Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

SKKN phương pháp dạy học lịch sử thông qua mạng xã hội facebook

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (186.4 KB, 30 trang )

A. Đặt vấn đề:
I. Lý do chọn đề tài:
Xã hội ngày càng phát triển với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ
cao nhằm đáp ứng phục vụ nhu cầu vô tận của nhân loại. Trong đó internet nói chung
và mạng xã hội nói riêng là công cụ vô cùng tiện ích. Mạng xã hội ra đời đã làm thay
đổi thói quen của nhiều người và hình thành những thói quen, lối sống văn hóa mới ở
một bộ phận lớn người sử dụng mạng xã hội, đặc biệt là những người trẻ đang sử
dụng mạng xã hội hàng ngày, hàng giờ. Trong đó mạng xã hội facebook đang được sử
dụng rộng rãi ở Việt Nam, là một trong 10 quốc gia có số lượng người truy cập sử
dụng facebook lớn nhất thế giới, với 40 triệu tài khoản/90 triệu dân. Facebook là một
trang mạng mang tính gải trí hấp dẫn, nơi giao lưu, truyền tải những thông điệp,
thông tin đến hàng triệu người trên khắp hành tinh, ngoài ra mạng xã hội còn là nơi
học sinh sử dụng để trao đổi thông tin.
Tuy nhiên facebook cũng có những nguy hại rất lớn, vì nó tạo ra những con nghiện
bị đắm chìm trong thế giới ảo, với những tốt xấu đan xen, với những cạn bẫy nguy
hiểm khó lường. Nhưng nếu biết sử dụng đúng đắn facebook sẽ là nơi hiệu quả để
học hỏi thậm chí trở thành lớp học online, trường học trực tuyến lý tưởng. Tạo ra một
môi trường năng động cho học sinh.
Nhiều bạn học sinh THCS than thở rằng không thích học sử, do khối lượng kiến
thức quá nhiều và khó nhớ, những tiết sử thường chán ngắt và buồn ngủ. Đó là thực
trạng chung của những tiết học sử không chỉ ở THCS và THPT mà còn ở đại học.
Học sinh không còn ham thích học tập bộ môn lịch sử, ngán học sử. Điều này có
nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản làm cho các em nhàm chán vì yêu cầu
của giáo viên bắt các em nhớ quá nhiều các sự kiện lịch sử một cách máy móc, khô
khan. Đó là chưa kể một số thầy cô thường chỉ thao thao bất tuyệt giảng hoặc đọc cho
học sinh chép những kiến thức có sẵn trong sách giáo khoa, dẫn đến học sinh chán
không muốn nghe thầy cô giảng mà còn nói chuyện riêng, làm các môn khác.


Ao ước của học sinh về một tiết sử không chán, không buồn ngủ luôn khiến tôi
trăn trở và suy nghĩ. Một nhà giáo dục người Mĩ đã nói: “Người thầy bình thường chỉ


biết nói, người thầy khá biết giải thích, người thầy giỏi biết chứng minh, người thầy
tuyệt vời biết truyền cảm hứng”. Như vậy muốn các em yêu, thích học sử người thầy
phải biết truyền cho các em sự hứng thú, đam mê khám phá tìm hiểu và sự yêu thích
môn học. Việc tạo hứng thú học tập bộ môn lịch sử trong nhà trường hiện nay là một
vấn đề mang tính cấp thiết, bài toán khó của cả ngành giáo dục và đối với mỗi giáo
viên hiện nay.
Thế hệ học sinh ngày nay rất thạo công nghệ, 90% học sinh từ lớp 6 đến 9 sử dụng
mạng xã hội facebook, các em dành rất nhiều thời gian cho những nút like, chia sẻ
hay bình luận về bạn bè, thầy cô, những vấn đề của xã hội, cuộc sống các em. Nhiều
em dành 2-4 tiếng mỗi ngày để online. Chính vì sự phổ biến của mạng xã hội
facebook như vậy nên cách dạy của giáo viên cũng phải thay đổi theo. Hiệu quả
facebook là có thật, nên đó cũng là một lớp học thật, học sinh có thể kết bạn theo dõi
những giáo viên giảng dạy, hay gửi tâm thư, những thắc mắc trong học tập cho giáo
viên bất kì lúc nào. Thầy cô cũng có thể xem và trả lơi những tâm sự, thắc mắc của
các em một cách tự nhiên gần gũi thông qua những bình luận hy giáo viên có thể chia
sẻ những thông tin thú vị về lịch sử đọc,tìm hiểu bày tỏ suy nghĩ tình cảm của mình
về sự kiện nhân vật lịch sử mà giáo viên chia sẻ.
Từ việc sử dụng rộng rãi của học sinh về facebook, và từ những trăn trở đối với
môn dạy để làm sao thu hút, tạo sự hứng thú của các em, để các em không quay lưng
với lịch sử dân tộc . Và đi xa hơn là để các em không phí thời gian vào những nút
like, bình luận vô bổ, tránh xa dần những mối nguy hại của facebook tôi đã chọn đề
tài: “Phương pháp dạy học lịch sử thông qua mạng xã hội facebook”
II. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp học sinh thích và hứng thú với môn lịch sử .


- Cung cấp cho các em những kiến thức về lịch sử dân tộc qua những đường lick trên mạng
có những suy nghĩ, hiểu biết đúng đắn về lịch sử dân tộc nói chung, những vấn đề thời sự
nói riêng.
- Hạn chế thời gian vô bổ khi các em lên mạng, cung cấp kỹ năng tìm kiếm tài liệu trên

mạng để làm bài tập và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp.
- Hình thành kỹ năng hoạt động nhóm trên facebook, giúp các em bày tỏ quan điểm, có
những suy nghĩ bình luận đúng đắn, khoa học.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: là thực trạng dạy và học lịch sử của giáo viên và học sinh ở trường
trung học cơ sở
- Phạm vi nghiên cứu: học lịch sử trên mạng xã hội facebook
IV. Giả thiết khoa học của đề tài
Thiết nghĩ nếu đề tài được áp dụng rộng rãi thì chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi trong
cách học tập lịch sử ở trường, tạo ra một thế hệ học sinh yêu và hứng thú tìm hiểu lịch sử.
Qua đề tài cũng sẽ tạo ra sự liên hệ hợp tác mật thiết giữa giáo viên, nhà trường, học sinh và
cả phụ huynh trong các hoạt động học lịch sử trên mạng xã hội để học sinh hiểu rõ hơn về
lịch sử dân tộc, góp phần xây dựng lối sống văn minh trong suy nghĩ và tình cảm của các em
trên facebook khi like, bình luận hay chia sẻ các sự kiện vấn đề về các môn học hay trong
cuộc sống.
V. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm của bản thân và đồng nghiệp.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu có liên quan đến công nghệ thông tin, phương pháp tìm
kiếm và kiểm nghiệm độ chính xác của tài liệu trên mạng.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
VI. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực trạng giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS trên mạng xã hội facebook
hiện nay.
- Tạo sự hứng thú, yêu thích cho học sinh trong giờ học lịch sử.


- Tạo cho các em một sân chơi vui vẻ, có ích trên facebook thông qua các bài tập nhóm, face
pe. Qua đó gắn kết giáo viên với học sinh, phụ huynh với nhà trường, giữa các em học sinh
trong trường nói riêng và các em học sinh khắp mọi nơi trên mạng.
VII. Dự báo những đóng góp mới của đề tài:

a. đối với giáo viên:
Với đề tài “Phương pháp dạy học lịch sử thông qua mạng xã hội facebook” sẽ giúp
giáo viên có thêm những kiến thức về công nghệ thông tin. Qua việc cung cấp tài liệu cho
các em, hay những bài tập nhóm giáo viên có thể bổ sung thêm những kiến thức làm phong
phú hiểu biết cũng như trau rồi khả năng tự học, bồi dưỡng chuyên môn.
Thông qua đề tài giáo viên có thêm các phương pháp có thể làm cho bài dạy lịch sử
thêm phong phú, sinh động, hấp dẫn và lôi cuốn được học sinh tham gia tìm hiểu, giúp
những tiết lịch sử không còn nhàm chán nữa.
Với sự kết nối của facebook giáo viên có thể gần gũi, hòa đồng, quan tâm và thấu
hiểu tâm tư nguyện vọng hay những khó khăn của học sinh gặp phải trong học tập hay trong
cuộc sống để có thể kịp thời giúp đỡ các em.
b. Đối với học sinh:
Giúp học sinh trau dồi thêm những kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin khi tìm
kiếm tài liệu hay làm bài tập nhóm trên mạng.
Hình thành cho các em cách học và tư duy mới, hiểu và yêu thích tìm hiểu lịch sử
dân tộc và các nước trên thế giới. Làm phong phú thêm những hiểu biết về những sự kiện
diễn ra trong quá khứ mà còn cả các vấn đề thời sự nóng hổi đang diễn ra từng ngày từng
giờ. Nhằm tạo ra một thế hệ học sinh năng động, tự tin, yêu quê hương đất nước và sống có
văn hóa, có trách nhiệm.
Qua đề tài này cũng sẽ thúc đẩy hơn sự phối hợp của nhà trường, gia đình, xã hội
trong việc tuyên truyền giáo dục học sinh về những lợi ích của mạng xã hội nhưng cũng
cảnh báo cho các em nhưng nguy hại của mạng xã hội facebook đưa lại để các em hạn chế
và tránh xa. Tạo cho các em những giờ giải lao thú vị, học mà chơi, chơi mà học..
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:


I. Cơ sở lý luận:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra ngày càng sâu rộng, cách mạng khoa học
công nghệ hiện đại với nhiều thành tựu đặc biệt là sự ra đời và phát triển của internet.

Thế giới dường như nhỏ lại, các đường biên giới quốc gia mờ đi, sự giao lưu trao đổi,
tìm kiếm thông tin dễ dàng hơn bao giờ hết. Vì thế giáo dục nói chung và giáo dục
lịch sử nói riêng của mỗi quốc gia đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Muốn
vậy chúng ta cần đổi mới giáo dục, đặc biệt giáo dục lịch sử cho thế hệ trẻ ngày nay.
Vấn đề đổi mới giáo dục đã và đang được nhà nước quan tâm, với nhiều phương
pháp đổi mới được đưa ra. Trong đó nhấn mạnh chủ trương đổi mới về ba khâu: cách
dạy, cách kiểm tra và gắn dạy học với thực tiễn. Học sinh đóng vai trò trung tâm của
lớp học, của bài dạy, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho các em chiếm
lĩnh tri thức. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay,
đổi mới dạy học bộ môn lịch sử trong trường THCS là một nhiệm vụ quan trọng đối
với ngành giáo dục. Trong đó tạo hứng thú học tập lịch sử thcs nằm trong định hướng
đổi mới phương pháp dạy học tích cực hiện nay.
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, (tiếng Anh: social network) là d ịch v ụ k ết
nối các thành viên cùng sở thích trên Internet l ại v ới nhau v ới nhi ều m ục đích khác
nhau không phân biệt không gian và thời gian. Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng
xã hội khác nhau, trong đó MySpace và Facebook nổi ti ếng nhất trong th ị tr ường.
Facebook là một mạng xã hội được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, hiện nay
facebook đang đứng số 1 thế giới về lượng người dùng, thu hút hàng tỷ người tham
gia. Facebook có sức hút mãnh liệt với bất cứ ai, nhưng đông nhất v ẫn là h ọc sinh,
sinh viên. Chính vì sự phổ biến của mạng xã hội facebook như vậy nên cách dạy của

giáo viên cũng phải thay đổi theo. Để có thể thu hút các em vào những sân chơi bổ
ích trên facebook, cho các em thấy những mặt lợi và hại của facebook để không là tín
đồ ngu muội mà phải là người sử dụng một cách thông minh, hiệu quả, tạo cho các


em về văn hóa trên mạng. Tạo ra một thế hệ học sinh yêu thích lịch sử dân tộc, sống
có trách nhiệm với quê hương, đất nước.
Những năm gần đây sở và phòng giáo dục Hà Tĩnh đã có những bước đi thiết thực
trong việc đẩy mạnh đổi mới giảng dạy lịch sử như tổ chức các chuyên đề về đổi mới giảng

dạy lịch sử, thi viết sáng kiến kinh nghiệm về đổi mới phương pháp và nâng cao chất lượng
môn sử. Nhưng thực tế giảng dạy lịch sử còn nhiều hạn chế, chưa thu hút và tạo được sự
hứng thú, yêu thích của học sinh với môn sử.
II. Cơ sở thực tiễn:
Trải qua gần một thập kỷ phát tri ển từ năm 2004 đến nay, facebook cũng b ộc l ộ
những lợi ích và tác hại của nó đối với người dùng. Đ ối tượng tham gia faceook đ ược
quy định từ 13 tuổi trở lên song thực tế nó có s ức hút mãnh li ệt v ới b ất c ứ ai nh ất là
học sinh, sinh viên. . Mặt tích cực của mạng xã hội, những tiện ích mà nó mang lại cho
cộng đồng như sử dụng mạng xã hội trong học tập, giao ti ếp và tìm ki ếm c ơ h ội ngh ề
nghiệp. Những thành viên trong các mạng xã hội liên kết hợp tác v ới nhau thành các
nhóm người có cùng sở thích, cùng sự quan tâm, cùng ý nguyện có th ể gặp gỡ, trao đ ổi
trên mạng rồi tiến tới sinh hoạt offline, nhiều nhóm cộng đồng có tính ch ất tích c ực
từ “mạng ảo” đã xuất hiện trong “đời thực” như tổ chức các ho ạt đ ộng t ừ thi ện nhân
những ngày Lễ Tết, giúp đỡ trẻ đường phố, tổ chức những sinh hoạt văn hóa lành
mạnh; những nhóm quan tâm đến các vấn đề l ịch s ử văn hoá Vi ệt Nam, l ập di ễn đàn
trao đổi tranh luận, những nhóm tìm về các giá trị văn hoá c ổ x ưa nh ư đ ồ c ổ sách cũ,
nhiều cuộc trao đổi tranh luận quanh các vấn đề chính trị - xã h ội cũng đã giúp nâng
cao nhận thức của người dân về nhiều mặt. Nhiều phong trào mang ý nghĩa l ớn lao
như tuyên truyền về Biển – Đảo Việt Nam cũng thông qua nhiều mạng xã h ội đ ể đ ến
với giới trẻ. Đây chính là những tác động tốt mà mạng xã h ội mang l ại. M ạng xã h ội,
tuy rất rộng lớn, đa dạng và phức tạp nhưng cũng chính là cái màng l ọc mà m ỗi thành
viên của nó có thể sử dụng để tìm ra những gì phù hợp v ới s ở thích, kh ả năng, suy
nghĩ và hành động của mình. Nó làm cho mỗi người rèn luy ện kh ả năng ch ọn l ựa
thông tin, từ đó góp phần không nhỏ vào việc hình thành và phát tri ển ý th ức xã h ội


của công dân, bởi vì nó tạo điều kiện cho các thành viên bày t ỏ thái đ ộ và hành đ ộng
vì cộng đồng, qua đó khuyến khích tinh thần trách nhi ệm cá nhân v ới thái đ ộ và hành
động của chính mình.


Hiện nay, đa số học sinh không thích, không có hứng thú học tập với bộ môn xã
hội đặc biệt là môn lịch sử. Điều này có nhiều nguyên nhân, do giáo viên bắt các em
nhớ quá nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử một cách máy móc, khô khan, khiến học sinh
chán không muốn học. Có học cũng chỉ là cho đủ điểm, học xong rồi lại trả cho thầy.
Trên lớp vẫn chủ yếu là giáo viên đọc học sinh chép chưa có sự tương tác giữa giáo
viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh, học sinh với kiến thức bên ngoài nên các
em còn mơ hồ về các nhân vật, các sự kiện lịch sử, chưa tìm hiểu sâu lịch sử và phát
biểu ý kiến quan điểm bản thân về sự kiện lịch sử thông qua nhân vật, sự kiện.
Những nguyên nhân đó làm cho môn lịch sử trở thành áp lực, làm cho các em
chán. Điều này không phải do bản thân môn lịch sử gây ra, mà chính là do quan niệm
và phương pháp dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay
nói cách khác hơn là người thầy giáo chưa gây được hứng thú, sự yêu thích học tập
trong giờ bộ môn lịch sử. Với sự bùng nổ phát triển của mạng xã hội
Chương trình đổi mới phương pháp dạy học đang được đặc biệt quan tâm trong
những năm gần đây, sẽ tập trung đổi mới phương pháp ở những môn xã hội, đổi mới
ở cả ba khâu: cách dạy, cách kiểm tra và gắn dạy học với thực tiễn. Yêu cầu dạy học
bộ môn lịch sử hiện nay ở nhà trường THCS là giúp các em nhận thức một cách đầy
đủ và sâu sắc về tiến trình lịch sử của loài người trong đó có lịch sử dân tộc Việt
Nam. Làm cho các em có thể lĩnh hội kiến thức một cách không gò ép, có thể dùng
những kiến thức đó áp dụng vào thực tiễn, phát triển tư duy tạo cho các em sự hứng
thú, say mê với lịch sử dân tộc. Việc hình thành hứng thú, sự yêu thích khi học lịch
sử qua mạng xã hội facebook đang và sẽ là hướng đi mới để thu hút các em học sinh.


Nhưng trong qua trình dạy lịch sử địa phương Hà Tĩnh, tôi nhận thấy nhiều em học
sinh rất thích học vì trong đó có nhắc đến địa danh nơi các em sinh sống, nhưng anh hùng
dân tộc được thờ ở địa phương em. Có nhiều em đặt câu hỏi về vùng đất Hà Tĩnh: Tại sao
tên là Hà Tĩnh? Hà Tĩnh có từ bao giờ?Tại sao lại tên là Kỳ Anh…Những câu hỏi của các
em đã thể hiện sự tò mò, thích thú khi tìm hiểu về lịch sử quê hương mình, và nếu biết nắm
bắt giáo viên có thể thổi vào trong ý thức, tâm hồn các em tình yêu quê hương, sự tự hào

dân tộc để từ đó hình thành ý thức bảo vệ giữ gìn truyền thống, các di tích lịch sử,…Từ thực
tiễn đó giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương để giúp các em
yêu thích học, khám phá lịch sử quê hương mình, đi xa hơn là tình yêu quê hương và ý thức
trách nhiệm với quê hương.
III. Thực trạng dạy học lịch sử địa phương ở trường chúng tôi:
Lịch sử là bộ môn có vị trí quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ, nhất là lịch sử
địa phương trong việc phát triển nhân cách của học sinh, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê
hương, lòng tự hào dân tộc, từ đó có những hành động để xây dựng, bảo vệ quê hương đất
nước.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy ở trường hiện nay những tiết học lịch sử địa
phương chưa được chú trọng, thậm chí có nhiều giáo viên bỏ qua để ôn tập vì nội dung lịch
sử địa phương không có trong chương trình kiểm tra, thi cử nên nó không được quan tâm.
Mặt khác phương pháp tiến hành các tiết dạy lịch sử địa phương vẫn theo lối học trên lớp,
chủ yếu là giáo viên chỉ tái hiện các sự kiện lịch sử qua biểu đồ, sự kiện chứ không có điều
kiện tổ chức được cho học sinh sưu tầm tư liệu, tham quan các di tích lịch sử ở địa phương
nên không tạo được sự hứng thú cho học sinh đối với tiết lịch sử địa phương. Dẫn đến nhiều
học sinh không biết gì về truyền thống lịch sử địa phương mình, không biết đươc tên các
anh hùng dân tộc hay lịch sử những di tích lich sử ở địa phương mình.
Những tiết lịch sử địa phương thường chỉ có 1 đến 2 tiết/năm cho cả 4 khối và
thường rơi vào cuối chương trình, tài liệu tham khảo chưa phong phú đa dạng nên tiết lịch
sử địa phương không chỉ là nỗi sợ hãi với học sinh mà còn cả giáo viên. Vì bản thân các
giáo viên còn ít có điều kiện thăm các chiến trường xưa, các di tích lịch sử hay gặp gỡ các
cựu binh trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ nên khó có thể làm cho bài học sinh


động, truyền hết được ý nghia giáo dục của lòng yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào về
nơi mình sinh ra và lớn lên qua những tiết lịch sử địa phương.
Việc dạy và học lịch sử địa phương nhìn chung chưa được người dạy và người học
đầu tư và chú trọng nên kết quả giáo dục đạo đức, tư tưởng cho học sinh chưa đạt kết quả
cao, chưa phát huy hết sức mạnh của bộ môn lịch sử trong việc giáo dục nhân cách, đạo đức,

tư tưởng, truyền thống yêu quê hương.
IV. Phương pháp:
Muốn giáo dục tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh thông qua việc giảng dạy
lịch sử địa phương Hà Tĩnh đòi hỏi giáo viên và học sinh phải thay đổi phương pháp học tập
mang tính tích cực, sáng tạo. Từ đó tạo cho các em sự hứng thú muốn tìm hiểu lịch sử quê
hương mình, tạo cho các em một tình yêu, lòng tự hào về quê hương, đất nước. Đi xa hơn là
hướng tình yêu của các em học sinh vào những hành động thiết thực để xây dựng và bảo vệ
quê hương.
Muốn tạo cho các em sự hứng thú, yêu thích khi học lịch sử địa phương đòi hỏi giáo
viên phải đầu tư thời gian, tư liệu, để làm cho bài học sinh động, hấp dẫn, giáo dục lòng yêu
nước, yêu quê hương qua những tiết lịch sử địa phương. Có thể áp dụng linh hoạt các
phương pháp trên trong chương trình giảng dạy:
- Giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương thông qua lồng ghép lịch sử địa phương Hà Tĩnh
vào lịch sử dân tộc.
- Giáo dục lòng yêu nước yêu quê hương thông qua việc thay đổi phương pháp giảng dạy
lịch sử địa phương
- Giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương qua việc sử dụng di tích lịch sử, làng nghề cổ
truyền ở Hà Tĩnh.
- Giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương qua hoạt động ngoại khóa lịch sử địa phương
1. Lồng ghép lịch sử địa phương vào các tiết lịch sử dân tộc:
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ, máu thịt của lịch sử Việt Nam. Mỗi sự
kiện lịch sử đều gắn liền với một địa phương nhất định, mặc dù những sự kiện đó có tích
chất, quy mô và mức độ ảnh hưởng khác nhau, có thể ở một địa phương, nhưng cũng có thể
mang ý nghĩa quốc gia thậm chí mạng ý nghĩa quốc tế sâu sắc. Lịch sử địa phương làm


phong phú cụ thể thêm bức tranh chung của lịch sử dân tộc. Đây là mối quan hệ không thể
tách rời. Việc nghiên cứu sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để giảng dạy sẽ giúp cho học
sinh nắm vững, hiểu sâu và cụ thể hơn kiến thức lịch sử dân tộc, đồng thời giúp học sinh
hiểu rõ hơn về lịch sử quê hương, nơi các em sinh ra và lớn lên. Từ đó gợi cho các em niềm

tự hào lịch sử quê hương, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước, hình thành ý thức trách
nhiệm trong việc bảo vệ, xây dựng quê hương.
Lịch sử địa phương Hà Tĩnh ở các khối lớp 6,7,8,9 mỗi năm học chỉ có 1 đến 2 tiết,
thật khó để giúp các em nắm hết được tiển trình hình thành, phát triển của địa phương Hà
Tĩnh. Nên trong quá trình giảng dạy lịch sử dân tộc, giáo viên có thể lồng ghép lịch sử địa
phương vào lịch sử dân tộc vừa giúp các em hiểu thêm về lịch sử Hà Tĩnh lại có thể làm
sinh động, minh họa rõ nét hơn về sự kiện, nhân vật có ảnh hưởng trong tiến trình lịch sử
dân tộc.
Ở lớp 6 các em sẽ được tìm hiểu lịch sử Việt nam từ thời nguyên thủy đến thế kỷ X.
Trong qua trình giảng dạy sự xuất hiện của người nguyên thủy trên đất nước ta, giáo viên có
thể liên hệ với lịch sử địa phương Hà Tĩnh, nơi cũng có những dấu tích cho thấy sự xuất
hiện của người nguyên thủy
Phần II: Lịch sử Việt nam từ nguồn gốc đến thế kỷ X
Chương I: Buổi đầu lịch sử nước ta
Tiết 8. Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta
Hoạt động dạy và học
Hoạt động 1 :

Kiến thức cơ bản
1. Những dấu tích của người tối cổ được

Hoạt động 2

tìm thấy ở đâu?

Hoạt động 3

2. Ở giai đoạn đầu, người tinh khôn

* Hướng dẫn HS quan sát

ảnh(công cụ phục chế)

tranh sống như thế nào?
3. Giai đoạn phát triển của Người tinh

- So sánh các công cụ bằng đá của người khôn có gì mới ?
nguyên thủy trong các giai đoạn phát - Sống ở Hòa Bình, Bắc sơn (Lạng Sơn),
triển, em có nhận xét gì ?

Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng

- Tại sao có sự tiến bộ đó ?

Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình)


- Những tiến bộ đó có giá trị gì đối với - Cách đây khoảng 10000-4000 năm
đời sống của người nguyên thủy ?

- Công cụ bằng đá phong phú, đa dạng,

- Nêu những nét mới trong công cụ và hình thù gọn hơn, họ biết mài ở lưỡi cho
đồ dùng của người nguyên thủy ?

sắc bén hơn, tay cầm của rìu được cải tiến

* Hướng dẫn HS x¸c ®Þnh mét sè dễ cầm hơn
di chØ trªn b¶n ®å.

- Biết làm đồ gốm, cuốc đá


GV liên hệ với lịch sử địa phương Hà - Năng suất lao động cao hơn, cuộc sống
Tĩnh - Khai quật được nhiều di chỉ ở hà ổn định hơn
tĩnh
+ Phái Nam (Thạch Hà)
+ Bãi phối phối (Nghi Xuân)
+Rú Dần (Đức Thọ),..
→Người nguyên thủy đã có mặt trên đất
Hà Tĩnh cách đây 5-6 nghìn năm
Trong Bài 23 : Những cuộc Khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VI - IX, chúng ta có thể
liên hệ với lịch sử địa phương Hà Tĩnh
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1

kiến thức cần đạt
1. Dưới ách đô hộ của nhà Đường,

* Giới thiệu: (Theo SGK)

nước ta có gì thay đổi?

- Nêu những thay đổi trong chính sách cai trị - Chia lại các đơn vị hành chính và đặt tên
nước ta của nhà Đường?
- Nhà Đường còn cho sửa sang các con

mới.
- Trực tiếp cai quản đến cấp Huyện

đường từ trưng Quốc sang Tống Bình... Việc


- Siết chặt ách đô hộ rất tàn bạo.

làm đó nhằm mục đích gì?

- Tăng cường bóc lột bằng các hình thức

- Đọc đoạn trích dẫn.

tô thuế và cống nạp nặng nề.

- Em có nhận xét gì về tình hình nước ta
dưới ách thống trị của nhà Đường ?

=> ách đô hộ nặng nề hơn, vơ vét đến
cùng kiệt, đẩy nhân dân vào tình cảnh hết

- Nhà Đường bóc lột nhân dân ta như thế sức khó khăn...


nào ?
* Thảo luận: Theo em, chính sách cai trị và
bóc lột của nhà Đường có gì khác trước?
GV liên hệ lịch sử địa phương: Hà Tĩnh bị
biến thành quận, châu của triều đình phong
kiến phương bắc.
Hoạt động 2

2. Khởi nhĩa Mai Thúc Loan (722)

Gv giới thiệu Mai Thúc Loan người Hoan

Châu (một làng chuyên nghề chài lưới ở ven * Nguyên nhân:
biển Thạch Hà, Hà Tĩnh). Không ai còn nhớ

- Chính sách thống trị tàn bạo của nhà

năm sinh ngày mất của ông. Chỉ biết rằng, Đường.
thuở nhỏ nhà Mai Thúc Loan nghèo lắm, mẹ

- Nỗi vất vả, cực nhọc của việc đi phu

phải đi làm mướn cho nhà giàu và kiếm củi gánh vải.
nuôi con. Đó thế, cậu bộ lại chịu tiếng xấu ... * Diễn biến
từ đó GV liên hệ chứng minh tinh thần đấu

- Nghĩa quan chiếm thành Hoan Châu;

tranh kiên cường của nhân dân Hà Tĩnh chọn vùng Sa Nam làm căn cứ.
trong thời kì bắc thuộc

- Mai Hắc Đế tấn công và chiếm thành

- Cảnh gánh vải và hành động của Mai thúc Tống Bình.
Loan.

- Nhà Đường đem quân đàn áp, Mai Hắc

- Đọc bài ca dao.

Đế thua trận.


- Vì sao Mai Thúc Loan kêu gọi mọi người
khởi nghĩa?
* Hướng dẫn HS quan sát lược đồ và
nghiên cứu SGK:
- (GV) tường thuật (chỉ lược đồ);
- (HS) tóm tắt những diễn biến chính của
cuộc khởi nghĩa.
Ở lớp 7,8,9 khi dạy lịch sử dân tộc giáo viên linh hoạt lồng ghép lịch sử địa phương Hà
tĩnh vào bài dạy, làm cho bài giảng gần gũi, chân thực hơn với những địa danh, con người ở


quê hương Hà Tĩnh. Như cuộc khởi nghĩa Lam Sơn với căn cứ và chiến thắng Đỗ Gia
(Hương Sơn), hay cuộc khởi nghĩa Hương Khê trong phong trào Cần Vương chống Pháp
BÀI 26 : PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM
CUỐI THẾ KỈ XIX (T2)
Hoạt động của GV và HS
Hoạt động 1:

Nội dung
II. Những cuộc khởi nghĩa lớn trong

- Ai là người lãnh đạo cao nhất của cuộc phong trào Cần vương
khởi nghĩa Hương Khê?

1. Khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887)

- Căn cứ cuộc khởi nghĩa? Em có nhận xét 2. Khởi nghĩa Bãi Sậy (1883-1892)
gì về căn cứ của cuộc khởi nghĩa Hương 3. Khởi nghĩa Hương Khê (1885-1895)
khê?


- Lãnh đạo; Phan Đình Phùng, Cao

GV dùng lược đồ mô tả căn cứ Hương Thắng
Khê.

- Căn cứ: Hương Khê- Hà Tĩnh

HS thảo luận điểm mạnh của căn cứ so với - Diễn biến:
Ba Đình, Bãi Sậy

+ 1885-1888 xây dựng lược lượng

HS quan sát chân dung H 94.GV trình bày + 1889-1895 chiến đấu ác liệt
diễn biến cuộc khởi nghĩa theo lược đồ

- Kết quả: thất bại

GV liên hệ để làm rõ hơn những đóng - ý nghĩa:
góp, tinh thần đấu tranh của nhân dân Hà + Nêu cao truyền thống anh hùng bất
Tĩnh trong kháng chiến chống Pháp xâm khuất của dân tộc ta chống ngoại xâm.
lược. Giáo dục các em lòng yêu quê + Làm chậm quá trình xâm lược của
hương đất nước, tự hào về truyền thống Pháp
cha ông

+ Để lại nhiều bài học quí báu về khởi

- Để dập tắt được cuộc khởi nghĩa, thực nghĩa vũ trang.
dân Pháp đã làm gì?
- Tại sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê thất
bại?

- Cuộc khởi nghĩa Hương Khê bị thất bại
nhưng có ý nghĩa như thế nào?


Hà Tĩnh với nhiều sự kiện, con người liên quan đến lịch sử dân tộc, trong quá trình
giảng dạy lịch sử dân tộc giáo viên có thể liên hệ với những sự kiện liên quan đến địa
phương Hà Tĩnh như:sự kiện Đảng bộ hà Tĩnh ra đời trong phong trào 1930-1931,…Những
nhân vật ở quê hương Hà Tĩnh đã đóng góp to lớn trong tiến trình lịch sử dân tộc như:
Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Thiếp, Nguyễn Du, Phan Đình Phùng, Phan Đình giót,…
Từ lồng ghép lịch sử hà Tĩnh vào trong bài giảng lịch sử dân tộc sẽ giúp học sinh
khắc sâu được những kiến thức lịch sử dân tộc được minh họa cụ thể, chân thực ở chính
những sự kiện, nhân vật trên quê hương mình, bồi đắp tình yêu quê hương, niềm tự hào dân
tộc và đi xa hơn sẽ tạo ra một thế hệ trẻ sống có lý tưởng, niềm tin, hoài bão và trách nhiệm
với bản thân, gia đình, xã hội.
2. Thay đổi phương pháp giảng dạy lịch sử địa phương:
Muốn hình thành tình yêu quê hương, đất nước cho học sinh thì phải làm cho các em
yêu và thích môn lịch sử. Muốn vậy giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy lịch dạy
lịch sử địa phương không phải là tiết nhồi nhét sự kiện, con số ngày tháng mà quan trọng
hơn là giáo dục truyền thống lịch sử cho học sinh. Giúp các em không chỉ tiếp thu kiến thức
mà phải thổi vào tâm hồn các em tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc, từ đó
kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Trong một tiết lịch sử địa phương để các học sinh không nhàm chán, tạo ra sự hứng
thú với môn học, giáo viên phải vận dụng, kết hợp nhiều phương pháp. Đầu tiên là phương
pháp sưu tầm tranh ảnh, tư liệu lịch sử về nhân vật, sự kiện lịch sử ở Hà Tĩnh phù hợp với
nội dung bài học. Phương pháp này giáo viên phải là người hướng dẫn các em tự tìm hiểu
trước bài học ở nhà, theo những mục tiêu mà giáo viên đề ra.
Ví dụ khi dạy bài “Hà Tĩnh trong thời kỳ phát triển và suy vong của chế độ phong
kiến (từ đầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX), giáo viên có thể hướng dẫn học sinh về nhà
tìm hiểu về lịch sử Hà Tĩnh trong giai đoạn này như: Sự thành lập của tỉnh Hà Tĩnh vào
hoàn cảnh, thời gian nào? Tình hình kinh tế, văn hóa, giáo dục? Sưu tầm những tư liệu về

các nhân vật lịch sử trong giai đoạn thế kỷ XV - XIX như Nguyễn Du, Lê Hữu Trác,… Việc
giúp học sinh phương pháp tìm kiếm tư liệu sẽ giúp các em định hình được phạm vi tìm
kiếm, nội dung chính của bài học, phát huy tính tự chủ của các em. Giáo viên có thể thay


đổi phương pháp tìm hiểu về nhân vật lịch sử như: cho các em lập facebook cho các nhân
vật lịch sử qua giấy. Qua thực hiện tôi thấy các em rất hào hứng, tích cực tham gia, nhiều
học sinh thể hiện sự sáng tạo trong cách tìm hiểu, trình bày suy nghĩ về các nhân vật lịch sử.
Trong tiết học để giúp tiết học sôi nổi giáo viên có thể vận dụng phương pháp tranh
biện, trao đổi nhóm và tổ chức tham gia trò chơi, thi kể chuyện đọc thơ và tường thuật lại
các cuộc khởi nghĩa ở hà Tĩnh liên quan đến giai đoạn lịch sử tìm hiểu. Ở mỗi tiết giáo viên
có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp khác nhau cho phù hợp, phát huy được tính chủ
động, sáng tạo của học sinh.
Đối vời học sinh lớp 8 trong bài Hà Tĩnh trong phong trào Cần Vương chống Pháp (18851896), trên cơ sở cho học sinh sưu tầm tư liệu giáo viên sẽ cho các em tranh biện, trao đổi
nhóm về cuộc khởi nghĩa Hương Khê, một trong những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong
phong trào Cần Vương chống Pháp của nhân dân Hà Tĩnh cuối thế kỷ XIX.
- Vị trí địa lý của căn cứ Ngàn Trươi, Vụ Quang (Hương Khê)?
- Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong
trào Cần Vương?
- Tại sao khởi nghĩa Hương Khê lại có thể kéo dài 10 năm?
Từ việc trao đổi, thảo luận nhóm giáo viên giúp các em nắm được những kiến thức
cơ bản về cuộc khởi nghĩa này, đồng thời tạo cho các em niềm tự hào về truyền thống đánh
giặc anh hùng của nhân dân Hà Tĩnh.
Bên cạnh đó giáo viên cho học sinh thi kể chuyển đọc thơ về Phan Đình Phùng, Cao
Thắng,…hay căn cư Ngàn Trươi, Vụ Quang…
-

“Non rất cao, mà núi rất xanh

Núi xanh linh hiển giúp cho mình

Nếu không bên ít bên nhiều thế
Sao đến đầu khê đã hoảng kinh”
Nói lên vị trí hiểm trở, dễ phòng thủ khó tấn công của căn cứ.
Việc chế tạo súng của Cao Thắng:
“Súng ta chế được vừa xong
Đem ra mà bắn nức lòng lắm thay


Bắn cho tiệt giống quân tây
Cậy nhiều sung ống phen này hết khoe”
Lớp 9 trong bài “Hà Tĩnh từ sau cách mạng tháng 8-1945 đến nay” trong phần II. Hà
Tĩnh trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954-1975) Giáo viên cho học sinh xem
hình ảnh của nhân dân hà Tĩnh trong kháng chiến chống Mĩ, thi kể chuyện, đọc thơ về giai
đoạn này:
“ O du kích nhỏ dương cao súng
Thằng Mĩ lênh khênh bước cúi đầu”
Sự kiện nữ dân quân Hà Tĩnh Nguyễn Thi Kim Lai bắt sống giặc lái Mĩ
Hay giáo viên cho các em xem phim về mười cô gái Đồng Lộc, kể cho các em những câu
chuyện cảm động về mười cô gái Đồng Lộc để các em hiểu hơn về tình yêu quê hương đất
nước luôn chảy trong mọi thế hệ con người Hà Tĩnh. Trong phần này giáo viên có thể đọc
cho các em nghe bài thơ “Cúc ơi”
Tiểu đội đã xếp một hàng ngang
Cúc ơi em ở đâu không về tập hợp?
Chín bạn đã quây quần đủ hết
Nhỏ - Xuân - Hà - Hường - Hợi - Rạng - Xuân - Xanh
A trưởng Võ Thị Tần điểm danh
Chỉ thiếu mình em
(Chín bỏ làm mười răng được!)
Bọn anh đã bới tìm vẹt cuốc
Đất sâu bao nhiêu bọn anh không cần

Chỉ sợ em đau nên nhát cuốc chùng
Cúc ơi! em ở đâu?
Đất nau lạnh lắm
Da em xanh
Áo em thì mỏng!
Cúc ơi! em ở đâu?
Về với bọn anh tắm nước sông Ngàn Phố


Ăn quýt đỏ Sơn Bằng
Chăn trâu cắt cỏ
Bài toán lớp Năm em còn chưa nhớ
Gối còn thêu dở
Cơm chiều chưa ăn.
Ở đâu hỡi Cúc
Đồng đội tìm em
Đũa găm cơm úp
Gọi em
Gào em
Khan cổ cả rồi
Cúc ơi!
Và nếu có điều kiện giáo viên có thể cho các em gặp gỡ các nhân chứng lịch sử trong cuộc
kháng chiến chống Mĩ, những anh hùng ở Hà Tĩnh. Tổ chức các trò chơi như “hướng dẫn
viên du lịch”, “ô chữ bí mật”,…xen vào các tiết lịch sử địa phương tạo sự hứng thú cho các
em: Như cho học sinh làm hướng dẫn viên du lịch cho cả lớp qua ảnh ở Ngã Ba Đồng Lộc,
Nhà thờ đại
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. Cơ sở lý luận:

II. Mục đích - nhiệm vụ:

Tạo hứng thú học tập lịch sử cho học sinh lớp 7 hiện nay, thông qua phương pháp
phát triển tư duy phản biện trong dạy học lịch sử giúp người giáo viên đứng lớp tạo
được sự hứng thú, cách tư duy đánh giá một sự kiện, hiện tượng thông qua nhân vật
lịch sử trên quan điểm đúng đắn. Để thực hiện được mục đích đó, nhiệm vụ của
người giáo viên là tăng sự trao đổi giữa học sinh và giáo viên, giữa học sinh và học
sinh, giữa học sinh với nội dung kiến thức bên ngoài.


Để thực hiện được mục đích đó nhiệm vụ của người giáo viên là phải xác định
được cơ sở lý luận về hứng thú học tập bộ môn lịch sử, tìm hiểu về thực trạng về tình
hình hứng thú thông qua phương pháp phát triển tư duy phản biện trong dạy học lịch
sử. Bên cạnh đó người giáo viện cần phải tổ chức thực nghiệm khoa học về tình hình
hứng thú học tập và kết luận khoa học. Đây là nhiệm vụ cũng là thách thức mà mỗi
người giáo viên cần cố gắng thực hiện mỗi khi lên lớp.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: học sinh lớp 7 trường THCS chúng tôi
- Phạm vi nghiên cứu: môn lịch sử lớp 7
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Lý thuyết: + Đọc sách
+ Phân tích tổng hợp
+ Minh họa
- Thực tiễn: + Quan sát
+ điều tra
+ Thực nghiệm khoa học
+ Phân tích tổng kết king nghiệm
V. Bố cục của đề tài:
A. Đặt vấn đề
I. lý do chọn đề tài
II. Mục đích - nhiệm vụ
III. Đối tượng - phạm vi nghiên cứu

IV. Phương pháp nghiên cứu
V. Bố cục của đề tài
B. Nội dung
I. Cơ sở lý luận


II. Cơ sở thực tiễn
III. Thực trạng hứng thú học tập lịch sử ở trường THCS chúng tôi
IV. Nguyên nhân của những thực trạng trên
V. Các giải pháp thực hiện
VI. Kết quả đạt được sau khi thực hiện
VII. Kết luận
VIII. Kiến nghị đề xuất
B.Nội dung
I. Cơ sở lý luận:
Vấn đề đổi mới giáo dục đã và đang được nhà nước quan tâm, với nhiều phương
pháp đổi mới được đưa ra. Trong đó nhấn mạnh chủ trương đổi mới về ba khâu: cách
dạy, cách kiểm tra và gắn dạy học với thực tiễn. Học sinh đóng vai trò trung tâm của
lớp học, của bài dạy, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, định hướng cho các em chiếm
lĩnh tri thức. Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay,
đổi mới dạy học bộ môn lịch sử trong trường THCS là một nhiệm vụ quan trọng đối
với ngành giáo dục. Trong đó tạo hứng thú học tập lịch sử lớp 7 nằm trong định
hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực hiện nay.
Tư duy phản biện là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá
một thông tin đã có, theo các cách khác nhau cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ
và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Dựa vào nghiên cứu gần đây các nhà
giáo dục đã hoàn toàn tin tưởng rằng học nên tập trung hơn vào việc dạy học tư duy
phản biện. Tư duy phản biện không chỉ đơn thuần là tiếp nhận và duy trì thông tin thụ
động, đó có thể là tóm tắt quá trình tư duy, tìm lập luận phản biện lại kết quả của một
quá trình tư duy khác để xây dựng lại tính chính xác của thông tin. Chính lý do này

cho nên phương pháp phát triển tư duy phản biện cho học sinh là rất cần thiết nhất là
trong dạy học lịch sử


II. Cơ sở thực tiễn:
Hiện nay, đa số học sinh không thích, không có hứng thú học tập với bộ môn xã
hội đặc biệt là môn lịch sử. Điều này có nhiều nguyên nhân, do giáo viên bắt các em
nhớ quá nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử một cách máy móc, khô khan, khiến học sinh
chán không muốn học. Có học cũng chỉ là cho đủ điểm, học xong rồi lại trả cho thầy.
Trên lớp vẫn chủ yếu là giáo viên đọc học sinh chép chưa có sự tương tác giữa giáo
viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh, học sinh với kiến thức bên ngoài nên các
em còn mơ hồ về các nhân vật, các sự kiện lịch sử, chưa tìm hiểu sâu lịch sử và phát
biểu ý kiến quan điểm bản thân về sự kiện lịch sử thông qua nhân vật, sự kiện.
Những nguyên nhân đó làm cho môn lịch sử trở thành áp lực, làm cho các em
chán. Điều này không phải do bản thân môn lịch sử gây ra, mà chính là do quan niệm
và phương pháp dạy học của chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu của người học hay
nói cách khác hơn là người thầy giáo chưa gây được hứng thú, sự yêu thích học tập
trong giờ bộ môn lịch sử.
Chương trình đổi mới phương pháp dạy học đang được đặc biệt quan tâm trong
những năm gần đây, đặc biệt sẽ tập trung đổi mới phương pháp ở những môn xã hội,
đổi mới ở cả ba khâu: cách dạy, cách kiểm tra và gắn dạy học với thực tiễn. Yêu cầu
dạy học bộ môn lịch sử hiện nay ở nhà trường THCS là giúp các em nhận thức một
cách đầy đủ và sâu sắc về tiến trình lịch sử của loài người trong đó có lịch sử dân tộc
Việt Nam. Làm cho các em có thể lĩnh hội kiến thức một cách không gò ép, có thể
dùng những kiến thức đó áp dụng vào thực tiễn, phát triển tư duy tạo cho các em sự
hứng thú, say mê với lịch sử dân tộc. Việc phát triển tư duy phản biện khi dạy học
lịch sử lớp 7 hiện nay sẽ là sự đổi mới phương pháp trong cả việc dạy và học, kiểm
tra đánh giá học sinh.
III. Thực trạng hứng thú học tập lịch sử lớp 7 ở trường THCS chúng tôi



Trường THCS chúng tôi thuộc một xã của huyện Kỳ Anh là một trong những xã
ven biểu còn nhiều khó khăn. Gia đình các em đều đi biển, hoặc làm công nhân. Một
nửa số học sinh của trường theo đạo Thiên chúa giáo nên chưa có nhiều điều kiện học
tập hay sự quan tâm của gia đình, các em chưa hứng thú học sử.
Trong những năm gần đây vấn đề dạy và học môn lịch sử đã và đang được đổi
mới trong cách dạy, cách học và cách kiểm tra đánh giá học sinh hay gắn lịch sử với
thực tiễn. Việc dạy học lịch sử ở trường cũng gặp nhiều khó khăn nhất định. Vì để
truyền đạt cho các em hiểu được sự kiện, nhân vật lịch sử đòi hỏi người giáo viên
phải tìm tòi các tranh ảnh, tư liệu, mẩu truyện có liên quan. Tuy nhiên hiện nay ở
trường những tư liệu này rất khó tìm, hay việc cho các em xem các tư liệu, phim ảnh
lịch sử cũng không thể thực hiện.
Hơn nữa các em đều là con em thuộc gia đình khó khăn, đông con ngoài giờ học
các em phải giúp cha mẹ trong việc nhà, học giáo lý khiến khoảng thời gian học tập
của các em bị thu hẹp. Đa phần các em không thích các bộ môn xã hội trong đó có
môn lịch sử.
IV. Nguyên nhân của những thực trạng trên:
Môn lịch sử ở nhà trường THCS nói chung và môn lịch sử lớp 7 nói riêng, cho ta
thấy sách giáo khoa lịch sử 7 nội dung và chương trình thực sự không khô khan,
không dài dòng. Tuy nhiên qua quan sát và tìm hiểu thực tế việc học lịch sử của học
sinh chưa đạt được hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan.
Hầu hết các em chưa thực sự ham mê với môn lịch sử, vì thực ra đây là một lĩnh
vực rất khó nắm bắt và hầu như các em chưa nắm bắt được phương pháp học tập lịch
sử đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền
thống, đọc chép, cho các em ghi quá nhiều sự kiện khiến học sinh tiếp nhận một khối
lượng kiến thức quá lớn dẫn đến không nhớ nổi. Giáo viên chưa có sự đổi mới


phương pháp dạy và học bộ môn lịch sử. Đa phần hiện nay khi lên lớp giáo viên
giảng bài, các kiến thức bài giảng đều trùng khớp với sách giáo khoa, giáo viên nói

thao thao bất tuyệt, không tạo sự tương tác, giao lưu giữa giáo viên và học sinh, giữa
học sinh và học sinh, học sinh và kiến thức bên ngoài. Dẫn đến học sinh chán, không
hứng thú.
Trong phương pháp dạy và học lịch sử có thể nhiều giáo viên chỉ chú ý đến kênh
chữ, ít chú ý đến sự tương tác, giao lưu, giúp các em phát triển tư duy phản biện, nói
lên quan điểm của mình về sự việc, hiện tượng, nhân vật lịch sử. Các em có thể bảo
vệ hay phản biện lại quan điểm của người khác. Điều này tạo cho các em hứng thú
khi được thể hiện quan điểm của mình, với sự hướng dẫn của giáo viên sẽ định hướng
giúp các em nhận thức được tư duy đó đúng hay sai, từ đó các em nhớ bài rất lâu. Bên
cạnh việc nhớ kiến thức, hứng thú với môn học, các em có thể phát triển ngôn ngữ,
cách giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra, bảo vệ hay phản biện lại ý kiến của các bạn,
giáo viên về một vấn đề, nhân vật lịch sử.
Không chỉ ở bài học mà nội dung kiểm tra trên lớp của giáo viên hiện nay chủ yếu
là kiến thức trong sách giáo khoa, ít chú ý đến quan điểm, tình cảm của các em với sự
kiện, nhân vật lịch sử.
V. Giải pháp:
Môn lịch sử là một môn học mang tính quá khứ, đặc biệt không giống như các
môn vật lý, hóa học,.. có thể làm thí nghiệm lại, đặc biệt không thể trực tiếp tiếp xúc
với những nhân vật lịch sử, thí nghiệm lại các sự kiện lịch sử như những môn học
khác. Chỉ có thể dựa vào nguồn sử liệu, những hiện vật để khôi phục đánh giá các sự
kiện, nhân vật lịch sử nên sẽ còn tồn tại những luồng ý kiến khác nhau, trái ngược
nhau về cùng một sự kiện, nhân vật lịch sử. Với những đặc điểm này việc sử dụng
phương pháp tranh luận trong dạy học lịch sử là rất cần thiết và phù hợp không chỉ


đáo ứng được nhu cầu nhận thức và gây hứng thú trong học tập cho học sinh mà còn
là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn.
Trong chương trình lịch sử lớp 7 có rất nhiều nhân vật lịch sử đóng vai trò quan
trọng đối với sự kiện, một giai đoạn hay cả một tiến trình lịch sử của cả dân tộc. Mỗi
nhân vật có đặc điểm, tính cách, quan điểm khác nhau, mỗi việc làm, chiến công của

họ đóng vai trò quan trọng đối với lịch sử. Nhưng vì những nhân vật lịch sử này
không thể trực tiếp tiếp xúc, chỉ dựa vào nguồn sử liệu nên có nhiều luồng ý kiến
khác nhau về cùng một nhân vật như: Tần Thủy Hoàng, Lê Hoàn, Dương Vân Nga,
Nguyễn Ánh, Lý thường Kiệt, Hồ Quý Ly,…
Lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam trong chương trình lớp 7 rất nhiều sự kiện,
nhân vật lịch sử thế giới từ thế kỉ V khi chế độ phong kiến hình thành ở châu âu, hay
thế kỉ III TCN ở Trung Quốc,…đến thế kỉ XV-XVI. Đối với lịch sử Việt Nam thì từ
năm 938 đến nửa đầu thế kỉ XIX với những cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm
vang dội trong trang sử dân tộc, với quá trình xây dựng và hoàn thiện nhà nước phong
kiến, hay là những cuộc chiến nội bộ tranh giành quyền lực. Những điều nay làm các
em phải nhớ quá nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử đó là một trong những điều gây khó
khăn và làm giảm hứng thú học tập của học sinh đối với bộ môn này. Để các em nhớ
lâu và hiểu sâu sắc, hứng thú với môn học này qua việc phát triển tư duy phản biện
thông qua các nhân vật, sự kiện lịch sử thì người giáo viện có thể khắc sâu những
biểu tượng nhân vật lịch sử vào tâm trí các em về đặc điểm, hình dáng, quan điểm,
cảm xúc của các em với từng nhân vật. Tạo sự húng thú, đặc biệt giúp các em phát
triển ngôn ngữ trình bày, bảo vệ quan điểm của mình, phát triển tư duy hứng thú tìm
hiểu. Điều này sẽ khắc phục một số vấn đề trong phương pháp dạy học của giáo viên
trên lớp là chỉ thầy đọc trò chép, không có sự trao đổi, giao lưu giữa giáo viên và học
sinh, giữa học sinh và học sinh, đặc biệt là sự giao lưu vượt thời gian giữa học sinh và
các sự kiện, nhân vật của lịch sử dân tộc. Khi đó học sinh sẽ làm chủ kiến thức, là


trung tâm của lớp học. Giáo viên chỉ nên hướng dẫn để các em phát hiện, suy nghĩ,
thể hiện quan điểm của mình để các em có những suy nghĩ đúng đắn về lịch sử dân
tộc từ đó rút ra bài học vận dụng kiến thức trong thực tế cuộc sống khi giải quyết,
đánh giá một sự kiện, một con người.
Giáo viên có thể vận dụng nhiều phương pháp tranh luận để phát triển tư duy phản
biện. Nhưng khi dạy các bài lịch sử giáo viên cần xác định cho được các sự kiện lịch
sử quan trọng của dân tộc, hay đặc điểm, hình dáng, mẩu chuyện về cuộc đời và sự

nghiệp của nhân vật lịch sử. Từ đó qua mỗi bài sẽ sử dụng phương pháp tranh luận
phản biện, trước đó cho các em về tìm hiểu, cung cấp tư liệu cho các em về nhà tìm
hiểu, trên lớp tổ chức cho các em tranh luận theo những cách sau.
1. Tranh luận phản biện theo nhóm:
Trong dạy học lịch sử cũng như các môn học khác có rất nhiều phương pháp dạy
học, trong đó việc phân nhóm cho học sinh làm việc là một phương pháp rất hay
được sử dụng trong dạy học. Việc phân nhóm sẽ tạo cho học sinh phương pháp làm
việc tập thể, giúp các em tư duy và trình bày vấn đề trước cả lớp, cũng như cả nhóm
sẽ bảo vệ quan điểm lập luận mà các em đưa ra.
Ví dụ: khi dạy bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XVI (tiết 2) phần II
nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly mục 1 Nhà Hồ thành lập 1400. Sách giáo khoa có
giới thiệu vài nét về Hồ Quý ly như quê gốc, là người có tài năng, có hai người cô là
phi tần của vua Trần,..năm 1400 ông phế truất vua trần và lên làm vua.
Đây là nhân vật có ảnh hưởng lớn đối với lịch sử dân tộc và đang có rất nhiều tranh
cải trong việc đánh giá về ông. Nhất là việc có hay không Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà
trần? hay là việc nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần là cái cớ để quân Minh xâm lược nước
ta? Giáo viên có thể tổ chức phân nhóm cho học sinh tranh luận về nhân vật này để
hiểu rõ hơn về bối cảnh lịch sử nước ta lúc bấy giờ, nhận xét những cải cách của ông
đối với lịch sử dân tộc, nguyên nhân sâu xa nhà Minh xâm lược nước ta và để các em
có cái nhìn khách quan đúng đắn về nhân vật lịch sử.


Cuối thế kỉ XIV nhà Trần lâm vào một cuộc khủng hoảng khá sâu sắc trên nhiều
phương diện: Sự sa đọa của tầng lớp quý tộc cầm quyền làm cho đời sống nhân dân
vô cùng khổ cực, sự bất lực trước các cuộc xâm lược và yêu sách của nước ngoài. Sự
khủng hoảng về chính trị, kinh tế của nhà Trần đã làm kìm hãm sự phát triển của xã
hội đang trên bước đường phong kiến hóa xác lập chế độ phong kiến tập quyền
chuyên chế. Từ đó giáo viên hướng dẫn cho học sinh đọc trước bài và tìm hiểu vấn đề
thảo luận trước. Từ sự chuẩn bị ở nhà của học sinh, giáo viên hướng dẫn cho các em
thấy được yêu cầu cấp bách cần thiết của xã hội cuối thế kỉ XIV là cải cách, muốn

vậy phải có một nhà nước trung ương tập quyền vững mạnh đủ khả năng thực hiện
cải cách, lãnh đạo dân tộc đánh thắng ngoại xâm. Để thực hiện yêu cần đó, Hồ Quý
Ly với những cải cách của mình đã xác định được những nguyên nhân sâu xa của
cuộc khủng hoảng cuối nhà Trần. Có thể khẳng định Hồ Quý Ly đã đóng vai trò là
người mở đầu một thời điểm cải cách quan trọng trong lịch sử trung đại Việt Nam.
Những cải cách đó cho thấy ông là một nhà cải cách lớn, có lòng yêu nước, ý thức tự
cường, tinh thần dân tộc sâu sắc, kiên quyết chống giặc ngoại xâm để bảo vệ đất
nước.
Theo sử cũ trên lập trường nho giáo quan điểm chính thống phong kiến cho rằng
ông cướp ngôi nhà Trần, nhưng từ những tranh luận học sinh có thể thấy rằng Hồ
Quý Ly lật đổ vương triều Trần trong bối cảnh Việt Nam cuối thế kỉ XIV là để đủ
quyền lực, điều kiện thực hiện đường lối cải cách khỏi sự chống đối quyết liệt của
quý tộc Trần là cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội đưa đất nước phát
triển. Từ những tranh luận của các nhóm giáo viên cho các em tự rút ra kết luận của
mình về nhân vật Hồ Quý Ly và sự kiện lịch sử nhà Hồ thay nhà Trần là tất yếu, nhận
xét được những cải cách của Hồ Quý Ly hay nguyên nhân việc nhà Minh xâm lược
nước ta là muốn thôn tính nước ta từ lâu, cái cớ ở đây là muốn khôi phục lại nhà Trần
chỉ là thứ yếu. Qua đó hình thành thái độ khoa học lịch sử đúng đắn cho các em, giúp
các em học sinh khắc sâu kiến thức, có cái nhìn đúng đắn khi đánh giá một con


×