Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4 0 đến hoạt động quản lí nhà nước đối với thị trường tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (336.87 KB, 32 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Cho đến bây giờ, chúng ta đã trải qua ba cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn.
Thứ nhất, cách mạng công nghiệp 1.0 (1784) là sự xuất hiện của động cơ hơi nước.
Động cơ hơi nước tác động trực tiếp đến các ngành nghề như dệt may, chế tạo cơ khí,
giao thông vận tải. Động cơ hơi nước được đưa vào ôtô, tàu hỏa, tàu thủy, mở ra một
kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại. Thứ hai, cách mạng công nghiệp 2.0 (1870) là
khi động cơ điện ra đời, mang lại cuộc sống văn minh, năng suất tăng nhiều lần so
với động cơ hơi nước. Thứ ba, cách mạng công nghiệp 3.0 (1969) là khi bóng bán
dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau. Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện
thoại, Internet… là những công nghệ mà hiện nay chúng ta đang thụ hưởng.
Hiện nay là thời đại của cách mạng công nghiệp 4.0, đó là sự kết hợp cao độ
giữa hệ thống siêu kết nối vật lý và kỹ thuật số với tâm điểm là internet, vạn vật kết
nối (IoT) và trí tuệ nhân tạo. Cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư đang làm thay đổi
căn bản nền sản xuất của thế giới, tác động đến các quốc gia trên nhiều phương diện,
một cuộc cách mạng sản xuất gắn liền với những đột phá về công nghệ.Trọng tâm là
việc xây dựng một thế giới siêu kết nối dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất
cả công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất. Từ đó gia
tăng sự đầu tư, năng suất và mức sống. Theo nhiều chuyên gia, cuộc cách mạng 4.0
sẽ có tác động mạnh mẽ và mang đến thay đổi ở nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là
trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Thị trường tài chính sẽ diễn ra nhiều thay đổi
cũng như có nhiều hơn cơ hội để phát triển. Nhưng để thích ứng với sự thay đổi, bắt
kịp xu thế, tận dụng thời cơ mà cách mạng 4.0 đem lại, Nhà nước cần có sự thay đổi
để quản lý hiệu quả hơn và đưa ra được những chính sách phù hợp.
Do đó, thông qua tiểu luận “Ảnh hưởng của cách mạng công nghệ 4.0 đến
hoạt động quản lý Nhà nước đối với thị trường tài chính”, nhóm sẽ trình bày tổng
quan nghiên cứu vấn đề này trong nước và thế giới, chỉ ra các cơ sở lý thuyết liên
quan và đánh giá, phân tích những ảnh hưởng của cách mạng 4.0 đến hoạt động quản
lý nhà nước đối với thị trường tài chính để từ đó đề xuất chính sách.
Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu mang tính vĩ mô, với trình độ hiểu biết cũng
như trình độ lý luận có hạn nên bài tiểu luận này sẽ khó tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy, nhóm rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để bài tiểu luận được hoàn


thiện hơn.


Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

1.1

Tổng quan nghiên cứu trong nước và ngoài nước
1.1.1. Nghiên cứu trong nước:
- Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Hiền, ThS. Đỗ Thị Bích Hồng - Viện Chiến

lược Ngân hàng.
Trong bài viết “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 tới lĩnh vực tài
chính - ngân hang” được đăng trên tapchitaichinh.vn vào 25/06/2017, tác giả đã đưa
ra những thách thức của hệ thống quản lí nhà nước đối với thị trường tài chính phải
đối mặt trong thời kì cách mạng công nghiệp 4.0. Từ đó tác giả đã chỉ ra sự quan
trọng trong việc quản lí của nhà nước và các chính quyền cấp cao, điều đó tác động
trực tiếp đén thị trường tài chính nói chung khi công nghiệp, công nghệ thông tin
ngày một biến đổi nhanh chóng. Đầu tiên là sự phát triển của hạ tầng viễn thông
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra những thách thức mới về bảo mật,
do đó an ninh mạng trở nên vô cùng quan trọng. Với sự phát triển ngày càng tinh vi
của công nghệ số và xu hướng chuyển dần sang điện toán đám mây, những lỗ hổng
bảo mật cũng vì thế mà tăng theo, kéo theo những lo ngại ngày càng nghiêm trọng về
rủi ro tấn công tin tặc. Trong nhiều trường hợp, một số cá nhân tổ chức cá nhân có
thể thu thập thông tin cá nhân riêng tư của người khác và đăng tải trên mạng. Điều
này đòi hỏi hệ thống quản lí tài chính, ngân hang của nhà phải có trách nhiệm xã hội
nhiều hơn, quan tâm nhiều hơn đến tính an toàn và riêng tư trong thông tin của khách
hàng và có cách thức phòng thủ mới để bảo đảm an toàn bảo mật mạng. Thêm vào
đó, thị trường lao động trong lĩnh vực tài chính cũng sẽ có sự thay đổi, do việc ứng
dụng những thành tựu của cuộc cách mạng có thể khiến số lượng nhân viên của các

ngân hàng, tổ chức tài chính, công ty chứng khoán sụt giảm một cách đáng kể (đặc
biệt là với các bộ phận kỹ sư tin học, giao dịch chi nhánh…). Mặc dù vậy, nhu cầu về
nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ gia tăng (giỏi cả về chuyên môn nghiệp vụ tài
chính, ngân hàng và công nghệ thông tin). Việc này đòi hỏi sự quản lí chặt chẽ về
nhân lực của các cơ quan chính quyền cần phải vô cùng sát sao. Các cán bộ nghiệp
vụ của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước cần được đào tạo đảm bảo đủ khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin, phương thức làm việc tiên tiến, có năng lực đề xuất,
tham mưu xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách, chế độ, thực hiện quản lý


nhà nước về hoạt động thị trường tài chính, tiền tệ, tín dụng, ngân hàng phù hợp với
những đòi hỏi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng.
- Tác giả Nguyễn Xuân Dũng và Bùi Kim Thanh trong bài viết “Cách mạng
công nghiệp lần thứ tư và yêu cầu đặt ra với mô hình quản lý phát triển xã hội của
Việt Nam hiện nay” đăng trên tạp chí Kinh tế và phát triển số 246, tháng 12 năm
2017, tr. 16-22 đã tập trung nghiên cứu nội dung, tác động của cách mạng công
nghiệp lần thứ tư đến phát triển kinh tế − xã hội và những yêu cầu đặt ra đối với mô
hình quản lý phát triển xã hội của Việt Nam hiện nay.

1.1.2. Nghiên cứu nước ngoài:

- Tác giả Authony Sauders trong “Financial Markets and Institutions” đã phân
tích những bộ phận của TTTC cũng như mối quan hệ giữa chúng với nhau. Tác giả
cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngân hàng và các định chế tài chính trong sự
phát triển của TTTC. Bên cạnh đó, TTTC không thể thiếu sự tham gia của nhà đầu tư
và người tiết kiệm. Đặc biệt, vai trò của Nhà nước cũng được ông nhấn mạnh nhưng
không cụ thể những phương thức và tác động vào thị trường của Nhà nước.
-

Theo các chuyên gia Đức, khác với 3 cuộc cách mạng công nghiệp trước đây,


Internet được cho là đại diện cách mạng công nghiệp 4.0, mà các đại diện chính phủ,
các nhà nghiên cứu và hiệp hội các ngành công nghiệp của Đức mô tả cách thức
internet cải thiện quy trình quản lý , các chu trình kỹ thuật, sản xuất, hậu cần của các
ngành công nghiệp, thị trường tài chính, trong cuộc sống của thế kỷ 21. Cuộc cách
mạng này cung ứng những giải pháp mới trong tổ chức sản xuất công nghiệp: với hệ
thống máy móc; hệ thống kho và hang hóa được kết nối, chúng ta có thể tạo ra hệ
thống thông minh, về cơ bản kiểm soát lẫn nhau và tự điều phối mà không cần bất kỳ
sự can thiệp thủ công nào. Điều này làm cho việc quản lý của nhà nước trở nên dễ
dàng và chính xác hơn.


1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu:

Từ trước đến nay, đã có rất nhiều nghiên cứu về quản lý nhà nước, vai trò nhà
nước đối với thị trường tài chính. Hiện này cùng với sự phát triển của Cách mạng 4.0,
trong nước cũng như nước ngoài cũng đã xuất hiện nhiều nghiên cứu liên quan đến
nhiều lĩnh vực khác nhau đặc biệt là lĩnh vực tài chính với nhiều khía cạnh khác
nhau. Nhưng chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về sự ảnh hưởng của Cách mạng 4.0
đến quản lý của nhà nước đối với thị trường tài chính.

1.2. Cơ sở lý thuyết và khung phân tích
1.2.1. Khái niệm Cách mạng công nghiệp 4.0

Theo Gartner, Cách mạng Công nghiệp 4.0 (hay Cách mạng Công nghiệp lần
thứ Tư) xuất phát từ khái niệm "Industrie 4.0" trong một báo cáo của chính phủ Đức
năm 2013. "Industrie 4.0" kết nối các hệ thống nhúng và cơ sở sản xuất thông minh
để tạo ra sự hội tụ kỹ thuật số giữa Công nghiệp, Kinh doanh, chức năng và quy trình
bên trong.
Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới

mang đến cái nhìn đơn giản hơn về cách mạng công nghiệp 4.0 như sau: cách mạng
công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất.
Cuộc cách mạng lần thứ 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt.
Cuộc cách mạng lần thứ 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản
xuất.Giờ đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang nảy nở từ cuộc cách mạng
lần 3, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ đi ranh giới giữa vật lí, kĩ thuật
số và sinh học. Theo ông, tốc độ đột phá của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện “không
có tiền lệ lịch sử”. Khi so sánh với các cuộc cách mạng công nghiệp trước đây thì
cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tiến triển theo một hàm số mũ chứ không phải
là tốc độ tuyến tính. Hơn nữa, nó đang “phá vỡ” hầu hết ngành công nghiệp ở mọi
quốc gia. Chiều rộng và chiều sâu của những thay đổi này báo trước sự chuyển đổi
của toàn bộ hệ thống sản xuất, quản lí và quản trị. Hay nói cách khác, cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 mô tả về một môi trường mà máy tính, tự động hóa và con
người nói chung sẽ cùng nhau làm việc theo một cách hoàn toàn mới. Robot, máy


móc sẽ được kết nối vào hệ thống máy tính. Các hệ thống này sử dụng thuật toán
“machine learning” để học hỏi và điều khiển máy móc, cần rất ít hoặc thậm chí là
không cần sự can thiệp nào từ con người. Đây là lí do mà nhiều người gọi cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 như là một “nhà máy thông minh”. Để có đủ dữ liệu phục vụ
cho cuộc cách mạng này, máy móc phải cung cấp dữ liệu ngược lại về hệ thống trung
tâm cũng như thu thập dữ liệu từ các nguồn bên ngoài thì quyết định được máy đưa
ra một cách chính xác. Như vậy, cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang đến cơ hội
và cũng đầy thách thức với nhân loại. Cuộc cách mạng này có thể đưa đến tình trạng
bất bình đẳng lớn, đặc biệt là nguy cơ phá vỡ thị trường lao động. Quá trình tự động
hóa diễn ra sẽ dẫn đến thay thế con người trong tất cả lĩnh vực của nền kinh tế. Nếu
người lao động không thích ứng nhanh, đuổi hoặc bắt kịp với sự thay đổi của quá
trình sản xuất thì sẽ dẫn tới hiện tượng bị dư thừa thừa lao động dẫn đến thất nghiệp.
Điều đó làm trầm trọng hơn khoảng cách giữa lợi nhuận so với đồng vốn và lợi
nhuận so với sức lao động. Trong khi sự đổi mới công nghệ thường dẫn đến năng

suất cao hơn và thịnh vượng hơn thì tốc độ thay đổi cũng sẽ tạo ra một áp lực lớn do
sự dịch chuyển của nguồn lực lao động. Người lao động tại các nhà máy trong thời
kỳ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ có những việc làm mới với các yêu cầu
khác và trong một môi trường làm việc hay cách tổ chức không còn giống như hiện
nay.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) không chỉ là số hóa, internet
hóa các thiết bị mà còn là sự hội tụ, dung hợp nhiều công nghệ và tương tác của
chúng trên nhiều lĩnh vực với quy mô rộng lớn như: Dữ liệu lớn; Trí thông minh
nhân tạo; Vạn vật kết nối (IoT), tự động hoá, rô bốt hóa, phương tiện không người
lái; Công nghệ in 3D, công nghệ thực tế ảo kết hợp với các công nghệ sinh học, công
nghệ nano…
Giống như 3 cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử trước đó, những công
nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0 chắc chắn sẽ đem lại sự thay đổi lớn trong
đời sống kinh tế - xã hội của thế giới. Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam,
cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ tác động đến nền kinh tế, trong đó có cả thị trường tài
chính mà có thể nhìn thấy trên phương diện cơ hội và thách thức.


1.2.1. Khái niệm về thị trường tài chính:
Kinh tế ngày càng phát triển, dẫn đến sự phân công lao động trong xã hội
ngày càng sâu sắc. Lúc này xuất hiện 2 nhóm người: Nhóm người thiếu vốn, cần tìm
nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh sản xuất hoặc tiêu dùng và nhóm người
tiết kiệm, dư thừa về vốn, muốn đầu tư để tìm kiếm lợi nhuận. Lúc đầu thì người thừa
vốn sẽ gặp người thiếu vốn theo cách trực tiếp và tự phát. Hai bên tự thỏa thuận với
nhau.

Một bên sẽ được sự dụng nguồn vốn của người kia với điều kiện là hoàn trả

đúng hạn khoản vốn ban đều kèm theo một khoản tiền lãi tương xứng. Theo cách này
thì nhu cầu 2 bên sẽ được thỏa mãn nhưng chi phí giao dịch sẽ rất cao.

Nhược điểm này được khắc phục khi có một nhóm đứng giữa là trung gian.
Họ giúp người cần vốn và người thiếu vốn gặp nhau dễ dàng hơn từ đó xuất hiện các
trung gian tài chính. Tuy nhiên, nhu cầu về vốn càng ngày càng cao và các trung gian
tài chính không thể chủ động đáp ứng được nhu cầu này. Mặt khác, lựa chọn cho vay
của bên cung vốn còn hạn hẹp cũng như người cần vốn không phải lúc nào cũng vay
được

từ

ngân

hàng



các

phương

án

đầu





rủi

ro


cao.

Để giải quyết những vấn đề này, những công cụ tài chính ra đời khi mà người
cần vốn có thể gặp trực tiếp những người thừa vốn. Đó là những giấy nợ hoặc giấy
chứng nhận quyền sở hữu. Lúc đầu người sở hữu chưa nghĩ đến việc mua bán những
giấy tờ này nhưng về sau khi kinh tế ngày càng phát triển, một thị trường diễn ra các
hoạt động trao đổi, mua bán những giấy tờ có giá hình thành. Tóm lại, vậy thị trường
tài

chính



gì?

Hiện nay có rất nhiều khái niệm khác nhau về thị trường tài chính
Nhà kinh tế học FREDERIC S.MISKHIN cho rằng: ” Thị trường tài chính là
thị trường trong đó vốn được chuyển từ những người hiện có dư thừa vốn sang những
người

thiếu

vốn”

.

Tuy nhiên từ các cách hiểu nào về thị trường tài chính, đề cập đến thị trường
tài chính phải đề cập đến phương thức giao dịch, công cụ tài chính trao đổi cũng như
chủ thể tham gia cùng với cơ chế dám sát. Thị trường tài chính là nơi phát hành, mua

bán, trao đổi và chuyển nhượng các công cụ tài chính theo những quy tắc, luật lệ đã
được quy định. Vì vậy mà ta có thể hiểu:


Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi mua bán quyền sử
dụng các nguồn tài chính giữa các chủ thể kinh tế với nhau thông qua những
phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định.
1.2.2. Phân loại Thị trường tài chính
Dựa vào các tiêu thức khác nhau ta có thể phân loại thị trường tài chính như sau:
a) Dựa vào cách thức huy động vốn trên thị trường tài chính trên cơ sở sử dụng các
công cụ tài chính ta có thị trường nợ và thị trường vốn cổ phần.
i. Thị trường nợ
- Công cụ nợ ngắn hạn: là công cụ nợ có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở xuống
- Công cụ nợ trung hạn: là công cụ nợ có thời gian đáo hạn từ 1 năm tới 10 năm
- Công cụ nợ dài hạn: là công cụ nợ có thời gian đáo hạn trên 10 năm.
ii. Thị trường vốn cổ phần
Là thị trường trong đó người cần vốn huy động vốn bằng cách phát hành các
cổ phiếu. Các cổ phiếu này là quyền được chia phần trên lãi ròng và tài sản của các
công ty phát hành cổ phiếu.
b) Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn tài chính, dựa vào việc mua bán chứng
khoán lần đầu chứng khoán mới và mua bán chứng khoán sau khi phát hành lần đầu
người ta chia làm thị trường cấp 1 và thị trường cấp 2.
i. Thị trường cấp 1 thị trường sơ cấp: là thị trường tài chính trong đó những phát hành
mới của chứng khoán được tổ chức phát hành bán cho người mua đầu tiên.
ii. Thị trường cấp 2 thị trường thứ cấp: là thị trường tài chính nơi diễn ra các hoạt
động mua bán lại các chứng khoán được phát hành trên thị trường cấp 1.
Dựa vào phương thức giao dịch trên thị trường tài chính, thị trường cấp 2
được chia làm 2 loại: Sở giao dịch và thị trường phi tập trung.
c) Căn cứ vào bản chất, chức năng và phương thức hoạt động của các chủ thể tài
chính và các công cụ tài chính giao dịch trên đó, hệ thống tài chính được phân làm 3

thị trường cơ bản: Thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái và thị trường vốn.
i. Thị trường tiền tệ:
Thị trường tiền tệ ở nước ta bắt đầu được hình thành từ năm năm 1990 sau khi
hệ thống ngân hàng một cấp của Việt Nam chính thức chuyển sang mô hình hệ thống


ngân hàng 2 cấp. Hiện nay, thị trường tiền tệ của nước ta được cấu thành các bộ phận
sau:
- Thị trường tín dụng ngắn hạn.
- Thị trường nội tệ liên ngân hàng;
- Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng;
- Thị trường ngoại hối;
- Thị trường tín phiếu kho bạc;
- Thị trường mở.
Cụ thể: Từ khi ra đời đến nay, thị trường tiền tệ Việt Nam không ngừng phát
triển, đáp ứng tốt nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế. Điều này thể hiện ở
quy mô của thị trường không ngừng tăng lên; các bộ phận quan trọng của thị trường
dần dần được hình thành; thành viên tham gia thị trường, hàng hóa giao dịch trên thị
trường cũng như doanh số của thị trường từng bước được mở rộng, hoạt động của ,
thị trường tiền tệ đã từng bước được hiện đại hóa, đáp ứng được yêu cầu hội nhập.
Thể hiện cụ thể ở mức tăng trưởng huy động vốn và tăng trưởng tín dụng trong
nhưng năm gần đây.
ii. Thị trường hối đoái:
Tương tự như thị trường tiền tệ, thị trường hối đoái là nơi giao dịch các công
cụ tài chính tương đối ngắn hạn, nhưng chúng được định giá bằng các loại đồng tiền
khác nhau, và ở thị trường hối đoái cũng chỉ có các giao dịch giữa các đồng tiền khác
nhau mới được thực hiện.
iii. Thị trường vốn:
Thị trường vốn là thị trường phát hành và mua bán lại các công cụ tài chính có
kỳ hạn trên 1 năm hay chính là nơi giải quyết quan hệ cung-cầu về vốn dài hạn.

Ba loại thị trường trên hình thành hệ thống thị trường tài chính. Hoạt động của mỗi
thị trường có ảnh hưởng, tác động tới các thị trường kia. Thị trường tiền tệ và Thị
trường vốn muốn hoạt động có hiệu quả và phái triển thì phải có Thị trường hối đoái,
ngược lại hai thị trường kia phát triển và mở rộng sẽ thúc đẩy thị trường hối đoái hoạt
động sôi động hơn. Ngoài ra, sự phái triển của Thị trường tiền tệ là cơ sở cho sự phát
triển của thị trường chứng khoán, cũng như một Thị trường chứng khoán phát triển
tạo điều kiện cho Thị trường tiền tệ phát triển lên theo.
Ngoài ra, ta có thể phân loại thị trường tài chính theo cách dưới đây:


1.2.3. Vai trò của nhà nước trong hoạt động quản lý thị trường tài chính
Nhà nước có chức năng quản lý và điều tiết mọi mặt hoạt động của nền kinh tế
trong đó thị trường tài chính là một bộ phận rất quan trọng. Đồng thời, trong quá
trình vận động, bản thân thị trường tài chính cũng đặt ra yêu cầu được sự quản lý và
giám sát của nhà nước.
a) Cơ sở lý luận về vai trò của nhà nước trong phát triển thị trường tài chính
Trong mỗi loại thị trường tài chính khác nhau, nhà nước thể hiện vai trò của
mình bằng các biện pháp và công cụ khác nhau. Là bộ phận quan trọng và nhạy cảm
nhất của nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính luôn ẩn chứa trong nó những
khiếm khuyết mang tính cố hữu và rủi ro cao.
(1) Ảnh hưởng của thông tin bất cân xứng: Hiện tượng thông tin bất cân xứng trên thị
trường tài chính sẽ gây ra hai hiệu ứng tiêu cực của nó là: (i) Lựa chọn đối nghịch; và
(ii) Hiểm hoạ đạo đức. Trong trường hợp này, nhà nước can thiệp để tăng cường tính
công khai, minh bạch của thị trường.
(2) Chi phí giao dịch cao làm ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các nhà đầu tư nhỏ
lẻ. Để khắc phục nhược điểm này, nhà nước thường có chính sách ưu đãi đối với các
nhà đầu tư nhỏ lẻ; đa dạng hóa hàng hóa trên thị trường và thúc đẩy sự phát triển
nhanh của các hoạt động dịch vụ tài chính, tiền tệ nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho công
chúng đầu tư tham gia thị trường tài chính.
(3) Sự bất ổn định mang tính hệ thống: Chính sự vận hành phức tạp của thị trường tài

chính lại mang trong lòng nó một căn bệnh trầm kha là sự bất ổn định mang tính hệ
thống mà hậu quả của nó dẫn tới những hoảng loạn, đổ vỡ của hệ thống tài chính
mang tính cục bộ, hoặc lan chuyền hệ thống. Để hạn chế những rủi ro phát sinh trên
thị trường tài chính, trong điều hành nền kinh tế nhà nước phải kết hợp chặt chẽ giữa


chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; Thắt chặt hơn nữa những biện pháp duy trì
an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại , tập trung vào quản lý rủi ro liên quan
đến thị trường chứng khoán đối với các ngân hang thương mại. Xây dựng hệ thống
cảnh báo sớm và hệ thống thông tin quản lý để kịp thời chấn chỉnh hoạt động của các
tổ chức tín dụng cũng như hệ thống tài chính.
(4) Các rủi ro liên quan đến tiến trình tự do hóa tài chính và khủng hoảng tài chính tiền tệ: tự do hóa tài chính là điều cần thiết đối với các nước đang phát triển và các
nước có nền kinh tế chuyển đổi. Tuy nhiên đối với các nước này tự do hóa tài chính,
nhất là tự do hóa tài khoản vốn đặc biệt nguy hiểm trong trường hợp kinh tế bất ổn
định do thiếu chính sách quản lý vĩ mô hiệu quả nên tiềm ẩn nhiều rủi do dẫn đến đổ
vỡ hệ thống tài chính trong nước và bùng phát khủng hoảng. Vì vậy, tự do hóa tài
chính phải nằm trong sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của nhà nước bằng pháp luật,
bằng các công cụ điều tiết về kinh tế, tiến hành theo lộ trình, bước đi chủ động, thận
trọng và hiệu quả, duy trì và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô.
Nói chung, sự tác động của nhà nước vào thị trường tài chính thể hiện trên 3 mặt cơ
bản sau:
- Nhà nước tạo môi trường pháp lý cho sự hình thành và hoạt động của thị trường tài
chính
- Nhà nước tạo ra môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển của thị trường
tài chính
- Nhà nước giám sát các hoạt động của thị trường tài chính
i. Vai trò của nhà nước đối với thị trường tiền tệ
(1) Vai trò của các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành) là:
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, thể chế đảm bảo nền kinh tế hàng hóa
phát triển, tiền tệ ổn định với mức lạm phát có thể kiểm soát được.

- Tổ chức quản lý, giám sát hoạt động của thị trường tiền tệ.
- Hỗ trợ cho sự phát triển của thị trường tiền tệ.
(2) Vai trò của ngân hàng trung ương :
- Điều tiết khối lượng tiền trong lưu thông.
- Ổn định sức mua của đồng tiền quốc gia.
- Chỉ huy đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng.
ii. Vai trò của nhà nước đối với thị trường chứng khoán


Vai trò của nhà nước đối với thị trường chứng khoán là duy trì sự hoạt động ổn định
của thị trường; tạo điều kiện để phát triển thị trường, làm cho thị trường có thể cạnh
tranh và thích ứng với mọi thay đổi trong xã hội. Điều này thể hiện:
(1) Vai trò của các cơ quan nhà nước (Quốc hội, Chính phủ, bộ, ngành) là:
- Tạo khuôn khổ pháp lý cho sự ra đời, hoạt động và thực hiện giám sát 7 đối với
hoạt động của thị trường chứng khoán.
- Tạo môi trường kinh tế cho sự hình thành và phát triển của thị trường chứng
khoán .
- Đào tạo nguồn nhân lực cung cấp cho thị trường chứng khoán.
(2) Vai trò của Uỷ Ban Chứng khoán quốc gia:
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chứng khoán & thị trường chứng khoán.
- Trực tiếp quản lý, giám sát hoạt động chứng khoán & thị trường chứng khoán.
- Quản lý các hoạt động dịch vụ công thuộc lĩnh vực chứng khoán & thị trường
chứng khoán theo quy định của pháp luật.
b) Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường tài
chính
(1) Các yếu tố kinh tế;
(2) Nhân tố về chính trị và thể chế nhà nước;
(3)Môi trường pháp lý;
(4) Thực trạng phát triển thị trường tài chính;
(5) Xu thế hội nhập quốc tế;

(6) Các nhân tố khác (như: trình độ ứng dụng tin học, truyền thống bản sắc văn hoá
dân tộc, trình độ, kinh nghiệm quản lý…).
c) Đánh giá vai trò của Nhà nước đối với quá trình phát triển thị trường tiền tệ Việt
Nam
 Vai trò của Nhà nước thể hiện trên một số mặt sau:
- Đã hình thành một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho hoạt động của thị trường tiền tệ,
theo hướng hiện đại và hội nhập với thị trường tài chính khu vực và thế giới.
- Đã tạo điều kiện để thị trường tiền tệ hình thành tương đối đầy đủ các bộ phận thị
trường.


- Vai trò điều tiết của các cơ quan quản lý thị trường mà đặc biệt là ngân hàng nhà
nước có những bước biến chuyển đáng kể.
- Đã từng bước hiện đại hóa hoạt động của thị trường tiền tệ - thị trường tiền tệ Việt
Nam đã từng bước hội nhập kinh tế quốc tế.
- Những mặt còn hạn chế đến vai trò của nhà nước trong phát triển thị trường tiền tệ,
thể hiện trên một số mặt sau:
 Vai trò điều hành chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước chưa thực sự hiệu
quả.
 Thị trường tiền tệ Việt Nam vẫn còn phát triển ở mức độ thấp xét trên cả góc
độ quy mô, hiệu quả và tính cạnh tranh của thị trường.
 Môi trường và điều kiện chưa thật thuận lợi nên thành viên tham gia thị trường
còn rất hạn chế cả về số lượng và trình độ.
 Hoạt động trên thị trường tiền tệ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
 ngân hàng nhà nước chưa thực sự quan tâm phát triển các công cụ giao dịch và
loại nghiệp vụ thị trường.
- Nguyên nhân của những mặt còn hạn chế đến vai trò của nhà nước trong phát triển
thị trường tiền tệ:
 Nguyên nhân cơ bản và sâu xa nhất là nền kinh tế Việt Nam phát triển ở trình
độ thấp, tăng trưởng chưa bền vững, hơn nữa lại đang trong quá trình chuyển đổi nên

luôn tiềm ẩn những rủi ro khó dự đoán.
 Sự “nở rộ” quá mức về số lượng các ngân hàng cũng như tổ chức tài chính
khác trong một thị trường chật hẹp.
 Năng lực nội tại của các định chế tài chính trung gian còn yếu.
 Sự liên kết giữa các bộ phận thị trường tiền tệ và sự liên kết giữa thị trường
tiền tệ và thị trường vốn còn thiếu chặt chẽ, khiến cho những chính sách điều hành
khi đưa vào thực hiện không đem lại hiệu quả.
 Khuôn khổ pháp lý liên quan đến hoạt động của thị trường tiền tệ còn chưa
đồng bộ.
 Thiếu hệ thống cảnh báo sớm và thu thập thông tin tin cậy

1.2.4. Tác động của hoạt động quản lý nhà nước đối với thị trường tài chính


Giữa nhà nước và thị trường luôn luôn có mối quan hệ biện chứng lẫn nhau.
Tuy còn những tranh luận về thị trường, nhà nước can thiệp ít hay nhiều vào thị
trường, nhưng các nhà khoa học thế giới và trong nước đều công nhận vai trò điều
tiết, chức năng quản lý kinh tế không thể thiếu được của nhà nước trong nền kinh tế
thị trường và phát triển nền kinh tế thị trường là tất yếu khách quan của lịch sử nhân
loại.
Cho đến nay, người ta vẫn thừa nhận nhà nước đóng vai trò quyết định đối với
quá trình phát triển, thị trường không thể hoạt động trong một khoảng trống mà nó
đòi hỏi có một khung khổ pháp lý và quy định mà chỉ có nhà nước mới tạo ra được.
Và thị trường tài chính là sản phẩm tất yếu của nền kinh tế thị trường, sự xuất hiện và
tồn tại của thị trường này xuất phát từ yêu cầu khách quan của việc giải quyết mẫu
thuận giữa nhu cầu và khả năng cung ứng vốn lớn trong nền kinh tế phát triển. Khi
nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển thì các hoạt động về phát hành và mua
bán lại các chứng khoán cũng phát triển, hình thành một thị trường riêng nhằm làm
cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng và thuận lợi hơn, đó là thị trường tài
chính.

Có thể thấy, với xu hướng chung, không một xã hội nào phó mặc cho nhà
nước và thị trường điều hành đời sống kinh tế - xã hội, vấn đề không phải là liệu nhà
nước hay thị trường và xã hội đóng vai trò khống chế, mà là mỗi bên có vai trò riêng.
Tuy vậy, trên thực tế đã có không ít trường hợp, vụ, việc cho thấy cả nhà nước
và thị trường đều thất bại và do đó đã xuất hiện “bàn tay thứ ba” - xã hội và các tổ
chức xã hội có vai trò không nhỏ trong việc bảo đảm sự cân bằng mối quan hệ giữa
Nhà nước và thị trường.
Vai trò của các tổ chức xã hội theo tiến trình họ tham gia, có thể khái quát như
sau: tham gia cung cấp các dịch vụ công, các dịch vụ cho người nghèo, những người
yếu thế trong xã hội; thực thi các chính sách của Nhà nước, vận động, đối thoại giám
sát và phản biện xã hội…
Như vậy, xây dựng nền kinh tế thị trường, nâng cao vai trò của Nhà nước, phát
huy vai trò của xã hội là hoạt động diễn ra đồng thời, làm tiền đề cho nhau và quan
hệ chặt chẽ với nhau.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn khẳng định, nền kinh tế thị trường mà
chúng ta xây dựng phải có sự quản lý của Nhà nước. Vai trò của Nhà nước đối với


kinh tế thị trường không chỉ xuất phát từ yêu cầu phổ biến của quá trình phát triển
kinh tế thị trường, mà còn xuất phát từ tính đặc thù của nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội (năm 1991) của Đảng đã xác định: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước” là một trong bảy phương hướng cơ bản trong quá trình
thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, kiên
quyết “xóa bỏ triệt để cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, hình thành cơ chế
thị trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách và các
công cụ khác. Xây dựng và phát triển đồng bộ các thị trường….” trên cơ sở nguyên
tắc: “Nhà nước quản lý điều hành nền kinh tế bằng pháp luật, quy hoạch, kế hoạch và
các công cụ điều tiết trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường. Tăng cường công

tác giám sát, nhất là giám sát thị trường tài chính, chủ động điều tiết, giảm các tác
động tiêu cực của thị trường, không phó mặc cho thị trường hoặc can thiệp làm lệch
lạc các quan hệ thị trường”.
Kinh tế thị trường nói chung hay thị trường tài chính nói riêng là một kiểu
quan hệ giữa người với người trong sản xuất, trao đổi và tiêu dùng, nên mang đậm
dấu ấn của quan hệ xã hội, của thể. Đặc biệt, nền kinh tế thị trường của nước ta là nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là hình thái kinh tế thị trường
vừa tuân theo những quy luật của thị trường, vừa dựa trên cơ sở và sự dẫn dắt, chi
phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội: khuyến khích làm giàu hợp
pháp đi đôi với xóa đói, giảm nghèo, tăng cường đồng thuận xã hội để thực hiện mục
tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; mọi thành phần kinh tế, các
chủ thể tham gia thị trường đều được coi trọng, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh
tranh bình đẳng, lành mạnh và văn minh, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đạo; phân phối kết quả làm ra chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng
thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ
thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội; Nhà nước quản lý phát huy mặt tích cực, hạn
chế, khắc phục mặt trái, tiêu cực của cơ chế thị trường; phát huy dân chủ, quyền làm
chủ của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế.. Vì vậy, sự định hướng, chỉ đạo của Nhà
nước là cần thiết. Việc nhấn mạnh vai trò của Nhà nước trong việc định hướng sự
phát triển của nền kinh tế thị trường ở nước ta không mâu thuẫn với vấn đề có tính


nguyên tắc: sự vận hành của nền kinh tế thị trường nào cũng trước hết và chủ yếu do
các quy luật thị trường quyết định. Song, quy luật kinh tế thị trường lại thuộc lĩnh
vực quy luật xã hội. Tính khách quan của nó được thể hiện và thực hiện thông qua
hoạt động có ý thức của con người, mà cụ thể ở đây là của Nhà nước.
Mô hình giám sát tài chính hiện hành của Việt Nam
Hiện nay mô hình giám sát tài chính Việt Nam theo mô hình phân tán dựa trên cơ sở
thể chế. Theo đó ngân hàng nhà nước thực hiện hoạt động thanh tra giám sát hoạt
động các tổ chức tín dụng, Bộ Tài chính thực hiện giám sát hoạt động chứng khoán

và Bảo hiểm (chịu sự giám sát trực tiếp của Ủy Ban chứng khoán Nhà nước và Cục
Bảo hiểm).

Sơ đồ: Mô hình giám sát tài chính hiện nay của Việt Nam

1.3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa: Trong quá trình nghiên cứu nhóm sẽ khai thác số liệu từ
nhiều nguồn khác nhau để phục vụ cho việc nghiên cứu.


- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sử dụng trong quá trình nghiên cứu lí thuyết
và đánh giá ảnh hưởng của cách mạng 4.0 trong hệ thống quản lí nhà nước đối với thị
trường tài chính. Từ đó, đề xuất phương hướng giải pháp giúp quản lí nhà nước trở
nên hiệu quả, dễ dàng hơn trong thời gian tới.

Chương 2. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

2.1. Kết quả nghiên cứu
Công ty kiểm toán Ernst & Young đã công bố trong báo cáo Fintech Adoption
Index:
Áp dụng FinTech toàn cầu đạt 64%, FinTech rõ ràng đang trở thành xu hướng chủ
đạo trong tất cả các thị trường được khảo sát (Hình 1). Khi so sánh với tỷ lệ chấp
nhận qua các cuộc khảo sát trước đó vào năm 2015 và 2017, con số này thể hiện
đường cong tăng trưởng nhất quán trong năm năm qua. Trong sáu thị trường được
khảo sát trong giai đoạn này, tỷ lệ áp dụng đã tăng từ 16% vào năm 2015, lên 31%
vào năm 2017, lên 60% vào năm 2019 - tăng gần 100% sau mỗi hai năm.
-Fintech, hay công nghệ tài chính, đang phá vỡ hệ sinh thái dịch vụ tài chính của
Việt Nam. Thị trường fintech đạt 4,4 tỷ USD giá trị giao dịch trong năm 2017 và ước
tính sẽ tăng lên 7,8 tỷ USD vào năm 2020, được thúc đẩy bởi sự thâm nhập của ngân
hàng. Khi đất nước đặt mục tiêu hướng tới một xã hội không tiền mặt, chính phủ Việt

Nam đặt mục tiêu giảm 10% giao dịch tiền mặt và tăng 70% tài khoản ngân hàng
trong dân số vào năm 2020.
- Việt Nam hiện có 67 công ty fintech đang hoạt động. So với các nước khác
trong khu vực con số này còn rất khiêm tốn, ví dụ như trong năm 2017, Singapore có
khoảng 490 công ty fintech, Indonesia là 262 công ty, Malaysia 196 công ty thuộc
lĩnh vực này
-Nắm bắt xu hướng phát triển của Fintech, nhiều nước trên thế giới đã áp dụng
các biện pháp hỗ trợ nhằm tạo điều kiện cho FinTech phát triển. Các nước Anh,
Australia, Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Thái Lan, Nhật bản… thành lập bộ phận
hỗ trợ Fintech và các ủy ban để thúc đẩy hoạt động Fintech. Chính phủ cũng xây


dựng khuôn khổ pháp lý cho phép các công ty FinTech, trước khi chính thức mở rộng
cung ứng trên thị trường, được thử nghiệm và điều chỉnh sản phẩm của mình trong
thời gian tối đa một năm mà không phải tuân thủ các yêu cầu cấp phép. Về thuế,
Trung quốc áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 15% đối với doanh nghiệp
công nghệ cao mới trong khi các doanh nghiệp thông thường chịu mức thuế 25%. Tại
Malaysia, miễn thuế cho các công ty công nghệ khởi nghiệp. Thái Lan miễn thuế thu
nhập doanh nghiệp 5 năm cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khi đáp ứng các tiêu
chuẩn nhất định
Nhờ sự phát triển của những công ty Fintech, hoạt động ngân hàng hứa hẹn sẽ
có những thay đổi lớn cả về công nghệ lẫn dịch vụ khách hàng thông qua hai hình
thức: thứ nhất, bản thân các ngân hàng sẽ tiến hành đầu tư, nâng cấp hạ tầng cơ sở
công nghệ mới thay thế cho các hệ thống công nghệ đã cũ của ngân hàng cũng như
hiện đại hóa các quy trình hoạt động hiện hành; thứ hai, các ngân hàng sẽ tiến hành
liên kết, hợp tác với những công ty Fintech nhằm tận dụng những ưu thế sẵn có về
công nghệ của những công ty này, nhằm hướng đến mang lại những trải nghiệm tốt
hơn cho người dung.
Năm 2015 và 2016 chứng kiến sự gia tăng về số lượng của các khởi nghiệp
FinTech lớn như Softpay, Ezpay, Timo... Cho dù mới ở giai đoạn phát triển ban đầu,

các FinTech startups ở việt Nam đã thu hút các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước
như IDG Venture, Sparklabs, Cyberagent Ventures, Goldman Sachs, Standard Charter
Bank...
Năm 2016, FinTech startups thu hút được 129 triệu USD vốn đầu tư và đây là
con số ấn tượng khi so sánh với dòng vốn đầu tư các năm trước đó như 0,25 triệu
USD vào năm 2014 và 1 triệu USD vào năm 2015. Còn dữ liệu mới nhất của Topica
Founder Institue (TFI) cho thấy, năm 2018, các nhà đầu tư đã bơm 117 triệu USD
vào các startup Việt Nam trong lĩnh vực FinTech, trong khi đó, giới startup thương
mại điện tử nhận 104 triệu USD từ các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Cuộc chơi cũng không dành riêng cho nhà đầu tư nước ngoài. Ví dụ điển hình là
VPBank - một ngân hàng trong nước - đã kết hợp với các đối tác FinTech tạo ra hệ
sinh thái đa dạng cho khách hàng. Theo đó, VPBank đã ra mắt ứng dụng ngân hàng
số YOLO nhằm mang đến cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính - ngân hàng,
bên cạnh các tiện ích khác như giải trí, theo dõi tin tức, gọi xe, đặt chỗ tại các nhà


hàng... Các chuyên gia tài chính nhận định, năm 2018, kinh doanh qua công nghệ số
đã đóng góp gần 50% doanh thu của Ngân hàng so với mức 32% của năm 2013.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái FinTech Việt đang có sự tham gia tích cực và được
thúc đẩy mạnh mẽ bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm như VinaCapital, Topica, VIISA,
Nest, Expara, BTIC… Hay như Chương trình “shark tank” trên truyền hình thu hút
rất nhiều sự quan tâm, chú ý của mọi người và không ít đơn vị phát triển tiền kỹ thuật
số cũng đang lên kế hoạch thuê “quân” ở Việt Nam để vận hành.
Dẫu vậy, bà Nguyễn Thùy Dương, Phó tổng giám đốc EY Việt Nam nhận định:
“FinTech ở Việt Nam vẫn phát triển, nhưng sẽ phụ thuộc rất lớn vào định hướng của
Chính phủ trong việc có cho phép làm thử nghiệm hay không. TechCompany,
InsurTech, EduTech, HealthTech… đang ngày càng phát triển cho thấy sự phát triển
của công nghệ trong các lĩnh vực đặc thù là điều không thể tránh khỏi”.
Ông Nghiêm Thanh Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Thanh toán ngân hàng nhà nước
chia sẻ, do FinTech là lĩnh vực rất mới, lại liên tục phát triển và sáng tạo với tốc độ

rất nhanh đã khiến cho các quy định pháp lý và quản lý đối với lĩnh vực này nhìn
chung còn thiếu hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường, không chỉ
riêng đối với Việt Nam mà còn trên toàn cầu.
Trong bối cảnh đó, một số quốc gia có thị trường tài chính và công nghệ phát
triển trên thế giới đã tiên phong trong việc xây dựng và phát triển khuôn khổ pháp lý
cho hoạt động của các doanh nghiệp FinTech thông qua việc ban hành một cơ chế
quản lý thử nghiệm cho hoạt động của các công ty FinTech, gọi là khuôn khổ pháp lý
thử nghiệm có kiểm soát (“Fintech Regulatory Sandbox”).
“Khuôn khổ pháp lý thử nghiệm FinTech đã được xây dựng và triển khai ở
nhiều trung tâm tài chính lớn trong khu vực và trên toàn cầu; tại khu vực Ðông Nam
Á cũng đã có 4 quốc gia xây dựng và triển khai Sandbox bao gồm Singapore, Thái
Lan, Malaysia và Indonesia. Tại Việt Nam, ngân hàng nhà nước là cơ quan cấp bộ
đầu tiên xây dựng khuôn khổ pháp lý thử nghiệm có kiểm soát”, ông Sơn nói.
Do tính mở và đặc tính công nghệ cao của FinTech, rủi ro tài chính, đặc biệt là
rủi ro của hệ thống công nghệ thông tin và rủi ro vận hành khó phát hiện hơn, đồng
thời rủi ro hệ thống và rủi ro mang tính chu kỳ trở nên phức tạp hơn.
Cơ chế “Quản lý thử nghiệm - Supervisory sandbox” có thể là một công cụ hiệu
quả để tạo thuận lợi cho việc áp dụng FinTech. Lý do chính của việc ban hành cơ chế


quản lý thử nghiệm là để các cơ quan quản lý hỗ trợ đổi mới dịch vụ tài chính bằng
cách hợp tác với ngành nhằm hiểu rõ hơn về động lực thị trường của FinTech.
Cơ chế quản lý thử nghiệm cho phép các tổ chức tài chính hoặc công ty khởi
nghiệp công nghệ thực hiện thử nghiệm trực tiếp các sản phẩm tài chính mới, mô
hình tài chính và thủ tục kinh doanh trong một khoảng thời gian và phạm vi nhất định
để thúc đẩy đổi mới tài chính và phát triển FinTech.
Thực tế, cơ chế quản lý thử nghiệm có thể hạ thấp các rào cản cho sự đổi mới,
đặc biệt đối với các doanh nghiệp mới trong lĩnh vực FinTech. Ví dụ, báo cáo của
Accenture, trong đó phân loại các công ty khởi nghiệp FinTech là đối thủ cạnh tranh
(thách thức trực tiếp với các tổ chức dịch vụ tài chính truyền thống) hoặc hợp tác

(những công ty cung cấp các cách thức để nâng cao vị thế của các bên tham gia trên
thị trường hiện tại) cho thấy, dự án đổi mới của Cơ quan Kiểm soát tài chính Anh
(FCA) đã hạ thấp các rào cản gia nhập cho các công ty FinTech mang tính cạnh
tranh.
Nhìn chung, chế độ quản lý thử nghiệm giữa các quốc gia là khá tương đồng, dù
cơ chế quản lý thử nghiệm có thể khác nhau. Ðiều quan trọng là thiết kế cơ chế quản
lý thử nghiệm đạt được sự cân bằng giữa kiểm soát rủi ro và đổi mới.
Từ kinh nghiệm của FCA - cơ quan quản lý đầu tiên đưa ra cơ chế quản lý thử
nghiệm, có hai thách thức trong việc thiết kế và vận hành cơ chế quản lý thử nghiệm:
tạo ra cơ chế quản lý làm giảm các rào cản để thử nghiệm trong khuôn khổ quy định
hiện hành; đảm bảo rằng rủi ro từ việc thử nghiệm các giải pháp mới không được
chuyển từ doanh nghiệp sang người tiêu dùng.
Tại Việt Nam, ngày 16/3/2017, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành
Quyết định 382 thành lập Ban chỉ đạo và Tổ giúp việc về lĩnh vực FinTech của Ngân
hàng Nhà nước nhằm xây dựng cơ chế quản lý, hoàn thiện khung pháp lý tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp FinTech ra đời và phát triển. Hiện tại, khuôn khổ pháp lý
cho hoạt động của FinTech mới chỉ đáp ứng đối với các doanh nghiệp cung ứng các
dịch vụ trong lĩnh vực thanh toán (các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh
toán).
Ngày 12/8/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 999/QÐ-TTg
phê duyệt Ðề án thúc đẩy mô hình kinh tế chia sẻ. Theo đó, Chính phủ giao Ngân
hàng Nhà nước nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng Ðề án cơ chế quản lý thử nghiệm cho


hoạt động FinTech trong ngân hàng và nghiên cứu cơ chế thí điểm quản lý hoạt động
cho vay ngang hàng.
Một vấn đề đặt ra là khi cơ chế quản lý thử nghiệm được ban hành và có hiệu
lực sẽ có những ảnh hưởng pháp lý đối với đối với các doanh nghiệp FinTech, nghĩa
là các doanh nghiệp không nằm trong phạm vi của cơ chế quản lý thử nghiệm có thể
tiếp tục hay phải ngừng hoạt động.

Việc xây dựng cơ chế quản lý thử nghiệm có thể phát sinh cơ chế xin - cho, theo
đó, Ngân hàng Nhà nước quyết định doanh nghiệp nào thuộc phạm vi của chế quản
lý thử nghiệm và điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của các doanh nghiệp
FinTech.
Vì vậy, trong quá trình xây dựng cơ chế thử nghiệm và hoàn thiện khuôn khổ
pháp lý quản lý FinTech, cần có sự đối thoại mở giữa các cơ quan quản lý, các doanh
nghiệp trong lĩnh vực FinTech và giới nghiên cứu để có thể xác định sớm các chức
năng mới của FinTech nhằm có các quy định phù hợp.
-

Bên cạnh lĩnh vực FinTech, không thể không nhắc đến tiền điện tử - yếu tố

đang giúp thị trường tài chính phát triển nhanh chóng:
 “ Báo cáo kinh tế 2018” dành hẳn một chương tập trung vào Bitcoin, dịch vụ
(ICOs), và công nghệ blockchain. Chưoơng chín mang tên “Xây dựng một tương lai
vững chắc, một blockchain riêng biệt”. Nghiên cứu của Quốc hội có lưu ý rằng
cryptocurrencies trong năm ngoái đã bước vào một giai đoạn nhận thức chính thống.
 “Công nghệ Blockchain - cung cấp an ninh mạng và nhiều lợi ích tiềm năng
khác đã trở thành dòng chủ đạo vào năm 2017 nhờ sự quan tâm rộng rãi và định giá
tăng trong các loại tiền tệ kỹ thuật số như Bitcoin và ethereum,” báo cáo giải thích.


The U.S. 2018 Economic Report. Chapter 9.

Dĩ nhiên, báo cáo chi tiết rằng việc kiểm soát là cần thiết cho các công nghệ
mới ra đời.
“Các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý, và các doanh nghiệp nên tiếp
tục làm việc với nhau để đảm bảo rằng các nhà phát triển có thể triển khai các công
nghệ blockchain này bằng một cách nhanh chóng dưới cách thức bảo vệ công dân
Mỹ khỏi gian lận, trộm cắp, và bị lạm dụng, đồng thời đảm bảo việc tuân thủ các quy

định có liên quan,” Các nhà nghiên cứu báo cáo kinh tế 2018 kết luận.
Điều này cho thấy tiền điện tử có tác động rất lớn và làm thay đổi cách quản lý
của nhà nước.
Đối với hoạt động ngân hàng Việt Nam nói chung, cách mạng công nghiệp 4.0
sẽ mang lại cơ hội cho việc ứng dụng công nghệ quản trị thông minh bằng trí tuệ
nhân tạo và tự động hóa trong quy trình nghiệp vụ; đẩy nhanh tiến trình hướng tới mô
hình chuẩn trong tương lai, trong đó bao gồm hoạt động thanh toán không dùng tiền
mặt.
Đồng thời, những tiến bộ từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 là động lực giúp
các ngân hàng trong nước phát triển và cạnh tranh với các ngân hàng tiên tiến trong
khu vực và trên thế giới. Một số ảnh hưởng của cách mạng công nghiệp 4.0 như


Internet, điện toán đám mây, lưu trữ dữ liệu quy mô lớn (big data), IoT,… sẽ giúp các
ngân hàng thương mại trong nước định hình lại mô hình kinh doanh, quản trị, thanh
toán điện tử, hướng tới việc xây dựng các ngân hàng kỹ thuật số thông minh trong
tương lai.

Hình 1. Dự báo số người dùng dịch vụ ngân hàng số tại Châu Á (theo McKinsey
2015) (đơn vị tính: triệu người)
Về tài chính số tại Việt Nam, qua khảo sát kết quả cho thấy, từ 2014 - 2017, có
khoảng 15 - 20 ngân hàng đã triển khai ngân hàng số (Bảng 1). Từ năm 2008, ngân
hàng Nhà nước cho thí điểm ứng dụng công nghệ trong lĩnh vực tài chính FINTECH
(Financial Technology), cung cấp dịch vụ thanh toán điện tử, đến nay, đã có khoảng
40 công ty fintech hoạt động, chủ yếu cung cấp dịch vụ thanh toán. Việc thanh toán
qua mã QR gia tăng nhanh chóng, từ đầu năm 2017 đến hết tháng 9/2017, thanh toán
qua mã QR đã tăng 120%. Dự báo đến hết năm 2018, sẽ có 50.000 điểm thanh toán
qua mã QR, so với 5.000 vào tháng 9/2017.

2.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu

Cách mạng 4.0 đang ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của con người, đặc biệt
là ở Việt Nam đang Cách mạng 4.0 ảnh hưởng rất sâu sắc đến với thị trường tài chính
vì thế mà nó cũng làm ảnh hưởng đến sự quản lý của Nhà nước đối với thị trường tài
chính. Tác động của này có thể mang đến ảnh hưởng cơ hội tích cực và thách thức
đối với thị trường tài chính
2.2.1. Cơ hội tích cực:


Cách mạng 4.0 với những công nghệ hiện đại, các nội dung công việc không
cần đến sự tham gia của con người thay vào đó được thực hiện nhờ trí tuệ nhân tạo
(AI), dữ liệu lớn (BigData) và các kỹ thuật phân tích mới giúp nâng cao tính minh
bạch, quy chuẩn hóa và tự động hóa việc cung cấp các báo cáo chuyên sâu về tài
chính và phi tài chính. Điều này góp phần làm lành mạnh hóa thị trường. Hiện nay,
chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra trên toàn thế giới. Theo một khảo sát gần đây của
International Data Group, gần 90% doanh nghiệp đã bắt đầu chuyển đổi với các bước
khác nhau, từ nghiên cứu đến thực hiện
Vì thế Nhà nước trong việc quản lý thị trường tài chính sẽ dễ dàng, nhanh gọn
hơn khi tiếp cận thông tin của doanh nghiệp, người dân cũng như tiếp cận những
thông tin này một cách đa chiều hơn.
Cùng với đó, Nhà nước có thể áp dụng những công nghệ 4.0 để quản lý thị
trường tài chính thêm chính xác và hiệu quả, nhanh nhạy hơn với những biến động
của thị trường để đưa ra những chính sách hợp lý.
2.2.2. Thách thức:
Nhìn nhận thị trường tài chính đang phải chịu những ảnh hưởng to lớn của cách
mạng công nghiệp 4.0, các chuyên gia cho rằng, “Cách mạng công nghiệp 4.0 mang
lại cơ hội còn dưới dạng tiềm năng, nhưng thách thức đã hiện hữu.” Đó là những
thách thức mà hệ thống quản lí nhà nước phải đối mặt và tìm ra phương hướng giải
quyết một cách triệt để.
Tiếp theo, thách thức đối với chuyển đổi số tại Việt Nam, ngoài liên quan đến
an toàn, an ninh mạng, còn là nguồn lực, kỹ năng, nhận thức, sự hiểu biết chuyên sâu

còn hạn chế. Cho dù Việt Nam có tiến hành chuyển đổi số hay không, thì khi “đoàn
tàu” cách mạng công nghiệp 4.0 đến chúng ta sẽ bị ảnh hưởng. Việc xây dựng chính
sách trong thời số hóa là không hề đơn giản, đòi hỏi phải nhanh chóng, sát sao với
thực tiễn thì mới có thể đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng theo mô hình kinh
doanh của doanh nghiệp, cũng như các giao dịch qua biên giới trong nền kinh tế.
Một thách thức to lớn hơn với các cơ quan quản lý nhà nước là trách nhiệm
giải trình phải lớn, bởi trong thời cách mạng công nghiệp 4.0, thông tin của doanh
nghiệp, người dân càng da chiều và dễ dàng tiếp cận sâu sắc hơn.


Các cơ quan hoạch định chính sách, quản lý sẽ phải đối mặt với thách thức của
việc chuyển đổi nhanh của hệ thống tài chính trong những năm tới và buộc phải xây
dựng cơ sở hạ tầng cần thiết để hỗ trợ điều hành và thực thi các quy định của họ.
Nếu quá chậm trễ trong việc cập nhật các công nghệ về quản lý thông tin, dữ diệu
quy mô lớn, sẽ tạo ra nhiều khoảng trống trong quản lý và giám sát thị trường. Điều
này làm tăng khả năng gây khủng hoảng trên quy mô rộng, khi các hoạt động quản lý
và giám sát không được tiến hành đầy đủ và cẩn trọng.
Đáng lưu ý nhất trên thị trường tài chính hiện nay là sự phát triển và dần được
chấp nhận rộng rãi của các đồng tiền điện tử không do các ngân hàng trung ương
phát hành (như bitcoin, onecoin, lifecoin). Về phương diện thị trường tài chính, việc
đầu tư vào tiền điện tử còn khá nhiều rủi ro cho nhà đầu tư khi giá của các đồng tiền
này biến động với biên độ lớn trong các phiên giao dịch. Về phía các nhà điều hành
chính sách, sự xuất hiện của tiền điện tử có thể sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả của
các chính sách tiền tệ ở mỗi quốc gia, đặc biệt là vấn đề tỷ giá và lãi suất…
Ông T.S Đặng Đức Mai cho rằng, trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 số
hoá thay thế con người trong nhiều giai đoạn, nhưng đối với thị trường tài chính, đặc
biệt là chứng khoán, điều quan trọng nhất đó chính là số hoá hệ thống quản lý dữ
liệu.

Việc số hoá cho phép nhiều bên tạo ra các dịch vụ tài chính thông minh. Khó


khăn lớn nhất đối với việc số hoá tài chính đó là đa phần dữ liệu đang ở dạng văn
bản, chưa được số hóa.Dưới tác động của cuộc cách mạng 4.0, đòi hỏi nhân sự trong
khu vực quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp phải luôn đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ,
dám làm, để khi xuất hiện các dịch vụ tài chính mới là nhanh chóng triển khai ra thị
trường.


PGS.TS. Nguyễn Kim Anh, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Trưởng Ban
chỉ đạo FinTech, nhận định khuôn khổ pháp lý và quản lý của Việt Nam về cơ bản
mới chỉ đáp ứng được một phần cho lĩnh vực công nghệ tài chính trong thanh toán,
chưa có khuôn khổ pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho các lĩnh vực tài chính khác.
Chương 3. KẾT LUẬN VÀ

GỢI Ý CHÍNH SÁCH

3.1. Kết luận
Trước các thách thức như vậy, ngành Tài chính Ngân hàng trong thời gian qua
đã có nhiều nỗ lực và đạt được nhiều dấu mốc quan trọng trong công cuộc cải cách
công nghệ nhằm thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Như về mặt định
hướng chiến lược, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 2545/QĐ-TTg phê
duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 –
2020; Xây dựng chiến lược quốc gia về tài chính toàn diện… Về nguồn lực, NHNN
đã thành lập Hội đồng Thanh toán và Công nghệ; Thành lập Ban Chỉ đạo về lĩnh vực
Fintech… nhằm cập nhật các xu hướng công nghệ mới cũng như tìm kiếm các giải
pháp xây dựng, hoàn thiện hệ sinh thái và khuôn khổ pháp lý cho các công ty
Fintech.
Nhìn chung, tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đến thị trường tài chính ở
Việt Nam là khá rõ ràng. Có thể nói, khu vực dịch vụ tài chính ngân hàng ở Việt Nam
đã có phản ứng nhanh nhất so với các khu vực khác trong việc chủ động nghiên cứu

và ứng dụng khoa học - công nghệ của cách mạng công nghiệp 4.0 vào đổi mới cách
thức quản lí ngân hàng; đổi mới quan hệ khách hàng; hiện đại hóa cách thức thực
hiện giao dịch, các kênh cung cấp, phân phối sản phẩm; ứng dụng dữ liệu lớn; ứng


×