Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CỦA VỊ THÀNH NIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.35 MB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ ĐÀO

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC
PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN HÀNH VI VI PHẠM
PHÁP LUẬT CỦA VỊ THÀNH NIÊN
(Nghiên cứu được thực hiện tại quận Đống Đa – Hà Nội)

UẬN VĂN THẠC S C NG T C

Hà Nội - 2015

HỘI


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN THỊ ĐÀO

HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG VIỆC PHÒNG
NGỪA VÀ NGĂN CHẶN HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT
CỦA VỊ THÀNH NIÊN
(Nghiên cứu được thực hiện tại quận Đống Đa – Hà Nội)
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60 90 01 01


UẬN VĂN THẠC S C NG T C

HỘI

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS Đặng Cảnh Khanh
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN

PGS.TS. NGUYỄN THỊ THU HÀ

GS.TS. ĐẶNG CẢNH KHANH

Hà Nội – 2015


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành luận văn thạc sĩ “ Hoạt động công tác xã hội trong việc
phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên”, tôi xin gửi
lời cám ơn chân thành đến GS.TS Đặng Cảnh Khanh – Giảng viên hướng dẫn khoa
học, đã không chỉ theo sát quá trình thực hiện, mà còn động viên và chỉ bảo thẳng
thắn những điểm còn thiếu sót giúp tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban chủ nhiệm đề tài cấp Nhà nước
“Tội phạm vị thành niên. Thực trạng, giải pháp phòng ngừa và đấu tranh trong quản
lý phát triển xã hội ở nước ta hiện nay” đã tạo cơ hội cho tôi được trực tiếp tham gia
điều tra nội dung này của đề tài, góp phần quan trọng giúp tôi hoàn thành luận văn
thạc sĩ của mình.
Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn của mình tới trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn, đặc biệt là các thầy cô của Khoa Xã hội học đã luôn quan
tâm, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện luận văn thạc sĩ của mình.

Công tác xã hội ở Việt Nam tuy còn là một ngành mới và đang từng bước
phát triển, nhưng với sự nhiệt tình và tận tâm của các thầy cô, điều học viên nhận
được nhiều hơn kiến thức chính là tình yêu nghề và phát huy tối đa khả năng sáng
tạo của bản thân dựa vào nền tảng chuyên ngành vững chắc.
Những kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình nghiên cứu và can thiệp sẽ
trở thành hành trang và động lực giúp tôi thêm yêu và gắn bó nhiều hơn với ngành
nghề mình lựa chọn, với niềm tin có thể giúp đỡ, chia sẻ với tất cả những cá nhân,
nhóm và cộng đồng yếu thế trong xã hội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 20 tháng 1 năm 2015

Nguyễn Thị Đào


MỤC LỤC

PHẦN 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................3
1. ý do chọn đề tài ................................................................................................4
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu...........................................................................5
3. Ý nghĩa của nghiên cứu ...................................................................................10
4. Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................11
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................12
6. Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................12
7. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ...............................................................13
8. Phƣơng pháp nghiên cứu. ...............................................................................16
9. Phạm vi nghiên cứu: ........................................................................................17
PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH ...............................................................................19
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ

Ý


UẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA C NG T C

HỘI TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN HÀNH VI VI
PHẠM PH P UẬT CỦA VỊ THÀNH NIÊN .................................................19
1.1. Các khái niệm công cụ……...…………..……………………………….19
1.1.1. Khái niệm “vị thành niên”……………………….…….…...…………19
1.1.2. Khái niệm vị thành niên vi phạm pháp luật……...……………..…...20
1.1.3. Khái niệm “phòng ngừa”, “ngăn chặn” và “nguy cơ”…….…..…….21
1.1.4. Khái niệm “ chuẩn mực xã hội ”……………………….…......………22
1.1.5. Khái niệm “ hành vi sai lệch”………………………….......………….23
1.2. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu…………………………...…..…24
1.2.1. Thuyết hành vi:…………………………...……………………………24

1


1.2.2. Quan điểm về sai lệch xã hội…………………………...……...….…..25
1.2.3. Lý thuyết “ Tội phạm học” của Cesare Lombroso………...………..27
1.2.4. Một số quan điểm của các tác giả khác về Tội phạm học…………...29
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về giáo dục vị thành niên và xử lý vị
thành niên có hành vi vi phạm pháp luật ..........................................................29
CHƢƠNG 2. NHỮNG NGUY CƠ VỊ THÀNH NIÊN VI PHẠM PH P
UẬT VÀ C NG T C PHÒNG NGỪA, NGĂN CHẶN TẠI QUẬN ĐỐNG
ĐA NÓI CHUNG VÀ TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ TH NG PHAN HUY
CHÚ NÓI RIÊNG ................................................................................................34
2.1. Giới thiệu chung về Quận Đống Đa ............................................................34
2.2. Giới thiệu tổng quát về trƣờng trung học phổ thông Phan Huy Chú quận
Đống Đa, Hà Nội ..................................................................................................35
2.3. Những nguy cơ vị thành niên vi phạm pháp luật tại địa phƣơng theo

khảo sát thực hiện tại trƣờng Trung học phổ thông Phan Huy Chú. .............37
2.4. Công tác đấu tranh phòng ngừa đƣợc thực hiện tại địa phƣơng nhằm
làm giảm tỉ lệ vị thành niên vi phạm pháp luật và kết quả đạt đƣợc. ............49
CHƢƠNG 3: VẬN DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI BƢỚC ĐẦU XÂY DỰNG
CHƢƠNG TRÌNH

ÀM VIỆC ĐỐI VỚI NHÓM VỊ THÀNH NIÊN NHẰM

PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT…….58
3.1. Mô tả nhóm đối tƣợng ..................................................................................58
3.2. Sơ đồ tƣơng tác trƣớc khi bắt đầu làm việc nhóm ....................................59
3.3. Mô tả tiến trình thực hành công tác xã hội nhóm: ....................................60
3.4. Đánh giá .........................................................................................................69
PHẦN 3: PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................71
KHUYẾN NGHỊ......................................................................................................73

2


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Nếu bị gây gổ, bắt nạt bạn sẽ làm gì ........................................ 42
Biểu đồ 2.2: Bảng đánh giá về các mối quan hệ trong gia đình ................. 44
Biểu đồ 2.3: Bảng đánh giá về sự quan tâm của nhà trường tới thanh thiếu
niên.................................................................................................................. 46
Biểu đồ 2.4: Bạn đã bao giờ chứng kiến tận mắt những cảnh đánh nhau
hoặc bạo lực chưa .......................................................................................... 48
Biểu đồ 2.5: Sự quan tâm của các cấp chính quyền với thanh thiếu niên52
Biểu đồ 2.6: Tâm trạng của vị thành niên về hoàn cảnh đất nước hiện nay ..........56
Bảng 2.1: Mối quan hệ tương quan giữa học lực và nhận thức, thái độ của

vị thành niên về vấn đề tội phạm vị thành niên .............................................. 40
Bảng 3.1: Danh sách các thành viên trong nhóm .......................................... 61
Bảng 3.2: Đặc điểm các thành viên trong nhóm ............................................ 63
Bảng 3.3: Kế hoặc làm việc nhóm ................................................................... 64
Bảng 3.4: Hoạt động nhóm buổi 1 .................................................................. 66
Bảng 3.5: Hoạt động nhóm buổi 2 .................................................................. 67
Bảng 3.6: Hoạt động nhóm buổi 3 .................................................................. 67
Bảng 3.7: Hoạt động nhóm buổi 4 .................................................................. 68
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tương tác trước khi bắt đầu làm việc nhóm ...................... 59
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ tương tác sau quá trình làm việc ....................................... 68

3


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã
hội, kể từ Ðại hội VI (năm 1986), và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (năm 1991) đến nay, Việt Nam
đã thu được những thành tựu to lớn, hết sức quan trọng. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu đáng tự hào về kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ…, trong xã hội Việt
Nam hiện nay vẫn tồn tại những mặt hạn chế khiến tất cả chúng ta cần lưu tâm và
trăn trở tìm cách giải quyết. Một trong những mặt hạn chế của xã hội chính là tình
trạng phạm tội ngày càng ra tăng trong đó có tình trạng vị thành niên vi phạm pháp
luật. Đây chính là một hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng đi xuống về tư tưởng, đạo
đức, lối sống của một bộ phận giới trẻ ngày càng gia tăng gây nhiều vụ án và tệ nạn
xã hội nghiêm trọng.
Theo số liệu của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chống tội phạm
xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên”, từ năm 2007 - 6/2013,
toàn quốc phát hiện gần 63.600 vụ, gồm hơn 94.300 em vi phạm pháp luật hình sự.

Số vụ phạm pháp tăng gần 4.300 vụ, bằng 6,72% so với 6,5 năm trước đó. So với
tổng số vụ phạm pháp hình sự trong toàn quốc thì số vụ án do người chưa thành
niên gây ra chiếm gần 20%. Những trường hợp phạm tội nghiêm trọng như giết
người, cướp của, hiếp dâm, sử dụng vũ khí, bạo lực, tụ tập thành băng nhóm tội
phạm ở tuổi vị thành niên đã diễn ra ngày càng nhiều, gây lo ngại cho toàn xã hội.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ gái mại dâm và người nghiện ma túy ở tuổi vị
thành niên cũng đang có xu hướng ra tăng.
Công tác xã hội đã và đang có vai trò quan trọng đối với sự phát triển bình
đẳng và tiến bộ của mỗi quốc gia và nhân loại. Đặc biệt, công tác xã hội góp phần
giải quyết các vấn đề xã hội liên quan đến đời sống của từng cá nhân, từng nhóm
nhỏ và cộng đồng những người yếu thế. Khi mà nền kinh tế phát triển, kéo theo đó
là những hệ lụy tiêu cực, những vấn đề xã hội phức tạp, thì công tác xã hội sẽ giúp

4


con người hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực và hướng con người đến một cuộc
sống tốt đẹp hơn.
Công tác xã hội cũng tham gia vào công cuộc phòng ngừa và ngăn chặn những
hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên. Công tác xã hội với trẻ em và thanh
thiếu niên là một lĩnh vực được quan tâm hàng đầu hiện nay tại nhiều Quốc gia trên
Thế giới và trong đó có Việt Nam.
Vị thành niên là lứa tuổi đang có sự thay đổi mạnh mẽ về tâm-sinh lý, muốn tự
khẳng định mình, không muốn phụ thuộc và dễ bị tác động, rủ rê, lôi kéo của các
đối tượng xấu. Nhiều em bị ảnh hưởng tâm lý từ các loại phim, ảnh bạo lực, văn
hoá phẩm đồi trụy trên mạng Internet và ngoài xã hội. Sự hình thành hành vi ở lứa
tuổi này chịu rất nhiều tác động từ gia đình, nhà trường, xã hội và mỗi em lại có
những hoàn cảnh riêng, những khó khăn riêng và những lý do riêng. Chính vì thế
việc nghiên cứu và can thiệp để có thể hỗ trợ các em một cách hiệu quả và kịp thời
là một việc làm vô cùng cần thiết. Những hành vi vi phạm pháp luật có ảnh hưởng

rất lớn đến tương lai của các em, ảnh hưởng trực tiếp đến việc học hành, quan hệ
gia đình, quan hệ xã hội và cuộc sống của mỗi em.
Từ những hệ quả tiêu cực trên tác giả nhận ra được sự cần thiết của một
chương trình hỗ trợ, giáo dục phù hợp, kịp thời tới vị thành niên, giúp các em nhìn
ra được sự sai lệch trong suy nghĩ cũng như trong hành vi vi phạm pháp luật của
mình, giúp các em phát huy được những thế mạnh của mình và dựa vào những
nguồn lực có sẵn và có được những định hướng tốt đẹp hơn cho mình trong tương
lai. Đề tài “ Hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi
vi phạm pháp luật của vị thành niên” của tác giả dưới đây chính là hướng đến
những mục đích như vậy.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1.

Những nghiên cứu về tội phạm vị thành niên ở nước ngoài

Một trong những tác giả đặt nền móng cho môn học tội phạm mà tác giả rất
quan tâm là nhà nghiên cứu người Ý Cesare Lombroso. Ông cho rằng khi xem xét
nguyên nhân của những vụ án “động trời” thì phần lớn chúng ta thường nghĩ đến

5


những tác động của yếu tố gia đình, kinh tế, xã hội, nhưng ít ai lại biết rằng hành vi
phạm tội luôn liên quan đến yếu tố sinh học. Là người đặt nền móng cho lý thuyết “
sai lệch sinh học”, trong tác phẩm “ L’uomo delinquent” ( Người phạm tội), 1876,
ông nghiên cứu và đưa ra những luận điểm phân tích chứng minh hành vi phạm tội
của con người liên quan đến cấu trúc cơ thể ( yếu tố sinh học). Cesare Lombroso chỉ
rõ “ Tội phạm là dạng thấp của hành vi và người phạm tội, gần giống với tổ tiên loài
người hơn là những người khác”. Theo ông, vì có những khiếm khuyết về mặt sinh
học ( trán thấp, cằm, gò má nhỏ, tai vểnh, nhiều râu tóc, cánh tay dài bất thường…)

nên có những cá nhân có tư duy và hành động theo cách nguyên thủy nên dễ dẫn
đến phạm tội…
Rất nhiều quan điển của ông và học trò, đến nay vẫn gây ra nhiều tranh luận.
Tuy nhiên những nhận định của ông về tội phạm vị thành niên lại rất đáng để chúng
ta lưu tâm. Ông cho rằng, những đặc điểm sinh học gắn liền với lứa tuổi và tâm lý
mà tuổi trẻ, trong đó có vị thành niên là những đối tượng dễ gây ra tội phạm và các
hành vi sai lệch xã hội. Vì vậy nếu biết ngăn chặn và phòng ngừa kịp thời thì “ Khi
vượt qua lứa tuổi này, con người lại dễ trở thành những người lương thiện”. Đây là
những gợi mở rất đáng chú ý khi nghiên cứu về tội phạm vị thành niên.
Tiếp theo có thể kể đến nhà tội phạm học nổi tiếng tác giả Raffaele Garofalo với
cuốn sách “ Criminilogy” (tội phạm học), 1885, đã cho rằng về bản chất, con người
luôn ẩn chứa trong mình những yếu tố tự nhiên và sự phạm tội. Điều này gắn liền
với điều mà ông gọi là :“bản năng sinh tồn tự nhiên”. Tuy nhiên khác với
Lombroso, ông đã nhấn mạnh tới khả năng khắc chế bản năng tự nhiên này, thông
qua việc xây dựng một môi trường xã hội lành mạnh. Raffaele Garofalo dành nhiều
công nghiên cứu về hành vi phạm tội của giới trẻ và lên án mạnh mẽ các thiết chế
xã hội đã nuôi dưỡng những mầm mống xã hội tự nhiên của tội phạm và đã có lúc
tỏ ra bi quan về khả năng khắc chế tội phạm này do chính những điều kiện thay đổi
còn quá yếu ớt của các thiết chế xã hội.
Nhà xã hội học nổi tiếng J. Macionis khẳng định rằng, chúng ta hãy “ khoan lên
án nhóm vị thành niên phạm tội mà hãy lên án chính cái cơ chế xã hội không bình

6


thường đã sinh ra hiện tượng vị thành niên phạm tội”. Theo quan điểm của ông thì
bên cạnh việc khắc phục trực tiếp những vụ việc vi phạm của vị thành niên chúng ta
cần phải hành động vào những vấn đề khác, chẳng hạn chống sự thất học, chống sự
nghèo đói và thất nghiệp và sau cùng là phải tập trung vào việc xây dựng cơ chế
trong sáng, lành mạnh [17].

Trong những nghiên cứu về tội phạm vị thành niên gần đây, không thể không
nhắc đến những nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc nhóm “ Lý thuyết tiểu văn
hóa trong tội phạm học” ( subcultural theory). Chịu ảnh hưởng của trường phái
Chicago nổi tiếng trong xã hội học, đại diện của nhóm này như các giáo sư Albert
K. Cohen, Richard và Lloyd Ohlin đã gắn kết khái niệm về bệnh hoạn xã hội(
anomie) của Durkheim với lý thuyết phân tâm học của Freud trong những phân tích
về sai lệch xã hội và tội phạm vị thành niên. Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh tới khía
cạnh phải nhận thức đúng đắn về văn hóa thanh niên để hiểu rõ hơn về nhận thức
thức và hành vi của vị thành niên trong quá trình phạm tội.
Những năm gần đây, các tổ chức quốc tế lớn và nhiều quốc gia đã tổ chức các
cuộc nghiên cứu sâu rộng về hiện tượng vị thành niên vi phạm pháp luật. Những
nghiên cứu này ( tương tự như các cuộc điều tra về vị thành niên của nước ta được
tiến hành bởi sự hỗ trợ của tổ chức y tế thế giới SAVY) đã chú ý việc “ xây dựng
một bộ công cụ chuẩn” có thể ứng dụng chung cho việc đo đạc chính xác hiện
tượng vị thành niên vi phạm pháp luật ở nhiều địa phương và khu vực. Điều này đã
góp phần quan trọng vào việc làm hình thành những chỉ báo thống nhất thang đo, kỹ
thuật phân tích và xử lý thông tin khá chính xác về hiện tượng vị thành niên phạm
tội, tạo cơ sở so sánh và phối hợp các hoạt động chung nhằm xử lý tốt nhất vấn đề
này ở phạm vi toàn cầu [17].
Trên thế giới việc nghiên cứu khoa học về đối tượng vị thành niên phạm tôi
đang có những chuyển biến tích cực. Thay vì nghiên cứu nhiều về mặt lý luận, lý
thuyết hay những nghiên cứu điền dã quy mô lớn, các nhà khoa học đã quan tâm
nhiều hơn tới tính hiệu quả của công tác nghiên cứu. Những nghiên cứu thực
nghiệm đã được quan tâm nhiều hơn. Được biên soạn như một cuốn “ Sổ tay cho

7


những hoạt động về tội phạm học “ ( Handbook of Criminology) trong mục viết về
tội phạm vị thành niên, tác giả David Garland đã nhắc lại những đặc trưng cơ bản

của vị thành niên và nêu lên những yêu cầu cần thiết đối với những nghiên cứu can
thiệp vào đối tượng này. Ông cũng đòi hỏi các nhà tội phạm học cần phải nắm rõ
được các kỹ năng can thiệp của các nhân viên công tác xã hội, phải có sự hiểu biết
sâu sắc các kiến thức về công tác xã hội với cá nhân và nhóm, công tác xã hội trong
phát triển cộng đồng.
2.2. Những nghiên cứu về tội phạm vị thành niên trong nước
Tình hình về trẻ vị thành niên có hành vi sai lệch luôn là tâm điểm chú ý của
những nhà nghiên cứu trong nước. Một số nghiên cứu có thể kể ra như:
Đề tài cấp Nhà nước về “ Chính sách xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn
chặn các tệ nạn xã hội” do Tổng cục cảnh sát Nhân dân tiến hành thuộc chương
trình nghiên cứu cấp nhà nước KX-04, tiến hành năm 1993 do tiến sĩ Lê Thế Tiệm
làm chủ nhiệm đề tài. Đây là một một trong những đề tài nghiên cứu quy mô đầu
tiên có liên quan đến tội phạm trong đó có tội phạm vị thành niên. Bên cạnh việc
nghiên cứu về tệ nạn xã hội, coi tệ nạn xã hội xuất phát từ những sai lệch trong nhận
thức hành vi, đề tài cũng đặt ra nhiều quan điểm lý thuyết, đồng thời cũng tiến hành
khảo sát quy mô về những nhận thức và hành vi của nhóm tội phạm trong đó có tội
phạm vị thành niên.
Năm 2000, thạc sĩ Trần Đức Châm, Học viện An ninh nhân dân đã triển khai
các nghiên cứu can thiệp với nhóm thanh niên là trái pháp luật. Với các biện pháp
mang tính tâm lý học và công tác xã hội, nhóm nghiên cứu đã gần gũi, tạo dựng
niềm tin với các đối tượng vị thành niên phạm tội, tiến hành các hoạt động tham
vấn, trợ giúp pháp lý cho đối tượng này. Trên cơ sở những nghiên cứu của mình,
Trần Đức Châm đã biên soạn cuốn sách “ Thanh thiếu niên làm trái pháp luật –
Thực trạng và giải pháp”, (Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, 2001)
Công trình nghiên cứu cấp Bộ của Viện nghiên cứu thanh niên do GS. Đặng
Cảnh Khanh chủ trì thực hiện về “ Vị thành niên, chính sách vị thành niên và công
tác phòng ngừa tội phạm vị thành niên” được tiến hành năm 2004. Phần lớn những

8



tư liệu phong phú của đề tài đã được tập hợp và trình bày trong cuốn sách “ Vị
thành niên và chính sách với vị thành niên” của tác giả Đặng Vũ Cảnh Linh ( Nhà
xuất bản Lao động xã hội, 2004), đây có thể được coi là một cuốn sách khá toàn
diện về vị thành niên. Bên cạnh việc tập trung phân tích về tâm lý và hành vi của vị
thành niên, tác giả còn tập trung phân tích về thực trạng tội phạm vị thành niên,
công tác ngăn chặn tội phạm vị thành niên.
Những nghiên cứu thuộc lĩnh vực chính sách của vị thành niên và những
nghiên cứu mang tính xã hội học gồm có : “ Xã hội học thanh niên” của GS Đặng
Cảnh Khanh ( năm 2006) và “ Vị thành niên và chính sách đối với vị thành niên”
của Th.S Đặng Vũ Cảnh Linh ( năm 2003).
“ Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam” giai đoạn I, từ
2003 đến 2005 ( gọi tắt là SAVY I) và giai đoạn II, tiến hành từ 2008 đến 2010 (gọi
tắt là SAVY II) có thể được coi là những cuộc điều tra nghiên cứu quy mô và toàn
diện nhất về vị thành niên và thanh niên được tiến hành ở nước ta. Cuộc điều tra do
Bộ Y tế, Tổng Cục thống kê, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
phối hợp tiến hành, các tổ chức quốc tế Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) và
Tổ chức y tế thế giới( WHO ) hỗ trợ về tài chính và kĩ thuật.
Ngoài ra, có một số nghiên cứu thực nghiệm, gắn kết với sự điều tra khảo sát
thực tiễn và những hoạt động can thiệp, những hoạt động công tác xã hội, xây dựng
các mô hình phòng chống tội phạm vị thành niên. Những nghiên cứu nhằm xây
dựng bộ công cụ chuẩn để có thể ứng dụng vào việc đo lường chính xác các hiện
tượng vị thành niên ở nhiều khu vực khác nhau, hình thành nên những chỉ báo,
thang đo, kỹ thuật phân tích, xử lý thông tin về vị thành niên tội phạm nhằm thống
nhất phương pháp xử lý chung trên phạm vi toàn cầu. Những nghiên cứu trong và
ngoài nước của những nhà nghiên cứu trên tuy ở nhiều thời gian khác nhau và có
nhiều ý kiến khác biệt nhưng đã đóng góp những kết qủa nghiên cứu rất sâu sắc và
đa dạng về mọi mặt của vị thành niên có hành vi lệch chuẩn và tội phạm vị thành
niên. Đó là những tư liệu vô cùng quý giá đối với những ai mong muốn được
nghiên cứu và tìm hiểu sâu sắc về vị thành niên và hành vi của nhóm đối tượng này.


9


Đặc biệt với những người làm công tác xã hội với vị thành niên thì những kết quả
nghiên cứu này là tiền đề để xây dựng những phương pháp phù hợp nhằm thay đổi
hành vi vị thành niên.
Tuy nhiên, do được nghiên cứu với nhiều mục tiêu, nội dung và phương pháp
khác nhau nên những nghiên cứu trên không phải lúc nào cũng là phù hợp cho việc
áp dụng vào chuyên môn ngành nghiên cứu cũng như công tác xã hội. Đặc biệt, với
một nước có nền văn hóa đa dạng và giao lưu văn hóa phức tạp như Việt Nam thì
việc nghiên cứu kỹ các lý thuyết và phương pháp để áp dụng vào thực tiễn là một
vấn đề rất cần thiết. Để làm được vấn đề này thực sự rất khó khăn và đòi hỏi một
quá trình nghiên cứu tổng hợp được nhiều mặt của vấn đề.
Đồng thời, ngành công tác xã hội cũng là một ngành mới mẻ ở Việt Nam.
Những công trình nghiên cứu ở Việt Nam chủ yếu là những nghiên cứu lý luận và
việc áp dụng các phương pháp công tác xã hội vào nghiên cứu còn nhiều hạn chế
nhất định. Phần nhiều những nghiên cứu trên cũng chưa đi sâu vào từng khu vực,
từng thân chủ để rút ra được những bài học thực tiễn mang tính chất công tác xã
hội.
Vì vậy, việc thực hiện một nghiên cứu ở phạm vi hẹp về công tác phòng ngừa
và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên và bước đầu xây dựng kế
hoạch can thiệp trực tiếp cá nhân, can thiệp theo nhóm nhỏ kết hợp với sử dụng
những kỹ năng công tác xã hội nhằm tìm ra những phương pháp tốt nhất để làm
thay đổi nhận thức và hành vi của vị thành niên hiện nay là thực sự cần thiết.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu
3.1. Ý nghĩa lý luận
- Thông qua nghiên cứu lý thuyết, quan điểm của một số nhà xã hội học, tội
phạm học và công tác xã hội với trẻ em và thanh thiếu niên, đề tài đóng góp thêm
vào việc nhận rõ hơn các khái niệm, quan điểm về tội phạm vị thành niên và công

tác xã hội với vị thành niên vi phạm pháp luật.
- Qua việc nghiên cứu những cơ sở lý luận, đề tài góp phần nhận thức rõ hơn
quan điểm, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt

10


Nam về trẻ em, đặc biệt lứa tuổi vị thành niên và công tác phòng ngừa, ngăn chặn
hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Vận dụng lý thuyết và thực hành công tác xã hội để bước đầu đề xuất các ý
tưởng hỗ trợ, giáo dục phù hợp nhằm phòng ngừa và ngăn chặn vị thành niên vi
phạm pháp luật.
- Bước đầu thực hành công tác xã hội nhóm trong việc phòng ngừa và ngăn chặn
hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên, rút ra bài học cần thiết trong công tác
phòng ngừa, ngăn chặn hành vi phạm tội của vị thành niên.
- Cung cấp cơ sở thực tiễn đề xuất các giải pháp khoa học để các gia đình, cộng
đồng, nhà trường, tổ chức chính trị xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng có
cách thức xử lý thích hợp các vấn đề về vị thành niên vi phạm pháp luật, đặc biệt từ
góc độ tiếp cận nghề công tác xã hội.
- Kết quả của luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu
và học tập về công tác thanh thiếu niên.
4. Câu hỏi nghiên cứu
-

Thực trạng vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật tại Quận Đống Đa
đang diễn biến ra sao? Hậu quả như thế nào?

-


Có những nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng vị thành niên có hành vi vi
phạm pháp luật?

-

Tại địa phương đã có những hình thức gì xử phạt như thế nào đối với vị
thành niên có hành vi vi phạm pháp luật? Địa phương đã có những hoạt động
nào nhằm phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm vị thành niên?

-

Có thể thực hiện các hoạt động công tác xã hội để phòng ngừa và ngăn chặn
vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật tại địa phương một cách hiệu quả
hay không?

11


5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua qúa trình nghiên cứu và khảo sát xã hội học, tìm hiểu và nắm rõ
thực trạng vấn đề giáo dục, phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng vị thành niên vi
phạm pháp luật, đề xuất các giải pháp về công tác xã hội với nhóm nhằm can thiệp
giúp nhóm thân chủ thay đổi suy nghĩ và hành vi, trên cơ sở đó định hướng việc mở
rộng mô hình can thiệp trên phạm vi rộng hơn.
5.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
-

Nghiên cứu lý thuyết về công tác xã hội và tội phạm học có liên quan đến
phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng vị thành niên vi phạm pháp luật.


-

Điều tra xã hội học và đánh giá thực trạng hiện tượng vị thành niên vi phạm
pháp luật tại quận Đống Đa của Hà Nội.

-

Thông qua các kết quả nghiên cứu, đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp
vận dụng phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành
niên.

-

Bước đầu thực hành công tác xã hội nhóm trong việc phòng ngừa và ngăn
chặn vị thành niên vi phạm pháp luật.

6. Giả thuyết nghiên cứu
-

Thực trạng vị thành niên có hành vi vi phạm pháp luật tại quận Đống Đa, Hà
Nội đang diễn ra tương đối phức tạp và có chiều hướng ra tăng, tác động tiêu
cực tới sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như những tác động tiêu cực tới
gia đình, nhà trường, xã hội…

-

Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng vị thành niên có hành vi vi phạm
pháp luật: Sự phát triển và thay đổi nhanh chóng về tâm sinh lý lứa tuổi,
nguyên nhân từ gia đình ( kiến thức của cha mẹ còn hạn chế, chưa đủ để định

hướng đầy đủ những chuẩn mực xã hội cho con cái; cha mẹ và người lớn
trong gia đình chưa gương mẫu; bố mẹ mâu thuẫn, ly dị, ly thân hoặc bị chết;
gia đình có kinh tế khó khăn; gia đình thiếu quan tâm đến con cái; gia đình
giàu có nuông chiều con quá mức; bố mẹ không kiểm soát được việc xem

12


sách báo, băng hình bạo lực, đồi trụy của con…), nguyên nhân từ nhà
trường, xã hội.
-

Quận Đống Đa đã có một số hình thức xử lý vị thành niên có hành vi vi
phạm pháp luật: phạt cảnh cáo, theo dõi tại gia đình...(đối với những sai
phạm ở mức độ nhẹ). Địa phương đã có một số những hình thức tuyên
truyền, giáo dục, can thiệp để phòng ngừa, ngăn chặn vị thành niên vi phạm
pháp luật nhưng kết quả còn hạn chế nhất định.

-

Các hoạt động công tác xã hội có thể góp phần phòng ngừa và ngăn chặn vị
thành niên có hành vi vi phạm pháp luật tại địa phương một cách hiệu quả,
giúp vị thành niên có những suy nghĩ và hành động đúng đắn, tránh dơi vào
nguy cơ trở thành tội phạm vị thành niên.

7. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi
phạm pháp luật của vị thành niên.
 Khách thể nghiên cứu:

 Khách thể chính: nhóm vị thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật
 Khách thể phụ:
- Gia đình vị thành niên
- Nhóm đồng đẳng của vị thành niên
- Cộng đồng xung quanh và những người có liên quan trực tiếp đến vị thành
niên

13


 Khung lý thuyết
Môi trường kinh tế xã hội - Chính sách của
Đảng và nhà nước

Đặc điểm nhân khẩu
xã hội của cá nhân

AAAAA
Đặc điểm gia đình
của cá nhân

Đặc điểm môi
trường sống ( chính
quyền, Đoàn Thanh
niên, nhà trường)

Hoạt động
công tác xã
hội trong
việc phòng

ngừa và ngăn
chặn hành vi
vi phạm pháp
luật của vị
thành niên

Hỗ trợ nhận thức về
mục tiêu, giá trị
sống
Hỗ trợ phòng ngừa
nguy cơ vi phạm
pháp luật
Hỗ trợ kiến thức
pháp luật cơ bản
liên quan đến vị
thành niên
Hỗ trợ theo đuổi
đam mê nhưng không
ảnh hưởng học tập

 Thao tác biến số:
Biến số – Thao tác hóa
Đặc điểm

Giới tính: Nam – nữ

nhân khẩu xã

Tuổi: 14 tuổi – 18 tuổi


hội của cá

Học vấn: 0 – 12

nhân

Thứ bậc trong gia đình: con cả, con tứ 2, thứ 3...con út

Đặc điểm
gia đình của
cá nhân

Nghề nghiệp của bố mẹ
Tình trạng hôn nhân của bố mẹ: chung sống hòa thuận, ly
hôn, bố(mẹ) mất…
Quy mô gia đình: lớn (6-10 người), trung bình ( 3-5
người), nhỏ (2-3 người)

14


Thế hệ chung sống trong gia đình: một thế hệ, hai thế hệ,
ba thế hệ, bốn thế hệ…
Tự đánh giá kinh tế gia đình: giàu, khá giả, bình thường,
nghèo...
Quan hệ trong gia đình:hòa thuận – yêu thương, xung
khắc-bất hòa, đôi khi có xung khắc, bố mẹ không hiểu con
cái…
Phương pháp giáo dục con cái: dạy theo thời khóa biểu,
đáp ứng mọi nhu cầu của con, trao đổi-thảo luận-nghe ý kiến,

tâm sự tình cảm, phạt khi con mắc lỗi, đánh mắng, trách phạt
liên tục, nêu gương cho con làm theo, kiểm soát/tìm hiểu mối
quan hệ của con…
Gia đình có người vi phạm pháp luật không: có, không
Đặc

điểm Sự quan tâm của chính quyền tới sự phát triển của thanh

của các môi thiếu niên: rất quan tâm chăm lo cho thanh thiếu niên, có
trường sống ( quan tâm chăm lo nhưng chưa sâu sắc, không quan tâm…
chính quyền, Về các phong trào Đoàn ở cơ sở và địa phương nơi bạn sinh
Đoàn Thanh sống: hoạt động tích cực và thu hút sự tham gia của thanh
niên,

nhà thiếu niên, hoạt động tích cực nhưng thiếu sự cuốn hút, bình

trường…)

thường không có gì nổi bật, bạn không biết…
Sự quan tâm của nhà trường đối với việc giáo dục đạo đức
của học sinh như thế nào: rất quan tâm chăm lo cho thanh
thiếu niên, có quan tâm, chăm lo nhưng chưa đầy đủ sâu sắc,
chỉ quan tâm bằng lời nói mà không có việc làm cụ thể,
không quan tâm…

15


8. Phƣơng pháp nghiên cứu.
8.1. Phương pháp phân tích tài liệu trong nghiên cứu

Tác giả tiến hành thu thập các tài liệu liên quan để nắm bắt được thông tin cơ
sở cho việc phân tích hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và ngăn
chặn hành vi vi phạm của vị thành niên. Hệ thống tài liệu chính thu thập là các
nghiên cứu và bài viết chứa nội dung về lĩnh vực vị thành niên vi phạm pháp luật.
Bên cạnh đó, tác giả tìm hiểu nghiên cứu trong lĩnh vực vị thành niên vi phạm pháp
luật tại Việt Nam và trên thế giới, đây chính là tiền đề giúp tác giả nhìn nhận cơ bản
về vấn đề tội phạm vị thành niên, thừa hưởng, tham khảo những thành quả nghiên
cứu trước đó, đồng thời phát huy những điểm mới và nổi bật trong luận văn.
Bên cạnh đó, tác giả cũng tiến hành thu thập các thông tin từ các văn bản
pháp luật, quy định chính sách, các chương trình, hoạt động của cả nước hay thành
phố Hà Nội nói chung và quận Đống Đa nói riêng về vấn đề phòng ngừa, ngăn chặn
hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên. Những dữ liệu này cung cấp cho tác
giả cái nhìn khái quát về sự quan tâm và hướng phát triển của địa phương dành cho
vấn đề phòng ngừa vị thành niên vi phạm pháp luật.
Đối với mọi thông tin thu thập dưới hình thức khác nhau đều được ghi chép
và lưu trữ đầy đủ, sau đó thông tin được sắp xếp để đánh giá điểm chung và điểm
khác biệt của mỗi vấn đề nghiên cứu.
8.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
Mục đích của tác giả khi tiến hành phỏng vấn sâu là để thu thập được các ý
kiến từ nhiều đối tượng trong cộng đồng, đặc biệt là những vấn đề xung quanh việc
vị thành niên vi phạm pháp luật. Phương pháp này giúp cho tác giả khai thác được
sâu hơn từ những nhận định tình hình ban đầu của quá trình phân tích tài liệu.
Mẫu phỏng vấn sâu được xây dựng với mục đích tìm hiểu cụ thể hơn về suy
nghĩ và hành xử của một số vị thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật, những
nguy cơ khiến cho vị thành niên vi phạm pháp luật tại địa phương, các yếu tố xung
quanh vị thành niên như gia đình, nhà trường và xã hội, sự quan tâm của các cấp
chính quyền, đoàn thể và công tác phòng ngừa vị thành niên vi phạm pháp luật…

16



8.3. Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi
Với phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi, tác giả khảo sát 115 học
sinh của trường trung học phổ thông Phan Huy Chú thuộc địa bàn quận Đống Đa
thông qua phiếu trưng cầu ý kiến để tìm hiểu những thông tin xung quanh vấn đề
phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi pham pháp luật của vị thành niên.
8.4. Phương pháp quan sát
- Quan sát những hành vi, cử chỉ, biểu hiện của vị thành niên trong hoạt động
học tập, vui chơi, làm việc nhóm và các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô, gia đình...
- Quan sát thái độ, cách nhìn nhận của cộng đồng, nhà trường, gia đình đối với vị
thành niên, đặc biệt là những vị thành niên có nguy cơ vi phạm pháp luật.
8.5. Phương pháp c ng tác x hội nhóm
Tác giả áp dụng phương pháp công tác xã hội nhóm với nhóm thân chủ là những
vị thành niên có nguy cơ cao vi phạm pháp luật: như hay bỏ học, gia đình ly tán, bố
mẹ không có nhiều thời gian quan tâm con cái… giúp nhóm thân chủ có thêm hiểu
biết về một số giá trị sống, thay đổi nhận thức và hành vi của thân chủ, giúp thân
chủ có cái nhìn đúng đắn hơn, có thêm kiến thức về quy định pháp luật cho vị thành
niên vi phạm pháp luật, phòng ngừa và ngăn chặn việc thân chủ có những hành vi vi
phạm pháp luật.
9. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Nội dung nghiên cứu tập trung vào thực trạng
vấn đề giáo dục, phòng ngừa và ngăn chặn hiện tượng vị thành niên vi phạm pháp
luật.
-

Phạm vi không gian: Điều tra thông qua khảo sát bảng hỏi được thực hiện tại
trường trung học phổ thông Phan Huy Chú quận Đống Đa, Hà Nội. Phỏng vấn
sâu cán bộ địa phương phường Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội, thực hiện can
thiệp trên nhóm nhỏ gồm năm vị thành niên là học sinh trường trung học cơ sở
Văn Chương, sinh sống tại phường Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội.


-

Phạm vi thời gian nghiên cứu: 6 tháng.

17


 Cấu trúc của luận văn
Luận văn nghiên cứu “ Hoạt động công tác xã hội trong việc phòng ngừa và
ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên” ( Nghiên cứu được thực
hiện tại quận Đống Đa – Hà Nội) có cấu trúc gồm ba phần như sau:
Phần 1: Mở đầu
Phần 2: Nội dung chính.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác xã hội trong việc phòng
ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật của vị thành niên.
Chương 2: Những nguy cơ vị thành niên vi phạm pháp luật và công tác phòng
ngừa, ngăn chặn tại quận Đống Đa nói chung và trường trung học phổ thông Phan
Huy Chú nói riêng.
Chương 3: Vận dụng công tác xã hội bước đầu xây dựng chương trình làm việc
đối với nhóm vị thành niên nhằm phòng ngừa và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp
luật.
Phần 3: Kết luận

18


PHẦN 2: NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ Ý UẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA C NG T C
HỘI TRONG VIỆC PHÒNG NGỪA VÀ NGĂN CHẶN HÀNH VI VI PHẠM

PH P UẬT CỦA VỊ THÀNH NIÊN
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1 . Khái niệm “vị thành niên”
Từ điển Từ và Ngữ tiếng Việt, “vị” trong “ vị thành niên” mô tả tình trạng
chưa đầy đủ, còn thiếu, khuyết hoặc chưa tới, chưa đủ. Vị thành niên là người
chưa phát triển đầy đủ về thể chất, tinh thần, chưa có khả năng nhận thức, kiểm
soát được suy nghĩ, hành vi của mình. Do đó, vị thành niên dễ bị chi phối bởi tác
động bên ngoài và thực hiện các hành vi thiếu suy nghĩ chín chắn.
Từ tiếp cận tâm lý học, vị thành niên là thời kỳ phát triển tâm lý tạo nên cơ sở
cho việc hình thành các quan điểm xã hội và đạo đức nhân cách của người chưa
thành niên. Trong đó, yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển nhân cách vị thành
niên là tính tích cực xã hội mạnh mẽ của bản thân các em, nhằm lĩnh hội những
mẫu mực và giá trị nhất định, nhằm xây dựng những quan hệ thoả đáng với người
lớn và bạn bè, cuối cùng nhằm thiết kế nhân cách của bản thân mình. Đây cũng là
giai đoạn nảy sinh nhiều rối nhiễu tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác. Những
phản ứng tiêu cực ở độ tuổi này là cơ sở gây sự mất cân bằng chung, dễ bị kích
thích, hiếu động, nổi nóng, đặc biệt trên lĩnh vực tình cảm. Từ góc độ này cũng có
thể hiểu, vị thành niên là giai đoạn của những thay đổi và những thích nghi, những
thay đổi và thích nghi đó theo chiều hướng nào điều này phụ thuộc vào sự khác
biệt về kinh tế, xã hội, văn hoá của mỗi quốc gia cũng như từ hệ thống giáo dục,
chăm sóc sức khoẻ, trợ giúp và tư vấn của những người có trách nhiệm trong xã
hội.
Nhà tâm lý học Kuhlen nhận định: "Vị thành niên là một giai đoạn phát triển
về giới tính, tình dục, xã hội, ý tưởng, chuẩn bị cơ hội nghề nghiệp và nỗ lực thoát
khỏi sự kiểm soát của cha mẹ"[17].

19


Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên hay “vị thành niên” được xác định

thống nhất trong Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính và một số văn bản quy phạm pháp luật khác. Tất cả các văn bản pháp
luật đó đều quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và quy định
riêng những chế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực
cụ thể ( Theo Hiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm
hành chính).
Theo quy định của pháp luật hành chính và hình sự nước ta, chủ thể vi phạm
hành chính và vi phạm hình sự đều phải đạt độ tuổi từ đủ 14 tuổi trở lên mà trí tuệ
phát triển bình thường. Theo quy định tại Điều 6 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002 thì người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ bị xử phạt đối với
những vi phạm hành chính thực hiện do cố ý. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra. Theo quy định tại Điều 12
của Bộ luật Hình sự năm 1999 thì người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm
hình sự về mọi tội phạm; người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, vị thành niên được hướng tới là
những người nằm trong độ tuổi từ 14 đến 18 tuổi.
1.1.2. Khái niệm vị thành niên vi phạm pháp luật
Pháp luật là một trong những phần của kiểm soát xã hội, nó là hệ thống những
chuẩn mực xã hội bắt buộc được ấn định hay được phê chuẩn bởi nhà nước nhằm
điều chỉnh hành động, hành vi và quan hệ của con người như nhóm xã hội, tổ chức
nhà nước và được bảo đảm bởi sự ép buộc của nhà nước, dưới những hình thức,
hình phạt.

20



Vị thành niên vi phạm pháp luật là người thực hiện hành vi bị coi là tội phạm
và được quy định trong Bộ luật hình sự, có đủ điều kiện để chịu trách nhiệm hình sự
và có thể bị xử lý theo pháp luật hình sự.
Theo Điều 20 bộ luật Dân sự quy định, vị thành niên vi phạm pháp luật là
người có hành động trái với pháp luật do cố ý hoặc không cố ý. Những người này sẽ
được xử lý bằng hệ thống xử phạt hành chính hoặc hình sự tuỳ theo mức độ nghiêm
trọng của tội phạm.
Phân biệt khái niệm “vị thành niên phạm tội” với khái niệm “tội phạm do vị
thành niên gây ra”. Người chưa thành niên phạm tội là khái niệm dùng để chỉ một
dạng chủ thể đặc biệt của tội phạm là người chưa thành niên còn khái niệm Tội
phạm do người chưa thành niên gây ra là khái niệm dùng để chỉ tội phạm đã được
thực hiện trên thực tế bởi người chưa thành niên.
Tội phạm do người chưa thành niên gây ra bao giờ cũng gắn liền với một
người chưa thành niên có hành vi phạm tội cụ thể nhưng không phải mọi trường
hợp một người chưa thành niên thực hiện hành vi phạm tội đều trở thành tội phạm.
1.1.3. Khái niệm “phòng ngừa”, “ngăn chặn” và “nguy cơ”
Theo Từ điển Tiếng việt:
“Phòng ngừa” là chuẩn bị trước, bằng cách này hay bằng cách khác, không để
cho cái xấu, cái không hay nào đó xảy ra.
“Ngăn chặn” là bắt dừng lại, đứng lại, không cho hoạt động, bắt ngừng ngay từ
đầu.
“Nguy cơ” là, cái có thể phát sinh tai hoạ trong thời gian gần nhất.
Trong đề tài này, khái niệm “phòng ngừa”, “ ngăn chặn” và “nguy cơ” được
hiểu như sau:
“ Phòng ngừa” là chuẩn bị, trang bị những kiến thức, kĩ năng, công cụ… cần
thiết để ngăn chặn không cho điều gì đó có hậu quả xấu xảy ra, tức là cần có một
quá trình để thực hiện.
“ Ngăn chặn” là cấp thiết, là ngay lập tức phải hành động để dừng lại một điều
gì đó sắp xảy ra và để lại ảnh hưởng xấu.


21


“ Nguy cơ” là tình huống, hoàn cảnh có thể sẽ để lại một hậu quả xấu. (Theo
Ropeik và Grey (2002): “nguy cơ được định nghĩa là xác suất mà việc phơi nhiễm
với yếu tố nguy cơ sẽ để lại một hậu quả xấu”).
Ngoài ra “hoạt động công tác xã hội” ở đây có thể hiểu là các hoạt động như làm
việc nhóm, tham vấn tâm lý, cung cấp thông tin về giá trị sống, pháp luật( giáo
dục)…nhằm giúp nhóm thân chủ thay đổi những suy nghĩ chưa đúng đắn, từ đó
thay đổi hành vi
1.1.4.

Khái niệm “ chuẩn mực xã hội ”

Emile Durkhiem ( 1858 – 1917) một nhà xã hội học nổi tiếng khi nghiên cứu
về cấu trúc của xã hội loài người đã khám phá ra rằng: mỗi một xã hội sở dĩ tồn tại
được là nhờ dựa trên một cơ cấu và trật tự nhất định. Nói một cách khác, sự hợp
thành xã hội chỉ có thể thực hiện được khi xã hội đó đưa ra các chuẩn mực tương
ứng nhằm theo dõi, kiểm soát, điều chỉnh và xử lý các hành vi của mỗi cá nhân.
Bởi vậy trong bất kì xã hội nào, các thành viên của xã hội cũng phải ứng xử theo
các chuẩn mực đã được xã hội đó quy định.
Chuẩn mực xã hội là các tiêu chuẩn, quy tắc đặc biệt về phương thức sống và
ứng xử được xã hội đặt ra hoặc thừa nhận nhằm phục vụ lợi ích của các cá nhân,
các nhóm xã hội hay là cả xã hội. Những quy tắc này thể hiện những yêu cầu cụ
thể của xã hội đối với cá nhân trong đó xác định rõ nghĩa vụ, quyền hạn và cả
những giới hạn của những cái có thể và được phép trong hành vi của các cá nhân.
Có các chuẩn mực thuộc phạm vi chính trị, đạo đức, bên cạnh đó có những
chuẩn mực thuộc phạm vi văn hóa, thẩm mỹ… Chuẩn mực xã hội nảy sinh do nhu
cầu của đời sống xã hội, được quyết định bởi cơ sở kinh tế - xã hội và trình độ
nhận thực của xã hội đó.

Trong xã hội loài người, từ phương Tây đến phương Đ ng, bằng nhiều con
đường, những quy tắc, chuẩn mực đ đi vào đời sống xã hội. Chúng có thể là
những văn bản chính thức của Nhà nước như luật pháp, quy chế, điều lệ, văn
kiện… chúng cũng có thể được phản ánh trên sách, báo và các phương tiện truyền
thông. Mặt khác, cũng có những chuẩn mực kh ng được ghi thành văn bản chính

22


×