Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

SKKN: Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế Lịch sử 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.86 MB, 38 trang )

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. MỞ ĐẦU

2

1.1. Lí do chọn đề tài

2

1.2. Mục đích nghiên cứu

4

1.3. Đối tượng nghiên cứu

4

1.4. Phương pháp nghiên cứu

4

1.5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm

5

2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


6

2.1. Cơ sở lí luận

6

2.2. Thực trạng vấn đề

7

2.2.1:Thực trạng của dạy học lịch sử hiện nay

7

2.2.2:Thực trạng của dạy học tích hợp hiện nay

8

2.2.3:.Thực trạng của bài dạy những chuyển biến trong đời sống
kinh tế hiện nay

9

2.3: Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

11

2.3.1. Các nguyên tắc tích hợp

11


2.3.2: Tìm hiểu chương trình, SGK các môn học khác -> Chọn
các nội dung có liên quan đến bộ môn Lịch Sử.

11

2.3: Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

12

2.4. Hiệu quả của SKKN

34

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

35

3.1. Kết luận

35

3.2. Kiến nghị

36

TLTK- Danh mục SKKN

37-38
1



1. MỞ ĐẦU
1.1.

Lý do chọn đề tài

Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học.
Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực
của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường. Việc
vận dụng kiến thức liên môn trong một môn học, một giờ học là một biện pháp
rất hữu ích, nó không những giúp cho người thầy có thêm nhiều kiến thức và
phương pháp khác nhau trong một giờ dạy mà còn giúp cho các em học sinh chủ
động trong hoạt động học tập, giải quyết các vấn đề và tích hợp kiến thức các
môn học để thực hiện học tập tốt môn học đó và áp dụng giải quyết 1 vấn đề bất
kỳ có hiệu quả, thông minh với nhiều cách giải quyết khác nhau[1].. Việc sử
dụng kiến thức liên môn, chủ đề tích hợp sẽ giúp học sinh hiểu được sâu sắc các
vấn đề lịch sử, nhận thức được sự phát triển xã hội một cách liên tục, thống nhất,
thấy được mối liên hệ hữu cơ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội[2]...Việc sử
dụng kiến thức liên môn còn giúp học sinh củng cố thêm những hiểu biết của
mình ở nhiều môn học khác. HS phải biết đặt các khái niệm đã học trong từng
môn học cũng như giữa các môn học khác nhau, có như vậy thì các em mới thực
sự làm chủ được kiến thức. Đặc biệt từ việc hình thành được những biểu tượng
lịch sử cụ thể, sinh động thông qua vận dụng tích hợp các kiến thức liên môn sẽ
tạo nên những gợi cảm mới, tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học
sinh, sẽ đem lại hiệu quả tích hợp giáo dục sâu sắc trong nhiều chủ đề theo
hướng dẫn của Bộ GD & ĐT. Đổi mới phương pháp dạy học và cải tiến nội
dung sách giáo khoa ở THCS là một bước tiến quan trọng của giáo dục Việt
Nam nhằm đáp ứng nhu cầu kiến thức cũng như sự phát triển của đất nước trong
xã hội ngày nay[3]... Những môn học ở THCS đều cung cấp cho học sinh kiến

thức và kỹ năng nhất định, tạo ra một hệ thống giáo dục toàn diện giúp cho học
sinh nắm vững những tri thức cần thiết để vận dụng vào cuộc sống thực tiễn gần
gũi với cuộc sống hằng ngày cũng như tích luỹ vốn kiến thức cho tương lai.
Tương tự như những môn học khác của THCS, phần Lịch sử và và các môn học
liên quan có một vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh về
những mốc son về các sự kiện, hiện tượng, nhân vật Lịch sử tiêu biểu theo dòng
thời gian từ buổi đầu dựng nước tới nay, hay những sự vật, hiện tượng và các
mối quan hệ địa lý đơn giản ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới. Thông
qua những kiến thức đó môn học Lịch sử và các môn học liên quan rèn luyện
cho học sinh các kỹ năng cơ bản của việc quan sát và nhận biết các sự vật hiện
tượng, các sự kiện Lịch sử để trình bày những hiểu biết của bản thân bằng lời
nói và bài viết, biết vận dụng một cách linh hoạt vào thực tiễn của cuộc sống.
2


Qua đó bồi dưỡng và phát triển cho các em thói quen ham học hỏi, tìm hiểu và
xây dựng tình yêu thiên nhiên, yêu tổ quốc.   Một trong những mục tiêu trọng
điểm của việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống đòi hỏi nội dung
chương trình môn Lịch sử và các môn học liên quan phải cung cấp cho các em
những thông tin, sự kiện hoặc những giá trị về Lịch sử của địa phương, nơi học
sinh đang sinh sống. Nhưng cho đến nay nội dung chương trình môn học Lịch
sử ở THCS còn rất ít (ở lớp 6 chỉ có 1 tiết/tuần, lới 7có 2 tiết/tuần, còn ở lớp 8,9
có một tiết rưỡi/ tuần nên không đủ cung cấp hết kiến thức cho cho học sinh).
Vậy chúng ta phải làm gì để cung cấp thêm cho học sinh những kiến thức
về Lịch sử. Nếu xét về góc độ chương trình chính khoá thì các tiết học về lịch sử
đã được phân bổ sát với thời gian học tập, không có nội dung trống để giáo viên
tiến hành dạy bổ sung. Xét về góc độ hoạt động ngoài giờ thì thời gian cũng
không nhiều hoặc một số trường có điều kiện không thuận lợi cho việc triển khai
hoạt động ngoại khoá về lịch sử. Ngoài ra học sinh cũng không yêu thích môn
học này bởi sự khô khan của môn Lịch sử. Chính vì thế trong quá trình dạy và

học về môn Lịch sử tôi đã vận dụng các kiến thức môn học khác để các em yêu
thích môn học Lịch sử hơn và đó cũng là lý do mà tôi chọn đề tài “Vận dụng
nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy những
chuyển biến trong đời sống kinh tế- Lịch sử 6” làm sáng kiến kinh nghiệm áp
dụng cho mình.
- Về nội dung : Lịch sử, Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân…đều có
những nội dung thuộc nhóm Khoa học xã hội nhân văn, đều nghiên cứu những
vấn đề của con người, xem xét các mối quan hệ mang tính qui luật trong lĩnh
vực kinh tế, xã hội, tuy rằng mỗi môn học có mục tiêu riêng (Lịch sử chú ý đến
quá trình hình thành và phát triển của xã hội, địa lí chú ý đến tính không gian
lãnh thổ của các sự vật hiện tượng đang diễn ra hiện nay, Ngữ văn hình thành
các kỹ năng cho con người về cả tâm hồn lẫn nhân cách, Giáo dục công dân
giáo dục cho các em các đức tính, lòng yêu nước…của con người). Tuy vậy,
giữa chúng có mối quan hệ tác động qua lại với nhau bởi các sự kiện lịch sử bao
giờ cũng diễn ra trong một khoảng không gian nhất định với các điều kiện cụ
thể, trong đó có các điều kiện địa lí,ngay cả lòng tự hào dân tộc, những sự kiện
lịch sử được đưa vào văn chương một cách bóng bẩy, tinh tuý. Bên cạnh đó qua
môn Giáo dục công dân giúp các em những đức tính tốt đẹp của con người, qua
đó các em biết trân trọng giữ gìn, biết ơn công lao của các bậc cha anh đi trước .
Lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc (kể cả phần lịch sử địa phương) đều gắn với
những điều kiện tự nhiên mà con người sinh sống, gắn với nền văn học của dân
tộc cho nên khi học tập lịch sử xã hội phải phân tích đến các yếu tố của môi
trường tự nhiên, biết đến sự phát triển của văn học dân tộc cũng như bản tính tốt
đẹp của dân tộc Viêt Nam qua các thời kì lịch sử để rồi thông qua nội dung lịch
3


sử để hiểu rõ hơn môi trường tự nhiên, thực hiện giáo dục môi trường, tạo cơ hội
cho văn học Việt Nam phát triển.
- Về mặt kỹ năng : Sử dụng các phương tiện trực quan như bản đồ, Atlat,

tranh ảnh, thơ văn, giáo dục tình cảm con người…
- Về mặt phương pháp dạy học: Trong quá trình dạy học, giáo viên Lịch
sử, Địa lí, Ngữ văn, Giáo dục công dân… vận dụng phương pháp dạy học theo
con đường qui nạp, đi từ phân tích các hiện tượng, sự kiện cụ thể, đơn lẻ để dẫn
tới những nhận xét, kết luận mang tính khái quát. Đó là lý do mà tôi chọn đề tài
“Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học khác vào bài dạy
những chuyển biến trong đời sống kinh tế- Lịch sử 6” làm sáng kiến kinh
nghiệm
1.2: Mục đích nghiên cứu
Trong thực tế giảng dạy đa phần học sinh xem môn học này là phụ. Do đó
thái độ học sinh chưa tích cực, các em ít chịu khó lắng nghe khi ngồi học dẫn
đến kết quả học tập chưa cao. Vì vậy việc giúp các em có thái độ học tập đúng
đắn, yêu thích môn học, xóa bỏ khoảng cách môn học chính-phụ là nhiệm vụ rất
quan trọng của giáo viên. Xuất phát từ thực tiễn trên cùng với yêu cầu cấp thiết
về đổi mới dạy học lịch sử, kết hợp những thử nghiệm trên lớp học ở THCS, tôi
nhận thấy nghiên cứu cách thức vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong
dạy học lịch sử để nâng cao hiệu quả bài học là vấn đề có ý nghiã thực tiễn rất
cần thiết hiện nay. Trong qua trình giảng dạy lịch sử lớp 6 tôi đã mạnh dạn áp
dụng phương pháp dạy học này để đưa lại hiệu quả học tập cao đồng thời phát
huy được tính tích cực trong nhận thức của học sinh
Đề tài của tôi là“Vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn của các môn học
khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống kinh tế- Lịch sử 6”
Qua đề tài này tôi muốn làm rõ những vấn đề;
-Những tư liệu liên môn cần thiết khi dạy tiết của bài những chuyến biến trong
đời sống kinh tế
-Phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học lien môn cụ thể qua từng phần trong
bài để đạt hiệu quả bài học lịch sử
-Phân tích tác dụng của phương pháp vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn
trong bài để phát huy tính độc lập nhận thức học sinh trên cả mặt: giáo dục, giáo
dưỡng, phát triển

1.3: Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 6 trường THCS Đông Quang
- Đề tài của tôi được nghiên cứu trong thời gian trực tiếp giảng dạy lịch sử
lớp 6.
1.4: Phương pháp nghiên cứu
Đề tài của tôi được nghiên cứu trong thời gian trực tiếp giảng dạy lịch sử
lớp 6. Đồng thời làm phương pháp so sánh, thực nghiệm tính hiệu quả của bài
dạy bằng phương pháp dạy học truyền thống với bài dạy vận dụng nguyên tắc
dạy học liên môn, cũng khảo sát qua các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết. Kết quả học
4


sinh hứng thú hơn với cách dạy mới: Vận dụng nguyên tắc dạy liên môn và tỉ lệ
học lực khá, giỏi tăng lên
Đề tài của tôi chỉ đưa ra cách tiếp cận mới về phương pháp dạy học bằng
cách vận dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong bài dạy Những chuyển biến
trong đời sống kinh tế. Mặc dù cố gắng nhưng còn nhiều hạn chế, tôi mong nhận
được đóng góp của đồng nghiệp để đạt hiệu quả cao hơn
1.5: Những điểm mới của SKKN
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực trong độc
lập nhận thức của học sinh hiện nay đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu.
Đặc biệt đối với giáo viên dạy lịch sử hiện nay thực trạng chất lượng môn sử
qua các kì thi đạt kết quả thấp. Môn sử được đưa lên bàn cân, là đề tài tranh luận
sôi nổi về nguyên nhân dẫn đến chất lượng môn sử thấp?
Vấn đề đó trở thành nỗi trăn trở trong nhiều giáo viên dạy lịch sử, vì vậy
đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hiệu quả bài học, tăng tính hấp dẫn
đối với học sinh dược nhiều giáo viên đặc biệt quan tâm. Nhiều phương pháp
dạy học mới được thử nghiệm và đã góp phần nâng cao hiệu quả trong bài học
như: dạy học nêu vấn đề, dạy học đàm thoại, sử dụng đồ dùng trực quan, tổ chức
hoạt động ngoại khóa…Nhưng đổi mới phương pháp dạy học bằng cách vận

dụng nguyên tắc dạy học liên môn trong dạy học lịch sử đang còn là phương
pháp mới mẻ, chưa phổ biến. Sở dĩ như vậy là do phương pháp dạy học đạt hiệu
quả trong bài cao nhưng lại khó với giáo viên. Vì vậy xuất phát từ yêu cầu của
nguyên nhân vận dụng dạy học liên môn khá cao, giáo viên vừa vững vàng
chuyên môn vừa có kiến thức uyên thâm vững chắc cùng với kĩ năng dạy học
các môn lien quan lịch sử như địa lý, văn học, giáo dục công dân…Phương pháp
dạy học lịch sử phải đạt tới kĩ năng, kĩ xảo mới kết hợp nhuần nhuyễn với
phương pháp dạy học đặc trưng của các môn học liên quan khác
Nhận thức dạy học lịch sử không chỉ đơn thuần là cung cấp sự kiện khô
khan, rời rạc, không phải là vấn đề chính trị hay một cuộc chiến tranh thì giáo
viên nào cũng nhận thức được nhưng biến nó thành một sự kiện hấp dẫn đặt nó
trong cái nhìn tổng thể thì không phải ai cũng làm được. Vận dụng nguyên tắc
dạy học liên môn trong dạy học Lịch sử đố với bài dạy về văn hóa, kinh tế, ôn
tập, tổng kết…sẽ góp phần nâng cao hiệu quả bài học và phát huy tính tích cực
trong độc lập nhận thức của học sinh
Khác với chương trình hiện tại, nội dung Lịch sử trong chương trình mới ở
bậc THCS sẽ lấy trục lịch đại (thời gian 0) làm trục xuyên suốt, vì thế, ở mỗi
giai đoạn lịch sử đều cố gắng thiết kế nội môn theo mô hình: thế giới – khu vực
- Việt Nam - lịch sử địa phương, trong đó lấy lịch sử Việt Nam làm trọng tâm,
chiếm 60% thời lượng của chương trình. Đây là điểm mới trong cấu trúc, trong
tích hợp của phân môn lịch sử. Còn với riêng sáng kiến này bản thân tôi áp dụng
và nhận thấy khi áp dụng vào bài dạy “Những chuyển biến trong đời sống kinh
tế” học sinh đã biết huy động tổng hợp các kiến thức và kĩ năng từ nhiều lĩnh
5


vực khác nhau, học sinh để họ có thể đối mặt với những thách thức của cuộc
sống, sẽ giảm bớt, tránh được sự trùng lặp không cần thiết về nội dung giữa các
môn học, học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh
vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó

hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát triển được những năng lực cần
thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc
sống. Qua đó hình thành ở học sinh những năng lực giải quyết hiệu quả các tình
huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều
lĩnh vực khác nhau. Điều đó cũng có nghĩa là đảm bảo để mỗi học sinh biết
cáchvận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ,
khó khăn, bất ngờ, qua đó trở thành một người công dân có trách nhiệm, một
người lao động có năng lực.
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1: Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hiện nay, dạy học tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đang
được quan tâm. Thực hiện tích hợp trong dạy học sẽ mang lại rất nhiều lợi ích
cho việc góp phần hình thành và phát triển các năng lực hành động, năng lực
giải quyết vấn đề cho học sinh[4].
Tích hợp theo nghĩa chung nhất được hiểu là sự liên kết các thành phần, các
bộ phận khác nhau một cách hòa hợp, tương thích trong một tổng thể[5]. Dạy
học tích hợp được hình thành trên cơ sở của những quan niệm tích cực về quá
trình học tập và quá trình dạy học, thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục
sẽ góp phần phát triển tư duy tổng hợp, năng lực giải quyết vấn đề và làm cho
việc học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc học và thực hiện
các mặt giáo dục một cách riêng rẽ[6]. Các sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội
vốn không tồn rại một cách rời rạc, đơn lẻ, chúng là những thể tổng hợp, hoàn
chỉnh và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau[7]
Trong những năm gần đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các cuộc thi:
Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho
học sinh và cuộc thi Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên trung học.
Mục đích:
- Khuyến khích học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp của các môn học khác
nhau để giải quyết các tình huống thực tiễn; tăng cường khả năng vận dụng tổng
hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu của học sinh;

- Thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết và thực hành trong nhà trường với
thực tiễn đời sống; đẩy mạnh thực hiện dạy học theo phương châm "học đi đôi
với hành";
- Góp phần đổi mới hình thức, phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra,
đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công
tác giáo dục
- Khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề, chủ điểm
có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;
6


- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp dạy
học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; tăng cường ứng
dụng hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học.
Thực trạng việc dạy bộ môn nói chung, môn Lịch sử lớp 6 nói riêng mặc dù
quan niệm dạy học tích hợp đã được vận dụng vào giảng dạy, song hiệu quả đạt
được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có thái độ bình thường,
chưa phát huy được tính tích cực trong học tập. Giáo viên trong các nhà trường
chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của việc dạy học liên môn, đặc
biệt là việc dạy học liên môn trong môn Lịch sử. Quá trình vân dụng tích hợp
liên môn vào trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng
dạy thường chỉ tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan
tâm, liên hệ với các bộ môn khác. Về phía học sinh xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ
quan trong bộ môn. Các em thường cho rằng kiến thức của bộ môn nhẹ, không
có tác dụng nhiều trong việc học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn
khi thấy mình đã có đủ cơ số điểm cần thiết. Vì vậy nên khi được hỏi, khai thác
sâu vào vấn đề các em thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả lời câu hỏi.Mỗi
một bài dạy và học Lịch sử có vai trò quan trọng đối với cả thầy và trò. Để nâng
cao chất lượng, hiệu quả dạy học, tôi lựa chọn đề tài“Vận dụng kiến thức liên
môn của các môn học khác vào bài dạy những chuyển biến trong đời sống

kinh tế - Lịch sử 6”
2.2: Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
2.2.1:Thực trạng của dạy học lịch sử hiện nay
Hiện nay việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông hiện còn
những tồn tại là nội dung của nhiều bài giảng lịch sử rất khô khan, nhiều sự kiện
nên chưa tạo được hứng thú học lịch sử đối với học sinh. Học sinh hiểu một
cách rời tạc, nông cạn về kiến thức lịch sử, không nắm được mối liên hệ hữu cơ
giữa các tri thức thuộc lĩnh vực đời sống xã hội, về kiến thức liên môn…
Cụ thể của thực trạng dạy học Lịch sử hiện nay thông qua sơ đồ sau:

7


THỰC TRẠNG DẠY HỌC LỊCH SỬ HIỆN NAY
1.CHƯƠNG TRÌNH, SGK

2.GIÁO VIÊN
- Coi nặng việc truyền
thụ kiến thức có trong
SGK (lối dạy nhồi nhét
kiến thức để thi cử).
- Ít vận dụng kiến thức
liên môn, chủ đề tích
hợp giáo dục (xem nhẹ
việc dạy để giúp HS
phát triển những năng
lực cần thiết nhằm giải
quyết những vấn đề
trong thực tiển).
-> Hệ quả: dẫn đến

tiết dạy khô khan, kém
hấp dẫn, nặng về cung
cấp kiến thức, liệt kê
sự kiện. Điều này dễ sa
vào lối dạy đọc chép.

3. HỌC SINH
- Ghi nhớ bài
học một cách rời
rạc, máy móc.
- Không nắm
được mối qu an
hệ giữa các tri
thức thuộc lĩnh
vực đời sống xã
hội, về kiến thức
liên môn.
-> Hệ quả:
nhàm
chán,
không yêu thích
bộ môn Lịch Sử.

- Chương trình : Thiết kế nặng,
không liên thông giữa các môn
học, cấp học, dẫn đến sự trùng
lắp một số kiến thức giữa các
cấp học.
- SGK :
+ Biên soạn theo hướng nặng

về cung cấp kiến thức để thi cử,
ít chú trọng vấn đề bồi dưỡng
năng lực cho học sinh.
+ Thể hiện dưới hình thức một
môn khoa học, nên một số kiến
thức hàn lâm không thực sự cần
thiết cho thực tế vẫn được đưa
vào.
+ Nội dung nhiều bài rất khô
khan về kiến thức, thiên về
nhiều sự kiện lịch sử, chiến
tranh cách mạng, ít đề cập về
lịch sử văn hóa, nghệ thuật,
chưa xen kẽ với văn học, khoa
học…
2.2.2: Thực trạng của dạy học liên môn hiện nay
*Thuận lợi:
- Đối với giáo viên:
+Trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường
xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã
có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó hay nói cách khác đội ngũ giáo
viên chúng ta đã dạy tích hợp liên môn từ lâu rồi nhưng chúng ta chưa đi sâu và
chưa có khái niệm tên gọi cụ thể mà thôi .
+ Với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên
không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên
các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ
nhau trong dạy học.
+ Trong những năm qua giáo viên cũng đã được trang bị thêm nhiều
kiến thức mới về phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực: như phương pháp

bàn tay nặn bột hoặc kĩ thuật khăn trải bàn, dạy học theo dự án ……..

8


+ Môi trường " Trường học kết nối rất thuận lợi để giáo viên đổi mới
trong dạy tích hợp, liên môn.
+ Nhà trường đã đầu tư nhiều phương tiện dạy học có thể đáp ứng một
phần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
+ Sự phát triển của CNTT, sự hiểu biết của đội ngũ giáo viên của nhà
trường là cơ hội để chúng ta triển khai tốt dạy học tích hợp, liên môn.
- Đối với học sinh:
Học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ môn nhất là các bộ môn
tự nhiên ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở
”nên cũng tạo điều kiên, cơ hội cũng như môi trường thuận lợi cho học sinh phát
huy tư duy sáng tạo.
* Khó khăn
- Đối với giáo viên
+ Giáo viên phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học
khác.
+ Vấn đề tâm lý chủ yếu vẫn quen dạy theo chủ đề đơn môn nên khi dạy
theo chủ đề tích hợp, liên môn, các giáo viên sẽ vất vả hơn, phải xem xét, rà
soát nội dung chương trình, sách giáo khoa (SGK) hiện hành để loại bỏ những
thông tin cũ, lạc hậu, đồng thời bổ sung, cập nhật những thông tin mới, phù hợp.
Nội dung của phương pháp dạy tích hợp, liên môn cũng yêu cầu GV cấu trúc,
sắp xếp lại nội dung dạy học trong chương trình hiện hành theo định hướng phát
triển năng lực học sinh nên không tránh khỏi làm cho giáo viên có cảm giác ngại
thay đổi.
+ Điều kiện cơ sở vật chất (thiết bị thông tin ,truyền thông) phục vụ cho
việc dạy học trong nhà trường còn nhiều hạn chế nhất là các trường ở nông

thôn.
- Đối với học sinh:
+ Dạy tích hợp là cả một quá trình từ tiểu học đến THPT nên giai đoạn
đầu này, đặc biệt là thế hệ HS hiện tại đang quen với lối mòn cũ nên khi đổi mới
học sinh thấy lạ lẫm và khó bắt kịp.
+ Do xu thế chọn ngành nghề theo thực tế xã hội nước ta hiện nay và
việc quy định các môn thi trong các kì thi tuyển sinh nên đa số các học sinh và
phụ huynh kém mặn mà (coi nhẹ) với các môn không thi, ít thi (môn phụ).
2.2.3:Thực trạng của bài dạy nước “Những chuyển biến trong đời sống kinh
tế” hiện nay
*Thuận lợi
- Đối với học sinh: trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên
sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho
học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng
kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến
thức một cách máy móc. Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn
giúp cho học sinh không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở
9


các môn học khác nhau, vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu
biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực
tiễn.
- Đối với giáo viên: thì ban đầu có thể có chút khó khăn do việc phải tìm hiểu
sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác. Tuy nhiên khó khăn này chỉ
là bước đầu và có thể khắc phục dễ dàng bởi hai lý do:
+ Một là, trong quá trình dạy học môn học của mình, giáo viên vẫn thường
xuyên phải dạy những kiến thức có liên quan đến các môn học khác và vì vậy đã
có sự am hiểu về những kiến thức liên môn đó;
+ Hai là, với việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của 2 giáo viên

không còn là người truyền thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định
hướng hoạt động học của học sinh cả ở trong và ngoài lớp học; vì vậy, giáo viên
các bộ môn liên quan có điều kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ
nhau trong dạy học. Như vậy, dạy học theo các chủ đề liên môn không những
giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên môn trong môn học của
mình mà còn có tác dụng bồi dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho
giáo viên, góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ
giáo viên có đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn, tích hợp. Thế hệ giáo viên
tương lai sẽ được đào tạo về dạy học tích hợp, liên môn ngay trong quá trình đào
tạo giáo viên ở các trường sư phạm.
*Khó khăn
- Đối với giáo viên: Thực trạng việc dạy bộ môn Lịch sử nói chung, bài “những
chuyển biến trong đời sống kinh tế” nói riêng mặc dù quan niệm dạy học tích
hợp đã được vận dụng vào giảng dạy , song hiệu quả đạt được là chưa cao. Giáo
viên trong các nhà trường chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa, tầm quan trọng của
việc dạy học liên môn, đặc biệt là việc dạy học liên môn trong bài “những
chuyển biến trong đời sống kinh tế”. Quá trình vân dụng tích hợp liên môn vào
trong bài dạy còn gặp nhiều lúng túng nên trong quá trình giảng dạy thường chỉ
tập trung vào kiến thức đặc thù của bộ môn mà thiếu sự quan tâm, liên hệ với
các bộ môn khác.
-Về phía học sinh: xuất hiện tâm lí coi nhẹ, chủ quan trong bộ môn. Các em
thường cho rằng kiến thức của bộ môn nhẹ, không có tác dụng nhiều trong việc
học tập nên thiếu quan tâm, thậm chí bỏ rơi bộ môn khi thấy mình đã có đủ cơ
số điểm cần thiết. Nếu hơn các em cũng chỉ nắm được các kiến thức cơ bản
10


trong sách giáo khoa về công cụ sản xuất được cải tiến, thuật luyện kim ra ®êi
; Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào? Vì vậy nên khi được
hỏi, khai thác sâu vào vấn đề các em thường tỏ ra lúng túng hoặc không thể trả

lời câu hỏi. Nhưng nếu liên kết những kiến thức giao thoa với môn Lịch sử như
Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân, Rèn luyện kĩ năng sống, Giáo dục các em
tinh thần cảnh giác với kẻ thù trong bất cứ hoàn cảnh nào, giáo dục lòng biết ơn,
tự hào, lòng yêu quê hương đất nước… để học sinh tiếp thu kiến thức, biết vận
dụng kiến thức lịch sử vào cuộc sống và ngược lại từ cuộc sống để giải quyết
các vấn đề liên quan đến lịch sử…Vận dụng nguyên tắc liên môn trên vào bài
dạy này đã kích thích hứng thú học tập trong học sinh giúp các em lĩnh hội bài
tốt nhằm nâng cao hiệu quả của bài học. Việc vận dụng phương pháp trên kết
hợp với các hình thức dạy học tích cực khác sẽ là lời giải đáp cho bài toán học
sinh quay lưng lại với lịch sử, truyền cho các em lòng yêu nước, tự hào với
truyền thống dân tộc, từ đó có ý thức hơn trong việc xây dựng và bảo vệ đất
nước.
Chính vì thực trạng của dạy học Lịch sử hiện nay, bài “những chuyển biến
trong đời sống kinh tế” như vậy nên việc áp dụng dạy học liên môn vào một bài
dạy cụ thể là vô cùng quan trọng, nó góp phần nâng cao hiệu quả của việc dạy
và học, giúp các em thêm yêu bộ môn Lịch sử và bài “những chuyển biến trong
đời sống kinh tế” hơn.
2.3: Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.2: Các nguyên tắc tích hợp
- Đảm bảo tính mục tiêu: Việc lựa chọn và liên kết các kiến thức, kĩ năng phải
nhằm tới mục tiêu giáo dục của lớp học, bài học mà mục tiêu trên hết đó là tạo
nên con người có khả năng hành động trên một nền tảng kiến thức, kĩ năng vững
chắc
- Đảm bảo tính khoa học: Các kiến thức phải khách quan, phản ánh đúng bản
chất của sự vật, hiện tượng
- Có những nét tương đồng về nội dung, phương pháp của những môn học được
được tích hợp để các kiến thức và kĩ năng hỗ trợ cho nhau, giúp người học có
thuận lợi trong học tập và vận dụng vào cuộc sống
- Đảm bảo tính khả thi: Người học có thể tiếp thu và vận dụng được kiến thức,
kĩ năng liên môn, người dạy có các điều kiện tổ chức, hướng dẫn việc học tập

- Tránh gò ép, ôm đồm, dàn trải: Phải chấp nhận việc coi các kiến thức của các
môn học có liên quan chỉ đóng vai trò công cụ cho nội dung chính. Nội dung và
các hoạt động phải được cấu trúc sao cho đáp ứng mục tiêu phát triển các năng
lực của người học.
2.3.2: Tìm hiểu chương trình, SGK các môn học khác -> Chọn các nội dung
có liên quan đến bộ môn Lịch Sử và bài học này
11


Như đã trình bày ở phần II, trong chương trình, SGK các môn học khác có
rất nhiều nội dung kiến thức có thể tích hợp trong môn Lịch Sử - nhất là môn
Văn, Địa Lí, GDCD, Âm Nhạc,Mĩ Thuật . . . Do vậy việc tìm hiểu chương trình,
SGK các môn học khác để chọn các nội dung có liên quan đến bộ môn Lịch Sử
là việc làm cần thiết không những phục vụ cho việc giảng dạy Lịch Sử của GV
mà còn giúp HS liên tưởng, củng cố các kiến thức của các môn học khác.
Học sinh biết sử dụng kiến thức của các môn học như Địa lý ( để giới
thiệu một số địa điểm trên lược đồ và đặc điểm của địa hình nước ta), Vật lí (để
biết được quá trình nấu chảy quặng để lọc ra kim loại…), Ngữ văn (để thấy
được vai trò của lúa gạo đối với cuộc sống của con người, qua các câu chuyện,
ca dao, tục ngữ….), Âm nhạc (khắc sâu hình ảnh hạt gạo và sự lao động cần cù,
vất vả của người lao động)... vào nội dung bài học.
2.3.3: Các biện pháp thực hiện khi tích hợp kiến thức liên môn trong bài
học
Khi tiến hành tích hợp kiến thức liên môn vào bài học giáo viên cần thực hiện
các bước sau:
a. Khái quát bố cục của bài học
Bài học được chia làm 3 phần
Phần 1: Tìm hiểu thông tin sự kiện
Phần 2: Nội dung bài học: Chia làm 4 nội dung nhỏ:
- Nội dung thứ nhất: Công cụ sản xuất được cải tiến

- Nội dung thứ hai: Thuật luyện kim ra ®êi
- Nội dung thứ ba: Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
- Nội dung thứ tư: Vẽ sơ đồ tư duy
Phần 3: Bài tập
b. Xác định các môn có nội dung kiến thức tích hợp trong từng phần của
bài học nước Âu Lạc
* Tích hợp môn Địa lí
Trước khi vào bài mới, giáo viên giới thiệu về thực trạng cảnh quan nước
ta: Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động,
nhiều sông suối, có vùng ven biển dài: khí hậu hai mùa nóng – lạnh rõ rệt, thuận
lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người. Trong quá trình sinh
sống con người từng bước di cư, mở rộng vùng cư trú...và đây là thời điểm hình
thành những chuyển biến lớn về kinh tế.
12


Cùng với liên môn Địa lí, giáo viên giới thiệu những địa điểm phát hiện
những công cụ được cải tiến vào thời kì này như: Phùng Nguyên (Phú Thọ),
Lung Leng (Kon Tum), hay những nơi phát hiện kim loại đầu tiên đó là: Hoa
Lộc (Thanh Hóa), Phùng Nguyên (Phú Thọ). Đồng thời giáo viên cũng chỉ rõ
cho học sinh thấy được ở Đồng bằng, ven các con sông lớn - nơi có điều kiện
đất đai màu mỡ, đủ nước tưới...thuận lợi cho nghề nông trồng lúa phát triển. Và
GV cũng cho HS thấy được để mở rộng vùng cư trú thì con người cần phải làm
gì? Đó chính là sự cải tiến về công cụ lao động.
Công cụ lúc đầu của người nguyên thủy là những công cụ đá còn thô sơ, chưa có
hình thù rõ ràng, nhưng nhờ quá trình lao động con người ngày càng cải tiến hơn
nữa trong kĩ thuật chế tác công cụ: Tiến tới việc mài nhẵn, sắc ở phần lưỡi và có
hình dáng cân xứng...
GV cho HS quan sát một số công cụ: Rìu đá Phùng Nguyên, Hoa Lộc và Lung
Leng và so sánh với các công cụ trước đó để thấy được sự tiến bộ trong việc chế

tác công cụ của con người thời đó. Và ở thời kì này đồ gốm cũng được phát triển
thể hiện ở cách trang trí hoa văn với hình dáng cân xứng. Ở nội dung này giáo
viên yêu cầu học sinh thảo luận nhóm và đưa ra nhận xét.
Học sinh cũng chỉ ra được: Những công cụ được mài nhẵn, có hình
dáng cân xứng, những mảnh gốm có in hoa văn độc đáo.
-> Kỹ thuật chế tác công cụ lao động: đạt trình độ cao (mài nhẵn, hình dáng cân
đối, sắc bén, dễ làm)
- Kĩ thuật làm gốm: đồ gốm ngày càng tiến bộ, hoa văn độc đáo.
Từ đó, GV cho HS biết được từ kĩ thuật làm gốm con người đã phát minh ra
thuật luyện kim.
* Tích hợp môn Vật lí để giải thích
Để học sinh hiểu rõ điều này, giáo viên giới thiệu cho học sinh một quy
trình làm đồ gốm. Từ việc tìm ra đất sét, nặn thành các hình và đồ dùng cần thiết

13


sau đó xếp vào lò nung ở nhiệt độ cao để cho ra những sản phẩm theo ý muốn
của con người.
GVGT: Trong tự nhiên kim loại tồn tại dưới hình thức quặng, nghĩa là không có
kim loại nguyên chất, phải nấu chảy quặng mới lọc ra được kim loại, mà muốn
nấu chảy quặng phải có độ nóng cao và điều này đã làm được khi người ta đốt lò
nung đồ gốm. Sau đó, muốn làm được những công cụ, đồ dùng theo ý mình
người ta không thể ghè đẽo kim loại như ghè đẽo đá mà phải làm khuôn đúc
bằng đất sét, sau đó nấu chảy kim loại rồi rót vào khuôn để tạo ra các kim lọai
hay đồ dùng cần thiết. (Nghề làm gốm đã giúp con người làm được các khuôn
đúc đó.) Vì vậy, có thể nói, nghề làm gốm phát triển đã tạo điều kiện phát minh
ra thuật luyện kim.
GV cho HS thấy được ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim:
Thuật luyện kim đã mở ra một thời đại mới trong lĩnh vực chế tạo công cụ của

loài người (công cụ bằng kim loại thay thế dần công cụ bằng đá). Làm thay đổi
sức sản xuất. Đây là một phát minh to lớn không chỉ đối với người thời đó mà
đối với cả thời đại sau và xã hội ngày càng phát triển, máy móc cũng được phát
triển cùng với sự phát triển của KHKT.
Sau đó GV giới thiệu một phát minh tiếp theo của con người, đó là nghề nông
trồng lúa nước. Và cũng cho HS biết được đặc điểm môi trường và quá trình
phát triển của cây lúa nước: được trồng chủ yếu ở vùng Đồng bằng, ven sông,
ven biển,....nơi có đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới cho cây trồng.
HS cũng thấy được ý nghĩa to lớn của cây lúa: Lúa là cây lương thực chính của
con người. Từ đây con người có thể định cư lâu dài ở những vùng ven sông, ven
biển.
Ngày nay nhân dân ta phát huy truyền thống cần cù lao động, hăng hái tăng ra
sản xuất, lúa không những đủ ăn mà con dư thừa để xuất khẩu. Nước ta xuất
khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới sau Thái Lan.
14


GVGT một số vựa lúa lớn của nước ta: Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Sông
Cửu Long, Thái Bình, Hưng Yên....
* Tích hợp môn Ngữ văn
GVGT: Để nói tới tầm quan trọng của nghề nông trồng lúa và vai trò của
hạt gạo, truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy có đoạn viết:
“Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con
người và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác tuy ngon, nhưng hiếm, mà người
không làm ra được. Còn lúa gạo thì mình trồng lấy, trồng nhiều được nhiều.
Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương”.
(Trích truyền thuyết Bánh Chưng – Bánh Giầy)
Từ xưa, người Việt ta đã làm ra hạt gạo và biết quý trọng hạt gạo, bời vì hạt gạo
đã nuôi sống con người. Qua đó, thấy được thái độ đề cao lao động, đề cao nghề
nông và đồng thời cũng thể hiện sự tôn kính tổ tiên.

* Tích hợp với môn Âm nhạc
Âm nhạc là một nguồn suối dồi dào làm giàu thêm đời sống tinh thần cho
con người. Chính vì vậy khi kết hợp dạy bài: Những chuyển biến trong đời sống
kinh tế với Âm nhạc, vừa giúp tiết học đỡ căng thẳng hơn, vừa khiến học sinh
khắc ghi hình ảnh hạt gạo.
GV đặt câu hỏi: Em nào thuộc bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của nhà thơ Trần Đăng
Khoa
Nhiều em HS sẽ thuộc bài thơ này và một HS đọc cho cả lớp nghe.
GVGT: Nhân dân ta vẫn phát huy truyền thống cần cù lao động, các bác
nông dân không quản khó nhọc, một nắng hai sương để làm nên những hạt lúa
vàng.
Bài thơ: “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa đã nói lên điều đó.
Giáo viên trích một đoạn trong bài thơ:
Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
15


Của sông Kinh thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay...
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ

Mẹ em xuống cấy...
...
Sau đó, GV cho HS cả lớp nghe bài hát “Hạt gạo làng ta”( nhạc sĩ Trần Viết
Bình phổ thơ Trần Đăng Khoa).
GV bật video bài hát: “Hạt gạo làng ta”, để các em nghe (HS cả lớp có thể hát
theo)
Khi nghe bài hát, các em sẽ cảm nhận sâu sắc hơn về sự lao động vất vả của
người lao động làm nên những hạt lúa vàng.
*GV tích hợp giáo dục kĩ năng sống
Kĩ năng sống là khả năng điều chỉnh và lựa chọn thái độ và hành vi đúng
đắn, có khả năng điều chỉnh nhu cầu của bản thân một cách hợp lý và ứng phó
trước những thách thức trong cuộc sống. Ở đây giáo dục cho HS biết nhận xét,
đánh giá sự biết ơn đối với người khác.
Học sinh bày tỏ thái độ biết ơn, yêu quý những người lao động, quý trọng
hạt gạo: sử dụng tiết kiệm, nấu vừa ăn, không lãng phí.
* Tích hợp môn Ngữ văn
16


GVGT: Hãy nâng niu hạt gạo như cha ông xưa đã làm, đã coi đó là vật
quý báu
nhất của muôn đời, rất linh thiêng và được trân trọng.
Ca dao có nói:

Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

-> Đó là lời tâm tình và cũng là lời nhắn nhủ của người làm ra lúa gạo với
người dùng nó.
Sau khi kết thúc tiết học, giáo viên kết luận và tóm tắt nội dung bài học

bằng sơ đồ tư duy
d. Dưới đây là tóm tắt phương pháp, cách thức vận dụng kiến thức liên
môn vào bài dạy. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học cụ thể của tiết
học ở phần Giáo án lên lớp và Giáo án PowerPoint
* Các phương pháp sử dụng kiến thức liên môn
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp
vào các bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như
liên hệ, lồng ghép bộ phận hay là toàn phần,( Phần nội dung bài học, phần bài
tập hay là tổng kết toàn bài...) Khi tích hợp giáo viên cần sử dụng ngôn từ kết
nối sao cho lô gic và hài hòa....từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống
cho học sinh.
- Để nâng cao hiệu quả của môn học tích hợp, giáo viên có thể sử dụng một
số phương pháp để dạy học tích hợp như sau:
+ Dạy học theo dự án.
+ Phương pháp trực quan.
+ Phương pháp thực địa.
+ Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
+ Phương pháp khăn trải bàn . . . . . .
Trong các phương pháp trên, tôi sử dụng phương pháp thứ tư đó là: Phương
pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết
vấn đề là phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề,
điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo
để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và
đạt được những mục đích học tập khác. Đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy
học đặt và giải quyết vấn là “tình huống gợi vấn đề” vì “Tư duy chỉ bắt đầu khi
xuất hiện tình huống có vấn đề”.
17


- Xác định vị trí, tầm quan trọng của bộ môn liên môn

Kiến thức các môn Ngữ văn, Địa lý, Giáo dục công dân, Nhạc, Vật lý, Giáo
dục kĩ năng sống sẽ giúp HS nắm được kiến thức cơ bản một cách sâu sắc, sinh
động và hiệu quả cao hơn
- Xác định địa chỉ, kiến thức liên môn cần cho bài dạy
GV cần xác định rõ bài, mục, ý cần bổ sung kiến thức liên môn lựa chọn
những câu, đoạn, tác phẩm (văn học) phù hợp với kiến thức lịch sử cần chuyển
tải, khắc sâu đối với học sinh.
Trong bài này các phần, mục, ý cần đưa kiến thức liên môn đó là:
+ Ý 3,5,6,7 của mục 2
+ Phần Tổng kết bài
+ Phần sơ kết bài
- Hiểu được hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, hiểu tác giả, hiểu văn bản (ít nhất là
về mặt nội dung, ngữ nghĩa). Có như vậy mới vận dụng đúng địa chỉ, làm cho
bài học có hiệu quả cao, giúp các em có thể tự tìm ra phần kiến thức trọng tâm
sau khi tìm hiểu
*Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
a- Kiểm tra đánh giá miệng
- GV kiểm tra trước khi vào bài mới
Đến lớp, trước khi vào bài mới GV kiểm tra việc chuấn bị các kiến thức liên
môn mà GV đã giao cho HS sưu tầm từ tiết trước của HS. Đánh giá, cho điểm
những HS có sự chuẩn bị bài tốt, nhắc nhở, phê bình những HS chưa hoàn thành
hay chưa chuẩn bị đủ
- GV kiểm tra trong khi hướng dẫn HS tiếp thu kiến thức bài mới
Vào bài mới GV giảng bài bình thường. Đến phần nào cần kiến thức liên
môn, GV gọi một vài HS nêu sự chuẩn bị bài của mình, sau đó cho 1 HS khác
nhận xét, GV nhận xét, kết luận và cho điểm. Cuối giờ GV thu bài chuẩn bị của
HS để kiểm tra và đánh giá việc chuẩn bị bài của HS vào tiết sau
b- Kiểm tra đánh giá viết
18



c. Đây là hình thức kiểm tra, đánh giá qua các bài kiểm tra của HS:
Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống
con người?
? Tìm nội dung một bài hát liên quan đến nghề nông? (Môn Nhạc)
Thời gian: 5 phút.
* Yêu cầu HS trả lời được
Nghề nông trồng lúa nước ra đời có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống
con người
+Cư dân Việt Cổ sống ở đồng bằng ven sông, ven biển
+ Sử dụng cuốc đá mài nhẵn . Thấy vết gạo cháy , có đồ đựng lớn : Vò, bình
+ Việt Nam là quê hương của cây lúa
+ Nghề nông trồng lúa ra đời, cuộc sống của con người ổn định hơn . Vùng đồng
bằng các con sông lớn trở thành nơi sinh sống lâu dài của con người
-Tìm nội dung một bài hát liên quan đến nghề nông: “Hạt gạo làng ta”
“ Hạt gạo làng ta
Có vị phù xa
…………………………..
Em vui em hát hạt vàng làng ta”
- Qua bài hát: “Hạt gạo làng ta” của Trần Viết Bình em hiểu:
Đất nước Việt Nam - cái nôi của nền văn minh lúa nước, bên mỗi xóm thôn bản
làng, những cánh đồng xanh thẳm trải dài tít tận chân mây như dấu hiệu cho mọi
du khách nhận ra đất nước nông nghiệp với sự gắn bó của con người cùng cây
lúa xanh tươi. Lúa là cách gọi thông thường không biết tự bao giờ trong từ điển
Việt Nam, để chỉ loài cây lương thực chính trong ươm mầm từ những hạt thóc
vàng căng mẩy. Hạt thóc ngâm nước ủ lên mầm gieo xuống lớp bùn sếch sang
trở thành những cây mạ xanh non. Sau khi làm đất cày bừa kĩ, mạ non được bó
lại như thằng bé lên ba con còn theo mẹ ra đồng và được cắm xuống bùn sâu qua
19



bàn tay chăm sóc của người nông dân từng ngày, từng giờ lên xanh tươi tốt
thành những ruộng lúa mênh mông bờ nối bờ thăm thẳm.
Năm tháng trôi qua bước sang thế kỉ XXI, Việt Nam đi dần vào xu thế công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng hình ảnh cây lúa và giá trị tiềm năng của nó vẫn
là vị trí số một trong quá trình phát triển đất nước chẳng thế mà nó được lấy làm
biểu tượng của các nước trong khối ASEAN như một báu vật quý
GIÁO ÁN ÁP DỤNG
CHƯƠNG II
THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC : VĂN LANG – ÂU LẠC
Tiết 11. Bài 10:
NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu được những chuyển biến lớn có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong đời sống kinh tế của người nguyên thuỷ
- Nâng cao kỹ thuật mài đá.
- Phát minh thuật luyện kim.
- Phát minh nghề nông trồng lúa nước.
2. Tư tưởng, tình cảm: Nâng cao tinh thần sáng tạo trong lao động.
3. Kỹ năng: Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tế.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Ứng dụng CNTT: Sử dụng phần mềm soạn giảng để trình chiếu các
Slide minh hoạ nội dung kiến thức từng phần cần truyền đạt cho học sinh.
- Lược đồ Việt Nam.
- Tranh ảnh có liên quan đến bài học.
- Video bài hát: “Hạt gạo làng ta”( nhạc sĩ Trần Viết Bình phổ thơ Trần Đăng
Khoa).
2. Học sinh

- Chuẩn bị trước bài.
20


- Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài hát nói về hạt lúa, hạt gạo….
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ
? Em hãy cho biết người nguyên thủy sinh sống chủ yếu ở đâu?
HS: Sống trong các hang động, mái đá, trong những khu rừng rậm rạp.( vì lúc
đó, cuộc sống của họ chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên.)
? Nhưng có phải nước ta chỉ có đồi núi?
HS: Nước ta còn có đồng bằng, ven sông, ven biển...
GVKL:
*GV Tích hợp môn địa lí và yêu cầu HS quan sát lược đồ (giới thiệu cảnh
quan nước ta)
GVGT vị trí địa lí nước ta: Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp
với nhiều hang động, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài: khí hậu hai mùa
nóng -lạnh rõ rệt, thuận lợi cho cuộc sống của cỏ cây, muông thú và con người

Lược đồ: Cảnh quan nước ta
3. Bài mới
GV giới thiệu bài: Đất nước ta không phải chỉ có rừng núi, mà còn có đồng
bằng, đất ven sông, ven biển. Trong quá trình sinh sống con người từng bước di
cư, mở rộng vùng cư trú...và đây là thời điểm hình thành những
chuyển biến lớn
21


về kinh tế. Cuộc sống của họ có những chuyển biến gì, cô trò

cùng tìm hiểu bài
mới.
HS quan sát hình 28,29,30 và công cụ đá chế bản

1- Công cụ sản xuất
được cải tiến. Thuật
luyện kim ra ®êi

? Trong quá trình sinh sống người
nguyên thuỷ
đã mở rộng vùng cư trú như thế nào ?
- Một số dừng lại ở chân núi, thung
lũng... Số khác chuyển xuống vùng đất
22


bãi ven sông.
? Công cụ sản xuất của người nguyªn thủy có
những gì ?

- Công cụ s¶n xuất
có :
+ Rìu đá có vai, mài
nhẵn hai mặt
+ Lưỡi đục, bàn mài đá
và mảnh cưa đá
+ Công cụ bằng xương,
sừng nhiều hơn
+ Chì lưới bằng đất
nung


? Công cụ này tìm thấy ở đâu ? Thời gian nào ?
Gv dùng lược đồ để chỉ cho HS thấy rõ những nơi
có di chỉ
GV: Tích hợp môn địa lí: Để xác định
vị trí các địa điểm trên lược đồ
GVGT vị trí các địa điểm trên lược đồ.

23


? Ngoài công cụ sản xuất người Việt Cổ còn làm
thêm những gì ?
? Những chi tiết ấy chứng tỏ điều gì ? (Để nâng cao - Đồ trang sức, đồ gốm
nhiều hơn
đời sống người Việ Cổ phải liên tục cải tiến công cụ
sản xuất ?
? Đồ đồng xuất hiện như thế nào ?

- Người Phùng Nguyên,
Hoa Lộc tìm thấy quặng
kim loại ( Đồng ). Thuật
luyện kim ra đời, đồ
đồng xuất hiện

? Em hiểu như thế nào là thuật luyện kim ?
24


?Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào ?


*GV tích hợp môn Vật lí để giải thích quá trình
lọc quặng trong tự nhiên ra kim loại.

- Làm ra những công cụ
theo ý muốn. Năng suất
lao động cao, cuộc sống
của con người ngày
càng được đảm bảo

GV: Để học sinh hiểu rõ điều này, giáo
viên giới thiệu cho học sinh một quy trình
làm đồ gốm. Từ việc tìm ra đất sét, nặn
thành các hình và đồ dùng cần thiết sau
đó xếp vào lò, nung ở nhiệt độ cao để
cho ra những sản phẩm theo ý muốncủa
con người. Hiện nay nhiều làng gốm nổi
tiếng ở nước ta: Bát Tràng (Hà Nội), Thổ
Hà (Bắc Ninh), Chu Đậu (Hải Dương),...
GVGT: Trong tự nhiên kim loại tồn tại dưới
hình thức quặng, nghĩa là không có kim
loại nguyên chất, phải nấu chảy quặng
mới lọc ra được kim loại, mà muốn nấu
chảy quặng phải có độ nóng cao và điều
này đã làm được khi người ta đốt lò nung
đồ gốm. Sau đó, muốn làm được những
công cụ, đồ dùng theo ý mình người ta
25



×