Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

giải phẩu người chi tiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.13 MB, 54 trang )

BIỂU MƠ – MƠ LIÊN KẾT
Phần A : BIỂU MƠ.
I/ Khái niệm:
- Biểu mơ là tập hợp những tế bào, về phương diện hiển vi quang học chúng đứng
sát nhau. Biểu mơ khơng có mao mạch ni dưỡng, sự ni dưỡng được thực hiện
theo cơ chế thẩm thấu từ lớp mơ liên kết ở bên dưới qua màng đáy.
- Biểu mơ là loại mơ mà các tế bào nằm rất sát nhau, chất gian bào rất ít. Khi quan
sát dưới kính hiển vi quang học thì gần như khơng thấy gì giữa các tế bào. Nguồn gốc
của biểu mơ là từ cả 3 lá phơi: nội bì và ngoại bì.
II/ Chức năng của biểu mơ: Bao phủ mặt ngồi cơ thể (da) và lót mặt trong các
khoang rỗng của cơ thể (miệng, dạ dày, tử cung…...)
III/ Cấu tạo:
- Tuỳ theo loại mà biểu mơ có một hay nhiều lớp tế bào hợp thành.
- Những tế bào biểu mơ được gắn với nhau bởi chất mucopolysacrit có chứa trong
chất gian bào.
- Giữa biểu mơ và mơ liên kết có một màng đáy dày 500-700A°, phía trên màng đáy
thơng với khoảng gian bào.
- Trong biểu mơ khơng có mạch máu.
- Biểu mơ gồm một hay nhiều lớp tế bào ở mặt ngồi hay lót bên trong xoang (rỗng)
hoặc sinh ra các tuyến đặc (gan, thận, tuỵ). Các tế bào BM nằm sát nhau, mặt tiếp xúc
rất nhỏ và tựa trên màng nền. Có thể có hình khối, hình trụ, dạng lơng hay vảy, phụ
thuộc vào hình dạng của các tế bào và trong một số trường hợp gồm một lớp tế bào
như BM da. Những mơ lót bên trong xoang cơ thể gọi là BM giữa. Các mơ đơn độc hình
trụ hoặc khối sắp xếp chặt chẽ với lơng nhơ ra trên bề mặt tự do gọi là BM tiêm mao.
Các lơng này hoạt động nhịp nhàng theo làn sóng, tạo nên chuyển động của chất lỏng
hoặc các phân tử bao quanh.
IV/ Phân loại: Gồm 2 loại biểu mơ chính : Biểu mơ phủ và biểu mơ tuyến.loại biểu mơ
khác.
1/Biểu mơ phủ:
- Chức năng:
+ Bảo vệ và trao đổi chất.


+ Phủ mặt ngồi hoặc lót khoang thiên nhiên của cơ thể
- Căn cứ vào số lượng (đơn hay tầng) và hình dạng (hình lát, hình vng hay hình trụ )
ta có những loại biểu mơ phủ sau :
a/Biểu mơ lát đơn: chỉ có một lớp tế bào dẹt mỏng, nhìn nghiêng chỉ thấy nhân. Biểu
mơ lát đơn bao giờ cũng hơi ướt, nhẵn bóng như biểu mơ màng phổi, biểu mơ màng
tim,………..Biểu mơ nào cũng được đặt trên lớp màng đáy và dưới lớp màng đáy là lớp
mơ liên kết.
b/Biểu mơ lát tầng: Gồm nhiều tế bào dẹt, hình lát chồng lên nhau, sắp xếp sát nhau
để che chở và bảo vệ , tế bào sát màng đáy có hình khối vng hay hình trụ và có khả
năng sinh sản.,càng lên cao tế bào càng dẹt dần. gồm có 2 loại biểu mơ lát tầng sau:
- Biểu mô lát tầng sừng hoá.
- Biểu mô lát tầng không sừng hoá.
c/Biểu mô vuông đơn : gồm một hàng tế bào hình khối vuông như buồn trứng, ống dẫn niệu,
……….
d/Biểu mô vuông tầng: gồm nhiều tế bào hình khối vuông: tế bào nang trứng thứ cấp, tế bào
thể mi.
e/Biểu mô trụ đơn: gồm một hàng tế bào hình trụ như tế bào ruột,…………
f/Biểu mô trụ tầng: gồm nhiều hàng tế bào, hàng trên cùng là hình trụ, trong cơ thể có ít loại
biểu mô này như biểu mô của ống bài xuất lớn của tuyến nước bọt,…………
g/Biểu mô giả tầng : có một tầng, tất cả tế bào nằm sát trên cực đáy, còn cực ngọn không
phải tất cả đều lên đến mặt biểu mô như biểu mô của đường hô hấp,….
1
h/Biểu mô chuyển dạng: gồm nhiều hàng tế bào, lớp tế bào sát màng đáy hình vuông hay
hình trụ, tế bào giữa hình đa diện, tế bào trên cùng nửa hình lát hoặc hình đa diện.
2/Biểu mô tuyến:
- Được cấu tạo nên bởi các tế bào biểu mô, có khả năng chế tiết, sắp thành các cấu trúc:
tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết.
- Chất tiết: prôtêin (tuyến t), lipid (thượng tận vỏ, tuyến bã), prôtêin + hratcacbon (tuyến
nước bọt) hay cả 3 chất trên (tuyến sữa).
- Phân loại biểu mô tuyến.

a/Căn cứ vào cách bài xuất: có 2 loại : Tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết.
- Tuyến ngoại tiết : bài xuất ra ngoài hay vào các khoang thiên nhiên của cơ thể và thông với
ngoài qua ống trung gian, gồm 2 phần: chế tiết và bài xuất,gồm:
+ Tuyến ống.
+ Túi .
+ ng + túi.
- Tuyến nội tiết: chất tiết ngấm trực tiếp vào máu, tế bào tuyến tiếp xúc với mạch lưới mạch
máu dồi dào, gồm 3 kiểu:
+ Tuyến kiểu tản mác: tế bào tuyến đứng riêng lẻ tiếp xúc với lưới mạch máu.
+ Tuyến kiểu túi: tế bào tuyến tạo thành những túi xen giữa có mạch máu và bạch
huyết.
+ Tuyến kiểu lưới.
b/ Căn cứ vào thành phần tạo nên chất tiết: có 3 loại.
- Tuyến toàn vẹn: sau khi tiết ra chất tiết thì tuyến vẫn còn nguyên vẹn (tuyến t).
- Tuyến toàn tuỷ: tất cả chất tiết ra ngoài (tuyến bã,………).
- Tuyến bán tuỷ: phần ngọn của tế bào chế tiết được bài xuất ra ngoài (tuyến sữa).
c/Căn cứ vào số lượng tạo nên chất tiết: gồm:
- Tuyến đơn bào: chỉ có một tế bào như tế bào đài tiết nhày.
- Tuyến đa bào: gồm nhiều tế bào.
Phần B: MÔ LIÊN KẾT.
I/Khái niệm: "Mơ liên kết“ là loại mơ phổ biến nhất trong cơ thể. Mơ liên kết có ở hầu
hết khắp các bộ phận của cơ thể, xen giữa các mơ khác, chúng gắn bó với nhau.
II/Chức năng: liên kết các tế bào và cơ quan lại với nhau để nâng đỡ và duy trì hình
dáng của cơ thể.
III/Cấu tạo:
- Mơ liên kết có nguồn gốc từ lá thai giữa, tức là từ trung mơ. Trong cơ thể có nhiều loại
mơ liên kết.
- Mỗi loại mơ đều được hình thành bởi: Thành phần gian bào gồm: phần lỏng gọi là dịch
mơ; phần đặc hơn,có tính đặc của một hệ keo gọi là chất căn bản ; Phần tử sợi: các sợi
liên kết vùi trong chất căn bản; Các tế bào liên kết nằm rải rác trong thành phần gian bào.

- Mơ liên kết được gọi là loại mơ giàu thành phần gian bào(được coi như mơi trường bên
trong cơ thể).
III/ Phân loại : Căn cứ sự khác nhau chủ yếu của chất căn bản, người ta phân mơ liên kết
thành ba loại lớn:
- Mơ liên kết chính thức: chất căn bản chủ yếu là chất tạo keo, có mật độ mềm và có mặt ở
khắp nơi trong cơ thể, gồm mô liên kết thưa và mô liên kết đặc.
- Mô liên kết chống đỡ: mô sụn và mô xương àcó tính chất rắn và chòu lực lớn.
- Mô liên kết đặc biệt: mô mỡ, mô máu, mô chun, mô nhày,……………..
2
1/Mô liên kết chính thức:
1.1/ Cấu tạo:
a/ Tế bào liên kết: gồm 10 loại tế bào liên kết.
• a.1/ Tế bào trung mô : Mô liên kết phát triển từ tế bào trung mô có khả năng biệt hoá
thành những mô liên kết khác theo nhu cầu của cơ thể. Ví dụ: tỏng quá trình lành vết
thương dinh dưỡng quá mức có thể sẽ tích luỹ nhiều tế bào mỡ, những tế bào mỡ mới
sinh sẽ biệt hoá từ tế bào trung mô.
• a.2/ Tế bào sợi : gồm:
• - Tế bào sợi hoạt động (nguyên bào sợi): tế bào sợi khi còn non có dạng hình sao.
• - Tế bào sợi không hoạt động: tế bào sợi khi già có dạng hình thoi.
• àChức năng: góp phần tạo ra chất căn bản và phân tử sợi, có vai trò trong hàn gắn vết
thương.
• a.3/Tế bào võng: Tế bào kém biệt hoá giống nguyên bào sợi , tế bào hình sao có
những nhánh bào tương tiếp xúc với nhau, có khả năng tạo sợi võng và tham gia phản
ứng miễn dòch.
• a.4/Đại thực bào: Hình dáng và kích thước không nhất đònh , hình cầu khi đứng
nghiêng và dài ra thêm chân giả khi chuyển động. Có chức năng thực bào,có nhiều ở
các tổ chức viêm nhiễm.
• a.5/ Tương bào : hình cầu hay hình trứng, nhân lệch về một phía, những chất nhiễm sắc
lơn, xếp theo hình nan hoa bánh xe. Có chức năng tạo ra kháng thể, có ở các mạch máu
nhỏ và những chỗ viêm nhiễm.

• a.6/ Dưỡng bào : hình cầu, hình bầu dục hay không nhất đònh , bào tương có nhiều chất
chứa heparine chống đông máu và histamin là dãn mạch.
• a.7/ Tế bào nội mô : tạo thành lớp nội mô của mạch máu , dễ trở thành thực bào, có tác
dụng đông máu.
• a.8/ Tế bào mỡ : do tế bào sợi hay đại thực bào tạo thành, chung quanh khối mỡ có một
màng bào tương mỏng, nhân sát màng tế nào. Có tác dụng cách nhiệt và chống rét.
• * Mô mỡ, các dây chằng và mô liên kết là thành phần tạo nên hình dáng của tuyến vú.
a.9/ Tế bào sắc tố: chỉ thấy ở vùng dưới da của đầu vú và ở một lớp nhãn cầu. Tế bào
có nhánh, bào tương rộng toả mọi phía , chạy xen giữa các tế bào biểu mô.
a.10/ Những bạch cầu: là những huyết cầu lọc từ máu ra, thường có ở lớp đệm niêm
mạc ruột, khí quản, đường tình dục,….. khi bò viêm nhiễm số lượng bạch cầu xâm nhập
vào mô liên kết rất nhiều.
- Bạch cầu là một loại tế bào trong máu, có nhân, khơng có màu sắc, làm
nhiệm vụ bảo vệ cơ thể. Về mặt hình thái, có kích thước 7 - 14 μm, sau khi
nhuộm thường được phân biệt thành loại nhân một múi (đơn nhân) và loại
nhân nhiều múi (đa nhân); thành loại khơng có hạt trong bào tương (tế bào
lympho và tế bào đơn nhân) và loại có hạt (trung tính, ưa axit hay ưa bazơ).
Nơi sản sinh là tuỷ xương; khi trưởng thành mới vào máu. Trong 1 mm3 máu,
bình thường có từ 4.000 đến 9.000 BC nói chung. Số lượng dưới 4.000 là
giảm, sự giảm thường thấy trong nhiễm độc; cao hơn 9.000 là tăng, thường
gặp khi nhiễm khuẩn.
b/ Phần tử sợi: gồm:
• b.1/ Sợi tạo keo : có nhiều trong mô liên kết, là những sợi nhỏ, không phân nhánh mà
hợp thành bó, biến thành keo dưới tác dụng của nhiệt.
• b.2/ Sợi lưới = sợi vòng : nhỏ, mãnh, có thể kết hợp lỏng lẻo làm cho cấu trúc lưới có
tính đàn hồi.
• b.3/ Sợi chun : có tính chất chun giãn cao.
3
c/ Chất căn bản: có tính tạo keo, gồm: prôtêin, mucopolysaccarit, nước và muối khoáng.
Có thể đặc hay lỏng tuỳ theo trạng thái sinh lý của cơ thể. Là môi trường trong của cơ thể,

các tế bào tiếp xúc và trao đổi chất với nó, là nhân tố bảo đảm tính thống nhất của cơ thể.
1.2/ Phân loại: gồm mô liên kết thưa và mô liên kết đặc (gồm mô liên kết đặc không đồng
đều và mô liên kết đặc đồng đều).
2/ Mô sụn:
• - Cấu tạo: gồm tế bào sụn, phần tử sợi và chất căn bản nhiễm sụn.
• - Trong mô sụn không có mạch máu và dây thần kinh.
• - Có tính rắn, vững chắc ,đàn hồi, chun giản đủ đáp ứng yêu cầu chống đỡ của cơ thể.
• - Mô sụn thường bọc các đầu xương làm chức năng đệm và giảm ma sát khi xương
chuyển động.
Tuỳ theo phần tử sợi mà phân chia như sau:
a/ Tế bào sụn:
b/ Phần tử sợi: rất nhỏ, sợi tạo keo.
c/Chất căn bản: ưa thuốc nhuộm bazơ àmàu xanh hay xnah tím, trong chất căn bản
không có mạch máu và dây thần kinh.
d/ Màng sụn: gồm 2 lớp:
- Lớp ngoài: có nhiều mạch máu có chức năng dinh dưưỡng sụn.
- Lớp trong: là lớp sinh sụn, có chức năng sinh sản để cho lớp sụn phát triển
3/ Mô xương: Là mô liên kết chống đỡ, chất căn bản bò Canxi hoá nên cứng rắn hơn.
3.1/Cấu tạo:
- Có tổ chức dạng khối, rắn chắc.
- Tạo khung chống đỡ cơ thể hay bảo vệ một số nội quan như: não tuỷ, tim, phổi,………
a/ Các tế bào: Tế bào đang hoạt động có 4 loại.
• a.1/ Tiền tạo cốt tế bào: Mô xương phát sinh từ trung phôi bì sau khi ra đời vẫn còn những
tế bào kém biệt hoá. Những tế bào này phân chia và kém biệt hoá về cấu trúc và chức
năng. Có nhân hình bầu dục hoặc dài.
• a.2/ Tạo cốt bào: Hình đa diện nằm trên bè xương đang hình thành, tạo nên prôtêin và
tham gia lắng đọng muu khoáng (vôi) trên nền prôtêin đỏ. Nó đắp thêm cho miếng xương
to ra, nó sẽ biến thành huỷ cốt bào để huỷ xương khi cần.
• a.3/ Tế bào xương (cốt bào): Thân hình sao, có nhiều nhánh, thân nằm trong ổ xương,
nhánh nằm trong vi quản xương và nối các nhánh tế nào xương bên cạnh.

• a.4/ Huỷ cốt bào:
b/ Phần tử sợi: là sợi ossein vùi trong chất căn bản , khi khử muối vôi mới nhìn rõ phần tử sợi,
có tác dụng giảm lực cơ học khi tác động vào xương.
c/ Chất căn bản: Gồm chất hữu cơ (95% collgen ) và muối vô cơ, tạo lá xương, trên có những
ổ xương chứa thân tế bào xương.
• d/Tuỷ xương : Nằm trong ống tuỷ, thân xương dài, có hốc tuỷ .Người trưởng thành có tuỷ đỏ
(tuỷ tạo huyết) tạo ra các tế bào máu và tuỷ vàng (tuỷ mỡ) cấu tạo bởi mỡ ở trạng thái mô tuỷ
ngừng tham gia tạo máu.
• e/ Màng xương: gồm:
• - Màøng xương ngoài:
• + Lớp ngoài: bọc mặt ngoài của xương, cấu tạo bởi sợi collagen, sợi chun và tế bào
sợi.
• + Lớp trong: sợi hình cung đi chéo từ màng xương vào trong tậo ra xương cốt mạc.
• - Màng xương trong: có một lớp tế bào kiên kết dẹt.
3.2/ Phân loại:
• - Xương cốt mạc.
4
• - Xöông Havers.
CHƯƠNG II: HỆ XƯƠNG
• Có thể chia bộ xương người làm 3 phần chính:
1. Xương đầu ( hộp sọ).
2. Xương thân( xương cột sống, xương sườn,xương ức).
3. Xương chi: chi trên và chi dưới
I. CẤU TẠO VÀ TIẾN HÓA CỦA HỘP SỌ:
1. Đại cương về hộp sọ:
+ Hộp sọ(cranium) là bộ phận bảo vệ hệ thần kinh trung ương, các giác quan và phần đầu
của cơ quan tiêu hóa và hô hấp.
+Hộp sọ gồm nhiều xương lẽ và xương chẵn có nguồn gốc,cấu tạo và chức năng khác
nhau.
+Hộp sọ chia làm hai phần:

. Sọ não: chứa não bộ và thông với ống cột sống bằng một cái lỗ ở đáy : lỗ chẩm.
. Sọ mặt : nằm dưới sọ não, là cửa vào của các cơ quan tiêu hóa , hô hấp, và là bộ phận
bảo vệ các giác quan.
+ Cấu tạo của xương sọ chủ yuế là chất xương xốp chứa tủy đỏ, giàu mạch máu, phủ bên
ngoài và bên trong là tấm xương đặc.
+ Số lượng xương sọ ,đặc biệt là sọ mặt so với động vật đã giảm ,có nhiều xương tiêu biến,
có nhiều xương kết hợp lại như xương trán, hình thành xương mới như xương tai.
+Sự phát triển của hộp sọ liên quan tới sự phát triển của não bộ, sự tiêu giảm của sọ mặt
liên quan tới sự tiên giảm của xương hàm và các cung răng, làm cho tỉ lệ sọ não/ sọ mặt
tăng lên.
2.Các xương sọ não: Sọ não gồm 8 xương ( 2 xương chẵn, 4 xương lẽ):
2.1: Xương đĩnh: ( xương chẵn)
• Xương đỉnh có hình tứ giác, đường khớp giữa 2 xương đỉnh gọi là bờ trung tuyến sọ.
• Mặt ngoài có u đỉnh và đường cong thái dương
• Mặt trong có nhiều rãnh, in hình những nhánh của động mạch màng não.
2.2 .Xương thái dương:(xương chẵn)
• Là một trong những xương có cấu tạo phức tạp nhất:
• ở trẻ sơ sinh xương gồm 4 phần:
. Phần chai ở trên.
. Phần đá ở giữa
. Phần nhĩ ở dưới và dịch về phái trước
. Phần chũm ở sau
Ngay trong năm đầu các phần này đã dính lại vớinhau.
• Xương thái dương chứa ống tai ngoài dẫn tớixoang chứa cơ quan thính giác và thăng
bằng.
• Mõm chũm rất phát triển ở người, biểu hiện cho sự tiến hóa . Mỗm chũm dài và
nhọn ,là nơi bám của cơ và dây chằng
• Hõm khớp giữa xương thái dương và xương hàm dưới là hõm khớp động duy nhất ở
hộp sọ
2.3 .xương trán(xương lẻ)

Gồm phần chai và phần mắt mũi:
*Phần chai có u trán phát triển, làm cho vầng trán cao và rộng. Phái trên của bờ ổ
mắt có một phần lồi chạy dài thành vành cung gọi là cung mày.
*Phần ổ mắt và phần mũi của xương trán, giới hạn xương trán ở mặt dưới và có
hướng phẳng ngang.
2.4. xương chẩm:
• Là xương lẻ, nằm ở phái sau và đáy hộp sọ.
5
• Mặt ngoài có u chẩm phát triển và các đường cong chẩm là nơi bán của các cơ vùng
đáy và cơ lưng.
• Phần đáy sọ có lỗ chẩm thông với ống cột sống và hai lồi cầu chẩm khớp với đốt cổ
thứ nhất.
• ở trẻ em xương chẩm gồm 4 phần tách rời nhau. Đến tuổi dậy thì các phần mới dính
lại thành một xương.
2.5.xương bướm:(os shenoidale)
• Xương bướm nằm chính giữa nền hộp sọ tiếp giáp với hầu hết các xương sọ.
• ở trẻ sơ sinh xương bướm tách rời thành 3 mảnh, đến cối năm đầu thì gắn lại thành
một xương.
• Xương có hình dạnh giống như một con bướm đang dang cánh,gồm 4 phần chính:
+Chính giữa là phần thân.
+ Hai bên có 2 đôi cánh, cánh bé ở trên và cánh lớn ở dưới
+ Dưới cùng có 2 mỏm từ gốc cánh lớn đi xuống gọi là mỏm chân bướm.
• Xương bướm có nhiều lỗ cho dây thần kinh và mạch máu đi qua:
+ Lỗ tròn lớn.
+ Lỗ bầu dục.
+ Lỗ tròn bé
+ Lỗ thị giác
+ Khe bướm
2.6. XƯƠNG SÀNG:(os ethmoidale )
* Xương sàng là xương lẻ ,có cấu tạo phức tạp,nằm khuất trong sọ mặt.

* xương có hình dáng tựa như chiếc cân. Phần nằm ngang có nhiều lỗ thủng gọi là tấm
sàng, tạo nên nền sọ và vòm khoang mũi.
*Giữa tấm sàng nhô lên một gờ dọc,cao và dày, gọi là mào gà.
* Những lỗ thủng trên tấm sàng gọi là lỗ sàng là nơi đi qua của các dây thần kinh khứu
giác
* Phần thẳng đứng gọi là mảnh thẳng ngăn khoang mũi làm đôi. Tiếp nối với xương lá
mía ở phái dưới
* Hai bên mảnh thẳng là 2 me lộ sàng. Trong mê lộ có nhiều xoang nhỏ kích thước thay
đổi, gọi là xoang sàng.
3.Các xương sọ mặt:
3.1: xương hàm trên( maxilla):
* Xương hàm trên gồm một đôi, có cấu tạo phức tạp, phù hợp với các chức năng:
+ Giới hạn khoang mắt với khoang mũi.
+ Cách biệt khoang mũi với khoang miệng
+ Mang các cung huyệt răng
+ Là chỗ bám củc nhiều cơ mặt.
* Phần chính của xương gọi là thân xương, từ đó mọc ra 4 mỏm:
+ Mỏm trán.
+ Mỏm gò má
+ Mỏm cung huyệt răng.
+ Mỏm khẩu cái.
3.2. xương khẩu cái (os palatinum):
* Là xương chẵn khớp với xương hàm trên ở phái sau.
* Xương gồm 2 phần chính:
+ Phần thẳng đứng gọi là tấm thẳng.
+ Phần nằm ngang gọi là tấm ngang.
* Xương nối với xương hàm trên ngăn cách khoang mũi và khoang miệng.
* Xương khẩu cái có 3 mỏm:
+Bờ trên tấm thẳng mọc ra 2 mỏm :
6

. Mỏm ổ mắt
. Mỏm bướm.
Giữi hai mỏm có khuyết bướm khẩu cái.
+ Bờ dưới có mỏm tháp, hướng ra phái ngồi và đối xứng với tấm ngang.
3.4. Xương móng( os hyoideum):
* Xương móng khơng trực tiếp nối với xương sọ - Xương này nằm dưới lưỡi
* Gồm: một thân và 2 đơi sừng là những mẩu nhơ dài ra, trơng tựa như móng ngựa.
+Thân xương cong lồi về phái trước,
+Sừng lớn hướng về phái sau,
+ Sừng bé đâm xiên, nối với thân xương ở gốc của sừng lớn.
* Xương móng là chỗ bám quan trọng của nhiều cơ nhỏ ở vùng cổ.
3.3. Xương hàm dưới( maudibula):
* Là xương duy nhất có khả năng cử động ở hộp sọ.
* Ở trẻ sơ sinh xương gồm một đơi đối xứng, đến năn thứ hai sau khi sinh , mới kết hợp
làm một.
* Xương hàm dưới hình móng ngựa gồm một thân và hai ngành
* Bờ trên của thân xương có cung nguyệt răng,bờ dưới cạnh tròn gọi là bờ đáy.
* Mặt ngồi xương có củ lồi cằm, nhơ về phái trước ( đây là đặc điểm tiến háo của người
so với vượn người).
* Ngành bên xương hàm dưới là một tấm dẹt từ thân xương hàm đâm xiên lên
II. Xương thân
A. Xương Cột Sống:
1. Cột sống chia thành các đoạn sau : cột sống chia gồm :33-34 đốt: Chia làm 5 đoạn
• -Đoạn sống cổ: gồm 7 đốt
• - Đoạn sống ngực: gồm 12 đốt
• - Đoạn thắt lưng: gồm 5 đốt
• -Đoạn cùng; 5 đốt
• -Đoạn cụt : gồm 4- 5 đốt
+Đoạn cổ ,ngực và thắt lưng gồm 24 đốt, cách nhau bởi các đóa sụn gian đốt sống.Các
đốt của đoạn cùng và đoạn cụt dính nhau thành xương cùng và xương cụt

+ Cột sống người không hoàn toàn thẳng mà có khúc uốn kép hình cong chữ S . Có 2
khúc uốn lồi về phía trước(cổ và thắt lưng) và 2 uốn lõm về phía trước ( ngực và cùng)
A.Đặc điểm của từng đoạn của cột sống:
• _Đoạn cổ: Thân đốt sống cổ có diện khớp hình yên ngựa làm cho đầu cổ có thể
vận động linh hoạt . hai mấu ngang của đốt cổ có lỗ ngang có chứa mạch máu
và dây thần kinh.Mấu gai có hiện tượng chẻ đôi và dài dần
• + Đốt cô1; đốt đội ,có hình vòng nhẫn.Mặt trên có lõm khớp hình bầu dục
khớp với lồi cầu xương chẫm
• + Đốt cổ 2: đốt trục , có mấu răng hình trụ
_ Đoạn ngực :
+Các đốt sống ngực đều khớp với xương sườn do hai thành bên của thân đốt có lõm
khớp với đầu sườn và tại mấu ngang của các đốt sống ngực có hõm khớp với củ lồ
sườn.
7
+ Mấu gai dài dần và hướng xuống phái dưới.
_ Đoạn thắt lưng:
+ Các đốt sống có kích thước lớn dần. Dây là một đặc tính thích nghi với thế
đứng thẳng của con người. Do không có liên hệ với xương sườn nên trên mấu
ngang và trên thân đốt sống không có diện khớp sườn.
+ Mấu ngang ngắn và quay ngang. Mấu gai to, dày và nằm ngang ,tạo điều
kiện cho cử động của vùng thắt lưng.
_ Đoạn sống cùng và cụt:
• + Các đốt dính lại thành một khối nón. Phái trước có mào ngang là di tích dính
nhau cảu thân đốt, phái sau có máo giũa và mào bên là di tích của mấu gai và mấu
ngang.
• + Hai bên xương cùng còn có các đôi lỗ cùng là tiếp tục của các lỗ gian đốt sống.
Nơi đi ra của các dây thần kinh tuỷ
B. CẤU TẠO CỦA LỒNG NGỰC:
• -Lồng ngực người gồm có đoạn sống ngực, 12 đôi xương sườn, 1 xương ức cùng
một hệ

• thống dây chằng liên kết các phần đốt sống.
• -Phù hợp với chức năng bảo vệ tim, phổi,thực quản,gan, dạ dày, lồng ngực có cấu
tạo như một cái lồng hình chóp: đỉnh trên, đáy dưới,rộng ngang và hẹp trước sau.
*Xương sườn(costae): Có sồ lượng bằng số lượng đốt sống ngực, gồm 12 đôi:
• + 7 đôi sườn thực: đầu trước nối trực tiếp với xương ức bằng sụn sườn (từ đôi 1
—đôi 7)
• +3 đôi sườn giả: từ đôi 8 đến đôi 10: đầu trước nối với phần sụn của đôi 7.
• +2 đôi sườn cụt: đôi 11 và 12: không có sụn sườn, đầu trước được tự do.
• -Độ dài xương sườn tăng dần từ trên xuống sau đó lại giảm dần.
*Xương ức(sternum):
• -Là một xương dẹt nằm đối diện với đoạn sống ngực.
• -Liên hệ với xương ức có đôi xương đòn và 7 đôi xương sườn trên.
• -Xương ức có hình kiếm gồm 3 phần: cán,thânvà mỏm kiếm.
C. XƯƠNG CHI:
*XƯƠNG CHI TRÊN
• Xương chi trên gồm :
• -Đai vai
• -Phần tự do:
• +Xương cẳng tay
• +Xương cánh tay
1.Đai vai
a. Xương đòn .Là một xương ống dài hình chữ S nằm giữa chi trên và xương ức
.Xương dẹt theo hướng trên dưới .Đầu ngoài dẹt để nối với mỏm cùng xương bả vai
goi là đầu cùng .Đầu trong dày nối với xương ức gọi là đầu ức. Đoạn giữa gọi là thân.
b.Xương bả vai.* Là một xương dẹt mỏng nằm ở phía lưng . Xương hình tam giác đáy
trên đỉnh dưới.Xương này có hai mặt ba bờ và ba góc.
• -Mặt lưng có gai vai là chỗ bám của cơ thang và cơ tam giác vai.
• -Mặt trức xương bả vai áp vào sườn gọi là hố dưới vai.
8
• -Mặt trên có một khuyết vai ,đôi khi có dây chằng tam giác qua và tạo nên một

lỗ.
• -Gốc ngoài xương bả vai có mỏm cùng vai và mỏm quạ.
c. Xương cánh tay.* Là một xương dài gồm một thân và hai đầu
-Đầu trên có một chỏm hình bán cầu, khớp với hõm khớp xương bả vai.
-Thân xương dài hình lăng trụ 3 mặt (mặt sau mặt ngoài và mặ trong ).Tương ứng
với các mặt có các bờ .Ở giữa khoảng mặt ngoài, có một chỗ gồ ghề hình chữ V
gọi là ấn tam giác vai.
-Đầu dưới rộng ,dẹt theo hướng trước sau. Ở đầu dưới có diện khớp ròng rọc để
khớp với hõm bán nguyệt lớn của xương trụ.
d. Xương căng tay.
*Xương trụ là một xương gồm hai đầu và một thân.
• +Đầu trên to có lõm khớp bán nguyệt để khớp với diện ròng rọc của xương cánh
• tay.
• +Thân xương trụ là một hình lăng trụ ba mặt tương ứng với ba bờ.
• +Đầu dưới xương trụ bé hơn đầu trên.
*Xương quay
• +Đầu trên là đài quay khớp với đầu xương cánh tay.
• +Thân xương quay gồm ba mặt và ba bờ.
• +Đầu dưới xương quay lớn và rộng ,có diện khớp để khớp với xương cổ tay.
e. Xương bàn tay
-Xương cổ tay gồm 8 xương hình khối 6 mặt xếp thành hai hàng.
-Xương đốt bàn tay gồm 5 xương các xương này tương tự giống nhau.
-Xương đốt ngón tay .Mỗi ngón tay có 3 đốt (trừ ngón cái)
-Đốt bàn tay cái cùng với xương ngón tay lớn lên về kích thước và đã tách khỏi mặt
phẳng của bàn tay , nhờ vậy mà có thể tiếp xúc với các ngón khác
*. XƯƠNG CHI DƯƠI:
a. Đai chậu : Là nơi xương chi dưới mắc vào thân.
• -Mặt ngoài:ở giữa là hõm khớp sâu trông như một ổ cối để tiếp khớp với chõm
xương đùi.
• -Mặt trong;ở chính giữa xương chậu có gờ gọi là gờ vô danh.

*Sự hình thành cấu tạo của chậu hông được xác đònh trong quá trình đi thẳng người
(nở hai bên rộng trước sau)
b. Xương đùi( femun)
• - Chiều dài xương đùi tương đương ¼ chiều cao cơ thể.
• - Thân xương hơi cong về phái trước, mặt trước phẳng nhẵn, mặt sau có gờ nhám là
nơi bám
của các cơ.
• -Đầu trên xương đùi có chỏm cầu, tiếp đó là cổ giải phẩu, tiếp giáp với thân xương
là cổ phẩu thuật, đầu dưới hình khồi vng hơi cong ra sau.
- Phái trước là diện khớp cơ dọc khớp với xương bánh chè. Phái sau có hố keo.hai bên
diện khớp là hai lồi cầu khớp với xương chày.
c. Xương cẳng chân(ossa cruris)
* Gồm hai xương : xương chày và xương mác. Thân xương có 3 mặt 3 bờ.
• +Bờ trước có mào trước nổi rõ ngay dưới da.
• + Bờ ngoài có mào liên kết.
9
• +Bờ trong hơi tròn.
- Đầu xương của xương chày có lồi củ trong và lồi củ ngoài. Đầu dưới có diện
khớp ròng rọc với xương sên ở cổ chân.Phùiá trong kéo dài gọi là mỏm trâm hay là
mắt cá trong.
-Xương mác là xương mảnh,hình lưỡi mác, nằm ngoài và luôn song song với xương
chày. Đầu trên dính vào xương chày. Thân xương dài mảnh,có mào liên cốt. Đầu
dưới nhọn gọi là mắt cá ngoài.
d. Xương bàn chân: gồm 3 phần:
• +Xương cổ chân
• +Xương bàn chân
• +Xương đốt ngón
-Xương cổ chân chiếm một nửa bànchân sau ,phân biệt với nửa trước bởi đường
liên khớp Lisfranc, gồm 7 xương xếp thành 2 hàng
• + Hàng sau có xương sên và xương gót.

• + Hàng trước có xương ghe,xương hộp và 3 xương chêm.
-Xương đốt gồm 5 xương như xương bàn tay nhưng đốt bàn ngón cái lớn hơn cả.
-Xương đốt ngón gồm 14 đốt xương nhỏ và ngắn hơn nhiều so với xương bàn tay.
• HỆ CƠ
I/ NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HỆ CƠ.
A – VAI TRÒ CHỨC PHẬN HỆ CƠ TRONG CƠ THỂ
Nhờ sự co rút của hệ cơ nên cơ thể con người thực hiện được Các chức năng
quan trọng trong sự vận chuyển, sinh sản, dinh dưỡng và sự biểu thò tình cảm.
Cử động cơ là dạng cử động tiến bộ nhất của động vật. Nhờ cử động cơ nên
động vật đã đạt được nhiều ưu thế so với thực vật. Thực vật sinh ra nơi nào thì phụ
thuộc hoàn toàn vào điều kiện tự nhiên nơi đó. Trái lại, đối với động vật, dù môi
trường thuận lợi hay khó khăn, chúng vẫn tìm cách sinh tồn nhờ sự vận chuyển của hệ
cơ.
Qua những điều nói trên, chúng ta thấy rõ hệ cơ có một vai trò quan trọng đối
với cơ thể. Vì vậy, sự nghiên cứu hệ cơ không chỉ là điều kiện cần thiết đối với các
nhà sinh học, giải phẫu học mà đối với các nhà điêu khắc, hội hoạ, thể thao, thể dục
đều là điều rất lí thú.
B- SỰ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ CƠ.
Sự hoạt động của hệ cơ được đặc trưng bởi hai yếu tố :
Lực co cơ và phạm vi hoạt động của cơ.
Lực co cơ phụ thuộc vào số lượng sợi cơ hưng phấn và hướng đi của những sợi
cơ trong cơ. Cơ co càng mạnh nếu như có nhiều sợi cơ. Trong thực tế sự tính toán số
lượng sợi cơ trong rất khó, vì vậy người ta thường xác đònh lực co cơ bằng “ tiết diện
sinh lí” của nó.
Phạm vi hoạt động của cơ phụ thuộc vào độ dài của cơ và cánh tay đòn mà cơ
tác dụng. Các cơ bám ở xương chỉ có phạm vi hoạt động lớn nhất. Các diện khớp, đóa
sụn trong ổ khớp, sức căng dây khớp bởi dây chằng, súc kéo của cơ … đều có ảnh
hưởng đến phạm vi hoạt động của cơ.
10
Nếu hai diện khớp của ổ khớp càng phù hợp với nhau bao nhiêu thì phạm vi

hoạt động của cơ càng giảm bấy nhiêu.
nh hưởng chính lên phạm vi hoạt động của cơ và khớp là do tác dụng các cơ
đối lập.
Sự co cơ không bao giờ xảy ra một cách riêng lẻ. Để hoàn thành một động cơ
nào đó cần phải có sự tham gia củanhiều cơ. Người ta phân biệt hai loại cơ: Cơ hoành
thành động tác và cơ đối lập động tác.
Sư hoạt động của cơ là điều cần thiết cho sự sinh tồn.Nhưng cơ nào không hoạt
động sẽ bòo thoái hoá và mất khả năng hoạt động qua từng thế hệ. Những cơ được
luyện tập sẽ được tăng cường thể tích và khả năng hoạt động.
C - SỰ PHÁT TRIỂN HỆ CƠ .
Hệ cơ đựơc phát triển từ lớp phôi giữa và phân hoá thành tất cả các cơ trong cơ
thể.
Tốc độ phát triển hệ cơ không đồng đều trong quá trình phát triển cơ thể. Trọng
lượng toàn bộ hệ cơ của trẻ sơ sinh chiếm độ 24% trọng lượng cơ thể.
Sự phát triển của từng nhóm cơ cũng không đồng đều.
Trong toàn bộ quá trình sinh trưởng, trọng lượng hệ cơ phát triển nhanh hơpn
trọng lượng cac cơ quan khác. Sư sinh trưởng cucả các cơ cũng không đều nhau.
Tóm lại từ lúc con người đạt được mức động trưởng thành đến 50 tuổi hệ cơ phát
triển rất chận và sau đó các sợi cơ bắt đầu thoái hoá. Trọng lượng hệ cớ bắt đầu
giảm dần. Ở tuổi già hệ cơ chiến độ 50% trọng lượng cơ thể.
II/ TÊN GỌI CÁC CƠ : NÓI CHUNG TÊN GỌI CÁC CƠ PHỤ THUỘC VÀO
- Phụ thuộc vào hình dạng ( cơ vuông, cơ tam giác, cơ thang vvv).
- Phụ thuộc vào số bó của cơ ( cơ nhò đầu, cơ tam đầu).
- Phụ tuộc vào cấu tạo bên trong ( cơ bán gân, cơ bán mạc).
- Phụ thuộc vào vò trí trong cơ thể (cơ thái dương, cơ dưới vai)
- Phụ thuộc vào chỗ bám.
- Phụ thuộc vào chức phận.
- Phụ thuộc vào hướng đi.
- Căn cứ vào những nguyên tác này, người ta đặt tên các cơ trong cơ thể.
E - TÊN GỌI VÀ ĐẶC ĐIỂM VÙNG CƠ CHÍNH:

1. Thân và cổ Đầu
2. Chi trên
3. Chi dưới.
II/ CÁC CƠ Ở THÂN VÀ CỔ.
A - CƠ VÙNG LƯNG .
Cơ nâng bả vai Cơ thang
Cơ trán Cơ răng bé sau trên.
Cơ răng bé sau dưới. Lớp cơ sâu hay là cơ thẳng thân.
Cơ lưng to
B - CƠ VÙNG NGƯC.
1/ Cơ ngực to. 2/ Cơ ngưc bé
3/ Cơ dưới đòn. 4/Cơ răng trước
5/ Các cơ liên sườn ngoài. 6/ Các cơ liên sườn trong.
7/ Cơ tam giác ức. 8/ Cơ hoành.
11
C - CƠ VÙNG BỤNG.
1/ Cơ thẳng bụng 2/ Cơ tháp
3/ Cơ chéo bụng ngoài hay cơ chéo to.
4/ Cơ chéo bụng trong hay cơ chéo bé.
5/ Cơ ngang bụng.
6/ Cơ vuông thắt lưng.
D - CƠ VÙNG CỔ
1. Khối cơ bên cổ.
Cơ bám da cổ.
Cơ ức đón chũm.
Những cơ bậc thang.
2/ Những cơ dưới.
Cơ ức-móng.
Cơ vai móng
Cơ ức giáp

3/ Những cơ trên xương móng.
Cơ nhò thân. Cơ hàm móng.
Cơ trâm móng. Cơ cầm móng.
4/ Những cơ sâu trước cột sống.
Cơ thẳng lớn trước.
Cơ thẳng bé trước.
Cơ cổ dài.
5/ Những cơ vùng ót.Được chia làm ba lớp:
Lớp sâu
Lớp giữa.
Lớp nông
III – CÁC CƠ Ở ĐẦU
A – CÁC CƠ NHAI
Cơ thái dương Cơ cắn.
Cơ chân bướm trong. Cơ chân bướm ngoài.
B – CÁC CƠ BÁM DA ĐẦU VÀ MẶT
Cơ bám quanh miệng. Cơ vòng miệng
Cơ mút Cơ vuông môi dưới
Cơ tam giác môi Cơ gò má.
Cơ vuông môi trên. Cơ xung quanh ổ mắt.
Cơ cằm. Cơ cười.
Cơ ở mũi cổ gồm 4 cơ nhỏ. Cơ ở phần sọ có hai cơ.
Các cơ ở quanh tai gồm ba cơ
IV – CÁC CƠ CHI TRÊN
A – CÁC CƠ VÙNG BẢ VAI
Cơ tam giác vai. Cơ trên vai.
Cơ dưới gai. Cơ trò bé.
Cơ tròn lớn. Cơ dưới vai.
B – CƠ Ở CÁNH TAY
Các cơ ở khu trước cánh tay.

12
Cơ ở khu sau cánh tay chỉ có một cơ.
C- CƠ VÙNG CẲNG TAY.
Khu trước cẳng tay
13
A. Mô cơ
-Mô cơ được cấu tạo bởi những tế bào đã biệt hoá ( có nguồn gốc từ trung phôi bì).
-Co giãn được nhờ trong cơ tương có tơ cơ.
-Trong mô cơ có nước, chất diện giải, ATP, glycogen, lipid, protein, myoglobin( nhờ
chất này mà cơ có màu đỏ.
-Mô cơ có 3 loại:
+Cơ vân.
+Cơ trơn.
+Cơ tim.
I/ CƠ VÂN.
-Bám vào xương nên gọi là cơ xương.
-Chiếm tỉ lệ cao khoảng 42 % trọng lượng cơ thể,
-Đặc điểm có vân ngang.
-Co rút mạnh, nhanh, liên tục, theo ý muốn.
-Cơ nằm ở chi trên, chi dưới và bao bọc toàn thân.
1/ Cấu tạo sợi cơ.
-Gồm 1 tế bào có nhiều nhân nên gọi là hỗn bào.
-Hình lăng trụ dài, chiều dài khoảng 20 cm, đường kính khoảng 10-100
micromet.
-Có 3 thành phần:
+Màng sợi cơ.
+Nhân.
+Cơ tương.
a/ Màng sợi cơ: có 2 lớp:
+Lớp trong: màng cơ tương.

+Lớp ngoài: màng đáy.
b/ Nhân: Mỗi sợi cơ có nhiều nhân, nhân nằm sát rìa sợi cơ, có hình bầu dục, hình
que.
c/ Cơ tương: gồm:
-Tơ cơ vân.
-Các bào quan.
-Chất vùi.
-Myoglobin.
c1/ Tơ cơ vân( vi sợi cơ- myofibril).
* Cấu tạo vi thể:
-Tơ cơ là những sợi dài.
-Mỗi tơ cơ có các đóa sáng (đóa I) và các đóa tối (đóa A) xếp xen kẽ nhau. Trong một
sợi cơ, những đoạn sáng của tơ cơ sắp xếp thành hàng ngang, đoạn tối cũng tương tự
nên nhìn toàn bộ sợi cơ có vân ngang:
-Đoạn sáng dày khoảng 0.8 miromet, ở giữa là vạch Z.
-Đoạn tối có vùng H, trong vùng H có vạch M.
-Tơ cơ được cấu tạo bởi 2 loại xơ: +Xơ myosin: to.
14
+Xơ actin: mảnh.
-Đóa I chỉ có xơ actin.
-Đóa A có cả xơ actin và myosin, riêng vùng H không có actin.
-Giữa 2 vạch Z là một đơn vò co cơ.
* Có 2 kiểu co cơ:
-Co cơ đẳng trường: xơ actin không lồng sâu vào xơ myosin nên chiều dài cơ không
thay đổi.
-Co cơ đẳng trương: xơ actin lồng sâu vào xơ myosin nên chiều dài của đóa I và vùng
H giảm-> sợi cơ co lại.
c2/ Các bào quan: gồm:
+Bộ Golgi.
+Ty lạp thể.

+Lưới nội bào.
+Hệ thống ống ngang.
c3 / Chất vùi: gồm: lipid, glycogen.
c4 / Myoglobin: sắc tố cơ, giúp cơ có màu đỏ.
2/ Mô cơ vân.
-Màng của sợi cơ ( màng đáy và mô sợi lưới) vừa bọc sợi cơ vừa gắn chúng lại
với nhau thành bó, gọi là bó bậc 1 -> bó bậc 2-> bó lớn -> bắp cơ.
-Toàn bộ sợi cơ được bọc trong 1 mô liên kết dày gọi là cân.
-Vai trò của mô liên kết là dẫn truyền lực.
-Trong các vách liên kết giữa các bó cơ có mạch máu, mao mạch bạch huyết và
thần kinh.
-Phần đầu và cuối cơ có gân.
15
* Trong điều kiện bình thường cơ vân hình như ở dạng yên nghỉ. Nhưng thực ra chúng
luôn luôn ở trạng thái cường cơ ( tonus) và nhờ hiện tượng cường cơ nên cơ thể ta mới
đứng vững và có một tư thế nhất đònh.
II/ CƠ TRƠN.
-Tạo nên tầng co rút ở một số cơ quan.
-Không có vân ngang. Hoạt động yếu, chậm, không theo ý muốn, chòu sự chỉ
huy của thần kinh thực vật.
-Chiếm một tỉ lệ rất ít.
-Cơ trơn có các cơ quan sau:
+Ống tiêu hoá ( từ thực quản đến hậu môn).
+Ống dẫn các tuyến ngoại tiết.
+Ống khí quản.
+Ống dẫn nước tiểu.
+Động mạch, tónh mạch, mạch bạch huyết lớn.
+Nằm rải rác trong các tổ chức liên kết, nằm dưới da, ổ mắt, quanh tuyến
vú, tuyến mồ hôi.
1/ Cấu tạo sợi cơ trơn.

-Mỗi sợi cơ là một tế bào, nhân nằm chính giữa.
-Nhân hình tròn, hình bầu dục hoặc không có hình dạng nhất đònh.
-Không có vân ngang.
-Mỗi sợi cơ có màng đáy bao quanh.
tơ cơ chạy suốt theo chiều dài của sợi cơ, những tơ cơ này được tạo nên do sự phân
hoá của chất nguyên sinh.
-Các tế bào cơ thường tụm lại thành bó, các bó được bọc bởi mô liên kết.
-Trong cơ trơn của thành các tạng có rất nhiều nhánh của thần kinh giao cảm.
2/ Mô cơ trơn.
-Các tế bào họp lại thành bó bằng cách lồng vào nhau, xen giữa là các mô liên kết,
mạch máu, thần kinh.
-Các bó cơ có thể sắp xếp theo hướng vòng, hướng dọc.
III/ CƠ TIM.
-Cấu tạo nên quả tim người và động vật.
-Về phương diện cấu tạo cơ tim tương tự cơ vân nhưng về mặt sinh lý cơ tim co bóp tự
động như cơ trơn, không theo ý muốn của con người.
-Cơ tim không có khả năng tái tạo.
-Co rút nhanh, mạnh, liên tục.
1/ Cấu tạo sợi cơ tim.
-Có những vân ngang nhưng mỗi sợi cơ là một tế bào vì chỉ có một nhân ( hoặc 2
nhân).
-Nhân nằm chính giữa.
-Trong chất nhiễm sắc có nhiều tơ cơ sắp xếp thành từng bó.
-Các tơ cơ cũng có đóa sáng và đóa tối.
-Số lượng cơ chất nhiều hơn cơ vân nên tim có màu đỏ sẫm.
-Trong cơ chất còn có:
+Ty lạp thể( nằm rải rác).
16
+Hạt mỡ.
+Sắc tố.

2/ Mô cơ tim.
-Là một lưới sợi sơ do các sợi cơ nối nhau tạo thành bậc thang giúp tim co bóp đồng
bộ.
-Tiết diện của các sợi cơ không đều nhau.
3/ Mô nut.
-Cơ tim co bóp nhòp nhàng nhờ những tế bào cơ tim còn non ( tế bào mônut).
-Tế bào mônut hình đa diện, hình cầu hay trụ.
MÔ THẦN KINH
Là một loại mô phân hoá cao độ có chức năng cảm ứng được các loại kích thích
của môi trường và điều khiển sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Mo âthần
kinh gồm có: những nơron(tế bào thần kinh)và thần kinh đệm (một tổ chức phụ, nó
tạo thành một cái khung để chống đỡ cho các nơron và cung cấp chất dinh dưỡng cho
nơron )
Những nơron và thần kinh đệm có nguồn gốc từ lá phôi ngoài (một phần nhỏ thầ
kinh đệm có nguồn gốc từ nhu mô).
1.Tế bào thần kinh(nơron):
• - Một thần tế bào và nhiều nhánh thần kinh(có một nhánh dài gọi là đốt trục,
những nhánh ngắn gọi là đốt nhánh)
Thân tế bào
• - Xung động thần kinh truyền theo đốt trục từ ngoại biên về trung ương thần kinh
(hướng tâm)hoặc từ trung ương thần kinh ra ngoại biên(li tâm)
Sợi trục
• Tua ngắn
• - Đốt trục và một số đốt nhánh ở những nơron được bao bọc ở ngoài cùng bởi một
bao bằng những tế bào xoan gọi bao xoan .Dưới bao xoan ở một số sợi thần kinh
có1 bao bằng chất mỡ nằm sát trục nguyên sinh chất gọi là myelin. Các đốt trục
thần kinh được cấu tạo như vậy gọi là sợi thần kinh gồm co 2 loại:
• * Sợi có myêlin: phần lớn thuộc về hệ thần kinh động vật, Tận cùn TKg thần k
• baomielin
• bao myêlin => vách ngăn giữa các đốt trục và các mô xung quanh, tốc độ dẫn

truyền các xung động được nhanh chóng. Trong quá trình phát triển cơ thể chức
phận các phần hệ thần kinh phụ thuộc vào quá trình hình thành myelin đã chứng
minh bằng thực nghiệm
• như rèn luyện cơ thể tăng quá trình hình thành myêlin .
• * Sợi không có myêlin: phần lớn thuộc hệ thần kinh dinh dưỡng, tốc độ dẫn
truyền hưng phấn rất chậm chạp
- Những sợi đầu cuối của sợi thần kinh tiếp xúc tế bào thần kinh khác hay với các
mô của các cơ quan khácgọi là xinap(diện tiếp hợp)
- Những sợi đầu cuối của một só sợi thần kinh nằm tự do trong các thành mạch,
nội quan,cơ,da=>thu nhận cảm giác. Một số liên hệ với những loại mô biểu bì đã
17
biến đổi hình dạng và chức phận (vd: tế bào que, nón trong màng thần kinh cầu
mắt…)tạo thành những cảm giác đặc biệt trong cơ quan thò giác….
- Mỗi một cơ quan ï cảm giác thu nhận một loại kích thích đặc trưng.Cụ thể: mắt thu
nhận kích thích ánh sáng, tai thu nhận âm thanh… Được truyền về trung ương thần
kinh theo các sợi hướng tâm nên hệ thần kinh trung ương phân tích và điều hoà
hoạt động các cơ quan=> thích nghi môi trường.
- Tế bào thần kinh có nhiều loại: 1 cực, 2 cực ,nhiều cực, hình sao,…nhưng chức
năng tập hợp thành:
• * Tế bào thụ cảm: Thân nằm ngoài trung ương thần kinh,các tua ngắn, có tận
cùng thần kinh nằm trongc ác cơ quan tiếp nhận các loại kkích thích khác nhau
và các xung động thần kinh .
• * Tế bào đáp ứng: Có các đầu tận cùng của sợi trục nằm trong các cơ quan hoạt
động như cơ, tuyến. Thân nằm trong bộ phận thần kinh trung ương.
• * Tế bào liên hợp: Nằm trong bộ phần thần kinh trung ương => cầu nối giữa các
tế bào nói chung và các tế bào thụ cảm, tế bào đáp ứng nói riêng.
2. Dây thần kinh:
Các sợi thần kinh có kích thước khác nhau, các sợi thần kinh lớn đường kính
khoảng 20 micromét thường có bao mielin gọi là sợi nhóm A, sợi thần kinh trung bình
kích thước khoảng 2 -3 micromét gọi là sợi nhóm B, những sợi nhóm C thường nhỏ

hơn 1 micromét và không có bao mielin.
Gồm có 3 loại: Dây thần kinh vận động, dây thần kinh cảm giác, dây thần kinh pha
(sợi cảm giác, vận động, giao cảm).
GIỚI THIỆU VỀ HỆ TIÊU HỐ CƠ THỂ NGƯỜI
• Hệ tiêu hố là hệ thống các cơ quan của động vật đa bào với nhiệm vụ ăn, tiêu hố thức
ăn để tách lấy năng lượng và dinh dưỡng, đẩy các chất thải còn lại ra ngồi.
• Bộ máy tiêu hố của người gồm: ống tiêu hố và các tuyến tiêu hố có các chức năng:
- Chức năng cơ học : Vận chuyển thức ăn,phân cắt thức ăn thành mẩu nhỏ , nhào trộn
thức ăn
- Chức năng hố học: Hoạt động của các dịch tiêu hố giúp phân giải thức ăn.
- Chức năng hấp thụ: Đưa thức ăn đã được tiêu hố trong ống tiêu hố vào máu
18
Hệ tiêu hoá được chia thành từng phần, mỗi phần thích nghi với từng chức năng riêng. Ống
tiêu hoá: miệng, hầu, thực quản, dạ dày, trực tràng, ống hậu môn. Những cấu trúc phối hợp:
răng ,môi, má, tuyến nước bọt, tụỵ gan và túi mật.
I/ Cấu tạo từng phần của ống tiêu hoá .
1. Khoang miệng và các cơ quan trong khoang miệng .
Khoang miệng ( cavum oris) là phần đầu của ống tiêu hoá được giới hạn ở phía trên bởi
vòm khẩu cái , phía dưới bởi các móng-hàm phía bên bởi 2 má, phía trước là môi, phía sau
thông với hầu.
Trong khoang miệng có răng, lưỡi, vòm khẩu cái và các tuyến hạnh nhân khẩu cái (hình
khoang miệng)
a. Răng :( Hình dưới)
• Hàm răng của người gồm 3 loại răng: Răng nanh dùng để xé thức ăn, răng cửa dùng
để cắt thức ăn, răng hàm dùng để nghiền nát thức ăn.(Hình cấu tạo răng)
• Cấu tạo răng :
- Men răng là một lớp tinh thể canxi photphát rất bền và là chất cứng nhất do sinh….
- Ngà răng: Là cấu trúc tương tự như xương, hình thành nên phần chính của răng. Ngà
răng đóng vai trò bảo vệ răng trong trường hợp men răng bị nứt hoặc vỡ.
- Tuỷ răng nằm ở chính giữa của răng, chứa các mạch máu và dây thần kinh.

- Xi măng bao quanh chân răng giữ cho răng nằm đúng vị trí.
- Giữa lớp xi măng với xương hàm có một lớp màng ngoài răng gồm những sợi colla
răng , giúp giảm đi những tác động làm nứt vỡ men răng.
- Răng cửa(incisivi) mỏng và sắc chỉ có một chân.
- Tuỳ theo hình dạng và chức phận mà người ta phân biệt các loại răng khác nhau:
- Răng nanh(canini)có đỉnh nhọn sắc cũng chỉ có một chân răng .
- Răng trước hàm (premolares) và răng hàm (molares) rất khoẻ. Răng trước hàm cũng
có 1 chân , nhưng răng hàm chính thức có từ 2 đến 3 chân cắm sâu và giữ chắc răng
vào hàm.
- Số răng ở người trưởng thành là 32 răng gọi là răng vĩnh cửu.
- Mỗi loại răng có 1 số răng nhất định và thường biểu thị bằng công thức của nửa hàm
trên và dưới
- Răng của người trưởng thành có công thức sau:2/2C 1/1N 2/2TH 3/3H
- Còn trẻ em bắt đầu mọc răng từ tháng thứ 6, tới 2 tuổi thì trẻ có tất cả 20 răng gọi là
răng sữa theo công thức:2/2C 1/1N 0/0TH 2/2H
- Lứa răng vĩnh cửu bắt đầu mọc từ 7 tuổi với 1 răng hàm và những năm tiếp theo bộ
răng sữa bắt đầu rụng dần và được thay thế bằng các răng vĩnh cửu . Sự thay thế và
mọc răng vĩnh cửu tiếp tục cho tới khoảng 14 đến 16 tuổi thì ngừng với sự xuất hiện
của răng hàm 2 . Răng hàm 3(còn gọi là răng khôn có thể không mọc vì không đủ
khoảng trống .Trong những trường hợp này chúng sẻ mọc áp vào xương hàm có thể
phẩu thuật để lấy ra.
b. Lưỡi : ( Hình dưới)
- Là một khối cơ vân chắc được phủ bằng lớp chất nhầy có khả năng chuyển động , có
mạch máu và dây thần kinh . Mặt trên lưỡi có các gai vị giác . Lưỡi có chức năng:
- Nhào trộn thức ăn với nước bọt
- Chuyển động thức ăn qua lại giúp nhai kỹ hơn
- Chức năng vị giác . Chức năng này rất quan trọng vì giúp lựa chọn thức ăn.
- Tham gia vào việc phát âm và phản xạ nuốt
- Lưỡi chia làm 3 phần : Đầu lưỡi , thân lưỡi và gốc lưỡi. Gốc lưỡi dính vào xương
móng và nắp thanh quản (Thanh thiệt ). Trên mặt lưỡi có nhiều gai cảm giác

(Papillae) bao gồm 4 loại :
19
+ Gai hình sợi :Nhỏ mảnh , rất nhiều phân bố khắp mặt lưỡi , đặc biệt là 2/3 phía
trước lưỡi . Gai sợi tiếp thu cảm giác chung từ mặt lưỡi .
+ Gai hình nấm : Có số lượng ít , nằm xen giữa các gai hình chỉ và tập trung nhiều ở
vùng đầu lưỡi và ria lưỡi
+ Gai hình đài : là loại gai tương đối lớn , xếp treo hình chữ V ở ranh giới giữa thân
lưỡi và gốc lưỡi đỉnh quay vào trong và tận cùng bằng lỗ tịt .
+ Gai hình lá : Nằm rìa lưỡi trong rất rõ
- Lưỡi vận động được do nhiều cơ , chia làm 2 nhóm : Những cơ vận động lưỡi và
những cơ chính của lưỡi . Toàn bộ các cơ lưỡi thuộc hệ cơ vân , đảm bảo cho hoạt
động linh động của lưỡi theo ý muốn
Và chịu sự điều khiển của dây thần kinh dưới lưỡi.Còn chức năng cảm giác của lưỡi là 1
nhánh của dây thần kinh sinh ba và dây thần kinh lưỡi hầu .
*Tuyến nước bọt là nơi nước bọt được tiết ra .Trong khoang miệng có 3 đôi tuyến
.Ngoài ra còn các tuyến nhỏ nằm rải rác trong khoang miệng .
Đôi tuyến mang tai và tuyến dưới lưỡi tiết nước bọt đặc và nhiều chất nhầy.
c .Vòm khẩu cái và tuyến hạnh nhân .
• Vòm klhẩu cái bao gồm 2 phần: khẩu cái cứng và khẩu cái mềm.
- Khẩu cái cứng là do xương khẩu cái và tầm ngang của xương hàm trên tạo
thành có tác dụng giữ thức ăn khi lưỡi chuyển ra trước trong khi ăn.
- Tiếp khẩu cái cứng là khẩu cái mềm do cơ cấu tạo nên, ngoàiphủ 1 lớp
màng nhầy .
• Ở chính giữa bờ tự do của màng nhầy kéo xuống 1 dải làm thành 1 lưỡi nhỏ còn gọi
là lưỡi gà trông rất rõ khi há to miệng .
• Ở mỗi bên hầu hình thành những nếp màn hầu trước và sau, ở giữa các nếp này có
tuyến hạnh nhân khẩu cái. Các tuyến này thuộc hệ bạch huyết ,có chức năng bảo vệ
cửa vào của hầu chống các vi trùng đột nhập bằng hiện tượng thực bào .
2. Hầu : (hình dưới)
• Hầu là một ống cơ dài khoảng 12cm ở miền sau cổ Hầu không những là đường dẫn

thức ăn từ khoang miệng voà thực quản mà còn là đường dẫn không khí từ khoang
mũi qua thanh quản ,khí quản để vào phổi Giữa hầu và cột sống là một mô liên kết
thưa ,nhờ đó mà hầu cử động được dễ dàng khi nuốt .Hầu được chia thành 3 phần :
- Phần mũi-hầu: Hoàn toàn có chức phận hô hấp không liên hệ với ống tiêu
hoá . Ơ thành trên phía sau của phần mũi hầu có đám hạch nhân hầu rất phát triển ở
thanh thiếu niên và thoái hoá dần khi về già.
- Phần miệng- hầu: Là phần giữa của hầu. Khoang miệng thông với phần
này bằng lỗ họng
- Phần dưới hầu hẹp lại, có liên quan với thanh quản nên gọi là phần thanh
quản- hầu.
• Hầu vận động được là nhờ các cơ vùng hầu . Có hai loại cơ dọc và cơ ngang có tác
dụng nâng hầu và khép hầu. Lót mặt trong hầu là lớp màng nhầy.(tranh hầu)
3.Thực quản.(olsophagus)
• Thực quản là một ống cơ dài khoảng 22-25cm, tiếp theo hầu. Khi vào khoang ngực ,
ở đoạn trên thực quản nằm sau cung chủ động mạch, ở đoạn sau chuyển ra phía
trước và đi chéo qua động mạch chủ từ phải sang trái rồi chui quamột lỗ đặc biệt ở
cơ hoành để vào khoang bụng và nối với dạ dày
• Thành của thực quản được cấu tạo bởi ba lớp:
- Lớp màng nhầy, và lớp dưới màng nhầy thực quản là một lớp tế bào biểu
bì dẹt nhiều tầng .Lớp dưới màng nhầy rất phát triển. Bình thường lớp màng nhầy xếp
thành những nếp dọc sâuđảm bảo cho lòng thực quản có thể giãn rộng khi thức ăn đi
qua.
20
- Lớp cơ: Đảm bảo tính cường của thực quảnvà giúp thực quản chuyển thức
ăn xuống dạ dày. Cấu tạo của lớp cơ này không đồng nhất trên toàn bộ thực quản. Phần
đầu của thực quản là cơ vân, phần tiếp theo là cơ trơn.Những sợi cơ sắp xếp thành hai
lớp: Lớp cơ vòng ở trong và lớp cơ dọc ở giữa.
- Chính giữa lớp cơ vòng gây cử động nhu động của thực quản đảm bảo cho
thức ăn sau khi nuốt được chuyển tới dạ dày một cách chủ động không tuỳ thuộc vào
trọng lực của viên thức ăn.

• Lớp mô liên kết đàn hồi bao ngoài lớp cơ, gắn thực quản với các tổ chức xung quanh
nhưng vẫn đảm bảo sự cử động của thực quản.
4. Dạ dày (ventriculus haygaster) ( Sơ đồ hình dưới)
• Dạ dày là phần phình lớn nhất của ống tiêu hoá, nằm trong khoang bụng có nhiệm vụ
chứa thức ăn, đồng thời cũng là nơi nhào trộn biếb đổi lí học và biến đổi về phương
diện hoá học. Dạ dày có sức chứa trung bình khoảng ba lít ở người trưởng thành. Dạ
dày có hai phần:
- Phần thẳng đứng chiếm 2/3 dạ dày thông với thực quản qua lỗ tâm vị ở
phía trên và tiếp với phần ngang ở phía dưới.
- Phần ngang thu hẹp lại và thông với tá tràng ở lỗ môn vị.
• Dạ dày có hai bờ :Bờ cong lớn và bờ cong bé .Từ các bờ này phát đi hai lớp màng
treo có tác dụng cố định dạ dày
• Thành dạ dày có ba lớp:
-Lớp màng nhầy : Lót thành trong của dạ dày .Lớp này tạo nên những nếp
gấp chạy dọc , nhờ đó mà dạ dày có thể dãn rộng khi chứa đầy thức ăn.
- Trên bề mặt của màng nhầy có phủ một lớp tế bào biểu bì trụ, bên trong
có nhiều tế bào tuyến hình ống. Các tuyến do ba loại tế bào cấu tạo nên .Các tế bào chính
tiết ra tiền men pepsinogen trở thành pepsin là dạng men hoạt động , có tác dụng đặc hiệu
lên các thức ăn protit và loại tế bào tiết chất nhầy ở cổ tuyến.
- Ngoài các lớp cơ đảm bảo hoạt động của dạ dày, gồm từ ngoài vào trong
là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo. Tất cả đều là cơ trơn.
* Các cử động cơ học cuả dạ dày
a. Sự đóng mở môn vị và tâm vị
- Tâm vị không có cơ vòng thắtnhư môn vị mà chỉ được đóng mở nhờ sự dày lên,do đó
không đóng chặt như môn vị khi thức ăn chuyển đến cuối thực quản xuống dạ dày.Tại đó
thức ăn sẽ làm trung hoà bớt độ a xit của dạ dày,pH tăng ,tâm vị mở ra .
- Sự đóng tâm vị giúp thức ăn không bị trào ngược trở lại .
- Ngược với tâm vị ,môn vị đóng lại khi pH giảm.Mỗi nhịp co bóp của dạ dày làm thức ăn
đẩy xuống tá tràng.Thức ăn được đẩy xuống có độ pH thấp hơn so với tá tràng.Sự đóng
môn vị giúp thức ăn được đi xuống ruột non theo từng đợt.

b. Sự co bóp ở phần thân :
- Lúc dạ dày trống rỗng,các đợt co bóp yếu và thưa nhưng cảm giác đói tăng dần.
- Cử động nhu động theo chiều từ trên xuống dưới giúp thức ăn được chuyển động và
thấm dịch vị . Độ a xit của dịch vị càng tăng,co bóp càng mạnh .
5. RUỘT NON:( Xem hình bên dưới)
a. Cấu tạo của ruột non:
Ruột non là đoạn giữa dài nhất ống tiêu hoá trung bình trên dưới 6m.Ruột non được chia
thành 3 đoạn chính :
- Tá tràng là đoạn đầu của ruột non dài khoảng 20cm.Tá tràng thông với dạ dày ở môn vị
và tiếp nhận dịch tiêu hoá tiết ra từ các tuyến gan và tuyến tuỵ.Tá tràng cũng là đoạn rộng
nhất của ruột non. Nó uốn cong hình chữ V úp lên đầu của tuyến tuỵ gồm 2 đoạn:Đoạn đầu
là hành tá tràng,có thể di động được. Đoạn còn lại không di động được và tiếp với hổng
tràng ở một chỗ gấp,trông rất rõ gọi là gấp tá-hổng tràng chỉ có ở người và khỉ.
- Hổng tràng và hồi tràng được phủ ở phía trước bởi màng bụng và treo vào thành sau ổ
21
bụng bằng màng treo ruột.Hổng tràng dài khoảng 2/5 độ dài của ruột non phần còn lại là
hồi tràng. Các mạch máu và dây thần kinh đi theo màng treo ruột để vào ruột
- Thành ruột cấu tạo gồm 3 lớp bao ngoài cùng là lớp thanh mạc , dưới là lớp cơ và trong
cùng là lớp màng nhầy
+ Lớp cơ gồm 2 loại : Cơ dọc ở phía ngoài ,bên trong là cơ vòng.Các cơ này phát triển ở tá
tràng và giảm dần khi tới hồi tràng .Thức ăn được di chuyển trong ruột nhờ sự co rút của
các cơ thành ruột .
+ Lớp màng nhầy của ruột tạo nên nhiều nếp gấp chạy vòng gọi là van tràng . Trên bề mặt
của ruột ngoài các van tràng còn có các lông ruột
- Tổng số lông ruột của người có tới hơn 4 triệu. Mỗi lông được phủ 1 lớp tế bào viền hình
trụ nằm chen giữa các tế bào này có các tế bào hình chén tiết dịch nhầy. ( Lông ruột hình
trang 29)
Dưới kính hiển vi điện tử ta có thể thấy rõ các lông ruột cực nhỏ có dạng sợi rất mảnh .Mỗi
lông ruột có chiều dài từ 1-3 micromet.
Cùng với cấu tạo lông ruột và van tràng đã làm tăng bề mặt hấp thụ của ruột. Xen giữa các

lông ruột, nằm sâu trong lớp dưới màng nhầy là các tuyến ruột hình chùm hay tuyến hình
ống. Các tuyến chùm chỉ có riêng ở đoạn tá tràng còn các đoạn khác chỉ có các tuyến hình
ống.Trên dọc ống ruột ,trong lớp màng nhầy có các nang bạch huyết hoặc tuyến hạch nhân
ruột
Có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
b. Cử động cơ học của ruột non
- Cử động hình quả lắc:Do lớp cơ dọc thay nhau co dãn làm xáo trộn thức ăn , tránh ứ đọng
,tăng cường tốc độ chuyển hoá.
- Cử động co thắt từng phần:Từng đoạn ruột co thắt lại giúp thức ăn ngấm đều dịch tiêu
hoá
- Cử động nhu động là cử động nhịp nhàng từ trên xuống dưới. Cử động này tăng mạnh có
thể gây ỉa chảy
- Cử động phản nhu động :ngược chiều với cử động nhu động.Khi bị nôn,cử động này tăng
mạnh ở tất cả các đoạn của ống tiêu hoá .
c. Hấp thụ chất dinh dưỡng :
Các chất dinh dưỡng có thể được hấp thụ theo 2 cơ chế: thụ động hoặc chủ động :
- Protein phân giải thành các axitamin
- Gluxit được hấp thụ dưới dạng các đường đơn và một phần các đường đôi
- Lipit được hấp thụ dưới dạng glyxerol và các axit béo.
-Vitamin hầu như hấp thụ được mà không cần một biến đổi hoá học nào
Các muối khoáng được hấp thụ dưới dạng các ion. Các ion hoá trị I hấp thụ nhanh ở ruột
làm tăng sự hấp thụ nước vào ruột làm cang ruột .
- Nước được hấp thụ tích cực ở ruột già
6. Ruột già: ( Hình dưới)
a. Cấu tạo: ruột già gồm 3 phần:
- Manh tràng là phần ngắn nhất của ruột già nằm trong hố chậu phải. Ở thành sau của manh
tràng có 1 mấu
Ruột thừa đặc trưng cho người và vượn người .Nó không trực tiếp tham gia vào quá trình
tiêu hoá nhưng có nhiệm vụ bảo vệ vì trong lớp màng nhầy có nhiều nang bạch huyết
- Kết tràng (Ruột già chính thức)chia làm 3 đoạn:Đoạn lên , đoạn ngang và đoạn xuống .

Phần cuối của đoạn xuống là đoạn cong xich ma đi vào hố chậu bé và chuyển sang trực
tràng
- Trực tràng dài từ 15-20cm tiếp với hậu môn.
- Thành ruột già cấu tạo gồm 3 lớp:
+ Lớp thanh mạc bao ngoài chứa đầy mỡ làm thành bờm mỡ.
+ Lớp trong là cơ gồm cơ dọc ở ngoài và cơ vòng ở trong tới hậu môn thì lớp cơ vòng tạo
22
thành 2 vòng cơ thắt hậu môn : vòng cơ thắt trong và vòng cơ thắt ngoài. Vòng cơ thắt
ngoài thuộc loại cơ vân.Cả 2 vòng này thường xuyên co,khép chặt hậu môn và chỉ mở ra
một cách chủ động .
+ Lớp màng nhầy lót trong ruột già chỉ có một số tế bào tiết dịch nhầy giúp cho sự di
chuyển các chất cặn bã được dễ dàng.
b. Sự thải phân : Sau khi được hấp thụ nước ,các chất cặn bã còn lại cô đặc tạo thành
phân , trong phân còn rất ít các chất dinh dưỡng không được hấp thụ, mảnh vụn tế bào
Niêm mạc ống tiêu hoá và xác vi sinh vật
- Thải phân qua động tác đại tiện là phản xạ không điều kiện gây co bóp cơ trơn, cử động
nhu động mạnh ở ruột già làm một lượng phân tích tụ ở trực tràng gây áp lực thông qua cơ
chế thần kinh sẽ xảy ra phản xạ đại tiện .
II. CÁC TUYẾN TIÊU HOÁ: (Hình dưới)
1. Tuyến tuỵ :
-Tuyến tuỵ là 1 tuyến màu xám hồng gồm 3 phần : Đầu ,thân, đuôi. Tuỵ gồm nhiều thuỳ
nhỏ cấu tạo nên.Các thuỳ này có các ống dẫn chất tiết đổ vào 1 ống chung ở đầu tuỵ gọi là
ống tuỵ . Ống tuỵ cùng với ống dẫn mật đổ các chất tiết vào tá tràng .Ngoài ống tuỵ còn có
ống dẫn phụ đổ vào tá tràng Qua 1 lỗ trên gai nhỏ (Hình dưới là hình Tuyến tuỵ và tá tràng
)
- Bên cạnh các thuỳ nhỏ làm nhiệm vụ tiết dịch tiêu hoá , tuỵ còn có các nhóm tế bào sáng
màu hơn gọi là đảo tuỵ tiết ra insulin ngấm thẳng vào máu .
- Nhờ vậy tuỵ có 2 chức năng độc lập: Chức năng ngoại tiết và chức năng nội tiết
2. Gan: (Hình gan và ống dẫn mật)
Gan là 1 tuyến lớn nhất của cơ thể , có màu nâu sẫm ,trọng lượng trung bình là

1200g.Ngoài nhiệm vụ tiết ra mật để tiêu hoá thức ăn lipit còn tham gia vào các quá trình
đồng hoá protein,gluxit và lipit, đồng thời là nơi trung hoà các chất độc xâm nhập vào cơ
thể,nơi tiêu huỷ các hồng cầu già và là kho dự trữ glycogen.
- Gan có 2 mặt : mặt trên lồi tròn chia làm 2 thuỳ không đều nhau.
Mặt dưới cong lõm ,có 3 rãnh chia gan thành 4 thuỳ :Thuỳ trái ,thuỳ phải,thuỳ vuông,thuỳ
đuôi
- Ở phía trước của mặt dưới gan có hố chứa túi mật.Gan được bao bọc bởi 1 bao liên kết ăn
sâu vào ganchia gan thành nhiều tiểu thuỳ gan . Ở giữa tiểu thuỳ có tĩnh mạch gan nhỏ ,các
mạch này hợp thành tĩnh mạch gan .Các ống dẫn mật bé tập hợp lại để đi vào 2 ống gan
phải và trái cuối cùng đổ vào ống gan chung .
- Mật do gan tiết ra có thể đổ thẳng vào ruột trong lúc tiêu hoá hoặc dự trữ trong túi
mật.Thàng trong túi mật được lót bằng 1 lớp tế bào biểu bì trụ có khả năng hấp thụ nước
rất lớn ,do đó mà mật ở gan tiết ra loãng,nhưng mật chứa trong túi mật thì đặc và sẫm màu .
III. Màng bụng:
Màng bụng là 1 màng mỏng che phủ khắp mặt trong khoang bụng. Giữa lá thành và lá tạng
là 1 khoang chứa 1 ít dịch làm giảm sự cọ sát khi các cơ quan dịch chuyển
(Hình màng bụng )
Từ màng bụng tạo thành các màng treo, dây chằng và màng nối.
- Màng treo nối da dày và ruột vào thành bụng sau.Các màng treo chủ yếu là: Màng treo tá
tràng ,màng treo ruột non,màng treo ruột già ,màng treo trực tràng ,màng treo dạ dày .
- Dây chằng liềm nối gan vào cơ hoành ,dây chằng tử cung nối tử cung vào xương cùng
- Màng nối: Nối tạng nọ vào tạng kia.Màng nối bé nối gan vào dạ dày.Màng nối lớn làm
thành 1 tấm phủ trước các tạng trong ổ bụng.Trong màng nối lớn thường có nhiều đám
mỡ .
Như vậy màng bụng là 1 màng liên kết che phủ các thành ổ bụng quặt lên bao lấy các
mạch, thần kinh và các tạng. Nhưng cũng còn một số cơ quan nằm ngoài màng này hoặc
chỉ được màng phủ phía trước như: Tuyến tuỵ, thận, bóng đái, phần dưới trực tràng
23
IV. MỘT SỐ RỐI LOẠN LÂM SÀNG CỦA ỐNG TIÊU HOÁ :
1. Loét dạ dày:

- Vị trí loét thường cư trú ở thành tá tràng,bờ cong bé và đầu dưới thực quản.Nguyên nhân:
+ Dịch vị tiết ra quá nhiều,nguyên nhân này chiếm 50% trường hợp loét dạ dày
+ Bài tiết chất nhầy không có tác dụng bảo vệ.
+ Giảm bài tiết chất nhầy
+ Cơ chế điều hoà ngược tá tràng -dạ dày (để hạn chế tốc độ chuyển thức ăn từ dạ dày).
+ Cơ chế điều hoà ngược secretin-tuỵ(kích thích bài tiết dịch tuỵ kiềm tính)
- Loét tá tràng mang tính di truyền .
- Điều trị nội khoa :phối hợp những biện pháp sau:
+ Dùng thuốc trung hoà axit dịch vị
+ Giảm các tình trngj stress, vì bài nó dẫn đến bài tiết nhiều axit.
+ Dùng thuốc Cimetidin hoặc các thuốc tương tự tác dụng ức chế hoạt tính của axit
+ Cai thuốc lá , rượu ,tránh lạm dụng kháng sinh.
- Điều trị ngoại khoa:
+ Cắt nhánh dây thần kinh X vào dạ dày .
+ Cắt dạ dày bán phần :Cắt bỏ phần hang vị và môn vị .
2.Táo bón :Táo bón nghĩa là sự vận động chậm chạp của phân qua ruột già. Nguyên
nhân là do thói quen ức chế phản xạ đại tiện bình thường .Trẻ sơ sinh bị bắt nhịn mỗi
khi muốn đi đại tiện . Nếu sử dụng thường xuyên thuốc nhuận tràng thì sẻ mất dần
phản xạ đại tiện.Nếu tập được thói quen đi đại tiện vào buổi sáng sau bữa điểm tâm, thì
không bị táo bón.
3. Ỉa chảy : Ỉa chảy là sự vận động quá nhanh của phân trong trong ruột già , nguyên
nhân chủ yếu do mở rộng ở ruột già và phần cuối của hồi tràng . Do niêm mạc bị kích
thích các tuyến tăng dịch tiết. Kết quả là ruột bài tiết một lượng dịch rất lớn để cuốn đi
những tác nhân gây bệnh xuống phía hậu môn.
1. ĐẠI CƯƠNG VỀ CƠ QUAN HÔ HẤP
1.1 Ý nghĩa cũa cơ quan hô hấp .
Quá trình trao đổi chất của cơ thể sống gồm đồng hoá và dị hoá
+ Dị hoá phân huỷ các chất hữu cơ để giải phóng năng lượng cần thiết cho mọi
hoạt động sống của cơ thể đồng thời sản ra một số sản phẩm .
+ Quá trình dị hoá phải có o2 mới thực hiện được .

+ Đối với động vật quá trình lấy o2 vào, thải co2 và hơi nước ra là do hệ hô hấp
đảm nhận .chính vì vậy nhu cầu o2 đối với mọi sinh vật là rất quan trọng do đó nhiệm
vụ của hệ hô hấp là dẫn khí tiếp xúc với máu
1.2:Sự phát triển chủng loại của cơ quan hô hấp
Trong quá trình tiến hoá của động vật, cơ quan hô hấp cũng ngày càng phức tạp và
thay đổi hình dạnh.
+ Nguyên sinh động vật trao đổi khí thực hiện ở lớp ngoài của nguyên sinh chất .
+ Bọn ruột túi và một số giun: ở lớp bao ngoài của cơ thể
+ Sâu bọ: Ở các khí quản .
+ Cá :Ở mang .
+ Lưỡng cư : - Giai đoạn nòng nọc ở mang
- Ếch nhái ở phổi và da .
+ Bò sát: Nhủ yếu ở phổi .
+ Chim : Ngoài phổi, chim còn có các túi khí .
+ Động vật có vú: Hoàn toàn ở phổi .
1.3. Lịch sử phát triển của phổi và sự phát triển phôi của cơ quan hô hấp
* Về lịch sử phát triển của phổi : có 3 thuyết .
+ Thuyết tương đồng giữa phổi và bong bóng cá ( Bọn cá phổi đã sử dụng bong bóng
để thở khi lên cạn ).
24
+ Thuyết do đáy hầu và miệng ống tiêu hoá biến thành .
+ Thuyết do tuyến mang cuối cùng biến thành
* Về sự phát triển phôi của cơ quan hô hấp.
+ Từ tuần thứ 4 của phôi đã xuất hiện mầm của cơ quan hô hấp ở mặt bụng của phần
trước ống ruột nguyên thuỷ .
+ Đầu tiên mầm này là một ống nhỏ, ống này dài ra và đầu dưới ăn sâu vào phần trung
mô bao quanh và biến thành thanh quan và khí quản .
+ Đầu ống rộng ra và phân chia thành 2 bọng sau thành 2 lá phổi chưa phân thuỳ .
+ Sau đó phổi phải chia thành 3 thuỳ, phải trái chia làm 2 thuỳ.
+ Đến tháng thứ 7 của phôi thì ở phổi hình thành tiểu phế quản và phế nang .

+ Tầng thượng bì lót mặt trong đường hô hấp ( thanh quản, khí quản và phế quản )có
nguồn gốc từ nội phôi bì . Các phần còn lại của cơ quan hô hấp
(mô liên kết, các vong sụn, lớp cơ trơn trong đường hô hấp )có nguồn gốc từ trung
phôi bì .
+ Ngày thứ 4 sau khi đẻ ra, phổi đã đạt được độ lớn đầy đủ .
+ Trước khi sinh ra phổi chiếm ½ thể tích lồng ngực .
+ Sau khi sinh, phổi chiếm 2/3 thể tích lồng ngực .
+ Ba tháng đầu phổi lớn rất nhanh .
+ Trẻ 8 tuổi phổi lớn gấp 8 lần, người lớn phổi lớn gấp 20 – 22 lần ở trẻ sơ sinh .
2. CẤU TẠO CƠ QUAN HÔ HẤP .
Căn cứ vào nhiệm vụ của từng phần, người ta chia cơ quan hô hấp làm 2 phần
+ Đường hô hấp dẫn khí vào phổi và từ phổi ra.
+ Phổi : nơi thực hiện trao đổi khí giữa không khi và máu
2.1. Đường hô hấp :
2.1.1 Khoang mũi(cavum nasis).
+ Được cấu tạo bởi các xương và sụn khá phức tạp .
+ Khoang mũi có 4 thành
- Thành ngoài cấu tạo bởi xương hàm trên, xương khẩu cái, mẫu chân bướm, ở
trên bởi khối bên của xương sàng, ở dưới bởi các xương xoăn .
- Thành trong(vách mũi)do xương lá míavà mảnh thẳng của xương sàng tạo
thành.vách mũi chia khoang mũi thành 2 phần (2 hố mũi) ở 2 bên.
- Thành dưới ( nền mũi ) tạo bởi mảnh ngang của xương khẩu cái và mấu khẩu cái
của xương hàm trên .
- Thành trên (nóc mũi ) bởi mảnh sàng của xương sàng và 2 xương mũi ở trước
Các hố mũi được thông với nhiều xoang ( xoang hàm trên, xoang bướm, xoang sàng và
xoang trán ).
+Các thành của hố mũi và các xoang có lớp niêm mạc chứa mao mạch, lông tơ và
tuyến nhầy có tác dụng sưởi ấm, lọc sạch và làm ẩm không khí trước khi vào phổi .
Ở người có 3 đôi xương xoăn :
- Đôi trên ( có nhiệm vụ khứu giác ) .

- Đôi giữa .
- Đôi dưới .
+ Ở phôi người có 4 – 5 đôi xương xoăn
2.1.2. HỌNG ( HẦU )
(( Có tuyến amidan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limpho giúp diệt khuẩn ))
2.1.3.THANH QUẢN ( LARYNX)
Vừa là đường dẫn khí vừa là cơ quan phát âm .
- Vị trí:Thanh quản nằm ở giữa cac cơ trước hầu, ứng với các đốt cổ từ IV đến VI .
+ Phần trên được treo vào xương móng.
+ phần dưới nối liền khí quản
- Cấu tạo : Thanh quản gồm các sụn liên kết với nhau bởi các dây chằng và các cơ .
2.1.3.1.CÁC SỤN THANH QUẢN
+ Thanh quan có 4 sụn :
- Sụn giáp trạng (cartilagothyreoidea):có 2 bờ , bờ hai bên phía sau của sụn giáp
kéo dài thành 2 sừng (sừng lớn ở trên , sừng bé ở dưới ), bờ trên ở chính giữa
( trên lồi sụn )có 1 khuyết sụn nối liền xương móng bằng màng giáp móng .
25

×