Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

Luận án tiến sĩ báo chí học phong cách chính luận báo chí của nhà báo hoàng tùng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 201 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN THỊ VÂN ANH

PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA
NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG
Ngành: Báo chí học
Mã số: 9320101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN THỊ VÂN ANH

PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA
NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG
Ngành: Báo chí học


Mã số: 9320101

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. PGS, TS. Trƣơng Ngọc Nam

2. TS. Trần Thị Thu Nga

Hà Nội – Năm 2019


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án này, tôi đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp. Với tấm lòng trân trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn chân
thành đến Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Phát thanh Truyền hình,
Khoa Báo chí Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Xin chân thành cảm ơn giáo
viên hƣớng dẫn, PGS, TS. Trƣơng Ngọc Nam và TS. Trần Thị Thu Nga đã trực
tiếp chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, làm việc và hoàn
thành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày… tháng 6 năm 2019
Tác giả luận án
Trần Thị Vân Anh

i



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ có tiêu đề: “Phong cách chính luận báo
chí của nhà báo Hoàng Tùng” là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
đƣợc sử dụng trong luận án có nguồn trích dẫn đầy đủ và trung thực. Những kết
luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình khoa
học nào khác.

Hà Nội, ngày … tháng 6 năm 2019
Tác giả luận án

Trần Thị Vân Anh

ii


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU……………………………………………………………………...

1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ….…………………………...


8

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN
BÁO CHÍ VÀ PHONG CÁCH CÁ NHÂN CỦA NHÀ BÁO VIẾT
CHÍNH LUẬN……………………………………………………………….. 30
1.1. Các quan điểm tiếp cận, khái niệm về phong cách chính luận báo chí
và phong cách cá nhân của nhà báo chính luận…………………………....

30

1.1.1. Phong cách chính luận báo chí………………………………………..... 30
1.1.2. Các quan điểm tiếp cận về phong cách cá nhân………………………..

40

1.1.3. Khái niệm và đặc điểm phong cách cá nhân của nhà báo chính luận….

47

1.2. Các bình diện thể hiện của phong cách chính luận báo chí………....

50

1.2.1. Thể hiện qua phƣơng diện nội dung tác phẩm……………....................

50

1.2.2. Thể hiện qua phƣơng diện hình thức tác phẩm………............................ 52
1.3. Những yếu tố tác động đến việc định hình phong cách cá nhân của
nhà báo viết chính luận………………………………………………............ 55

1.3.1. Những yếu tố chủ quan……………………………………....................

55

1.3.2. Những yếu tố khách quan ………………………………….................... 59
CHƢƠNG 2: NHẬN DIỆN PHONG CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ
CỦA NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG………………………………................... 62
2.1. Những yếu tố tác động đến quá trình hình thành phong cách chính
luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng………………………………........... 62
2.1.1. Những yếu tố khách quan ……………………………………………… 63

iii


2.1.2. Những yếu tố chủ quan………………………………………………....

66

2.2. Phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện qua
phƣơng diện nội dung tác phẩm…………………………………………….

70

2.2.1. Đề tài những anh hùng dân tộc…………………………………………. 70
2.2.2. Đề tài những sự kiện lịch sử quan trọng………………………………..

72

2.2.3. Đề tài chính trị - xã hội…………………………………………………. 74
2.2.4. Đề tài chỉ đạo các hoạt động đời sống, đƣờng lối chính sách của Đảng.. 77

2.2.5. Những đề tài khác………………………………………………………

79

2.3. Phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện qua
phƣơng diện hình thức tác phẩm…………………………………………… 80
2.3.1. Nghệ thuật đặt đầu đề tác phẩm……………………………………

81

2.3.2. Thể hiện qua kết cấu tác phẩm…………………………………………. 87
2.3.3. Thể hiện qua nghệ thuật ngôn từ……………………………………….. 92
2.4. Phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng thể hiện qua một số
đặc tính khác…………………………………………………………………. 118
2.4.1. Thể hiện ở tính ổn định…………………………………………………

118

2.4.2. Thể hiện ở tính cá thể hóa………………………………………………

119

CHƢƠNG 3: GIÁ TRỊ THỜI ĐẠI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO CÁC NHÀ BÁO TỪ VIỆC NGHIÊN CỨU PHONG
CÁCH CHÍNH LUẬN BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO HOÀNG
TÙNG…………………………………………………………………………

125

3.1. Những giá trị thời đại trong phong cách chính luận báo chí của nhà

báo Hoàng Tùng……………………………………………………………...

125

3.1.1. Cổ súy tinh thần yêu nƣớc của nhân dân……………………………….

125

3.1.2. Định hƣớng nhân dân tin theo Đảng, theo lãnh tụ……………………...

128

3.1.3. Lên án và đả kích quân xâm lƣợc………………………………………. 131
3.1.4. Cổ động phong trào xây dựng đất nƣớc tiến lên con đƣờng XHCN…… 135
3.1.5. Thể hiện những khát vọng của nhân dân trong thời chiến và những tâm
tƣ, tình cảm và những băn khoăn của nhân dân trong thời bình………………

138

3.1.6. Nhà chép sử bằng tác phẩm chính luận………………………………… 139

iv


3.2. Những bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu
phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng………………… 140
3.2.1. Trau dồi đạo đức, tri thức, kỹ năng……………………………………..

140


3.2.2. Có lý tƣởng nghề nghiệp, có bản lĩnh chính trị, lập trƣờng tƣ tƣởng
vững vàng, nhân sinh quan, thế giới quan tiên tiến và nắm vững chủ trƣơng
chính sách của Đảng…………………………………………………………... 142
3.2.3. Nắm bắt thời cuộc và không ngừng sáng tạo…………………………...

144

3.2.4. Chú trọng công tác làm tƣ liệu và để lại dấu ấn trong phong cách……..

146

3.2.5. Sử dụng ngôn ngữ chính luận đặc sắc và nghệ thuật…………………...

147

KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt


1

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

2

Cách mạng tháng Tám

CMTT

3

Cơ quan báo chí

CQBC

4

Khuynh hƣớng chính trị

KHCT

5

Nhà xuất bản

NXB


6

Nhân dân

ND

7

Phó Giáo sƣ

PGS

8

Tác phẩm

TP

9

Tác phẩm báo chí

TPBC

10

Tác phẩm chính luận

TPCL


11

Tác giả

TG

12

Tiếng nói Việt Nam

TNVN

13

Trung ƣơng



14

Tiến sĩ

TS

15

Việt Nam

VN


16

Xã luận

XL

17

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Các dạng thức ngữ pháp của của đầu đề trong các tác phẩm
chính luận của Hoàng Tùng………………………………….………………..

85

Bảng 2.2: Các kiểu câu đƣợc sử dụng trong tác phẩm chính luận của
Hoàng Tùng…………………………………………………………………….

110

Bảng 2.3: Các phƣơng thức liên kết sử dụng trong tác phẩm chính luận
của Hoàng Tùng………………………………………………………………..


vii

117


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1: Các dạng thức ngữ pháp của của đầu đề trong các tác phẩm
chính luận của Hoàng Tùng……………………………………………..……...

85

Biểu đồ 2.2: Các kiểu câu đƣợc sử dụng trong tác phẩm chính luận của 111
Hoàng Tùng……………………………………………………………………...
Biểu đồ 2.3: Các dạng biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong tác phẩm chính
luận của Hoàng Tùng…………………………………………………………...

viii

117


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Một tác phẩm chính luận báo chí tiêu biểu của nhà báo Hoàng
Tùng với chủ đề những anh hùng dân tộc

XII

Phụ lục 2: Một tác phẩm chính luận báo chí tiêu biểu của nhà báo Hoàng

Tùng với chủ đề những mốc lịch sử quan trọng của đất nƣớc……………...

XIV

Phụ lục 3: Một tác phẩm chính luận báo chí tiêu biểu của nhà báo Hoàng
Tùng với chủ đề chỉ đạo các hoạt động đời sống, đƣờng lối chính sách của
Đảng……………………………………………………………………………..

XVI

Phụ lục 4: Các dạng cấu trúc tác phẩm chính luận của Hoàng Tùng……… XVIII
Phụ lục 5: Các dạng biện pháp tu từ đƣợc sử dụng trong tác phẩm chính
luận của Hoàng Tùng…………………………………………………………

XIX

Phụ lục 6: 113 bài báo chính luận của nhà báo Hoàng Tùng trong tuyển
tập “Những bài báo chính luận”, do NXB Chính trị quốc gia xuất bản……

XX

Phụ lục 7: Khảo sát và phỏng vấn sâu về phong cách chính luận báo

chí của nhà báo Hoàng Tùng………………………………………….

ix

XXV



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với sự phát
triển nhanh chóng của mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt là sự bùng nổ
các phƣơng tiện truyền thông đại chúng, chúng ta, hằng ngày, hằng giờ đang tiếp
nhận một số lƣợng thông tin khổng lồ, ồ ạt, đa chiều và đa diện. Với các chức
năng đặc trƣng là cung cấp thông tin và định hƣớng dƣ luận xã hội, báo chí và
truyền thông đã và đang tiếp tục khẳng định vị thế quan trọng của mình trong đời
sống xã hội hiện đại, giúp cho công chúng có một cái nhìn sâu sắc, đúng đắn về
bản chất của mọi sự vật, hiện tƣợng.
Thông tin mà báo chí truyền thông cung cấp cho công chúng có chất lƣợng
cao hay thấp, một chiều hay đa chiều, đầy đủ hay phiến diện; mức độ tác động cũng
nhƣ hiệu quả thực tiễn của báo chí, vai trò của báo chí và truyền thông trong việc
thúc đẩy sự phát triển của xã hội nhƣ thế nào,... phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó quan trọng nhất là nhân tố con ngƣời, là những ngƣời hoạt động trong lĩnh vực
báo chí. Để có đƣợc một tác phẩm báo chí sinh động, sâu sắc và chất lƣợng, không
thể thiếu đƣợc những nhà báo tài ba, phong cách và đầy nhiệt huyết.
Phong cách của nhà báo là những đặc trƣng trong sáng tạo của nhà báo, thể
hiện rõ tính chuyên nghiệp qua cách viết, cách lựa chọn đề tài, cách phản ứng của
nhà báo với hoàn cảnh. Phong cách của nhà báo đƣợc thể hiện qua những sản phẩm
mà họ sáng tạo. Mỗi nhà báo có một giọng văn, một cách viết khác nhau. Thông
qua những nét riêng biệt này, ngƣời ta có thể phân biệt đƣợc nhà báo này với nhà
báo khác. Trong cuốn “Phƣơng pháp và phong cách Hồ Chí Minh”, (1997) giáo sƣ
Đặng Xuân Kỳ nhận định: “Phong cách chính là con ngƣời cũng có phần đúng khi
xem xét những giá trị nghệ thuật của ngƣời nghệ sĩ, trong đó không phải chỉ chứa
đựng tài năng nghệ thuật, mà còn cả trí tuệ, tƣ tƣởng và tâm hồn của ngƣời nghệ
sĩ…” [47, Tr.130].
Khi viết nhiều, nhà báo sẽ tạo nên một hệ thống bài báo, một số ngƣời cũng
có thể tạo nên phong cách. Tuy nhiên, không phải cứ viết nhiều là trở thành nhà báo
có phong cách, không phải nhà báo nào cũng có phong cách, chỉ những nhà báo

khẳng định đƣợc mình bởi những nét độc đáo, đa dạng và bền vững thì mới có
1


phong cách. Phong cách nhà báo không hoàn toàn tự nhiên mà có. Nó có thể đƣợc
hình thành trong quá trình lao động, sáng tạo, tu chỉnh và gọt giũa.
Một ngƣời làm nghề báo dù có trình độ chuyên môn cao, nhƣng để định hình
đƣợc tên tuổi trong lòng công chúng, để trở thành một nhà báo lớn, để góp phần tạo
ra “thƣơng hiệu” cho mình nhất thiết cần phải có đƣợc phong cách. Trên thực tế, có
nhà báo nổi tiếng với những bài điều tra nghiêm cẩn, chính xác và chuẩn mực. Lại
có nhà báo đƣợc công chúng nhớ đến bởi sự mạnh mẽ và nhiệt huyết, xông thẳng
vào những vấn đề nóng bỏng, không né tránh. Tuy nhiên, loại thể chính luận trên
báo chí hiện nay đang thiếu những cây bút có tầm và những tác phẩm thực sự sắc
sảo, để lại ấn tƣợng đối với bạn đọc. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện
nay, thời cuộc đổi thay nhanh, diễn biến cuộc đấu tranh tƣ tƣởng ngày càng phức
tạp, đội ngũ nhà báo chính luận giỏi, có phong cách giữ vai trò quan trọng hơn bao
giờ hết.
Thực tế, với chiều dài lịch sử phát triển của mình, Báo Nhân Dân là nơi quy
tụ nhiều cây bút chính luận tài năng, đặc sắc, có phong cách, có dấu ấn riêng, trong
đó có nhà báo Hoàng Tùng. Nhà báo Hoàng Tùng, tên thật là Trần Khánh Thọ, sinh
ngày 14-1-1920, tại xã Nhân Hòa, huyện Lý Nhân (Hà Nam). Ông là một nhà báo
chính luận bậc thầy, một đại thụ của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Bản lĩnh,
phong cách báo chí, tài năng và nhiều nhân tố ƣu việt khác đã làm nên tên tuổi
Hoàng Tùng. Trong Hội thảo: "Nhà báo Hoàng Tùng với báo chí cách mạng Việt
Nam" ngày 19 tháng 1 năm 2015, tại Trụ sở Báo Nhân Dân, nhà báo Hà Ðăng,
nguyên Ủy viên T.Ƣ Ðảng, nguyên Trƣởng Ban Tƣ tƣởng-Văn hóa T.Ƣ, nguyên
Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, đã khẳng định: “Những bài chính luận của Anh trực
tiếp đề cập những vấn đề chính trị, xã hội rộng lớn nhất, nóng bỏng nhất. Giọng văn
của ông hùng hồn, ngôn ngữ vừa hiện đại lại vừa rất dân gian, giàu hình tƣợng, đôi
khi pha lẫn điển tích, rực lửa chiến đấu và đặc biệt hấp dẫn. Phong cách viết của

ông rất riêng, đến nỗi không chỉ những ngƣời làm báo Nhân Dân, mà cả giới báo
chí, qua các bài viết, qua những bài viết có ký tên hay không ký tên, đều nhận ra
rằng đó là bài của Hoàng Tùng.” [30]. Cũng trong Hội thảo này, đồng chí Ðinh Thế
Huynh, Ủy viên Bộ chính trị đã nhận xét về nhà báo Hoàng Tùng nhƣ sau: “Ông đã
viết hàng nghìn bài báo, trong đó hầu hết là các bài xã luận, bình luận, mang hơi thở
2


nóng bỏng của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nƣớc, xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Những bài viết của ông hừng hực chất lửa, đanh thép, sắc sảo, lay
động lòng ngƣời, bởi lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, có dấu ấn
riêng. Suốt hàng chục năm trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nƣớc, những bài
xã luận trên Báo Ðảng thật sự là tiếng kèn xung trận bởi tinh thần phụ trách, sự kịp
thời, sắc bén và sinh động...”. [94]. Có thể nói, nhà báo chính luận Hoàng Tùng là
một trong những tấm gƣơng sáng nhất để các nhà báo chính luận trẻ noi theo và học
hỏi kinh nghiệm. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu về
phong cách chính luận báo chí của Hoàng Tùng một cách có hệ thống.
Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn đề tài “PHONG CÁCH CHÍNH
LUẬN BÁO CHÍ CỦA NHÀ BÁO HOÀNG TÙNG” làm đề tài nghiên cứu luận án
của mình. Nghiên cứu sinh chọn đề tài này trƣớc hết để tìm hiểu những đặc trƣng
phong cách, phong cách chính luận báo chí, góp phần nhận diện phong cách chính
luận của nhà báo Hoàng Tùng. Trên cơ sở đó, tác giả tìm ra những nét nổi bật,
những giá trị cốt lõi trong phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng. Những
kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho việc dạy và
học các môn học liên quan đến chuyên ngành báo chí. Cùng với hƣớng tiếp cận, góc
nhìn đó, đề tài có thể làm rõ đƣợc vai trò, vị trí, sức mạnh và tầm quan trọng của
việc hình thành phong cách chính luận báo chí nhằm giúp ngƣời viết báo phát triển
tốt hơn trong công tác sau này. Đồng thời, đề tài cung cấp những thông tin để có
một cái nhìn hệ thống, toàn diện về phong cách chính luận báo chí. Việc nghiên
cứu, nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng còn có ý nghĩa to

lớn về mặt thực tiễn. Nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng và
những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp ích cho nhiều nhà báo
trẻ đúc rút, học hỏi đƣợc ít nhiều những kỹ năng, kinh nghiệm trong cách viết, cách
hình thành đƣợc phong cách viết, từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả, chất lƣợng và hoàn
thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên môn của mình.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nhận diện phong cách chính luận báo
chí của nhà báo Hoàng Tùng, từ đó làm rõ những giá trị thời đại và đề xuất những
3


bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo
chí của nhà báo Hoàng Tùng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt đƣợc mục đích đã nêu trên, trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu
của các công trình khoa học đã có, đề tài sẽ tập trung giải quyết các nhiệm vụ
nghiên cứu đƣợc xác định quan trọng, cụ thể nhƣ sau:
Thứ nhất: Hệ thống hóa và làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài.
Thứ hai: Hệ thống hóa và làm rõ những vấn đề lý luận về phong cách chính
luận báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận.
Thứ ba: Phân tích và nhận diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo
Hoàng Tùng.
Thứ tư: Trên cơ sở đó, làm rõ những giá trị thời đại và đề xuất một số bài học
kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của
nhà báo Hoàng Tùng.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài

Là phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài chủ yếu nghiên cứu phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng
qua một số tác phẩm chính luận tiêu biểu của tác giả đƣợc đăng trên báo Nhân Dân
và đã đƣợc viết từ năm 1945 đến năm 2000.

4. Câu hỏi nghiên cứu của đề tài
Quá trình nghiên cứu đề tài đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, các quan điểm tiếp cận, khái niệm về phong cách chính luận
báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo chính luận? Những thể hiện của phong
cách chính luận báo chí? Các yếu tố tác động đến việc định hình phong cách cá
nhân của nhà báo viết chính luận?
Thứ hai, nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng qua
các phƣơng diện nhƣ: nội dung, hình thức tác phẩm và thể hiện qua một số đặc tính
khác?

4


Thứ ba, những yếu tố tác động đến quá trình hình thành phong cách chính
luận của nhà báo Hoàng Tùng? Những giá trị thời đại trong phong cách chính luận
báo chí của nhà báo Hoàng Tùng? Những bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ
việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng?

5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của đề tài
5.1. Phƣơng pháp luận
Thực hiện quá trình nghiên cứu, đề tài kết hợp chặt chẽ giữa tƣ duy biện
chứng với quan điểm lịch sử để xem xét phân tích một cách toàn diện lịch sử hình
thành và phát triển của thuật ngữ phong cách. Kết hợp với cơ sở khoa học lý thuyết
về phong cách học, đặc điểm, nội dung, những nhân tố tác động đến phong cách và

các lý thuyết về báo chí học, chính luận báo chí, đề tài sử dụng những lý thuyết này
làm cơ sở để xây dựng nên những cơ sở lý luận về phong cách chính luận báo chí.
Từ đó, đề tài sẽ đi sâu phân tích, nhận diện phong cách chính luận của nhà báo
Hoàng Tùng, làm rõ những giá trị thời đại và đề xuất một số bài học kinh nghiệm từ
việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài, luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ:
phƣơng pháp thống kê và phân loại, phƣơng pháp miêu tả, phƣơng pháp phân tích
nội dung, phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng... Cụ thể là:
- Phƣơng pháp thống kê và phân loại: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
thống kê và phân loại các dữ liệu nghiên cứu, làm cơ sở khoa học cho các phân tích,
đánh giá kết luận của luận án.
- Phƣơng pháp miêu tả: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để miêu tả các
phƣơng diện thể hiện qua nội dung và hình thức các tác phẩm chính luận của nhà
báo Hoàng Tùng. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ những đặc điểm phong cách chính
luận của nhà báo Hoàng Tùng.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp nội dung: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng
để đi sâu vào phân tích, tổng hợp các nội dung, đặc điểm của phong cách chính luận
báo chí; các yếu tố chi phối việc hình thành phong cách chính luận báo chí; sự thể
hiện của phong cách chính luận báo chí; phân tích, nhận diện phong cách chính luận
của nhà báo Hoàng Tùng, làm rõ những giá trị thời đại và đề xuất một số bài học
5


kinh nghiệm từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng
Tùng.
- Phƣơng pháp lịch sử: phƣơng pháp này đòi hỏi đặt đối tƣợng nghiên cứu
trong bối cảnh lịch sử cụ thể nhằm nhận diện sự phát triển mang tính quy luật.
Phƣơng pháp lịch sử đƣợc sử dụng trong luận án để phân tích, nhận diện những
nhân tố tác động, giá trị thời đại của phong cách chính luận báo chí của nhà báo

Hoàng Tùng.
- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành: trong nghiên cứu khoa học xã hội,
phƣơng pháp này có sự hợp tác của hai ngành khoa học trở lên để cùng đạt đến
những mục tiêu chung trong nhận thức đối tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp liên
ngành đƣợc sử dụng trong luận án, cụ thể là ngôn ngữ học và báo chí học để nhìn
nhận một cách toàn diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng.
- Phƣơng pháp khảo sát và phỏng vấn chuyên gia, chủ yếu đƣợc dùng để
khảo sát và phỏng vấn các chuyên gia, các nhà nghiên cứu báo chí để làm rõ phong
cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng.
- Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để
khảo sát một số tác phẩm chính luận tiêu biểu của nhà báo Hoàng Tùng đƣợc đăng
trên báo Nhân Dân và đã đƣợc viết từ năm 1945 đến năm 2000.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ và bổ sung một
số vấn đề về lý luận chính luận báo chí nói chung và phong cách cá nhân của nhà
báo chính luận nói riêng nhƣ khái niệm và đặc điểm về phong cách chính luận,
phong cách chính luận báo chí, phong cách cá nhân của nhà báo chính luận; các yếu
tố tác động đến việc định hình phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận.
Luận án góp phần tạo khung lý luận cần thiết về phong cách chính luận báo chí làm
phong phú thêm cho cơ sở lý luận báo chí nƣớc nhà và là tài liệu tham khảo hữu ích
cho các nhà nghiên cứu báo chí, các cơ sở đào tạo báo chí trong cả nƣớc và những
cá nhân thực hiện công tác nghiên cứu những nội dung liên quan đến lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
6


Luận án hệ thống hóa những tri thức cần thiết và xây dựng một bức tranh

tƣơng đối hoàn chỉnh về phong cách, phong cách chính luận báo chí, phong cách cá
nhân của nhà báo, những yếu tố tác động, định hình phong cách cá nhân của nhà
báo và nhận diện phong cách chính luận của nhà báo Hoàng Tùng. Luận án làm rõ
những giá trị thời đại trong phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
và rút ra những bài học kinh nghiệm từ việc nghiên cứu đề tài sẽ giúp ích cho các
giảng viên, sinh viên báo chí và nhiều nhà báo đúc rút, học hỏi đƣợc những kỹ
năng, kinh nghiệm trong cách viết, hình thành đƣợc phong cách viết chính luận, từ
đó nâng cao đƣợc hiệu quả, chất lƣợng và hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chuyên
môn của mình.

7. Những đóng góp mới của đề tài
Với những nội dung nhƣ trên, luận án có một số đóng góp đƣợc thể hiện rõ ở
những khía cạnh nhƣ sau:
- Một là, khẳng định rõ hơn về lý luận, thực tiễn, các quan điểm tiếp cận,
khái niệm về phong cách chính luận báo chí và phong cách cá nhân của nhà báo
chính luận, những thể hiện của phong cách chính luận báo chí, các yếu tố tác động
đến việc định hình phong cách cá nhân của nhà báo viết chính luận.
- Hai là, nhận diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng.
- Ba là, làm rõ những giá trị thời đại trong phong cách chính luận báo chí của
nhà báo Hoàng Tùng.
- Bốn là, từ những nội dung trên, luận án rút ra những bài học kinh nghiệm
cho các nhà báo từ việc nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo
Hoàng Tùng.

8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan tình hình nghiên, Kết luận, Danh mục các
bảng biểu, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục; luận án gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phong cách chính luận báo chí và phong cách cá nhân
của nhà báo viết chính luận
Chƣơng 2: Nhận diện phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng

Chƣơng 3: Giá trị thời đại và những bài học kinh nghiệm cho các nhà báo từ việc
nghiên cứu phong cách chính luận báo chí của nhà báo Hoàng Tùng
7


TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Những nghiên cứu đề cập đến phong cách, chính luận báo chí và phong
cách chính luận báo chí
1.1. Các công trình nghiên cứu về phong cách
Trên thế giới, thuật ngữ phong cách đã đƣợc đề cập đến rất nhiều trong các
công trình nghiên cứu thuộc các lĩnh vực khác nhau. Có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Trong cuốn sách "Thuộc về phong cách: Số lượng và chất lượng", tác giả
Chatman S. viết vào năm 1967 đã cho rằng, phong cách là sản phẩm của sự lựa
chọn mang tính sáng tạo cá nhân trong một tập hợp các mô hình ngôn ngữ có thể
lựa chọn, đó là khả năng viết rõ ràng, chính xác theo cách có thể thu hút đƣợc ngƣời
đọc.
- Trong cuốn sách “Phong cách ngôn ngữ”, năm 1973 tác giả Enkvist, E. N.
viết: “Phong cách là việc tìm hiểu đặc trƣng của một kiểu loại văn bản, một cá nhân
nào đó trên cơ sở khác biệt so với cách dùng thông thƣờng”.
- Trong bài luận về ngôn ngữ và văn học “Thơ ca và phong cách”, đƣợc xuất
bản tại Boston vào năm 1997, tác giả Hill, A. A đã nhận định rằng, phong cách là
những điều chỉ thuộc về phƣơng tiện biểu đạt mà không đề cập đến nội dung vì một
ý tƣởng có thể đƣợc biểu đạt theo nhiều cách khác nhau.
- Bài viết “Chức năng của phong cách” trong Hội thảo quốc tế về ngôn ngữ
học lần thứ 9, tại Hague, năm 1964 tác giả Riffaterre, M. đã đề cập đến phong cách
nhƣ là nghệ thuật viết, nghệ thuật diễn đạt sao cho đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong
muốn.
- Trong giáo trình online “Ngôn ngữ và phong cách” của trƣờng Đại học
Lancaster năm 2010 viết: “Phong cách gắn liền với tác giả. Nó là sự khác biệt của

ngƣời này với ngƣời khác, của giai đoạn lịch sử này với giai đoạn lịch sử khác, v.v.
thông qua một hệ thống các đặc điểm ngôn ngữ đặc trƣng nhƣ ngữ vực, thể loại,
thời gian, v.v.”
- Trong cuốn sách “Phong cách ngôn ngữ Pháp” xuất bản tại trƣờng Đại học
Toronto Press, Canada, vào năm 1961, tác giả Bally, Ch. cho biết, phong cách đƣợc
8


các nhà ngôn ngữ học Châu Âu chú ý đến từ nửa đầu thế kỷ XX, và cho đến những
năm 1960 thì việc nghiên cứu phong cách học nhận đƣợc sự quan tâm rộng rãi của
các nhà ngôn ngữ học Anh và Mĩ. Tác giả cho rằng, phong cách học nghiên cứu
tính biểu cảm của ngôn ngữ và sự phối hợp các sự kiện lời nói có khả năng tạo nên
sự biểu cảm ấy của ngôn ngữ.
- Trong cuốn sách “Lí thuyết về chỉnh thể nghệ thuật”, tác giả

M.M.

Girsman xuất bản năm 2007, khi bàn đến vấn đề phong cách, tác giả cho rằng,
phong cách là sự hiện diện rõ rệt trực tiếp và sự biểu hiện chỉnh thể ấy trong từng
yếu tố hợp thành của tác phẩm và trong tác phẩm hoàn chỉnh nhƣ một chỉnh thể.
- Trong tác phẩm “Ngữ văn học và văn hóa học” xuất bản năm 1990, P.N.
Sakulin viết: “Phong cách là sự độc đáo, là sự khác biệt của hình thức này với các
hình thức khác tƣơng tự nhƣ nó”.
Đầu thế kỉ XX, thuật ngữ phong cách đă đƣợc quan tâm sâu sắc. Ở Liên xô,
viện sĩ M.B.Khrápchencô đã dành khá nhiều công sức nghiên cứu vấn đề này.
Trong cuốn “Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học”, ông đã
thống kê và đƣa ra đến gần 20 cách hiểu khác nhau về phong cách. Các nhà khoa
học lại càng nhận ra sự đa dạng, phức tạp của nó. Theo tác giả “Phong cách là
phƣơng pháp biểu đạt cách chiếm lĩnh đời sống bằng hình tƣợng, là phƣơng pháp
thuyết phục và hấp dẫn ngƣời đọc”.

Ở nƣớc ta, từ lâu đã có một số tác giả nghiên cứu về phong cách và phong
cách học. Năm 1964, Giáo trình Việt ngữ (tập III- phần Tu từ học) của Ðinh Trọng
Lạc ra đời. Có thể xem giáo trình này đánh dấu sự xuất hiện thực sự của khoa học
về phong cách học ở Việt Nam. Năm 1979, Nhà xuất bản Tác phẩm mới đã xuất
bản cuốn sách “Nhà văn, tƣ tƣởng và phong cách” của tác giả Nguyễn Đăng Mạnh.
Trong cuốn sách, tác giả cho rằng, phong cách gắn liền với cá tính sáng tạo của nhà
văn, bởi văn chƣơng là một hình thái ý thức xã hội có đặc trƣng riêng. Đây là lĩnh
vực cần đến năng khiếu và tài nghệ, cần cá tính và phong cách.
Nhƣng măi những năm 80 của thế kỉ XX, ở nƣớc ta, việc nghiên cứu về
phong cách mới đƣợc chú ý đến. Năm 1982, nhà xuất bản Giáo dục đã xuất bản
giáo trình “Phong cách học tiếng Việt” của nhóm tác giả Cù Đình Tú, Lê Anh Hiền,
Võ Bình và Nguyễn Thái Hòa. Giáo trình bổ sung những vấn đề về phong cách
9


chức năng, phân loại phong cách chức năng. Giáo trình cũng tham khảo ý kiến của
các nhà nghiên cứu Nga Xô Viết nhƣ Viktor Vinogradov, Rozental, sử dụng tiêu chí
chức năng xã hội để phân loại các phong cách chức năng tiếng Việt.
Năm 2002, tác giả Đinh Trọng Lạc và Nguyễn Thái Hòa cũng xuất bản cuốn
sách “Phong cách học tiếng Việt” tại nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội. Theo tác giả
Đinh Trọng Lạc, Phong cách báo là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng lớp văn bản
trong đó thể hiện vai của ngƣời tham gia giao tiếp trong lĩnh vực báo. Nói cụ thể
hơn, đó là vai của nhà báo, ngƣời đƣa tin, ngƣời cổ động, ngƣời quảng cáo, bạn đọc
(phát biểu)... tất cả những ai tham gia vào hoạt động thông tin của xã hội về tất cả
các vấn đề thời sự. Phong cách chính luận là khuôn mẫu thích hợp để xây dựng
lớp văn bản trong đó thể hiện vai của ngƣời tham gia giao tiếp trong lĩnh vực
chính trị - xã hội.
Cuốn từ điển Thuật ngữ văn học đƣợc các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi biên soạn và xuất bản năm 2007. Nhóm tác giả nhận định, phong
cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại

cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận đƣợc một giọng điệu và sắc thái
thống nhất... Nói chung, phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể
nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật”.
Ngoài ra, cũng có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu có liên quan đến vấn đề
phong cách nhƣ: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn “Phong cách văn xuôi nghệ thuật Thạch
Lam” của tác giả Nguyễn Thành Thi viết vào năm 2000. Trong luận án, tác giả phát
hiện đặc trƣng phong cách nghệ thuật Thạch Lam; phân tích những biểu hiện cụ thể
và giá trị của các đặc trƣng trong bút pháp ấy qua các sáng tác cụ thể, tiêu biểu
trong các tập truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút của Thạch Lam. Luận án Tiến sĩ Ngữ
văn “Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng” của tác giả Bạch Văn
Hợp viết vào năm 2002. Tác giả đã vận dụng khái niệm cảm hứng để nghiên cứu
phong cách nghệ thuật của Nguyên Hồng mang lại cho việc khảo sát phong cách
một cách tiếp cận mới.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên đây mới chỉ tập trung phân tích về phong
cách, chức năng của phong cách, mà chƣa đề cập đến vấn đề lý luận về phong cách
chính luận báo chí.
10


1.2. Các công trình nghiên cứu về chính luận báo chí
Trên thế giới, có một số công trình nghiên cứu về chính luận báo chí, nhƣng
chủ yếu đề cập đến xã luận là một thể loại điển hình của chính luận báo chí.
Theo Từ điển báo chí và truyền thông Webster của tác giả Weiner R xuất bản
năm 1990, xã luận đƣợc định nghĩa “là bài viết thể hiện quan điểm của biên tập viên
trang xã luận hoặc thành viên của ban biên tập...” [117, Tr. 158].
Còn theo Từ điển Nghiên cứu truyền thông của tác giả A & C Black (2006),
xã luận đƣợc định nghĩa là “bài chuyên đề trên báo chí bày tỏ quan điểm về một tin
tức đƣợc đƣa trong cùng số báo đó” [101].
Theo Bách khoa toàn thư về báo chí của tác giả Hamlet J.D xuất bản năm
2009, xã luận đƣợc định nghĩa là bài viết trên báo hoặc tạp chí (hoặc rất hiếm khi

trên phát thanh – truyền hình) kết hợp dự kiện và ý kiến để luận giải tin tức và gây
ảnh hƣởng đến dƣ luận xã hội. Nó bày tỏ quan điểm của chủ bút hoặc chủ sở hữu và
thƣờng đề cập đến những sự kiện thời sự hoặc vấn đề gây nhiều tranh cãi”[109, tr.
447].
Trong cuốn Bách khoa toàn thư về truyền thông chính trị của Moldoff J. A.
xuất bản năm 2008, tác giả viết: “Xã luận thể hiện quan điểm chính thức của biên
tập về một vấn đề”. Xã luận có thể là kết quả của lao động cá nhân hoặc tập thể ban
biên tập nhƣng bằng việc không ghi tên cá nhân tác giả, nó “thể hiện tính thống nhất
về thông điệp và mục đích giữa các thành viên của ban biên tập” [111, tr. 198].
Trong cuốn sách lâu đời Xã luận, giáo sƣ báo chí Leon Nelson Flint (1920)
viết rằng, xã luận – hình thức thể hiện quan điểm của chủ bút – là một trong những
phƣơng tiện mà thông qua đó con ngƣời thỏa mãn bản năng truyền bá tƣ tƣởng của
mình. Tác giả đƣa ra luận điểm quan trọng khi viết nhƣ sau: “Xã luận là hoa của
báo chí, chứ không phải rễ. Tin tức mới là gốc, rễ. Việc luận giải tin tức đó là hoa
và hạt, đem lại sức sống và giá trị cho toàn bộ cơ thể cây” [54, tr. 1-2].
Tập “Đề cƣơng khóa giảng dùng cho chuyên khoa báo chí Trƣờng Đại học
Tổng hợp quốc gia Matxcơva” năm 1974 có tóm tắt : “Xã luận là bài phát biểu của
toàn soạn hoặc của cá nhân mở đầu cho số báo”.
Donald L. Feguson (2004) trong cuốn Báo chí ngày nay cho rằng, xã luận là
tiếng nói của cơ quan báo chí. Ông viết: “Các bài xã luận có khả năng thúc đẩy hoặc
11


chặn đứng một dự án hoặc một chƣơng trình, ảnh hƣởng đến mức độ chấp nhận một
chính sách mới hoặc dẫn đến sự thay đổi trong chính sách cũ. Mức độ ảnh hƣởng
nhƣ vậy không thể xem nhẹ” [105, tr. 302].
Elisabeth Le (2010) trong cuốn Xã luận và sức mạnh của phương tiện truyền
thông – Sự giao thoa bản sắc văn hóa – xã hội nhấn mạnh đến tính chất hiện thực
của xã luận. Elisabeth Le cho rằng xã luận trình bày quan điểm mang tính biện giải
chặt chẽ về thế giới theo những lát cắt khoảng 500 từ. Giống nhƣ tiểu thuyết hiện

thực xã hội, mặc dù chỉ trong 4 đến 5 đoạn, chúng dựng lên trọn vẹn một phân cảnh,
trong đó các nhân vật của đời thực đƣa ra quan điểm của mình một cách thuyết phục
nhƣng cuối cùng vẫn khiến độc giả đi đến quan điểm của tờ báo [110, tr. 1].
Cuốn “Các thể loại báo chí” của tác giả A.A.Chertƣchơnƣi không chỉ làm rõ
các thể loại chính luận - nghệ thuật mà trƣớc đó còn đƣa ra tri thức về thể loại tin và
thể loại phân tích cũng nhƣ các yếu tố hình thành thể loại [3].
Ở nƣớc Cộng hòa Dân chủ Đức, Phó Giáo sƣ – Tiến sĩ Klaus Puder trong
giáo trình biên soạn cho khoa Báo chí, trƣờng Đại học Tổng hợp Các-mác, Lei Zig
thì dùng thuật ngữ “bút chiến” để chỉ loại thể chính luận.
Ngoài ra, nhà lý luận về báo chí học Nga Xô Viết D.M. Pri-ljuk khi bàn đến
chính luận báo chí, ông viết: “Sự phản ánh của chính luận bao giờ cũng đậm đà sự
xúc cảm. Biên độ xúc cảm của nhà chính luận rất lớn. Đó là sự tán hƣởng và niềm
vui sƣớng, lòng căm thù và sự tức giận, trầm tƣ và âu yếm. Đó là sức hấp dẫn trong
việc phân tích sự kiện và đánh giá chính trị về các sự kiện đó” [42, tr. 31].
Ở nƣớc ta, có một số công trình nghiên cứu có liên quan chính luận báo chí
nhƣ:
Trong cuốn Tác phẩm Báo chí đại cương (tập 3) (1995), tác giả Trần Thế
Phiệt đã nhận thấy nét đặc trƣng cơ bản của thể loại chính luận báo chí là phản ánh
hiện thực bằng phƣơng thức luận bàn, phân tích, lý giải, nhằm giải quyết vấn đề
bằng lý lẽ.
Tác giả Trần Quang trong cuốn “Các thể loại chính luận báo chí” đã cho
rằng, các thể loại chính luận báo chí là nhóm chính luận bao gồm các thể loại nhƣ:
xã luận, bình luận (với các dạng bình luận chung, bình luận theo chủ đề, bình luận
quốc tế, điểm thƣ), thể loại bài phản ánh, phê bình, điểm báo, thƣ từ (với tƣ cách là
12


thể loại báo chí) và điều tra, tiểu luận (chuyên luận, luận văn tuyên truyền, ý kiến
nhà báo, bình chú).
Trong cuốn “Các thể loại báo chí chính luận nghệ thuật” của tác giả Dƣơng

Xuân Sơn xuất bản năm 2008, căn cứ vào thực tiễn hoạt động báo chí Việt Nam, tác
giả đã phân chia một cách ƣớc lệ thành ba nhóm thể loại chính gồm: nhóm thông
tấn, nhóm chính luận và nhóm chính luận – nghệ thuật.
Năm 2014, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản cuốn sách “Tác phẩm
chính luận báo chí” do PGS.TS Trần Thế Phiệt làm chủ biên. Ông cho rằng, chính
luận báo chí là một loại thể tác phẩm cơ bản của loại hình báo chí. Nó lấy những sự
kiện, hiện tƣợng, vấn đề chính yếu mà xã hội quan tâm để phân tích, lý giải, luận
bàn. Nó không những đem lại cho con ngƣời nhận biết về một sự kiện, một hiện
tƣợng, một vấn đề nào đó, mà còn trên cơ sở của sự phân tích, lý giải, luận bàn đó,
loại thể tác phẩm báo chí này có thể làm thay đổi tƣ tƣởng tình cảm của con ngƣời
để giúp họ có những phƣơng pháp, cách thức trong hoạt động ứng xử của mình một
cách phù hợp.
Trong bài Luận bàn về thể loại báo chí trên Tạp chí Ngƣời làm báo, số ra
tháng 2 năm 2004, tác giả Đinh Hƣờng nhận định: báo chí chính luận nghệ thuật
phản ánh hiện thực, sử dụng ngôn ngữ và các công cụ khác để chuyển tải nội dung
mang tính chính trị - tƣ tƣởng nhất định.
Trong cuốn sách “Viết báo như thế nào?” (2003) của Đức Dũng, tác giả cho
rằng, nhóm các thể chính luận báo chí gồm ba thể loại chủ yếu là bình luận, xã luận,
chuyên luận và một số dạng biến thể khác nhƣ phiếm luận, nhàn đàm, hài đàm...
Nhìn chung, có thể đây là một nhóm rất ổn định với các thể loại vừa có khả năng
thông tin sự kiện thời sự, nhƣng mục đích chủ yếu của chúng lại là ở năng lực thông
tin lý lẽ.
Trong cuốn Những vấn đề của báo chí hiện đại năm 2007, tác giả Đình Cúc,
Đức Dũng cho rằng, có ba nhóm thể loại báo chí: Nhóm các thể loại thông tấn báo
chí, nhóm các thể loại chính luận báo chí và nhóm các thể loại tài liệu, nghệ thuật.
Trong cuốn sách “Báo chí và dư luận xã hội” (2011) của PGS, TS. Nguyễn
Văn Dững, tác giả cho rằng, chính luận báo chí bao hàm trong nó sự tranh luận xã
hội, luận chiến xã hội hay đối thoại xã hội mà nhà chính luận nhằm bày tỏ và bảo vệ
13



chính kiến, luận điểm và lập trƣờng xã hội của mình trƣớc các sự kiện và vấn đề
thời cuộc đang đƣợc công chúng và dƣ luận xã hội quan tâm [22].
1.3. Các công trình nghiên cứu về phong cách chính luận báo chí
Nhìn chung, trên thế giới và ở trong nƣớc, các công trình nghiên cứu có liên
quan đến luận án chủ yếu đề cập đến vấn đề phong cách, phong cách học và chính
luận báo chí. Các công trình nghiên cứu về phong cách chính luận báo chí và phong
cách cá nhân của nhà báo mang tính chất lý luận, có tính hệ thống và chuyên sâu
gần nhƣ mới chỉ đƣợc nghiên cứu lẻ tẻ qua một số bài báo, hay một phần trong các
cuốn sách chuyên khảo báo chí.
Tháng 7/1981, giáo sƣ E.I.Pronin thuộc khoa Báo chí, trƣờng Đại học Lômô-nô-xốp khi đề cập tới tình hình báo chí tại Liên Xô, ông cho rằng, phong cách
chính luận báo chí là phong cách viết chuyên “giải thích sự việc, sự kiện”.
Năm 2000, Nhà xuất bản Văn Hóa xuất bản cuốn sách “Phong cách học và
các phong cách chức năng tiếng Việt” của tác giả Hữu Đạt. Trong cuốn sách này,
tác giả chỉ ra 6 phong cách chức năng tiếng Việt. Tác giả cho rằng: Phong cách báo
chí là một phong cách chức năng đƣợc sử dụng hằng ngày trên các báo, tạp chí ấn
hành cho đông đảo bạn đọc. Phong cách báo chí đƣợc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm
cả loại viết tay (báo tƣờng) và truyền đơn đƣợc sử dụng trong trƣờng hợp chƣa có
điều kiện in ấn; Phong cách chính luận là phong cách đƣợc dùng để bày tỏ thái độ,
quan điểm của ngƣời viết (nói) về một vấn đề nào đó thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội
nhằm lôi kéo ngƣời đọc (nghe) về phía mình, hành động theo mình.
Trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí – Đặc tính chung và phong cách (2000),
tác giả Hà Minh Đức viết: “Với hoạt động báo chí thì phong cách là một khâu quan
trọng để nghiên cứu về khuôn mặt của báo chí trong từng thời kỳ và có thể nói đến
phong cách của từng tờ báo, từng nhà báo. Với báo chí, dấu ấn của cá nhân không
rõ rệt bằng văn học nhưng tác động và ảnh hưởng của xã hội lại rõ rệt hơn. Mỗi
thời kỳ lịch sử thường có những tờ báo nổi lên trong dư luận theo hướng này hoặc
hướng khác” [34]. Ở đây, tác giả Hà Minh Đức chỉ nêu lên quan niệm về phong
cách báo chí, chủ yếu ở góc độ về vai trò của nó trong việc nghiên cứu đối với báo
chí.


14


×