Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

SKKN dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.7 KB, 13 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 BẮC LÝ
--------

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

DẠY TẬP LÀM VĂN LỚP 2 THEO HƯỚNG
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH

Người thực hiện: Đỗ Thị Ngọc Anh

Bắc Lý, tháng 5 năm 2019


I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phát huy tính tích cực hoạt động nhận thức của học sinh là một tư tưởng
tiến bộ vốn xuất hiện từ lâu trong lịch sử giáo dục và hiện vẫn đang được dư
luận quan tâm, đánh giá cao. Dạy học theo phương pháp này khuyến khích được
học sinh tự học và vận dụng vốn hiểu biết của bản thân vào quá trình học tập.
Với các em học sinh lớp 2, đây là năm học thứ hai các em được học đọc,
học viết, học làm tính. Việc học đối với các em không còn xa lạ và khó khăn như
buổi đầu ở lớp 1, song cũng không phải nói là hoàn toàn thuận lợi và dễ dàng,
nhất là đối với môn Tiếng Việt. Từ lớp 1 lên lớp 2 là cả một quá trình chuyển đổi
giai đoạn lớn trong việc hình thành cách học để tiếp thu và lĩnh hội cũng như
thực hành các kiến thức đã học. Từ chỗ các em chỉ học âm, học vần, học những
bài tập đọc ngắn, viết âm, viết vần và viết một đoạn chính tả khi nghe cô giáo
đọc, cũng có khi các em chỉ việc nhìn để tập chép ở lớp 1. Đến khi lên lớp 2, các
em phải học những bài tập đọc dài với những tình tiết phức tạp hơn, rồi các em
còn phải học thêm kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp…Đặc biệt là phân môn Tập
làm văn, đối với học sinh lớp 2, đây là một môn học hoàn toàn mới mẽ, xa lạ. Vì
nếu ở lớp 1, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sự hỗ trợ của bạn bè, học sinh có


thể luyện nói theo một chủ đề cho trước, những khó khăn mà các em gặp phải sẽ
được cô giáo, bạn bè giúp em tháo gỡ. Còn lên lớp 2, khi học Tập làm văn, các
em phải độc lập tư duy để viết thành một đoạn văn theo chủ đề, với những câu
hỏi gợi ý của đề. Việc viết theo đoạn đã khó, lại còn có những yêu cầu chặt chẽ
về dùng từ, câu văn, quy tắc chính tả… Nếu những khó khăn này giáo viên
2


không kịp thời động viên, tìm cách giúp học sinh tháo gỡ, hóa giải thì dẫn đến
tâm lí e ngại, lo sợ khi đến giờ học Tập làm văn cho học sinh.
Từ những lí do trên, tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học phát
huy tính tích cực của học sinh để khuyến khích các em tự học và thực hành
trong giờ học Tập làm văn.
Với đặc điểm của phân môn Tập làm văn là mang tính chất thực hành toàn
diện, tổng hợp và sáng tạo, mỗi bài văn là một sản phẩm không lặp lại của mỗi
sinh trước một đề tài cụ thể nào đó, thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo
hướng này là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đặc biệt với việc dạy
Tập làm văn ở lớp 2 - Lớp học nền tảng về Tập làm văn cho các lớp trên. Vậy
đổi mới ra sao? Đổi mới như thế nào để phù hợp với học sinh lớp 2. Điều đó
khiến tôi trăn trở, tìm tòi suốt nhiều năm nay. Trong khuôn khổ của đề tài này,
tôi xin trình bày một số công việc đặc trưng mà tôi đã từng thực hiện trong giờ
dạy Tập làm văn ở lớp 2.

II. THỰC

TRẠNG VIỆC DẠY - HỌC PHÂN MÔN TẬP LÀM VĂN Ở

LỚP 2
Học sinh lớp hai bắt đầu học Tập làm văn ngay từ tuần học đầu tiên của
năm học với bài “Tự giới thiệu. Câu và bài”. Đây là tiết học Tập làm văn đầu

tiên, các em mới đầu rất hào hứng sôi nổi với môn học mới, nhưng rồi đến lúc
thực hành thì mới thực sự biết được sự khó khăn của học sinh. Học sinh diễn đạt
chưa thật chính xác do còn bỡ ngỡ bởi yêu cầu quá mới mẽ đối với học sinh.
Việc lựa chọn từ không phù hợp dẫn tới sai nội dung, sai ý nghĩa của câu văn,
3


đoạn văn. Hầu hết học sinh lúng túng, bỡ ngỡ trong diễn đạt thành câu văn trọn
vẹn. Vì vậy, việc hào hứng lúc đầu được nhanh chóng thay thế cho sự e ngại,
chán nản và không thích học.
Từ tuần 2 đến tuần 34, học sinh lần lượt học thêm các thể loại bài: Quan sát
tranh và trả lời câu hỏi; kể về người thân; kể về gia đình, chia vui, chia buồn, kể
ngắn về vật nuôi,... Học sinh khá lúng túng trong cách diễn đạt, từ ngữ sử dụng
nghèo nàn, có khi không phù hợp, còn dựa vào bài tập đọc hoặc phụ thuộc vào
gợi ý của giáo viên hơi nhiều. Chỉ một số học sinh được làm việc. Giáo viên
không kiểm soát được hết lỗi của học sinh để sửa chữa kịp thời cũng như không
kiểm soát hết được sự tham gia vào bài học của học sinh (trường hợp làm bài
miệng...)
Kết quả thống kê về lỗi sai trên bài làm Tập làm văn của học sinh đầu năm
học như sau:
Lỗi sai

Chính tả

Dùng từ

Dấu câu

Diễn đạt


Số HS mắc lỗi

10

12

18

20

Kết quả xếp loại phân môn Tập làm văn của lớp 2 2 vào giữa học kì I như
sau:
Tổng số HS

Giỏi

Khá

T.Bình

Yếu

27

4

9

11


3

Vậy làm thế nào để khắc phục được những khó khăn, hạn chế nêu trên và
phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá trình học Tập làm văn? Quá
trình giảng dạy ở lớp 2, tìm hiểu nội dung chương trình, sách giáo khoa và
4


phương pháp giảng dạy, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm trong một tiết dạy
Tập làm văn.
III. QUY TRÌNH TRIỂN KHAI MỘT GIỜ HỌC TẬP LÀM VĂN ĐỂ
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH LỚP 2
Dạy tập làm văn lớp 2 theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tôi
đã thực hiện nội dung các bước lên lớp như sau:
1. Kiểm tra bài cũ
Trong kiểm tra bài cũ của giờ Tập làm văn thường có hai nội dung, giáo
viên tùy theo bài học trước để lựa chọn nội dung kiểm tra cho phù hợp và phát
huy được hiệu quả. Có thể kiểm tra nội dung bài học trước, cũng có thể là nhận
xét bài làm trước mà giáo viên đã chấm. Trong đó tập trung vào ưu điểm nổi bật
và một số lỗi về câu, từ, chính tả.
Hình thức kiểm tra cần nhẹ nhàng và tổ chức thay đổi thường xuyên (có thể
tổ chức dưới hình thức Rung chuông vàng, Ai nhanh hơn,…). Có thể kiểm tra
vào đầu buổi, cũng có thể kiểm tra lồng ghép vào bài mới nếu nội dung bài mới
có liên quan với kiến thức cũ.

2. Bài mới
a. Giới thiệu bài
Việc giới thiệu bài cũng hết sức quan trọng vì vậy giáo viên không được
xem nhẹ bước này. Nếu giáo viên có cách giới thiệu bài hấp dẫn, hay sẽ tạo
5



được không khí hào hứng, phấn khởi để chuẩn bị học tập tốt. Nếu không thì sẽ
có kết quả ngược lại. Học sinh sẽ không có sự chuẩn bị nên không khí học tập
trầm lắng, thụ động.
Giáo viên hãy xem việc giới thiệu bài là bước khởi động đầu tiên cho một
giờ học. Vì vậy cần chuẩn bị phần khởi động này cho thật tốt. Làm được điều đó
giờ học sẽ đạt được những kết quả cao như sự mong muốn của giáo viên.
b. Giảng bài mới
- Bước 1: Phân tích đề bài - Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững nội
dung yêu cầu của đề bài, trọng tâm bài.
Ví dụ loại bài “trả lời câu hỏi” - Giáo viên phải xác định được: Trọng tâm
của bài là gì? Nội dung của các câu hỏi trả lời về vấn đề gì?
- Bước 2: Hướng dẫn tìm ý
- Bước 3: Phân nhóm (mỗi nhóm 7, 8 em + 1 nhóm trưởng có khả năng bao
quát, có tính tổ chức cao + 1 thư ký ghi tốt)
- Bước 4: Thảo luận (nhóm): Giáo viên phát câu hỏi cho nhóm trưởng, giấy
cho thư ký.
+ Nhóm trưởng đọc to từng câu hỏi cho nhóm nghe, sau đó chỉ định
bạn phát biểu hoặc toàn nhóm thảo luận. Thư ký ghi lại ý kiến của nhóm, nhóm
trưởng chỉ định các thành viên lần lượt trả lời hoặc nhắc lại ý đã thảo luận. Như
vậy, mỗi câu hỏi đưa ra được các thành viên trong nhóm trả lời 1- 2 lần, nhiều
em đã thuộc bài ngay trên lớp.
6


+ Thảo luận xong, thư ký đọc lại toàn bài cho nhóm nghe.
+ Sau khoảng 10 phút thảo luận nhóm, giáo viên hướng dẫn học sinh
làm bài trên bảng (Giáo vên hoặc lớp phó học tập lần lượt đọc từng câu hỏi, xin
ý kiến các nhóm thảo luận, khái quát thành ý kiến chung và ghi bảng, học sinh

nhắc lại)
- Bước 5: Củng cố - Tổng kết (1-2 học sinh đọc lại toàn bài rồi xoá bảng)
- Bước 6: Học sinh nhớ lại và ghi vào vở
Với quy trình tiết dạy trên, học sinh đã thực sự giữ vai trò tích cực chủ
động, biến yêu cầu của thầy thành yêu cầu nhận thức bên trong. Yêu cầu này
quyết định chất lượng, phát triển nhận thức của học sinh.
Quá trình nhận thức của học sinh diễn ra ở hai giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Học ở nhóm - Những hoạt động của cá nhân được sự
hỗ trợ của cả nhóm, ở đó học sinh được hỏi han, trao đổi, thảo luận với nhau và
ý kiến của mỗi người sẽ được hoàn chỉnh hơn dưới sự giúp đỡ của bạn bè, của
giáo viên. Học sinh được rèn luyện cách sử dụng ngôn ngữ qua trình bày, diễn
đạt.
+ Giai đoạn 2: Học ở lớp - Những ý kiến của cả nhóm sẽ được trao đổi
rộng rãi hơn để tìm ra những kết luận hợp lý. Tại thời điểm này, giáo viên sẽ thể
hiện rõ vai trò "trọng tài" giúp các em phân biệt đúng, sai, hợp lý và chưa hợp
lý. Nên làm theo hoặc không nên làm theo cách này hay cách kia
* Ví dụ 1 (Dạy loại bài: Trả lời câu hỏi)
7


Sau khi phân tích đề và hướng dẫn tìm ý, tôi đã phân chia nhóm và hướng
dẫn thảo luận như sau: (Học sinh được thảo luận cả 4 câu hỏi trong sách Tiếng
Việt 2).
- Nhóm trưởng đọc câu hỏi cho nhóm nghe, học sinh thảo luận nhóm hai
để trả lời cho hai câu hỏi. Các em thảo luận khá sôi nổi và nêu được ý chính.
+ Câu 1: Cô giáo lớp 1 của em tên là Thanh Chung.
+ Câu 2: Cô rất yêu thương học sinh và chăm lo cho chúng em từng li,
từng tí.
Hai câu hỏi sau trừu tượng hơn. Một số em trả lời được, một số em trả lời
còn thiếu ý.

+ Câu 3: Câu này có nhiều học sinh lúng túng. Bạn khá giỏi sẽ giúp
đỡ bạn yếu kém hoàn chỉnh câu trả lời này.
+ Câu 4: Tình cảm của em đối với thầy cô giáo như thế nào? Học sinh
trả lời khá đúng. Phần giáo viên giúp đỡ, gợi ý cho học sinh thấy được mỗi học
sinh đều phải biết ơn, kính trọng thầy cô giáo vì thầy cô giáo đã dạy các em
thành con ngoan trò giỏi. Cố gắng học tập tốt cũng là thể hiện lòng biết ơn đối
với thầy cô giáo.
Sau khi học sinh thảo luận xong (10 phút) giáo viên hướng dẫn các em làm
bài tại lớp theo trình tự:
- Giáo viên đọc từng câu hỏi, xin ý kiến các nhóm và khái quát thành bài
văn.
8


- Gọi 1 - 2 học sinh đọc lại bài. Lớp đọc thầm để nhớ bài và tự viết vào vở
(ở lớp hoặc ở nhà).
Loại bài quan sát tranh, trả lời có phương pháp và quy trình lên lớp tương
tự loại bài trả lời câu hỏi (thay bước tìm ý bằng bước tìm hiểu tranh)
Loại bài dùng từ đặt câu cũng được thảo luận theo nhóm. ở loại bài này, các
câu do học sinh nêu ra thường đơn điệu thiếu hình ảnh, vì thế giáo viên là người
"trọng tài khoa học " giúp học sinh giải quyết vấn đề và sắp xếp các câu thành
một đoạn văn ngắn.
Những bài không có phần "suy nghĩ trước khi đặt câu”, giáo viên cần đặt
câu hỏi để gợi mở, giúp học sinh đặt câu. Câu hỏi của giáo viên đưa ra phải ngắn
gọn, dễ hiểu, hướng vào nội dung của bài văn và phải nảy ra được từ cần đặt
câu.
*Ví dụ 2 (Khi dạy bài Kể về người thân).
Đề bài: Hãy viết từ 3 đến 5 câu kể về anh, chị , em ruột (hoặc anh, chị, em
họ) của em.
Giáo viên gợi ý, nếu học sinh lúng túng, không làm được:

- Các em cần chọn viết về một người đúng là anh,chị,em của em (anh, chị, em
ruột hoặc anh, chị, em họ).
- Em giới thiệu tên của người ấy, những đặc điểm về hình dáng, tính tình của
người ấy, tình cảm của em với người ấy,…

9


Phần thảo luận giống như trên. Học sinh có thể đặt câu hỏi tự do xoay
quanh chủ đề “ Kể về người thân”. Qua việc thảo luận, học sinh đặt ra rất nhiều
kiểu câu khác nhau. Các em không bị gò bó theo khuôn mẫu cứng nhắc như
trước kia, không bị phụ thuộc hoàn toàn vào bài tập đọc ở sách giáo khoa.
Sau khi thảo luận, giáo viên xin ý kiến các nhóm và chọn câu hay để ghi
lên bảng (theo yêu cầu của đề bài).
Củng cố - tổng kết: Giáo viên đọc, gọi 1 đến 2 học sinh đọc lại để nhớ và
tự ghi vào vở.
IV. KẾT QUẢ ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC
Sau một học kì thực hiện dạy học theo phương pháp phát huy tính tích cực
của học sinh. Học sinh lớp 2 2 do tôi chủ nhiệm và trực tiếp giảng dạy đã tiến bộ
rất nhiều về tất cả các môn học nói chung và môn Tập làm văn nói riêng. Hầu
hết các em đến giờ Tập làm văn đều học tập tự tin, không còn e ngại. Trong khi
thảo luận nhóm đã không còn học sinh ngồi im lặng. Chất lượng nhiều bài viết
đã có nhiều tiến bộ.
Kết quả xếp loại mônTiếng Việt nói chung và phân môn Tập làm văn nói
riêng của học kì 1 như sau:

Kết quả xếp loại
Môn

Tổng số HS


Giỏi
SL

Khá
%
10

SL

%

T.Bình
SL

%

Yếu
SL

%


Tiếng Việt

27

18

66,7


9

33,3 0

Tập làm văn

27

14

51,2

12

44,5

1

0

0

0

3,7

0

0


V. KẾT LUẬN
Trên đây là một số việc tôi đã làm để dạy môn Tập làm văn theo hướng
phát huy tính tích cực của học sinh. Thực tế giảng dạy, tôi thấy các em rất hào
hứng với hình thức học tập này. Thông qua các tiết tập làm văn, học tập dưới
hình thức thảo luận và nhóm đã nêu ở trên, vốn tiếng Việt của học sinh đã nâng
lên rõ rệt. Các em cảm thấy tự tin hơn khi học tiết này. Qua các đợt kiểm tra
định kỳ trong năm, tỉ lệ điểm khá giỏi tương đối cao.
Dạy học là một nghệ thuật, đặc biệt đối với bậc học tiểu học là bậc học
phương pháp. Vì vậy, để việc dạy học đem lại kết quả cụ thể, học sinh đọc viết
và thực hành tốt, yêu thích môn học thì đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự
đầu tư về thời gian, trí tuệ. Phải thực sự chuyên tâm với phương châm “Tất cả vì
học sinh thân yêu”. Khi lên lớp, người giáo viên phải xác định rõ: Không phải
dạy hoặc làm những gì mà giáo viên thích, giáo viên thấy dễ dàng cho mình,
hoặc bộc lộ sự hiểu biết của mình trước học sinh, mà phải dạy và nói những điều
học sinh cần biết, hướng dẫn học sinh cách làm để các em làm được, dạy Tập
làm văn ở lớp 2 cũng như vậy.
Tóm lại, muốn dạy tốt phân môn Tập làm văn nói riêng và các môn khác
nói chung trong chương trình tiểu học thì bản thân người giáo viên phải yêu
thích môn học mà mình đang dạy và có những kiến thức cơ bản cần thiết để hỗ
trợ học sinh. Đồng thời phải biết cách tổ chức các hoạt động học tập một cách
11


hợp lí cho học sinh. Ngoài ra, người giáo viên cần phải luôn có ý thức trau dồi
thêm kiến thức, luôn học hỏi, dự giờ chuyên đề của các đồng nghiệp, từ đó lựa
chọn nội dung và phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh.
Bắc lý, ngày 06 tháng 5 năm 2012
Giáo viên thực hiện


Đỗ Thị Ngọc Anh

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………….

Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD&ĐT ĐỒNG HỚI
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
12


…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………..

13




×