Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Tri thức bản địa về ứng xử xã hội trong cộng đồng người tày ở huyện nà hang tỉnh tuyên quang giai đoạn 1986 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.28 MB, 104 trang )

i

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÁI NGUYÊN
----------------



----------------

VŨ THỊ HÀ

TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ ỨNG XỬ XÃ
HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG NGƯỜI
TÀY Ở HUYỆN NÀ HANG - TỈNH
TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 1986 –
2010
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60.22.54

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. Hà Thị Thu Thuỷ

Thái Nguyên, tháng 8 năm 2011


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

tnu.edu.vn


-


ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................... 2
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài ............ 3
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................. 4
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................. 5
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................ 5
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................... 7
1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Nà Hang tỉnh Tuyên
Quang ........................................................................................................... 7
1.2. Khái quát về tộc người Tày ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang ....... 10
Chương 2: TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ ỨNG XỬ XÃ HỘI TRONG CỘNG
ĐỒNG NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN NÀ HANG - TUYÊN QUANG
GIAI ĐOẠN 1986 - 2010..................................................................................... .25
2.1.Ứng xử trong cộng đồng làng bản ......................................................... 25
2.2.Ứng xử trong dòng họ ............................................................................ 33
2.3.Ứng xử trong gia đình ............................................................................ 38
2.4.Ứng xử trong hôn nhân .......................................................................... 47
Chương 3: QÚA TRÌNH BIẾN ĐỔI CỦA TRI THỨC BẢN ĐỊA VỀ ỨNG
XỬ XÃ HỘI TRONG CỘNG ĐỒNG DÂN TỘC TÀY Ở NÀ HANG TUYÊN QUANG ................................................................................................... 60
3.1. Những yếu tố tác động tới quá trình biến đổi tri thức bản địa về ứng xử
xã hội .......................................................................................................... 60
3.2. Qúa trình biến đổi của tri thức bản địa trong ứng xử xã hội ............... 66
3.3. Một số nhận xét ................................................................................... 76
KẾT LUẬN............................................................................................................. 84

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tri thức tộc người là một thành tố không thể thiếu của văn hoá tộc người,
không những góp phần khẳng định mà còn là nhân tố quan trọng quyết định
việc duy trì, bảo tồn bản sắc văn hoá của một cộng đồng. Nghiên cứu văn hoá
tộc người không thể không tìm hiểu kho tàng tri thức dân gian. Những kết quả
nghiên cứu về tri thức tộc người sẽ bổ sung tư liệu góp phần hoàn thiện bức
tranh văn hoá tộc người.
Trong kho tàng tri thức đồ sộ, đa dạng và phong phú của các tộc người
thiểu số, tri thức về văn hoá ứng xử là một trong những bộ phận quan trọng.
Nó không những cho ta hiểu về văn hoá ứng xử của một tộc người nào đó mà
còn góp phần tạo nên nền văn hoá bản địa chung của các dân tộc thiểu số ở
Việt Nam.
Ngày nay, trong bối cảnh xã hội hiện đại, khoa học kỹ thuật tiên tiến
đang là động lực quan trọng trong sự nghiệp tăng trưởng kinh tế, đảm bảo trật

tự an ninh xã hội, giữ gìn môi truờng và bảo tồn văn hoá. Tri thức dân gian
của các dân tộc thiểu số đóng vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển
kinh tế xã hội của đất nước. Tri thức dân gian của các tộc người ở Việt Nam
đã và đang là một trong các nguồn lực quan tâm của sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá hiện nay ở nước ta. Chính vì vậy, tìm hiểu nghiên cứu về tri
thức các tộc người nói chung và của người Tày nói riêng là nhiệm vụ cần thiết
hiện nay. Tri thức về văn hoá ứng xử của họ cũng như vậy.
Trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Tày là một cộng đồng người
nói ngôn ngữ Tày - Thái, có dân số 1.196.342 người, đông nhất trong các dân tộc
thiểu số ở nước ta, sống tập trung ở khu vực Việt Bắc. Tuyên Quang là một tỉnh
miền núi phía Bắc có số lượng dân tộc Tày chiếm đông đảo, sống tập trung ở các
huyện như Sơn Dương, Hàm Yên, Nà Hang, Chiêm Hoá. Trong đó, người Tày ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2
huyện Nà Hang chiếm 55.2% tổng số dân của huyện và sống tập trung ở các
xã Đà Vị, Yên Hoa, Năng Khả, Lăng Can. Trải qua quá trình phát triển đồng
bào Tày ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang đã tích lũy và bảo tồn nhiều tri
thức truyền thống, tạo nên một nét văn hoá độc đáo, đa dạng. Theo Nghị
quyết Trung ương Đảng lần thứ 5 khóa VIII (1998) của Đảng đây là “tài sản
vô giá, gắn kết cộng đồng dân tộc, là cốt lõi của bản sắc dân tộc, cơ sở để tạo
ra những giá trị văn hóa truyền thống (bác học và dân gian) văn hóa cách
mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể” [63, tr 01].
Từ nhận thức trên góp phần vào việc nghiên cứu và bảo tồn văn hoá các
dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tôi quyết định chọn “Tri thức bản địa về ứng xử
xã hội trong cộng đồng người Tày ở huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang giai
đoạn 1986 - 2010” làm luận văn thạc sĩ.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ trước tới nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về dân tộc Tày của
nhiều tập thể, cá nhân. Trong đó phải kể đến một số công trình sau:
Tác phẩm “Văn hoá Tày - Nùng” của Lã Văn Lô, Hà Văn Thư, Nxb Văn
hoá, 1984, là công trình nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về xã hội,
con người, văn hoá của hai dân tộc Tày – Nùng nói chung ở Việt Nam.
Công trình “Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1992, đã cho thấy một cách khái quát về đời sống kinh tế-xã hội, vật
chất, tinh thần cổ truyền của các dân tộc Tày Nùng ở Việt Bắc. Đây là nguồn
tư liệu cần thiết giúp tác giả tiếp cận về đặc điểm văn hóa truyền thống của
dân tộc Tày ở Nà Hang- Tuyên Quang.
Công trình “Văn hoá truyền thống Tày - Nùng” của các tác giả Hoàng
Quyết, Ma Khánh Bằng, Hoàng Huy Phách, Cung Văn Lược, Vương Toàn,
Nxb Văn hoá dân tộc, 1993, đã đề cập đến một cách khái quát về đặc điểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3
của hai dân tộc Tày, Nùng ở Việt Bắc trên hai phương diện lớn của nền văn
hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Tác phẩm “Văn hoá dân gian Tày” của Hoàng Ngọc La, Hoàng Hoa
Toàn, Vũ Anh Tuấn đã trình bày về nguồn gốc tộc người, văn hoá vật chất
truyền thống và văn hoá tinh thần của người Tày ở Việt Bắc.
Tác phẩm “Các dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang” Hà Văn Viễn và Hà Văn
Phụng - Ban dân tộc tỉnh Tuyên Quang, xuất bản năm 1997, đã đề cập tới các
dân tộc tỉnh Tuyên Quang như Tày, Dao, Mông….bằng những tư liệu thực tế,


công trình viết với mục đích phục vụ công tác dân tộc của tỉnh Tuyên Quang
trong những năm gần đây.
Công trình “Văn hoá truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên
Quang”(2003) của Nịnh Văn Độ (chủ biên), Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội, là
chuyên khảo về văn hóa dân tộc ở Tuyên Quang. Tác phẩm đề cập một cách khái
quát về văn hóa dân tộc Tày dưới các góc độ, các loại hình văn hóa, đặc biệt là
văn hóa ứng xử của cộng đồng người Tày ở Nà Hang- Tuyên Quang.

Nhìn chung, đề tài được thừa hưởng một khối lượng lớn các công trình
nghiên cứu về người Tày. Đây là cơ sở để tác giả tiếp cận, nghiên cứu hoàn
thành tốt đề tài.
3. Đối tượng, mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tri thức bản địa về ứng xử xã hội của người Tày ở huyện Nà Hang tỉnh
Tuyên Quang bao gồm mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với gia
đình, dòng họ, cộng đồng làng bản.
3.2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu hệ thống những kinh nghiệm của người Tày ở Nà Hang Tuyên Quang trong ứng xử xã hội. Trên cơ sở đó, tiếp cận và làm rõ các hoạt
động văn hóa tinh thần có vị trí quan trọng đối với đời sống sinh hoạt cộng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4
đồng của người Tày, trong quá trình phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước hiện nay.
Qua nghiên cứu tác giả mạnh dạn đề xuất một số giải pháp bảo tồn và
phát huy những tri thức bản địa trong văn hóa truyền thống của người Tày ở
Nà Hang - Tuyên Quang.

3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và nguồn
gốc người Tày ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang, đề tài đi sâu nghiên cứu
những tri thức bản địa về ứng xử xã hội trong cộng đồng người Tày ở Nà Hang

- Tuyên Quang. Bên cạnh đó làm rõ quá trình biến đổi của tri thức bản địa về
ứng xử xã hội dưới tác động của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế hiện nay.
3.4. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian, đề tài nghiên cứu chủ yếu tại địa bàn huyện Nà Hang
hiện nay, tập trung nghiên cứu điển hình tại các xã có đông người Tày sinh
sống như Đà Vị, Yên Hoa, Năng Khả, Lăng Can.
- Về thời gian, đề tài nghiên cứu những tri thức bản địa về ứng xử xã hội
của người Tày ở Nà Hang từ 1986 đến 2010 nghĩa là từ thời kỳ đổi mới đất
nước tới năm 2010.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Nguồn tư liệu
- Tài liệu thành văn: Đề tài kế thừa nguồn tư liệu khá phong phú của đã
các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước bao gồm các công trình nghiên cứu
như sách báo, chuyên khảo, tạp chí, báo cáo khoa học, các đề tài nghiên cứu
về người Tày đã công bố, xuất bản.
- Tư liệu địa phương bao gồm các công trình nghiên cứu về lịch sử, văn
hoá tộc người ở tỉnh Tuyên Quang nói chung và huyện Nà Hang nói riêng.
- Tư liệu điền dã bao gồm các tài liệu thu thập được qua quan sát trực
tiếp, địa bàn nghiên cứu và phỏng vấn các nhân chứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





5
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để nghiên cứu đề tài, tác giả sử dụng 2 phương pháp chủ yếu là: Phương
pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Phương pháp lịch sử nghiên cứu khái quát
về huyện Nà Hang, nguồn gốc tộc người, các tập quán trong giáo dục cộng
đồng của người Tày nơi đây và những biến đổi của nó trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phương pháp lôgíc nhằm rút ra những nhận xét,
đánh giá kết quả về vấn đề nghiên cứu, giúp người đọc có cái nhìn hệ thống
và kết quả về những tri thức trong giáo dục cộng đồng của người Tày ở huyện
Nà Hang - Tuyên Quang.
Trên cơ sở đó, đề tài kết hợp sử dụng phương pháp điền dã dân tộc học
nhằm hệ thống hóa các tư liệu thông qua quan sát trực tiếp, phỏng vấn nhân
chứng tại địa phương nghiên cứu. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương
pháp khác như phân tích, so sánh, tổng hợp để hoàn thiện đề tài.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn hệ thống được những tri thức bản địa về ứng xử xã hội trong
cộng đồng người Tày và làm rõ được quá trình biến đổi của nó trong thời
điểm hiện nay. Từ đó đánh giá những mặt tích cực để bảo tồn và phát huy;
những mặt hạn chế để loại bỏ.
Luận văn góp phần vào việc giới thiệu bản sắc văn hóa của dân tộc Tày ở
huyện Nà Hang nói riêng và cộng đồng dân tộc tỉnh Tuyên Quang nói chung.
Là nguồn tài liệu cho dạy học lịch sử địa phương, giáo dục tư tưởng tình cảm
yêu quê hương, đất nước
Luận văn góp phần đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác bảo
tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của người Tày ở huyện Nà
Hang tỉnh Tuyên Quang.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn bao gồm 3 phần: Mở đầu, nội dung và kết luận. Riêng phần nội
dung được chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




6
Chương 2: Tri thức bản địa về ứng xử xã hội trong cộng đồng người Tày
ở Nà Hang - Tuyên Quang giai đoạn 1986 - 2010
Chương 3: Quá trình biến đổi của tri thức bản địa về ứng xử xã hội của
người Tày ở Nà Hang - Tuyên Quang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của huyện Nà Hang tỉnh
Tuyên Quang
Nà Hang là một huyện vùng cao nằm ở phía Bắc của tỉnh Tuyên Quang,
cách thị xã Tuyên Quang 113 km. Nằm trong hệ toạ độ từ 22 o14’ đến 22o42’
vĩ Bắc và 105o08’ đến 105o36’ kinh Đông. Phía Bắc huyện Nà Hang giáp với
các huyện Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng) huyện Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn), huyện Bắc
Mê (tỉnh Hà Giang); Phía Nam giáp với huyện Chiêm Hoá (tỉnh Tuyên
Quang); Phía Đông giáp với huyện Chợ Đồn (tỉnh Bắc Kạn); Phía Tây giáp
với huyên Bắc Quang (tỉnh Hà Giang).
Về địa hình, Nà Hang nằm trong vùng đồi núi cao của tỉnh Tuyên
Quang, độ chia cắt mạnh, nhiều sườn dốc và khe sâu. Địa thế Nà Hang có

hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam. Điểm cao nhất trong huyện là 1.060 m so
với mực nước biển, điểm thấp nhất là 50 m. 65% đất đai Nà Hang có độ dốc
25-30o, phía Bắc và phía Nam của huyện có rất nhiều dãy núi đá vôi hiểm trở.
Huyện được chia làm 3 khu:
Khu A: Ở phía Nam, gồm 5 xã Vĩnh Yên, Sơn Phú, Thanh Tương, Trùng
Khánh, Năng Khả và thị trấn Nà Hang, có độ cao từ 50 - dưới 300m. Khu vực
này có khí hậu ẩm, nhiều mưa và sương mù. Đây là vùng thấp nhất trong
huyện, có thị trấn huyện lỵ, các trọng điểm về kinh tế, chính trị, văn hoá và xã
hội của huyện. Dân cư khu vực này khá đông đúc, đường xá đi lại thuận lợi
nhiều hơn so với các khu vực khác.
Khu B: Ở phía Bắc, gồm các xã Thượng Lâm, Khuôn Hà, Lăng Can,
Phúc Yên, Thuý Loa, Xuân Tân, Xuân Tiến và Xuân Lập, có độ cao 300 -

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8
400m trở lên. Khu vực này có nhiều núi đá vôi, độ chia cắt lớn, giao thông
kém phát triển, đi lại khó khăn.
Khu C: Ở phía Đông - Bắc, gồm các xã Thượng Giáp, Thượng Nông,
Yên Hoa, Đà Vị, Hồng Thái, Côn Lôn và Sinh Long, có độ cao 300 - dưới
800m. Đây là khu vực đồi núi, chia cắt mạnh, giao thông chưa phát triển.
Về khí hậu, do ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu của huyện Nà Hang
không đồng nhất giữa các vùng, nó phụ thuộc vào độ cao và đặc điểm của các
dãy núi, khí hậu các mùa trong năm có sự phân hoá rõ rệt. Mùa lạnh bắt đầu
từ tháng 10, kéo dài đến hết tháng 5 năm sau. Nửa đầu mùa lạnh là thời kỳ
khô hanh, ban ngày nhiệt độ ấm áp, nhưng ban đêm nhiệt độ thường thấp, với
độ chênh lệch giữa ngày và đêm từ 5 oC - 10oC, nhiệt độ trung bình năm vào

khoảng 22o C, tối đa 38oC (tháng 7) và tối thiểu 0oC (tháng 12) với nhiệt độ
trung bình vào mùa đông là 16o C. Lượng mưa trung bình trong năm khoảng
1800 (mm/năm), cao nhất là vào tháng 5 đến tháng 9 (83%), và thấp nhất vào
tháng 1, tháng 2, có mưa đá. Gió mùa đông bắc thổi từ tháng 12 đến tháng 3
năm sau. Gió mùa đông nam bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11. Độ
ẩm trung bình khoảng 85%, có sương muối xuất hiện bình quân 6 ngày trong
năm (tháng 11, 12), ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông lâm nghiệp.
Về sông ngòi, Nà Hang có hai con sông là sông Gâm và sông Năng. Sông Gâm
chảy qua huyện trên độ dài 53 km, qua các xã Thuý Loa, Xuân Tân, Xuân Tiến,
Thượng Lâm, Trùng Khánh, Năng Khả, Vĩnh Yên, Thanh Tương và thị trấn Nà
Hang sau đó chảy qua huyện chiêm Hoá rồi hợp lưu với sông Lô. Đây là đường
thuỷ duy nhất nối huyện Nà Hang với tỉnh lỵ Tuyên Quang. Sông Năng bắt nguồn
từ cửa hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) chảy vào huyện Nà Hang theo hướng Đông Tây
trên độ dài 25 km. Sông Năng chảy qua các xã Đà Vị, Khau Tinh, Sơn Phú, Vĩnh
Yên và hợp lưu với sông Gâm tại chân núi Pắc Tạ gần huyện lỵ. Ngoài sông Gâm
và sông Năng, huyện Nà Hang còn có hai con suối lớn là suối Khuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9
Trang và Bắc Vẵng ( Nặm Vang) cùng hàng chục suối nhỏ khác. Sông suối
của huyện có tốc độ dòng chảy lớn, nhiều thác nghềnh thường lũ vào mùa
mưa. Ngoài cung cấp nước phục vụ đời sống, sản xuất nông, lâm nghiệp, sông
suối Nà Hang còn có nguồn thuỷ sản phong phú và là đường giao thông quan
trọng giữa các vùng, đồng thời cho phép phát triển thuỷ điện nhỏ cũng như
những công trình thuỷ điện lớn.
Về tài nguyên động thực vật, do đặc điểm khí hậu, địa hình chi phối nên
quần thể động thực vật ở Nà Hang rất đa dạng và phong phú. Thực vật tự

nhiên có nguồn tài nguyên rừng, Nà Hang có 38.125,67 ha rừng sản xuất,
22.399,45 ha rừng đặc dụng và 62.969,12 ha rừng phòng hộ. Trong rừng có
nhiều loại gỗ quý như: nghiến, lát, mun, đinh, sến, thông…, các lâm thổ sản:
nấm hương, mộc nhĩ...và các loài động vật quý hiếm: hổ, báo, trăn, gấu, đặc
biệt đây là nơi duy nhất có loài Voọc mũi hếch sinh sống với quần thể lớn
được ghi tên trong sách đỏ của thế giới [6, tr 44].
Về tài nguyên khoáng sản, Nà Hang có 4 điểm ăngtimoan, với trữ lượng
khoảng 1 triệu tấn, có 1 điểm măng gan, trữ lượng khoảng 1,5 triệu tấn, ngoài
ra còn có các loại khoáng sản như: thiếc, vàng sa khoáng…Tuy vậy, trữ lượng
khoáng sản không lớn, khó khai thác vì địa hình phức tạp, giao thông vận tải.
Về đất đai, thổ nhưỡng, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là: 146.368
ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là: 7.257.42 ha, đất lâm nghiệp là:
85.665.38 ha, còn lại là núi đá, sông suối và đất chuyên dụng khác [14, tr 44]. Do
tác động của môi trường địa lý nên đất đai ở huyện Nà Hang phân hoá thành
nhiều loại khác nhau: Đất feralit được hình thành từ quá trình feralit hoá, đất phù
sa được hình thành do vận chuyển và lắng đọng của nước chảy, phân bố chủ yếu
ở ven các sông suối hoặc vùng trũng úng ngập. Đây là khu vực đất đai có tầng
dày và độ phì nhiêu khá cao. Diện tích đất nông nghiệp của huyện tuy không lớn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10
song có độ dày canh tác cao, màu mỡ, thích hợp với việc phát triển cây lương
thực, cây công nghiệp. Bên cạnh đó, huyện còn có thảm thực vật phong phú
để phát triển chăn nuôi đại gia súc. Đất đai và khí hậu một vài nơi cho phép
trồng các loại cây ăn quả ôn đới (mận, đào, lê…). Nằm trên vòng cung sông
Gâm, Nà Hang có nhiều dãy núi lớn, có nhiều đỉnh núi cao trên 1000m.
Những dãy núi đất và núi đá xen lẫn nhau tạo thành nhiều thung lũng lớn như:

Thượng Lâm, Lăng Can, Vĩnh Yên…rất thích hợp cho việc canh tác các loại
cây nông nghiệp.
Nhìn chung, tài nguyên thiên nhiên phong phú là tiềm năng để Nà Hang
phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp. Tuy nhiên sự phức tạp của tự nhiên ở đây
cũng gây không ít khó khăn cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Song chính môi trường cảnh quan và lịch sử tộc người đã hình thành nên bản
sắc văn hoá của các dân tộc ở nơi đây.
1.2. Khái quát về tộc người Tày ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang

1.2.1. Nguồn gốc, địa bàn cư trú
Huyện Nà Hang có 18 dân tộc anh em cùng sinh sống bao gồm người
Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh…thuộc các nhóm ngữ hệ khác nhau: Tày- Thái,
Mông - Dao, Việt - Mường…Theo số liệu thống kê năm 2009 huyện Nà Hang
có 60.151 nhân khẩu được phân bố theo dân tộc như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




12
Bảng 1: Thành phần các dân tộc ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang
STT


Dân tộc
Tổng số

Tổng số

Tỷ lệ

60.151

100%

1

Kinh

6.080

10.1%

2

Tày

33.196

55.2%

3


Nùng

295

0.49%

4

H’Mông

4.527

7.52%

5

Các dân tộc khác

16.053

26.68%

Ghi chú

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang )
Bảng số liệu trên cho thấy, người Tày ở huyện Nà Hang có số dân đông
nhất 33.196 người, chiếm 55,2% tổng dân số toàn huyện, cư trú ở hầu khắp
các xã, thị trấn trong huyện. Nên các yếu tố kinh tế, văn hóa, xã hội đặc biệt là
văn hóa ứng xử của người Tày đã có tác động nhất định tới đời sống của các
dân tộc trong huyện.

Người Tày, Nùng vốn thuộc nhóm Âu - Việt trong khối Bách Việt mà địa
bàn cư trú là miền Bắc Việt Nam và miền Hoa Nam Trung Quốc. Vào thế kỷ thứ
III trước công nguyên liên minh bộ lạc Âu- Việt của nhóm Tày- Nùng (với nền
văn minh nương rẫy) đã cùng với liên minh bộ lạc Việt của nhóm Việt-Mường
(với nền văn minh lúa nước) nằm trong khối Bách Việt thành lập nên “ Vương
quốc” Âu Lạc. Người thủ lĩnh đứng đầu là thủ lĩnh An Dương Vương.
Thời Lý - Trần, nhất là thời Lê Sơ, nhà nước phong kiến Việt Nam đặt chế
độ “ thế tập phiên thần” tức chế độ thổ ty, phái một số công thần hay con cháu
của họ chọn những phần tử trung kiên nhất đem theo gia đình, thân tộc lên chiêu
dân lập ấp ở các tỉnh biên giới. Sau mỗi trận chiến thắng, quét sạch quân xâm
lược ra khỏi bờ cõi, các vị lưu quan này đời đời kế tục cai trị địa phương hết lòng
trung thành với chính quyền trung ương làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới. Một sự
hoà hợp dân tộc đáng chú ý xảy ra vào thế kỷ XVI - XVII, triều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13
đình lưu vong họ Mạc bị quân Lê - Trịnh đáng đuổi chạy lên chấn giữ vùng Cao
Bằng trong vòng gần một thế kỷ. Sau khi họ Mạc bị diệt vong, con cháu và quan
quân dư Đảng họ Mạc có thể hàng vạn người đã thay tên đổi họ để tránh sự truy
lùng, sống hoà vào nhân dân địa phương đồng hoá với người Tày.

Cùng nguồn gốc chung, nhưng quá trình tộc người của người Tày ở Nà
Hang có những nét riêng. Qua các nguồn sử liệu cho thấy đại bộ phận người
Tày đã định cư lâu đời ở đây và họ không thể nhớ nổi thời gian mà tổ tiên
khai thiên phá thạch, lập bản. Tuy nhiên, cũng có một số bộ phận cư dân Tày
ở Nà Hang hiện nay có cùng nguồn gốc từ dân tộc khác. Tại xã Vĩnh Yên
trong một khu vực được dân địa phương gọi là Pác Ban (cửa suối ngọt) còn

lưu truyền một câu chuyện kể rằng. Cách đây khoảng 300 năm có một người
Nùng tên là Nông Văn Buồm đã dẫn người đến khai phá vùng đất nay thuộc
Bản Chư. Một bộ phận người Nùng chỉ cư trú ở đó một thời gian rồi chuyển
đi nơi khác, song một số vẫn ở lại và nhập vào với người Tày. Như vậy, ít nhất
cũng đã có một bộ phận người Tày ở Vĩnh Yên vốn gốc dân tộc Nù ng. Một
bộ phận dân cư tự nhận là người Tày song không phải dân bản địa mà mới
chuyển từ Cao Bằng hoặc Hà Giang đến Nà Hang cách ngày nay vài ba thế
kỷ. Gia đình ông Tô Minh Tuyên (71 tuổi) ở bản Na Pài là một ví dụ. Theo lời
kể, dòng họ nhà ông vốn ở Chợ Đồn (Cao Bằng), tổ tiên ông mới chuyển đến
Nà Hang tính đến ông được sáu đời tức khoảng 200 năm. Thậm chí ông cũng
không dám chắc tổ tiên mình vốn là người gốc Tày, Nùng hay Hoa bởi theo
ông người Tày rất hiếm họ Tô. Tại thôn Khánh Hòa 2, xã Trùng Khánh cũng
có một vấn đề tương tự. Đa số cư dân thôn này thuộc họ Phúc, một dòng họ
không thật phổ biến ở dân tộc Tày. Tuy nhiên, để biết về nguồn gốc của họ
cần phải có những nghiên cứu của các nhà khoa học.
Theo cuốn thư tịch Hán Nôm “Nguyễn Quảng tộc phả” (gia phả dòng họ
Nguyễn Quảng) ở xã Côn Lôn, huyện Nà Hang có ghi: …Nguyễn Quang Khải
trong cuộc khởi nghĩa của Nùng Văn Vân là người Kinh (người Việt) quê ở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14
Quảng Nam đã lên đây làm rể đời trong một gia đình người Tày. Để tưởng
nhớ tới quê hương của mình nên đã dùng chữ Quảng làm tên đệm…”. Ngày
nay, các con cháu dòng họ Nguyễn Quảng đều tự nhận mình là người Tày,
mọi phong tục, tập quán, lối sống sinh hoạt đều giống người Tày. Như vậy,
đồng bào Tày ở Nà Hang một bộ phận là người Tày cư trú từ lâu đời, bộ phận
còn lại là người Kinh bị “Tày hoá” [18, tr 23].

Người Tày hiện nay sống dải rác khắp nơi trong huyện Nà Hang, tập
trung chủ yếu ở các xã Đà Vị, Yên Hoa, Năng Khả, Lăng Can. Địa vực cư trú
của người Tày thường là vùng thấp, nơi có các thung lũng nhỏ, soi bãi rộng,
nơi gần nguồn nước… đặc biệt bản của người Tày thường quần cư ở ven lưu
vực của hai con sông lớn đó là sông Gâm và sông Năng, ngoài ra đồng bào
còn tập trung cư trú ở một số con suối lớn như suối Nặm Vang, Bắc Vãng.
Bảng 2: Thống kê dân số người Tày theo xã ở huyện Nà Hang tỉnh Tuyên Quang

Stt

Tên xã, thị trấn

Tổng số dân Dân số người Tày

Tỉ lệ (%)

1

Thị trấn Nà Hang

7.266

3.525

48.5%

2

Sinh Long


2.677

97

3.62%

3

Thượng giáp

1.863

1.338

71.8%

4

Phúc Yên

2.781

1.055

37.9%

5

Thượng Nông


4.310

2.474

57.4%

6

Xuân Lập

1.916

180

9.4%

7

Côn Lôn

1.967

1.569

79.7%

8

Yên Hoa


4.799

3.041

63.3%

9

Khuôn Hà

3.565

2.556

71.7%

10

Hồng Thái

1.502

32

2.1%

11

Đà Vị


5.290

3.804

72%

12

Khau Tinh

1.395

557

13

Lăng Can

4.813

3.731

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

39.9%
77.5%



15

14 Thượng Lâm

5.147

4.323

84%

15 Sơn Phú

2.781

476

17.1%

16 Năng Khả

5.149

3.271

63.5%

(Nguồn: Phòng thống kê huyện Nà Hang, tỉnh Tuyên Quang 2009 ).
Bảng số liệu trên cho thấy, người Tày ở Nà Hang tập trung đông nhất ở
các xã Thượng Lâm (4.323 người, chiếm 84% tổng số dân trong xã), Đà Vị
(3.804 người, chiếm 72% tổng số dân trong xã), Lăng Can (3.731 người,
chiếm 77,5% tổng số dân trong xã), số ít sinh sống ở các xã Sinh Long, (97
người, chiếm 3,62% tổng dân trong xã), Hồng Thái (32 người, chiếm 2,2%

tổng dân trong xã). Việc phân bố không đồng đều giữa các xã, thị trấn không
làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày nơi đây.
Cùng với các dân tộc khác trong huyện mỗi dân tộc đều lựa chọn địa bàn
cư trú phù hợp với phong tục tập quán riêng. Sự xen kẽ nhiều dân tộc trên cùng
một địa bàn ngày càng trở nên phổ biến, đan xen vào nhau góp phần làm cho văn
hóa truyền thống của đồng bào nơi đây phong phú, đa dạng và độc đáo.

1.2.2 Bản sắc văn hóa của cộng đồng người Tày ở Nà Hang tỉnh
Tuyên Quang
1.2.2.1 Văn hóa vật chất
Người Tày ở Nà Hang làm ruộng nước là chính. Ruộng của đồng bào có
nhiều loại. Ruộng nước (nà nặm) là loại ruộng có nước tưới tiêu quanh năm, có
thể cấy được hai vụ, cho năng suất cao. Ruộng khô (nà lẹng) là loại ruộng bậc
thang trên sườn đồi, bìa rừng. Loại ruộng này thường phải phụ thuộc vào nước
mưa, vì vậy thường chỉ cấy được một vụ hoặc xen canh một vụ lúa, một vụ ngô,
khoai , đỗ, vào mùa khô. Do phải phụ thuộc vào thời tiết nên loại ruộng này cho
năng xuất bếp bênh, không đảm bảo thời vụ. Ruộng bùn (nà pùng) là loại ruộng
chằm ngập nước tự nhiên, thường là dưới thung lũng, cạnh sômg
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16
ngòi, mương máng, nước luôn luôn chảy hay thấm vào. Loại ruộng này
thường hay bị chua cho năng suất thấp.
Về kỹ thuật canh tác ruộng nước ở người Tày đạt tới trình độ khá cao,
không thua kém nhiều so với các dân tộc ở vùng thấp khác. Người Tày
thường cấy hai loại lúa nếp và lúa tẻ, với nhiều giống khác nhau, có đặc tính
khác nhau. Người Tày ở Nà Hang chủ yếu phân loại theo thời gian, loại ngắn

ngày và loại dài ngày. Ngày nay, do khoa học kỹ thuật đã bắt đầu phát triển và
thâm nhập vào vùng nông thôn Tày, nhiều nơi đã từ bỏ giống cũ, nhập những
loại mới có thời gian ngắn hơn, năng suất cao hơn, chống sâu bệnh và chịu
úng, chịu hạn tốt hơn. Bên cạnh việc canh tác lúa nước, bà con vẫn duy trì
những hình thức trồng trọt nương dẫy hoặc làm soi bãi để trồng ngô, khoai,
sắn, rau, đỗ các loại và trồng bông dệt vải; Xung quanh nhà ở trồng cây ăn
quả, tre và các cây lấy gỗ khác. Ngoài trồng trọt đồng bào còn chú trọng phát
triển chăn nuôi gia súc như trâu, bò lấy sức kéo, ngựa để thồ hàng, dê, lợn để
lấy thịt, chó để giữ nhà, đi săn. Các loại gia cầm hầu hết đều có gà, vịt, ngan,
ngỗng… Ngày nay, chăn nuôi đã trở thành hoạt động kinh tế mang lại thu
nhập lớn cho các gia đình. Không những chỉ để thịt, cung cấp thực phẩm cho
các dịp tế lễ, cưới xin họ còn bán ra thị trường. Nhiều hộ nông dân đã phát
triển chăn nuôi trâu, bò, gà, ngan, vịt, cỏ…theo hướng sản xuất hàng hóa. Hầu
hết các gia đình người Tày đều chú trọng tới môi trường sinh thái quanh nhà ở
có vườn tược và ao cá, do đó ở những nơi thuận tiện nguồn nước đồng bào
đều đào ao, thả cá, cải thiện đời sống. Hiện nay chăn nuôi chiếm tỷ trọng thu
nhập khá lớn trong nhiều gia đình Tày. Tuy vậy, so với nghề trồng trọt thì
chăn nuôi vẫn chỉ là một hoạt động phụ.
Bên cạnh các hoạt động kinh tế sản xuất, chăn nuôi, người Tày còn duy
trì phát triển các hình thức kinh tế chiếm đoạt như: săn bắn, đánh cá, hái lượm
truyền thống. Làm các nghề phụ gia đình: dệt vải, đan lát, nghề rèn đúc, nghề
mộc, thêu thùa, khâu vá…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




17
Nghề trồng bông dệt vải của đồng bào Tày ở đây rất phát triển, gia đình
nào cũng có từ một đến hai khung dệt, sản phẩm bao gồm các loại vải thô, vải

may quần áo, mặt chăn, mặt địu…Để sử dụng và trao đổi với các dân tộc láng
giềng. Theo các cụ già ở xã Thượng Lâm huyện Nà Hang kể lại: nghề dệt ở đây
còn gắn với phong tục nếp nghĩ xưa của đồng bào Tày: “Con gái đi lấy chồng
phải có từ 15 đến 20 cái chăn, màn để tặng bố mẹ chồng và làm của hồi môn về
sau này cho mình và có đồ để sử dụng, bởi khi có con sẽ ít có thời gian trồng
bông dệt vải để làm chăn màn.” Hoa văn trên thổ cẩm của người Tày ở Nà HangTuyên Quang có nhiều loại với nhiều mô típ hoa văn khác nhau như hoa văn
hình quả trám, hoa tám cánh….tạo nên bản sắc riêng của người Tày ở

Nà Hang- Tuyên Quang.
Nghề dệt vải tồn tại như một dấu ấn của sự phát triển tộc người. Nó là
sự biểu hiện của sức sáng tạo lớn lao trong lịch sử kinh tế, văn hóa của cộng
đồng tộc người. Trong tác phẩm: “ Nguồn gốc gia đình, của sở hữu tư nhân và
của nhà nước” F.Ănghen đã chỉ ra rằng: “Từ thời đại dã man sang thời đại
văn minh được đánh dấu bởi hai thành tựu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
mang tính cách mạng trong lịch sử phát triển của nhân loại. Thành tựu thứ
nhất là khung dệt, thành tựu thứ hai là chế tạo đồ kim loại. Mà thành tựu thứ
nhất là khung dệt của nghề dệt được đánh giá như một phát minh lớn đưa
nhân loại tiến những bước quan trọng trong quá trình phát triển của lịch sử”.
Nghề đan lát của người Tày ở Nà Hang đã có từ lâu đời, cho tới ngày nay
vẫn còn tồn tại, nguyên liệu đan lát là tre, nứa, giang, mây…sẵn có trong thiên
nhiên, từ người già, trẻ, trai, gái đều có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để làm.
Nhất là đối với các thiếu nữ, đan lát còn thể hiện sự khéo léo của mỗi người trên
mỗi sản phẩm, dùng các loại nan màu để đan cải hoa văn và cải chữ. Sản phẩm
chủ yếu dùng cho sinh hoạt hàng ngày như Dậu, rổ, rá, nong, nia, thúng…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





18
Nghề mộc tuy đã có từ lâu đời, cho đến nay vẫn còn tồn tại, song các sản
phẩm chưa đạt tới trình độ cao, mang tính chất tự túc, tự cấp, chủ yếu là làm
nhà, đóng các loại hòm gỗ, quạt hòm…
Trước kia, nghề rèn ở Nà Hang cũng khá phát triển trong từng gia đình
nhưng chủ yếu là sửa chữa lại một số dụng cụ phục vụ cho nông nghiệp. Hiện
nay, nghề rèn ở đây hầu như đã bị mai một, các loại dụng cụ đồng bào đều
mua của người Việt.
Phương tiện vận chuyển chính của người Tày là đôi dậu gánh để chuyển
chở sản phẩm nặng đòi hỏi phải mang vác hoặc sử dụng khi đi nương, đi chợ.
Còn đối những thứ nhẹ và sạch sẽ thì chiếc túi vải lại đóng vai trò khá quan
trọng.
Việc dùng ngựa thồ cũng thấy ở nhiều nơi, nhưng hiện nay đã không còn
phổ biến do có ít đồng cỏ để chăn thả ngựa. Trong thời kỳ hợp tác xã nông
nghiệp, ở nơi đây cũng xuất hiện một số loại xe thô sơ giống như máng gỗ để
chở phân từ nhà ra đến cánh đồng. Một loại xe khác như xe quyệt dùng để sức
kéo của trâu hoặc bò để chở củi, hoa màu…cũng được đồng bào tận dụng. Tại
một số đoạn đường khó đi, người ta còn dùng trâu trực tiếp kéo gỗ hoặc tre,
nhất là kéo cột nhà. Còn những bản ở ven sông ven suối lớn thì từ lâu người ta
đó biết tận dụng sức nước để chở bè gỗ nứa và nhiều thứ lâm thổ sản khác.Và
phương tiện đi lại trên sông thường là chiếc thuyền độc mộc. Vào mùa nước
lũ, để qua sông thì chiếc mảng lại là phương tiện quý giá.
Về trao đổi, buôn bán, hiện nay ở Nà Hang có 7 điểm họp chợ, các chợ
trong vùng thường có phiên họp theo một quy ước thống nhất, ít trùng lặp, được
cư dân trong vùng chấp nhận, và trở thành hoạt động không thể thiếu trong tiềm
thức của họ. Ví dụ như chợ phiên ở xã Đà Vị được họp vào các ngày mùng 9, 19,
29 hàng tháng âm lịch. Chợ phiên ở Lăng Can họp vào các ngày 5, 15, 25 hàng
tháng. Các chủ cửa hàng buôn bán tại các chợ thường là người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





19
Kinh, Tày, Hoa…Tại các phiên chợ có bán đầy đủ các sản phẩm như: các loại
thực phẩm, gia súc, gia cầm, lâm thổ sản, các loại dược liệu, dầu muối, chỉ thêu,
các dụng cụ phục vụ sản xuất như: cày, bừa, dao, cuốc…Chợ không chỉ là nơi
trao đổi hàng hoá mà còn là nơi gặp gỡ của những người thân, nơi vui chơi, giải
trí, giao tiếp, học hỏi, nơi thanh niên nam nữ gặp gỡ tìm bạn đời trăm năm. Về
nhà ở, phần lớn cư dân Tày hiện nay ở nhà sàn. Nhà sàn của người Tày

ở Nà Hang có hai loại: Nhà to (Rườm cái), nhà nhỏ (Rườm ý nọi). Nhìn vào
ngôi nhà sàn của người Tày ở đây có hai phần chính: phần dưới (gầm sàn) nơi
đồng bào thường để công sản xuất, nhốt thả gia súc, gia cầm. Phần trên là nơi
ở được thông vách có cửa chính, cửa sổ.
Nhà sàn của người Tày ở Nà Hang phổ biến là kiểu nhà ba gian hai chái. Nhà
to có nhiều gian và vì kèo, có từ năm đến bảy cột to đường kính từ 30-45cm, các
vì ở giữa trốn cột (không có cột cái và vì ở giữa). Nhà nhỏ có ít gian, ít vì kèo, ít cột
và cột nhỏ có đường kính từ 25-30 cm không bào gọt cầu kỳ như nhà to. Hệ thống
cột được liên kết với nhau bằng dầm và các xà xuyên, nhà nhỏ đồng bào thường
không đục lỗ mà chỉ buộc dây kết hợp với ngoãm. Trước kia nhà sàn của người Tày
ở Nà Hang phần lớn là cột chôn, nhưng hiện nay nhiều nhà đã dùng đá để chôn chân
cột. Trong nhà được chia thành hai phần rõ rệt: Phần trong và phần ngoài. Phần
ngoài có bàn thờ tổ tiên, bếp gần như được được đặt ở giữa khu phía sau bàn thờ,
xung quanh có chỗ ăn uống và dệt vải . Chỗ ngủ của nữ, trẻ em, kho chứa đồ gia
dụng và lương thực thực phẩm, nơi tiếp khách nữ được ngăn thành buồng riêng ở
bên trong. Chỗ ngủ của nam và tiếp khách của nam giới được nằm
ở phần ngoài. Nhà có hai cửa chính, cửa trước, cửa sau và có nhiều cửa sổ nên nhà
rất thoáng. Cửa sau cũng là khu vực làm những công việc trong nhà như sàng xẩy,
tỉa ngô, chọn giống, chế biến lương thực thực phẩm, đan lát…Ngoài ra trên mỗi

ngôi nhà còn có những phần phụ nhưng hết sức quan trọng, đó là máng đựng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




20
nước rửa chân, cầu thang, khu sàn để nước, nơi để dụng cụ lao động cầm tay
và sàn phơi ngoài trời .
Nhà sàn của người Tày mang bản sắc văn hóa tộc người đậm nét, là kết
quả của quá trình lao động và sáng tạo, là nơi chứa đựng tình cảm, mối quan
hệ ứng xử thường nhật. Ngôi nhà mang dáng dấp vững chãi, thoáng đãng và
là niềm tự hào của người Tày.
Ngôi nhà sàn truyền thống của người Tày qua đó ta thấy khả năng và trí
tuệ của những “Kiến trúc sư” người nghệ nhân dân gian Tày đã biết sáng tạo
hết sức tài tình ngay trong điều kiện thô sơ của xã hội có nền kinh tế tự cấp, tự
túc là chủ yếu “Mối quan hệ giữa con người, nếp nhà và tự nhiên, quả là mối
quan hệ đa dạng mà nghệ thuật kiến trúc Việt Nam đã phát hiện và giải quyết
hài hòa, cân xứng trong những điều kiện cụ thể của khí hậu, thời tiết, địa
hình, cảnh vật và tài nguyên…” [38, tr 64].
Về trang phục, trang phục truyền thống của người Tày chủ yếu là dùng vải
chàm đen không trang trí hoa văn. Trang phục nam giới mặc quần chân què, cạp
lá toạ, áo cánh bốn thân, áo dài năm thân, áo may theo kiểu xẻ ngực, cổ tròn
không có cầu vai, có bẩy chiếc khuy vải, có hai túi ngực và hai túi ở hai vạt
trước. Khăn quấn trên đầu may bằng vải chàm đen hoặc tơ tằm, khi quấn người
ta xếp chéo hình chữ nhân chéo trên chán. Trang phục của nữ giới màu chàm đen
không trang trí hoa văn gồm: áo cánh, áo dài năm thân, quần, váy, thắt lưng,
khăn vấn tóc và khăn vuông đội trên đầu. áo cánh là loại bốn thân xẻ ngực, cổ
tròn, có hai túi nhỏ ở hai vạt, ống tay nhỏ.áo cánh thường mặc ở nhà, khi đi làm

hoặc mặc lót bên trong áo dài khi dự lễ hội, đám cưới, áo cánh của các thiếu nữ
thường may màu trắng, khi mặc bên trong áo dài họ thường để lộ hai mép gấu áo
hai bên sườn tạo thêm nét trẻ trung, duyên dáng. áo dài nữ là loại áo năm thân,
có năm cúc bằng nút vải hoặc bằng đồng cài bên nách phải. Cổ áo tròn, ống tay
dài và hẹp. Phụ nữ thường mặc quần ống rộng, một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




21
người già mặc váy xoè rộng dài. Đồ trang sức có vòng cổ, vòng tay, nhẫn và
dây xà tích bằng bạc.
Về ẩm thực, người Tày ở Nà Hang ăn cơm là chính trong các bữa ăn
hàng ngày. Trong các ngày lễ tế, mừng nhà mới, hoặc trong vụ gieo trồng lúa
ngô đồng bào Tày ở đây thường đồ sôi để ăn.
Thức ăn của đồng bào gồm có: trứng, đậu, lạc, các loại rau tự trồng, rau
thu hái tự nhiên (rau dớn, mộc nhĩ, nấm hương…) các loại thịt gia súc, gia
cầm do chăn nuôi; thịt thú rừng, chim săn bẫy được; các loại cá, tôm bắt được
ở sông, suối. Các món ăn thường được đồng bào chế biến dưới dạng khác
nhau như: sào, nấu, luộc, hầm, rán…
Trong ngày lễ tết nguyên đán người Tày còn chế biến nhiều món ăn
khác như một số loại bánh, làm đậu phụ, đánh tiết canh, làm thịt lợn quay…
Trong sinh hoạt hàng ngày đồng bào Tày ở huyện Nà Hang thường uống
nước trà, các loại lá vối, chè dây, thân khúc khắc, nước đun sôi để nguội…

Người Tày ở Nà Hang thường có tập quán uống trà vào mùa đông, người
ta hay vần ấm trà bên cạnh bếp lửa để uống. Trong sinh hoạt thường ngày,
ngoài nước uống thông thường, người Tày còn uống rượu (kin lẩu) trong bữa
ăn. Và rượu là đồ uống không thể thiếu được trong sinh hoạt văn hóa cộng

đồng người Tày nói chung và người Tày ở huyện Nà Hang nói riêng.
Hầu hết nam giới đều biết uống rượu. Rượu được nấu từ gạo, ngô, trước kia
nấu cả bằng sắn, đồng bào tự làm men bằng lá gọi là men lá, sau này người ta ít
dùng men lá hơn. Đồng bào Tày còn có một loại rượu đặc sản đó là rượu ngô,
người ta dùng ngô chưa xay trộn với thân cây móc rừng đã đẽo bỏ phần vỏ, băm
nhỏ nấu chín cả ngô và móc, dỡ ra để nguội, tra men vào ủ, khoảng 5-6 ngày
đem nấu cất thành rượu, rượu có mùi thơm, hương vị đặc trưng, vùng Nà Hang
có rượu ngô ngon nổi tiếng. Nhìn chung, người Tày cũng giống như các dân tộc
khác họ biết dùng những sản vật tự nhiên có sẵn để chế ra các loại đồ uống hợp
với mùa, hợp với điều kiện sinh hoạt của gia đình, của cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×