Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Một vài hình thức tổ chức hoạt động học tập theo phương pháp đổi mới dạy học môn toán ở lớp 5a trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.24 KB, 11 trang )

1

1. TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT VÀI HÌNH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
THEO PHƯƠNG PHÁP ĐỔI MỚI DẠY HỌC MÔN TOÁN
Ở LỚP 5A TRƯỜNG TIỂU HỌC
2. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Trong nhiều năm giảng dạy ở bậc Tiểu học, tôi nhận thấy rằng chất lượng
học tập của học sinh lớp 5 học giảm sút ở các bộ môn, đặc biệt là bộ môn Toán.
Do cơ cấu chương trình sách giáo khoa, nội dung có tính khái quát, tính hệ thống
cao hơn, phương pháp học tập của học sinh chưa tốt, gia đình quan tâm chưa
đúng mức, cách truyền thụ của giáo viên nặng nề thuyết trình, giảng giải.
Hiện nay, trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Một số
trường đã quan tâm nhiều đến việc cải tiến phương pháp dạy học và học cho phù
hợp nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh theo đúng chuẩn kiến thức
kĩ năng các môn học ở Tiểu học.
Theo văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nêu: “...Phát triển giáo dục – Đào
tạo được coi là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn nhân lực con người- yếu tố cơ bản
để phát triển xã hội, tăng cường kinh tế nhanh và bền vững”. Do đó phải nâng
cao chất lượng thực sự học sinh lên lớp 100%.
Muốn có được chất lượng thực sự, tôi đã nghiên cứu, áp dụng đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng “ Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp
thông qua môn Toán, nhằm phát hiện kiểu dạy: Lấy học sinh làm nhân vật trung
tâm:, đó là vấn đề cần thiết cho việc dạy Toán ở lớp Năm ở bậc Tiểu học hiện
nay.
3. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
- Theo văn kiện Đại hội IX của Đảng đã nêu ở trên.
- Căn cứ theo Chuẩn Tiểu học đối với học sinh lớp 5
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2010-2011 của nhà trường và nhiệm vụ của
giáo viên ( QĐ số 51/2997/QĐ – BGD-ĐT).


- Căn cứ vào chỉ tiêu thi đua của ngành của trường.
4. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
* Tình hình thực tế học sinh lớp 5A trường Tiểu học năm học 2010-2011.
- Lớp 5A do tôi chủ nhiệm có tới 12 em chiếm tỉ lệ 42,9% học sinh học tập
thụ động và nói chung chưa có ý thức trong học tập.
- Học sinh chưa có khả năng độc lập, sáng tạo để hoạt động vì luôn bị lệ
thuộc vào người khác.


2

- Học sinh học tập thường ít hứng thú, năng lực cá nhân của số đông học sinh
không có điều kiện phát triển.
Nói chung giáo viên và học sinh đều phụ thuộc vào những tài liệu có sẵn.
Năm học
2008-2009
2009-2010
2010-2011

Chất lượng đầu năm môn Toán qua các năm
TS
Giỏi
Khá
Trung bình
SL
TL
SL
TL
SL
TL

29
3
10,3
9
31,0
7
24,1
27
9
33,3
6
22,2
9
33,3
28
8
28,6
9
32,1
10
35,7

Yếu
SL
10
3
1

TL
34,5

11,1
3,6

5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1/Đặc trưng của phương pháp dạy học mới.
- Phương pháp dạy học mới: coi học sinh là nhân vật trung tâm của quá trình
dạy học, trong đó giáo viên là người tổ chức và hướng dẫn hoạt động của học
sinh, mọi học sinh đều hoạt động học tập để phát triển theo đúng với khả năng
phát triển của cá nhân, do đó:
+ Giáo viên không còn là người chỉ truyền đạt thông tin mà là người tổ chức
định hướng hoạt động của học sinh, giúp học sinh huy động vốn hiểu biết và
kinh nghiệm của bản thân để tự học sinh chiếm lĩnh tri thức mới và vận dụng trí
thức vào thực hành.
- Trong giờ dạy Toán: Cụ thể giáo viên chỉ giảng ít, làm mẫu ít, học sinh
tham gia hoạt động tổ, nhóm phát hiện kiến thức của bài học, huy động toàn thể
đối tượng học sinh đọc và hiểu nội dung cần nắm. sau đó đại diện tổ, nhóm báo
cáo theo sự hiểu biết của nhóm hoặc cá nhân. Xuyên suốt trong quá trình đó,
giáo viên xây dựng một hệ thống câu hỏi mang tính gợi mở, nêu vấn đề gần sát
với nội dung bài. Nhờ cách dạy như vậy tôi đã nắm được trình độ, khả năng của
từng học sinh, từ đó có điều kiện giúp đỡ học sinh phát triển năng lực tư duy
- Mọi học sinh đều hoạt động một cách tích cực, huy động nội lực, trí lực để
trả lời các câu hỏi mà giáo viên gợi ý hoặc hướng dẫn. Qua đó các em tự bộc lộ
khả năng của bản thân, xử lí các thông tin và giải pháp cho từng bài cụ thể.
- Cách học như vậy tạo cho học sinh thói quen làm việc tự giác, chủ động,
không rập khuôn, biết tự đánh giá kết quả học tập của mình. Từ đó các em có
tinh thần, thái độ động cơ đúng đắn trong học tập, gây được hứng thú, say mê
học tập một cách sáng tạo, vui vẻ.
2/ Một số hình thức hoạt động học tập theo đổi mới phương pháp dạy học
môn Toán 5 ở lớp 5A trường Tiểu học tôi:
2.1. Học cá nhân:



3

- Hoạt động chủ yếu: học sinh hoạt động theo hướng dẫn của giáo viên ( có
thể hướng dẫn bằng lời khi bắt đầu hoạt động hoặc hướng dẫn dưới dạng câu hỏi,
hoặc phiếu học toán...). Nói chung học sinh tự học với tài liệu, với đồ dùng học
toán để chiếm lĩnh kiến thức mới, luyện tập thực hành theo khả năng của cá
nhân, tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
Trong quá trình học cá nhân, từng học sinh có thể hỏi ý kiến riêng với giáo
viên, giáo viên đến từng em theo dõi hướng dẫn kiểm tra một số học sinh, trả lời
hoặc trao đổi yêu cầu của học sinh…
* Điều kiện học sinh phải học tập:
+ Kinh nghiệm: Học cá nhân giáo viên phải soạn riêng bài tập theo từng đối
tượng học sinh trong lớp ( Giỏi, khá, trung bình, yếu), có như vậy học sinh mới
hoàn thành vừa với khả năng của mình để có điều kiện phát triển.
+ Năng suất học tập của tất cả các đối tượng học sinh đạt rất cao. Hầu như tiết
học nào cũng giải quyết xong các bài thực hành, luyện tập ngay trong lớp học.
Ngoài ra còn có thể làm thêm một số bài nâng cao.
* Hoạt động chủ yếu:
Là một trong những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động
sáng tạo của học sinh.
2.2. Học theo nhóm:
- Cách chọn nhóm: Tùy theo tính chất và nội dung của tiết học, tôi có thể
chia nhóm học toán:
- Vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm
* Trưởng nhóm: - Đọc
- Nêu nhiệm vụ
- Phân việc
- Điểu khiển nhóm thảo luận

* Thư kí : Ghi chép các ý kiến, kết quả công việc của nhóm
* Người trình bày: Trình bày về công việc của nhóm và kết quả đã thực hiện
trước lớp.
* Các thành viên trong nhóm: Trao đổi, góp ý kiến về nhiệm vụ được giao.
* Giáo viên tính thời gian, thu thập ý kiến.
+ Trong hoạt động nhóm: Mọi thành viên đều phải nắm vững nhiệm vụ được
giao.
Ví dụ:
a. Nhóm tương trợ: ( có cả HS giỏi, khá, trung bình, yếu) Loại nhóm này
hoạt động hầu hết các tiết học toán để có sự giúp đỡ nhau.
b. Nhóm cùng trình độ: ( những học sinh có cùng trình độ và năng lực tạo
thành một nhóm)
Loại nhóm này học sinh hoạt động tập trung một số tiết thực hành luyện
tập bám theo phiếu học tập để phù hợp với năng lực của từng học sinh.


4

c. Nhóm theo cách đếm số: ( Học sinh đếm 1,2,3…những học sinh có cùng
số vào một nhóm)
Việc chia nhóm tùy theo yêu cầu của tiết học toán và tôi có thể định loại
nhóm. Nhưng không cố định loại nhóm, việc cử nhóm thưởng cũng vậy, tôi cho
các em làm luân phiên nhóm để các em tự quản lí hoạt động của nhóm.
- Lợi ích của hoạt động nhóm:
+ Một trong những yếu tố cơ bản của dạy học lấy học sinh làm trung tâm đó
là hoạt động nhóm. Hoạt động nhớm giúp các em có thể tích cực tham gia ý kiến
và có cơ hội theo dõi với các bạn khác để cùng học, khám phá và phát triển tư
duy, tự tin trong học tập và học tập có hứng thú.
+ Không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức một cách khoa học, nhớ lâu,
nhớ kĩ mà còn giúp các em sau này dễ dàng thích ứng với đời sống xã hội.

2.3. Học theo lớp:
- Hoạt động chủ yếu: Nghe giáo viên hướng dẫn học cá nhân, học theo
nhóm, trao đổi đánh giá kết quả học cá nhân, học theo nhóm, theo lớp.
- Điều kiện: Học sinh đã chuẩn bị ( từng cá nhân hoặc từng nhóm) để hoạt
động ở lớp theo hướng dẫn của giáo viên.
- Kinh nghiệm: Không nên kéo dài thời gian học theo lớp. Nên phối hợp
đúng mức giữa học cá nhân, học theo nhóm và học theo lớp.
Dưới đây là một số ví dụ minh họa cho sự phối hợp giữa các hình thức tổ
chức hoạt động học tập nêu trên:
2.4. Ví dụ 1: 15,9 + 8,75 = ? ( Ví dụ 2/ 49 sgk)
- Học sinh làm phiếu bài tập – Giáo viên nêu kết quả để học sinh nhận xét (
Học theo lớp)
a. Có 26 em đặt tính và tính đúng kết quả:
15,9
8,75
24,65
b. Có 2 em đặt tính sai
15,9
8,75
103,4
Sau khi học sinh nhận xét cách làm a đúng.
Giáo viên nêu vấn đề: Muốn cộng hai số thập phân ta làm thế nào? Rồi yêu
cầu các nhóm thảo luận ( học theo nhóm)
Kết quả làm việc nhóm được đại diện nhóm trình bày. Tôi yêu cầu cả lớp
nghe và phát biểu ( học theo lớp): Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:
- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số cùng một hàng đặt
thẳng cột với nhau.
- Cộng như cộng số tự nhiên.



5

- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.
Tôi khen cả lớp và yêu cầu các em nhẩm lại quy tắc và học thuộc.
Ví dụ 2: Trong phần luyện tập: Về tính diện tích ( tt) bài 1/105. Tôi đọc phiếu
giao việc cho các nhóm trưởng ( tổ chức theo nhóm), ở ví dụ này là học sinh học
theo nhóm tương trợ. Các nhóm trưởng phân công nhóm mình thực hiện, chẳng
hạn, tôi giao nhiệm vụ cho nhóm 1 ghi giá trị cho tương ứng vào hình vẽ.
Nhóm 2: Nêu cách tính.
- Các thành viên của 2 nhóm giám sát, ghi số liệu vào đã đúng chưa, cho
nhận xét.
- Nhóm hai nêu cách tính phù hợp chưa - cho nhận xét.
- Các nhóm tự kiểm tra lại.
- Nếu không cần điều chỉnh thì coi như bước 1 hoàn thành.
- Cả 2 nhóm tiếp tục phần việc còn lại là tính diện tích mảnh đất.
- Sau đó đại diện nhóm trình bày kết quả - nhóm bạn nhận xét. ( học theo
nhóm)
- Tôi nhận xét - đánh giá - ghi điểm ( học theo lớp) – Tuyên dương.
2.5. Trò chơi học tập:
Bao gồm các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt. Trong dạy Toán ở lớp 5,
các trò chơi học tập Toán có nhiều tác động gây hứng thú học tập, góp phần làm
cho tiết học trở nên sinh động hơn học sinh nắm được kiến thức trong một thời
gian ngắn.
+ Hoạt động chủ yếu: huy động các tri thức và kĩ năng của môn Toán trong
hoạt động chơi ( theo nhóm, theo lớp hoặc từng cá nhân)
+ Điều kiện: Muốn các trò chơi có hiệu quả, tôi luôn chuẩn bị nội dung trò
chơi theo tiết học một cách sáng tạo và phát huy trí tuệ.
+ Kinh nghiệm:
Trò chơi học tập nên tổ chức ở thời điểm thích hợp của tiết toán.
+ Có trò chơi phục vụ việc bước đầu làm quen với một khái niệm, quy tắc

mới.
+ Có trò chơi phục vụ ôn tập, củng cố kiến thức đã học.
+ Có trò chơi phục vụ hoạt động sáng tạo trong học nhóm
- Nên tận dụng khả năng phát triển tư duy, trí thông minh, không nên quan
niệm cứ tổ chức trò chơi là phải ồn ào.
+ Hoạt động trò chơi cần chú ý đến việc phối hợp việc học cá nhân, học
theo nhóm, học theo lớp.
Ví dụ: Các trò chơi như: Thi tính nhẩm, tính nhanh, thi tiếp sức, đổ xúc
xắc…
Dưới đây là một ví dụ về trò chơi học toán 5:
+ Trò chới: “ Tìm số viên gạch của cả đống gach bằng cách thông minh,
nhanh trí”


6

+ Mục đích: Rèn cho học sinh quy luật tính nhanh.
+ Hoạt động chơi: giáo viên phát cho mỗi học sinh một tờ giấy in sẵn ( xem
hình dưới) và hướng dẫn học sinh làm bài
H3
H4

H1
H2
Bài 1: Viết càc số thích hợp vào ô trống
a. Tầng dưới cùng có 2 viên gạch, thì cả đống gạch có  viên gạch
b. Tầng dưới cùng có 3 viên gạch, thì cả đống gạch có  viên gạch
c. Tầng dưới cùng có 4 viên gạch, thì cả đống gạch có  viên gạch
Bài 2: Viết vào ô trống số viên gạch của cả đống, biết rằng tầng dưới cùng
của mỗi đống gạch có 5,6,7,8,9 viên gạch.

5
6

7

8

9
Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài 1 rồi cho từng nhóm thi đua làm
nhanh và báo cáo kết quả bài làm.


7

Tôi nêu vấn đề học sinh làm bài 2: Chẳng hạn “ Nếu biết tầng dưới cùng
của đống gạch ( sắp xếp như bài vẽ của hình 1), có 5 viên gạch lại không vẽ
đống gạch thì em tính cả đống gạch có bao nhiêu viên bằng cách nào? Em hãy
suy nghĩ rồi viết kết quả tìm được vào ô trống. Nếu có học sinh làm được và viết
đúng số thích hợp vào ô trống thì nên mời em học sinh đó nêu cách làm để cả lớp
rút kinh nghiệm ( nhận xét bài để tìm ra quy luật nhanh).
Cách làm: Tầng dưới cũng có 3 viên gạch, thì các tầng kia lần lượt có 2
viên, 1 viên. Do đó cả đống có 3 +2+1=6 (viên)
Tầng dưới cùng có 4 viên thì các tầng kia lần lượt 3,2,1 viên . Do đó cả đống
có: 4+3+2+1=10 ( viên)
Vậy nếu tầng dưới cùng có 5 viên thì cả đống có:
5+4+3+2+1 = ( 5+1)+(4+2)+3 = 6+6 +3 = 15 ( viên)
Cứ thế mà tính các tầng dưới cùng của đống gạch còn lại.
- Luật chơi Làm đúng bài 1 được 3 điểm( mỗi câu 1 điểm)
Tự làm đúng bài 2 được 45 điểm ( Điền đúng số 15 vào ô trống cạnh số 5
được 3 điểm). Cứ mỗi bài điền số thích hợp vào mỗi ô trống sau tiếp liền được số

điểm nhiều hơn số điểm ô trước tiếp liền 3 điểm.
Tổng cộng số điểm có 3+6+9+12+15 = 45 điểm
Ai được số điểm từ 30-45 điểm thì được cả lớp tặng danh hiệu “ Học sinh
thông minh” và vỗ tay hoan nghênh.
3/ Vấn đề học tập của học sinh:
Tôi luôn tổ chức lớp học thành một môi trường học tập vui vẻ, tích cực,
trong đó mọi học sinh đều hoạt động một cách chủ động tránh gây căng thẳng
làm mất tính tự tin của học sinh để đạt được kết quả cao nhất.
3.1. Học sinh phải:
- Chủ động ôn tập, chuẩn bị kiến thức kĩ năng cần cho việc học bài mới.
- Chủ động đọc kĩ bài, làm bài tập trong giờ học để nắm được kiến thức và
kĩ năng.
- Chủ động kiểm tra lại bài làm của mình để tìm ra những sai sót thực hiện
việc chữa bài.
3.2. Giáo viên phải:
Tôi luôn căn cứ vào khả năng thực tế của học sinh trong lớp để giảng dạy,
dành thời gian cho nội dung trọng tâm và rèn luyện các kĩ năng thực hành, do đó
hiệu quả được nâng cao.
Ví dụ: Với những bài toán có lời văn, chủ yếu rèn kĩ năng về “ phương
pháp” giải toán, cách đặt vấn đề, tìm hiểu vấn đề, giải quyết vấn đề, nêu kĩ năng
diễn đạt.
Ngoài các bài tập thực hành sách giáo khoa, tôi còn ra thêm các dạng bài có
câu hỏi lựa chọn để vừa kiểm tra tri thức, kĩ năng cơ bản, vừa đánh giá trình độ
suy nghĩ của các em.


8

Ví dụ loại bài có câu hỏi lựa chọn nhằm kiểm tra tri thức kĩ năng cơ bản:
a. Đặt tính đúng ghi ( Đ), sai ghi (S) vào ô trống

65,34
21,04
6,34
0,95
15,3
0,673
0,12
0,9









b. Tính đúng ghi (Đ), tính sai ghi (S) vào ô trống

- 2 kg 50 g < 2500 g
- 13 kg 85 g > 13 kg 805 g 


-  tấn = 250 kg
- 6090 kg > 6 tấn 8 kg 
Ví dụ 2: Loại câu hỏi lựa chọn vừa kiểm tra kiến thức, kĩ năng cơ bản
vừa đánh giá trình độ và phương pháp suy nghĩ.
a. Đánh dấu chéo vào chỗ viết đúng
Người ta dùng đơn vị nào để đo diện tích.
1. Ki lô mét



2. Ki lô gam
3. Mét vuông 
b. Đúng ghi (Đ), sai ghi (S)
Hình bên có 3 hình tam giác
A
M
B
Hình bên có 4 hình tam giác
Hình bên có 1 hình thang
N
Hình bên có 2 hình thang
D

C

6. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Qua quá trình thực hiện “ Một vài hình thức tổ chức các hoạt động học tập
theo phương pháp dạy học môn toán ở lớp 5” tôi nhận thấy chất lượng học tập
của học sinh đạt kết quả cao.
- Phát huy được kiểu dạy học hướng tập trung vào học sinh.
- Mỗi học sinh đã tự giác tìm tòi, khám phá, tham gia tích cực vào quá trình
học tập một cách chủ động.
- Xây dựng tốt các hoạt động dạy học một cách khoa học và sáng tạo.
- Học sinh nắm bát bài một cách sâu sắc, làm được các bài tập trong sách
giáo khoa, vở bài tập theo chuẩn kiến thức quy định, chất lượng bài kiểm tra do
trường và Phòng giáo dục ra đề, kết quả làm bài của học sinh lần sau cao hơn lần
trước.



9

Kết quả kiểm tra môn toán cuối kì I qua các năm
Các năm
2008-2009
2009-2010
2010-2011

TS

Giỏi
SL
TL

Khá
SL
TL

Trung bình
SL
TL

Yếu
SL

TL

29
27

28
Kết quả các lần kiểm tra năm học 2010-2011

Các lần
kiểm tra
KTCLĐN
KTĐKL1
KTĐKL2
KTĐKL3

TS
28
28
28
28

Giỏi
SL
TL
8
28,6
12
44,5
20
71,4
24
85,7

Khá
SL

TL
9
32,1
11
40,7
5
17,9
2
7,1

Trung bình
SL
TL
10
35,7
4
14,8
3
10,7
2
7,1

Yếu
SL
1

TL
3,6

7. KẾT LUẬN:

Qua một năm áp dụng đề tài trên, tôi nhận thấy trong quá trình dạy và học
ai cũng biết nội dung và chương trình học cơ bản là như nhau, song hiệu quả của
việc dạy và học đạt ở mức độ nào hoàn toàn phụ thuộc vào phương pháp dạy học
của người thây. Đúng như vậy, đề tài này phù hợp với thực tiễn của lớp giúp học
sinh có ý thức học tập, phát triển được khả năng độc lập suy nghĩ, vui vẻ hứng
thú học tập.
8. ĐỀ NGHỊ:
Đối với giáo viên lớp 4, 5 áp dụng vào các lớp để thực hành phát hiện
những nhược điểm nhằm bổ sung sửa chữa kinh nghiệm này hoàn chỉnh hơn.
Đối với nhà trường: thường xuyên kiểm tra giúp đỡ tôi có cơ hội khắc phục
nhược điểm khi áp dụng đề tài này.


10

9 -TÀI LIỆU THAM KHẢO
1, Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học ( Nhà xuất bản giáo dục)
2, Sách giáo khoa Toán 5
3, Sách hướng dẫn giảng dạy Toán 5
4, Văn kiện Đại hội IX của Đảng


11

10- MỤC LỤC
TT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10

Nội dung
Tên đề tài
Đặt vấn đề
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Nội dung nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Kết luận
Đề nghị
Tài liệu tham khảo
Mục lục

Trang
1
1
1
1
2
8
9
9
10
11




×