Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

MANG THAI HỘ THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.36 KB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ HƢƠNG GIANG

MANG THAI HỘ THEO LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội – 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

PHẠM THỊ HƢƠNG GIANG

MANG THAI HỘ TRONG LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014

Chuyên ngành: Dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Cừ

Hà Nội - 2015



2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính
xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh
toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Phạm Thị Hƣơng Giang

3


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

: Luật HN&GĐ năm 2014

2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000

: Luật HN&GĐ năm 2000


3. hôn nhân và gia đình

: HN&GĐ

4.Nghị định số 10/2015/NĐ-CP ngày
28/01/2015 của Chính Phủ về sinh con bằng
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và điều
kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

: 10/2005/NĐ-CP

5. thụ tinh trong ống nghiệm

: TTTON

4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
LỜI MỞ ĐẦU ................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ MANG THAI HỘ .. Error! Bookmark
not defined.
1.1. Sự ra đời chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo .............. Error!
Bookmark not defined.
1.2. Một số khái niệm ................................ Error! Bookmark not defined.
1.2.1. Khái niệm mang thai hộ ............... Error! Bookmark not defined.
1.2.2. Khái niệm mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại ................. Error!

Bookmark not defined.
1.2.3. Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo. Error! Bookmark
not defined.
1.3. Ý nghĩa của mang thai hộ ................... Error! Bookmark not defined.
1.3.1. Mang thai hộ là kết quả của việc ứng dụng thành tựu khoa học kỹ
thuật trong lĩnh vực y học ....................... Error! Bookmark not defined.
1.3.2. Mang thai hộ gi p đảm bảo quyền con ngƣời…………………...18
1.3.3. Mang thai hộ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc .. Error! Bookmark
not defined.
1.3.4. Mang thai hộ gi p đảm bảo khả năng thực hiện chức năng tái sản
xuất con ngƣời của gia đình .................................................................... 19
1.4. Cơ sở của việc quy định mang thai hộ trong pháp luật ............... Error!
Bookmark not defined.
1.4.1. Cơ sở lý luận ................................ Error! Bookmark not defined.
1.4.2. Cơ sở thực tiễn ............................. Error! Bookmark not defined.
1.5 Mang thai hộ ở một số nƣớc trên thế giới ............................................. 25
1.5.1. Các quốc gia chƣa hợp pháp hóa mang thai hộ………………....26
1.5.2. Các quốc gia đã hợp pháp hóa mang thai hộ………………..…..28
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC
ĐÍCH NHÂN ĐẠO THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH .... Error! Bookmark
not defined.

5


2.1. Điều kiện mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.. 3Error! Bookmark not
defined.
2.1.1. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo phải đƣợc thực hiện trên
cơ sở tự nguyện của các bên và đƣợc lập thành văn bản ................. Error!
Bookmark not defined.

2.1.2. Điều kiện đối với bên vợ, chồng nhờ mang thai hộ ............... Error!
Bookmark not defined.
2.1.2.1. Có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền về việc ngƣời vợ
không thể mang thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh
sản............................................................ Error! Bookmark not defined.
2.1.2.2. Vợ chồng đang không có con chung ......... Error! Bookmark not
defined.
2.1.2.3. Đã đƣợc tƣ vấn về y tế, pháp lý, tâm lý. ... Error! Bookmark not
defined.
2.1.3. Điều kiện đối với ngƣời đƣợc nhờ mang thai hộ Error! Bookmark
not defined.
2.1.3.1. Ngƣời mang thai hộ là ngƣời thân thích cùng hàng của bên vợ
hoặc bên chồng nhờ mang thai hộ........... Error! Bookmark not defined.
2.1.3.2. Đã từng sinh con và chỉ đƣợc mang thai hộ một lần .......... Error!
Bookmark not defined.
2.1.3.3. Ở độ tuổi phù hợp và có xác nhận của tổ chức y tế có thẩm
quyền về khả năng mang thai hộ ............. Error! Bookmark not defined.
2.1.3.4. Trƣờng hợp ngƣời phụ nữ mang thai hộ có chồng thì phải có sự
đồng ý bằng văn bản của ngƣời chồng.... Error! Bookmark not defined.
2.1.3.5. Đã đƣợc tƣ vấn về y tế, pháp lý, tâm lý .... Error! Bookmark not
defined.
2.1.4. Việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo không đƣợc trái với quy
định của pháp luật về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. ........ Error!
Bookmark not defined.
2.2. Xác định quan hệ cha mẹ, con trong trƣờng hợp mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo theo thỏa thuận Error! Bookmark
not defined.
2.4. Quyền và nghĩa vụ các bên trong thỏa thuận mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo ...................................................... Error! Bookmark not defined.


6


2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của bên nhờ mang thai hộ ... Error! Bookmark
not defined.
2.4.2. Quyền và nghĩa vụ của bên mang thai hộ .... Error! Bookmark not
defined.
2.5. Giải quyết tranh chấp phát sinh trong trƣờng hợp mang thai hộ vì mục
đích nhân đạo .............................................. Error! Bookmark not defined.
2.5.1. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong trƣờng hợp mang thai hộ
................................................................. Error! Bookmark not defined.
2.5.2. Đƣờng lối giải quyết trƣờng hợp mang thai hộ phát sinh tranh chấp
................................................................. Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG MANG THAI HỘ TẠI VIỆT NAM, KHẢ
NĂNG ÁP DỤNG QUY ĐỊNH VỀ MANG THAI HỘ VÌ MỤC ĐÍCH
NHÂN ĐẠO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .......... 73
3.1. Thực trạng mang thai hộ hiện nay ....... Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Thực trạng mang thai hộ ở Việt Nam trƣớc khi Luật HN&GĐ năm
2014 có hiệu lực (ngày 01/01/2015) ....... Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Thực trạng mang thai hộ ở Việt Nam từ khi Luật HN&GĐ năm
2014 có hiệu lực (ngày 01/01/2015) ....... Error! Bookmark not defined.
3.2. Khả năng áp dụng quy định pháp luật về mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo vào thực tiễn hiện nay.................. Error! Bookmark not defined.
3.3. Một số kiến nghị đối với các quy định của luật HN&GĐ năm 2014 về
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo và các giải pháp thực hiện .......... Error!
Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................... Error! Bookmark not defined.


7


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có khoảng 60-80 triệu
cặp vợ chồng hiếm muộn trên thế giới. Mang thai hộ là một trong những giải
pháp hiệu quả mà nhiều ngƣời lựa chọn. Tuy nhiên, không phải ở quốc gia
nào quy định về mang thai hộ cũng thuận lợi và dễ dàng. Vẫn còn đó những
vƣớng mắc mà nếu không tìm hiểu kỹ, nhiều ngƣời có thể vô tình đẩy mình
vào “thế khó”.
Hiện nay ở Việt Nam, tình trạng vô sinh ngày càng nhiều, vợ chồng hiếm
muộn hay đơn giản là không muốn trực tiếp sinh con để giữ vóc dáng thì nhu
cầu mang thai hộ, nhu cầu thuê đẻ thực sự là có thật và ngày càng gia tăng.
Mang thai hộ là trƣờng hợp sau khi thụ thai trong ống nghiệm, nếu ngƣời mẹ
vì lý do sức khỏe hay vì điều kiện nào đó không thể mang thai, phải nhờ đến
ngƣời phụ nữ khác mang thai và sinh đẻ.
Trƣớc đây, mang thai hộ là vấn đề bị pháp luật cấm tuy nhiên tình trạng
mang thai hộ hay “đẻ thuê” vẫn diễn ra dƣới dạng “chui”, một số đối tƣợng
lợi dụng tình trạng hiếm muộn, niềm khao khát có một đứa con của các cặp
vợ chồng để làm kinh doanh, thƣơng mại bất hợp pháp. Việc mang thai hộ
không đƣợc pháp luật điều chỉnh, nhiều hệ lụy sẽ xảy ra giữa các bên khi có
phát sinh tranh chấp và khó giải quyết.
Hiện nay mang thai hộ đã đƣợc pháp luật cho phép và quy định về chế định
này trong Luật HN&GĐ năm 2014. Việc quy định về mang thai hộ với mục
đích nhân đạo trong Luật HN&GĐ đã phần nào đáp ứng đƣợc nhu cầu sinh
con cho gia đình hiếm muộn. Đây là một nội dung rất mới phản ánh một phần
thực tiễn khách quan vấn đề gia đình Việt Nam hiện nay, thể hiện xu hƣớng
hòa nhập quốc tế trong vấn đề hôn nhân gia đình. Việc xác định quan hệ cha
mẹ con có ý nghĩa quan trọng và liên quan đến những hậu quả pháp lý phát


1


sinh về sau. Vậy, về mặt pháp lý việc xác định quan hệ cha mẹ con trong
trƣờng hợp mang thai hộ nhƣ thế nào? Thỏa thuận giữa ngƣời nhờ và ngƣời
nhận mang thai hộ là loại thỏa thuận gì? Những thỏa thuận này có trái với
quan niệm đạo đức truyền thống hay không? Biện pháp pháp lý ràng buộc các
bên và chế tài pháp lý trong trƣờng hợp không thực hiện hoặc thực hiện
không đ ng thỏa thuận? Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định cụ thể nội dung
liên quan đến chế định mang thai hộ. Liệu những nội dung đƣợc quy định đã
đầy đủ và sát thực tiễn hay chƣa?
Chính vì mang thai hộ là vấn đề rất mới cần đƣợc nghiên cứu và làm rõ hơn
nên tác giả đã chọn đề tài “Mang thai hộ theo Luật Hôn nhân và gia đình Việt
Nam năm 2014”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Mang thai hộ là một vấn đề mới và pháp luật Việt Nam trƣớc đây nghiêm
cấm mang thai hộ; do đó việc tìm hiểu về mang thai hộ gặp nhiều khó khăn,
hạn chế nên vấn đề này chƣa thực sự nhận đƣợc nhiều sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu luật pháp.
Qua tìm hiểu, tác giả luận văn nhận thấy mang thai hộ có tính cấp thiết về
lý luận và thực tiễn cao, tuy nhiên số lƣợng bài viết, công trình nghiên cứu về
mang thai hộ nhìn dƣới góc độ pháp luật là không nhiều. Nổi bật nhất là bài
viết của tác giả Nguyễn Thị Hƣơng – khoa Luật Dân sự, trƣờng Đại học Luật
Thành phố Hồ Chí Minh đăng trên báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
ngày 13/02/2001. Bài viết đã đề cập tới nhiều khía cạnh pháp lý của việc
mang thai hộ; từ những phân tích về việc xác định cha, mẹ, con đến việc cần
thiết phải quy định về thỏa thuận mang thai hộ, điều kiện của các bên trong
quan hệ mang thai hộ…Có thể thấy, đây là bài viết điển hình đầu tiên đề cập
đến mang thai hộ một cách khái quát nhất, toàn diện nhất dƣới góc độ pháp

lý.

2


Cho đến thời gian gần đây, khi vấn đề mang thai hộ đƣợc đề xuất đƣa vào
dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật HN&GĐ năm 2000 và đã
đƣợc Quốc hội thông qua chính thức quy định tại Luật HN&GĐ năm 2014, đã
có nhiều bài viết về mang thai hộ đƣợc đăng tải trên các phƣơng tiện thông tin
đại ch ng. Có thể kể đến những bài viết nhƣ: “Mang thai hộ: nên cho phép để
kiểm soát tốt” trên báo phunuonline.com.vn ngày 17/8/2013; “ Đƣa mang thai
hộ vào luật” trên duthaoonline.quochoi.vn; “Chính thức cho phép mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo” trên báo ngày 19/06/2014;
“Luật cho phép mang thai hộ, tình trạng đẻ thuê còn diễn ra?” trên trang web
ngày 12/07/2014; “Mang thai hộ: Cửa đã mở,
nhƣng mới „hé‟?” trên trang web ngày 30/12/2014;
“Mang thai hộ: Có luật nhƣng vẫn khó khăn” trên Báo tuổi trẻ online ngày
13/05/2015… Điểm chung của các bài viết này đều nêu lên thực trạng của
việc mang thai hộ ở Việt Nam hiện nay, gợi mở vấn đề, nêu ra một số hạn chế
của pháp luật, đánh giá sơ bộ mang tính chất thông báo về quy định mới của
pháp luật chứ chƣa đi sâu vào nghiên cứu, phân tích, đánh giá để làm rõ hơn
về những quy định mà pháp luật đƣa ra.
Về công trình nghiên cứu khoa học, công trình nghiên cứu khoa học mang
tên “Mang thai hộ - Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật ở Việt Nam
hiện nay” của trƣờng Đại học Luật Hà Nội là một công trình nghiên cứu về
mang thai hộ đƣợc đánh giá cao. Trong công trình nghiên cứu khoa học này,
tập thể tác giả đã phân tích nhiều khía cạnh pháp lý của việc mang thai hộ, đi
sâu nghiên cứu một cách cơ bản, có hệ thống cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn,
khái niệm, bản chất của việc mang thai hộ đồng thời còn định hƣớng xây
dựng pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam. Đây đƣợc coi là một công trình

nghiên cứu khá đầy đủ, toàn diện và mang lại nhiều giá trị. Công trình nghiên

3


cứu khoa học này thực sự là tài liệu tham khảo hữu ích đối với cá nhân tác giả
luận văn, cũng nhƣ đối với những nhà nghiên cứu pháp luật về mang thai hộ.
3. Đối tƣợng và nội dung nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về mang thai hộ, là
các quy định của pháp luật về mang thai hộ và khả năng áp dụng quy định về
mang thai hộ vào thực tiễn hiện nay cùng một số kiến nghị pháp luật.
Nội dung nghiên cứu đề tài bao gồm nhiều vấn đề khác nhau. Tuy vậy, do giới
hạn của một luận văn thạc sĩ, việc nghiên cứu chỉ tập trung vào những vấn đề cơ
bản nhất thuộc nội dung đề tài nhƣ khái niệm, đặc điểm, nội dung và ý nghĩa của
mang thai hộ; cơ sở của việc pháp luật quy định mang thai hộ; nội dung các quy
định của Luật HN&GĐ năm 2014 về mang thai hộ và khả năng thực tiễn thực
hiện ch ng.
4. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát
Luận văn nghiên cứu phân tích và làm rõ nội dung quy định về vấn đề mang
thai hộ trong Luật HN&GĐ năm 2014 đã cụ thể và sát thực tiễn hay chƣa?
Qua đó đánh giá khả năng áp dụng quy định đã nêu vào thực tiễn.
b. Mục tiêu cụ thể
Với mục tiêu nghiên cứu tổng quát nhƣ vậy, mục tiêu cụ thể nghiên cứu đƣợc
xác định trên những khía cạnh sau:
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về mang thai hộ nhƣ khái niệm, ý nghĩa,
cơ sở của mang thai hộ
- Phân tích, đánh giá những quy định của Luật HN&GĐ Việt Nam năm 2014
về mang thai hộ
- Thực trạng ở Việt Nam hiện nay và những vấn đề có thể phát sinh trong

thực tiễn khi áp dụng Luật về mang thai hộ.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

4


Để đạt đƣợc các mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình
nghiên cứu, luận văn đã sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau
đây:
- Phƣơng pháp bình luận đƣợc sử dụng trong chƣơng 1 của Luận văn khi
nghiên cứu những vấn đề chung về mang thai hộ nhƣ khái niệm mang thai hộ,
ý nghĩa của việc mang thai hộ, cơ sở pháp luật điều chỉnh việc mang thai hộ.
- Phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng ở chƣơng 2 khi nghiên cứu, làm rõ
về các quy định của Luật HN&GĐ năm 2014.
- Phƣơng pháp tổng hợp khi nghiên cứu về mang thai hộ ở các nƣớc trên
thế giới, thực trạng mang thai hộ ở Việt Nam, đánh giá khả năng áp dụng
pháp luật về mang thai hộ ở Việt Nam và một số kiến nghị pháp luật.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài các phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung của luận văn bao gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Lý luận chung về mang thai hộ
Chƣơng 2. Nội dung quy định về mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
theo pháp luật hiện hành
Chƣơng 3. Thực trạng mang thai hộ, khả năng áp dụng quy định về
mang thai hộ vì mục đích nhân đạo ở Việt Nam hiện nay và một số kiến
nghị

5



CHƢƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ MANG THAI HỘ
1.1. Sự ra đời chế định mang thai hộ vì mục đích nhân đạo
Thời điểm ca mang thai hộ đầu tiên trên thế giới đƣợc xác định
vào năm 1979 tại Hoa Kỳ khi bác sĩ Richard M.Levin tiếp một cặp
vợ chồng mà ngƣời vợ không có khả năng sinh con. Khi đó, ngƣời
vợ đã rất mong muốn có một đứa con của chồng, dù bản thân bà
không mang thai.
Biết đƣợc nguyện vọng này, bác sĩ Levin đã nghĩ đến cách nhờ
một phụ nữ khác mang thai gi p thụ tinh nhân tạo với tinh trùng
của ngƣời chồng. Tuy nhiên, để thực hiện đƣợc ý định, ông Levin
đã vấp phải các vấn đề pháp lý đối với việc mang thai hộ này và
mất chín tháng hợp tác với các luật sƣ, nghiên cứu luật của bang và
của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ để hiểu rõ hơn các khía cạnh pháp luật
phức tạp của mối quan hệ mang thai hộ (còn gọi là làm mẹ thuê, đẻ
thuê). Các khía cạnh này cũng đƣợc nghiên cứu kỹ, có sự tham
khảo ý kiến của nhiều chức sắc tôn giáo và nhà đạo đức học để đi
đến một thỏa thuận không x c phạm đến giá trị đạo đức của cộng
đồng.
Cuối cùng, một “hợp đồng”, còn gọi là “biên bản ghi nhớ” đã
đƣợc soạn thảo rất kín kẽ, bảo đảm quyền lợi cho cặp vợ chồng vô
sinh, ngƣời mẹ mang thai hộ và cả đứa trẻ. Ngƣời mẹ mang thai hộ
lần đầu tiên trên thế giới đó đã đƣợc các thầy thuốc khám, tƣ vấn rất
kỹ lƣỡng về các vấn đề y tế sinh sản cũng nhƣ đƣợc các nhà hoạt
động pháp luật tƣ vấn về vấn đề pháp lý xoay quanh quyền lợi và
nghĩa vụ của các bên trong trƣờng hợp mang thai hộ này. Đến đầu
năm 1980, theo thỏa thuận giữa ngƣời mẹ mang thai hộ và cặp vợ

6



chồng vô sinh, các bác sĩ đã tiến hành thụ tinh nhân tạo phôi thai
bằng tinh trùng của ngƣời chồng với noãn của ngƣời vợ và phôi thai
đƣợc cấy vào ngƣời phụ nữ mang thai hộ. Chín tháng sau, tại
Lousville, ngƣời phụ nữ mang thai hộ đã sinh hạ một bé trai và năm
ngày sau đó, ngƣời phụ nữ mang thai hộ đã trình diện trƣớc Tòa án
để chính thức chấm dứt những quyền liên quan đến việc làm mẹ của
mình và trao lại con cho ngƣời bố sinh học. Sau khi đã hoàn tất các
thủ tục về mối quan hệ pháp lý với đứa trẻ, cặp vợ chồng đƣợc toàn
quyền chăm sóc, nuôi dạy đứa trẻ.. Đó là câu chuyện về trƣờng hợp
mang thai hộ hợp pháp và có chuẩn bị kỹ lƣỡng đầu tiên trên thế
giới. [8]
Trong lịch sử pháp luật Việt Nam chƣa có sự xuất hiện của vấn đề mang
thai hộ cho đến Nghị định số 12/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/2/2003
hƣớng dẫn về sinh con bằng phƣơng pháp khoa học. Tại khoản 1 Điều 6 Nghị
định này quy định nghiêm cấm hành vi mang thai hộ. Nhƣ vậy, pháp luật Việt
Nam trƣớc đây không cho phép đƣợc mang thai hộ dƣới bất cứ hình thức nào.
Luật HN&GĐ 2000 đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thông qua tại kỳ họp ngày 9/6/2000, Quốc hội khóa X và có hiệu lực thi
hành từ ngày 10/01/2001. Sự ra đời của Luật HN&GĐ 2000 đã tạo ra một
hành lang pháp lý chặt chẽ, an toàn để điều chỉnh các quan hệ HN&GĐ, đảm
bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan trong các quan hệ
tài sản và quan hệ nhân thân. Qua đó đảm bảo yếu tố bền vững của HN&GĐ
phù hợp với bối cảnh lịch sử của đất nƣớc tại thời kỳ đó. Tuy nhiên, qua 12
năm thi hành, trƣớc những biến động to lớn của tình hình kinh tế - xã hội của
đất nƣớc đã ảnh hƣởng tới các quy định trong Luật HN&GĐ năm 2000; một
số quy định không cụ thể khiến hiệu quả điều chỉnh của pháp luật bị hạn chế.
Bên cạnh đó, nhiều quan hệ mới phát sinh trong lĩnh vực HN&GĐ chƣa đƣợc

7



luật điều chỉnh từ đó dẫn tới việc áp dụng tùy tiện, thiếu tính nhất quán của
các cơ quan chức năng khi giải quyết các tranh chấp, xung đột có liên quan
tới các quan hệ HN&GĐ mới phát sinh. Ví dụ nhƣ việc mang thai hộ đã và
đang diễn ra trong xã hội và nhu cầu đối với việc mang thai hộ ngày càng lớn
tuy nhiên pháp luật Việt Nam nghiêm cấm việc mang thai hộ nên nhiều cặp
vợ chồng đã tìm mọi cách để làm “chui” thậm chí là ra nƣớc ngoài có cung
cấp dịch vụ mang thai hộ dẫn đến nhiều rủi ro nhƣ: ngƣời nhận mang thai hộ
không chịu giao đứa bé cho bên nhờ mang thai hộ, rắc rối về mặt giấy tờ pháp
lý… đặc biệt khi có tranh chấp phát sinh giữa ngƣời nhờ mang thai hộ và
ngƣời nhận mang thai hộ về việc xác định cha, mẹ, con; quyền nhân thân và
quyền tài sản của đứa trẻ, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ mang
thai hộ sẽ không có cơ sở pháp lý để giải quyết; do đó gây ra nhiều thiệt thòi,
ảnh hƣởng đến quyền lợi của đứa trẻ cũng nhƣ của các bên liên quan.
Điều này đã gây ảnh hƣởng không nhỏ tới việc bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của các chủ thể có liên quan, gây cản trở cho việc
thực hiện mục tiêu “ Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh ph c
thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trƣờng quan trọng
trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” đã đƣợc đề ra
tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
cộng sản Việt Nam. Chính vì vậy, việc sửa đổi bổ sung Luật
HN&GĐ 2000 là điều cần thiết. [1]
Trong quá trình xây dựng Dự thảo Luật HN&GĐ (sửa đổi) vừa qua, vấn
đề mang thai hộ nhận đƣợc sự quan tâm rất lớn của dƣ luận xã hội. Việc cho
phép hay không cho phép mang thai hộ ở Việt Nam đã nhận đƣợc nhiều ý
kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng chỉ nên cho phép mang thai hộ vì mục đích
nhân đạo; trong khi đó ý kiến khác lại cho rằng nên nghiêm cấm mang thai hộ
dƣới mọi hình thức. Đề xuất cho phép mang thai hộ trong trƣờng hợp nhân


8


đạo nhận đƣợc nhiều sự đồng thuận; bởi lẽ nếu cho phép sẽ đảm bảo đƣợc
quyền làm mẹ chính đáng của ngƣời phụ nữ, đồng thời gi p bảo vệ quyền lợi
của đứa trẻ và của các bên trong quan hệ mang thai hộ. Trái ngƣợc với điều
này, các ý kiến phản đối việc luật hóa mang thai hộ cho rằng mang thai hộ sẽ
dẫn đến nhiều tiêu cực cho xã hội nhƣ buôn bán trẻ sơ sinh bất hợp pháp, lách
luật để sinh con thứ ba… Nhƣ vậy, quy định nhƣ thế nào để vừa đảm bảo việc
thực hiện quyền làm mẹ của ngƣời phụ nữ, vừa tránh đƣợc những hệ quả xấu
có thể xảy ra trên thực tế lại không hề đơn giản. Đây chính là những khó khăn
đƣợc đặt ra đối với các nhà lập pháp ở Việt Nam.
Tại kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XIII ngày 19/6/2014 đã thông qua dự thảo
luật HN&GĐ, Luật HN&GĐ năm 2014 chính thức ra đời có hiệu lực từ ngày
01/01/2015. Luật HN&GĐ năm 2014 đã sửa đổi và bổ sung thêm nhiều vấn
đề mới về HN&GĐ trong đó có vấn đề về mang thai hộ. Đây là văn bản luật
đầu tiên trong lịch sử pháp luật Việt Nam quy định về mang thai hộ, cho phép
việc mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Khái niệm mang thai hộ
Mang thai hộ mới đƣợc biết đến ở Việt Nam gần đây và hiện nay mang
thai hộ đã không còn là khái niệm lạ lẫm với ngƣời dân. Tuy nhiên, khái niệm
mang thai hộ thƣờng đƣợc ngƣời dân hiểu theo một ý nghĩa sai lệch và
thƣờng hiểu chung với khái niệm “đẻ thuê, đẻ mƣớn”. “Khái niệm đẻ thuê,
hiểu một cách đơn giản là việc bên thuê đẻ và bên đẻ thuê thỏa thuận với
nhau, theo đó, bên thuê đẻ sẽ trả cho bên đẻ thuê một khoản tiền hoặc lợi ích
vật chất nào đó, còn bên đẻ thuê sẽ sinh con và trao cho bên thuê đẻ”. [13]
Trƣớc đây, mang thai hộ đƣợc hiểu theo nghĩa rộng, nó đƣợc xếp vào một
trong các loại đẻ mƣớn, điều này lý giải vì sao khi nói về mang thai hộ, nhiều
ngƣời vẫn đánh đồng mang thai hộ với đẻ thuê, đẻ mƣớn. Mang thai hộ là một


9


trong các loại hình đẻ mƣớn do có sự liên quan đến yếu tố ngƣời thay thế để
mang thai và sinh con. Theo đó, đẻ mƣớn bao gồm những hình thức sau:
a. Đẻ mƣớn truyền thống:
Đẻ mƣớn truyền thống đƣợc hiểu là việc một ngƣời phụ nữ
cung cấp trứng cùng với tinh trùng của ngƣời chồng trong cặp vợ
chồng vô sinh để thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Sau đó phôi
thai đƣợc cấy vào tử cung của chính ngƣời phụ nữ này để thực hiện
quá trình mang thai và sinh con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai
hộ. Đứa trẻ sinh ra mang gen của ngƣời phụ nữ mang thai hộ và
ngƣời chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ.
b.

Thai đẻ mƣớn:
Thai đẻ mƣớn đƣợc hiểu là cặp vợ chồng nhờ mang thai

hộ cung cấp trứng và tinh trùng để tiến hành thụ tinh trong ống
nghiệm, sau đó phôi thai hình thành sẽ đƣợc cấy vào tử cung của
ngƣời phụ nữ mang thai hộ để ngƣời phụ nữ này thực hiện quá trình
mang thai và sinh con cho cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ. Với
trƣờng hợp này đứa trẻ sinh ra mang gien di truyền của cặp vợ
chồng ngƣời nhờ mang thai hộ, mà không có sự di truyền gien với
ngƣời phụ nữ mang thai hộ.
c.

Thai đẻ mƣớn & trứng hiến (GS / ED):
Nếu ngƣời nhờ mang thai và ngƣời mang thai hộ đều


không thể sản xuất trứng thì ngƣời phụ nữ mang thai hộ mang phôi
thai phát triển từ một nhà tài trợ trứng (ngƣời hiến trứng) đã đƣợc
thụ tinh bởi tinh trùng từ ngƣời cha đã định. Với phƣơng pháp này,
những đứa trẻ sinh ra có di truyền liên quan với ngƣời cha.
d.

Thai đẻ thuê và các nhà tài trợ tinh trùng (GS / DS):

10


Nếu ngƣời chồng trong cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ
không thể sản xuất tinh trùng, thì ngƣời phụ nữ mang thai gi p
mang một phôi thai phát triển từ trứng ngƣời mẹ nhờ mang thai hộ
và tinh trùng hiến tặng. Với phƣơng pháp này, những đứa trẻ sinh ra
có liên quan về mặt di truyền với ngƣời mẹ nhờ mang thai hộ.
e.

Thai đẻ thuê và các nhà tài trợ phôi thai (GS / DE):
Khi cha mẹ nhờ mang thai không thể sản xuất hoặc tinh trùng,

trứng, hoặc phôi thai, thì ngƣời thay thế có thể mang theo một phôi
thai tặng (thƣờng các cặp vợ chồng khác, những ngƣời đã hoàn
thành thụ tinh ống nghiệm có phôi còn sót lại) để tiến hành mang
thai và sinh con, khi đó đứa trẻ sinh ra có gien di truyền không liên
quan đến cha mẹ nhờ mang thai hộ và cũng không phải từ ngƣời mẹ
thay thế. [27, tr17]
Hiện nay, việc đánh đồng khái niệm mang thai hộ với đẻ thuê, đẻ mƣớn
không còn phù hợp thực tế, nó khiến vấn đề trở nên phức tạp và nhạy cảm

hơn, không còn phù hợp với thuần phong mỹ tục cũng nhƣ luật pháp của
ngƣời Việt Nam ta. Cần phải hiểu mang thai hộ theo đ ng ý nghĩa của nó, phù
hợp với chế độ nhà nƣớc và hệ thống pháp luật mỗi quốc gia.
Từ mang thai hộ (surrogacy) đã tồn tại từ lâu, nhƣng việc mang
thai hộ thật sự chỉ có thể đƣợc thực hiện sau khi con ngƣời thực
hiện thành công kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON).
Trƣớc khi kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm ra đời, khi ngƣời vợ
không thể có con hay mang thai, ngƣời chồng có thể giao hợp với
một ngƣời phụ nữ khác hoặc bơm tinh trùng vào tử cung của phụ nữ
này để có thai và việc này thời đó cũng đƣợc xem là “mang thai
hộ”. Ngƣời phụ nữ này có thể có thai, sau đó trao con lại cho cặp vợ
chồng có nhu cầu. Khi này, thật ra, đứa trẻ là con sinh học giữa

11


ngƣời chồng và ngƣời phụ nữ mang thai hộ. Ngày nay, với sự phát
triển của kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, sự việc trên thƣờng ít đƣợc luật
pháp và đạo đức xã hội chấp nhận.
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ra đời, cụ thể là TTTON, cho phép
lấy tinh trùng và noãn của một cặp vợ chồng ra khỏi cơ thể, cho tinh
trùng và noãn thụ tinh để tạo phôi, nuôi cấy phôi và cho đƣa phôi
vào tử cung một phụ nữ khác để mang thai. Nhờ đó, kỹ thuật mang
thai hộ chính danh mới có thể đƣợc thực hiện. Với TTTON, ch ng
ta mới có kỹ thuật mang thai hộ đ ng nghĩa. [23]
Khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 đƣa ra khái niệm: “Mang thai hộ vì
mục đích nhân đạo là việc một ngƣời phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích
thƣơng mại gi p mang thai cho cặp vợ chồng mà ngƣời vợ không thể mang
thai và sinh con ngay cả khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy
noãn của ngƣời vợ và tinh trùng của ngƣời chồng để thụ tinh trong ống

nghiệm, sau đó cấy vào tử cung của ngƣời phụ nữ tự nguyện mang thai để
ngƣời này mang thai và sinh con”.
Qua khái niệm Luật HN&GĐ 2014 đƣa ra có thể hiểu mang thai hộ là việc
một ngƣời phụ nữ gi p mang thai cho cặp vợ chồng bằng việc lấy noãn của
ngƣời vợ và tinh trùng của ngƣời chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó
cấy vào tử cung của ngƣời phụ nữ nhận mang thai hộ để ngƣời này mang thai
và sinh con. Nhƣ vậy, mang thai hộ theo Luật HN&GĐ năm 2014 đƣợc hiểu
theo nghĩa rất cụ thể và hẹp hơn nhiều so với các hình thức “đẻ mƣớn” đã nêu
trên. Khái niệm này đƣợc đƣa ra là hoàn toàn hợp lý bởi:
Thứ nhất, khái niệm trình bày đầy đủ, rõ nghĩa, ngôn từ trong sáng, gi p
hiểu đ ng mục đích của việc mang thai hộ trong trƣờng hợp nhân đạo, tránh
tình trạng hiểu sai vấn đề cho rằng mang thai hộ đồng nghĩa với việc “ đẻ
thuê” và trong bất cứ trƣờng hợp nào cũng có thể nhờ đến việc mang thai hộ.

12


Nếu nhƣ đẻ thuê chỉ đơn thuần là “mƣợn tử cung” của một ngƣời phụ nữ để
ngƣời này mang thai và sinh con, còn trứng, tinh trùng có thể lấy từ bất kì một
ngƣời nào (trứng của ngƣời đƣợc nhờ mang thai hộ, trứng của ngƣời hiến
trứng, tinh trùng của ngƣời hiến tặng tinh trùng, phôi đƣợc tặng…) thì mang
thai hộ lại bắt buộc phải là trứng của ngƣời vợ và tinh trùng của ngƣời chồng
trong cặp vợ chồng hiếm muộn. Đây chính là sự khác biệt cơ bản giữa “mang
thai hộ” và “đẻ thuê”.
Thứ hai, khái niệm đã đƣa ra đƣợc phƣơng thức thực hiện mang thai hộ đó
là thực hiện bằng phƣơng pháp thụ tinh trong ống nghiệm, tức là lấy trứng
(noãn) của ngƣời vợ, tinh trùng của ngƣời chồng để tạo thành phôi, sau đó cấy
phôi vào tử cung của ngƣời mang thai hộ. Nhƣ vậy, về mặt khoa học, noãn
của ngƣời phụ nữ, tinh trùng của ngƣời đàn ông không phải là kết quả của sự
kết hợp tự nhiên, trực tiếp giữa vợ và chồng mà phải nhờ vào biện pháp hỗ trợ

y tế của các bác sỹ chuyên ngành. Từ noãn và tinh trùng lấy từ cơ thể vợ và
chồng, bác sỹ thụ tinh trong ống nghiệm (thụ tinh bên ngoài cơ thể) để tạo
thành phôi và cấy phôi thai vào tử cung ngƣời mang thai hộ. Nhƣ vậy, việc
mang thai hộ phải trải qua một phƣơng thức nghiêm ngặt, không đƣợc “gi p
đỡ trực tiếp” giữa ngƣời chồng bên nhờ mang thai hộ và ngƣời mang thai hộ
vì về bản chất thì hành vi này không đƣợc coi là mang thai hộ.
Thứ ba, ngoài ra khái niệm mang thai hộ cũng đã nói lên đƣợc rõ ràng về
đối tƣợng đƣợc phép nhờ mang thai hộ phải là một cặp vợ chồng và mục đích
của việc mang thai hộ là hƣớng tính nhân đạo dành cho ngƣời phụ nữ không
thể tự mình sinh con.
1.2.2. Khái niệm mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại
Hội thảo Tƣ pháp Quốc tế Hague (HCCH) đƣợc tổ chức tại Hà
Lan vào năm 2012 r t ra kết luận: Các thiết chế trên thế giới quy
định về mang thai hộ đang đƣợc chia ra làm bốn nhóm. Cụ thể:

13


Nhóm nƣớc chƣa có quy định, nhóm nƣớc phản đối, nhóm nƣớc
cho phép vì mục đích nhân đạo và nhóm các nƣớc chấp thuận
thƣơng mại hóa. [29]
Chấp nhận thƣơng mại hóa chính là trƣờng hợp mang thai hộ vì mục đích
thƣơng mại. Đó là việc một ngƣời phụ nữ mang thai cho ngƣời khác bằng
việc áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản để hƣởng lợi ích về kinh tế hoặc các lợi
ích khác. Theo đó, khi ngƣời phụ nữ chấp nhận mang thai cho bên thuê mang
thai hộ rồi sinh con, sau khi trao đứa con lại cho bên nhờ mang thai hộ, ngƣời
phụ nữ sẽ đƣợc bên nhờ mang thai hộ trả cho một khoản tiền hoặc sẽ đáp ứng
bằng một lợi ích nào đó mà hai bên đã thỏa thuận trƣớc đó.
Khoản 23 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đƣa ra khái niệm mang thai hộ
vì mục đích thƣơng mại nhƣ sau: “Mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại là

việc một ngƣời phụ nữ mang thai cho ngƣời khác bằng việc áp dụng kỹ thuật
hỗ trợ sinh sản để đƣợc hƣởng lợi ích về kinh tế hoặc lợi ích khác”. Khái
niệm này đầy đủ và hoàn toàn đ ng theo cách hiểu về việc thƣơng mại hóa
mang thai hộ ở một số quốc gia trên thế giới. Ở các quốc gia đó mang thai hộ
giống nhƣ một dịch vụ tự do trao đổi giữa các bên với sự có “cầu” ắt có
“cung”.
Có thể thấy, việc mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại chính là một loại
hợp đồng đẻ thuê. Sau khi giao kết hợp đồng, hai bên phải thực hiện đ ng
quyền và nghĩa vụ của mình theo bản hợp đồng đó. Bản hợp đồng này là hợp
đồng công việc cần làm với đối tƣợng trao đổi là đứa trẻ và lợi ích. Vô hình
chung, bản hợp đồng đã khiến đứa trẻ trở thành hàng hóa có thể trao đổi vi
phạm quyền con ngƣời và việc trao đổi theo hợp đồng giống nhƣ việc mua
bán trẻ con vi phạm luật quốc tế. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam không cho
phép việc mang thai hộ vì mục đích thƣơng mại.
1.2.3.Khái niệm mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

14


Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đƣợc hiểu là ngƣời phụ nữ chấp nhận
mang thai hộ cho ngƣời khác mà không vì lợi ích kinh tế hay bất cứ lợi ích
nào.
Khoản 22 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014 đƣa ra khái niệm “Mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo” nhƣ sau: “Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là
việc một ngƣời phụ nữ tự nguyện, không vì mục đích thƣơng mại gi p mang
thai cho cặp vợ chồng mà ngƣời vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả
khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, bằng việc lấy noãn của ngƣời vợ và tinh
trùng của ngƣời chồng để thụ tinh trong ống nghiệm, sau đó cấy vào tử cung
của ngƣời phụ nữ tự nguyện mang thai để ngƣời này mang thai và sinh con”.
Mang thai hộ vì mục đích nhân đạo là một nghĩa cử cao đẹp mang tính

nhân văn sâu sắc giữa những ngƣời phụ nữ với nhau. Việc mang thai và sinh
con là một thiên chức tự nhiên của ngƣời phụ nữ, nhƣng vì nhiều lí do bất đắc
dĩ mà ngƣời phụ nữ không thể tự mình đảm đƣơng trọng trách thiêng liêng
này nên mới thực sự cần đến sự gi p đỡ của ngƣời khác. Khái niệm mang thai
hộ vì mục đích nhân đạo theo Luật HN&GĐ năm 2014 đã thể hiện rõ đƣợc
điều nhân đạo đó, chỉ khi ngƣời vợ không thể mang thai và sinh con ngay cả
khi áp dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản mới đƣợc nhờ mang thai hộ. Khái niệm
này đã đƣa ra đầy đủ nội dung cần thiết cũng nhƣ hàm chứa đƣợc tính nhân
văn sâu sắc của nghĩa cử cao đẹp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
1.3. Ý nghĩa của mang thai hộ
1.3.1. Mang thai hộ là kết quả của việc ứng dụng thành tựu khoa
học kỹ thuật trong lĩnh vực y học
Nhu cầu điều trị vô sinh ở nƣớc ta ngày một tăng, các cơ sở
khám chữa bệnh phụ khoa và trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản
cũng đã thành lập các đơn vị điều trị vô sinh, đặc biệt vào năm
2011, với sự ra đời của Trung tâm nghiên cứu về di truyền và sức

15


khỏe sinh sản (khoa Y Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh),
Việt Nam trở thành một trong bốn trung tâm đào tạo về hỗ trợ sinh
sản lớn nhất của Châu Á (cùng với Singapore, Ấn Độ, Trung Quốc)
và hiện mỗi năm tiếp nhận đào tạo, huấn luyện đào tạo cho nhiều
bác sỹ nƣớc ngoài.[9, tr16]
Hiện nay cả nƣớc ta có 21 cơ sở đủ điều kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ
sinh sản đƣợc Bộ Y tế ra quyết định công nhận trong đó Thành phố Hà Nội là
địa phƣơng có nhiều cơ sở thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nhất trong cả
nƣớc (07 cơ sở), Thành phố Hồ Chí Minh đứng thứ hai (05 cơ sở), Thành phố
Cần Thơ và Bình Dƣơng đứng thứ ba (02 cơ sở). Còn lại, các cơ sở đủ điều

kiện thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản nằm rải rác ở một số tỉnh Hải Phòng,
Thanh Hóa, Huế, Đà Nẵng. Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc
phát triển về lĩnh vực hỗ trợ sinh sản với chất lƣợng tốt và chi phí phù hợp,
thu hút đƣợc nhiều cặp vợ chồng vô sinh trong nƣớc và khu vực, trong đó có
cả ngƣời nƣớc ngoài ở những nƣớc phát triển đến Việt Nam để đƣợc làm các
kỹ thuật này.
Các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản đã thực hiện đƣợc ở Việt Nam bao gồm:
+ Thụ tinh trong ống nghiệm
+ Tiêm tinh trùng vào bào tƣơng của noãn ICSI
+ PESA: Chọc hút mào tinh qua da
+ AH: Hỗ trợ phôi thoát màng
+ PGD: Chẩn đoán di truyền trƣớc chuyển phôi
+ Chuyển phôi ngày 5
+ Chuyển phôi đông lạnh
+ Xin noãn, xin phôi
+ Trữ lạnh phôi, tinh trùng, noãn bằng phƣơng pháp thuỷ tinh hoá.

16


Kỹ thuật mang thai hộ rất đơn giản so với các kỹ thuật chuyên sâu về thụ
tinh trong ống nghiệm. Do đó, trang thiết bị kỹ thuật và nguồn nhân nƣớc ta
hoàn toàn thực hiện tốt kỹ thuật này, Giáo sƣ – bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc
Phƣợng cho biết từ năm 2000, Việt Nam bắt đầu nhận thụ tinh trong ống
nghiệm cho ngƣời nƣớc ngoài và ngày càng thu h t họ đến nƣớc ta. “Theo
Hội nội tiết sinh sản – vô sinh thành phố Hồ Chí Minh, cả nƣớc hiện có 15
Trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm và đến nay, hơn 10.000 trẻ đã ra đời nhờ
kỹ thuật này. Ngoài ra, Việt Nam là nơi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm
nhiều nhất khu vực Đông Nam Á. Kỹ thuật và tỷ lệ thành công của thụ tinh
trong ống nghiệm ở Việt Nam ngang bằng các nƣớc tiên tiến trên thế giới, có

thể thực hiện đƣợc hầu hết các kỹ thuật hiện đại của thế giới”. [27, tr40]
Theo thống kê chƣa đầy đủ, chỉ riêng ba trung tâm lớn trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh là bệnh viện An Sinh, bệnh viện Vạn
Hạnh, bệnh viện Từ Dũ, mỗi trung tâm tiếp nhận, điều trị, hỗ trợ
sinh sản thụ tinh trong ống nghiệm cho khoảng 200 trƣờng hợp
ngƣời nƣớc ngoài/năm và con số này ngày càng gia tăng. Trong đó,
bệnh viện An Sinh mỗi năm có 100-150 trƣờng hợp điều trị thụ tinh
trong ống nghiệm cho ngƣời nƣớc ngoài. Theo các chuyên gia y tế,
kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm của Việt Nam hiện đã phát triển
thành công dù đi sau nhờ nhiều yếu tố. Đó là đƣợc đầu tƣ thiết bị
tiên tiến, cán bộ y tế lĩnh vực này đều trẻ, đƣợc đào tạo bài bản ở
nƣớc ngoài, có kinh nghiệm và kiến thức nền tảng tốt, tổ chức đƣợc
những hội thảo nhóm hằng năm có chất lƣợng chuyên môn cao, đi
sâu vào học thuật, đội ngũ bác sĩ, nhân viên hỗ trợ LAB, điều
dƣỡng…giao tiếp tiếng anh tốt. [16, tr35-36]
“Một trong những yếu tố góp phần vào thành công này là do chi phí thấp.
Cụ thể, một ca thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt Nam chỉ bằng 1/4 hoặc 1/3

17


với khu vực và 1/6 -1/8 so với Mỹ. Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm ở Việt
Nam thấp hơn ở nƣớc ngoài từ 5-10 lần. Chi phí để điều trị thụ tinh trong ống
nghiệm (thủ thuật và thuốc) ở Việt Nam khoảng 2.000-3.000 USD. Chi phí
này ở những nƣớc trong khu vực dao động từ 8.000-12.000 USD” [13]. Vừa
qua, lần đầu tiên, Việt Nam cũng đào tạo kỹ thuật mới về hỗ trợ sinh sản nuôi
trƣởng thành noãn trong ống nghiệm cho đoàn chuyên gia do một bệnh viện
lớn nhất Singapore gửi đến. Cùng với khóa huấn luyện này, nhiều học viên
các nƣớc khác cũng tìm đến Việt Nam. Điều này từng bƣớc khẳng định đƣợc
vị trí của Việt Nam trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản, không chỉ về kinh nghiệm

điều trị, nghiên cứu khoa học mà còn là một trung tâm đào tạo cho khu vực,
công nghệ cao và thực hiện hầu hết các kỹ thuật điều trị vô sinh trên thế giới.
Mang thai hộ cũng đƣợc coi là một trong những phƣơng pháp hỗ trợ sinh
sản dành cho cặp vợ chồng hiếm muộn. Kỹ thuật chính cần dùng trong mang
thai hộ là kỹ thuật TTTON, đây là kỹ thuật về y tế đòi hỏi công nghệ và kỹ
thuật cao mà Việt Nam đã có các trung tâm hỗ trợ sinh sản hoàn toàn có đủ
điều kiện thực hiện kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm để thực hiện với chi
phí hợp lý. Mang thai hộ chỉ mang tính chất phức tạp trong mặt quan niệm và
các thủ tục pháp lý, quyền cũng nhƣ lợi ích của các bên liên quan.
1.3.2. Mang thai hộ gi p đảm bảo quyền con ngƣời
Là phụ nữ một ngƣời phụ nữ bất cứ ai cũng mong muốn mình đƣợc làm
mẹ. Chính vì vậy có rất nhiều ngƣời phụ nữ, ngƣời mẹ chia sẻ và ủng hộ
mong muốn Nhà nƣớc cần quan tâm bằng hành lang pháp lý đối với ngƣời
khiếm khuyết về chức năng sinh sản để bảo đảm quyền cho họ, nhƣng cần
phải tính toán hợp lý và thận trọng để tránh làm tổn thƣơng đến chính họ và
những ngƣời có liên quan, nhất là những đứa trẻ.
Bất cứ ai cũng có quyền mƣu cầu hạnh ph c, quyền tự do hôn nhân. Để
mƣu cầu hạnh ph c và có một hôn nhân bền vững vẹn toàn thì quyền đƣợc

18


×