du lịch Thành phố Hồ Chí

Minh cho dù trong những năm qua, thành phố đã có những đầu tư đáng ghi nhận
để phát triển một số khu du lịch vui chơi giải trí như Đầm Sen, Suối Tiên, v.v.
cũng như đang tập trung để phát triển du lịch đường sông.
Đứng trước những thực tế khách quan trên, việc liên kết phát triển du lịch
đã và đang đặt ra cấp thiết cho Thành phố Hồ Chí Minh để trước hết là có thể khai
thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch vùng phụ cận mà Thành phố Hồ Chí
Minh không có hoặc không đặc sắc bằng. Điều đó sẽ không chỉ tạo cho du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh những điểm đến mới, những sản phẩm mới để có thể
nâng cao năng lực cạnh tranh thu hút khách, đảm bảo vai trò trung tâm của Thành
phố Hồ Chí Minh trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đồng thời sẽ có
được những đóng góp quan trọng hơn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của


thành phố, xứng đáng với vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn của đô thị đặc biệt lớn
nhất cả nước.
Sự liên kết của Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương, trước hết là
các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng Đông Nam Bộ và
vùng đồng bằng sông Cửu Long sẽ có vai trò quan trọng trong việc tạo ra một
điểm đến du lịch thống nhất, nâng cao vị thế và hình ảnh du lịch của Thành phố
Hồ Chí Minh và các địa phương. Qua đó thực hiện có kết quả các định hướng phát
triển du lịch Việt Nam nói chung và của các vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long nói riêng.
Là trung tâm kinh tế, thương mại và khoa học kỹ thuật của khu vực phía
Nam, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương có tiềm lực về đầu tư, nghiên cứu và
đào tạo. Đây lại là hạn chế của các địa phương khu vực phía Nam nói chung và
của vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long nói riêng tại thời điểm này,
chính vì vậy sự liên kết giữa Thành phố Hồ Chí Minh với với các địa phương phụ
cận sẽ cho phép các địa phương có được sự hỗ trợ về đầu tư phát triển cơ sở vật
chất kỹ thuật du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch, đào tạo phát triển nguồn
nhân lực du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử trên địa bàn. Ngược lại

Thành phố Hồ Chí Minh cũng sẽ phát huy được những lợi thế của mình trong phát
triển du lịch, đặc biệt là về năng lực đầu tư, đào tạo và qua đó cũng có được những
lợi ích cho sự phát triển du lịch của thành phố.
Việc liên kết du lịch với Thành phố Hồ Chí Minh - Trung tâm du lịch của
vùng và với các địa phương vùng phụ cận sẽ tạo cơ hội mở rộng được không gian
du lịch phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí và nghỉ cuối tuần của người dân Thành
phố Hồ Chí Minh vốn đang rất lớn hiện nay. Với thế mạnh về làng nghề và nông
nghiệp của các địa phương vùng phụ cận, Thành phố Hồ Chí Minh cần chú trọng
liên kết để hướng các hoạt động nghỉ cuối tuần, vui chơi giải trí gắn với các những


giá trị “làng” và nông nghiệp mang đậm chất văn hóa bao gồm cả văn hóa ẩm thực
vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Như vậy có thể thấy sự liên kết về du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với
các địa phương phụ cận là một yêu cầu khách quan đặc biệt khi những lợi thế so
sánh của thành phố sẽ mất dần với sự phát triển của hệ thống đô thị, hạ tầng xã
hội, đặc biệt là hạ tầng về giao thông của đất nước. Sự liên kết này sẽ đem lại cho
du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng như của các địa phương phụ cận nhiều lợi
ích. Sự liên kết đó là phù hợp với chiến lược phát triển du lịch của vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam, Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và sẽ
không chỉ góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển du lịch của Thành phố Hồ
Chí Minh và các địa phương mà còn cho sự phát triển du lịch chung của du lịch
Việt Nam.
3. Hiện trạng và những vấn đề đặt ra đối với việc liên kết phát triển du
lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương
Cho đến nay giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương phụ cận đã
có một số hợp tác về du lịch. Tuy nhiên những hợp tác này mới chủ yếu dừng lại ở
nguyên tắc và chưa phát huy được trong thực tế. Chính vì vậy những lợi thế so
sánh của Thành phố Hồ Chí Minh cũng như của các địa phương vùng phụ cận
chưa thực sự phát huy thông qua liên kết để có thể nâng cao hơn năng lực cạnh

tranh và phát triển của du lịch Thành phố Hồ Chí Minh cũng như sự phát triển du
lịch chung của địa bàn.
Nguyên nhân của thực trạng trên có thể bao gồm:
(i) Nhận thức của chính quyền, trực tiếp là Sở Quản lí Nông nghiệp về du
lịch của Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương về ý nghĩa và tầm quan trọng
của sự hợp tác liên kết quan trọng giữa thành phố với các địa phương phụ cận còn


hạn chế. Đặc biệt là nhận thức của Thành phố Hồ Chí Minh về vai trò là trung tâm
du lịch khu vực phía Nam, theo đó, ngoài việc quan tâm đến sự phát triển du lịch
của thành phố, cần chủ động chia sẻ trách nhiệm và thực hiện chức năng “Cửa
đến” du lịch toàn khu vực phía Nam nói chung và của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam, vùng Đông Nam Bộ nói riêng;
(ii) Chưa có sự chủ động tiếp xúc, trao đổi giữa du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh và các địa phương về yêu cầu, những nội dung liên kết phát triển du lịch cụ
thể giữa các địa phương trên quan điểm đem lại lợi ích cho các bên liên quan, góp
phần thúc đẩy liên kết du lịch vùng du lịch;
(iii) Vai trò “Tác nhân” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mà trực tiếp là
Tổng cục Du lịch trong thúc đẩy hợp tác liên kết vùng thông qua một số dự án hỗ
trợ cụ thể để phát triển du lịch khu vực phía Nam nói chung và vùng Đông Nam
Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long với vai trò hạt nhân của Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng là còn rất hạn chế nếu chưa nói là chưa có được sự thể hiện như
mong muốn.
Từ những nguyên nhân trên, để có thể thiết lập và đẩy mạnh hợp tác liên kết
du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương vùng phụ cận, một số
nội dung sau cần được quan tâm thực hiện trong thời gian tới đây bao gồm:
- Tổ chức một số diễn đàn để trao đổi, thống nhất nhận thức về sự cần thiết
liên kết trong phát triển du lịch bền vững giữa Thành phố Hồ Chí Minh với các
địa phương. Hội nghị về “Định hướng hợp tác phát triển du lịch giữa Thành phố
Hồ Chí Minh và các địa phương” do Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

chủ trì thực hiện chính là một bước đi cụ thể hướng đến sự liên kết này. Với vai
trò là trung tâm du lịch khu vực phía Nam, Thành phố Hồ Chí Minh cần chủ động
đứng ra tổ chức những hoạt động tương tự tiếp theo trên cơ sở kết quả của Hội
nghị này.


- Trên cơ sở thống nhất về nhận thức, quan điểm và những nguyên tắc hợp
tác liên kết, các bên tham gia sẽ cùng nhau xây dựng đề án liên kết hợp tác du lịch
vùng với tư cách là một điểm đến thống nhất phù hợp với “Quy hoạch tổng thể
phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” với sự hỗ trợ
của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trực tiếp là Tổng cục Du lịch.
Trên cơ sở Đề án trên, một chương trình hành động với những lộ trình thực
hiện cụ thể để từng bước đưa liên kết vào thực thực tiễn sẽ được các bên thực
hiện. Nội dung của chương trình hành động này cần tập trung đối với những lĩnh
vực mà các bên cùng quan tâm như:
(i) Hợp tác xây dựng sản phẩm và hệ thống tuyến điểm du lịch chung, đặc
biệt chú trọng đến các sản phẩm du lịch đặc thù của cả địa bàn nói chung và của
từng địa phương nói riêng.
(ii) Hợp tác trong nghiên cứu thị trường và xúc tiến quảng bá du lịch vùng
Thành phố Hồ Chí Minh với tư cách là một “Điểm đến” du lịch quan trọng ở khu
vực phía Nam.
(iii) Hợp tác trong đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch, theo đó Thành
phố Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ các địa phương, đặc biệt các địa phương trong vùng
Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long về chương trình đào tạo, giảng viên.
(iv) Hợp tác trong hoạt động xúc tiến đầu, khuyến khích các nhà đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh tìm hiểu, đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và sản
phẩm du lịch tại các địa phương vùng phụ cận.
(v) hợp tác liên kết hoạt động lữ hành.
(vi) hợp tác trong chia sẻ thông tin, kinh nghiệm về quản lý du lịch.
- Xây dựng một số dự án tiền khả thi về nâng cấp hạ tầng du lịch tạo sự liên

kết về không gian giữa các điểm du lịch quan trọng trên địa bàn Thành phố Hồ


Chí Minh và các địa phương phụ cận mà các bên cùng quan tâm, trình Tổng cục
Du lịch và Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào kế hoạch hỗ trợ như một
phần thực hiện chiến lược phát triển các vùng du lịch Đông Nam Bộ và Đồng
bằng sông Cửu Long./.



×