Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Cán cân thương mại và sự nâng giá phá giá của đồng tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.23 KB, 24 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế mở và hội nhập quốc tế , mối quan hệ giữa các quốc gia là rất
phong phú và đa dạng , bao gồm thương mại, đầu tư, du lịch, văn hóa, quân sự, chính
trị... Cán cân thương mại chính là tấm gương phản ánh thực trạng thu, chi cho hoạt
động xuất-nhập khẩu hàng hoá của một quốc gia với các đối tác nước ngoài. Tình trạng
thặng dư hay thâm hụt cán cân thương mại đều có ảnh hưởng trực tiếp cung-cầu ngoại
hối, dự trữ quốc gia cũng như các hoạt động kinh tế đối ngoại của quốc gia đó. Một
trong số những biện pháp để khuyến khích xuất-nhập khẩu, cải thiện cán cân thương
mại có thể kể đến phá giá đồng nội tệ. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc phá giá đồng nội
tệ đến cán cân thương mại rất phức tạp và còn tùy thuộc vào mục tiêu cũng như năng
lực của mỗi quốc gia. Để hiểu rõ hơn về “cán cân thương mại” và sự tác động của phá
giá đồng nội tệ, nhóm chúng em xin trình bày bài tiểu luận với đề tài : “Cán cân
thương mại và sự phá giá/nâng giá của đồng tiền”. Bài viết sử dụng các phương
pháp quan sát, thu thập, phân tích định tính, để phân tích các tác động của phá giá,
nâng giá lên cán cân thương mại trong thực tế lên nền kinh tế các nước thông qua ví dụ
điển hình về các cuộc phá giá nâng giá của các quốc gia như nước láng giềng Trung
Quốc trong công cuộc phá giá đồng Nhân dân tệ năm 1994 và năm 2019 gần đây cùng
với sự nâng giá của đồng Yên Nhật của Nhật Bản năm 1985.
Bài tiểu luận của chúng em gồm 3 phần chính :
Chương I: Tổng quan về nâng giá, phá giá và cán cân thương mại
Chương II: Một số ví dụ điển hình về phá giá, nâng giá tác động lên cán cân
thương mại.
Chương III: Kết luận

1


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NÂNG GIÁ, PHÁ GIÁ VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI
I.


Khái niệm

1.

Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái giữa hai nước là mức giá tại đó đồng tiền của một nước có thể
biểu hiện qua đồng tiền của nước khác.
Tỷ giá hối đoái là tương quan sức mua giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Tỷ giá
hối đoái một mặt nó phản ánh sức mua của đồng nội tệ, mặt khác nó thể hiện quan hệ
cung cầu ngoại hối.
2.

Phá giá tiền tệ

Phá giá tiền tệ là sự thay đổi trong chế độ tỷ giá cố định bằng cách làm giảm giá
trị của đồng nội tệ so với ngoại tệ.
3.

Nâng giá tiền tệ

Nâng giá tiền tệ là sự thay đổi trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định bằng cách làm
tăng giá trị của đồng nội tệ so với ngoại tệ.
4.

Cán cân thương mại (TB)

Cán cân thương mại là một thành phần chủ yếu trong cán cân vãng lai (bao gồm
cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập và cán cân chuyển giao một
chiều).Cán cân thương mại (cán cân hữu hình) phản ánh sự chênh lệch giữa khoản thu

từ xuất khẩu và các khoản chi cho nhập khẩu hàng hóa có thể quan sát được khi di
chuyển qua biên giới. Khi xuất khẩu ghi dấu +, khi nhập khẩu ghi dấu - Chênh lệnh
giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa gọi là giá trị xuất khẩu ròng. Xuất khẩu ròng
còn thể hiện chênh lệch giữa tiết kiệm trong nước và đầu tư trong nước.
Khi thu nhập từ xuất khẩu lớn hơn chi cho nhập khẩu hàng hóa thì cán cân
thương mại thặng dư. Ngược lại, khi thu nhập từ xuất khẩu hàng hóa nhỏ hơn chi từ
nhập khẩu hàng hóa thì cán cân thương mại thâm hụt.
Ta có:

TB = X – M
2


Trong đó:

TB là cán cân thương mại.
X là giá trị xuất khẩu.
M là giá trị nhập khẩu.

Cán cân thương mại thăng dư khi (X – M) > 0; ngược lại, cán cân thương mại
thâm hụt khi (X – M) < 0.
II.

Tác động của nâng giá, phá giá đối với cán cân thương mại

Nếu các yếu tố không đổi, nâng có thể làm cán cân thương mại xấu đi. Đồng nội
tệ tăng giá làm giá hàng hóa trong nước trở nên đắt tương đối so với hàng nước ngoài,
điều này gây bất lợi cho hoạt động xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết
quả là xuất khẩu ròng giảm.
Phá giá có thể giúp cải thiện cán cân thương mại. Đứng trên khía cạnh của nhà

xuất khẩu, đồng nội tệ giảm giá làm hàng nội rẻ tương đối so với hàng ngoại. Ngược
lại, đối với nhà nhập khẩu, nội tệ giảm giá làm giá cả hàng hóa nhập khẩu đắt tương
đối so với hàng nội. Điều này gây khó khăn cho hàng hoá nước ngoài trên thị trường
nội địa và là lợi thế cho hàng xuất khẩu trên thị trường thế giới, dẫn đến kết quả là xuất
khẩu ròng tăng.
Tuy nhiên câu hỏi đặt ra rằng liệu phá giá có luôn gây ảnh hưởng tích cực đối với
cán cân thương mại hay không thì chúng ta phải phân tích hiệu ứng từ phá giá nội tệ.
Thông thường có 2 cách tiếp cận để nghiên cứu vấn đề này. Đó là phương pháp tiếp
cận theo hệ số co dãn và theo chi tiêu. Tuy nhiên trong bài này, chúng tôi sẽ sử dụng
phương pháp tiếp cận hệ số co dãn – điều kiện Marshall – Lerner để phân tích.
1.

Điều kiện Marshall – Lerner

Do giá cả hàng hóa không co giãn trong ngắn hạn, nên phá giá tiền tệ làm cho tỷ
giá thực tăng, dẫn đến tăng khối lượng xuất khẩu và giảm khối lượng nhập khẩu, cải
thiện sức cạnh tranh thương mại quốc tế. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với
việc cán cân thương mại được cải thiện. Để xác định được ảnh hưởng của phá giá lên
cán cân thương mại, ta sử dụng điều kiện Marshall – Lerner.

3


Điều kiện Marshall – Lerner là điều kiện áp dụng cho hệ số co dãn xuất khẩu và
nhập khẩu, với giả định trạng thái ban đầu của cán cân thương mại là cân bằng và thu
nhập khả dụng của người tiêu dùng không thay đổi theo giá cả.
Cán cân thương mại (TB) tính bằng nội tệ:
TB = P.QX – E.P*.QM
Trong đó:


P: giá trị hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ
P*: giá trị hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
E: tỷ giá hối đoái
QX: khối lượng hàng xuất khẩu
QM: khối lượng hàng nhập khẩu

Đạo hàm 2 vế theo E, ta được:
Hệ số co dãn xuất khẩu : biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị hàng xuất khẩu khi tỉ
giá thay đổi 1%
Hệ số co dãn nhập khẩu : biểu diễn tỷ lệ % thay đổi giá trị hàng nhập khẩu khi tỉ
giá thay đổi 1%
Thay giá trị phương trình (1.2) và (1.3) vào (1.1), ta được phương trình điều kiện
Marshall – Lerner:
Ta có điều kiện Marshall – Lerner được phát biểu như sau: nếu trạng thái ban
đầu của cán cân thương mại cân bằng thì khi tổng hệ số co dãn xuất khẩu và nhập khẩu
theo tỷ giá:
 : phá giá nội tệ làm cải thiện cán cân thương mại
Phá giá dẫn tới giảm giá hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ , do đó nhu cầu
đối với hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài tăng lên. Đồng thời giá hàng hóa nhập
khẩu tính bẳng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu của người trong nước
đối với hàng nhập khẩu.
4


Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thanh toán tùy thuộc vào các độ
co dãn theo giá. Nếu hàng xuất khẩu co dãn theo giá thì tỷ lệ tăng lượng cầu về
hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá, do đó kinh ngạch xuất khẩu sẽ tăng. Tương tự,
nếu hàng nhập khẩu co dãn theo giá thì chi cho nhập khẩu hàng hóa sẽ giảm. Cả
hai điều này đều góp phần cải thiện cán cân thương mại.
Nghiên cứu thực nghiêm cho thấy, hàng hóa thường không co dã theo giá cả

trong ngắn hạn. Bởi vì thói quen tiêu dùng của người ta không thể thay đổi dễ
dàng. Do đó điều kiện Marshall-Lerner không được đáp ứng, dẫn tới việc phá giá
tiền tệ chỉ làm cho cán cân thương mại trong ngắn hạn xấu đi . Trong dài hạn khi
người tiêu dùng đã điều chỉnh thói quen tiêu dùng của mình theo giá mới, cán cân
thương mại mới được cải thiện.
 : phá giá nội tệ làm thâm hụt cán cân thương mại
 : phá giá nội tệ không làm thay đổi cán cân thương mại
Phá giá tạo ra hai hiệu ứng: hiệu ứng khối lượng và hiệu ứng giá cả
 Hiệu ứng khối lượng: phá giá làm khối lượng xuất khẩu tăng, khối lượng nhập
khẩu giảm, làm cải thiện cán cân thương mại tính băng nội tệ.
 Hiệu ứng giá cả: phá giá làm tỷ giá E tăng, làm cho giá cả hàng hóa nhập khâu
tính bằng nội tệ tăng, làm cán cân thương mại tính bằng đồng nội tệ xấu đi.
Như vậy, phá giá tiền tệ chắc chắn làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, nhập khẩu
giảm, nhưng cán cân thương mại không nhất thiết vì thế mà cải thiện. Nó phụ thuộc
vào tính trội của hiệu ứng giá cả hay hiệu ứng khối lượng.
2.

Hiệu ứng tuyến J

Như đã phân tích, cán cân thương mại được cải thiện hay trở nên xấu đi phụ
thuộc vào tính trội của hiệu ứng giá cả hay hiệu ứng khối lượng gây nên sau khi phá
giá. Trong ngắn hạn, hiệu ứng giá cả trội hơn hiệu ứng khối lượng làm cho cán cân
thương mại xấu đi; trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng trội hơn hiệu ứng giá cả làm cho
cán cân thương mại được cải thiện, đây là nguyên nhân tạo nên hiệu ứng tuyến J.

5


Biểu đồ 2.1: Hiệu ứng tuyến J khi phá giá tiền tệ
Nguyên nhân hiệu ứng giá cả có tác dụng ngay lập tức sau khi phá giá, còn hiệu

ứng khối lượng chỉ có tác dụng sau một thời gian nhất định:
 Cầu nhập khẩu không thể giảm trong ngắn hạn: khó thay đổi thói quen tiêu dùng
trong ngắn hạn:
+ Đối với trong nước: Quá trình sử dụng hàng ngoại sang sử dụng hàng nội
không diễn ra lập tức ngay sau khi phá giá, mà thường sau một thời gian nhất định. Là
người tiêu dùng, họ còn lo lắng về: chất lượng hàng hóa, độ tin cậy, danh tiếng cơ sở
sản xuất nội địa… chứ không đơn thuần là giá. Do đó, không vì giá hàng hóa nhập đắt
lên mà người ta giảm dùng hàng ngoại thay thế bằng hàng nội địa  khối lượng nhập
khẩu không thể giảm ngay lập tức, điều này lại càng đúng đối với các quốc gia có đầu
vào kinh tế phụ thuộc vào nhập khẩu và tâm lý ưa dùng hàng ngoại như Việt Nam. Tuy
nhiên, trong dài hạn hàng hóa nội địa rẻ hơn sẽ dần thay thế hàng nhập đắt hơn, làm
cho khối lượng nhập khẩu giảm ngay trong dài hạn.
+ Đối với nước ngoài: Tuy giá xuất khẩu của Việt Nam rẻ hơn song không vì
thế mà người nước ngoài chuyển ngay sang dùng hàng Việt Nam, vì họ cần có một thời
gian để tìm hiểu và an tâm mua hàng Việt Nam.
→ Do đó, trong ngắn hạn khối lượng xuất khẩu không tăng nhanh trong ngắn
hạn, mà chỉ tăng từ từ trong dài hạn.
6


 Cung xuất khẩu không tăng ngay trong ngắn hạn: Do nhà sản xuất không thể
lập tức mở rộng sản xuất, mở rộng nhà xưởng, tuyển dụng thêm nhân viên… dù phá
giá tiền tệ cải thiện điều kiện cạnh tranh cho xuất khẩu. Các hợp đồng nhập khẩu ký kết
từ trước không dễ gì huỷ bỏ ngay.
 Cạnh tranh không hoàn hảo:
+ Đối với nhà kinh doanh nước ngoài, quá trình chiếm lĩnh thị phần đã tiêu tốn
nhiều thời gian và tiền bạc,do đó họ có thể:
-Hạ giá hàng hóa xuất khẩu để tăng tính cạnh tranh, nhằm duy trì thị phần
của mình ở nước có đồng tiền phá giá, làm cho nhu cầu nhập khấu ở nước có đồng tiền
phá giá giảm chậm.

-Hạ giá hàng hóa bán trên thị trường trong nướcđể tăng tính cạnh tranh với
hàng nhập rẻ hơn từ nước có đồng tiền mất giá, là cho năng lực xuất khẩu của nước có
đồng tiền phá giá tăng chậm.
=> Với những phân tích trên cho thấy, sau khi phá giá, hiệu ứng giá cả có tác
dụng làm cho cán cân thương mại trở nên xấu đi ngay lập tức, trong khi đó khối lượng
xuất khẩu và nhập khẩu chỉ cải thiện được cán cân thương mại trong dài hạn.
-Mức độ và thời gian kéo dài thâm hụt cán cân thương mại phụ thuộc vào
nhiều yếu tố.
+ Đối với các nước công nghiệp phát triển, do nền kinh tế được đặc trưng chủ
yếu bởi những hàng hóa đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế, nên khi phá giá
làm cho khối lượng xuất khẩu tăng nhanh, khối lượng nhập khẩu giảm nhanh trong
ngắn hạn, do đó hiệu ứng khối lượng có tác dụng tích cực ngay trong ngắn hạn dẫn đến
cán cân thương mại chỉ xấu đi tạm thời trong ngắn hạn, và sẽ được cải thiện rõ rệt
trong dài hạn.
+ Đối với các nước đang phát triển, do nền kinh tế được đặc trưng bởi những
hàng hóa không đủ tiêu chuẩn tham gia thương mại quốc tế, nên khi phá giá lam cho
khối lượng xuất khẩu tăng chậm và khối lượng nhập khẩu giảm chậm, do đó hiệu ứng
khối lượng có tác dụng mờ nhạt, dẫn đến cán cân thương mại bị xấu đi rõ rệt trong
ngắn hạn.
7


Mức độ và thời gian kéo dài trạng thái thâm hụt trong ngắn hạn cũng như khả
năng có được cải thiện vững chắc trong dài hạn của cán cân thương mại phụ thuộc vào
các điều kiện:
+Tỷ trọng hàng hóa ITG có sẵn trong nền kinh tế.
+Tiềm năng và tính linh hoạt của nền kinh tế chuyển hướng sang xuất khẩu.
+Năng lực sản xuất thay thế hàng nhập.
+Tâm lý sùng bái hàng ngoại có giảm, và người nước ngoài đã thực sự tin tưởng
và an tâm mua hàng hóa từ nước có đồng tiền phá giá.

+ Tỷ trọng hàng nhập cấu thành đầu vào sản xuất hàng hóa xuất khẩu là như thế
nào. Nếu tỷ trọng này lớn sẽ làm giảm sức cạnh tranh quốc tế của hàng xuất, bởi vì sau
khi phá giá giá hàng nhập tăng làm tăng chi phí đầu vào của hàng xuất.
+ Mức độ linh hoạt của tiền lương. Sau khi phá giá, giá hàng nhập tăng làm tăng
chỉ số giá tiêu dùng; nếu tiền lương là linh hoạt thì nó sẽ tăng để đáp ứng nhu cầu tăng
giá, lương tăng kích thích nhập khẩu và làm tăng chi phí đầu vào sản xuất nói chung
và hàng hóa xuất khẩu nói riêng, làm triệt tiêu ưu thế cạnh tranh từ phá giá, kết quả là
cán cân thương mại không được cải thiện rõ rệt trong dài hạn


Tóm lại, phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập

khẩu giảm, nhưng không vì thế mà cán cân thương mại được cải thiện. Trong ngắn hạn,
hiệu ứng giá cả có tính trội hơn so với hiệu ứng khối lượng làm cho cán cân thương
mại bị xấu đi; trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả nên
cán cân thương mại được cải thiện đây chính là nguyên nhân tạo nên hiệu ứng tuyến J.
Hơn nữa, phá giá dễ thành công đối với các nước công nghiệp phát triển, nhưng lại
không chắc chắn đối với các nước đang phát triển; chính vì vậy đối với một nước đang
phát triển, trước khi chọn giải pháp phá giá cần thiết phải tạo ra được các điều kiện tiền
đề để có thể phản ứng tích cực với những lợi thế mà phá giá đem lại, có như vậy cán
cân thương mại mới được cải thiện chắc chắn trong dài hạn.

8


CHƯƠNG II: MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TIỄN VỀ TÁC ĐỘNG CỦA PHÁ
GIÁ, NÂNG GIÁ LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
I.

I. Phá giá Trung Quốc năm 1994


1.

1. Diễn biến cuộc phá giá Nhân dân tệ của Trung Quốc năm 1994

Trong vòng 14 năm (từ 1979 đến 1993), Trung Quốc đã 7 lần điều chỉnh mạnh tỷ
giá hối đoái của mình với xu hướng chung là phá giá mạnh đồng NDT. Năm 1993, mức
phá giá so với năm 1985 đã là gần 70%. Nhưng mặc dù phá giá liên tục và với biên độ
lớn như vậy, tổn thất xuất khẩu do tỷ giá (đánh giá cao đồng NDT) gây ra vẫn rất lớn.
Trên đà lạm phát bắt đầu tăng nhanh từ giai đoạn những năm 1990-1993, dự đoán được
tỉ lệ lạm phát sẽ còn tiếp tục dâng cao nếu không có sự điều chỉnh kịp thời. Hơn nữa,
nhận thấy trong tình hình lạm phát này nếu vẫn duy trì tỷ giá hối đoái theo hướng cố
định tương đối thì sẽ có những tác động xấu đến mục tiêu tăng cường mở cửa và thúc
đẩy xuất khẩu của nền kinh tế do đồng Nhân dân tệ có khả năng trở lại tình trạng bị
đánh giá cao so với sức mua thực tế. Chính phủ Trung Quốc đã ra một quyết định có ý
nghĩa bước ngoặt cho nền kinh tế Trung Quốc.
Năm 1994 Trung Quốc bắt đầu thông qua Luật Ngoại thương, bãi bỏ việc lập kế
hoạch theo chỉ thị hoạt động xuất nhập khẩu; trao cho doanh nghiệp quyền hoạt động
kinh tế đối ngoại, bãi bỏ việc cấp cô-ta đối với một loạt hàng hóa.
Bắt đầu công cuộc cải cách mở cửa thị trường, Trung Quốc đã thực hiện chế độ tỷ
giá hối đoái chính thức và tỷ giá trên thị trường song song với nhau, đã làm nảy sinh
một chợ đen hùng mạnh. Đồng nhân dân tệ mất giá quá nhiều khiến cho các mặt hàng
Trung Quốc xuất ra thị trường thế giới bỗng trở nên rẻ rề, nhưng có sức thu hút rất lớn
đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Ngày 1/1/1994, đồng NDT của Trung Quốc chính thức được tuyên bố là phá giá
mạnh từ 5.8 NDT/USD xuống 8.7 NDT/USD, tương ứng với tỷ lệ phá giá là 50%. Kết
hợp với tỷ lệ nhân dân tệ bị đánh giá thấp 0.14% trong giai đoạn 1990-1993 thì tỷ lệ
phá giá thực tế là 50.14%. Như vậy, có thể thấy hành động trên của Trung Quốc không
đơn thuần điều chỉnh để đồng nhân dân tệ phản ánh đúng sức mua của nó, mà đây rõ
9



ràng là chủ ý trong chính sách tỷ giá hối đoái của Trung Quốc đã đánh tụt rất mạnh
đồng nội tệ nhằm xuất khẩu cao độ hàng hóa ra nước ngoài và tạo thặng dư cho cán cân
thương mại.
Đồng thời với việc phá giá mạnh đồng nội tệ, Trung Quốc hủy bỏ chế độ tỷ giá ấn
định cũ của nhà nước để chuyển sang khoảng tỷ giá được dao động quanh mức tỷ giá
vừa bị đánh tụt ở trên. Để giảm bớt những tác động của chính sách tỷ giá này lên thị
trường tiền tệ, Trung Quốc đã ban hành hàng loạt các quy định hỗ trợ như: thực hiện
chế độ ngân hàng kết nối, xóa bỏ sự ghìm giá và tăng giá ngoại hối của các công ty,
xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng, cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá
hối đoái , cải tiến và hoàn thiện quản lý thu chi, kết toán ngoại hối, xóa bỏ kế hoạch
mang tính mệnh lệnh đối với thu chi ngoại hối... kết hợp với việc kiểm soát chặt chẽ
của ngân hàng trung ương đối với các hoạt động ngoại hối của các ngân hàng thương
mại bằng cách quy định ngân hàng nào được phép chuyển đổi và số lượng là bao nhiêu.
Các ngân hàng này có toàn quyền hoạt động trong thị trường ngoại hối. Đối với các
công ty nước ngoài, Trung Quốc yêu cầu phải có bảng cân đối ngoại tệ hàng năm. Đối
với các doanh nghiệp liên doanh phải có giấy phép đổi ngoại tệ mạnh sang Nhân dân
tệ. Còn đối với các doanh nghiệp nhà nước thì được yêu cầu phải nộp 100% ngoại tệ
thu được thay vì 50% như trước đây. Nhưng mặt khác, nhà nước cho phép các công ty
xuất khẩu tăng tỷ lệ giữ ngoại tệ mạnh, tạo điều kiện để đồng Nhân dân tệ xâm nhập
nhanh hơn vào thị trường tiền tệ thế giới.
Nhìn chung, so với giai đoạn 1990-1993, các chính sách tỷ giá của Trung Quốc đã
mềm dẻo và linh động hơn rất nhiều. Ngày 1/1/1996, đồng Nhân dân tệ Trung Quốc đã
chính thức được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) công nhận là đồng tiền chuyển đổi tự do ở
các tài khoản vãng lai (các tài khoản liên quan đến khoản thanh toán về mậu dịch hàng
hóa- dịch vụ cũng như các lợi nhuận công ty nước ngoài chuyển về nước).

10



2. Tác động của cuộc phá giá Nhân dân tệ năm 1994.
2.1 Tác động tới cán cân thương mại
Bảng 2.1.1 Tổn thất tài chính đối với xuất khẩu do tỷ giá ở Trung Quốc
(Đơn vị: NDT)
Năm
Chi phí để thu 1 USD

1979
2,40

1981
2,31

1983
3,02

1985
3,67

1988
5,80

1993
6,32

xuất khẩu
Tổn thất ứng với 1

0,85


0,49

0,22

0,73

2,08

1,0

USD xuất khẩu
( Nguồn: N. Lardy 1992; Wong 1998.)
Do tỷ giá NDT/USD có mặt bằng xuất phát “phá giá” quá thấp nên dù phá giá
mạnh như vậy, mức tỷ giá vẫn chưa đạt đến điểm “hòa vốn” cho các doanh nghiệp
xuất khẩu. Để cải thiện tình hình, năm 1994, Chính phủ Trung Quốc quyết định
phá giá mạnh đồng NDT. Biên độ phá giá lên tới 50%.
Năm

Tỷ giá bình quân

Kim ngạch xuất khẩu

Kim ngạch nhập khẩu

(NDT/USD)

(triệu USD)

(triệu USD)


1993
57620
75659
86313
1994
86187
102561
95271
Bảng 2.1.2: Tỷ giá và kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc 1993-1994
Hệ số co dãn xuất khẩu theo giá:

Hệ số co dãn nhập khẩu theo giá

= 0,769

= 0,252




= 0.76+0.252 =1.012 > 1

Phản ánh tính trội của hiệu ứng khối lượng. Điều này nghĩa là: sau khi

phá giá hiệu ứng khối lượng phản ứng đủ bù đắp cho hiệu ứng giá cả. Kết quả là cấn
cân thương mại đã được cải thiện.
Vì vậy, việc cải cách chế độ tỷ giá đã có tác động rất mạnh và hầu như tức thời
đến động thái của nền kinh tế Trung Quốc, đặc biệt là đối với hoạt động ngoại thương.
Việc phá giá đồng NDT với quy mô 50% dẫn tới kết quả tức thì: cán cân thương

mại từ chỗ thâm hụt 10654 triệu USD năm 1993 chuyển thành cán cân thặng dư 7290
11


triệu USD năm 1994. Kể từ đó cho đến khi Trung Quốc gia nhập WTO (2001), xu
hướng này luôn được giữ vững với mức thặng dư thương mại cao ổn định. Kể từ đó,
thặng dư thương mại của Trung Quốc liên tục tăng với tốc độ cao.
160

151.05

148.78

140

132.08
121.01

120

138.83

115.61

103.96
100

91.74

80

60
40
20
0

1993

1994

1995

Xuất khẩu

1996

Nhập khẩu

Biểu đồ 2.1.2: Xuất nhập khẩu Trung Quốc giai đoạn 1993 - 1996
(Nguồn: TradingEconomics)
Biểu đồ 2.1.2 dưới đây có thể thấy rõ rằng cán cân thương mại của Trung Quốc
đã được cải thiện đáng kể từ năm 1994. Giá trị xuất khẩu của Trung Quốc tăng với tốc
độ nhanh hơn hẳn so với giá trị nhập khẩu. Điều đó khiến cán cân thương mại thặng dư
và mức thặng dư cũng tăng nhanh qua các năm. Hơn 10 năm kể từ 1994 đến 2005, giá
trị xuất khẩu năm 2005 tăng gần gấp ba lần, cán cân thương mại cũng thặng dư gấp ba
lần so với năm 1995. Sau đó cho đến năm 2005, dưới sức ép từ việc Mỹ và các quốc
gia khác cáo buộc Trung Quốc phá giá tiền tệ, cho dù Trung Quốc đã điều chỉnh tỷ giá
nhưng cán cân thương mại vẫn giữ được đà thặng dư và chỉ giảm mức thặng dư vào
năm 2008 khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra.

12



4500
4000

EXPORT

IMPORT

3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0
95 96 97 98 99 00 01 02 03 04 05 06 07 08 09 10 11 12 13 14 15 16 17
1 9 19 19 1 9 19 2 0 2 0 20 2 0 2 0 2 0 2 0 20 2 0 2 0 2 0 2 0 20 2 0 2 0 2 0 20 20

Biểu đồ 2.1.3: Cán cân thương mại Trung Quốc 1995 - 2017
(Nguồn: OEC.com)
II.

Phá giá năm Nhân dân tệ năm 2019

1.

Bối cảnh nền kinh tế của Trung Quốc.


Dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump, ông không hài lòng với
việc Trung Quốc liên tục phá giá đồng nhân dân tệ nhằm mục đích giảm giá các mặt
hàng xuất khẩu của nước này. Với việc trên thị trường tràn lan các mặt hàng Trung
Quốc với mức giá rẻ, Tổng thống Donald Trump đã đưa ra những tuyên bố đánh thuế
cao vào tất cả các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm buộc nước này phải nâng
giá Nhân dân tệ. Và cuộc chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới
bắt đầu.
Ngày 22 tháng 3 năm 2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ áp
dụng mức thuế 50 tỷ đô la Mỹ cho hàng hóa Trung Quốc dựa theo Mục 301 của Đạo
luật Thương mại năm 1974, để ngăn chặn những gì họ cho là hành vi thương mại
không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.
Tình hình cuộc Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang trong hồi căng thẳng
với những động thái vô cùng cứng rắn của hai nền kinh tế lớn trên thế giới. Những
13


tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 2/8 áp dụng mức thuế quan
10% và bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1 tháng 9 đối với 300 tỷ USD hàng hóa của
Trung Quốc. Đáp lại động thái tăng thuế của Mỹ, Trung Quốc tuyên bố phá giá đồng
tiền của mình và ngừng mua nông sản Mỹ làm thị trường chứng khoán Mỹ và khắp
thế giới lập tức sụt giảm. Mặt khác, chính quyền Trung Quốc cũng đã đánh thuế trừng
phạt lên nhiều tỷ USD hàng hóa Mỹ và giảm giá đồng NDT.
Mới đây, Cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 14/8 công bố dữ liệu
chính thức cho thấy nền kinh tế Trung Quốc bộc lộ thêm điểm yếu trong tháng 7/2019.
Tăng trưởng bị tụt hơi trong quý II năm 2019 – 6.2% mức thấp nhất trong 27 năm gần
đây. Con số này vẫn nằm trong biên độ mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% mà Chính phủ
Trung Quốc đề ra cho năm 2019, song thấp hơn mức tăng 6,4% trong quý I/2019.
Tuy nhiên việc Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ khiến Washington vừa
mới thông báo sẽ đưa một số mặt hàng cụ thể ra khỏi danh sách đánh thuế 10% mới
nhất vì vấn đề “sức khỏe, an toàn, an ninh quốc gia và các yếu tố khác”. Bên cạnh đó,

chính quyền Tổng thống Trump cũng hoãn đánh thuế một số mặt hàng Trung Quốc
khác cho đến ngày 15/12. Danh sách các sản phẩm trong nhóm được miễn thuế sắp
tới, bao gồm điện thoại di động, một số loại quần áo và trò chơi video – các sản phẩm
quan trọng đối với thị trường tiêu dùng Hoa Kỳ, đặc biệt là trong mùa mua sắm vào
dịp lễ Giáng sinh sắp tới.
2.

Nguyên nhân Trung Quốc phá giá nhân dân tệ.

Theo New York Times, có 2 lý do khiến Chính phủ Trung Quốc muốn hạ giá nội
tệ.
 Thúc đẩy nền kinh tế, xuất khẩu, duy trì tăng trưởng và việc làm
Trung Quốc tuyên bố phá giá CNY trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại,
kim ngạch xuất khẩu giảm sút nghiêm trọng, thị trường chứng khoán lao dốc. Chính vì
vậy rất nhiều chuyên gia cho rằng thúc đẩy xuất khẩu và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
là những nguyên nhân cơ bản cho hành động này.
 Quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ

14


Bên cạnh lý do thúc đẩy xuất khẩu, nhiều chuyên gia cho rằng nguyên nhân cơ
bản khác của việc phá giá lần này là Trung Quốc muốn đẩy mạnh quá trình quốc tế hóa
Nhân dân tệ, sớm đưa CNY vào “rổ tiền” SDR. Nâng cao quyền lực cho đồng NDT
giúp nước này dễ dàng thực hiện các mục tiêu ngoại giao và củng cố vai trò trung tâm
của họ trên nền kinh tế toàn cầu. Mục tiêu của họ là NDT được chấp nhận làm đồng
tiền thanh toán, đầu tư và dự trữ tại nhiều khu vực trên thế giới.
Tuy nhiên, giải thích về vấn đề này, PBOC lại phát ngôn rằng Việc NDT mất giá
là do chủ nghĩa đơn phương, Chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch và việc tăng biểu thuế áp
dụng đối với Trung Quốc. Hơn nữa Trung Quốc cũng khẳng định sẽ không phá giá

nhằm mục đích cạnh tranh.
3.

Tác động phá giá đến nền kinh tế Trung Quốc

Vào ngày 10/12/2019, 1 USD đổi được 7,0369 CNY, cao so với tỷ giá USD/CNY
ở mức 1USD đổi 6,9960 CNY vào ngày 9/11, theo số liệu của Bloomberg, trước đó vào
tháng 8 tỷ giá lần đầu tiên vượt ngưỡng 7NDT đổi 1 USD trong suốt 10 năm trở lại
đây. Việc Trung Quốc liên tục nâng và hạ giá đồng NDT của mình cho thấy những
chính sách của Tổng thống Donald Trump phần nào đã đem lại hiệu quả, buộc Trung
Quốc phải nâng giá NDT, tuy nhiên gần đây các cuộc bạo động xảy ra ở HongKong đòi
quyền dân chủ với chính quyền Bắc Kinh, và việc Mỹ ủng hộ dân chủ của HongKong
lại khiến cho cuộc chiến giữa Mỹ và Trung Quốc có thêm nhiều biến động.
Việc Trung Quốc vẫn tiếp tục phá giá vào thời điểm hiện tại có thể đem lại cả
những tích cực và tiêu cực cho nền kinh tế nươc này.
 Tích cực:
Đồng NDT yếu giúp hàng xuất khẩu của Trung Quốc trở nên cạnh tranh về giá cả
hơn trên thị trường quốc tế và đây cũng là điều khiến chính quyền Donald Trump
thường xuyên phàn nàn rằng nó mang lại cho Bắc Kinh một lợi thế thương mại.
 Tác động tiêu cực:
Việc phá giá đồng tiền có thể mang lại những “cơn trúng gió” đáng kể cho việc
nhập khẩu của Trung Quốc trong những tháng tới. Hiện nay Trung Quốc là một nước
xuất khẩu hàng đầu thế giới (chiếm 12.8%), tuy nhiên cũng là nước nhập khẩu đứng
15


thứ hai thế giới (chiếm 10.8%). Theo nhận định của nhà phân tích cao cấp tại Ngân
hàng Thịnh Vượng Úc, ông Vivek Dhar, nhiều mặt hàng quan trọng gồm cả hàng tiêu
dùng và nguyên liệu sản xuất bao gồm quặng sắt, than và khí đốt mà Trung Quốc phải
nhập khẩu để tiêu dùng và hoạt động cho nền công nghiệp sẽ phải trả bằng USD.

Điều đó sẽ khiến người tiêu dùng Trung Quốc phải trả nhiều tiền hơn để có được một
đơn vị sản phẩm. Gánh nặng đối với người dân Trung Quốc vì sự mất giá này vì thế
mà nặng hơn.
Đồng tiền mất giá cũng gây áp lực cho các công ty trong và ngoài nước ở Trung
Quốc đang ôm nợ USD vì họ phải tìm cách kiếm nhiều NDT hơn mới bù đắp được
phần mất do hụt giá. Họ có thêm động lực để chuyển sản xuất ra nước ngoài vừa né
tránh thuế quan của Mỹ thay vì bám trụ lại Trung Quốc. Như vậy sẽ có nhiều người
Trung Quốc rơi vào cảnh thất nghiệp.
III.

Nâng giá Nhật Bản 1985

Từ một nền kinh tế hoang tàn sau chiến tranh thế giới thứ II, đến giữa thập niên
1980, Nhật Bản đã vươn lên mạnh mẽ và tham gia vào bộ ba quyền lực đứng đầu thế
giới gồm Mỹ, Tây Đức và Nhật Bản. Yếu tố cơ bản tạo ra điều thần kỳ đó chính là mô
hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu mà một trong những trụ cột quan trọng nhất là
chính sách tỷ giá hối đoái “đồng JPY yếu”. Việc duy trì đồng JPY yếu so với đồng
USD kéo dài mấy thập niên đó giúp cho hàng hóa Nhật Bản tăng sức cạnh tranh so với
hàng hóa của các nền kinh tế phát triển ở Tây Âu, Bắc Mỹ.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình tỷ giá hối đoái JPY/USD tại Nhật Bản giai
đoạn 1980-1985.

16


Biểu đồ 3.4: Tỷ giá hối đoái JPY/USD giai đoạn 1980 - 1985
300
250
203
200


219.9

235

232.2

251.1
200.5

150
100
50
0
1980

1981

1982

1983

1984

1985

Năm

(Nguồn: Federal Reserve Bank of St. Louis)
Từ biểu đồ 3.1, ta thấy trong những năm 1981 – 1984 do tác động của những điều

chỉnh tỷ giá để tăng giá đồng USD của Mỹ vào thời điểm đầu những năm 80, NHTW
Nhật Bản (BOJ) phải thu hẹp cung ứng cơ số tiền tệ đã phần nào làm cho việc cải tạo
cơ cấu đầu tư chậm lại. Hướng điều chỉnh chính sách tiền tệ này là hậu quả của một
đồng JPY mạnh đã bị suy yếu do chính phủ Mỹ lên giá đồng USD nhằm phục vụ cho
sự cải thiên cán cân thanh toán do Mỹ là bạn hàng số 1 của Nhật Bản và nền kinh tế
Mỹ quá lớn, vì vậy ngay khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng giá đồng USD thì lập
tức giá trị đồng JPY giảm. Để bảo vệ đồng JPY, BOJ đó cố gắng điều tiết thu hẹp cơ số
tiền tệ để giảm bớt sự tụt giá này. Từ năm 1980 đến năm 1984, đồng JPY chỉ tụt giá
25% (từ 203 xuống 251,1). Tuy bị ảnh hưởng bởi chính sách và nền kinh tế Mỹ nhưng
trong giai đoạn 1980 – 1985, nền kinh tế Nhật Bản vẫn khó phát triển với kim ngạch
xuất khẩu tăng đều và cán cân thương mại nghiêng về phía thặng dư.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình cán cân thương mại của Nhật Bản trong
giai đoạn 1980-1985.

17


Biểu đồ 3.5: Tình hình cán cân thương mại của Nhật Bản (1980-1985)
(Đơn vị: nghìn tỷ JPY)
12.00

10.87

10.00
8.00

8.00
6.00

4.89


4.00
2.00
0.00

1980

2.01

1.78

1981

1982

1983

1984

1985

-2.00
-2.61
-4.00

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ Trade Statistics of Japan Customs)
Từ biểu đồ 3.2, ta thấy, về cán cân thương mại, trong nửa đầu những năm 80, cán
cân thương mại Nhật Bản tiếp tục thặng dư ngày càng lớn. Sau năm 1980 thâm hụt hơn
2,6 nghìn tỷ JPY thì năm 1981, cán cân thương mại thặng dư hơn 2 nghìn tỷ JPY. Năm
1982 tuy có suy giảm (1,776 nghìn tỷ JPY) nhưng 3 năm tiếp theo thặng dư thương

mại tăng mạnh, đạt mức 10,871 nghìn tỷ JPY vào năm 1985.
22/9/1985, để chặn đà tăng trưởng thần kì của Nhật Bản, Hiệp định Plaza được ký
bởi nhóm G5, khi đó gồm Mỹ, Nhật Bản, Đức, Anh và Pháp, gây áp lực bắt Nhật tăng
giá đồng JPY và giảm giá đồng USD. Trong vòng hai năm kể từ khi thỏa thuận này có
hiệu lực, tỷ giá hối đoái giữa USD và JPY đã giảm tới 51% và nó không gây ra rối loạn
ở các thị trường trên toàn cầu.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình tỷ giá hối đoái JPY/USD tại Nhật Bản giai
đoạn 1986-1993.

18


180
159.1
160
140

143.4
123.5

134.4

125.8

134.71

126.7
111.2

120

100
80
60
40
20
0
1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1993

Năm
Tỷ giá JPY/USD

Biểu đồ 3.6: Tỷ giá hối đoái JPY/USD (1986-1993)
(Nguồn: Federal Reserve Bank of St. Louis)
Theo nhận định của BOJ năm 1986, chính sách phá giá đồng USD của Mỹ đã tạo
điều kiện thuận lợi cho Nhật Bản để tích luỹ ngoại tệ, tăng dự trữ ngoại hối nhằm đảm
bảo cho đồng JPY mạnh hơn trong tương lai. Từ những nhận định trên, BOJ quyết định

tăng nhanh cung ứng tiền tệ ra thị trường ngoại hối để mua USD về. Kết quả là dự trữ
ngoại tệ của Nhật Bản tăng gấp đôi trong năm 1987, tăng 20% trong năm 1988 và đồng
JPY bắt đầu lên giá chậm trong 2 năm 1987 – 1988.

19


3.50
3.08

3.25

3.002.74
2.50
2.00

2.27

2.26
1.90

2.03
1.76

1.50
1.00
0.50

1.24


Tỷ lệ lạm phát

0.68

0.60
0.13

0.00
1982 1983 1984 1985 1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993

Biểu đồ 3.7: Tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản (1982 – 1993)
(Nguồn: World Bank)
Từ biểu đồ 3.4, ta thấy tỷ lệ lạm phát của Nhật Bản trong giai đoạn 1982-1988
được giữ ổn định ở mức thấp. Tuy nhiên mức lạm phát tăng đáng kể từ năm 1989 do sự
đổ vỡ của thị trường chứng khoán và bất động sản tại Nhật Bản.
Trong giai đoạn 1982 – 1988, người dân Nhật Bản được hưởng một nền kinh tế lý
tưởng khi mức lạm phát và lãi suất thấp, cơ cấu đầu tư bắt đầu chuyển dần sang những
ngành sản xuất đòi hỏi nhiều tư bản với kỹ thuật cao và xuất khẩu công nghệ ra nước
ngoài tăng nhanh với đồng JPY mạnh. Bằng chứng rõ ràng nhất của những thành công
này là sự cải thiện cán cân thanh toán Nhật Bản liên tục từ 1982 – 1988. Dựa trên lợi
thế so sánh của Nhật Bản về tư bản và công nghệ, ngay từ những năm đầu của thập
niên 80, BOJ đã quyết tâm hạn chế sản xuất hàng tiêu dùng trong nước và chủ trương
chuyển đầu tư sang những ngành khác; chấp nhận nhập khẩu hàng tiêu dùng sản xuất
từ Đông Á với giá thành rẻ hơn do lợi thế so sánh của họ là nhân công và tài nguyên.
Sự thay đổi này đă kéo theo việc Nhật Bản gia tăng nhập khẩu hàng tiêu dùng. Bên
cạnh đó, sự lên giá của đồng JPY hỗ trợ một cách triệt để cho việc xuất khẩu tư bản và
công nghệ của Nhật Bản ra nước ngoài.
BOJ quyết định hạ mức lãi suất chiết khấu từ 5,00%/năm vào năm 1985 xuống
còn 3,00%/năm vào cuối năm 1986 trong thời kỳ này, để kích thích cơ cấu kinh tế mới
20



phát triển trong điều kiện đồng USD giảm giá kéo đồng JPY tăng giá theo, lãi suất thị
trường cũng giảm theo và tín dụng được mở rộng nhanh chóng tác động đến tăng
trưởng kinh tế, đặc biết là đối với các ngành mới và các ngành có liên quan đến xuất
khẩu.
Bảng 3.3: Lãi suất chiết khấu và lượng cho vay của các ngân hàng trung gian tại
Nhật Bản (1985-1990)
Năm
Chỉ tiêu
Lãi suất chiết
khấu (%/năm)
Lãi suất chiết

1985

1986

1987

1988

1989

1990

5

3


2,5

2,5

4,25

6

4,3

4,3

4,2

6,7

8,2

402,835

441,863

489,872

546,547

597,838

khấu thị trường 6,3
(%/năm)

Lượng cho vay
của các NHTG 368,432
(tỷ JPY)

(Nguồn: BOJ- Main Economic Indicators of Japan)
Việc đồng JPY lên giá mạnh kết hợp với chính sách lãi suất thấp đã thúc đẩy đầu
tư trong nước và đầu tư ra nước ngoài tăng nhanh chóng. Ngoài ra, cùng với chính sách
hạn chế, xiết chặt nhập khẩu hàng công nghiệp, thay đổi cơ cấu XNK, kinh tế Nhật Bản
tăng nhanh cả về tổng sản phẩm và ngoại thương, cán cân thương mại và cán cân thanh
toán tiếp tục thặng dư ngày càng lớn. Nhìn nhận từ việc đồng JPY tăng giá quá nhanh
và cho rằng mình đang đi đúng hướng, BOJ tiếp tục hạ mức lãi suất chiết khấu xuống
2,50% vào năm 1987. Kết quả là đồng JPY ở mức giá cao kết hợp với lãi suất thấp đ ã
mở rộng đường cho Nhật Bản xuất khẩu tư bản vào các thị trường mới nổi trong khu
vực và thế giới.
Dưới đây là bảng thể hiện tình hình xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của
Nhật Bản trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1993.
Biểu đồ 3.8: Tình hình thương mại của Nhật Bản (1986 – 1993)
21


(Đơn vị: nghìn tỷ JPY)
50.00
45.00
40.00
35.00
30.00

Cán cân thương
mại


25.00

Xuất khẩu

20.00
15.00

13.74

11.58

10.00

9.93

8.84

7.60

1988

1989

1990

10.46

Nhập khẩu
13.48
13.38


5.00
0.00

1986

1987

1991

1992

1993

(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ Trade Statistics of Japan Customs)
Từ biểu đồ 3.5, ta thấy dù đã bị buộc phải nâng giá đồng JPY, xuất khẩu Nhật Bản
vẫn tăng làm cho cán cân thương mại luôn ở mức thặng dư vào thời kì này. Đây chính
là kết quả của sự kết hợp giữa chính sách tỷ giá và các chính sách khác nhằm hạn chế
mặt tiêu cực của đồng JPY mạnh, cùng với ảnh hưởng tích cực của cơ cấu kinh tế mới
và tăng trưởng cao trước đó. Tuy nhiên, vì chính sách nới lỏng tiền tệ trong nhiều năm,
gây ra bong bóng tài sản, đặc biệt tại thị trường chứng khoán và bất động sản sản, dẫn
tới vụ đổ vỡ năm 1989, Nhật Bản sau đó phải nhận hậu quả là hơn 2 thập kỉ nền kinh tế
chìm trong tình trạng trì trệ.

CHƯƠNG III: KẾT LUẬN
Như vậy, ảnh hưởng của lên giá và phá giá đồng tiền đối với cán cân thương mại
thực ra không đơn giản. Phá giá làm cho khối lượng xuất khẩu tăng và khối lượng nhập
22



khẩu giảm, nhưng không vì thế mà cán cân thương mại được cải thiện. Trong ngắn hạn,
hiệu ứng giá cả có tính trội hơn so với hiệu ứng khối lượng làm cho cán cân thương
mại bị xấu đi; trong dài hạn, hiệu ứng khối lượng có tính trội hơn hiệu ứng giá cả nên
cán cân thương mại được cải thiện đây chính là nguyên nhân tạo nên hiệu ứng tuyến J.
Hơn nữa, phá giá dễ thành công đối với các nước công nghiệp phát triển, nhưng lại
không chắc chắn đối với các nước đang phát triển; chính vì vậy đối với một nước đang
phát triển, trước khi chọn giải pháp phá giá cần thiết phải tạo ra được các điều kiện tiền
đề để có thể phản ứng tích cực với những lợi thế mà phá giá đem lại, có như vậy cán
cân thương mại mới được cải thiện chắc chắn trong dài hạn. Nếu quyết định phá giá
hay lên giá, cũng phải có lộ trình. Để tránh việc phá giá sẽ dẫn đến lạm phát tăng cao
và từ đó dẫn đến bất ổn định vĩ mô, đi kèm với phá giá cần phải có một sự phối hợp
chặt chẽ giữa các chính sách kinh tế vĩ mô mà trong đó quan trọng nhất là sự phối hợp
giữa chính sách tiền tệ thắt chặt và chính sách tài khóa với hiệu quả đầu tư cao. Thêm
nữa, có lẽ cần có một quỹ dự trữ ngoại hối đủ mạnh để can thiệp trong thời gian đầu
sau khi tiến hành phá giá/lên giá.
Có thể nói, nhìn từ thực tế về các cuộc phá giá tiền tệ ở Trung Quốc, phá giá tiền tệ là
con dao hai lưỡi vừa có những tác động tích cực mà cũng vừa có những tác động tiêu
cực đến toàn bộ nền kinh tế trong nước đồng thời ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.
Cán cân thương mại có thể được cải thiện đáng kể nhờ phá giá nhưng cũng có thể
không được cải thiện hay chỉ cải thiện với một mức độ không đáng kể và mang tính
tạm thời. Vậy đối với Việt Nam trong trường hợp một nước nhỏ, Việt Nam có thể nhìn
nhận từ các cuộc phá giá tiền tệ để rút ra bài học kinh nghiệm trong vấn đề phá giá và
cải thiện cán cân thương mại.

23


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, 2008, Giáo trình tài chính quốc tế, NXB Thống kê,

Hà Nội.
2. Quá trình điều hành tỷ giá của Trung Quốc và lý do khiến Trung Quốc phá giá
NDT
/> /> />3. Hệ quả việc phá giá NDT gây ra
/>4. Website của Bloomberg, />5. Website của OEC, />6. Website của TradingEconomics, />7. Website

Tổng

cục

Hải

quan

Nhật

Bản,

/>fbclid=IwAR2RkCOgMWtEqi40FqUiazbpuGGVH50FPZJuDm0AbDqK4CUdxOTtUbGGltQ

8. Elvis Picardo, Why China’s currency tangos with the USD?, Investopia, 5/2019.
/>9. Kanji Haitani, Revaluation of the Yen and the Competitiveness of Japanese
Exports, Nebraska Journal of Economics and Business, Vol. 11, No. 3 (Summer,
1972), pp. 57-63
10. Brian Twomey, The Plaza Accord's Effects on Currency Markets, Investopia,
6/2019.
/>11. International Monetary Fund, Did the Plaza Accord cause Japan’s lost decades,
4/2011.

24




×