Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ gia tăng dân số của các nƣớc đang phát triển khu vực châu á giai đoạn 2007 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.45 KB, 37 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa đang diễn ra trên khắp thế
giới, sự “gia tăng dân số” hay “quả bom dân số” đã và đang là một trong những nguyên
nhân tác động mạnh mẽ làm kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội, làm giảm chất lượng
hoạt động của các ngành và chất lượng cuộc sống của người dân. Nhiều quốc gia, đặc biệt
đối với các nước đang phát triển đã có nhận thức sâu sắc về vấn đề này bởi tính nguy hại
và cấp thiết, cũng như những áp lực mà vấn đề dân số gây ra cho con người. Trong một
báo cáo được Liên Hiệp Quốc công bố vào ngày 21/06/2017 cho biết, dân số thế giới hiện
nay là 7,6 tỉ người, tăng so với mức 7,4 tỉ người năm 2015. Đóng góp vào sự gia tăng này
là tỉ lệ sinh tương đối cao tại các nước đang phát triển. Theo báo cáo, dân số toàn cầu tăng
thêm 83 triệu người mỗi năm và với tốc độ này, thế giới sẽ lần lượt có 8,6 tỉ người năm
2030, 9,8 tỉ người năm 2050 và 11,2 tỉ người năm 2100. Sự tăng trưởng dân số tập trung
chủ yếu ở những nước nghèo nhất, những nước đang phát triển trên thế giới, gây ra
thách thức không nhỏ khi cộng đồng quốc tế nỗ lực đạt được những mục tiêu đề ra trong
Chương trình phát triển bền vững 2030 nhằm xóa sổ tình trạng đói nghèo và bảo vệ hành
tinh. Vì vậy, trong vòng bốn thập niên trở lại đây, cụ thể giai đoạn 2007 – 2017, các quốc
gia đang phát triển Châu Á nói riêng và thế giới nói chung đang gấp rút đề ra giải pháp và
hạnh động giải quyết kịp thời trước thực trạng diễn biễn ngày càng phức tạp của vấn đề
gia tăng dân số.
Tuy nhiên, trước khi tìm đến những giải pháp khắc phục tình trạng tốc độ gia tăng dân số
đang bùng phát tại các nước đang phát triển, trước tiên chúng ta phải hiểu rõ về các yếu tố
có ảnh hưởng đến vấn đề này. Mặc dù có rất nhiều yếu tố có thể nói là ảnh hưởng đến tốc
độ gia tăng và bùng nổ dân số, nhưng khi đi phân tích thì chúng có thực sự ảnh hưởng
không và ảnh hưởng với tỷ lệ bao nhiêu thì đó vẫn còn là một câu hỏi lớn. Mà hiện nay
trên thế giới, chưa có nhiều những nghiên cứu rõ và sâu về vấn đề này. Vì vậy, nhóm
chúng tôi quyết định chọn đề tài bài tiểu luận là Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ gia
tăng dân số của các nước đang phát triển khu vực Châu Á giai đoạn 2007 – 2017.
Bài tiểu luận tập trung phân tích những yếu tố có ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng dân số.
Nguồn dữ liệu được lấy từ Worldbank và Indexmund với việc phân tích các yếu tố như
1



tổng tỷ suất sinh sản, tỷ lệ sinh thô, tỷ lệ tử thô và tỷ lệ di cư thuần. Bên cạnh đó, nhóm sử

dụng phương pháp nghiên cứu định lượng.
Bài tiểu luận gồm 4 chương:
Chương 1 : Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2 : Phương pháp nghiên cứu
Chương 3 : Kết quả ước lượng và thảo luận
Chương 4 : Kiến nghị và giải pháp

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN
CỨU 1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của tốc độ phát triển dân số
Tăng dân số là sự thay đổi trong dân số theo thời gian, và có thể được định lượng
như sự thay đổi trong số lượng của các cá thể của bất kỳ giống loài nào sử dụng cách tính
toán "trên đơn vị thời gian". Cách thông thường nhất để thể hiện sự gia tăng dân số là một
tỷ số, không phải một tỷ lệ. Sự thay đổi trong dân số trong một đơn vị thời gian được thể
hiện như một phần trăm của dân số tại thời điểm bắt đầu của chu kỳ.
Trong nhân khẩu học và sinh thái, tỷ lệ tăng trưởng dân số (PGR) là tỷ lệ theo phân
số mà số các cá nhân trong một dân số tăng lên. Nói rõ hơn, tỷ lệ tăng trưởng dân số
thường chỉ tới sự thay đổi trong dân số trong một đơn vị thời gian, thường được thể hiện
như một phần trăm của số lượng cá nhân trong dân số ở thời điểm bắt đầu của giai đoạn
đó. Điều này có thể được thể hiện như công thức:
PGR =

100%


Trong đó: PGR: Tỷ lệ gia tăng dân số
P1

: số lượng dân ở cuối kỳ (cuối năm)

P0

: số dân ở đầu kỳ (đầu năm)

Công thức trên có thể được mở rộng thành:
PGR = CBR - CDR + IMR - OMR
Trong đó: CBR

: Tỷ suất sinh thô;

CDR

: Tỷ suất chết thô;

IMR

: Tỷ suất nhập cư;

OMR

: Tỷ suất xuất cư.

Hay:

GR = NIR + NMR

NIR

: Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên;

NMR

: Tỷ lệ di cư thuần.

Công thức này cho phép xác định nguồn gốc của sự tăng dân số, vì sự gia tăng tự
nhiên hay bởi gia tăng tỷ lệ nhập cư thực. Gia tăng tự nhiên là sự gia tăng trong dân số
sinh tự nhiên, hoặc bắt nguồn từ tỷ lệ sinh cao, tỷ lệ tử thấp, hay tổng hợp cả hai yếu tố.
Tỷ lệ nhập cư thực là sự khác biệt giữa số người nhập cư và số người di cư.
3


Một tỷ lệ tăng dương cho thấy dân số đang gia tăng, trong khi một tỷ lệ âm cho
thấy dân số đang giảm. Một tỷ lệ tăng trưởng bằng không xuất hiện khi con số người ở
hai giai đoạn là bằng nhau - khác biệt thực giữa sinh, tử và di cư bằng không. Tuy nhiên,
một tỷ lệ tăng trưởng có thể bằng không thậm chí khi có những thay đổi lớn trong các tỷ
lệ sinh, tỷ lệ tử và tỷ lệ nhập cư và phân bố độ tuổi giữa hai giai đoạn.
1.2. Các lý thuyết liên quan đến tốc độ tăng trưởng dân số
1.2.1. Lý thuyết chuyển đổi nhân khẩu học
Sự chuyển đổi nhân khẩu học (Demographic Transition) là sự chuyển đổi từ tỷ lệ
sinh và chết cao sang tỷ lệ sinh và chết thấp, nó cho thấy một đất nước hay một vùng đi từ
thời kì đầu công nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp. Giả thuyết này được đặt ra bởi nhà
nhân khẩu học người Mỹ Warren Thompson.
Tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử là hai biến số cơ bản trong các phân tích về dân số. Khi nói tỷ
lệ sinh thô (Crude birth rate) hàng năm là 20 phần nghìn có nghĩa là cứ 1000 dân thì có 20
bé được sinh ra trong một năm. Tương tự, tỷ lệ tử vong thô (Crude death rate) là 14 phần
nghìn có nghĩa là cứ 1000 dân thì có 14 người chết mỗi năm. Tỷ lệ tăng trưởng dân số

(Population growth rate) là hiệu số giữa tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử. Các nước rất nghèo thường
có cả tỷ lệ sinh cao và tỷ lệ tử vong cao. Tỷ lệ sinh sản (Fertility rate) là số con mà một
người phụ nữ có thể có trong cả cuộc đời. Ở các nước nghèo, tỷ lệ sinh sản có thể lên tới 7
hoặc 8, trong khi ở các nước giàu, tỷ lệ này thường chỉ là 2 hoặc thấp hơn.
Quá trình chuyển dịch nhân khẩu học trên thế giới diễn ra qua 3 giai đoạn, cụ thể như sau:
 Giai đoạn 1: Tỉ suất sinh và tỉ suất tử đều cao, gia tăng dân số thấp. Trong giai
đoạn này, các quốc gia còn lạc hậu và có đặc trưng là tỉ suất sinh và tỉ suất tử cao,
vì thế tỉ lệ gia tăng dân số vẫn thấp.
 Giai đoạn 2: Tỉ suất sinh vẫn giữ nguyên nhưng tỉ suất tử giảm mạnh. Ở bước này,
nền kinh tế bước vào giai đoạn phát triển nhanh. Năng suất lao động của khu vực
nông nghiệp và công nghiệp tăng nhanh, phương tiện giao thông phát triển. Y tế
được chú trọng hơn. Từ đó khiến cho tỉ suất tử giảm, nhưng tỉ suất sinh vẫn giữ ổn
định.
 Giai đoạn 3: Tỉ suất sinh giảm đến gần bằng với tỉ suất tử, tỉ lệ gia tăng dân số
thấp. Giai đoạn này, tỉ suất sinh giảm và có chiều hướng lùi dần đến tỉ suất tử vì 4


thế tỉ lệ gia tăng dân số cũng giảm. Khi sự phát triển kinh tế giúp thu nhập tăng qua
mức đảm bảo nhu cầu cuộc sống cơ bản, thì chất lượng cuộc sống khi đó cũng sẽ
tăng.
Nói một cách tổng quát, học thuyết đã dự đoán chính xác rằng đối với các nước
đang phát triển, mức chết sẽ giảm trước mức sinh. Học thuyết còn cho biết tính quy luật
của phát triển dân số qua các thời kỳ tuy nhiên mức độ diễn ra nhanh – chậm tùy thuộc
vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi vùng, mỗi quốc gia. Tại các nước đang
phát triển, trước đây sản xuất nông nghiệp vẫn là ngành chiếm ưu thế nhưng gần đây, hiện
đại hóa và công nghiệp hóa là một t rong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm mức sinh.
Theo học thuyết quá độ, việc đạt được một trình độ hiện đại hóa nhất định về phương tiện
sản xuất là điều kiện tiên quyết cho việc giảm sinh.
1.2.2. Học thuyết về sự tăng trưởng dân số của Thomas Robert Malthus
Những tư tưởng và lý thuyết dân số trước Malthus:

 Chủ nghĩa trọng thương: Thường được coi là lý thuyết kinh tế của thời kỳ sơ khởi
cách mạng công nghiệp.
 Chủ nghĩa trọng nông: Khác với chủ nghĩa trọng thương, các nhà trọng nông coi
nông nghiệp là nguồn gốc tạo ra của cải.
Malthus đã viết cuốn “Luận bàn về quy luật dân số” (An Essay on the Principle of
Population, 1798). Quan điểm của Malthus được nhiều người tán thành và cũng nhiều
người phản đối. Cho đến nay, nó vẫn còn ảnh hưởng vang dội, bởi vì chính ông là người
thiết lập một cách rõ ràng mối quan hệ giữa dân số và nhu cầu về lương thực thực phẩm.
Ông cho rằng lương thực thực phẩm sẽ tăng lên theo kiểu: 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9… Dân số
sẽ tăng lên theo kiểu: 1, 2, 4, 8, 16, 32, 64, 128, 256... Sau hai thế kỷ, dân số và lương
thực thực phẩm sẽ có mối tương quan: 256 và 9, sau ba thế kỷ mối tương quan này sẽ là
4096 và 13, sau hai nghìn năm thì mối tương quan này quá lớn không thể tính được.
Tuy nhiên các tính toán của ông đã không hoàn toàn phù hợp với thực tế, vì trong
hai thế kỷ gần đây tốc độ tăng dân số vẫn xảy ra song song với việc giảm bớt nghèo đói.
Đó là vì trong nghiên cứu của mình, Malthus không tính toán tới sự phát triển của khoa
học công nghệ sẽ giúp sản lượng sản xuất tăng nhanh hơn tốc độ tăng dân số. Nhưng rõ
ràng, phát minh khoa học và tiến bộ công nghệ bất kể xuất phát điểm vẫn có ảnh hưởng 5


lan tỏa tới các nước đang phát triển. Sự chuyển đổi cơ cấu dân số và quá trình phát triển kinh
tế mang trong đó mối quan hệ hai chiều. Cùng tương tác với mức độ tăng giảm dân số tự
nhiên là ảnh hưởng ngày càng lớn của các dòng di cư. Đi kèm với dòng di cư này là sự dịch
chuyển ý tưởng và nhân tài, nguồn gốc của các phát minh hay tiến bộ công nghệ.

Cuối thế kỷ 19 đã xuất hiện thuyết Malthus mới ở Anh, Pháp và Thụy Điển. Đại
diện cho phái Mathus mới ở Pháp là Paul Robin (1837-1912) và Octave Mirbeau (18481917). Khi phân tích tư tưởng của chủ nghĩa Malthus, những người theo chủ nghĩa
Malthus mới đã phê phán chủ nghĩa Malthus cũ là duy lý và ích kỷ, chỉ bảo vệ quyền lợi
cho những người giàu có bằng cách đưa ra ý tưởng rằng những người nghèo phải chịu
trách nhiệm về tình trạng của mình và các công ty, xí nghiệp hoạt động phải vì mục đích
lợi nhuận và mục đích lợi nhuận của các công ty không hề làm tổn hại đến cuộc sống của

người dân nghèo. Place Francis (1771-1854), cũng là một trong những người tán thành
chủ nghĩa Malthus mới ở Anh. Năm 1822, ông cũng xuất bản tờ rơi về nguyên tắc dân số.
Ông là một trong những người đầu tiên đề xuất ý tưởng cần kiểm soát mức sinh bằng
phương pháp ngừa thai.
Bên cạnh đó, có rất nhiều học thuyết về dân số chống lại Malthus, Karl Marx
(1818-1883) là người đưa ra quan điểm chống lại quan điểm của Malthus. Theo quan
điểm của Marx, “Dân số là cơ sở và là chủ thể của nền sản suất xã hội” và cùng với
phương thức sản xuất, hoàn cảnh địa lý tạo nên “tồn tại xã hội”. Marx cho rằng, tái sản
xuất dân số có bản chất kinh tế-xã hội chứ không chỉ đơn thuần là sinh học như quan
điểm của Malthus. Do vậy, mỗi hình thái kinh tế xã hội có quy luật sống riêng. Ông viết:
“Mỗi phương thức sản xuất xã hội đều có quy luật dân số riêng của nó. Quy luật chỉ áp
dụng riêng cho phương thức sản xuất đó và vì vậy chỉ có một giá trị lịch sử mà thôi”.
1.2.3. Lý thuyết dân số tối ưu
Lý thuyết dân số tối ưu đã được Edwin Cannan đưa ra trong cuốn sách “Wealth” xuất
bản năm 1924 và được phổ biến bởi Robbins, Dalton và Carr-Saunders. Không giống như lý
thuyết của Malthus, lý thuyết tối ưu không thiết lập mối quan hệ giữa tăng trưởng dân số và
của cải. Lý thuyết Malthus là một lý thuyết chung cung cấp thực phẩm. Thay vào đó, nó quan
tâm đến mối quan hệ giữa quy mô dân số và sản xuất của nghiên cứu vấn

6


đề dân số của một quốc gia phù hợp với điều kiện kinh tế của nó. Do đó, lý thuyết tối ưu
là lý thuyết thực tế hơn so với lý thuyết dân số của người Malthus.
Dân số tối ưu là quy mô, kỹ thuật sản xuất và nguồn vốn trong một quốc gia, có
một quy mô dân số xác định dân số lý tưởng cung cấp thu nhập tối đa trên đầu người. Bất
kỳ sự tăng hoặc giảm kích thước của dân số trên hoặc dưới mức tối ưu sẽ làm giảm thu
nhập trên đầu người. Với nguồn tài nguyên thiên nhiên tương ứng với thu nhập bình quân
đầu người cao nhất. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, bất kỳ sai lệch nào từ dân
số có kích thước tối ưu này sẽ dẫn đến giảm thu nhập bình quân đầu người. Nếu sự gia

tăng dân số được theo sau bởi sự gia tăng thu nhập bình quân đầu người, quốc gia này bị
thiếu dân số và họ có thể đủ khả năng để tăng dân số cho đến khi đạt đến mức tối ưu.
Ngược lại, nếu sự gia tăng dân số dẫn đến giảm thu nhập bình quân đầu người, quốc gia
này quá đông dân và cần giảm dân số cho đến khi thu nhập bình quân đầu người được tối
đa hóa.
1.3. Các nghiên cứu tiền nhiệm liên quan đến tốc độ gia tăng dân số
1.3.1. Nhóm các nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng thuận chiều lên tốc độ gia tăng
dân số
Theo đồ án “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ gia tăng dân số cơ học
của Thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm tác giả: Bùi Thị Hồng Ngọc, Châu Ngô Anh
Nhân, Nguyễn Nhật Anh, Trần Mai Huy, Hồ Quang Đệ; các tác giả đã sử dụng phương
pháp hồi quy OLS để phân tích và đánh giá tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến sự
gia tăng dân số cơ học tại Tp.HCM giai đoạn 1980 – 2008. Sau khi kiểm định mô hình
phù hợp tác giả phát hiện tổng cơ sở sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ tăng thì
nhu cầu lao động cũng sẽ tăng và làm cho dân di cư đến TP Hồ Chí Minh tăng và ngược
lại. Tỉ lệ dân nhập cư tăng đồng nghĩa với việc làm cho tốc độ tăng dân số của thành phố
tăng. Bên cạnh đó, mô hình còn cho thấy chỉ số phát triển giáo viên đại học, cao đẳng so
với năm gốc và GDP (tổng sản phẩm của TP.HCM) cũng có ảnh hưởng thuận chiều với sự
gia tăng dân số của thành phố. Khi mức sống được nâng cao, khi giáo viên đại học được
phát triển cùng với nền giáo dục, điều này sẽ hút sinh viên từ các khu vực khác về học tại
TP.HCM và làm cho dân số cơ học của TPHCM tăng. Kết hợp lại với nhau, những
7


phát hiện của đồ án này chỉ ra mối liên hệ giữa chất lượng giáo dục; hoạt động sản suất;
sự tăng trưởng kinh tế và sự gia tăng dân số có ảnh hưởng dương lẫn nhau.
Theo G. Nargund (2009) luôn có một mối quan tâm về tỷ lệ sinh giảm ở cả các
nước phát triển và các nước đang phát triển. Tỷ lệ sinh sản có xu hướng cao hơn ở các
nước có nguồn lực kém phát triển. Ở các nước đang phát triển, trẻ em được sử dụng như
một lực lượng lao động và phải chăm sóc cha mẹ khi về già. Ở những nước này, tỷ lệ sinh

cao hơn do không được tiếp cận với các biện pháp tránh thai và mức độ giáo dục nữ thấp
hơn. Cơ cấu xã hội, tín ngưỡng tôn giáo, sự phát triển kinh tế và đô thị hóa ở mỗi quốc gia
có khả năng ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh cũng như tỷ lệ phá thai. Các nước phát triển có xu
hướng có tỷ lệ sinh thấp hơn do lựa chọn lối sống liên quan đến sự sung túc kinh tế - nơi
tỷ lệ tử vong thấp. Điều này cho chúng ta thấy được rằng tỉ lệ sinh thô có tác động cùng
chiều lên sự tăng trưởng dân số, khi sự sinh sản ngày một gia tăng, thì tổng tỷ lệ sinh sản
sẽ ngày một tăng, tác động trực tiếp tới tốc độ tăng dân số.
Yếu tố về tỉ suất sinh sản tác động đến gia tăng dân số cũng được chứng minh
bởi nghiên cứu của Thabani Nyon (2018), trong bài nghiên cứu về tốc độ tăng trưởng dân
số của Pakistan – nước thuộc nhóm nước đang phát triển tại khu vực Châu Á. Tại nghiên
cứu này, tác giả đưa ra các biến độc lập ảnh hưởng đến sự tăng trưởng dân số đó là tổng tỷ
suất sinh sản, tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong, tăng trưởng kinh tế dựa theo bình quân đầu người,
tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai và tuổi thọ bình quân. Theo phương pháp nghiên cứu
OLS, tác giả phát hiện ra rằng, tổng tỷ suất sinh sản mang dấu dương với sự tăng trưởng
dân số. Cụ thể, với mức ý nghĩa 1%, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi tổng
tỷ suất sinh sản tăng 1% thì sự gia tăng dân số tăng xấp xỉ 1.98%. Kết quả mà Thabani
Nyon tìm được cũng giống với kết quả nghiên cứu của Anwar (2009) và Kamal & Pervaiz
(2011).
1.3.2. Nhóm các nghiên cứu các yếu tố có ảnh hưởng nghịch chiều lên tốc độ gia tăng
dân số
Với mục đích tìm hiểu nguyên nhân tâm lý dẫn tới hiện tượng gia tăng đột biến tỷ
lệ sinh con thứ ba, Trần Anh Châu (2004) đã nghiên cứu: “Một số yếu tố tác động đến
việc gia tăng dân số nhìn từ góc độ tâm lí học”. Đoàn Thanh niên Viện Tâm lý học đã tiến
hành tìm hiểu nguyên nhân tâm lý như thái độ, cảm nhận về hạnh phúc gia đình, cách
8


nhìn nhận về trách nhiệm của gia đình đối với đất nước có ảnh hưởng như thế nào đến số
con trong gia đình. Nhìn chung, nghiên cứu chỉ ra rằng, khác với các nước có dân số già
hóa như Nhật Bản, các quốc gia Châu Âu,… với chính sách khuyến khích và chế độ ưu

đãi sinh con thứ ba, thì tại Việt Nam, sức ép gia tăng dân số đối với xã hội, môi trường,…
còn lớn thì các cặp vợ chồng đều phải tuân theo chính sách dân số, thực hiện kế hoạch
hóa gia đình. Khi tìm hiểu về áp lực xã hội, 57% số người được hỏi cho rằng nếu không
gặp áp lực xã hội, họ sẽ sinh nhiều hơn 2 con. Và trong Pháp lệnh dân số (2003 – điều thứ
10), việc quyết định số con là hoàn toàn phụ thuộc vào mỗi người, nghĩa là không còn áp
lực xã hội. Đây là một trong những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ sinh con thứ ba trong thời
gian 2004 – nay. Điều này cho thấy sự gia tăng dân số cũng chịu sự tác động từ góc độ
tâm lý của con người, sự tác động này thể hiện nghịch chiều đối với tăng dân số.
Theo trang web ThoughtCo. tỷ lệ tử vong thô toàn cầu năm 2016 là 7,6 và tại
Hoa Kỳ, tỷ lệ này là 8 trên 1.000. Tỷ lệ tử vong thô đối với thế giới đã có xu hướng giảm
kể từ năm 1960. Tỷ lệ tử thô đã giảm trên toàn thế giới (và đáng kể ở các nền kinh tế đang
phát triển) do tuổi thọ kéo dài do nguồn cung cấp và phân phối thực phẩm tốt hơn, dinh
dưỡng tốt hơn, chăm sóc y tế tốt hơn và có sẵn rộng rãi hơn (và phát triển các công nghệ
như tiêm chủng và kháng sinh), cải thiện vệ sinh và cung cấp nước sạch. Phần lớn sự gia
tăng dân số thế giới trong thế kỷ qua nói chung đã được quy cho nhiều hơn là tuổi thọ dài
hơn là sự gia tăng tỷ lệ sinh.
Ngoài ra, dự án Pew-Templeton Global Religious Futures – dự án phân tích những
thay đổi tôn giáo và tác động của nó đối với các hoạt động xã hội khác – đã nghiên cứu báo
cáo thực hiện bởi Pew Research Center (2015) liên quan đến sự khác biệt về tuổi tác, tỷ lệ
sinh; tỷ lệ tử; di cư và mô hình quốc tế trong chuyển đổi cơ cấu dân số của các vùng tôn giáo.
Trong bài báo cáo, trung tâm nghiên cứu đã phối hợp với các nhà nghiên cứu tại Viện phân
tích hệ thống ứng dụng quốc tế (The International Institute for Applied Systems Analysis) đã
phát triển một kỹ thuật để tính các kiểu di dân. Đầu tiên, sự thay đổi về nguồn gốc và đích
đến của người di cư trên toàn thế giới được ước tính bằng cách sử dụng bảng điều tra dân số
và dữ liệu khảo sát về người và số dân di cư sống ở mỗi quốc gia. Bài báo cáo sử dụng dữ
liệu trong giai đoạn 2005-2010 để ước tính dòng người di cư,

9



số người di chuyển giữa các quốc gia và có tính đến sự di cư chậm lại ở nhiều nơi trên thế
giới do sự suy thoái kinh tế. Dựa trên các số liệu được bài báo cáo đưa ra, yếu tố di cư
thuần có ảnh hưởng ngược chiều đến sự gia tăng dân số. Khi tỷ lệ di dân cao nhưng tỷ lệ
sinh mà tương đối cao thì tổng dân số vẫn sẽ được dự đoán tăng lên. Điều này chứng tỏ tỷ
lệ di cư thuần sẽ có tác động nghịch chiều với sự gia tăng dân số.
1.4. Lỗ hổng nghiên cứu
Từ những nghiên cứu đã có, chúng tôi nhận thấy vẫn còn một vài hạn chế nhỏ
trong những nghiên cứu đi trước.
Đầu tiên, những nghiên cứu của Việt Nam về nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ gia tăng
dân số vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù mô hình phần nào lượng hóa được mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ gia tăng dân số, nhưng nhìn chung, nghiên cứu trên chỉ
dừng lại trên phạm vi hẹp của một thành phố thuộc quốc gia đang phát triển - Việt Nam và
được nghiên cứu trong giai đoạn 1980-2008, thời kì với nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa
còn chưa đạt đến sự phát triển mạnh nhất. Ngoài ra, do mẫu khảo sát nhỏ, giới hạn của dữ
liệu thu thập nên mô hình hồi quy ước lượng chưa lượng hóa hết được những nhân tố trên
thực tế ảnh hưởng tới việc gia tăng dân số cơ học nói chung tại các nước đang phát triển
như Việt Nam. Mặt khác, nghiên cứu thiếu kỹ năng xử lý dữ liệu, đánh giá và kiểm định
đối với phần dư nên mô hình đã lựa chọn chắc chắn chưa phải là mô hình tốt nhất có thể
từ bộ dữ liệu đã chọn.
Thứ hai, về các nghiên cứu nước ngoài, có thể thấy phạm vi các yếu tố ảnh hưởng
là rất rộng, nhưng phạm vi nghiên cứu lại khá hẹp, không có những nghiên cứu cụ thể nào
cho một nhóm khu vực mà cụ thể cho từng quốc gia. Thực tế, những quốc gia phát triển
và những nước đang phát triển có những điểm mạnh, điểm yếu chung để có thể nghiên
cứu và đưa ra ảnh hưởng của một khu vực kinh tế là như thế nào. Hầu như các nghiên cứu
đều chỉ ra những yếu tố khá rõ ràng có liên quan đến gia tăng dân số, đặc biệt là nghiên
cứu kĩ về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ di cư thuần mà chưa tìm hiểu sâu đến những yếu tố khác
như tỉ lệ sinh thô và tỉ lệ tử thô. Hai yếu tố này chỉ được suy ra dựa trên lý thuyết thực tế
nghiên cứu mà không được đưa vào mô hình cụ thể để nghiên cứu triệt để.
Chính vì vậy, tận dụng những ưu điểm từ các bài nghiên cứu trước và khắc phục
những nhược điểm nhận thấy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi quyết định sẽ nghiên

10


cứu sâu hơn về các tác động cụ thể là tổng tỷ suất sinh sản, tỉ lệ sinh thô, tỉ lệ tử thô và tỉ
lệ di cư thuần.

11


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Mô hình nghiên cứu
1.1.1. Dạng mô hình
Từ việc tham khảo các bài nghiên cứu trước, nhóm nghiên cứu đã quyết định sử dụng
hàm hồi quy tuyến tính tổng quát để thực hiện mục đích nghiên cứu. Hàm hồi quy tổng
quát bao gồm 1 biến phụ thuộc và 4 biến độc lập. Dạng hàm như sau:

Trong đó:

:

Hệ số chặn

:

Hệ số hồi quy

:

Sai số ngẫu nhiên


1.1.2. Giải thích biến
Tên biến
Popugrow
(Population
Growth)

Ý nghĩa biến

Đơn

Kỳ vọng trong

vị

hàm hồi quy

Diễn giải

Tỷ lệ gia tăng dân số hàng năm
là tốc độ tăng trưởng theo cấp số
nhân của dân số giữa năm từ

%

năm 1 đến năm t.
Tổng tỷ suất sinh sản đại diện

Mang dấu (+)

Tổng tỉ


suất

cho số trẻ em sinh ra từ một

Theo nghiên

sinh sản

càng

cứu của

tăng thì tỷ

lệ

sinh con theo tỷ lệ sinh cụ thể

Thabani Nyon

tăng

số

theo độ tuổi của năm cụ thể.

(2018)

càng tăng.


Death

Tỷ lệ tử thô cho biết số ca tử

Mang dấu (-)

(Crude

vong xảy ra trong năm, trên 1000 %

Theo

Ferti
(Total
Fertility
rate)

người phụ nữ nếu như người đó

%

dân

Tỷ lệ

tử thô

giảm thì


tỷ lệ

gia tăng

dân

Death rate) dân số ước tính vào giữa năm.

ThoughtCo.

Bir

Tỷ lệ sinh thô cho biết số ca sinh

Mang dấu (+)

Tỷ lệ sinh thô

(Crude

sống xảy ra trong năm, trên 1000

Theo G.

tăng thì tỷ

12

%


số giảm.

lệ


Birth rate)

dân số ước tính vào giữa năm.

Nargund (2009) gia tăng

dân

số tăng.
Tỷ lệ di cư thuần là sự chênh

Netmir

lệch giữa số người nhập cư và số

(Net
migration
rate)

người xuất cư trong một vùng

%

lãnh thổ được ước tính trên 1000


Mang dấu (-)

Tỷ lệ di

Theo nghiên

thuẩn giảm thì

cứu thực hiện

tỷ lệ gia tăng

bởi Pew

dân số giảm

Research

người.

Center

1.2. Nguồn dữ liệu

Nguồn số liệu được nhóm tác giả sử dụng cho từng biến được thống kê chi tiết
trong bảng sau:
Tên biến

Kiểu biến


Viết tắt

Năm

Nguồn dữ liệu

Tỷ lệ tăng trưởng dân số

Biến phụ thuộc

Popugrow

2007-2017 World Bank

Biến độc lập

Netmir

2007-2017 Indexmundi

Biến độc lập

Bir

2007-2017 World Bank

Biến độc lập

Death


2007-2017 World Bank

Biến độc lập

Ferti

2007-2017 World Bank

( Population Growth)
Tỷ lệ di cư thuần
( Net mirgration)
Tỷ lệ sinh thô
( Crude birth rate )
Tỷ lệ tử thô
( Crude death rate )
Tổng tỷ suất sinh
(Total Fertility rate)
Bài viết sử dụng dạng số liệu bảng gồm 275 quan sát trong khoảng thời gian từ năm
2007 đến năm 2017 với phạm vi 25 quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Châu Á.
1.3. Mô tả thống kê và mô tả tương quan các biến số
1.3.1. Mô tả thống kê

13




Sử dụng lệnh sum ta có bảng sau:
Biến


Số quan

Giá trị

sát

trung bình

Độ lệch chuẩn

Giá trị nhỏ

Giá trị lớn

nhất

nhất

Popugrow

275

1.47604

0.8061366

-0.2669598

4.56741


Ferti

275

2.710262

0.9152895

1.532

6.555

Death

275

6.577067

1.266927

2.883

10.22

Bir

275

22.15178


6.203926

10.513

42.944

Netmir

229

-1.281878

3.684689

-23

21

Dựa vào bảng khai báo lệnh sum, ta thu được một số kết quả nhất định. Tỷ lệ tăng
trưởng dân số qua các năm của các nước có sự chênh lệch tương đối nhỏ, có thể thấy
thông qua độ lớn của độ lệch chuẩn cho mỗi biến số. Một số biến có độ lệch chuẩn lớn
hơn giá trị trung bình, trong khi đó một số biến lại có độ lệch chuẩn khá nhỏ, chính là do
sự chệnh lệch hai giá trị nhỏ nhất và lớn nhất của mỗi biến.
 Đối với biến tỷ lệ tăng trưởng dân số ( Popugrow) : Giá trị trung bình là 1.47604,
con số không quá lớn bởi giá trị nhỏ nhất là -0.2669598% ( Nepal- 2013) trong khi
đó giá trị lớn nhất là 4.56741% ( Maldives- 2014)
 Đối với biến tổng tỷ suất sinh sản ( Ferti): Giá trị trung bình là 2.710262, giá trị
lớn nhất của biến là 6.555% ( Nepal- 2014) không có quá nhiều chênh lệch so với
giá trị nhỏ nhất là 1.532% ( Thái Lan- 2017).
 Đối với biến tỷ lệ tử thô ( Death): Biến death cũng là biến không có quá nhiều sự

chệnh lệch giữa giá trị nhỏ nhất và giá trị lớn nhất, khi các giá trị đều bổ sung
quanh giá trị trung bình : Giá trị nhỏ nhất là 2.883% ( Maldives- 2017) và giá trị
lớn nhất là 10.22% ( Kazakhstan- 2007).
 Đối với biến tỷ lệ sinh thô ( Bir ): Có sự chênh lệch khá lớn giữa giá trị nhỏ nhất
10.513% ( Thái Lan- 2017) và giá trị lớn nhất 42.944% ( Afghanistan- 2007).
14


 Đối với biến tỷ lệ di cư thuần (Netmir ): Biến Netmir có độ lệch chuẩn
(3.684689) lớn hơn giá trị trung bình ( -1.281878). Đây cũng là biến có sự chênh
lệch lớn nhất giữa giá trị nhỏ nhất ( -23, Indonesia- 2017) và giá trị lớn nhất ( 21,
Afghanistan- 2008, 2009).
1.3.2. Mô tả tương quan

Chạy lệnh corr trong Stata nhóm tác giả thu được ma trận tương quan giữa các
biến như sau:
Popugrow

Ferti

Death

Bir

Popugrow

1.0000

Ferti


0.5341

1.0000

Death

-0.4339

0.1686

1.0000

Bir

0.5680

0.9452

0.0601

1.0000

Netmir

-0.3662

0.2442

0.4520


0.1839

Netmir

1.0000

Dựa vào ma trận hệ số tương quan:

Rpopugrow_ferti = 0.5341 > 0: biến ferti có tác động mạnh tới popugrow, ferti càng tăng thì
popugrow càng tăng.

Rpopugrow_death = -0.4339 <0: biến death có tác động yếu tới popugrow, death tăng có thể
làm giảm hoặc làm tăng popugrow tùy thuộc vào một số yếu tố bên ngoài khác

Rpopugrow_bir = 0.5680 > 0: Tỷ lệ sinh thô (bir)

tác động lớn, cùng chiều đến tỷ lệ tăng

trưởng dân số (popugrow), bir càng tăng thì popugrow càng tăng.

Rpopugrow_netmir = -0.3662 < 0: Tỷ lệ di cư thuần (netmir ) tác động yếu, ngược chiều với
tỷ lệ tăng trưởng dân số (popugrow), netmir tăng có thể làm giảm hoặc tăng popugrow tùy
thuộc vào các yếu tố bên ngoài khác.

15


CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG VÀ THẢO LUẬN
1.1. Lựa chọn mô hình
Chạy kiểm định hausman để lựa chọn giữa RE và FE. Thực chất kiểm định

Hausman để xem xét có tồn tại tự tương quan giữa ℇi và các biến độc lập
Vì P-value<0.05 (P-value=0.0116) nên ta bác bỏ Ho, chấp nhận H1. ei và biến độc lập
có tương quan với nhau=>lựa chọn mô hình FE
Chạy mô hình FE: xtreg Popugrow Ferti Death Bir Netmir, fe


Bảng kết quả mô hình fe

Sau khi chạy mô hình hồi quy được kết quả như trên, nhóm đưa ra mô hình hồi
quy mẫu (SRF) dạng ngẫu nhiên như sau:
Popugrow = ̂ +

̂

* Ferti + ̂ * Death + ̂ * Bir + ̂ * Netmir + vi + eit

Trong đó vi đại diện cho các yếu tố không quan sát được khác nhau giữa
các đối

tượng nhưng không thay đổi theo thời gian. Thành phần eit đại diện cho các yếu tố
không

quan sát được khác nhau giữa các đối tượng thay đổi theo thời gian.
Kết quả

(̂) = 0.3216387

̂̂

̂̂


̂̂

= -0.2354108

= 0.0044765

= -0.382581

Ý nghĩa của các hệ số hồi quy mẫu
Nếu tỉ suất sinh tăng lên 1 đơn vị và
các
yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ gia tăng
dân
số tăng 0,3216387 đơn vị
Nếu tỉ suất chết thô tăng lên 1 đơn vị và
các
yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ gia tăng
dân
số tăng -0,2354108 đơn vị
Nếu tỉ suất sinh thô tăng lên 1 đơn vị và
các
yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ gia tăng
dân
số tăng 0,0044765 đơn vị
Nếu tỉ lệ di cư thuần tăng lên 1 đơn
vị và
các yếu tố khác không đổi thì tỷ lệ gia
tăng
dân số tăng -0,382581 đơn vị



1.2. Kiểm định
16


1.2.1. Sự phù hợp của các kết quả ước lượng đối với lý thuyết kinh tế
Các kết quả nhóm tìm được cơ bản phù hợp với các lý thuyết kinh tế mà nhóm đã nêu ra ở
Chương I.
Thứ nhất, tỷ suất sinh sản và tỷ suất sinh thô có tác động dương tới tỷ lệ gia tăng
dân số hàm ý mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ suất sinh và tốc độ gia tăng dân số. Điều
này một phần được kết luận trong “Dân số học cơ bản” của Tổng cục thống kê. Tuy nhiên
theo kho dữ liệu dân số 2009 thì tỷ suất sinh thô là chỉ tiêu chủ yếu để tính tốc độ gia tăng
dân số hơn là tỷ lệ sinh bởi tỷ suất sinh không chỉ chịu tác động bởi mức sinh mà còn bởi
cơ cấu tuổi và giới tính của dân số. Vì thế khi so sánh tỷ suất sinh của 2 hay nhiều nhóm
tác động tới tốc độ gia tăng dân số ta phải loại bỏ tác động của sự khác biệt dân số theo độ
tuổi của các dân số đó bằng cách sử dụng phương pháp chuẩn hóa. Điều kiện cần và đủ để
thực hiện phương pháp này là phải có số liệu về tỷ suất sinh đặc trưng theo độ tuổi của
các nhóm dân số so sánh và phải lựa chọn được một cơ cấu độ tuổi của một nhóm dân số

̂

làm chuẩn. Đó chính là hạn chế của tỷ suất sinh và do đó Se rất lớn.
Thứ hai, tỷ suất chết thô có tác động âm tới tốc độ gia tăng dân số hàm ý mối quan
hệ ngược chiều giữa tỷ suất chết thô và tốc độ gia tăng dân số. Ở một số quốc gia, suy
giảm dân số do các nguyên nhân như xu hướng nhân khẩu học dài hạn, suy giảm đô thị,
bạo lực, bệnh tật, cơ sở vật chấ yếu kém dẫn tới tỷ lệ chết thô tăng cao (Wikipedia Suy
giảm dân số)
Thứ ba, tỉ lệ di cư thuần có tác động âm tới tốc độ gia tăng dân số hàm ý mối quan
hệ ngược chiều giữa tỷ lệ di cư thuần tới tốc độ gia tăng dân số. Có thể thấy ngay được

rằng di dân làm cho quy mô dân số nơi đến tăng một cách rõ rệt. Tốc độ tăng trưởng dân
số nơi đến tăng lên do cả ảnh hưởng tự nhiên lẫn cơ học còn nơi di dân quy mô dân số và
tốc độ tăng trưởng giảm xuống. Hiện nay ở nước ta một số tỉnh có số người di cư cao, tốc
độ tăng trưởng dân số giảm.
1.2.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình
1.2.2.1. Kiểm định bỏ sót biến

Ta có: Prob (F-statistic) = 0.000 < α = 0.005 ⇨ bác bỏ H0

Do đó mô hình phù hợp với mức ý nghĩa 5%. Hay nói cách khác với mức ý nghĩa 5% thì
có ít nhất 1 biến tác động động đến Popugrow.
17


1.2.2.2. Kiểm định phương sai sai số thày đổi
Thực hiện lệnh Xttest3
P-value (Prob > chi (2)) = 0.0000 < 0.05 => Bác bỏ H0 => có hiện tượng PSSS thay đổi.
1.2.2.3. Kiểm định tự tương quan


Chạy kiểm định Wooldridge



Thực hiện lệnh Xtserial

P-value (Prob > F) = 0.0143 < 0.05 => Bác bỏ H0 => có hiện tượng tự tương quan.

Khắc phục cả hai khuyết tật: khắc phục bằng hồi quy cluster
Để khắc phục phương sai sai số thay đổi, ta ước lượng mô hình bằng hồi quy Cluster để

phương sai của nhiễu không làm ảnh hưởng đến kết quả suy diễn.
 mohinhfe (mô hình 1): Xtreg Popugrow Ferti Death Bir Netmir
 mohinhfe2 (mô hình 2): Xtreg Popugrow Ferti Death Bir Netmir, cluster
So sánh 2 mô hình
Biến số
Ferti

Death

Bir

Netmir

Hệ số chặn

Mô hình 1

Mô hình 2 khi chữa bằng Cluster

0.3216387

0,3216387

(0,1751)

(0,5576)

-0,2354108***

-0,2354108***


(0,0001)

(0,0461)

0,0044765

0,0044765

(0,8993)

(0,9577)

-0,0382581***

-0,0382581*

(0.0000)

(0,0553)

2,004499***

2,004439*
18


Số quan sát

(0,0000)


(0,0354)

229

229

0,6343

0,6343

Hệ số xác định
R

2

Bảng Kết quả ước lượng và kiểm định
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp và tính toán từ dữ liệu GSO
Ghi chú: Giá trị trong ngoặc đơn là p-value, với *, **, *** hệ số có ý nghĩa ở mức 10%,
5%, 1%.

19


CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN

Nhìn chung, qua phân tích bằng số liệu thực tế, ta có thể hiểu rõ được các yếu tố
tác động đến tốc độ gia tăng dân số của các quốc gia đang phát triển ở Châu Á trong giai
đoạn 2007 – 2017. Về mô hình, nhóm đã đưa ra được các biến phù hợp, khắc phục được
các khuyết tật như phương sai sai số thay đổi, không có hiện tượng đa cộng tuyến, không

có hiện tượng tự tương quan và không bị bỏ sót biến. Các biến độc lập giải thích được
63,43% biến phụ thuộc. Dựa vào kết quả trên, nhóm đề xuất một số giải pháp kiến nghị
tăng giảm mức sinh trong thời kì sau giai đoạn nghiên cứu tùy theo tốc độ gia tăng của
mỗi quốc gia, song vẫn đảm bảo về lợi ích dân số.

1.1. Những khuyến nghị về chính sách dân số cho các nước đang phát triển.

Kiểm soát được tốc độ gia tăng dân số nói chung vẫn đang là bài toán khó giải đối với các
đô thị, nhất là các đô thị lớn ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên qua phân tích bài viết,
nhóm có đề xuất một số giải pháp nhằm giảm tốc độ tăng dân số cho các nước đang phát
triển ở Châu Á, góp phần hạn chế áp lực tăng dân số thành phố, nâng cao chất lương cuộc
sống dân cư. Từ kết quả mô hình hồi quy, chúng ta thấy tốc độ gia tăng dân số tại các
nước đang phát triển ở Châu Á như … có quan hệ tuyến tính đồng biến với Tỷ suất sinh
sản (Ferti), Tỷ lệ sinh thô (Bir). Do đó, với mục tiêu nhằm làm giảm hoặc kiểm soát tốc
độ tăng dân số tại các nước đang phát triển Châu Á, nhóm nghiên cứu đề xuất những
chính sách như sau:




Chính sách liên quan biến tổng tỷ suất sinh (Total Fertility rate): Duy trì kéo dài
mức sinh như hiện nay.

Chính sách dân số sẽ tiếp tục vận động mỗi cặp vợ chồng sinh 2 con, tuy nhiên không quy
định thành luật với chính sách linh hoạt. Theo đó, ở những địa phương đang sinh nhiều
con (hơn 3 con) thì vận động sinh ít đi để có điều kiện nuôi dạy tốt hơn.

Mức sinh của Việt Nam đã đạt dưới mức sinh thay thế. Vì vậy, giảm sinh không còn là
vấn đề quan trọng hàng đầu. Trong thời gian tới, nhiệm vụ trọng tâm của công tác dân số
là nâng cao chất lượng dân số, nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia

đình và toàn xã hội. Theo đó, công tác giáo dục về dân số cũng phải thay đổi phù hợp với
mục tiêu của chiến lược mới. Trong thực tế vào năm 2004, Tổng tỷ suất sinh đột ngột tăng
so với năm trước đó. Đã có nhiều tranh luận, cảnh báo về vấn đề trên và đưa ra cảnh

20


báo có thể có hiện tượng bùng nổ dân số trở lại. Ngay các năm tiếp sau, tổng tỷ suất sinh
duy trì xu hướng giảm vững chắc. Điều này cho thấy truyền thống “chọn năm đẹp” để
sinh con vẫn có tác động không nhỏ đến mức sinh. Vì vậy, nội dung và phương pháp
truyền thông có thể thay đổi cho phù hợp với thời kỳ mới, song không thể buông lỏng
giáo dục về lợi ích của “quy mô gia đình nhỏ mới có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”. Một
trong những mục tiêu của giáo dục truyền thông là nâng cao nhận thức của mỗi người dân
về lợi ích trên.


Chính sách liên quan biến Tỷ lệ sinh thô (Crude Birth rate)

Cần tập trung vào các nhóm giải pháp như: tuyên truyền, giáo dục để người dân chấp
nhận quy mô gia đình hai con; cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân về sử
dụng phương tiện tránh thai. Ðặc biệt, tùy vào tình hình thực tế mà mỗi vùng của mỗi
quốc gia sẽ đưa ra các giải pháp dân số linh hoạt: các vùng có mức sinh cao cần tiếp tục
giảm mức sinh để sớm đạt mức sinh thay thế; các vùng có mức sinh thấp cần khuyến
khích các cặp vợ chồng sinh đủ hai con. (tỷ suất sinh thô cả nước hiện nay từ 16 đến 17
phần nghìn, nhưng tỷ suất này ở các tỉnh lên đến gần 30 phần nghìn. Nhiều tỉnh như: Hà
Giang, Lai Châu, Hà Tĩnh, Ðác Lắc có tổng tỷ suất sinh ở mức trên dưới ba con. Thậm
chí có những nơi, đặc biệt là tại các vùng đồng bào dân tộc ít người, có tình trạng sinh từ

6 đến 7 con)



Nhóm chính sách liên quan đến biến Tỷ suất tử thô (Crude Death rate):


Các số đo về mức độ sinh và mức độ chết của khu vực thành thị cao hơn có xu hướng tốt
hơn của nông thôn. Điều đó cho thấy dân cư nông thôn được thụ hưởng ít hơn dân cư ở
thành thị về đầu tư nhằm cải thiện những số đo nói trên. Dân cư nông thôn thường có thu
nhập bình quân thấp hơn nhiều so với dân cư thành thị, trong khi chi cho ăn uống chiếm
khoảng 50% tổng chi tiêu, vì vậy họ không còn nhiều khả năng để chi cho các nhu cầu
thiết yếu khác như y tế, giáo dục. Do vậy, trước hết cần ưu tiên cải thiện mạng lưới và cơ
sở chăm sóc sức khỏe ban đầu nói chung và chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em nói riêng
(bao gồm cả thiết bị và nhân lực có chuyên môn thích hợp) ở khu vực nông thôn, nhất là
đối với vùng sâu, xa, vì chăm sóc sức khỏe sinh sản là yếu tố quan trọng nhất trong các
yếu tố quyết định mức độ chết trẻ em và tăng tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh. Việc cải
thiện mức độ chết trẻ em, dẫn đến không phải sinh bù, kết quả là mức sinh cũng giảm
21


theo. Như vậy, hoàn thiện mạng lưới y tế và nâng cao chất lượng phục vụ không những
cải thiện mức độ chết mà còn cải thiện cả mức độ sinh.

Sau công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu là công tác giáo dục và đào tạo. Sự khác biệt về
mức độ sinh và mức độ chết của thành thị và nông thôn theo trình độ học vấn cho thấy
cần đẩy mạnh hơn nữa các chương trình, chính sách về giáo dục đào tạo, đặc biệt cho
những nhóm dân cư và khu vực được hưởng lợi ít hơn. Điều này có tầm quan trọng đặc
biệt đối với nữ giới ở khu vực nông thôn, vùng có mức độ phát triển thấp hơn, nơi cư trú
chủ yếu của các dân tộc thiểu số. Trong nhiều năm qua, khác biệt về trình độ học vấn giữa
nam và nữ đã được thu hẹp liên tục. Tuy nhiên đến nay sự khác biệt này vẫn còn, trình độ
học vấn của nữ vẫn thấp hơn của nam, đặc biệt đối với trình độ học vấn cao. Vì vậy, cần
có các chính sách bình đẳng giới phù hợp hơn để phụ nữ có điều kiện tham gia học tập

nhiều hơn, do đó họ có công việc tốt hơn và vị thế của họ được nâng lên. Điều đó sẽ dẫn
đến mức sinh của họ thấp và mức chết của con cái họ cũng giảm. Tăng cường giáo dục
đào tạo không những đáp ứng được mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của
Chiến lược Dân số mà còn nâng cao trình độ học vấn của phụ nữ dẫn đến giảm sinh và
giảm mức tử vong.

1.2. Định hướng các nghiên cứu tiếp theo

Cần tăng cường số quan sát của của mỗi biến độc lập để đạt được mức độ giải thích cao
hơn, cụ thể sẽ mở rộng số liệu quan sát thêm nhiều năm trước năm gốc chọn (2007), đồng
thời nếu điều kiện cho phép có thể chi tiết hơn nữa các giá trị quan sát được tính theo
quý/năm nhằm mở rộng số quan sát của mô hình.


×