Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Đề án: Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2017 đến 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.68 KB, 43 trang )

Phần 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do lựa chọn đề án
Cải cách tư pháp luôn được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Bộ chính trị
đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết Trung ương số
08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ cấp bách trọng tâm công tác tư
pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02/08/2005 về chiến
lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Định hướng chỉ đạo trọng tâm là cải cách một
bước cơ bản, toàn diện hoạt động điều tra, kiểm sát và xét xử. Nâng cao chất lượng,
hiệu quả đấu tranh phòng chống và xử lý tội phạm, góp phần giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ và tạo môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển
kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm qua Viện Kiểm Sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn có nhiều đổi mới
trong công tác chỉ đạo, điều hành, tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác chuyên
môn nghiệp vụ. Vai trò công tố được đề cao, trách nhiệm công tố được tăng cường.
Hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự
đã nâng cao chất lượng và hiệu quả, góp phần cùng các cơ quan tố tụng trong hoàn
thành tốt nhiệm vụ đấu tranh chống tội phạm. Cơ quan cảnh sát điều tra Công an thị
xã Bỉm Sơn đã khởi tố điều tra bình quân 100 vụ án/150 bị can mỗi năm. Cùng với
đó, phát sinh hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra tất cả các vụ
án đã khởi tố, xử lý đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Nhìn chung 5 năm gần đây[2011-2016], ba cơ quan tố tụng thị xã Bỉm Sơn đã
giải quyết, xử lý gần 500 vụ án/ 700 bị cáo đều đảm bảo đúng qui định của luật tố
tụng, đúng nội dung bản chất của vụ án.Trong đó có vai trò thực hành quyền công
tố và kiểm sát điều tra, xét xử của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn, đã góp
phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị xã, góp phần
phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được,Viện kiểm sát nhân dân thị xã
Bỉm Sơn còn bộc lộ một số hạn chế, thiếu sót trong hoạt động chuyên môn như: vẫn
còn tình trạng chưa kiểm sát chặt chẽ, kịp thời việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin

1




báo tội phạm, phê chuẩn bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, sau đó phải chuyển xử lý
hành chính hoặc trả tự do, do hành vi chưa cấu thành tội phạm, việc truy tố còn
thiếu sót dẫn đến có vụ án phải trả hồ sơ điều tra bổ sung, nhiều vụ án kéo dài thời
hạn giải quyết, còn để xảy ra một số trường hợp sai chưa kịp phát hiện những vi
phạm trong hoạt động tư pháp để kháng nghị, kiến nghị yêu cầu khắc phục….Tình
trạng hạn chế trên đây vẫn còn xảy ra ở Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn .
Trong giai đoạn cải cách tư pháp hiện nay, với vị trí, vai trò thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự mà pháp luật đã giao cho
ngành kiểm sát nói chung, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn nói riêng, đang
phải gánh vác một nhiệm vụ nặng nề là cùng các cơ quan bảo vệ pháp luật xử lý,
giải quyết các vụ án hình sự. Hạn chế tối đa những sai sót, vi phạm trong quá trình
tác nghiệp tránh bỏ lọt tội phạm, làm oan người vô tội.
1.2. Mục tiêu của đề án
Mục tiêu chính của đề tài là “Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và
kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm
Sơn, tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2017-2020”.
Để thực hiện thành công và có hiệu quả chất lượng đề tài này, đặt ra mục tiêu cụ
thể như sau:
- Phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các vi phạm trong hoạt động điều tra, truy tố, xét
xử và thi hành án, không để xảy ra quá hạn giam giữ, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ
án do không phạm tội, truy tố đúng người đúng tội, đúng Pháp luật.
- Ngăn chặn kịp thời những trường hợp xâm phạm đến các quyền của công dân,
không bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, khắc phục tình trạng để án tồn
đọng, kéo dài thời hạn giải quyết.
- Thông qua thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử,
Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn tham mưu, đề xuất với cấp ủy sở tại, chính
quyền địa phương có giải pháp nâng cao chất lượng hiệu quả đấu tranh phòng
chống tội phạm.

Đây là trách nhiệm chính trị lớn của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn
trước Đảng, chính quyền và nhân dân trong thị xã, phấn đấu từ năm 2017– 2020

2


hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử án hình sự tại Viện
kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn đạt chất lượng về trình độ, kỹ năng thao tác
chuyên môn nghiệp vụ đạt 95% trở lên, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp thực hiện
quản lý Nhà nước bằng Pháp luật.
1.3 Nhiệm vụ của đề án
1.3.1 Thực hiện nghị quyết của Bộ chính trị
Bộ chính trị đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết, trong đó có Nghị quyết
Trung ương số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ cấp bách trọng tâm
công tác tư pháp trong thời gian tới và Nghị quyết số 49-NQ-TW ngày 02/08/2005
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020.
1.3.2 Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của ngành
Chức năng, nhiệm vụ của ngành Kiểm sát là Thực hành quyền công tố và kiểm
sát hoạt động tư pháp.
1.3.3 Thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương
Ngăn chặn kịp thời những trường hợp xâm phạm đến pháp luật hình sự, không
bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Thông qua thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động điều tra, xét xử, Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn tham
mưu, đề xuất với cấp ủy sở tại, chính quyền địa phương có giải pháp nâng cao chất
lượng hiệu quả đấu tranh phòng chống tội phạm. Đây là trách nhiệm chính trị lớn
của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn trước Đảng, chính quyền và nhân dân
trong thị xã, phấn đấu từ năm 2017 – 2020.
1.3.4 Thực hiện nghị quyết của chi bộ, chỉ tiêu nghiệp vụ của đơn vị đề ra.
Thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ đề ra trong việc đấu tranh phòng, chống tội
phạm. Phấn đấu thực hiện bằng và vượt chỉ tiêu nghiệp vụ của đơn vị đề ra trong

từng thời kỳ.
1.4. Giới hạn của đề án
1.4.1 Phạm vi đối tượng
Là hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra,xét xử các vụ án hình
sự, được tổ chức triển khai thực hiện cho chính đơn vị Viện kiểm sát nhân dân thị xã
Bỉm Sơn nhằm nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra,

3


xét xử án hình sự để đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp nhằm nâng cao vị thế của
ngành kiểm sát trong hoạt động tố tụng, đề án này được triển khai trên toàn đơn vị
Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tất cả từ cán bộ nghiệp vụ,
kiểm tra viên, kiểm sát viên, người giữ trọng trách như viện trưởng, phó viện trưởng
đều phải tiếp tục học tập rèn luyện về trình độ kỹ năng công tác kiểm sát nói chung,
vì trong các khâu kiểm sát thì thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm
sát xét xử án hình sự là khâu mũi nhọn của hoạt động kiểm sát.
1.4.2 Không gian
Đề án Nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử
các vụ án hình sự được triển khai thực hiện trong phạm vi địa bàn thị xã Bỉm Sơn
do đội ngũ Cán bộ, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, lãnh đạo của đơn vị trực tiếp thực
hiện.
1.4.3 Thời gian thực hiện đề án
Quá trình triển khai thực hiện đề án, lãnh đạo đơn vị Viện kiểm sát nhân dân thị
xã Bỉm Sơn phải có tổ chức họp rút kinh nghiệm kết quả thực hiện hằng năm nhằm
tìm ra những ưu điểm đã đạt được trong quá trình hoạt động chuyên môn nghiệp vụ
để phát huy, đồng thời cũng rút ra được những thiếu sót, tồn tại, vướng mắc, từ đó
rút ra ở nguyên nhân chủ quan và khách quan, đề có biện pháp thảo luận, bàn bạc,
khắc phục để các năm sau của quá trình thực hành đề án có chất lượng hiệu quả tốt
hơn năm trước. Từ cơ sở thực tiễn đó, đơn vị tổ chức tổng kết thực tiễn thực hiện đề

án triển khai từ đầu năm 2017 và kết thúc vào năm 2020.
Phần 2. NỘI DUNG
2.1 Căn cứ xây dựng đề án
2.1.1 Căn cứ khoa học, lý luận
2.1.1.1 Căn cứ khoa học
Các khái niệm thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử hình sự
* Khái niệm thực hành quyền công tố

4


Thực hành quyền công tố giai đoạn điều tra, xét xử là hoạt động của Viện kiểm
sát nhân dân trong tố tụng hình sự để thực hiện việc buộc tội của nhà nước đối với
người phạm tội, được thực hiện trong giai đoạn điều tra, xét xử phát sinh từ khi thụ
lý giải quyết tố giác tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố đến khởi tố, điều tra và
trong suốt quá trình khởi tố, điều tra và xét xử vụ án hình sự.
* Khái niệm kiểm sát điều tra hình sự
Kiểm sát điều tra các vụ án hình sự là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình sự phát
sinh trong giai đoạn điều tra, nhằm đảm bảo cho quá trình điều tra khách quan, toàn
diện, đầy đủ của những vi phạm pháp luật, trong quá trình diều tra phải được phát
hiện, khắc phục.
* Khái niệm kiểm sát xét xử vụ án hình sự
Kiểm sát xét xử vụ án hình sự là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân nhằm
kiểm sát tuân theo pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng hình
sự phát sinh trong giai đoạn xét xử vụ án, nhằm đảm bảo cho quá trình xét xử vụ án
được khách quan toàn diện
Từ các khái niệm nêu trên, các giai đoạn thực hành quyền công tố, kiểm sát điều
tra và kiểm sát xét xử được phân định như sau:
- Giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra. Giai đoạn này theo

quy định của Bộ Luật tố tụng hình sự thì hoạt động hành quyền công tố và kiểm sát
điều tra được phát sinh từ cơ quan cảnh sát điều tra quyết định thụ lý tố giác tin báo
về tội phạm và kiến nghị khởi tố, các hoạt động bắt, tạm giữ hình sự cho đến quyết
định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giam bị can, cho đến khi cơ quan kết thúc
điều tra bằng bản kết luận điều tra kèm theo vụ án chuyển đề nghị Viện kiểm sát
truy tố bị can bằng một tội danh cụ thể.
- Giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự, phát sinh
từ khi Viện kiểm sát đã có quyết định truy tố bằng bản cáo trạng chuyển theo hồ sơ
sang Tòa án để xét xử theo thẩm quyền, Tòa án thụ lý đến khi tiến hành xét xử và
bản án có hiệu lực pháp luật.

5


Thực hành quyền công tố và chức năng kiểm sát là hai chức năng hoàn toàn độc
lập của Viện kiểm sát, được phân định rõ ràng tại các điều 23 Bộ luật tố tụng hình
sự quy định nhiệm vụ quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hiện quyền công tố và
kiểm sát tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự. Trong hai
chức năng hoàn toàn độc lập này đều do Viện kiểm sát tiến hành và luôn gắn bó với
nhau.
Khi một vụ án hình sự xảy ra, từ giai đoạn tiếp nhận tin tố giác tội phạm, khởi tố
điều tra, xét xử thì Viện kiểm sát đồng bộ phải thực hiện cả hai chức năng này.
Quyền công tố là quyền đại diện cho Nhà nước truy cứu trách nhiệm hình sự đối
với người có hành vi phạm tội. Phạm vi quyền công tố bắt đầu từ khi tội phạm xảy
ra và tiếp diễn suốt từ khởi tố, điều tra đến truy tố bị can ra tòa tranh tụng tại phiên
tòa và kết thúc bằng bản án có hiệu lực pháp luật. Thực hành quyền công tố ở Việt
Nam chúng ta căn cứ vào các quy định của Hiến pháp và pháp luật và thực tiễn từ
trước tới nay được giao cho duy nhất Viện kiểm sát. Vậy chủ thể thực hành quyền
công tố ở Việt nam là Viện kiểm sát nhân dân.
Như vậy chức năng này cũng phát sinh bắt đầu từ khi phát sinh tố tụng cho đến

khi vụ án được đưa ra xét xử, án có hiệu pháp luật. Trách nhiệm của Viện kiểm sát
có nhiệm vụ giám sát hoạt động của cơ quan điều tra từ khi thụ lí tin báo tố giác tội
phạm, khởi tố điều tra vụ án, kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án từ khi Viện kiểm
sát quyết định truy tố bị can bằng cáo trạng chuyển sang tòa án để xét xử cho đến
khi án có hiệu lực, kiểm sát hoạt động của những người tiến hành tố tụng và người
tham gia tố tụng. Nếu phát hiện vi phạm sẽ sử dụng thẩm quyền do pháp luật quy
định để điều chỉnh.
2.1.1.2 Căn cứ lý luận
Tiêu chí đánh giá chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra xét
xử các vụ án hình sự được xác định như sau:
- Để nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố, kiểm sát, điều tra, xét xử các
vụ án hình sự còn được đánh giá bằng việc thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu kế
hoạch được giao. Các chỉ tiêu kế hoạch đó đều được thảo luận bàn bạc để đi đến
xây dựng kế hoạch công tác từng năm của đơn vị trên cơ sở bám sát chỉ tiêu kế

6


hoạch của ngành như: phấn đấu 100% án kiểm sát điều tra kết thúc trong thời hạn
luật định, truy tố 100% án kết thúc điều tra đề nghị truy tố, không có án cải sửa,
không có án bị hủy, không có án khởi tố sau đó phải đình chỉ do bị can không phạm
tội, giảm đến mức tối thiểu án quá hạn, án trả hồ sơ điều tra bổ sung, không có oan,
sai trong hoạt động công tố, kiểm sát điều tra xử vụ án hình sự, trong năm không có
kiểm sát viên để thiếu sót trong hoạt động chuyên môn nghiệp vụ… Các tiêu chí
phê chuẩn bắt giam đều đúng luật định …Kịp thời phát hiện sai sót của cơ quan tố
tụng và có kiến nghị, kháng nghị hiệu quả, đây là tiêu chí hết sức quan trọng để
đánh giá chất lượng hoạt động thực hàh quyền công tố, kiểm sát điều tra, xét xử
trong năm.
- Khai thác tối ưu nhất mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan cảnh sát điều tra,
tòa án thị xã để nhằm thực hiện có hiệu qua chức năng công tố và chức năng kiểm

sát trong cả hai giai đoạn điều tra và xét xử.
Với cơ quan cảnh sát điều tra công an thị xã, trên cơ sở hoạt động độc lập theo
pháp luật của từng ngành, còn phải mở ra quan hệ phối hợp, bàn bạc, giải quyết, xử
lý những vụ việc phức tạp trên cơ sở tạo điều kiện cùng hoàn thành nhiệm vụ.
Với cơ quan tòa án là cơ quan xét xử, viện kiểm sát hoạt động công tố và kiểm
sát xét xử độc lập theo pháp luật nhưng không ngừng quan hệ phối hợp để bàn biện
pháp giải quyết những vụ việc khó, phức tạp.
Việc khai thác tối ưu quan hệ phối hợp 3 ngành tố tụng trong huyện tốt thì chất
lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự cũng
được nâng cao.
- Kiểm sát viên được phân công làm nhiệm vụ thực hành quyền công tố, kiểm
sát điều tra, xét xử phải có trách nhiệm bám sát diễn biến hoạt động điều tra, xét xử
để kịp thời phát hiện thiếu sót để yêu cầu thực hiện đúng luật nhất là giai đoạn điều
tra, kiểm sát viên phải theo sát điều tra viên để kịp thời chỉ đạo điều tra tránh sai sót
cũng như thiếu tinh thần trách nhiệm trong điều tra.
2. 1.2 Căn cứ chính trị, pháp lý:
2.1.2.1 Căn cứ chính trị:

7


a. Hệ thống các quan điểm của Đảng về vai trò của ngành kiểm sát trong
thực hành quyền cồng tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự.
Ngày 02/01/2002, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về một số
nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới. Tiếp đó ngày 25/4/2005,
Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 48 về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam đến 2010, định hướng đến năm 2020. Nghị quyết số 49
về Chiến lược caỉ cách tư pháp đến năm 2020 và Kết luận số 79-KL/TW ngày
28/7/2010 của Bộ chính trị theo tinh thần nghị quyết 49 vẫn giữ nguyên vị trí vai trò
của ngành kiểm sát như hiện nay. Với 03 nghị quyết trên, Bộ Chính trị đã xác định

các định hướng quan trọng, toàn diện cho Chiến lược cải cách tư pháp đến 2020 và
việc xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong đó, Nghị quyết số 49 xác định:
Trước mắt VKSND giữ nguyên chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát
hoạt động tư pháp. VKSND được tổ chức phù hợp với tổ chức của tòa án và tăng
cường trách nhiệm công tố trong trong hoạt động điều tra.
Trong quá trình thực hiện cải cách tư pháp, VKSND đã là cơ quan đi đầu, thực
hiện có hiệu quả việc đổi mới sâu rộng cả về mặt tổ chức hoạt động, đội ngũ cán bộ,
KSV đến phương pháp, phương châm thực hiện, đóng góp một phần quan trọng vào
thành quả chung của sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả của các khâu công tác và tổ
chức hoạt động của ngành Kiểm sát, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của Đảng và
Nhà nước, trong nhiều năm qua,Viện trưởng VKSNDTC đã ban hành nhiều Chỉ thị
quán triệt VKSND các cấp tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chủ trương cải cách
tư pháp như: Các Chỉ thị về thực hiện nhiệm vụ công tác hằng năm của ngành Kiểm
sát, Chỉ thị số 03/2008/CT-VKSTC-VPT1 ngày 19/6/2008 về tăng cường công tác
kháng nghị phúc thẩm hình sự, Chỉ thị số 04/CT-VKSTC-VPT1 ngày 17/5/2012 về
tăng cường công tác kháng nghị phúc thẩm dân. Chỉ thị số 06/CT-VKSTC ngày
05/11/2012 về tăng cường công tác thống kê và ứng dụng công nghệ thông tin, Chỉ
thị số 04/CT-VKSTC ngày 14/8/2013 về tăng cường công tác thanh tra, Chỉ thị số
06/CT- VKSTC ngày 06/12/2013 về tăng cường trách nhiệm công tố trong hoạt
động điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra, Chỉ thị số 05/CT- VKSTC- TTr

8


ngày 31/3/2014 về tăng cường kỉ cương, kỉ luật công vụ và trật tự nội vụ, Chỉ thị số
08/CT-VKSTC ngày 16/10/2014 về đổi mới nâng cao chất lượng công tác thi đua,
khen thưởng...Ngoài ra, để thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành, Viện trưởng Viện
Kiểm Sát Nhân Dân Tối Cao đã ban hành hệ thống các quy chế về hoạt động nghiệp
vụ, thanh kiểm tra, thi đua khen thưởng, xây dựng ngành...

Đặc biệt thời gian vừa qua, diễn ra một sự kiện chính trị quan trọng của ngành
đó là Luật tổ chức Viện Kiểm Sát Nhân Dân sửa đổi đã được Quốc hội khóa XIII, kì
họp thứ 8 thông qua ngày 21/11/2014. Với 6 chương 101 điều. Luật tổ chức Viện
Kiểm Sát Nhân Dân năm 2014 tiếp tục khẳng định rõ hơn vị trí của Viện Kiểm Sát
Nhân Dân là thiết chế hiến định trong bộ máy Nhà nước, có nhiệm vụ bảo vệ Hiến
pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ pháp chế
XHCN. Đây là một dự án luật công phu, khoa học, phù hợp thực tiễn, đáp ứng được
yêu cầu cải cách tư pháp, đổi mới tổ chức, kiện toàn bộ máy, nâng cao chất lượng
mọi hoạt động của ngành kiểm sát.
b. Nội dung, biện pháp thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử
các vụ án hình sự
Nội dung biện pháp thực hành quyền công tố và điều tra, xét xử án hình sự tại
Viện Kiểm Sát Nhân Dân cấp huyện, thị cũng được cụ thể hóa tại Bộ luật tố tụng
hình sự, luật tổ chức Viện Kiểm Sát Nhân Dân, các quy chế của Viện Kiểm Sát
Nhân Dân Tối Cao, các thông tư liên ngành.
2.1.2.2. Căn cứ pháp lý:
a. Nhiệm vụ quyền hạn của Viện Kiểm Sát Nhân Dân cấp huyện, thị
Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân thủ Pháp
luật trong tố tụng hình sự.
- Viện kiểm sát thực hành quyền công tố trong tố tụng hình sự, quyết định việc
truy tố người phạm tội ra trước Tòa án.
- Viện kiểm sát, kiểm sát việc tuân thủ theo Pháp luật trong tố tụng hình sự có
trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng,
người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ

9


luật tố tụng hình sự quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan
hoặc cá nhân này.

Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm mọi hành vi phạm tội đều phải được xử lý kịp
thời, việc khởi tố điều tra truy tố, xét xử thi hành án đúng người đúng tội, đúng
pháp luật, không để lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội
(Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự).
* Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nhằm bảo đảm:
- Mọi hành vi phạm tội, người phạm tội phải được phát hiện, khởi tố điều tra,
truy tố, xét xử kịp thời, nghiêm minh, đúng người đúng tội, đúng Pháp luật, không
làm oan người vô tội, không để lọt tội phạm và người phạm tội.
- Không để người nào bị khởi tố, bị bắt tạm giữ, tạm giam, bị hạn chế quyền con
người, quyền công dân trước Pháp luật.
- Khi thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, Viện kiểm sát nhân dân có
nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
+ Yêu cầu khởi tố, hủy bỏ quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án trước
pháp luật, phê chuẩn, không phê chuẩn quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều
tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trực tiếp khởi
tố vụ án, khởi tố bị can trong những trường hợp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định.
+ Quyết định phê chuẩn việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ các biện pháp hạn chế
quyền con người, quyền công dân trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra truy tố theo quy định của Bộ luật tố
tụng hình sự.
+ Hủy bỏ các quyết định tố tụng trước pháp luật khác trong việc giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra của cơ
quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.
+ Khi cần thiết đề ra yêu cầu điều tra và yêu cầu cơ quan điều tra, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện.
+ Yêu cầu cơ quan điều tra, tổ chức, cá nhân hữu quan cung cấp tài liệu để làm
rõ tội phạm, người phạm tội.

10



+ Trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, tiến hành
một số hoạt động điều tra làm rõ căn cứ, quyết định việc buộc tội đối với người
phạm tội.
+ Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, các tội phạm về tham
nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp theo quy định của Pháp luật.
+ Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn trong quá trình điều tra, truy tố.
+ Quyết định việc truy tố, buộc tội bị cáo tại phiên tòa.
+ Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án trong trường hợp viện kiểm sát
nhân dân phát hiện oan, sai, bỏ lọt tội phạm, người phạm tội.
+ Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc buộc tội đối với người phạm
tội theo quy định của Bộ luật hình sự (Điều 3 – Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân
– 2014)
b. Trình tự thủ tục thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các
vụ án hình sự
* Giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
Giai đoạn này được phát sinh từ khi cơ quan cảnh sát điều tra công an thị quyết
định thụ lý tố giác và tin báo về tội phạm, trình tự của các giai đoạn này như sau:
+ Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tiếp nhận giải quyết tin báo, tố giác
tội phạm và kiến nghị khởi tố.
Theo quy định tại điều 103 Bộ luật tố tụng hình sự thì cơ quan điều tra có nhiệm
vụ tổ chức tiếp nhận giải quyết các tin báo, tố giác tội phạm và kiến nghị khởi tố
thuộc thẩm quyền. Khi Viện kiểm sát nhân dân tiếp nhận được tin báo tố giác tội
phạm phải kịp thời chuyển cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để xác minh, giải
quyết.
Trong trường hợp cơ quan điều tra tiếp nhận tin báo tố giác tội phạm không ra
quyết định giải quyết hoặc ra quyết định giải quyết nhưng không thông báo cho
Viện kiểm sát thì lãnh đạo Viện kiểm sát phải cử ngay kiểm sát viên đã được phân
công tiếp nhận và giải quyết tin báo tố giác tội phạm kiểm sát chặt chẽ tính có căn

cứ của tin báo đó. Viện kiểm sát phải chủ động, không được thụ động ngồi chờ,
quan hệ phối hợp để phân loại quyết tố giác tin báo, tố giác tội phạm phải được thực

11


hiện thường xuyên giữa cơ quan điều tra và Viện kiểm sát. Đối với những việc phức
tạp cần có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo mỗi ngành tố tụng trong thị xã.
+ Thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự:
Theo quy định tại điều 109 Bộ luật tố tụng hình sự, Viện kiểm sát thực hành
quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp trong việc khởi tố vụ án hình sự của
cơ quan điều tra, viện kiểm sát có quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ
án không có căn cứ của cơ quan điều tra và ra quyết định không khởi tố vụ án hình
sự hoặc Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án của cơ
quan điều tra, nếu quyết định không khởi tố án hình sự, không có căn cứ và ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự giao cho cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Do đó khi được phân công kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự, kiểm sát viên
phải kiểm sát chặt chẽ việc gửi kịp thời quyết định khởi tố, quyết định không khởi
tố vụ án hình sự của cơ quan điều tra, tránh tình trạng là vụ án đã được khởi tố
nhưng cơ quan điều tra không gửi kịp cho Viện kiểm sát, cơ quan điều tra chỉ gửi
khi cần có sự phê chuẩn quyết định khởi tố bị can hoặc khi cần thiết phải có sự phê
chuẩn lệnh tạm giam bị can…
+ Thực hành quyền công tố và kiểm sát khởi tố bị can:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2003 thì nhiệm vụ, quyền hạn của
Viện kiểm sát ở đây chủ yếu là xét phê chuẩn hoặc không phê chuẩn quyết định
khởi tố bị can của cơ quan điều tra (Điều 126 Khoản 4 Bộ luật tố tụng hình sự). Với
việc quy định thẩm quyền phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định thay đổi,
bổ sung quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra là một bảo đảm quan trọng
các quyền dân chủ của công dân trong tố tụng hình sự. Quyết định khởi tố bị can có
ý nghĩa hoàn toàn khác với quyết định khởi tố vụ án vì quyết định khởi tố vụ án là

hoạt động khởi động để cơ quan điều tra tìm kiếm dấu vết, tu thập chứng cứ chưa
can thiệp sâu vào quyền cơ bản của công dân. Trong khi đó quyết định khởi tố bị
can có ý nghĩa và ảnh hưởng rất lớn đối với người bị khởi tố bị can có ảnh hưởng
sâu sắc tới sinh mạng chính trị, tới hình ảnh của bị can trong đời sống xã hội, tới
tâm lý, tình cảm của người bị khởi tố. Chính vì vậy mà Pháp luật đã giao quyền phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can cho Viện kiểm sát và đó cũng là giao quyền quyết

12


định cuối cùng cho viện kiểm sát đối với có khởi tố hay không khởi tố một công
dân, mặc dù quyết định đó do cơ quan điều tra ban hành. Việc giao thẩm quyền phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can cho Viện kiểm sát nhằm đảm bảo việc khởi tố một
công dân phải có căn cứ và đúng Pháp luật. Do đó khi nhận được quyết định khởi tố
bị can và tài liệu có liên quan của cơ quan điều tra chuyển sang kiểm sát viên,
chuyên viên được phân công phải nghiên cứu tài liệu, kiểm sát chặt chẽ tính có căn
cứ và hợp pháp của quyết định, quyết định khởi tố bị can. Tính có căn cứ của quyết
định khởi tố bị can phải được phản ánh đầy đủ trong tài liệu gửi kèm, kiểm sát viên
được phân công không được chỉ kiểm tra tính có căn cứ nêu trong quyết định khởi
tố bị can. Tính có căn cứ nêu trong quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra
chỉ có giá trị so sánh, khi tính có căn cứ được phản ánh trong các tài liệu gửi kèm.
Tính có căn cứ của quyết định khởi tố bị can được thể hiện qua những chững cứ
có trong tài liệu gửi kèm, khẳng định chính bị can là người đã thực hiện, người đã
thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án và người thực hiện hành vi phạm tội đủ tuổi
chịu trách nhiệm hình sự đối với tội đó (Điều 12 Bộ luật hình sự)
Tính hợp pháp của quyết định khởi tố bị can thể hiện ở thủ tục ra quyết định và
hình thức quyết định khởi tố bị can. Một quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ ngày,
tháng, năm, địa điểm ra quyết đinh, họ tên, chức vụ người ra quyết định, dấu của cơ
quan ra quyết định, họ tên, ngày tháng năm sinh, nghề nghiệp, hoặc hoàn cảnh gia
đình của bị can, bị can bị khởi tố vì tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự,

thời gian và địa điểm phạm tội và những tình tiết khác…
Kiểm sát viên được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra cần
phải nhận thấy, nếu quyết định khởi tố bị can thỏa mãn hai điều kiện kiện trên thì
kiểm sát viên làm báo cáo nói rõ tính có căn cứ và tính hợp pháp của quyết định
khởi tố bị can và đề xuất lãnh đạo yêu cầu cơ quan cảnh sát điều tra thị xã ra quyết
định đúng theo quy định của Pháp luật. Sau khi cơ quan điều tra đã đáp ứng đúng
yêu cầu của Viện kiểm sát thì kiểm sát viên làm đề xuất đề nghị lãnh đạo viện phê
chuẩn quyết định khởi tố bị can.
Trong vòng 24h, kể từ khi ra quyết định hoặc yêu cầu Viện kiểm sát phải gửi cho
cơ quan điều tra để thực hiện, đồng thời kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc

13


thực hiện các quyết định và yêu cầu. Nếu cơ quan điều tra không thực hiện thì kiểm
sát viên phải báo cáo kịp thời với lãnh đạo Viện kiểm sát để có biện pháp xử lý kịp
thời theo quy định của Pháp luật.
Ngoài các hoạt động nêu trên, kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ các biện
pháp điều tra do cơ quan điều tra áp dụng đối với người bị khởi tố trước khi có sự
phê chuẩn của Viện kiểm sát. Trước khi có sự phê chuẩn quyết định khởi tố bị can,
cơ quan điều tra chỉ có quyền áp dụng một biện pháp duy nhất đó là tiến hành hỏi
cung bị can ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can, các biện pháp điều tra khác
mà Pháp luật quy định, chỉ áp dụng đối với bị can như áp giải bị can (Điều 130 Bộ
luật tố tụng hình sự) ra lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh tạm giam…(các Điều 80,
88, 91, 92, 93, 146,…Bộ luật tố tụng hình sự) thì cơ quan điều tra không được áp
dụng, các biện pháp này chỉ được áp dụng khi quyết định khởi tố bị can đã được
Viện kiểm sát phê chuẩn.
* Giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự:
Phạm vi thực hành quyền công tố và kiểm sát tuân theo pháp luật trong giai
đoạn xét xử vụ án hình sự ( xét xử sơ thẩm) được bắt đầu từ khi bản cáo trạng và

quyết định truy tố của Viện kiểm sát cùng hồ sơ vụ án đã được chuyển đến Tòa án
cho đến khi bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
Giai đoạn này thì vị trí chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong
việc thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự đã được quy định tại Mục
4 Chương II Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014, trong giai đoạn xét xử
vụ án hình sự, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thực hành quyền công tố, bảo
đảm việc truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và
người phạm tội, không làm oan người vô tội, kiểm sát việc xét xử các vụ án hình sự,
nhằm bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật, nghiêm minh, kịp thời.
Theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát và các Điều 206, 207, 217 Bộ luật
tố tụng hình sự thì tại phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự thì kiểm sát viên
phải thực hiện nhiệm vụ theo quy định cụ thể.
Pháp luật còn quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát trong thực
hiện công tác kiểm sát xét vụ án hình sự. Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn

14


kiểm sát tuân thủ theo pháp luật trong hoạt động xét xử của Tòa án, như kiểm sát
thời hạn đưa vụ án ra xét xử, thời hạn mở phiên tòa (Điều 176 Bộ luật tố tụng hình
sự), kiểm sát nội dung quyết định đưa vụ án ra xét xử (Điều 178 Bộ luật tố tụng
hình sự)…, kiểm sát việc tiến hành thủ tục tố tụng của hội đồng xét xử, của những
người triệu tập đến phiên tòa…nếu phát hiện thấy Tòa án hoặc hội đồng xét xử có vi
phạm pháp luật thì kiểm sát viên phải có ý kiến kịp thời, kiến nghị Tòa án, hội đồng
xét xử khắc phục những thiếu sót vi phạm.
Thực hành quyền công tố tại phiên tòa và kiểm sát tuân theo pháp luật trong xét
xử các vụ án hình sự là hai nhiệm vụ khác nhau nhưng chúng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau, hỗ trợ nhau để cùng thực hiện tốt chức năng kiểm sát.
Trong hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự.
Có những thao tác nghiệp vụ bằng quyết định là: Phân công, thay đổi kiểm sát viên

thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm.
Phân công kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm,
việc phân công kiểm sát viên giải quyết từng vụ án cụ thể.
Trong trường hợp kiểm sát viên phải từ chối tiến hành tố tụng thì quy định tại
Điều 45 Bộ luật tố tụng hình sự, kiểm sát viên có thể bị thay đổi nếu thuộc các
trường hợp quy định tại Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự. Vì vậy, khi phân công
kiểm sát viên, lãnh đạo Viện kiểm sát thị xã phải chú ý điều này: không để xảy ra
trường hợp Tòa án hoặc những người tham gia tố tụng tại phiên tòa đề nghị thay đổi
kiểm sát viên. Kiểm sát viên khi được giao nhiệm vụ thực hành quyền công tố và
kiểm sát xét xử đối với vụ án, nếu gặp những trường hợp phải từ chối tiến hành tố
tụng quy định ở Điều 42 Bộ luật tố tụng hình sự thì phải chủ động báo cáo với viện
trưởng hoặc phó viện trưởng phụ trách để cử kiểm sát viên khác thay thế. Việc thay
đổi kiểm sát viên (Điều 43 Bộ luật tố tụng hình sự) thì viện trưởng là người quyết
định việc có thể thay đổi hoặc không thay đổi (phó viện trưởng phụ trách nêu ra
quyết định phải được viện trưởng phân công). Nếu Viện kiểm sát ra quyết định
không thay đổi kiểm sát viên thì phải có văn bản nói rõ về việc không thay đổi. Về
việc có mặt của kiểm sát viên tại phiên tòa Điều 184 Bộ luật tố tụng hình sự quy
định tại phiên tòa kiểm sát viên, viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Vì

15


vậy ngay sau khi nhận được quyết định đưa vụ án ra xét xử, Viện kiểm sát phải chủ
động sắp xếp phân công kiểm sát viên tham gia phiên tòa.
Trước khi tham gia phiên tòa, kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ vụ án. Đây là
nhiệm vụ trọng tâm của kiểm sát viên khi được phân công thực hành quyền công tố
và kiểm sát xét xử. Chỉ có nghiên cứu kỹ hồ sơ, nắm vững nội dung vụ án thì kiểm
sát viên mới có thể hoàn thành việc buộc tội bị cáo trước tòa. Nếu không nắm vững
hồ sơ thì chất lượng tham gia xét xử của kiểm sát viên sẽ không đạt yêu cầu và
không sử dụng nhuần nhuyễn các chứng cứ buộc tội khi luận tội. Do đó, lời buộc tội

của kiểm sát viên sẽ kém thuyết phục. Không nghiên cứu kỹ hồ sơ là việc làm thiếu
trách nhiệm và thường dẫn đến tình trạng lúng túng, bị động (thực tiễn này đã rút
kinh nghiệm nhiều phiên tòa, trong nhiều năm, phiên tòa nào kiểm sát viên nghiên
cứu kỹ hồ sơ thì chất lượng công tố đạt kết quả tốt và ngược lại).
Việc báo cáo của kiểm sát viên, trước khi tham gia phiên tòa, kiểm sát viên phải
cáo báo với lãnh đạo viện về việc giải quyết vụ án, nội dung này được quy định tại
Điều 6 quy chế kiếm sát xét xử.
+ Năm là hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm ở giai
đoạn trước khi mở phiên tòa.
Chuẩn bị đề cương xét hỏi và chuẩn lời luận tội:
Trước khi tham gia phiên tòa, kiểm sát viên phải làm cho được dự thảo, đề
cương tham gia xét hỏi. Mục đích của việc xét hỏi là để nhằm làm rõ hành vi phạm
tội của bị cáo (trên cơ sở yếu tố cấu thành tội phạm và dấu hiệu đặc trưng của tội
phạm cụ thể). Để chủ động, kiểm sát viên cần dự kiến những tình huống diễn biến
có thể xảy ra tại phiên tòa như (thái độ, tâm lý của bị cáo, khă năng phản cung, thay
đổi lời khai của bị cáo so với lời khai ở giai đoạn điều tra…)
Cũng cần dự báo trước những vấn đề mà luật sư sẽ hỏi, sẽ nêu ra tại phiên tòa để
chủ động, tự tin khi tranh luận.
Kiểm sát hoạt đông của Tòa án trước khi mở phiên tòa.
Ở giai đoạn xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự, ngoài việc thực hành quyền công
tố kiểm sát viên còn nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án, của
Hội đồng xét xử và những người tham gia tố tụng. Hoạt động kiểm sát xét xử không

16


phải là để cản trở việc xét xử mà là tạo điều kiện cho Hội đồng xét xử giải quyết vụ
án một cách đúng pháp luật, khách quan, toàn diện, bảo đảm việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên tòa.
Do đó, để đạt được mục đích trên, khi tiến hành kiểm sát xét xử sơ thẩm các vụ

án hình sự, kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc tiến hành các thủ tục tố tụng
của Tòa án, của Hội đồng xét xử ở từng giai đoạn cụ thể, kiểm sát việc chấp hành
pháp luật của những người tham gia tố tụng.
Ngoài ra kiểm sát viên còn phải kiểm sát chặt chẽ các nội dung như: Việc áp
dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Tòa án (Điều 177 Bộ luật tố tụng
hình sự, việc chấp hành Pháp luật của Tòa án về thời hạn chuẩn bị xét xử (Điều 176
Bộ luật tố tụng hình sự), nội dung quyết định mở phiên tòa (Điều 178 Bộ luật tố
tụng hình sự), việc giao quyết định của Tòa án, việc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ
án.
Việc kiểm sát tuân theo Pháp luật tại phiên tòa của Viện kiểm sát.
Tại phiên tòa ngoài nhiệm vụ bảo vệ cáo trạng và quan điểm truy tố của Viện
kiểm sát (thực hiện quyền công tố trước tòa), kiểm sát viên còn có nhiệm vụ và
quyền hạn kiểm sát hoạt động xét xử và của những người tham gia tố tụng, nhằm
bảo đảm cho hoạt động xét xử của Tòa án đũng nghĩa, đúng tội đúng pháp luật và
công minh, quyền và lợi ích hợp pháp của người tham gia tố tụng được bảo đảm,
tôn trọng quy trình xét xử.
Tại phiên tòa, kiểm sát viên cần kiểm sát các hoạt động sau đây của hội đồng xét
xử:
- Kiểm sát thủ tục bắt đầu phiên tòa. Khi bắt đầu phiên tòa chủ tọa phiên tòa
phải đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thư ký phiên tòa báo cáo danh sách có mặt
của những người được triệu tập đến phiên tòa. Sau phần kiểm tra căn cước của
những người tham gia tố tụng, Chủ tọa phiên tòa giải thích rõ quyền và nghĩa vụ
của những người này (Điều 201 Bộ luật tố tụng hình sự)
- Sau khi nghe Chủ tọa phiên tòa đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, sau khi
nghe Thư ký phiên tòa đọc danh sách có mặt của những người tham gia tố tụng,
Kiểm sát viên phải kiểm tra ngay thành phần Hội đồng xét xử xem có đúng với

17



thành phần được nêu trong quyết định đưa vụ án ra xét xử mà Tòa án đã gửi cho
Viện kiểm sát và những người tham gia tố tụng có liên quan không, kiểm tra danh
sách những người được triệu tập đển phiên tòa và danh sách có mặt của họ tại phiên
tòa xem có phù hợp nhau không hoặc thiếu vắng một ai không.
Trước khi Hội đồng xét xử chuyển sang phần xét hỏi, kiểm sát viên cần chú ý
yêu cầu Hội đồng xét xử quan tâm những trường hợp sau:
Trường hợp Pháp luật quy định bị cáo bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa: Trong
trường hợp bị cáo vắng mặt thì Tòa án có thể tiến hành xét xử trong các trường hợp
sau:
- Bị cáo trốn tránh và việc truy nã không có kết quả
- Bị cáo đang ở nước ngoài và không thể triệu tập đến phiên tòa được
-

Nếu sự vắng mặt của bị cáo không trở ngại cho việc xét xử và họ đã được

giao giấy triệu tập hợp lệ (Điều 187, Khoản 2 Bộ luật tố tụng hình sự)
Trường hợp Pháp luật quy đinh bắt buộc phải có người bào chữa mà người bào
chữa vắng mặt tại phiên tòa (Điều 157, khoản 2 Bộ luật tố tụng hình sự)
Trường hợp người làm chứng, bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người
giám định, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người phiên dịch vắng
mặt. Nếu sự vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử vụ án hình sự thì Hội
đồng xét xử cũng phải hoãn phiên tòa (Điều 191, khoản 1, Điều 192 Bộ luật tố tụng
hình sự)
Xong các thủ tục ban đầu, chuyển sang phần xét hỏi:
Trước khi tiến hành xét hỏi: Đại diện Viện kiểm sát là kiểm sát viên giữ quyền
công tố đọc cáo trạng (Điều 206 Bộ luật tố tụng hình sự)
Hội đồng xét xử tiến hành xét hỏi bị cáo. Ngoài việc Hội đồng xét xử tiến hành
xét hỏi, Kiểm sát viên cũng tham gia xét xử tại phiên tòa, nhằm củng cố làm rõ
thêm hành vi phạm tội, đánh giá chứng cứ, để bảo vệ cáo trạng. Cần nhận thức:
Việc xét hỏi của Viện kiểm sát tại tòa là sự kiểm tra lại kết quả điều tra. Việc xét

hỏi của kiểm sát viên không phải hướng tới cái gì đó mà khẳng định kết quả điều
tra, kiểm sát viên không cần xét hỏi toàn bộ nội dung vụ án, chỉ xét hỏi để nhằm
làm rõ thêm, khi mà nội dung cần xét hỏi, Hội đồng xét xử chưa xét hỏi.

18


Xong phần xét hỏi chuyển sang phần tranh luận: Kiểm sát viên phải trình bày
quan điểm luận tội bị cáo tại tòa. Luận tội của kiểm sát viên là một trong những
nhiệm vụ rất quan trọng. Điều 217 Bộ luật tố tụng hình sự quy định, sau khi kết
thúc việc xét hỏi tại phiên tòa, kiểm sát viên trình bày lời luận tội, đề nghị kết tội bị
cáo. Luận tội của kiếm sát viên phải căn cứ vào những tài liệu, chứng cứ đã được
kiểm tra tại phiên tòa và ý kiến tranh luận của bị cáo, người bào chữa, người bảo vệ
quyền và nghĩa vụ của đương sự và những người tham gia tố tụng tại phiên tòa.
Tranh luận tại tòa:
Để thực hiện tranh luận tại tòa hình sự đạt chất lượng, đáp ứng những yêu cầu
của công tác cải cách tư pháp, đòi hỏi kiểm sát viên phải nắm vững và đánh giá
chứng cứ vụ án một cách khách quan tổng hợp (cả chứng cứ buộc tội và chứng cứ
gỡ tội) phải kiểm tra tính hợp pháp và có căn cứ tài liệu chứng cứ thu thập được
trong quá trình điều tra, xét hỏi.
Trường hợp khi tranh luận, những người tham gia tố tụng có ý kiến khác nhau
với luận tội, kiểm sát viên phải đưa ra những lập luận của mình đối với từng ý kiến
không được lảng tránh hoặc đối đáp bằng việc giữ nguyên quan điểm truy tố trong
cáo trạng…không căn cứ vào kết quả xét xử tại tòa, kiểm sát viên không được thụ
động, ngồi chờ, đẩy trách nhiệm đối đáp cho Hội đồng xét xử, vì thực tiễn đã có
nhiều trường hợp người tham gia tố tụng nêu ý kiến ngược lại lời luận tội của kiểm
sát viên nhưng kiểm sát viên né tránh không tranh luận lại, và khi được Hội đồng
xét xử yêu cầu đối đáp thì có kiểm sát viên trả lời “tùy tòa quyết định”. Tuy nhiên
không phải những người tham gia tố tụng nêu câu hỏi nào, thắc mắc nào, kiểm sát
viên cũng phải trả lời. Tranh luận những quan điểm, ý kiến khác với lời luận tội và

có liên quan tới việc giải quyết vụ án. Kiểm sát viên không tranh luận những vấn đề
không liên quan đến việc giải quyết vụ án. Khi có những câu hỏi không liên quan
tới việc giải quyết vụ án thì kiểm sát viên lưu ý Hội đồng xét xử bác bỏ câu hỏi đó
mà không cần nêu phải tranh luận lại hoặc có quan điểm ra yêu cầu kiểm sát viên
tranh luận nhưng những nội dung thắc mắc có quan điểm đó đã được giải đáp rõ
trong quá trình xét xử tại tòa. Trong trường hợp này, kiểm sát viên không cần đối

19


đáp mà chỉ cần lưu ý Hội đồng xét xử là quan điểm đó đã được làm rõ ở giai đoạn
nào của quá trình xét xử.
Khi tranh luận với những quan điểm của những người tham gia tố tụng đối lập
với quan điểm luận tội, đòi hỏi kiểm sát viên lý giải lập luận để đối đáp lại một cách
dứt khoát, không vòng vo, né tránh. Các ý kiến tranh luận của kiểm sát viên phải
dựa trên những căn cứ pháp luật và các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và đã được
xem xét công khai tại phiên tòa, kiểm sát viên không được tranh luận theo ý kiến
chủ quan của mình. Kiểm sát viên phải kiên quyết bảo vệ những quan điểm, lập
luận đúng, bác bỏ những ý kiến, quan điểm sai trái nhằm bảo vệ sự thật, khách quan
của vụ án. Trong quá trình tranh luận, kiểm sát viên phải có phương án đối đáp,
tranh luận bình tĩnh, tôn trọng quyền bào chữa bị cáo và ý kiến của những người
tham gia tố tụng, bảo đảm dân chủ, tránh định kiến, bảo thủ.
Sau khi kết thúc phiên tòa sơ thẩm hình sự, kiểm sát viên phải làm những việc
sau đây:
- Kiểm tra biên bản phiên tòa (Điều 200 Bộ luật tố tụng hình sự)
- Kiểm tra việc giao bản án, quyết định của Tòa án (Điều 229 Bộ luật tố tụng
hình sự)
- Kiểm tra bản án, quyết định của Tòa án (Điều 199 Bộ luật tố tụng hình sự)
- Kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án (Điều 232 Bộ luật tố tụng hình sự)
- Kiểm tra việc giữ hồ sơ kháng cáo, kháng nghị (Điều 237 Bộ luật tố tụng hình

sự)
- Việc báo cáo kết quả xét xử, gửi bản án, quyết định sơ thẩm cho Viện kiểm sát
(Điều 27 QC KSXX)
- Rút kinh nghiệm về thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử sơ thẩm sau
phiên tòa.
- Tuyên truyền kết quả phiên tòa, kiến nghị, phòng ngừa tội phạm.
- Theo dõi kết quả xét xử phúc thẩm.
2.1.3 Căn cứ thực tiễn:
Trong lộ trình cải cách tư pháp giai đoạn 2017-2020, để làm sao nền tư pháp
Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước, nền kinh tế thị

20


trường phát triển kéo theo những mặt tích cực cũng không ít mặt trái, mặt tiêu cực
xâm phạm vào xã hội Việt Nam mà thực trạng vi phạm, tội phạm gia tăng phức tạp.
Đòi hỏi xã hội phải ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội để tập trung
vào phát triển kinh tế - xây dựng đất nước. Mà cơ quan bảo vệ pháp luật trong đó có
Viện kiểm sát phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, mới đáp
ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra.
Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự vai trò trách nhiệm của Viện kiểm
sát đã được quy định là rất nặng nề, từ khi xảy ra tố giác tin báo tội phạm cho đến
khi đưa vụ án ra xét xử thì nhiệm vụ của Viện kiểm sát phải liên tục bám sát cơ
quan điều tra từ khởi tố vụ án, bị can, bắt, tạm giữ, tạm giam, hoạt động điều tra vụ
án. Trong giai đoạn này Viện kiểm sát phải phê chuẩn các quyết định của cơ quan
điều tra như lệnh bắt khẩn cấp, gia hạn tạm giữ, khởi tố bị can, lệnh tạm giam, các
quyết định không khởi tố vụ án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ điều tra vụ án của
cơ quan điều tra…Trong quá trình này nếu để xảy ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm thì
Viện kiểm sát đã phê chuẩn các quyết định của cơ quan điều tra thì phải chịu trách
nhiệm về những sai sót nếu có.

Khi cơ quan điều tra kết thúc điều tra chuyển hồ sơ vụ án sang Viện kiểm sát đề
nghị truy tố, Viện kiểm sát phải truy tố bị can ra trước tòa. Tại phiên tòa sơ thẩm
Viện kiểm sát thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa phải chịu
trách nhiệm trước Nhà nước trong việc bảo vệ cáo trạng truy tố bị cáo đảm bảo tòa
xử bị cáo đó có tội theo cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát.
Tại phiên tòa Viện kiểm sát có trách nhiệm tranh luận, tranh tụng với luật sư bảo
vệ cho bị cáo để bảo vệ nội dung cáo trạng truy tố bị cáo trước phiên tòa đúng
người, đúng tội, đúng pháp luật.
Trong thực tiễn hoạt động công tố kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử án hình sự
tại Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn có lúc, có việc còn để xảy ra những thiếu
sót trong hoạt động công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự làm ảnh
hưởng đến vị thế của đơn vị và ngành Kiểm sát.
Đây là cơ sở thực tiễn để tôi chọn đề án “Nâng cao chất lượng thực hành quyền
công tố và kiểm sát điều tra, xét xử vụ án hình sự ở Viện kiểm sát nhân dân thị xã

21


Bỉm Sơn giai đoạn 2017-2020” với mục đích nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng thực
hiện nhiệm vụ công tác kiểm sát trong giai đoạn mới.
2.2. Nội dung cơ bản của đề án:
2.2.1 Thực trạng của vấn đề cần giải quyết mà đề án hướng đến
2.2.1.1 Bối cảnh thực hiện đề án:
Thị xã Bỉm Sơn là một thị xã trong 27 huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thanh
Hóa. Có diện tích là 6.701 ha, với số dân là 54.971 người, phía Bắc giáp tỉnh Ninh
Bình, phía Nam giáp huyện Hà Trung, phía Đông giáp huyện Nga Sơn, phía Tây
giáp huyện Thạch Thành ( Tỉnh Thanh Hoá). Đường giao thông thuận lợi gồm quốc
lộ 1A và đường sắt Bắc - Nam chạy qua. Thị xã Thị xã Bỉm Sơn có nhiều tiềm năng
to lớn, đặc biệt là tiềm năng khoáng sản phục vụ công nghiệp xây dựng. Diện tích
mỏ đá ở Bỉm Sơn có tới 1.186,8 ha chiếm khoảng 18% tổng diện tích tự nhiên. Trữ

lượng đá vôi ở Bỉm Sơn dự báo có tới vài tỷ mét khối; lượng đá vôi đã thăm dò là
hơn 600 triệu m3. Chất lượng đá vôi ở Bỉm Sơn có hàm lượng ô xít canxi và ô xít
mangiê rất thích hợp cho sản xuất xi măng và là nguyên liệu tốt để sản xuất các hoá
chất như đất đèn, bột nhẹ, làm chất lọc đường và làm đá ốp lát. Bỉm Sơn còn có đá
phiến sét có chất lượng phù hợp để sản xuất xi măng thay thế cho loại đất sét dẻo.
Đá phiến sét là nguyên liệu chính xếp sau đá vôi để sản xuất xi măng Poóclăng.
Hiện nay trữ lượng đá phiến sét đã thăm dò là hơn 640 triệu tấn; dự báo trữ lượng
có thể lên đến hàng tỷ tấn. Ngoài hai nguyên liệu trên Bỉm Sơn còn có đất sét dẻo
để làm gạch ngói, trữ lượng đủ cho các nhà máy gạch ngói có công suất 100 triệu
viên/năm. Nguồn nước ngầm trong lòng đất Bỉm Sơn đã được Đoàn địa chất 47
thăm dò xác định thuộc dạng nước ngầm các tơ, trữ lượng khá phong phú để phục
vụ

cho

sản

xuất

công

nghiệp.

Do phần lớn diện tích đất đồi nên Bỉm Sơn có ưu thế mạnh về phát triển lâm
nghiệp, trồng rừng, cũng là lợi thế cho phát tiển đô thị và phát triển công nghiệp.
Diện tích đất lâm nghiệp ở Bỉm Sơn là: 2.419,85 ha. Toàn thị xã có 638,69 ha đất
trồng rừng phòng hộ và rừng kinh tế.
Chính vì vậy cũng nảy sinh nhiều phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn
xã hội. Nhất là lĩnh vực trật tự an toàn xã hội, các năm gần đây mỗi năm trên địa


22


bàn xảy ra hàng trăm vụ án hình sự đủ các loại hình phạm tội, nổi cộm những năm
gần đây gia tăng các loại tội về ma túy, trộm cắp, cướp, cướp giật, cố ý gây thương
tích... và một số loại tội phạm mới xuất hiện như mua bán phụ nữ, trẻ em, hiếp dâm
trẻ em, vận chuyển trái phép chất nổ, tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng...
Chính vì vậy, nội dung xây dựng đề án này có tác dụng thiết thực nhằm rèn rũa
trình độ khả năng, kỹ năng thuần thục trong việc thao tác nghiệp vụ cho đội ngũ cán
bộ, kiểm tra viên, kiểm sát viên trong đơn vị nhằm đáp ứng yêu cầu giải quyết các
vụ án hình sự từ giai đoạn mới xảy ra tố giác, tin báo tội phạm đến khởi tố, điều tra,
truy tố, xét xử nhằm hạn chế thấp nhất các vụ án oan, sai, bỏ lọt tội phạm, án đình
chỉ do không cấu thành tội phạm, án hủy, án toà án tuyên không phạm tội, thực hiện
tốt đề án này đội ngũ cán bộ kiểm tra viên, kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thị
xã Bỉm Sơn góp phần tích cực trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm nâng
cao vị thế và uy tín của Viện kiểm sát nhân dân trên mặt trận bảo vệ pháp luật.
2.2.1.2 Thực trạng vấn đề cần giải quyết
A: Sơ lược về đơn vị thực hiện đề án
Là đơn vị Viện kiểm sát cấp huyện, thị Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn
có tổng biên chế chính thức là 11 người và 1 người hợp đồng 68. Cơ cấu 1 viện
trưởng, 2 phó viện trưởng, 6 kiểm sát viên chuyên trách các khâu nghiệp vụ, 1 kiểm
tra viên nghiệp vụ và 1 kế toán chuyên trách, 100% công chức đã tốt nghiệp đại
học, có 2 đồng chí cao cấp lý luận chính trị và một đồng chí đang theo lớp cao cấp
lý luận chính trị.
Về cơ sở vật chất, đơn vị được xây dựng 1 trụ sở làm việc 2 tầng và hệ thống
nhà công vụ, đủ phòng làm việc cho cán bộ. Máy vi tính 12 bộ, xe mô tô 2 chiếc, tủ
làm việc 10 cái, tủ lưu trữ tài liệu 2 cái, 11 bộ bàn ghế làm việc ngoài ra các trang
thiết bị khác tạm đủ để đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.
Về thực trạng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử án hình sự tại
Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn từ năm 2011-2016 như sau:

- Tình hình chung:
Như đã khái quát sơ lược đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên, kiểm tra viên trong đơn
vị, trong khoảng thời gian từ 2011-2016 đơn vị đã cho đi đào tạo nâng cao trình độ,

23


hiện nay 11/11 biên chế tốt nghiệp đại học, 10 đại học luật, 1 đại học tài chính. Vì
vậy chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử án hình sự
được nâng lên, án trả hồ sơ ít dưới 2%, không có án sửa, hủy không để xảy ra oan,
sai, không có án đình chỉ do hành vi bị can không cấu thành tội phạm, không có án
tòa tuyên khác với tội danh Viện kiểm sát truy tố hoặc tuyên không phạm tội, quá
trình hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử các vụ
án hình sự của Viện kiểm sát nhân dân thị xã Bỉm Sơn đã tạo được vị thế, uy tín của
Viện kiểm sát với các cơ quan tố tụng, cơ quan liên quan và quần chúng nhân dân
trên địa bàn thị xã.
B: Thực trạng hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét
xử vụ án hình sự của Viện Kiểm Sát Nhân thị xã Bỉm Sơn từ năm 2011 đến
2016
a. Tình hình chung
* Giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra
Trong giai đoạn 5 năm gần đây, Việm kiểm sát điều tra nhân dân thị xã Bỉm Sơn
đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao đó là hoàn thành nhiệm vụ công tác
kiểm sát nói chung và cụ thể là hoạt động thực hành quyền công tố và kiểm sát điều
tra các vụ án hình sự. Tất cả các vụ án do cơ quan điều tra khởi tố đề nghị phê
chuẩn, Viện kiểm sát kiểm sát phê chuẩn 100%. Viện kiểm sát bám sát hoạt động
của cơ quan điều tra. Khi kết quả điều tra đề nghị truy tố đều đảm bảo đúng pháp
luật. Trong 5 năm không có án oan, sai, không bỏ lọt tội phạm, không có án khởi tố
sau đó phải đình chỉ do bị can không phạm tội.
* Giai đoạn thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự

Tất cả các vụ án do Viện kiểm sát truy tố chuyển tòa xét xử theo thẩm quyền
Tòa án nhân dân thị xã đều thụ lý xét xử 100%. Viện kiểm sát hoàn thành tốt chức
năng thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự, không có vụ án
mà tòa tuyên không phạm tội, không có án bị hủy.
Quan điểm xử lý giữa Viện và Tòa phối hợp không có mâu thuẫn, chênh lệch về
quan điểm. Nhìn chung Viện kiểm sát hoàn thành tốt chức năng thực hành quyền
công tố và kiểm sát xét xử.

24


b. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động thực hành
quyền công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự.
* Hạn chế
Tuy đã đạt được những mặt ưu điểm trong 5 năm vừa qua như đã đánh giá. Bên
cạnh đó hoạt động công tố và kiểm sát điều tra, xét xử các vụ án hình sự, Viện Kiểm
Sát Nhân Dân thị xã Bỉm Sơn còn bộc lộ những hạn chế như sau:
- Hạn chế trong thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
+ Về vấn đề kiểm sát thụ lý tố giác tin báo về tội phạm
Trong những năm qua, Viện Kiểm Sát Nhân Dân thị xã Bỉm Sơn vẫn chưa khắc
phục được tình trạng, kiểm sát chưa chặt chẽ việc thụ lý phân loại xử lý tố giác tin
báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.
+ Về thực hành quyền công tố và kiểm sát bắt tạm giữ
Do việc chưa đọc kỹ hồ sơ, chưa nghiên cứu kỹ quy định của tố tụng hình sự.
Thời gian Viện Kiểm Sát Nhân Dân thị xã Bỉm Sơn có lúc có việc chưa kiểm sát tốt
hoạt động bắt giam giữ đối tượng vi phạm dẫn đến bắt giữ hình sự sau đó không
khởi tố được phải thả tự do, nên khi Viện Kiểm Sát đã phê chuẩn gia hạn tạm giữ,
trách nhiệm thuộc về Viện Kiểm Sát.
+ Về thực hành quyền công tố kiểm sát khởi tố, kiểm sát điều tra vụ án. Trong
những năm qua, Viện Kiểm Sát Nhân Dân thị xã Bỉm Sơn vẫn còn để hạn chế như

kiểm sát viên chưa nghiên cứu, trích cứu kỹ hồ sơ tài liệu hồ sơ vụ án đã đề nghị
phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, sau đó phải chạy theo cơ quan điều tra yêu cầu
bổ sung, kiểm sát viên chưa bám sát điều tra viên, chưa rõ được yêu cầu điều tra
nếu có một số vụ án. Việc thu thập tài liệu chứng cứ chưa đầy đủ dẫn đến khi kết
thúc điều tra đề nghị truy tố phải trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung, quá trình thực
hành quyền công tố, các thiếu sót của kiểm sát viên, lỗi chính tả ngày, tháng, năm
sinh của bị can trong hồ sơ có nhiều ngày sinh năm sinh khác nhau.
+ Vẫn còn có vụ án lãnh đạo không nghiên cứu chặt chẽ đề xuất của Kiểm sát
viên khi phê chuẩn lệnh tạm giam không đúng quy định của luật tố tụng về mặt thời
gian sau đó phải sữa.

25


×