Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Luận văn sư phạm Nhịp điệu phát triển dân số một số xã thuộc huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (478.92 KB, 63 trang )

Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thuấn

1

Lời cảm ơn
Để hoàn thành khoá luận này, trớc hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Lan, ngời đã giành nhiều thời gian chỉ dẫn tận
tình và giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu.
Em xin cảm ơn ban chủ nhiệm khoa Sinh KTNN, các thầy cô trong tổ
Động vật, bộ môn Giải phẫu Sinh lý ngời và động vật trờng Đại học s phạm
Hà Nội 2.
Tôi xin cảm ơn các cơ quan ở địa phơng đã tạo điều kiện và giúp tôi
hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 05 năm 2007
Sinh viên
Phạm Thị Thuấn


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thuấn

2

Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu đề tài: Nhịp điệu phát triển dân số một
số xã huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang và những ảnh hởng của nó tới sự phát
triển kinh tế xã hội là kết quả của riêng tôi và không trùng với kết quả
nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.


Hà Nội, tháng 05 năm 2007
Sinh viên
Phạm Thị Thuấn


Khoá luận tốt nghiệp

3

Phạm Thị Thuấn

Mục lục
Danh mục chữ viết tắt .................................................................................. 5
Chương 1. Mở đầu ........................................................................................ 6
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................ 6
1.2. Nội dung nghiên cứu............................................................................ 8
Chương 2. Tổng quan tài liệu....................................................................... 9
2.1. Vai trò của dân số và sự cần thiết nghiên cứu....................................... 9
2.2. Hậu quả của bùng nổ dân số đối với chất lượng cuộc sống................. 10
2.2.1. Về mặt kinh tế xã hội. .............................................................. 10
2.2.2. Dân số tăng nhanh, tài nguyên cạn kiệt, môi trường suy thoái. .... 13
2.3. Năm năm thực hiện công tác KHHGĐ huyện Lục Nam tỉnh Bắc
Giang (2002 -2006). ................................................................................. 23
2.3.1. Thực trạng của huyện Lục Nam. ................................................. 23
2.3.2. Tình hình thực hiện công tác DS - KHHGĐ của huyện Lục Nam
trong những năm qua. ........................................................................... 25
2.3.3. Đánh giá kết quả. ........................................................................ 26
2.3.4. Phương hướng và giải pháp thực hiện công tác DS - KHHGĐ đến
năm 2007 và những năm tiếp theo của huyện Lục Nam - tỉnh Bắc Giang
............................................................................................................. 30

Chương 3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.................................... 33
3.1. Đối tượng nghiên cứu. ....................................................................... 33
3.1.1. Địa điểm nghiên cứu. .................................................................. 33
3.1.2. Thời gian nghiên cứu. ................................................................. 33
3.2. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................... 34
3.2.1. Dùng phương pháp thống kê, điều tra để nghiên cứu nhịp điệu phát
triển dân số tại UBDSGĐ&TE huyện và xã........................................... 34


Khoá luận tốt nghiệp

4

Phạm Thị Thuấn

3.2.2. Trực tiếp điều tra dân số qua 2 xã trong huyện. ........................... 34
3.2.3. Xử lý số liệu điều tra được theo phương pháp thống kê toán học mà
các nhà dân số học thường làm. ............................................................ 34
Chương 4. kết quả nghiên cứu và thảo luận .............................................. 36
4.1. Nhịp điệu phát triển DS - KHHGĐ ở huyện Lục Nam. ...................... 36
4.2. Bước đầu tìm hiểu về phát triển DS-KHHGĐ xã Bình Sơn và xã ........ 40
4.2.1. Sự phát triển DS-KHHGĐ xã Bình Sơn. ...................................... 40
4.2.2. Nhịp điệu phát triển dân số xã Bình Sơn trong 5 năm qua (2002 2006). ................................................................................................... 43
4.2.3. Sự phát triển DS-KHHGĐ xã Trường Sơn. .................................. 44
4.2.4. Nhịp điệu phát triển dân số xã Trường Sơn trong 5 năm qua (2002
2006). ................................................................................................ 47
4.3. Hậu quả của việc gia tăng dân số và những ảnh hưởng của nó đến sự
phát triển kinh tế xã hội ............................................................................ 48
4.3.1. Tác dụng của tăng dân số đến tài nguyên và môi trường của một số
xã, huyện Lục Nam............................................................................... 48

4.3.2. Tác động của dân số đến phát triển kinh tế xã hội. ................... 49
4.3.3. Tác động của dân số đến chất lượng cuộc sống của nhân dân xã
Bình Sơn, xã Trường Sơn và nhân dân trong huyện. .............................. 58
Kết luận và đề nghị..................................................................................... 60
Tài liệu tham khảo...................................................................................... 62


Khoá luận tốt nghiệp

5

Phạm Thị Thuấn

danh mục chữ viết tắt
DS KHHGĐ: Dân số kế hoạch hoá gia đình
FAO -

: Tổ chức Liên hợp quốc về lương thực và nông nghiệp

BPTT

: Biện pháp tránh thai

UBDSGĐ&TE: Uỷ ban dân số Gia đình và Trẻ em
UBND

: Uỷ ban nhân dân

UBTVQH


: Uỷ ban thường vụ quốc hội

UNESCO

: Tổ chức Liên hợp quốc về Giáo dục Khoa học và Văn

SKSS

: Sức khoẻ sinh sản

THCS

: Trung học cơ sở

THPT

: Trung học phổ thông

DS

: Dân số

DDT

: 4,4 Diclorodiphênyl tricloroetan

hoá


Khoá luận tốt nghiệp


6

Phạm Thị Thuấn

Chương 1. Mở đầu
1.1. Đặt vấn đề.
Trong lịch sử phát triển của nhân loại, sự gia tăng dân số diễn ra ngày
một nhanh. Theo tài liệu của quỹ dân số liên hợp quốc năm 1960, dân số thế
giới là 3 tỷ người, năm 1975 là 4 tỷ người, năm 2000 là 6,35 tỷ người và tính
đến 7 giờ 19 phút ngày 26/2/2006 dân số thế giới là 6,5 tỷ người. Theo dự báo
của Liên hợp quốc (1982) thì dân số thế giới năm 2010 là 6987 triệu người,
năm 2020 là 7793 triệu người và năm 2025 là 8162 triệu người. Sự gia tăng
dân số không kiểm soát được là nguyên nhân dẫn đến bùng nổ dân số - một
trong các nguy cơ đe doạ sự tồn tại, phát triển của loài người. Để ngăn chặn
được nguy cơ đó không gì khác là mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới
không phân biệt tôn giáo, màu da, phải tích cực hơn trong công tác dân số, để
hạn chế sự gia tăng dân số nhằm tiến tới ổn định dân số đảm bảo sự phát triển
bền vững của hành tinh. Ngày 11/7 hàng năm được chọn làm ngày dân số thế
giới để nhắc nhở và cảnh báo cho tất cả mọi người cùng nhau hành động để
giảm bớt sự gia tăng dân số.
Sự gia tăng dân số diễn ra mạnh mẽ ở các nước đang phát triển. ở Việt
Nam hiện nay dân số đứng hàng thứ 13 trên thế giới. Tính đến ngày
31/12/2005 ước tính dân số Việt Nam là 83,12 triệu người. Nếu tiếp tục gia
tăng dân số như hiện nay thì sau 10 năm nữa dân số nước ta sẽ đạt 94 triệu
người. Dân số tăng nhanh đã để lại hậu quả nghiêm trọng tác động xấu đến
mọi mặt của đời sống xã hội, trở thành nỗi lo của nhiều nước trên thế giới, của
cả cộng đồng quốc tế, làm phá vỡ các yếu tố cân bằng của tự nhiên, xã hội:
làm cạn kiệt tài nguyên suy thoái trầm trọng nền kinh tế quốc tế, gây ra nạn
đói, dịch bệnh thất nghiệp, thất học, suy thoái nòi giống, ô nhiễm môi trường,

uy hiếp trực tiếp đến sự tồn tại của loài người. Quan hệ của dân số với phát


Khoá luận tốt nghiệp

7

Phạm Thị Thuấn

triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, xoá đói, giảm
nghèo, giải quyết việc làm được nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Cho đến nay Việt Nam đã đề ra hai chiến lược phát triển dân số, đó là
chiến lược DS KHHGĐ đến năm 2000 được ban hành tại Hội nghị Ban
chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ 4 khoá VII tháng 1
năm 1993 và Chiến lược dân số Việt Nam 2001 - 2010. Mục tiêu của chiến
lược dân số lần thứ nhất chủ yếu tập trung vào việc giảm nhanh mức sinh
thông qua KHHGĐ hướng phấn đấu mỗi gia đình chỉ có 1 hoặc 2 con. So
với chiến lược dân số lần thứ nhất chiến lược dân số Việt Nam 2001 2010
có mục tiêu toàn diện hơn, vừa nhằm duy trì xu thế giảm sinh vững chắc, vừa
nâng cao chất lượng dân số thông qua chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Việt Nam
luôn quán triệt quan điểm coi công tác DS KHHGĐ là một bộ phận quan
trọng trong kế hoạch phát triển đất nước.
Huyện Lục Nam là huyện miền núi nằm trên trục phát triển kinh tế
chung của tỉnh, có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt và đường sông chạy
qua, có các tiểu vùng kinh tế có khả năng thuận lợi để phát triển vùng chuyên
canh nông sản, hàng hoá, các chợ đầu mối là nơi cung cấp khối lượng lớn
nông sản thực phẩm cho vùng mỏ Quảng Ninh. Đồng thời, Lục Nam còn có
các di tích và điểm du lịch sinh thái để phát triển ngành du lịch. Huyện có 27
xã, thị trấn. Dân số toàn huyện tính đến ngày 31/12/2006 là 207645 người.
Đời sống của nhân dân trong huyện còn thấp và gặp nhiều khó khăn,

thu nhập bình quân đầu người thấp, mà nguyên nhân lớn nhất là vấn đề dân số,
biết được nguyên nhân cụ thể từ đó tìm ra giải pháp khắc phục để có thể đưa
kinh tế của huyện đi lên.
ở Việt Nam trong những năm gần đây, có rất nhiều công trình nghiên
cứu chiến lược phát triển DS KHHGĐ trên phạm vi toàn quốc, toàn tỉnh,
còn trên phạm vi hẹp (huyện, xã, thôn) thì sự gia tăng dân số cụ thể chưa được
các nhà nghiên cứu đề cập đến. Xuất phát từ sự cần thiết tìm hiểu sự gia tăng


Khoá luận tốt nghiệp

8

Phạm Thị Thuấn

dân số cấp cơ sở và những ảnh hưởng của sự gia tăng đó đến sự phát triển kinh
tế xã hội của địa phương để từ đó đề ra phương pháp và giải pháp nhằm giúp
cho công tác DS KHHGĐ đạt hiệu quả cao hơn. Tôi đã chọn đề tài nghiên
cứu Nhịp điệu phát triển dân số một số xã huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang
và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội.
1.2. Nội dung nghiên cứu.
Do yêu cầu của đề tài, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau:
- Nghiên cứu sự phát triển dân số của 2 xã Bình Sơn và Trường Sơn
huyện Lục Nam trong 5 năm qua (2002 -2006).
- Đề ra 1 số giải pháp cho chiến lược DS - KHHGĐ trong thời gian tới
ở hai xã này.
- Nghiên cứu để thấy được nhận thức của thanh niên, học sinh về vấn
đề dân số KHHGĐ.
- Điều tra một số kết quả của việc thực hiện công tác DS KHHGĐ ở
hai xã Bình Sơn và Trường Sơn



Khoá luận tốt nghiệp

9

Phạm Thị Thuấn

Chương 2. Tổng quan tài liệu
2.1. Vai trò của dân số và sự cần thiết nghiên cứu.
Dân số với tư cách vừa là lực lượng sản xuất vừa là lực lượng tiêu dùng,
nói đến dân số là nói đến con người là nguồn tài nguyên quan trọng quyết
định sự phát triển của xã hội. Muốn đảm bảo sự tồn tại và phát triển của con
người, bất kỳ chế độ xã hội nào, bất kỳ bộ máy quản lý nào đều phải quan tâm
đến sự tồn tại phát triển đó. Do vậy, quy mô cơ cấu dân số và chất lượng dân
số ảnh hưởng rất lớn đến trước hết chính con người và đến quá trình phát triển
kinh tế xã hội của quốc gia.
Con người muốn tồn tại được trước hết phải tiêu dùng một lượng của cải
vật chất nhất định. Nếu lượng của cải vật chất đó không thay đổi hoặc tăng
không đáng kể mà dân số ngày càng đông thì nó sẽ cản trở việc cải thiện và
nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.
Mặt khác, dân số là cơ sở hình thành nguồn lao động. Nguồn lao động
tạo điều kiện tăng nhanh nguồn của cải vật chất và tinh thần. Trong chừng
mực nhất định, dân số còn là sức mạnh của quốc gia. Tuy vậy ngay với
phương diện là lực lượng sản xuất nếu dân số quá đông, tăng quá nhanh,
nguồn lao động quá thừa lại gây sức ép về việc làm. Đây là mối quan tâm
thường trực của những nước đang phát triển như nước ta hiện nay.
Nhịp điệu phát triển dân số tác động đến mọi mặt, mọi lĩnh vực đời
sống kinh tế xã hội và vấn đề giáo dục giao thông - môi trường văn
hoáchính bởi vậy. Dân số luôn là vấn đề được quan tâm ở mọi lúc, mọi nơi,

mọi quốc gia, mọi dân tộc. Muốn quản lý được xã hội, trước hết phải quản lý
được quá trình biến động dân số, các nhà chức trách, các nhà quản lý xã hội
cần có biện pháp điều tiết về quy mô dân số cho phù hợp với nhu cầu và khả
năng phát triển xã hội. Trươc nguy cơ bùng nổ dân số có thể xảy ra, vấn đề
dân số luôn là vấn đề quan tâm của mọi ngành, mọi cấp trong nước và quốc tế.


Khoá luận tốt nghiệp

10

Phạm Thị Thuấn

Nó là đối tượng không những của các cuộc tranh luận về khoa học mà của cả
cuộc đấu tranh tư tưởng gay gắt. Điều đó cho ta thấy sự cần thiết nghiên cứu
của vấn đề dân số và sự ra tăng dân số.
2.2. Hậu quả của bùng nổ dân số đối với chất lượng cuộc sống.
Mục đích thực sự của việc phát triển là cải thiện và nâng cao chất lượng
cuộc sống của con người. Mỗi dân tộc đều có những mục tiêu khác nhau trong
sự phát triển nhưng tựu chung đều là mục tiêu xây dựng một cuộc sống lành
mạnh, ấm no, hạnh phúc, có quyền được tự do về chính trị, đảm bảo về an
ninh quốc phòng và đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững. Đó là mục tiêu
nâng cao chất lượng cuộc sống cho con người, đảm bảo phát triển xã hội
không chỉ cho hôm nay mà cho cả thế hệ mai sau. Song chất lượng cuộc sống
lại gắn liền với quy mô dân số. Bùng nổ dân số đang là nguy cơ đe doạ đến
mọi mặt đời sống của con người và là một trong những nguy cơ đe doạ sự tồn
vong của nhân loại. Hậu quả của bùng nổ dân số hiện nay thể hiện ở những
vấn đề sau:
2.2.1. Về mặt kinh tế xã hội.
Thực tế cho thấy dù kinh tế phát triển, tăng trưởng khá nhưng tỷ lệ phát

triển dân số tăng nhanh thì thu nhập bình quân đầu người cũng không thể tăng
hoặc tăng không đáng kể, đời sống nhân dân không được cải thiện, huống chi
khi dân số đã tăng nhanh đến độ bùng nổ. Bùng nổ dân số khiến cho những
nhu cầu tối thiểu của con người như ăn, mặc, ở, học hành và có việc làm
chẳng những không được đáp ứng mà còn làm cho các mặt kinh tế xã hội bị
ảnh hưởng nghiêm trọng,
2.2.1.1. Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh đối với việc cung cấp
lương thực thực phẩm.
Hiện nay, theo liên hợp quốc vẫn còn rất nhiều người dân trên thế giới
đang sống trong tình trạng đói dai dẳng, những thập kỷ trước, phân nửa nhân


Khoá luận tốt nghiệp

11

Phạm Thị Thuấn

loại sống trong tình trạng đói ăn, hàng năm có hàng chục triệu người bị chết
đói [4]. Sang thế kỷ 20 nạn đói vẫn bao trùm nhân loại: Những năm 70 trên
trái đất có 2 triệu người chết đói, đến thập kỷ 80 lên 18 triệu, thập kỷ 90 là 51
triệu người chết đói đồng thời nạn đói đe doạ 800 triệu người khác. Cho đến
nay vấn đề lương thực, thực phẩm vẫn là mối quan tâm đặc biệt của nhiều
quốc gia. Theo thời báo kinh tế Việt Nam ra ngày 3 -10 năm 2003, hàng năm
trên thế giới có khoảng 840 triệu người bị đói, phần lớn ở các nước có dân số
quá cao: Nigieria, Êtiôpi
Theo FAO thì sau 18 năm (1970 1988) sản lượng lương thực thế giới
tăng 1,25 lần nhưng dân số lại tăng 1,41 lần [1]. Vì vậy, bình quân lương thực
theo đầu người mỗi năm từ 333kg giảm xuống còn 296kg, lương thực thiếu
kéo theo chăn nuôi kém phát triển, dẫn tới hiện tượng thiếu đạm động vật gây

nên nhiều chứng bệnh chết đói chậm chạp dù vẫn có ăn uống.
ở Việt Nam năm 1945 có 2 triệu người bị chết đói. Tuy nhiên, do làm
tốt công tác giống trong sản xuất Nông nghiệp, xây dựng hệ thống tưới
tiêunên năng xuất lúa và hoa màu đã tăng lên vượt bậc trong năm gần đây.
Ước tính sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 2 hoặc 3 trên thế
giới. Nhưng nguy cơ thiếu lương thực, thực phẩm có thể xảy ra bất cứ lúc nào
nếu không kiểm soát sự ra tăng dân số, không có kế hoạch, chính sách phù
hợp trong sản xuất Nông, Lâm, Ngư nghiệp.
Bên cạnh vấn đề thiếu lương thực, thực phẩm thì vấn an toàn lương
thực, thực phẩm cũng là vấn đề đáng báo động hiện nay. Do sự phát triển
mạnh mẽ về công nghệ và dịch vụ chế biến: sự tập trung ngày càng cao các
khu vực dân cư quanh đô thị và khu công nghiệp, việc tổ chức đại trà nhiều
mặt hàng thực phẩm, việc mở rộng lưu thông buôn bán trong thị trường toàn
quốc ở mỗi nước cũng như trong thị trường quốc tế đã làm cho vấn đề vệ sinh
an toàn thực phẩm mang thêm một ý nghĩa mới ở tầm cỡ toàn cầu.
Thực phẩm bị ô nhiễm là do 2 nguyên nhân chính:


Khoá luận tốt nghiệp

12

Phạm Thị Thuấn

- Do sự xâm nhiễm của các loại vi sinh vật: vi khuẩn, nấm mốc, virut
- Do bị nhiễm độc bởi các chất thải công nghiệp đang đổ vào các nguồn
nước tự nhiên cũng như các nguồn nước ăn của dân cư.
ở Việt Nam sự gây nhiễm bởi các vi sinh vật chiếm tỷ lệ lớn hơn rất
nhiều. Theo báo cáo chọn lọc về kết quả kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
tại Hội thảo Dinh dưỡng lần thứ 2 của tác giả Bùi Minh Đức năm 1991 thì

trong 6 năm (1983 1989) trên toàn quốc đã xảy ra 269 vụ ngộ độc thực
phẩm với số người bị mắc là 5756 và số trường hợp tử vong là 156.
2.2.1.2. Sức ép dân số đối với việc bố trí việc làm.
Nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng nhất trong sản xuất ngay cả trong
sản xuất tự động hoá. Nhưng nguồn lao động tăng nhanh lại gây sức ép lớn đối
với việc bố trí công ăn việc làm, đặc biệt ở các nước đang phát triển ở Châu á,
Phi Mỹ La Tinh có từ 1/4 đến 1/3 số lao động không có việc làm thường
xuyên, nhiều nước tỷ lệ này là 70%. Theo tổ chức lao động quốc tế, năm 1980
có gần 1/3 lực lượng lao động thế giới thất nghiệp hoặc bán thất nghiệp. Còn
hiện nay thế giới có ít nhất 15% lực lượng lao động thất nghiệp thực sự [1].
ở Việt Nam năm 2005, theo báo cáo ước tính của tổng cục thống kê,
trên 20% lao động ở khu vực nông thôn thiếu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp ở khu
vực thành thị vẫn cao khoảng 5,3% [4]. Dư thừa lao động sẽ là nguyên nhân
nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, để giải quyết việc làm cho người dân thì biện
pháp cơ bản là tăng trưởng kinh tế tốc độ cao, phát triển mạnh các thành phần
kinh tế, đẩy mạnh đô thị hoá và quan trọng là giảm tốc độ tăng dân số.
2.2.1.3. Hậu quả của tăng dân số quá nhanh đối với giáo dục - đào tạo.
Quy mô dân số lớn và tốc độ phát triển dân số quá nhanh cũng đã tác
động mạnh đến sự phát triển giáo dục. Hàng năm, mức đầu tư cho giáo dục
tăng nhưng không kịp với mức tăng dân số. Dân số tăng nhanh ảnh hưởng đến
giáo dục cả về số lượng lẫn chất lượng. Số trường, số lớp mở ra ngày càng


Khoá luận tốt nghiệp

13

Phạm Thị Thuấn

nhiều, cơ sở vật chất dạy học được cung ứng ngày một tăng nhưng vẫn chưa

đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân.
Một điều nghịch lý là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ
bão như hiện nay, tỷ lệ người dân mù chữ vẫn còn khá cao. Trên thế giới vẫn
còn gần 1 tỷ người không biết chữ [2], trong đó có 666 triệu phụ nữ, 320 triệu
nam giới [11]. Điều này là thách thức lớn đặt ra cho các nhà giáo dục cần phải
đưa ra các đề án xoá mù chữ trên phạm vi toàn cầu.
ở nước ta, dân số tăng quá nhanh đã gây sức ép lớn đến sự phát triển
của giáo dục về nhiều mặt. Sức ép dân số đối với giáo dục thể hiện ở số lượng
người cần được học ngày càng tăng, vượt quá khả năng cung ứng phương tiện
vật liệu và kỹ thuật dạy học để có chất lượng tốt. Ngoài ra, công tác giáo dục
và đào tạo còn chịu sức ép gián tiếp của dân số, đó là sự giảm sút chất lượng
cuộc sống xã hội nói chung, khiến cho đời sống của học sinh và giáo viên gặp
nhiều khó khăn. ở Việt Nam có khoảng 15% trẻ em chưa được đến trường [5].
Ngoài ra dân số tăng nhanh còn tác động đến công tác chăm sóc sức
khoẻ nhân dân, công tác an ninh quốc phòng.
2.2.2. Dân số tăng nhanh, tài nguyên cạn kiệt, môi trường suy thoái.
Tình trạng cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường cùng với sự ra
tăng dân số đặc biệt ở các nước đang phát triển là những mối hiểm hoạ đối với
nhân loại.
2.2.2.1. Tài nguyên cạn kiệt.
Tài nguyên thiên nhiên gồm những dạng không tái tạo như khoáng sản,
than, dầu mỏ và khí đốt, và những dạng có khả năng tái tạo như rừng, đất,
nước và các nguồn lợi thực vật, động vật khác. Chúng là nguồn sống, là những
vật liệu để con người sử dụng trong xây dựng, may mặc, chế tạo công cụvà
lấy năng lượng phục vụ cho đời sống của mình. Tất cả đều không phải là vô
tận nếu như con người khai thác bất hợp lý và sử dụng lãng phí.


Khoá luận tốt nghiệp


14

Phạm Thị Thuấn

Dân số tăng nhanh, nhu cầu của con người ngày càng cao, mức độ khai
thác tài nguyên ngày càng lớn dẫn đến nguy cơ cạn kiệt tài nguyên tái tạo và
tài nguyên không tái tạo.
Con người đã biết sử dụng kim loại, khai khoáng và nấu chảy kim loại
từ rất xa xưa, song cường độ khai thác ngày càng cao sau cuộc cách mạng
công nghiệp. Trong thế kỷ, loài người đã lấy từ trong lòng đất 130 tỷ tấn than,
35 tỷ tấn dầu và trên 1 tỷ tấn hơi đốt [12]. Mỗi năm con người khai thác hàng
trăm tỷ tấn khoảng sản. Nếu cứ khai thác và sử dụng như vậy thì sau 200 năm
nữa sẽ hết than đá, 100 năm nữa sẽ hết dần dầu mỏ những khoáng sản như:
bạc, thuỷ ngân, kẽm, chìcũng chỉ khai thác được 20 30 năm nữa [6].
Thổ nhưỡng, thế giới động vật thực vật tuy là tài nguyên tái tạo được
nhưng cũng bị suy giảm nhanh chóng. Từ năm 1600 đến nay có hơn 700 loài
động vật, thực vật đã bị tuyệt chủng, có nhiều loại bị tuyệt chủng trước khi
phát hiện ra. Sự giảm tính đa dạng sinh học là một trong những nguyên nhân
làm mất cân bằng sinh thái.
Ngoài ra do con người khai thác rừng bừa bãi, không có kế hoạch tái
sinh rừng làm cho diện tích rừng ngày càng thu hẹp lại. Mất rừng sẽ mất nơi
cư trú của nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm. Mất rừng làm tăng các hiện
tượng thiên tai: hạn hán, lũ lụt, xói mòn đất đai, đặc biệt là lũ quét (đã xuất
hiện ở một số tỉnh phía bắc nước ta) gây thiệt hại lớn về người và của.
Tài nguyên nước hiện nay khá dồi dào ước tính khoảng 1386 triệu km3
nhưng lượng nước ngọt được dùng chỉ chiếm 0,8%. Do phá rừng bừa bãi làm
mất nguồn nước ngầm do các chất thải Công nghiệp, Nông nghiệp, chất thải
sinh hoạt nên nhiều nơi lâm vào tình trạng thiếu nước và nhiều nơi nước bị ô
nhiễm không sử dụng được [10].
2.2.2.2. Môi trường sống đang bị tàn phá và ô nhiễm.

Tất cả những gì bao quanh sinh vật ảnh hưởng một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật gọi là môi trường.


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thuấn

15

Ô nhiễm môi trường là sự làm bẩn, làm thoái hoá môi trường sống, là sự
làm biến đổi theo hướng tiêu cực môi trường tự nhiên, làm biến đổi toàn thể
hay chỉ một phần bằng những chất gây tác hại gọi là chất gây ô nhiễm.
Theo tiến sỹ Ehrlich, ô nhiễm môi trường là kết quả của 3 yếu tố
Quy
mô dân
số

x

Mức tiêu thụ
(tính theo đầu
người)

x

Tác động của môi
trường (tính theo
đơn vị sản xuất)


=

Độ ô
nhiễm

Theo Ehrlich, quy mô dân số là yếu tố quan trọng nhất.
Ô nhiễm môi trường xảy ra trên cả môi trường đất, nước, không khí.
Ô nhiễm môi trường đất:
Dân số tăng lên để đảm bảo lương thực phải quảng canh, thâm canh,
phải tăng cường các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tăng sử
dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, tăng lượng chất
thải công nghiệp, nông nghiệp, chất phóng xạ, tăng lượng rác thải vào môi
trường đất. Theo Lê Diên Trực năm 1997 trong một năm nước ta dùng khoảng
15000 20000 tấn thuốc trừ sâu. Điều đó làm ô nhiễm trầm trọng môi trường
đất [10].
Đất còn bị ô nhiễm do các tác nhân sinh học như: trực khuẩn lị, trực
trùng, a mít, ký sinh trùngtừ việc đổ bỏ chất thải mất vệ sinh và sử dụng
phân bắc bón cho đất.
Nước thải sinh hoạt của con người, phân rác xúc vật, nhất là những
trang trại, đồng cỏ chăn nuôi còn làm cho đất bị nhiễm các chất hữu cơ tới
mức dư thừa, gây mất cân bằng sinh học trong đất và ô nhiễm do các mầm
bệnh (thương hàn, ỉa chảy, giun sán)
Trong hoạt động kinh tế, con người chưa hiểu hết hoặc cố tình không
hiểu những chức năng sinh thái này, coi đất như nguồn dinh dưỡng giàu có
để thoả sức bóc lột qua việc trồng trọt, chăn thả: Coi đất như một chất trơ, biến


Khoá luận tốt nghiệp

16


Phạm Thị Thuấn

chúng thành nghĩa địa để chôn vùi mọi thứ, từ nước thải, phân rác đến các phế
thải của nền công nghiệp và cả bã phóng xạ
Ngoài ra do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, mở đường, xây dựng
cầu cống làm diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp lại.
Ô nhiễm môi trường nước:
Sự sống tồn tại trên trái đất là nhờ có nước. Càng ngày nước ngọt càng
được sử dụng nhiều hơn để đáp ứng những nhu cầu đa dạng của cuộc sống con
người. Tuy nhiên, do khai thác và sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý nên
nguồn nước đang bị nhiễm bẩn, thiếu trầm trọng.
Sự bùng nổ dân số kéo theo quá trình đô thị hoá ngày càng tăng nhanh.
Sự tập trung dân số vào các thành phố lớn sẽ làm nảy sinh hàng loạt vấn đề về
ô nhiễm môi trường. Việc cung cấp cơ sở hạ tầng như việc cấp thoát nước sẽ
gặp khó khăn. Cùng với sự gia tăng dân số mạnh mẽ dẫn đến sự khủng hoảng
nguồn nước là một vấn đề nghiêm trọng không kém so với vấn đề khủng
hoảng năng lượng. Ngày nay, ngay tại các nước tiên tiến, lượng nước sinh hoạt
được xử lý đạt tiêu chuẩn cũng chỉ chiếm 1/3 lượng nước được sử dụng [16].
Nguồn nước ngọt vốn đã thiếu lại bị nạn ô nhiễm do các sản phẩm sinh
hoạt của con người thải vào: nước thải nông nghiệp (phân, nước tiểu, thuốc trừ
sâu); nước thải công nghiệp (chứa những chất ô nhiễm không hay khó bị
phân huỷ bởi vi sinh vật, chứa những chất độc hại cho vi sinh vật có lợi cho
nước); nước thải sinh hoạt rất giàu protein, chất béo, chất tẩy rửa; nước thải đô
thị. Sự ô nhiễm gây ra hiện tượng phì dưỡng, sự phì dưỡng gây ra do tự nhiên
đã từng xảy ra trong lịch sử phát triển của sinh giới. Đã có 2 lần hàm lượng
CO2 tăng vượt bậc làm cho thực vật phát triển một cách bùng nổ. Khí hậu
biến động mạnh, thực vật bị chôn vùi tạo nên những nguồn nhiên liệu hoá
thạch mà chúng ta đang khai thác như than đá, dầu mỏ và khí đốt. Hiện nay,
sự phì dưỡng gây ra do con người song cũng là hiện tượng phổ biến không chỉ

trong nước ngọt, mà cả ở các vùng ven biển và biển kín.


Khoá luận tốt nghiệp

17

Phạm Thị Thuấn

Phì dưỡng là quá trình biến đổi của hệ sinh thái thuỷ vực do nguồn nước
cấp cho nó có lượng muối khoáng và chất hữu cơ quá dư thừa mà các quần xã
sinh vật không thể đồng hoá được.
Những chất thải này thải ra sông, suối, biển hoặc ngấm vào mạch nước
ngầm. Hậu quả là gây ô nhiễm nguồn nước, tác động xấu đến đời sống nhân
dân và ảnh hưởng đến hệ sinh thái dưới nước.
Hoạt động của con người làm nhiễm bẩn đại dương với gần 40 tỷ tấn
chất thải đổ xuống đại dương, trong đó có 320 triệu tấn sắt, 700 tấn thủy ngân,
25% sản lượng DDT của thế giới, 6,5 triệu tấn phốt pho, 9 triệu tấn dầu các
loại [4]. Những vụ tai nạn trên biển (cháy dàn khoan, tràn dầu từ các giếng
khai thác, rò rỉ đường ống dẫn, đắm tàu chở dầu) thường gây ô nhiễm
nghiêm trọng cho một vùng rộng lớn và kéo dài. Người ta cũng tính rằng mỗi
ngày có ít nhất 10 nghìn tấn dầu đổ vào biển, còn theo Witherby thì tổng
lượng dầu xâm nhập vào biển trên dưới 3,2 triệu tấn/ năm [12].
Nước sạch dùng cho sinh hoạt ngày càng khan hiếm và thiếu trầm trọng
ở nhiều nơi, đặc biệt ở Châu Phi. Điều đó đặt ra cho các chuyên gia về môi
trường phải tăng sử dụng các công trình làm sạch nước thải trong các nhà máy
trước khi thải ra môi trường và tăng xây dựng các công trình cung cấp nước
sạch cho nhân dân.
ô nhiễm môi trường không khí:
Không khí là một hỗn hợp khí gồm khoảng 78% N2, 21% O2, 0,03%

CO2, phần còn lại là agon, neon, heli, kipton, metan
ô nhiễm không khí là sự biến đổi thành phần cấu tạo của không khí mà
kết quả là tạo ra tác động có hại hoặc gây ra sự khó chịu (mùi vị, hạn chế tầm
nhìn, khó thở) cho con người.
Tác nhân gây ô nhiễm khí quyển là hoạt động của núi lửa, cháy rừng và
các hoạt động kinh tế của con người như: sự gia tăng sản xuất năng lượng,
công nghiệp luyện kim, các quá trình xử lý chất thải, gia tăng giao thông trên


Khoá luận tốt nghiệp

18

Phạm Thị Thuấn

bộ và trên không, sự ô nhiễm do sinh hoạt hoặc ô nhiễm tự gây ra trong tự
nhiên (sự bốc hơi từ quá trình phân giải chất hữu cơ, bão cát, tro, núi lửa),
gây ra bởi các chất phóng xạ do các cuộc thử vũ khí hạt nhân.
Hiện nay, trong khí quyển tồn tại rất nhiều chất khí và bụi lơ lửng độc
hại như CO, CO2, NOX, SOX, CH4, bụi Silic, bụi chì, hơi thuỷ ngân, các vi
khuẩn gây bệnh đường hô hấp, co thắt phế quản. ở Hải Phòng khí SO2 cao
hơn 14 lần, còn bụi thì cao hơn 35 lần cho phép. Khí CO được sinh ra trong
quá trình đốt cháy nhiên liệu hoá thạch, khi đi vào máu, ái lực của nó với
Hêmoglobin (Hb) gấp 200 lần ái lực của O2 với Hb. Do đó nó ngăn O2 kết hợp
với Hb làm cho O2 không được vận chuyển tới tế bào, mô làm cho cơ thể bị
ngạt, có thể bị chết [10].
Ô nhiễm môi trường không khí gây nên những hậu quả nghiêm trọng,
những khí trên tạo nên bầu không khí ngột ngạt và sương mù, nhất là những
nơi tập trung công nghiệp, gây nhiều bệnh cho con người (bệnh bụi phổi, viêm
phế quản, ho). Những trận mưa a xít là hậu quả của CO2, NOX, SOX kết hợp

với hơi nước ngưng tụ và chúng đã huỷ diệt hàng triệu ha rừng, đồng ruộng ở
các nước Tây âu, Bắc âu.
Nhiều ao hồ của bán đảo Scandinavo có PH rất thấp do bị mưa a xít nên
không có cá hoặc sản lượng thuỷ sản giảm hẳn.
Hậu quả tổng hợp của sự ô nhiễm không khí mà loài người đang quan
tâm là: hiệu ứng nhà kính và sự suy giảm tầng ozon.
Hiệu ứng nhà kính đi kèm với sự dâng mực nước của đại dương do trái
đất ấm lên.
Sự nóng lên của hành tinh được đóng góp bởi khí CO2 (50%),
cloruafluocacbon (viết tắt là CFCs) (20%), Metan (16%), Ozon (8%) và NO
(6%). Khí CO2, thủ phạm lớn nhất làm tăng hiệu ứng nhà kính, ngày một gia
tăng. Do đó trong 100 năm qua nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng lên 0,2 đến
0,6oC, nhanh gấp 10 đến 50 lần so với sự ra tăng nhiệt độ sau kỷ Băng hà lần


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thuấn

19

cuối, cách chúng ta khoảng 10 nghìn năm về trước, còn mực nước biển đã
dâng cao 12 cm. Như dự báo vào năm 2050 nhiệt độ toàn cầu sẽ cao hơn từ
1,5 đến 4,50C, trái đất sẽ ấm lên, băng trên đỉnh núi và 2 cực sẽ tan chảy 1
phần, nước đại dương nở ra làm cho mực nước biển dâng cao hơn hiện nay từ
0,5 đến 1,5m, gây ngập lụt cho các vùng đồng bằng và thành phố thấp ven
biển. Kéo theo nó là hàng loạt các hậu hoạ khác: băng càng co về 2 cực, mưa
nắng, bão tố ác liệt và thất thường hơn, nhiều dịch bệnh có nguy cơ hoành
hành [10].
Rõ ràng hoạt động của con người là nguyên nhân chính làm tăng hiệu

ứng nhà kính như sử dụng năng lượng, sản xuất công nông nghiệp, huỷ hoại
rừng.
Vấn đề được quan tâm thứ 2 là suy giảm tầng ôzôn. Ôzôn (O3) được
hình thành trong tầng bình lưu do sự kết hợp của oxi phân tử (O2) với 1
nguyên tử oxi (cũng được phân li từ O2 do tia cực tím). Ôzôn dưới tác dụng
của tia cực tím lại bị phân huỷ trở về dạng oxi phân tử. Xong, trong thiên
nhiên, hai quá trình này luôn cân bằng với nhau vì thực tế, ở tầng Bình lưu, từ
khi xuất hiện, ôzôn đã có 1 lượng xác định và khá ổn định
O2

1
O2
2

O3

Ôzôn tạo nên lớp khí mỏng, phân bố ở độ cao 15 40 km cách mặt đất.
Tầng bình lưu chứa 90% lượng ôzôn có trong khí quyển xong mật độ ôzôn
cao ở tầng đáy, cách mặt đất 19 20 km. Nhờ phản ứng quang hoá thuận
nghịch trên mà tầng ôzôn ổn định như 1 lá chắn, đã giữ lại 90% lượng bức xạ
cực tím, chỉ 10% lọt xuống trái đất, đủ thuận lợi cho các hoạt động sống.
Lỗ thủng ôzôn có diện tích lớn nhất lên đến 24 triệu km2 (gấp 2 lần
Châu Âu) xuất hiện ngày 17/10/1994 và lan rộng tới phía nam Châu Mỹ.
Theo các nghiên cứu gần đây tổng lượng ôzôn suy giảm trên vùng cực
và vì độ trung bình khoảng 10%, còn tốc độ ôzôn suy giảm tăng từ 1,5 2%


Khoá luận tốt nghiệp

20


Phạm Thị Thuấn

trong thời gian từ năm 1981 1991 so với giai đoạn năm 1970 1980. Thực
nghiệm cũng chỉ ra rằng khi lượng ôzôn tầng bình lưu giảm đi 1% sẽ làm tăng
1,3% lượng bức xạ cực tím loại B (UV B) trên bề mặt trái đất và bệnh ung
thư da cũng tăng khoảng 2%, đồng thời tăng bệnh đục thể thuỷ tinh, phá huỷ
hệ miễn dịch của cơ thể, làm cho hệ sinh thái mất cân bằng và năng suất cây
trồng giảm.
Nguyên nhân gây suy giảm tầng ôzôn là do các chất khí (gọi tắt là
ODS) như CFCs, halon, HCFCs, HBFCs, cacbon tetraclorit, metylbromit.
Các chất ODS được sản xuất và sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp
(làm lạnh, điều hoà không khí, tạo bọt xốp).
Để bảo vệ tầng ôzôn, cộng đồng quốc tế đã ra Nghị định thư Montrean
vào năm 1987. Nghị định thư được sửa đổi lần đầu tiên tại Luân Đôn, theo đó
việc sản xuất chất CFCs ở các nước phát triển sẽ bị loại trừ dần và chấm dứt
hoàn toàn vào năm 2000. Lần sửa đổi thứ 2 được tiến hành ở Copenhagen năm
1992. Tháng 1 năm 1994 Việt Nam đã gia nhập công ước Viên về bảo vệ tầng
ôzôn và nghị định thư Montrean. Thực tế, Việt Nam không sản xuất các chất
ODS, xong chỉ nhập khẩu để phục vụ cho các ngành kinh tế. Tổng lượng tiêu
thụ ở nước ta là 409,86 tấn [10].
Ô nhiễm môi trường bởi tiếng ồn:
Tiếng ồn là tác nhân gây ô nhiễm ở tất cả các thành phố trên thế giới và
ảnh hưởng tới sức khoẻ, sức làm việc của con người.
Trong điều kiện sản xuất, nhiều công nhân do chịu tác động của âm
thanh quá ngưỡng trong thời gian mà hệ thần kinh giao cảm bị ảnh hưởng,
thần kinh luôn căng thẳng nhức đầu, mất ngủ kinh niên. Điếc nghề nghiệp,
thủng màng nhĩ, chảy máu màng nhĩ, giảm sức lao động. Kết quả điều tra ở
một số nhà máy cho thấy công nhân có trên 5 tuổi nghề, tỉ lệ điếc nghề nghiệp
chiếm khoảng 23%, tỉ lệ điếc chung là 16% [4].



Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thuấn

21

Ngoài ra còn kể đến ô nhiễm môi trường lao động, ô nhiễm thực phẩm,
ô nhiễm nhiệt.
Nguồn gây ra tiếng ồn là từ các phương tiện giao thông vận tải như xe
cộ, máy bay; từ các nhà máy; trường học.
Do vậy để giảm ô nhiễm tiếng ồn thì các phương tiện giao thông vận tải
phải có bộ phận giảm âm, không được bấm còi quá 5 giây, trồng cây trước nhà
máy để giảm âm, các nhà máy, sân bay phải được di cư xa chỗ đông dân cư.
Kết luận:
Dân số Tài nguyên Môi trường là 3 vấn đề hết sức quan trọng có
mối quan hệ hữu cơ và tác động đến sự bền vững của đất nước nói riêng và
của hành tinh nói chung. Giảm tỉ lệ gia tăng dân số, điều tiết quy mô dân số,
nâng cao ý thức người dân trong việc khai thác hợp lí nguồn tài nguyên và bảo
vệ môi trường sống là vấn đề cấp bách của các nước đang phát triển như Việt
Nam. Có như vậy mới đảm bảo nguyên tắc phát triển bền vững cho hôm nay
và mai sau.
Việt Nam là một nước có tỉ lệ gia tăng dân số thuộc loại nhanh trên thế
giới. Điều đó được thể hiện qua bảng sau [10]:
Bảng 1.1. Dân số Việt Nam qua các thời kì chính
1931

Năm


Triệu người (đơn 17.702

1951

1955

1965

1975

1985

1990

1992

1995

23.061

25.074

34.919

46.638

59.872

66.233


69.405

75.962

vị 1000 người)

Căn cứ vào số liệu trên, nếu lấy mốc 1931 với dân số 17.72 triệu người
thì thời gian để dân số tăng gấp đôi trùng vào khoảng năm 1965, tức là sau 34
năm và thời gian tăng gấp đôi tiếp theo ngắn hơn, tức là sau 27 năm, trùng vào
năm 1992 với dân số lên đến 69.405 triệu người.
Do thực hiện tốt công tác dân số, nên tỉ lệ gia tăng dân số giảm dần
trong những năm qua. Điều đó được thể hiện ở bảng sau:


Khoá luận tốt nghiệp

Phạm Thị Thuấn

22

Bảng 1.2. Tỉ lệ gia tăng dân số của Việt Nam qua 1 số năm [9].
Năm
1995
Tỉ lệ gia tăng dân số
1,7
(%)

1999

2000


2001

2002

2004

2005 2006

1,43

1,4

1,35

1,32

1,47

1,4

1,33

Tuy nhiên từ năm 2001 2005, tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhưng không
vững chắc và có xu hướng tăng lên trong những năm 2003, 2004
Năm 1999 số con trung bình của 1 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ còn
2,3 con, thấp hơn rất nhiều so với 6 con năm 1960. Mục tiêu đến năm 2010 là
đạt mức sinh thay thế (khoảng 2,1 con) [13].
Dân số Việt Nam tập trung chính ở đồng bằng Bắc bộ và Nam bộ với
mật độ từ 350 đến 1065 người/ km2. Miền núi dân cư thưa thớt (26 70

người/ km2), song tỷ lệ tăng nhanh do cả nhập cư từ các miền đến. Trong vòng
từ năm 1984 đến năm 1989 đã có 4,5% dân số di chuyển vùng sống trong
nước, cùng tỉnh là 2% và khác tỉnh là 2,5%. Luồng di chuyển chính là từ Bắc
vào Nam, từ đồng bằng Bắc bộ, duyên hải Trung bộ. Dân số thành thị tăng
chậm, từ 19,24% (1979) lên 20,11% (1989), thấp hơn mức năm 1975 (21,5%)
[10].
Số lao động được giải quyết việc làm hàng năm tăng. Từ năm 2001 2005 giải quyết việc làm cho 7,5 triệu người. Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị
giảm từ 6,9% năm 1998 còn 5,3% năm 2005.
Xét trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, sự phân bố dân cư cũng không đồng
đều, có sự chênh lệch giữa thành phố, thị trấn và vùng nông thôn. Tính đến
cuối năm 2000 là 1501003 người dự kiến dân số của tỉnh đến năm 2010 là
1671000.
Địa bàn huyện Lục Nam bao gồm 27 xã, thị trấn. Đây là huyện miền
núi cao đời sống người dân còn khó khăn, nhận thức và sự tiếp cận của cộng
đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản kế hoạch hoá gia đình (SKSS KHHGĐ)
bị hạn chế đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.


Khoá luận tốt nghiệp

23

Phạm Thị Thuấn

Huyện có cơ cấu dân số trẻ, năm 2006 dân số toàn huyện là 205454
người dự tính đến năm 2010 dân số toàn huyện là 213686 người. Số trẻ em
sinh ra hàng năm bình quân hàng năm là 2857 (2006) cháu. Số phụ nữ trong
độ tuổi sinh đẻ (15 49) là 57873 người. Trong đó có 38034 phụ nữ có chồng
chiếm 65,7% tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Như vậy Lục Nam là
huyện có tiềm năng sinh đẻ lớn. Mặt khác, do ảnh hưởng của tập quán trọng

nam khinh nữ, sinh con trai để nối dõi tông đườngnên tỷ lệ người sinh con
thứ 3 còn cao và vấn đề gia tăng dân số vẫn luôn là mối quan tâm đặc biệt
trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của huyện.
Công tác dân số KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược
phát triển đất nước, yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cuộc sống của từng
người, từng gia đình và của toàn xã hội, góp phần thực hiện công nghiệp hoá,
hiện đại hoá tỉnh nhà chính vì vậy nên tôi tiến hành nghiên cứu và tìm hiểu về
nhịp điệu phát triển dân số của một số xã thuộc huyện Lục Nam tỉnh Bắc
Giang và những ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế xã hội.
2.3. Năm năm thực hiện công tác KHHGĐ huyện Lục Nam tỉnh Bắc
Giang (2002 -2006).
2.3.1. Thực trạng của huyện Lục Nam.
Lục Nam là một huyện miền núi, nằm trên trục phát triển kinh tế chung
của tỉnh có các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, đường sắt và đường sông chạy qua, có
các tiểu vùng kinh tế có khả năng thuận lợi để phát triển vùng chuyên canh
nông sản, hàng hoá, các chợ đầu mối là nơi cung cấp khối lượng lớn nông sản,
thực phẩm cho vùng mỏ Quảng Ninh. Đồng thời Lục Nam còn có các di tích
và những điểm du lịch sinh thái để phát triển ngành du lịch.
Tính đến ngày 31/12/2006, dân số toàn huyện là 207645 người. Huyện
có cơ cấu dân số trẻ, số trẻ em được sinh ra hàng năm bình quân là 2857 cháu.
Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15 49) là 57873 trong đó số phụ nữ có


Khoá luận tốt nghiệp

24

Phạm Thị Thuấn

chồng là 38034 chiếm 65,7% tổng số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ. Điều đó

chứng tỏ Lục Nam là huyện có tiềm năng sinh đẻ lớn.
Do phong tục tập quán trọng nam khinh nữ, sinh con trai để nối dõi
tông đường ở nhiều địa phương, nhiều đối tượng sinh con một bề đặc biệt một
bề là con gáilàm cho tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng vào năm 2005 (7%) và có
giảm 2% vào năm 2006 (5%) thậm chí còn tồn tại cán bộ, đảng viên sinh con
lần 3. Không xã nào không có người sinh con thứ 3.
Tỷ suất sinh vẫn còn cao đạt 14% vào năm 2006.
Số lượng cặp vợ chồng áp dụng biện pháp tránh thai (BPTT) là 32527
người (2006).
Dân số tăng, tỷ lệ sinh con thứ 3 nhiều là một vấn đề đặt ra cho các
ngành, các cấp Đảng uỷ. Vì theo các nhà kinh tế học, nếu dân số tăng 1% thì
thu nhập quốc dân phải tăng 3 4% mới đảm bảo chất lượng như ban đầu.
Lục Nam là một huyện đang phát triển, nếu dân số tăng quá nhanh, nền kinh
tế không đáp ứng kịp thì đói nghèo là chuyện không tránh khỏi.
Từ khi có chiến lược dân số Việt Nam 2001 -2010 và chiến lược
quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 - 2010 của chính
phủ, chiến lược dân số - gia đình và trẻ em tỉnh Bắc Giang 2001 - 2010 của
uỷ ban nhân dân tỉnh được xây dựng trên cơ sở cụ thể hoá chiến lược dân số
Việt Nam đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết định 147/ 2000/
QĐ - TTg ngày 22/ 12/ 2000 phù hợp với tình hình và điều kiện cụ thể của
tỉnh từ nay đến năm 2010 và thực hiện mục tiêu công tác dân số mà Nghị
quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra. Đồng thời luôn thường xuyên
quan tâm giám sát việc thực hiện Nghị quyết ở từng địa phương.
Các cấp uỷ chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở đã coi công tác DS KHHGĐ là một bộ phận quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế xã hội,
là yếu tố cơ bản nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình
và của toàn xã hội. Công tác DS - KHHGĐ được coi là 1 chỉ tiêu để xếp loại


Khoá luận tốt nghiệp


25

Phạm Thị Thuấn

cơ sở Đảng, đơn vị chính quyền trong sạch, vững mạnh, là tiêu chuẩn để xét
gia đình văn hóa, làng, xã văn hóa và xét thi đua khen thưởng cho tập thể,
nhân dân hàng năm.
Nhờ vậy, ý thức về công tác DS - KHHGĐ của các tầng lớp trong nhân
dân, đặc biệt là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng được nâng
cao hơn. Quy mô gia đình ít con, khoẻ mạnh được đông đảo nhân dân trong
tỉnh đồng tình hưởng ứng. Nhiều cặp vợ chồng trẻ đã tự nguyện chấp nhận quy
mô gia đình chỉ có 2 con và tự giác thực hiện bằng việc lựa chọn cho mình
một biện pháp tránh thai thích hợp, an toàn và hiệu quả nhất.
Việc làm tốt công tác DS - KHHGĐ thực hiện gia đình ít con, giảm
nhanh tỷ lệ gia tăng dân số tiến tới ổn định quy mô dân số, đồng thời chú
trọng công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, nâng cao chất lượng dân số
là các vấn đề mà các xã trong huyện phải quan tâm.
2.3.2. Tình hình thực hiện công tác DS - KHHGĐ của huyện Lục Nam
trong những năm qua.
Qua quá trình điều tra và tìm hiểu tôi thấy tình hình thực hiện công tác
DS - KHHGĐ trong thời gian qua của huyện Lục Nam như sau:
Công tác truyền thông DS - KHHGĐ luôn được xác định là khâu then
chốt của chương trình cho nên luôn được chú ý và tăng cường các loại hình
hoạt động. Uỷ ban dân số và gia đình trẻ em huyện (UBDSGĐ&TE) ngay đầu
năm đã có kế hoạch phối hợp với các ban ngành, đoàn thể để làm truyền thông
dân số, đa dạng về hình thức và phong phú về nội dung.
Các hoạt động truyền thông được tiến hành toàn diện trên cả chiều rộng
và chiều sâu. UBDSGĐ&TE huyện đã chỉ đạo các xã tiến hành các hoạt động
truyền thông đại chúng tuyên truyền và dịch vụ KHHGĐ, dịch vụ chăm sóc
sức khỏe sinh sản, sức khoẻ bà mẹ trẻ em trên hệ thống truyền thanh huyện và

đài truyền thanh các xã, thị trấn. Sử dụng các sản phẩm truyền thông: panô,


×