Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Nguyên tắc luật tòa án trong tố tụng dân sự quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.77 KB, 26 trang )

Nguyên tắc luật tòa án trong tố tụng dân sự quốc tế

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cùng với xu hướng hội nhập quốc tế về văn hóa, kinh tế, khoa học, công
nghệ,…là sự hòa nhập, tham gia, gắn kết của cộng động người trên khắp thế giới.
Trong bối cảnh đó, ngày càng có nhiều công dân Việt nam ra nước ngoài học tập,
làm ăn, kết hôn…, đồng thời Việt Nam cũng thực hiện các chính sách mở cửa cho
phép các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam tìm kiếm cơ hội đầu tư, công
tác, học tập, du lịch… dẫn đến sự gia tăng không ngừng về số lượng của các quan
hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
Nội dung của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài khá đa dạng trong đó
các tranh chấp hay yêu cầu dân sự có yếu tố nước ngoài là một vấn đề mang tính
phức tạp bởi sự khó khăn trong cân bằng, đảm bảo lợi ích giữa các bên. Đồng thời
vì bản chất là quan hệ có yếu tố nước ngoài, nên về mặt chủ thể hay nội dung
quan hệ thường chịu sự điều chỉnh của pháp luật hai hay nhiều quốc gia dẫn đến
yêu cầu phải giải quyết xung đột pháp luật. Giải quyết vấn đề này tư pháp quốc tế
đã đặt ra nhiều quy phạm xung đột với các hệ thuộc luật như hệ thuộc luật quốc
tịch, nơi thường trú, nơi vi phạm pháp luật, trong đó nguyên tắc luật tòa án được
xem nguyên tắc đặc trưng, quan trọng nhất của tố tụng dân sự quốc tế, là nguyên
tắc nền tảng, cơ sở cho việc giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Với ý nghĩa đó, trên cơ sở mong muốn tìm hiểu các quy định về quan hệ
dân sự có yếu tố nước ngoài nói chung và vấn đề áp dụng pháp luật để giải quyết
các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài nói riêng, làm tiền đề cho hoạt động kiểm
sát việc tuân thủ pháp luật của Kiểm sát viên, trong phần trình bày sau đây, em xin
được làm rõ, phân tích nguyên tắc luật tòa án trong tố tụng dân sự quốc tế.

1


B. NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC LUẬT TÒA ÁN TRONG TỐ


TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ
1. Các khái niệm
1.1. Tố tụng dân sự quốc tế
Theo pháp luật tố tụng dân sự, tố tụng dân sự không có yếu tố nước ngoài
được hiểu là những hoạt động của tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự
nói chung và việc bảo đảm thi hành các bản án, các quyết định dân sự của tòa án
theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
Với cách hiểu đó, tố tụng dân sự quốc tế là hoạt động của tòa án trong việc
giải quyết các vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu
tố nước ngoài và việc bảo đảm thi hành các bản án, các quyết định dân sự thuộc
thẩm quyền giải quyết của tòa án theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.1
1.2. Nguyên tắc Luật tòa án (lex fori) trong tố tụng dân sự quốc tế
Nhằm đảm bảo cho các cơ quan tư pháp có thẩm quyền của mỗi quốc gia
tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự quốc tế được thống nhất và có hiệu quả,
qua đó, bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, pháp nhân nước mình trên lãnh thổ
của nhau, pháp luật về tố tụng dân sự quốc tế thiết lập các nguyên tắc cơ bản.
Các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự quốc tế là những nguyên tắc có
tính chất đặc thù, chi phối các bên tham gia vào quá trình tố tụng dân sự quốc tế
và là nghĩa vụ buộc các bên khi tham gia vào quá trình này phải tuân thủ.
Bên cạnh những nội dung quan trọng, mang tính bắt buộc như tôn trọng
chủ quyền quốc gia, an ninh của nhau, tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của nhà
nước nước ngoài và của những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại
giao, nguyên tắc có đi có lại, cùng có lợi, TTDS quốc tế còn đặt ra một nguyên tắc
trong việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
1 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Công an nhân dân; Hà Nội, 2013;
Tr.270.
2


Về điều này, trong tư pháp quốc tế nói chung, có 9 hệ thuộc luật chủ đạo để

giải quyết xung đột pháp luật khác như luật nhân thân, luật quốc tịch của pháp
nhân, luật nơi có vật,... Các nguyên tắc này được ứng dụng trong những trường
hợp khác nhau, tùy theo nội dung quan hệ pháp luật, lĩnh vực, vấn đề, tính thuận
lợi trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và tư duy pháp lý của mỗi quốc gia.
Đối với tố tụng dân sự quốc tế nói riêng, là một ngành luật về hình thức, quy định
trình tự, thủ tục tiến hành giải quyết các vụ việc dân sự được thực hiện bởi tòa án
nên cũng cần có một phương thức mang tính nguyên tắc để tòa án lựa chọn hệ
thống pháp luật áp dụng trong số các hệ thống pháp luật liên đới tới các yếu tố
nước ngoài trong vụ việc dân sự cần giải quyết. Trên thực tiễn, tất cả các nước
trên thế giới đều ấn định một hệ thuộc luật duy nhất đối với tố tụng dân sự quốc
tế, đó là hệ thuộc luật Lex fori, và vì tính chất nhất quán trong mọi trường hợp,
nên Tố tụng dân sự quốc tế đã thiết lập nguyên tắc là nguyên tắc Lex fori.
Lex fori là thuật ngữ cổ La Mã trong tư pháp quốc tế, có nghĩa là luật của
tòa án, được gọi tắt ở Việt Nam với tên gọi là Luật tòa án. Lex fori xuất phát là
một trong các hệ thuộc luật thuộc quy phạm xung đột trong tư pháp quốc tế, với
nội dung là hệ thống pháp luật của nước có tòa án đang xét xử vụ án. Với các hiểu
đó, tòa án có thẩm quyền khi giải quyết vụ việc chỉ áp dụng luật nước mình. Tùy
theo cách hiểu theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp, mà tòa án mỗi nước sẽ áp dụng cả
luật nội dung và hình thức hoặc chỉ áp dụng về luật hình thức.
2. Cơ sở của việc thiết lập nguyên tắc Lex fori trong tố tụng dân sự quốc tế
2.1. Cơ sở lí luận
Bất kì một vấn đề nào trong tư pháp quốc tế cũng cần có các quy phạm
xung đột để chỉ dẫn luật áp dụng cụ thể. Việc thiết lập nguyên tắc Lex fori trong
tố tụng dân sự quốc tế vì thế, trước hết cần được đặt ra để đảm bảo hệ thống pháp
luật nhất quán được tòa án áp dụng để trình tự, thủ tục giải quyết là như nhau đối
với mọi vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài và để có được điều đó, cần phải dựa
trên một số nguyên tắc nhất định chứ không thể tự do, tùy tiện. Việc xây dựng
nguyên tắc Lex fori trong tố tụng dân sự quốc tế vì thế cũng không phải ngẫu
3



nhiên mà được xây dựng, lựa chọn để áp dụng trong TTDS quốc tế bởi những cơ
sở sau:
Một là, trong TTDS quốc tế, cần nhấn mạnh bản chất là các quy định về
trình tự, thủ tục giải quyết một vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Tất cả các
hoạt động này đều sẽ do tòa án có thẩm quyền thực hiện. Việc thiết lập một
nguyên tắc duy nhất là tòa án áp dụng hệ thống pháp luật nơi tòa án có thẩm
quyền, sẽ giúp cho tòa án có thể tiến hành các hoạt động tố tụng một cách hiệu
quả nhất bởi lẽ tòa án có thể hiểu rõ, đúng về nội dung pháp luật nước mình và
các thức vận hành trên thực tiễn. Đồng thời vì chỉ là những quy định về trình tự,
thủ tục giải quyết, tức là cách thức làm sao để làm sáng tỏ sự thật khách quan vụ
án nên dù là các vụ việc có yếu tố nước ngoài với những bản chất, tính phức tạp
khác nhau thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến tính đúng đắn của phán quyết, có
chăng là vì tư duy pháp lý về cách thức tiến hành hoạt động tố tụng mà việc đưa
ra phán quyết được thuận lợi hay khó khăn hơn. Ngược lại, nếu như trong từng
trường hợp, tòa án lại áp dụng hệ thống pháp luật khác nhau để giải quyết sẽ gây
khó khăn cho tòa trong làm quen cũng như hiểu các quy định pháp luật, ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động giải quyết vụ án.
Hai là, Xuất phát từ quyền lực về chủ quyền của mỗi quốc gia. Mỗi quốc
gia đều được công nhận chủ quyền bởi cộng đồng quốc tế và trở thành một chính
quyền hợp pháp với việc kiểm soát trên một khu vực lãnh thổ xác định cùng tất cả
cư dân sinh sống trong phạm vi biên giới của vùng lãnh thổ đó. Một trong những
quyền lực về chủ quyền quan trọng nhất của bất kỳ chính quyền nào là ban hành
các đạo luật cùng xác định phạm vi áp dụng của chúng. Đối với tòa án, hoạt động
xét xử là hoạt động nhân danh nhà nước, do đó cách thức tiến hành cũng cần được
đi theo quy chế pháp lý của quốc gia, thậm chí một số quan điểm cho rằng: nếu
như luật pháp nước ngoài có thể được áp dụng thì nhà nước đó có thể coi là không
có đầy đủ chủ quyền trong phạm vi lãnh thổ của mình.
Ba là, Khác với các ngành luật khác, tư pháp quốc tế có 2 nhiệm vụ chính
xác định cơ quan tài phán nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc và hệ thống pháp

luật nào sẽ được áp dụng để giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài. Hệ thuộc
4


luật Lexfori do đó, không chỉ thuộc quy phạm xung đột được quy định trong tư
pháp quốc tế mà còn trở thành một nguyên tắc quan trọng trong tố tụng dân sự
quốc tế, được hiểu rằng đây sẽ là kim chỉ nam, tư tưởng cho các quốc gia trong
việc áp dụng luật khi giải quyết vụ việc dân sự có YTNN. Điều này bắt nguồn từ
việc cần phải để tất cả các quốc gia đều áp dụng pháp luật một cách độc lập trong
phạm vi nước mình. Mỗi quốc gia đều như vậy sẽ tạo nên sự nhất quán và thống
nhất trong áp dụng pháp luật, đồng thời mang tính bắt buộc khi tòa án thực thi.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Xu thế hội nhập, toàn cầu hóa dẫn đến gia tăng các mối quan hệ, làm đa
dạng các quan hệ pháp luật dân sự nói chung, quan hệ pháp luật dân sự có yếu tố
nước ngoài nói riêng. Trong quá trình hoạt động, các tranh chấp dân sự phát sinh
thường xuyên đòi hỏi phải có cơ quan có thẩm quyền đứng ra giải quyết, sau khi
phân định được tòa án có thẩm quyền, lại cần phải lựa chọn luật áp dụng để cân
bằng lợi ích của cả công dân nước mình và công dân nước khác. Đây là một vấn
đề mang tính phức tạp và khó khăn bởi sự xuất hiện của xung đột pháp luật giữa
các quốc gia.
Trên thực tế, mỗi quốc gia có các tư duy pháp lý khác nhau, cùng một vấn
đề, các quốc gia có cách nhìn nhận và điều chỉnh khác nhau. Do đó, việc tòa án
của quốc gia này áp dụng hệ thống pháp luật kia dẫn đến rất nhiều khó khăn, hạn
chế. Thực tiễn cũng cho thấy việc tòa án quốc gia này hiểu rõ được nội dung pháp
luật của quốc gia kia là không dễ dàng. Bên cạnh đó đối với một vấn đề, hầu hết
các quốc gia đều mong muốn và cho rằng sẽ sử dụng pháp luật nước mình điều
chỉnh, hay khi được giải quyết bằng pháp luật nước kia thì không đồng ý do đó để
tạo nên sự thống nhất trong việc giải quyết vụ việc dân sự nói chung và áp dụng
pháp luật nói riêng, đặc biệt là trong xu thế toàn cầu hóa, đa dạng các quan hệ dân
sự có YTNN như hiện nay, cần thiết phải đưa ra một nguyên tắc chung trong áp

dụng pháp luật trong tố tụng quốc tế và theo thời gian nguyên tắc Lex fori đã
được quy định ở tất cả các quốc gia như một tập quán quốc tế.
II. PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC LUẬT TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ QUỐC TẾ
5


1. Nội dung nguyên tắc
Tinh thần chủ đạo của nguyên tắc Lex fori là khi giải quyết vụ việc dân sự
theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài, tòa án quốc gia có thẩm quyền thụ lý vụ
việc sẽ áp dụng pháp luật nước mình để giải quyết vụ việc dân sự đó. Tùy theo tư
duy pháp lý của mỗi quốc gia, phạm vi luật áp dụng được hiểu theo nghĩa rộng
bao gồm luật nội dung và luật hình thức, hoặc theo nghĩa hẹp, chỉ bao gồm luật
hình thức.
Trong đó, pháp luật nước mình, tức pháp luật của quốc gia nơi tòa án có
thẩm quyền giải quyết vụ việc bao gồm các Điều ước quốc tế mà quốc gia đó là
thành viên, trong trường hợp Điều ước quốc tế không quy định thì căn cứ theo
pháp luật quốc gia. Luật nội dung bao gồm các văn bản luật là nguồn luật của
ngành luật tư pháp quốc tế như Bộ luật dân sự, Luật hôn nhân & gia đình,..; Luật
hình thức như Bộ luật tố tụng dân sự….
Các vụ việc dân sự theo nghĩa rộng ở đây là các tranh chấp, yêu cầu
phát sinh từ quan hệ dân sự như mua bán hàng hóa, bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng; các quan hệ lao động như việc xử lý kỉ luật lao động theo hình thức sa thải
hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, tranh
chấp giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động; quan hệ hôn nhân
và gia đình như chấm dứt nuôi con nuôi, xác định cha, mẹ cho con; quan hệ kinh
doanh thương mại như tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, yêu cầu liên quan đến
Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết tranh chấp theo quy định của pháp luật.
Một vấn đề tiếp theo cần xác định rõ ở đây là căn cứ để xác định tòa án của
quốc gia nào có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự có YTNN. Điều này được

căn cứ theo các Điều ước quốc tế mà các quốc gia liên quan đã kí kết hoặc tham
gia, trường hợp ĐƯQT không quy định, thì căn cứ theo quy định pháp luật của
các quốc gia đó. Ví dụ: Khoản 1 điều 469 BLTTDS 2015 quy định Thẩm quyền
chung của tòa án Việt Nam giải quyết các vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
trong các trường hợp cụ thể sau: “Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu
dài tại Việt Nam; Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam; Việc ly hôn mà nguyên
đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài
6


cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam…”. Như vậy, việc xác định tòa án
nào có thẩm quyền cũng sẽ căn cứ theo các quy phạm xung đột của các quốc gia.
Bước tiếp theo là bước xác định luật mà tòa án có thẩm quyền áp dụng, lúc này
dựa trên nguyên tắc Lex fori, mà chúng ta có thể xác định ngay cần áp dụng hệ
thống pháp luật nào để giải quyết vụ việc dân sự đó.
Đối với cách hiểu theo nghĩa rộng, các quốc gia cho rằng tòa án đã áp dụng
nội luật để tiến hành các hoạt động tố tụng tuy nhiên rõ ràng mấu chốt là luật nội
dung để đi đến giải quyết lợi ích giữa các bên, tòa án cũng cần có sự thấu hiểu để
áp dụng một cách chính xác, đồng thời điều này cũng đưa đến đơn giản hóa việc
giải quyết các xung đột pháp luật. Đối với cách hiểu theo nghĩa hẹp, các quốc gia
vẫn cho rằng việc tòa án áp dụng luật về hình thức để xét xử là cần thiết, tuy
nhiên đối với việc áp dụng luật nội dung thì không đơn giản như vậy bởi các quan
hệ xã hội vô cùng đa dạng, và tùy mỗi vụ việc dân sự mà cần giải quyết theo hệ
thống pháp luật của các quốc gia này, quốc gia kia mới thuận lợi cho giải quyết
cũng như đảm bảo lợi ích hai bên. Mỗi cách hiểu, như vây, có những ưu và nhược
điểm nhất định, tùy theo tư duy pháp lý, các quy định được thiết lập, các điều kiện
kinh tế, xã hội,.. mà ở mỗi quốc gia lại có cách hiểu khác nhau và phát huy hay
hạn chế các ưu, nhược điểm khác nhau.
Tuy nhiên, có thể thấy dù là theo cách hiểu nào thì một điều chắc chắn là
tòa án có thẩm quyền sẽ luôn áp dụng luật hình thức của nước mình để tiến hành

các hoạt động tố tụng. Tính hợp lý của điều này được thể hiện ở chỗ: việc áp dụng
luật quốc gia về cơ bản sẽ giúp tòa án hiểu rõ để tiến hành đúng đắn các hoạt động
tố tụng đồng thời việc chỉ áp dụng luật hình thức của nước nơi tòa án có thẩm
quyền không ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động xem xét tính đúng đắn của
nội dung các quan hệ dân sự có YTNN.
2. Ngoại lệ của nguyên tắc
Mặc dù các nguyên tắc mang tính bắt buộc nhưng về mặt lý luận cũng như
trên thực tiễn, một số nguyên tắc vẫn có các ngoại lệ. Điều này tạo nên tính mềm
dẻo của nguyên tắc, khắc phục nhược điểm của sự cứng nhắc, tạo nên tổng quan
7


là sự áp dụng hài hòa, phù hợp trên thực tế. Về điều này, nguyên tắc Lex fori cũng
có những trường hợp ngoại lệ như sau:
Một là, trong các hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý (song phương và
đa phương), các bên có thể thỏa thuận cho phép cơ quan tiến hành tố tụng trong
chừng mực nhất định áp dụng luật tố tụng nước ngoài. Ví dụ: Tòa án Việt Nam
thực hiện ủy thác tư pháp theo đề nghị của bên yêu cầu, có thể áp dụng pháp luật
của nước của cơ quan yêu cầu đó, với điều kiện chúng không mâu thuẫn với pháp
luật Việt Nam.
Khoản 2 Điều 17 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Pháp năm
1999 quy định: “…Cơ quan yêu cầu đề nghị, cơ quan được yêu cầu có thể thực hiện
uỷ thác tư pháp theo một thể thức đặc biệt, trừ khi trái với pháp luật của Nước ký kết
được yêu cầu hoặc không thể thực hiện được theo thể thức đó vì trái với thông lệ của
Nước ký kết được yêu cầu hoặc vì có khó khăn trong thực tế.”

Khoản 1 Điều 7 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Lào năm
1998 quy định : “ Trong trường hợp có đề nghị của cơ quan tư pháp của nước ký
kết yêu cầu, Cơ quan tư pháp của nước ký kết được yêu cầu có thể áp dụng pháp
luật của Nước ký kết yêu cầu, nếu pháp luật được áp dụng không trái với pháp

luật của Nước ký kết được yêu cầu.”
Hai là, Pháp luật từng nước có thể dẫn chiếu áp dụng luật nước ngoài.
Ví dụ 1: Điều 466 BLTTDS 2015 quy định Năng lực pháp luật tố
tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của người nước ngoài như sau: “
a) Theo pháp luật của nước mà người nước ngoài có quốc tịch;…b) Theo pháp luật của
nước nơi người nước ngoài có quốc tịch và cư trú tại một trong các nước mà họ có quốc
tịch nếu họ có nhiều quốc tịch nước ngoài…”

3. Sự thể hiện của nguyên tắc Luật tòa án trong quy định pháp luật Tố tụng
dân sự quốc tế của các quốc gia
3.1. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
a. Điều ước quốc tế
Tính đến tháng 7 năm 2017, Việt Nam đã ký kết các Hiệp định tương trợ tư
pháp và pháp lý trong lĩnh vực dân sự với khoảng 18 quốc gia như Hiệp định
8


tương trợ tư pháp với Liên Xô (1981), Tiệp Khắc (1982), Cu Ba (1984),Hungary
(1985), Bungary (1986), CH Ba Lan (1993),… 2. Trong các hiệp định này, đều có
sự thống nhất trong việc áp dụng luật của quốc gia nơi tòa án có thẩm quyền đối
với các hoạt động tố tụng dân sự, còn đối với luật nội dung thì tùy theo từng vấn
đề cụ thể mà áp dụng các hệ thuộc luật khác.
* Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với Liên Xô
Luật hình thức: Điều 6: “1. Trong việc thưc hiện ủy thác tư pháp, cơ quan được
yêu cầu áp dụng pháp luật của nước mình.” ; Điều 47: “1. Thủ tục thi hành quyết định
do pháp luật của nước ký kết nơi thi hành quy định.”

Luật nội dung: Điều 25: “1. Nếu hai vợ chồng cùng là công dân một nước ký kết thì
việc ly hôn sẽ tiến hành theo pháp luật của nước ký kết mà họ là công dân khi đưa đơn
ly hôn…”


* Hiệp định tương trợ tư pháp với Hunggari
Luật hình thức: Điều 9: “1. Cơ quan được yêu cầu tiến hành tống đạt giấy tờ phù
hợp với pháp luật của nước mình về việc tống đạt giấy tờ…”.

Luật nội dung: Điều 29: “Tòa án có thẩm quyền tuyên bố các việc mất tích và
chết…là Tòa án của nước ký kết mà người mất tích hay người chết là công dân căn cứ
vào những tài liệu cuối cùng khi người đó còn sống.”

* Hiệp định tương trợ tư pháp với CHDCND Lào
Điều 51: “Công dân của Nước ký kết này, không phân biệt là nguyên đơn hoặc bị
đơn trong một vụ án tại Toà án của Nước ký kết kia, phải nộp lệ phí Toà án theo quy
định của Nước ký kết đó.”

* Hiệp định tương trợ tư pháp với Liên bang Nga
Điều 22: “Trong trường hợp nói ở các Khoản 1 và 2 trên đây, các cơ quan tư pháp
của các nước kí kết chỉ áp dụng pháp luật của nước mình”.

3.3. Pháp luật quốc gia
Thực tế ở Việt Nam, trong lĩnh vực tố tụng dân sự quốc tế, luật tố tụng (luật
hình thức) được áp dụng để xác định thẩm quyền, trình tự, thủ tục các hoạt động
2 Danh mục các hiệp định về tương trợ tư pháp tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam và các nước

/>List=dc7c7d75-6a32-4215-afeb-47d4bee70eee&ID=414
9


tố tụng cụ thể của tòa án Việt Nam trong việc giải quyết các vụ việc dân sự theo
nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam
tham gia có quy định khác) theo khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2015.

Việt Nam áp dụng nguyên tắc Luật tòa án theo nghĩa hẹp do đó, với luật nội
dung khi áp dụng để giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể, sẽ
tùy thuộc vào sự dẫn chiếu của các quy phạm xung đột thống nhất hoặc các quy
phạm xung đột nội địa do Việt Nam xây dựng dẫn chiếu đến và có thể là một
trong các hệ thống pháp luật sau: Pháp luật quốc tế (điều ước quốc tế, tập quán
quốc tế); pháp luật quốc gia (pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật của nhà nước
mình).
Ví dụ: Khoản 3 Điều 127 LHNGĐ 2014 quy định: “ Việc giải quyết tài
sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất
động sản đó.”; Khoản 1 Điều 676 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “ Quốc tịch của
pháp nhân được xác định theo pháp luật của nước nơi pháp nhân thành lập.”

3.2. Một số quốc gia khác
Vương quốc Anh cũng là quốc gia đi theo nguyên tắc Lex fori trong tố tụng
dân sự quốc tế với cách hiểu theo nghĩa hẹp. Điều này được thể hiện qua một số
quy định sau: Anh là thành viên của Hội đồng Quy định 1346/2000 về các thủ tục
tố tụng mất khả năng thanh toán, trong đó quy định rõ: Nếu tòa án Anh có thẩm
quyền (thuộc trường hợp nếu lợi ích chính của con nợ tập trung ở Anh và xứ
Wales), luật nước Anh sẽ được áp dụng; Hay đối với nghĩa vụ hợp đồng và hành
vi pháp lý, các vấn đề về thủ tục sẽ được xác định bởi lex fori. Còn đối với luật
nội dung, pháp luật áp dụng có thể là luật của nước khác như trong trường hợp đối
tượng giao dịch là bất động sản, luật áp dụng là luật của nơi đặt tài sản.3
Cùng với nước Anh, các tòa án các nước thuộc khối thịnh vượng chung như
Canada, Úc, Papua New Guinea, New Zealand, và Jamaica áp dụng nguyên tắc

3

Mạng




pháp

châu

Âu

(trong

các

vấn

đề

dân

sự



thương

mại)

justice.europa.eu/content_which_law_will_apply-340-ew-maximizeMS_EJN-en.do?member=1

10

https://e-



suy đoán luật nước ngoài tương tự luật nơi xét xử để dẫn đến áp dụng luật nơi xét
xử (lex fori).4
Cộng hòa Pháp, Liên Bang Thụy Sĩ hay Vương quốc Bỉ cũng áp dụng
nguyên tắc luật tòa án theo nghĩa hẹp5. Cụ thể:
Trong Công ước Lahay năm 1978 về luật áp dụng với chế độ tài sản
vợ chồng mà Pháp là thành viên tại Điều 3 Công ước này quy định: “ Chế độ tài
sản vợ chồng được qui định bởi luật của quốc gia mà vợ chồng đã lựa chọn trước khi
kết hôn. Vợ chồng chỉ có thể lựa chọn một trong các luật điều chỉnh như sau: (1) Luật
của quốc gia mà vợ hoặc chồng có quốc tịch tại thời điểm lựa chọn …” hay việc nhận

con dựa theo luật quốc tịch của người nhận hoặc luật quốc tịch của người con
(Điều 311 BLDS). Cho thấy việc tòa án áp dụng luật nội dung có thể phụ thuộc
vào sự thỏa thuận của các bên hay luật nước khác.
Pháp luật của Liên bang Thụy Sỹ quy định: tòa án Thụy Sỹ nơi cư trú của
bị đơn hoặc tòa án Thụy Sỹ nơi nguyên đơn đã cư trú ít nhất 1 năm ở Thụy Sỹ có
quyền giải quyết ly hôn và ly thân. Luật áp dụng trong trường hợp này là luật
Thụy Sỹ hay khi xác định huyết thống thì luật áp dụng trong trường hợp này là
luật nơi thường trú của trẻ em.
Pháp luật Vương quốc Bỉ cũng tương tư như vậy như về thừa kế: xác định
theo luật của nước nơi cư trú cuối cùng của người chết; về quyền tài sản: đối với
vật quyền được xác định theo luật của nước nơi có tài sản (lex rei sitae).
4. Việc thực hiện nguyên tắc luật tòa án trong mối quan hệ với nguyên tắc
khác trong Tố tụng dân sự quốc tế
Tố tụng dân sự quốc tế được thực hiện theo 04 nguyên tắc. Nội dung của
từng nguyên tắc đan kết với nhau, hỗ trợ nhau nhằm đảm bảo cho cơ quan tư pháp
có thẩm quyền của các quốc gia tiến hành các hoạt động TTDS quốc tế, qua đó
bảo vệ quyền và lợi ích của công dân, pháp nhân nước mình trên lãnh thổ của
nhau, thúc đẩy sự sự phát triển của đời sống giao lưu dân sự quốc tế.

4 Xác định nội dung pháp luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế bởi tòa án
/>5 Nghiên cứu tư pháp quốc tế của Cộng hòa Pháp, Vương quốc Bỉ và Liên bang Thụy Sỹ

/>11


Đối với nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, an ninh của nhau. Chúng
ta biết rằng các hoạt động tố tụng đều được thực hiện theo quy định của pháp luật
nơi tòa án có thẩm quyền đồng thời việc thực hiện các hành vi tố tụng tư pháp
trên thực tế như thế nào là quyết định từ phía tòa án, song dù vậy cơ quan tư pháp
các nước không được lợi dụng việc thực hiện các hành vi tố tụng tư pháp để có
các hành vi xâm phạm đến chủ quyền, an ninh quốc gia của nhau, can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau, chẳng hạn như lợi dụng các hoạt động tố tụng điều tra
để ủy thác tư pháp nhằm tìm kiếm, khai thác thông tin của nước khác.
Đối với nguyên tắc tôn trọng quyền miễn trừ tư pháp của nhà nước nước
ngoài và của những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao. Theo
nguyên tắc này trong lĩnh vực tố tụng dân sự quốc tế, quốc gia không bình đẳng
với cá nhân, pháp nhân, các tổ chức trong các tranh chấp dân sự mà có một bên
quốc gia tham gia (trừ trường hợp quốc gia từ bỏ quyền miễn trừ tư pháp). Với
những người nước ngoài được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ ngoại giao, theo
Công ước Viên năm 1961 về Quan hệ Ngoại giao trong lĩnh vực tố tụng dân sự,
họ được hưởng quyền miễn trừ xét xử dân sự trong 3 trường hợp. Điều này sẽ liên
quan đến việc áp dụng luật nội dung của tòa án. Luật nội dung mà tòa án áp dụng
sẽ được tiến hành giải quyết đối với bất kỳ chủ thể nào, song trường hợp đương
sự là đối tượng được hưởng quyền miễn trừ thì tòa án phải tôn trọng và đưa ra
quyết định phù hợp, ví dụ như BLTTDS 2015 quy định nếu bị đơn được hưởng
quyền miễn trừ tư pháp thì tòa án trả lại đơn khởi kiện,
Đối với nguyên tắc có đi có lại, cùng có lợi. Nguyên tắc có đi có lại có ý
nghĩa thúc đẩy sự phát triển các quan hệ dân sự quốc tế không phân biệt chế độ
kinh tế, chính trị, xã hội… giữa các quốc gia. Nguyên tắc này được xem như một

nguyên tắc bổ trợ cho quá trình mà tòa án thực hiện nguyên tắc luật tòa án, đặc
biệt trong trường hợp các nước chưa có điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực tố
tụng dân sự quốc tế thì đây sẽ là cơ sở để tòa án vẫn có thể thực hiện các hoạt
động tố tụng, hoạt động tương trợ tư pháp mang tính phối hợp với các nước hữu
quan.
12


Về điều này, Điểm b khoản 1 Điều 423 BLTTDS 2015 quy định bản án,
quyết định dân sự của tòa án nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam: “Bản án, quyết định về dân sự…mà nước đó và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam chưa cùng là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về công nhận và cho thi
hành bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài trên cơ sở nguyên tắc có đi có lại”;

Khoản 2 Điều 4 Luật Tương trợ tư pháp 2007: “ Trường hợp giữa Việt Nam và nước
ngoài chưa có điều ước quốc tế về tương trợ tư pháp thì hoạt động tương trợ tư pháp
được thực hiện trên nguyên tắc có đi có lại…”

III. Ý NGHĨA NGUYÊN TẮC LEX FORI (LUẬT TÒA ÁN) TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ
Một là, Nguyên tắc Lex fori là nguyên tắc đặc trưng, quan trọng nhất của
tố tụng dân sự quốc tế. Lex fori được khẳng định là nguyên tắc đặc trưng trong tố
tụng dân sự quốc tế bởi khác với các lĩnh vực khác trong tư pháp quốc tế, tố tụng
dân sự quốc tế chỉ áp dụng một hệ thuộc luật duy nhất là hệ thuộc luật Lex fori và
xem Lex fori là một hệ thuộc luật chính thức chứ không phải chỉ được áp dụng
khi các hệ thuộc luật khác không thể hiện được vai trò. Do đó nhắc đến nguyên
tắc Lex fori, chúng ta nghĩ đến vai trò của nó trong tố tụng dân sự quốc tế. Nói về
tầm quan trọng của Lexi fori trong tố tụng dân sự quốc tế, chúng ta khẳng định
đây là nguyên tắc quan trọng nhất trong tất cả 4 nguyên tắc, bởi: thứ nhất các
nguyên tắc khác đều là những nguyên tắc nói chung, mang tính phổ cập và cơ bản

trong bất kì ngành luật nào; thứ hai tố tụng dân sự quốc tế là hoạt động của tòa án
trong việc giải quyết các vụ việc phát sinh từ các mối quan hệ dân sự theo nghĩa
rộng có yếu tố nước ngoài và việc bảo đảm thi hành các bản án, các quyết định
dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án theo một trình tự, thủ tục do pháp
luật quy định, như vây điều quan trọng cần thiết phải được đặt ra là lựa chọn luật
áp dụng để tòa án đưa ra những bản án, quyết định chính xác nhất, đảm bảo, cân
bằng quyền lợi của các bên đương sự.
Hai là, Nguyên tắc Lex fori Là nguyên tắc nền tảng, cơ sở cho việc giải
quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Các hoạt động của tòa án đều phải
được tiến hành dựa trên các quy định pháp luật. Việc xác định luật mà cơ quan tư
13


pháp áp dụng đảm bảo cho các cơ quan tư pháp có thẩm quyền của mỗi quốc gia
tiến hành các hoạt động tố tụng dân sự quốc tế được thống nhất và có hiệu quả,
hạn chế các hậu quả xảy ra từ việc đình chỉ vụ việc khi mà luật nước ngoài khó
được xác định và chứng minh trong hoàn cảnh cụ thể hay trường hợp tòa án thực
hiện không đúng khi có sự khác nhau giữa luật trong nước và người ngoài. Từ đó,
giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài qua đó, bảo vệ quyền
và lợi ích của công dân, pháp nhân nước mình trên lãnh thổ của nhau, qua đó thúc
đẩy sự sự phát triển của đời sống giao lưu dân sự quốc tế.
Ba là, Nguyên tắc Luật tòa án thể hiện sự tôn trọng chủ quyền đối với
quốc gia nơi tòa án có thẩm quyền. Một trong những quyền lực về chủ quyền
quan trọng nhất của bất kỳ chính quyền nào là ban hành đạo luật cùng xác định
phạm vi áp dụng của chúng. Đối với tòa án, hoạt động xét xử là hoạt động nhân
danh nhà nước, do đó cách thức tiến hành cũng cần được đi theo quy chế pháp lý
của quốc gia, nhất là trong trường hợp luật nước ngoài có những điểm không
tương đồng với luật nơi xét xử…qua đó thể hiện sự tôn trọng quyền lực và chủ
quyền của quốc gia đó.
Bốn là, Nguyên tắc Luật tòa án là cơ sở hữu hiệu trong trường hợp không

có quy định xung đột trong tố tụng dân sự quốc tế. Các yêu cầu về dân sự, các
tranh chấp dân sự theo nghĩa rộng liên quan đến yếu tố nước ngoài với nhiều vụ
việc ngày càng đa dạng, phong phú về hình thức, phức tạp về nội dung, tính chất
vụ việc đặt các cơ quan tài phán Việt Nam trước những thời cơ và thách thức mới.
Những thời cơ và thách thức đó đòi hỏi nhà nước một mặt phải không ngừng hoàn
thiện, bổ xung kịp thời các quy định pháp luật nội dung liên quan đến các quan hệ
dân sự quốc tế, mặt khác với các quy định pháp luật hình thức, nhà nước cũng
phải thường xuyên cập nhật, sửa đổi, bổ xung kịp thời để điều chỉnh hiệu quả các
quan hệ phát sinh trong lĩnh vực này nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích cho
các bên chủ thể tham gia. Trong trường hợp xuất hiện một loại vụ việc dân sự có
YTNN mới mà chưa có luật điều chỉnh, đồng nghĩa với việc chưa có quy phạm
xung đột quy định thì nguyên tắc Luật tòa án sẽ được áp dụng để giải quyết kịp
thời vụ việc đó.
14


IV. THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC LUẬT TÒA ÁN TẠI VIỆT
NAM & QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO THỰC
HIỆN TỐT NGUYÊN TẮC LUẬT TÒA ÁN TẠI VIỆT NAM
1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc Luật tòa án tại Việt Nam
1.1 Áp dụng Luật hình thức (Luật tố tụng)
Thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 2 BLTTDS 2015, “Bộ luật tố
tụng dân sự Việt Nam được áp dụng đối với việc giải quyết các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài” (trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia có
quy định khác), các vụ việc dân sự có YTNN do tòa án Việt Nam có thẩm quyền
xét xử đều áp dụng Bộ luật tố tụng dân sự của Việt Nam để giải quyết.
Đáp ứng sự đa dạng cũng như ngày càng tăng về số lượng các vụ việc dân
sự có YTNN mà tòa án Việt Nam trực tiếp xét xử, BLTTDS năm 2015 cũng đã có
những sửa đổi, bổ sung quan trọng so với BLTTDS 2004, sửa đổi bổ sung 2011
nhằm khắc phục những bất cập từ trước đến nay về trình tự, thủ tục giải quyết các

vụ việc dân sự có YTNN như về chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu công nhận và
cho thi hành bản án; quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, người có quyền,
lợi ích liên quan còn có quyền nộp đơn yêu cầu không công nhận bản án; quyết
định dân sự của Tòa án nước ngoài tại Việt Nam; bổ sung quyền nghĩa vụ tố tụng
của chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam của các cơ quan, tổ chức nước
ngoài; bổ sung các trường hợp tòa án trả lại đơn khởi kiện, đơn yêu cầu hoặc đình
chỉ giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài; quy định mới việc yêu cầu
cung cấp thông tin về nhân thân, xác định địa chỉ của đương sự ở nước ngoài; bổ
sung các phương thức tống đạt, thông báo văn bản tố tụng của tòa án cho đương
sự ở nước ngoài theo hướng đa dạng hóa đảm bảo hiệu quả và rút ngắn thời gian
của việc tống đạt văn bản tố tụng cho đương sự ở nước ngoài,… Với những quy
định rõ ràng, chi tiết hơn về giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
này, đã phần nào giúp các cơ quan tố tụng tháo gỡ được các vướng mắc liên quan.
Tuy nhiên thực tiễn thực hiện áp dụng luật tố tụng để xét xử của tòa án Việt
Nam vẫn còn những hạn chế xuất phát từ hai nguyên nhân chính là sự hạn chế vẫn
15


còn trong các quy định của pháp luật và việc thực thi, chấp hành pháp luật của cơ
quan tòa án. Cụ thể như sau:
Một là, Xem xét tại địa bàn Nghệ An, quá trình thụ lý, vẫn còn xảy ra một
số vướng mắc và sai phạm, như một số vụ án có yếu tố nước ngoài, người khởi
kiện chưa cung cấp được tài liệu chứng cứ xác định người bị kiện đang sinh sống,
lao động ở nước ngoài và địa chỉ của họ để xác định thẩm quyền giải quyết của
TAND cấp tỉnh theo quy định tại Điều 473, BLTTDS năm 2015.6
Chẳng hạn như vụ án tranh chấp hôn nhân và gia đình giữa nguyên đơn chị
Nguyễn Thị L. và bị đơn anh Nguyễn Trường L.Trong vụ án này, ông Nguyễn
Công Th. là bố của anh L. có xuất trình và nộp cho Tòa án các tài liệu là bản tự
khai và đơn xin xét xử vắng mặt đề tên anh L. nhưng không công chứng, chứng
thực nên không có giá trị chứng minh tuy nhiên vẫn được tòa án nước ta xét xử.

Hai là, Trước khi BLTTDS 2015 được ban hành, không ít trường hợp TA
cấp sơ thẩm sau khi thụ lý vụ án, do có yếu tố nước ngoài nên đã chuyển vụ án
cho TA cấp tỉnh. TA cấp tỉnh lại chuyển vụ án cho Tòa sơ thẩm vì cho rằng không
thuộc thẩm quyền của cấp tỉnh, dẫn đến TAND tối cao hủy bản án vì vụ án thuộc
thẩm quyền của cấp tỉnh. Lý do của việc xác định thẩm quyền không chính xác,
đó là hiểu như thế nào là người Việt Nam định cư ở nước ngoài do thời gian để
xác định "lâu dài" thì không được quy định cụ thể trong một văn bản nào. Khắc
phục nhược điểm này, BLTTDS 2015 đã loại bỏ tiêu chí “người Việt Nam định cư
ở nước ngoài” ra khỏi các yếu tố xác định vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Thực tiễn áp dụng, kể từ ngày 01/7/2016 khi gặp vụ việc đương sự là người Việt
Nam ở nước ngoài (nếu không thuộc các tiêu chí tại khoản 2 Điều 464 BLTTDS
2015) thì TAND cấp tỉnh giải quyết sẽ áp dụng pháp luật giải quyết theo thủ tục
thông thường. Tuy nhiên, việc sửa đổi nêu trên lại không đáp ứng được yêu cầu và
mục đích của chế định thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài bởi
vụ việc đương sự ở nước ngoài nhưng tiến hành thủ tục tố tụng như vụ việc dân
sự thông thường sẽ không bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

6

Tháo gỡ vướng mắc các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài />16


ở nước ngoài, gây khó khăn cho Tòa án trong công tác tiến hành các hoạt động
xác minh vụ án.
Ba là, Về thời hạn giải quyết, theo quy định tại Điều 203 BLTTDS thì thời
gian giải quyết vụ án đối với các vụ án tranh chấp về hôn nhân và gia đình là 4
tháng (nếu phức tạp thì 6 tháng)...Tuy nhiên, khi giải quyết các vụ án có đương sự
ở nước ngoài TA không thể đảm bảo đúng thời hạn này được. TA không thể tống
đạt trực tiếp cho đương sự ở nước ngoài mà phải thông qua đường bưu điện hoặc
thông qua ủy thác tư pháp. Trong đó, nếu tống đạt qua đường bưu điện thì thời

gian để một văn bản tố tụng cụ thể đến tay người nhận và phản hồi cho TA nếu
nhanh nhất cũng mất 2 tháng; đối với việc ủy thác tư pháp, thời gian từ khi TA gửi
hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp cho Bộ Tư pháp đến khi cơ quan có thẩm quyền ở
nước ngoài nhận được hồ sơ đó là khá dài, chưa nói đến việc tống đạt phải thực
hiện theo quy định của pháp luật của nước có đương sự đang cư trú...
Điển hình như vụ án: Chị Lưu Thị Tuyết N (quốc tịch Việt Nam) có đăng
ký kết hôn với anh Chu Quang D (quốc tịch Việt Nam) tại UBND phường A,
thành phố B, tỉnh C. Sau một thời gian chung sống, anh D đi xuất khẩu lao động ở
nước ngoài, chị N làm đơn xin ly hôn. Đối chiếu theo Điều 464 BLTTDS 2015 thì
đây không thuộc trường hợp vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, nên giải quyết
theo thủ tục thông thường, khi đó thời hạn giải quyết vụ án được xác định là 04
tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án và Tòa án phải thực hiện nhiều lần việc cấp tống
đạt các văn bản như: Thông báo thụ lý, Thông báo mở phiên họp kiểm tra việc
tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải;…Tuy nhiên với thời hạn nêu trên và thủ
tục thông thường thì Tòa án không thể giải quyết được đúng thời hạn trong vụ án
trên.
Bốn là, thực trạng chung ở Việt Nam là sự hiểu biết pháp luật, nhất là pháp
luật nước ngoài của người dân còn hạn chế. Thế nhưng khi tham gia giao dịch dân
sự, không ít trường hợp công dân Việt Nam, thậm chí kể cả các pháp nhân Việt
Nam không chịu tìm hiểu kỹ điều kiện, địa chỉ cụ thể của người nước ngoài; của
pháp nhân nước ngoài; không yêu cầu người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài
cung cấp địa chỉ tại nơi mà họ đang sinh sống, trụ sở pháp nhân đang hoạt động...,
17


đã tùy tiện không thận trọng dẫn đến tình trạng quyền và lợi ích bị xâm phạm, khi
khởi kiện đến tòa án thì không xác định được địa chỉ hoặc không có địa chỉ người
nước ngoài, làm cho tòa án rất khó khăn trong xác định địa chỉ.
Năm là, Khoản 2 Điều 476 BLTTDS 2015 quy định: “a) Phiên họp hòa giải
phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn

bản thông báo thụ lý vụ án…”. Thời hạn giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục
chung thì đây là một điểm nhấn mới, tạo điều kiện cho tòa án có thể thu thập đầy
đủ tài liệu, chứng cứ, cấp tống đạt đầy đủ đúng thời hạn, góp phần giải quyết vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài được chính xác, đảm bảo thời hạn theo luật
định. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài cho
thấy, việc quy định rõ thời hạn tối thiểu có thể mở phiên họp, phiên tòa như vậy là
cứng nhắc, thiếu hợp lý, nhiều trường hợp làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của chính các đương sự, làm mất đi sự linh hoạt trong áp dụng pháp luật
của Tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự. Bởi trong trường hợp nhận
được sự hợp tác của phía đương sự ở nước ngoài và Tòa án đã nhận được văn bản
trả lời cũng như đơn xin xét xử vắng mặt của đương sự ở nước ngoài nhưng Tòa
án vẫn không thể giải quyết ngay vụ án mà phải chờ đến đúng thời mở phiên họp
và phiên tòa đã được ấn định trong thông báo thụ lý vụ án.
1.2. Áp dụng Luật nội dung
Pháp luật Tố tụng dân sự quốc tế của Việt Nam áp dụng nguyên tắc Lex
fori theo nghĩa hẹp, do đó đối với từng vụ việc dân sự có YTNN có thể áp dụng
pháp luật theo các hệ thuộc luật khác nhau. Trên thực tế, các vụ việc dân sự có
yếu tố nước ngoài khi xét xử bởi tòa án Việt Nam đều thuộc trường hợp áp dụng
theo pháp luật Việt Nam.
Trước đây, Về mặt lý thuyết, một số học giả Việt Nam cho rằng tòa án có
trách nhiệm tự tìm hiểu và xác định nội dung của pháp luật nước ngoài. “Ở Việt
Nam, để đảm bảo lợi ích của các bên đương sự một cách chính đáng và giữ gìn
trật tự pháp luật của Nhà nước, các cơ quan tư pháp và tòa án có trách nhiệm tìm
hiểu nội dung đích thực của luật pháp nước ngoài cần áp dụng (nghiên cứu luật
nước ngoài, thực tiễn xét xử của họ, tập quán luật, thông lệ, án lệ và các tài liệu
18


pháp lý trong và ngoài nước của các viện nghiên cứu v.v..). Dẫn đến trên thực tế
xét xử, các tòa án Việt Nam hầu như có sự dè chừng, cố tình trốn tránh, chưa áp

dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước
ngoài.
Chẳng hạn: Trong một vụ ly hôn giữa một người Việt Nam định cư ở
nước ngoài với một công dân Việt Nam cư trú tại Việt Nam có liên quan đến tài
sản ở Cộng hòa Séc, tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết
quan hệ tài sản của họ ở Cộng hòa Séc (Bản án số 103/2008/HNGĐ-PT ngày 135-2008 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại Hà Nội).
Trong vụ tranh chấp hợp đồng vận chuyển container giữa Công ty TTC
TRANS COMBI CORGO LOGISTICS GMBH (quốc tịch Đức) với Công ty
PHILIP ORIENT LINES Việt Nam, tòa án không xem xét liệu pháp luật nước
ngoài có được áp dụng hay không mà áp dụng ngay pháp luật Việt Nam để giải
quyết tranh chấp (Bản án số 171/2006/KT-PT ngày 06/9/2006 của Tòa phúc thẩm
TANDTC tại Hà Nội).
Tòa án cũng áp dụng ngay pháp luật Việt Nam để giải quyết một tranh
chấp về hợp đồng gia công giữa một doanh nghiệp có trụ sở tại Đài Loan với một
doanh nghiệp Việt Nam, mà không giải quyết câu hỏi liệu pháp luật của Đài Loan
hoặc nước khác có được áp dụng không (Bản án số 36/2006/KDTMPT Ngày 09
tháng 5 năm 2006 của Tòa phúc thẩm TANDTC tại TP. Hồ Chí Minh).7
Khắc phục hạn chế này, BLTTDS 2015 đã bổ sung tại Điều 481 việc xác
định và cung cấp pháp luật nước ngoài để tòa án áp dụng trong việc giải quyết vụ
việc dân sự có yếu tố nước ngoài, quy định này sẽ giúp cho tòa án Việt Nam có
thể hiểu rõ về pháp luật nước ngoài trong trường hợp được áp dụng, tăng tính chủ
động và trách nhiệm đối với đương sự khi tham gia vào các quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài cũng như hạn chế gánh nặng cho tòa án, đảm bảo nguồn thông tin
7 Xác định nội dung pháp luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp dân sự quốc tế bởi tòa án
/>19


đúng đắn cho tòa án hoạt động hiệu quả, từ đó tòa án có trách nhiệm và tích cực
trong áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết các vụ án được giải quyết bởi
pháp luật nước ngoài theo luật định.

2. Quan điểm cá nhân về các giải pháp đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc
Luật tòa án tại Việt Nam
Một là, Tăng cường ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp với các nước
cũng như quy định các hoạt động phối hợp hiệu quả trong các hoạt động ủy thác
tư pháp, tống đạt văn bản tố tụng,…
Hai là, BLTTDS không còn xem trường hợp một bên trong quan hệ dân sự
người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể là quan hệ dân sự có YTNN. Để đảm
bảo việc giải quyết trong trường hợp này được thỏa đáng, khắc phục hạn chế đã
đề cập ở trên, quan điểm cá nhân nhân kiến nghị khôi phục trường hợp này thuộc
vụ án dân sự có YTNN với quy định rõ ràng về thế nào là “ cư trú lâu dài” hoặc
phải có quy định riêng áp dụng đối với người Việt nam định cư ở nước ngoài
trong các hoạt động ủy thác tư pháp, tống đạt văn bản tố tụng hay thời hạn giải
quyết vụ việc dân sự riêng do những điểm khác biệt riêng của loại chủ thể này.
Ba là, Cần quy định riêng thời hạn giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước
ngoài nói riêng theo hướng tăng thời hạn hoặc giữ nguyên nhưng tăng thời hạn gia
hạn đối với các vụ án phức tạp như cần thực hiện các hoạt động ủy thác tư
pháp….
Bốn là, tăng cường hiểu biết pháp luật, trong đó bao gồm pháp luật nước
ngoài cho người dân để họ xác định những ràng buộc pháp lý khi tham gia các
quan hệ dân sự có YTNN, từ đó có những hoạt động pháp lý đúng đắn, bảo vệ
quyền lợi của mình, nhất là khi có tranh chấp.
Năm là, Nên quy định linh hoạt hơn hoặc bỏ quy định về thời hạn tối thiểu
mở phiên họp, phiên tòa giải quyết vụ việc dân sự có YTNN nhằm phù hợp với
thực tiễn áp dụng.
Sáu là, Tích cực khuyến khích việc xác định và cung cấp pháp luật nước
ngoài cho tòa án của các bên đương sự, cơ quan hữu quan cũng như có các hoạt
động dịch thuật và tìm hiểu pháp luật các nước trên thế giới, tạo cơ sở cho việc áp
20



dụng đúng đắn các quy định pháp luật nước ngoài, hạn chế sự ngần ngại của tòa
án Việt Nam khi giải quyết các vụ việc dân sự có YTNN.
Bảy là, không ngừng nâng cao trình độ mọi mặt của thẩm phán như trình
độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ ngoại ngữ cũng như khả năng giao tiếp ngoại
ngữ để có khả năng tiếp cận thông tin, kinh nghiệm và phương pháp làm việc của
người nước ngoài vận dụng trong việc giải quyết các vụ việc có yếu tố nước
ngoài.
C. KẾT LUẬN
Nguyên tắc Luật tòa án (Lex fori)là nguyên tắc đặc trưng, quan trọng nhất
của tố tụng dân sự quốc tế, là nguyên tắc nền tảng, cơ sở cho việc giải quyết các
vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài, đồng thời thể hiện sự tôn trọng chủ quyền
đối với quốc gia nơi tòa án có thẩm quyền và là cơ sở hữu hiệu trong trường hợp
không có quy định xung đột trong tố tụng dân sự quốc tế. Do dó, Việt Nam cần
tiến hành nghiên cứu cũng như áp dụng nguyên tắc này một cách chặt chẽ, tiến
hành các giải pháp hoàn thiện về đội ngũ áp dụng, thực hiện cũng như các quy
định của pháp luật quốc gia để thực hiện nguyên tắc này một cách đúng đắn và
hiệu quả.

MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
A. ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................................1
B. NỘI DUNG........................................................................................................2
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGUYÊN TẮC LUẬT TÒA ÁN TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ...............................................................................2
1. Các khái niệm................................................................................................2
1.1. Tố tụng dân sự quốc tế............................................................................2
1.2. Nguyên tắc Luật tòa án (lex fori) trong tố tụng dân sự quốc tế..............2
21



2. Cơ sở của việc thiết lập nguyên tắc Lex fori trong tố tụng dân sự quốc tế...3
2.1. Cơ sở lí luận............................................................................................3
2.2. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................5
II. PHÂN TÍCH NGUYÊN TẮC LUẬT TÒA ÁN TRONG TỐ TỤNG DÂN
SỰ QUỐC TẾ......................................................................................................5
1. Nội dung nguyên tắc......................................................................................5
2. Ngoại lệ của nguyên tắc................................................................................7
3. Sự thể hiện của nguyên tắc Luật tòa án trong quy định pháp luật Tố tụng
dân sự quốc tế của các quốc gia........................................................................8
3.1. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.....................................................8
3.2. Một số quốc gia khác............................................................................10
4. Việc thực hiện nguyên tắc luật tòa án trong mối quan hệ với nguyên tắc
khác trong Tố tụng dân sự quốc tế...................................................................11
III. Ý NGHĨA NGUYÊN TẮC LEX FORI (LUẬT TÒA ÁN) TRONG TỐ
TỤNG DÂN SỰ QUỐC TẾ.............................................................................13
IV. THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC LUẬT TÒA ÁN TẠI VIỆT
NAM & QUAN ĐIỂM CÁ NHÂN VỀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO
THỰC HIỆN TỐT NGUYÊN TẮC LUẬT TÒA ÁN TẠI VIỆT NAM.......14
1. Thực tiễn thực hiện nguyên tắc Luật tòa án tại Việt Nam...........................14
1.1 Áp dụng Luật hình thức (Luật tố tụng)..................................................14
1.2. Áp dụng Luật nội dung..........................................................................18
2. Quan điểm cá nhân về các giải pháp đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc Luật
tòa án tại Việt Nam..........................................................................................19
C. KẾT LUẬN......................................................................................................20
DANH MỤC THAM KHẢO

22


DANH MỤC THAM KHẢO

1) Giáo trình
 Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Tư pháp quốc tế, Nxb. Công an
nhân dân; Hà Nội, 2013;
2) Văn bản pháp luật
 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
 Luật Tương trợ tư pháp 2007
 BLTTDS 2004, sửa đổi bổ sung 2011
 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014
 Bộ luật dân sự 2015
 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam - Pháp;
23


 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam – Liên Bang Nga;
 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam – Liên Xô;
 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam – Hungary;
 Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam – CHDCND Lào;
3) Sách chuyên khảo
Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Vụ pháp chế và quản lý khoa học – Báo
Bảo vệ pháp luật, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 (dưới góc nhìn so sánh với Bộ
luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011), Nxb. Chính trị quốc
gia, 2016;
4) Website
“Danh

mục các hiệp định về tương trợ tư pháp tương trợ tư pháp và pháp

lý giữa Việt Nam và các nước” />%C3%A0i%20vi%E1%BA%BFt/DispForm.aspx?List=dc7c7d75-6a32-4215afeb-47d4bee70eee&ID=414
Bài viết “Nghiên cứu tư pháp quốc tế của Cộng hòa Pháp, Vương quốc Bỉ
và Liên bang Thụy Sỹ” /> (Mạng tư pháp châu Âu -trong các vấn đề

dân sự và thương mại))
Bài viết “Xác định nội dung pháp luật nước ngoài để giải quyết tranh chấp
dân sự quốc tế bởi Tòa án” />Bài viết “Tháo gỡ vướng mắc các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài”
/>
24


DANH MỤC VIẾT TẮT
YTNN: Yếu tố nước ngoài
BLDS: Bộ luật dân sự
BLTTDS: Bộ luật Tố tụng dân sự
ĐƯQT: Điều ước quốc tế
TTDS: Tố tụng dân sự
Luật HNGĐ: Luật Hôn nhân và gia đình
TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao
TA: tòa án

25


×