Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Giải pháp phát triển sản xuất ngô lai trên địa bàn xã mường tè, huyện mường tè, tỉnh lai châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 69 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TỐNG THỊ DIỄM
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ LAI TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG TÈ, HUYỆN MƯỜNG TÈ,
TỈNH LAI CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hướng để tài

: Nghiên cứu

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT

Khóa học

: 2015 - 2019


Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
---------•---------

TỐNG THỊ DIỄM
Tên đề tài:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NGÔ LAI TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ MƯỜNG TÈ, HUYỆN MƯỜNG TÈ,
TỈNH LAI CHÂU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo:

: Chính quy

Lớp

: K47 - PTNT

Chuyên ngành

: Phát triển nông thôn

Khoa

: Kinh tế & PTNT


Khóa học

: 2015 - 2019

Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Văn Tâm

Thái Nguyên, năm 2019


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn hết sức quan trọng của mỗi sinh viên,
giúp sinh viên bước đầu tiếp cận với thực tiễn cuộc sống, nhằm củng cố
những kiến thức mà mình đã học trong nhà trường vào thực tế, tạo điều kiện
cho sinh viên sau khi ra trường có một hành trang vững chắc cả mặt lý luận và
thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu đề ra trong thực tế.
Xuất phát từ nguyện vọng bản thân và được sự đồng ý của Ban Giám
hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn trường
Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em tiến hành thực tập tốt nghiệp với đề tài:
‘‘Giải pháp phát triển sản xuất ngô lai trên địa bàn xã Mường Tè, huyện
Mường Tè, tỉnh Lai Châu’’.
Có được kết quả này em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu
sắc tới Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Kinh tế & Phát triển
nông thôn trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, các cán bộ UBND xã
Mường Tè, cùng tất cả các thầy – cô đã tận tình giúp đỡ em trong thời gian
thực tập tốt nghiệp. Và đặc biệt, em cũng xin chân thành cảm ơn thầy TS.
Nguyễn Văn Tâm là người trực tiếp hướng dẫn luận văn tốt nghiệp của em,
thầy luôn hết mình yêu nghề, nhiệt tình, quan tâm sâu sắc hướng dẫn em hoàn
thành tốt khóa thực tập này.

Trong quá trình thực tập cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo
thực tập, khó tránh khỏi sai sót. Đồng thời, do trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những
thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy, cô và các bạn
sinh viên để em học hỏi thêm và trau dồi được nhiều kinh nghiệm và hoàn
thiện mình hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, Ngày tháng
Sinh viên
Tống Thị Diễm

năm 2019


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng ngô của Việt Nam trong năm 2015, và dự báo 2020 2025 ................................................................................................. 13
Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất đai của xã Mường Tè năm 2017 ............... 21
Bảng 4.2. Tình hình dân số và lao động xã Mường Tè năm 2017.................. 25
Bảng 4.3: Tình hình dân tộc của xã Mường Tè .............................................. 26
Bảng 4.4: Diện tích ngô lai trên địa bàn xã Mường Tè 2015-2017 ................ 33
Bảng 4.5: Năng suất ngô lai trên địa bàn xã Mường Tè 2015-2017 ............... 35
Bảng 4.6: Sản lượng ngô lai xã Mường Tè 2015-2017 .................................. 36
Bảng 4.7: Thông tin chung về hộ và chủ hộ điều tra ...................................... 38
Bảng 4.8: Nguồn tài nguyên đất đai của hộ .................................................... 39
Bảng 4.9: Diện tích ngô lai của các hộ điều tra trên địa bàn xã Mường Tè,
huyện Mường Tè năm 2015-2017 .................................................. 40
Bảng 4.10 : Năng suất ngô lai của các hộ điều tra trên địa bàn xã Mường Tè,
huyện Mường Tè năm 2015-2017 .................................................. 42

Bảng 4.11: Sản lượng ngô lai của các hộ điều tra trên địa bàn xã Mường Tè,
huyện Mường Tè năm 2015-2017 .................................................. 44
Bảng 4.12: Phương tiện sản xuất ngô lai của hộ điều tra................................ 45
Bảng 4.13: Nguồn nước cho sản xuất ngô lai của các hộ điều tra .................. 46
Bảng 4.14: Chi phí sản xuất ngô lai của các hộ điều tra ................................. 47
Bảng 4.15: Hiệu quả sản xuất ngô lai của các hộ điều tra .............................. 48


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1: Cơ cấu đất đai của xã Mường Tè năm 2017 ................................... 22
Hình 4.2: Cơ cấu dân tộc của xã Mường Tè năm 2017 .................................. 26
Hình 4.3: hình ảnh giống ngô người dân đang sử dụng .................................. 37


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TỪ VIẾT TẮT

Ý NGHĨA TỪ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

DTTS


Dân tộc thiểu số

HĐND

Hội đồng nhân dân

KH

Kế hoạch

KHHGD

Kế hoạch hoá gia đình

KHKT

Khoa học kĩ thuật

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

THCS

Trung học cơ sở


UBND

Uỷ ban nhân dân

WB

Ngân hàng thế giới


v

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iv
MỤC LỤC ......................................................................................................... v
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
1.3.3 Ý nghĩa trong học tập ............................................................................... 3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4
2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4
2.1.1. Một số vấn đề về phát triển sản xuất....................................................... 4
2.1.2. Tổng quan về cây ngô ............................................................................. 5

2.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 9
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô lai trên thế giới ................................. 9
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam ...................................................... 11
2.2.3. Các nghiên cứu liên quan. ..................................................................... 15
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 17
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................ 17
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: .......................................................................... 17


vi

3.1.2. Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 17
3.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 17
3.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.............................................................. 17
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................ 17
3.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................ 19
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 20
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Mường Tè, huyện Mường Tè..... 20
4.1.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................. 20
4.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ........................................................................ 24
4.2. Thực trạng sản xuất ngô lai trên địa bàn nghiên cứu ............................... 33
4.2.1. Tình hình sản xuất ngô lai trên địa bàn xã ............................................ 33
4.2.2. Tình hình sản xuất ngô lai của các hộ điều tra...................................... 37
4.2.3. Phân tích SWOT hoạt động sản xuất ngô lai trên địa bàn xã Mường Tè,
huyện Mường Tè. ............................................................................................ 48
4.3. Giải pháp phát triển sản xuất ngô lai trên địa bàn xã Mường Tè, huyện
Mường Tè. ....................................................................................................... 49
4.3.1. Phương hướng phát triển ....................................................................... 49
4.3.2. Một số giải pháp phát triển trồng ngô lai. ............................................. 50

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................... 54
5.1. Kết luận .................................................................................................... 54
5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 56
PHỤ LỤC


1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây ngô là một trong những loại cây lương thực quan trọng trong nền
kinh tế của toàn cầu, góp phần nuôi sống 1/3 dân số trên thế giới. Ngày nay, ngô
đứng thứ 3 sau lúa mì và lúa nước về diện tích, đứng đầu về năng suất và sản
lượng. Ngô là cây trồng đã giúp loài người giải quyết nạn đói thường xuyên.
Vào cuối thế kỷ XX, cuộc cách mạng về ngô lai đã tạo nên các thành
tựu kỳ diệu ở các châu lục, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Ý.
Đi đôi với việc áp dụng ưu thế lai trong quá trình chọn tạo giống, những tiến
bộ về kỹ thuật canh tác tiên tiến như cơ giới hoá, thuỷ lợi hoá, bảo vệ thực vật
cũng được áp dụng kịp thời để khai thác tối đa ưu thế của giống ngô lai. Ngô
lai được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong việc phát
triển nông nghiệp thế giới của thế kỷ XX.
Từ những nhận thức về vai trò của cây ngô trong nền kinh tế thế giới
nói chung và nền nông nghiệp Việt Nam nói riêng, Đảng và Nhà nước ta đã
có những chính sách và phương hướng đúng đắn cho công tác nghiên cứu
khoa học, tiếp thu những thành tựu của thế giới với mục đích duy trì diện tích,
đột phá về năng suất và tăng nhanh sản lượng.
Tuy nhiên, năng suất ngô ở nước ta vẫn chưa thật sự ổn định ở các
vùng sinh thái, năng suất bình quân còn thấp so với khu vực, giá thành ngô ở

nước ta cao hơn nhiều so với các nước trên thế giới, nhu cầu ngô cho thức ăn
chăn nuôi vẫn chưa đáp ứng đủ. Để góp phần làm giảm những hạn chế trên,
cần xác định đúng những giống ngô lai mới có năng suất cao, thích nghi tốt
với điều kiện sinh thái của từng vùng, cần hiểu rõ mối quan hệ giữa các yếu tố
sinh trưởng, phát triển, các yếu tố cấu thành năng suất với năng suất để có
những hướng cụ thể từ khi chọn vật liệu lai tạo giống đến sử dụng các biện


2

pháp canh tác phù hợp, phát huy tối đa tiềm năng của từng giống, tại mỗi
vùng sinh thái.
Xuất phát từ những lí do trên, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải
pháp phát triển sản xuất ngô lai trên địa bàn xã Mường Tè, huyện Mường
Tè, tỉnh Lai Châu”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất ngô lai trong những năm vừa
qua, đề ra những giải pháp thích hợp nhằm phát triển sản xuất ngô lai trên địa
bàn xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến sản xuất
ngô lai tại xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
- Đánh giá được thực trạng sản xuất ngô lai trên địa bàn xã Mường Tè,
huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất ngô lai trên địa bàn
xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu đề tài là cơ sở để vận dụng những kiến thức đã học vào trong

thực tế cuộc sống, giúp cho sinh viên nhìn nhận một cách tổng quan về điều kiện
kinh tế - xã hội trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và cả nước nói chung.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm đưa ra những giải pháp
phát triển kinh tế, xã hội phù hợp với địa bàn.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đáp ứng được mục đích ứng dụng, nhân rộng mô hình trồng giống ngô
lai, phát triển nông thôn tác động tích cực đến sinh kế của người dân.


3

Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là cơ sở giúp chính quyền và cơ quan, ban
ngành, đoàn thể trên địa bàn xã đưa ra được những biện pháp phát triển và cải
thiện giống ngô có hiệu quả hơn.
Kết quả nghiên cứu đề tài là cơ sở để các nhà nước quản lý, các cấp
chính quyền địa phương, cán bộ xã đưa ra các quyết định và định hướng mới
về phát triển sản xuất cây trồng, vật nuôi và mở rộng mô hình. Là cơ sở để
người dân tham khảo trước khi ra quyết định phát triển và mở rộng sản xuất
nhất là trong trồng trọt và phát triển cây ngô.
1.3.3 Ý nghĩa trong học tập
Củng cố lý thuyết đã học, rèn luyện kỹ năng thực hành và nâng cao
kiến thức. Nắm bắt rõ phương pháp học tập, làm việc và nghiên cứu khoa học
trong thực tiễn.
Kế thừa số liệu đã được thống kê thông qua cán bộ quản lý, cán bộ
chuyên môn ở địa phương mình.
Làm quen với một số phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu đề
tài cụ thể.
Học tập và hiểu biết thêm về kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn tại
địa bàn nghiên cứu.
Biết cách tiếp cận thực tiễn những vấn đề trong sản xuất, kinh doanh

rừng, quản lý nguồn tài nguyên rừng hiện nay, nâng cao tính bền vững của
hệ sinh thái rừng.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Một số vấn đề về phát triển sản xuất
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản
ánh một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau.
Theo ngân hàng thế giới (WB): Phát triển trước hết là sự tăng trưởng
về kinh tế, nó còn bao gồm cả những thuộc tính quan trọng và liên quan
khác, đặc biệt là sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền
tự do của con người.
Theo viện nghiên cứu quản lý trung ương: Phát triển bao gồm sự tăng
trưởng và thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế, sự tăng lên của sản
phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự đô thị hóa, sự tham gia của
các dân tộc của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay đổi trên.
Theo tác giả Raaman Weitz: Phát triển là quá trình thay đổi liên tục làm
tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những thành
quả tăng trưởng trong xã hội.
Tuy có rất nhiều khái niệm khác nhau về phát triển nhưng mục tiêu
chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về kinh tế, chính trị, văn hóa,
xã hội và quyền tự do công dân của mọi người dân.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Phát triển kinh tế được xem như là quá trình biến đổi cả về chất và về
lượng, nó là sự kết hợp chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai vấn đề kinh tế và
xã hội ở mỗi quốc gia.



5

2.1.2. Tổng quan về cây ngô
2.1.2.1. Nguồn gốc, sự hình thành và phát triển của cây ngô
Ngô, bắp hay bẹ là một loại cây lương thực được thuần canh tại khu
vực Trung Mỹ và sau đó lan tỏa ra khắp châu Mỹ. Ngô lan tỏa ra phần còn lại
của thế giới sau khi có tiếp xúc của người châu Âu với châu Mỹ vào cuối thế
kỷ XV, đầu thế kỷ XVI. [6]
Ngô là cây lương thực được gieo trồng nhiều nhất tại châu Mỹ. Các
giống ngô lai ghép được các nông dân ưa chuộng hơn so với các giống, thứ
ngô thông thường do có năng suất cao vì có ưu thế giống lai.
Thân cây ngô trồng tương tự như thân cây của các loài tre và các khớp
nối (các mấu hay mắt) có thể có cách nhau khoảng 20–30 cm. Ngô có hình
thái phát triển rất khác biệt, các lá hình mũi mác rộng bản, dài 50–100cm và
rộng 5–10cm, thân cây thẳng, thông thường cao 2–3m, với nhiều mấu, với các lá
tỏa ra từ mỗi mấu với bẹ nhẵn. Dưới các lá này và ôm sát thân cây là các bắp.
Khi còn non chúng dài ra khoảng 3cm mỗi ngày. Từ các đốt ở phía dưới sinh ra
một số rễ.
Các bắp ngô (bẹ ngô) là các cụm hoa cái hình bông, được bao bọc trong
một số lớp lá, và được các lá này bao chặt vào thân đến mức chúng không lộ
ra cho đến khi xuất hiện các râu ngô màu hung vàng từ vòng lá vào cuối của
bắp ngô. Râu ngô là các núm nhụy thuôn dài trông giống như một búi tóc, ban
đầu màu xanh lục và sau đó chuyển dần sang màu hung đỏ hay hung vàng.
Khi được gieo trồng để làm cỏ ủ chua cho gia súc thì người ta gieo hạt dày
đặc hơn và thu hoạch khi cây ngô bắt đầu xuất hiện các bắp non, do vậy tỷ lệ
bắp là thấp. Một vài giống ngô cũng được tạo ra với tỷ lệ bắp non cao hơn với
mục đích tạo nguồn cung cấp các loại "ngô bao tử" được sử dụng trong ẩm
thực của một số quốc gia tại châu Á.



6

Ngô là loại thực vật cần thời gian ban đêm dài và ra hoa trong một
lượng nhất định ngày nhiệt độ tăng trưởng > 10 °C trong môi trường mà nó
thích nghi. Biên độ ảnh hưởng mà thời gian ban đêm dài có đối với số ngày
cần phải có để ngô ra hoa được quy định theo di truyền và được điều chỉnh
bởi hệ thống sắc tố thực vật. Tính chu kỳ theo ánh sáng có thể bị sai lệch ở
các giống cây trồng cho khu vực nhiệt đới, nơi mà thời gian ban ngày kéo dài
ở các cao độ lớn làm cho cây sẽ phát triển rất cao và chúng không đủ thời
gian để ra hoa, tạo hạt trước khi bị chết vì sương giá.
Trên đỉnh của thân cây là cụm hoa đuôi sóc hình chùy chứa các hoa
đực, được gọi là cờ ngô. Mỗi râu ngô đều có thể được thụ phấn để tạo ra một
hạt ngô trên bắp. Các bắp ngô non có thể dùng làm rau ăn với toàn bộ lõi và
râu, nhưng khi bắp đã già thì lõi ngô trở nên cứng và râu thì khô đi nên không
ăn được. Vào cuối mỗi vụ mùa, các hạt ngô cũng khô và cứng, rất khó ăn nếu
không được làm mềm bằng cách luộc. Các kỹ thuật hiện đại trong trồng trọt tại
các nước phát triển thông thường dựa trên việc gieo hạt dày hơn, tạo ra trung
bình khoảng 0,9 bắp.
2.1.2.2. Vai trò và ý nghĩa kinh tế của cây ngô trong nền kinh tế
Ngô là cây lương thực quan trọng sau lúa mì và lúa gạo, nó đã nuôi
sống 1/3 dân số thế giới. Sản phẩm của ngô được sử dụng với nhiều mục đích
khác nhau như làm lương thực cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, nguyên
liệu cho các ngành công nghiệp chế biến và là hàng hóa xuất khẩu.
Trong tổng sản lượng ngô thế giới, 21% được sử dụng để làm lương
thực cho người, tỷ lệ này ở các nước đang phát triển là 30%, và các nước phát
triển là khoảng 4%.
Ngô có vị trí quan trọng trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi. Ở các nước
có nền nông nghiệp phát triển khoảng 70 - 90% sản lượng ngô được sử dụng

cho chăn nuôi như: Pháp 90%, Mỹ 89%, Hungary 97%. Ngoài sản phẩm


7

chính được chế biến từ ngô hạt, thân cây ngô còn được sử dụng làm thức ăn
xanh ủ chua rất tốt cho đại gia súc, nhất là cho bò sữa vào mùa đông.
Ngoài việc làm lương thực cho con người, thức ăn cho chăn nuôi, ngô
còn là loại hàng hóa xuất khẩu. Trên thế giới, lượng xuất nhập khẩu ngô hàng
năm khoảng 70 triệu tấn. Một số nước có lượng ngô xuất khẩu hàng năm lớn
như: Mỹ, Trung Quốc, Argentina. Những năm gần đây, ngô còn được coi như
một cây lương thực có giá trị, bắp ngô non được sử dụng để ăn tươi, đóng hộp
và là loại hàng thực phẩm xuất khẩu rất có giá trị.
2.1.2.3. Quy trình kỹ thuật của cây ngô lai
* Làm đất:
Cây ngô lai có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất có thành
phần cơ giới nhẹ, đất phù sa hoặc bồi đắp hằng năm, đất đỏ, đất bạc
màu….Đất thịt nhẹ đến đất trung bình, đất phù sa ven sông, đất cát pha, đất
bồi ven sông , đất đỏ ba gian….Đất có tầng canh tác từ 30- 40 cm không bị
kết von đá ong, thoát nước tốt, độ pH = 6,5 – 7,5.
Đất được cày bừa nhỏ, sạch cỏ. Nếu đất 2 vụ lúa, trồng thêm ngô vụ
đông, cần lên luống rộng 1- 1,1m, cao 30- 40 cm, rãnh luống rộng 0,3 – 0,4m.
Nếu đất màu thoát nước tốt có thể làm vạt hoặc làm đất bằng.[16]
* Mật độ, khoảng cách trồng:
- Mật độ trồng: Cần đảm bảo mật độ 54- 5,5 vạn cây/ha.
- Gieo hàng cách hàng: 70 cm. Hốc cách hốc: 25 - 30 cm
- Gieo xen kẽ 1 hạt/hốc và 2 hạt/hốc liên tiếp sau tỉa chỉ để lại 1
cây/hốc.
Sau khi gieo từ 7 - 8 ngày cần tiến hành nhổ tỉa những cây yếu và trồng
dặm những hốc không mọc để đảm bảo mật độ.



8

* Chuẩn bị hạt giống và cách gieo
Hạt giống trước khi ngâm cần phơi lại dưới nắng nhẹ, để hạt hút nước
nhanh và kích thích phôi mầm hoạt động. Hạt có tỷ lệ nảy mầm trên 95,5% thì
1 ha cần khoảng 15 – 20 kg giống.
Ngâm ủ: Nếu gieo ngô trên đất đủ ẩm cần ngâm hạt 10- 12h (riêng đối
với ngô đường và các giống ngô có hạt dạng nhũ bột ngâm khoảng 4 – 5h)
cho hạt hút no nước. Nếu nhiệt độ cao, trời ấm cần thay nước tránh hạt bị
chua. Sau đó ủ cho hạt nứt nanh, rồi đem gieo.
Nếu đất khô không nên ngâm mà gieo theo hàng, theo hốc khoảng cách
20 x 30 cm/cây. Lấp hạt sâu 3 – 7cm tuỳ theo độ ẩm đất và thời tiết. Nên
gieo tuần tự “2 hạt- 1 hạt” đối với giống có tỷ lệ nảy mầm thấp.
Ngô là cây trồng có khoảng cách rộng. Cách tưới là cho nước vào rãnh
để ngấm dần các luống trong một ngày, nâng độ ẩm của đất lên 80 – 90% là
vừa.[16]
* Lượng phân bón cho 1 ha và cách bón
+ Lượng phân bón: 7-10 tấn phân chuồng + 300-400 kg đạm Urea +
350 -500 kg lân Supe + 180-200 kg Kali Clorua.
+ Cách bón:
- Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân trước khi gieo hạt.
- Bón thúc 3 lần:
+ Lần 1 (Khi ngô có 3-5 lá): 1/3 lượng Urea + 1/2 lượng Kali
+ Lần 2 (Khi ngô có 8-9 lá): 1/3 lượng Urea + 1/2 lượng Kali
+ Lần 3 (Trước khi ngô trỗ cờ 5-7 ngày): bón nốt 1/3 lượng Urea
* Chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh
- Tỉa cây đảm bảo mật độ.



9

- Tưới nước đảm bảo đủ độ ẩm cho ngô để có năng suất cao.
- Phun thuốc trừ cỏ hoặc xới cỏ trước khi bón phân.
- Phòng trừ sâu, bệnh: đối với các loại sâu xám, kiến, mối trong đất thì
xử lý bằng cách rắc thuốc Vibasu 10H (khoảng 15-20 kg/ha) vào hàng ngô
trước khi gieo hạt. Đối với sâu đục thân, xử lý bằng cách dùng thuốc Vibasu
10H rắc 4-5 hạt vào loa kèn. Phun các loại thuốc trừ sâu, bệnh hại như với các
giống ngô khác.
* Thu hoạch: Khi thấy lá bi vàng là lúc bắp đã chín sinh lý, mặc dù thân
lá còn xanh khi đó thu hoạch được
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ ngô lai trên thế giới
2.2.1.1. Nhu cầu về ngô trên thế giới
Ngô là cây lương thực quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, mặc dù
chỉ đứng thứ về diện tích sau lúa nước và lúa mì, nhưng ngô lai dẫn đầu về
năng suất và sản lượng, là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao
nhất trong các cây lương thực chủ yếu.
Theo dự báo của viện nghiên cứu của chương trình lương thực thế giới.
vào năm 2020 tổng nhu cầu ngô trên thế giới là 852 triệu tấn, trong đó 15%
dùng làm lương thực, 69% dùng làm thức ăn chăn nuôi, 16% làm nguyên liệu
cho công nghiệp, ở các nước phát triển chỉ dùng 5% ngô làm lương thực
nhưng ở các nước đang phát triển sử dụng 22% ngô làm lương thực (IFPRI,
Năm 2003).
Đến năm 2020, riêng vùng Đông Nam Á như cầu ngô tăng 70% so với
năm 1997. Sở dĩ nhu cầu ngô tăng mnanhj là do dân số thế giới tăng, thu nhập
bình quân đầu người tăng nên nhu cầu thịt, cá, trứng, sữa tăng mạnh, dẫn đến
đòi hỏi lượng ngô dùng cho chăn nuôi tăng. Nhưng thách thức lớn nhất là
80% nhu cầu ngô thế gioiws tăng ((266 triệu tấn) lại tập trung ở các nước



10

đang phát triển. Vì vậy các nước đang phát triển phải tự đáp ứng nhu cầu của
mình trên diện tích ngô hầu như không tăng.
2.2.1.2. Tình hình sản xuất ngô
Hiện nay trên toàn thế giới có xấp xỉ khoảng 75 nước trồng ngô bao
gồm cả nước công nghiệp và nước đang phát triển, mỗi nước trồng ít nhất
100000 ha ngô, tổng diện tích đất trồng ngô là 140 triệu ha, đem lại sản lượng
600 triệu tấn ngô hạt một năm, trị giá 70 tỷ đô la. Trong đó, diện tích trồng
ngô ở các nước đang phát triển chiếm 2/3, các nước công nghiệp chiếm 1/3.
Trong sản xuất ngô của thế giới, Hoa Kỳ là nước sản xuất gần 50%
tổng sản lượng, còn lại là do các nước khác sản xuất. Sản lượng ngô xuất
khẩu trên thế giới trung bình hàng năm khoảng trên 80 triệu tấn. Trong đó,
Hoa Kỳ luôn là nước xuất khẩu chiếm trên 50%. 55 - 60% tổng số và các
nước khác là số còn lại. Năm 2009 Hoa Kỳ xuất 53,5 triệu tấn trong tổng số
85 triệu tấn ngô xuất khẩu trên thế giới (chiếm 55 - 60%), còn lại Nhật Bản
chiếm 40%, Mexico 19%, Hàn Quốc 6% và Đài Loan 6%.
Trên thế giới, ngô được sử dụng làm lương thực, đặc biệt tại một số
nước Mỹ Latin và châu Phi ngô được sử dụng làm lương thực chính. Cháo
ngô được sử dụng phổ biến ở Italia, Brasil, Rumani, Hoa Kỳ. Tại vùng đông
nam Hoa Kỳ thường hay dùng bánh đúc ngô là loại thức ăn truyền thống xuất
phát từ cách chế biến của thổ dân Mỹ. … Hạt ngô có thể chế biến thành rất
nhiều loại thức ăn khác tùy theo phong tục, tập quán của từng dân tộc như các
món sadza, nshima, ugali và mealie pap tại châu Phi, tortilla, atole tại Mexico,
hay chicha, một loại đồ uống lên men ở Trung và Nam Mỹ. Ngô bao tử được sử
dụng làm rau, bắp ngô non được luộc ăn khá phổ biến, hạt ngô già cho nổ thành
bỏng ngô ăn vặt cũng rất phổ biến như popcorn của người Mỹ, người Nga..
2.2.1.3. Tình hình tiêu thụ ngô



11

Lượng ngô thương mại thế giới từ năm 1999 đến nay chiếm từ 10,6%
đến 12,9% tổng sản lượng ngô. Xu thế nhập khẩu ngô vẫn tăng mạnh do nhu
cầu thức ăn chăn nuôi tăng. Hằng năm, Mỹ là nước dẫn đầu xuất khẩu ngô,
chiếm khoảng 60-73% tổng lượng ngô thương mại thế giới. Kế tiếp là
achentina xuất khẩu khoảng 10 triệu tấn/năm. Brazin xuất khẩu được 5 triệu
tấn/năm và sẽ giữ vững ở mức này vì nhu cầu trong nước cần nhiều.
Trong bối cảnh hiện nay, sản phẩm ngô hạt được sử dụng làm nguyên
liệu thức ăn chăn nuôi và sản xuất ethanol đang là vấn đề nóng. Dự kiến cho
nhu cầu đảm bảo an ninh lương thực và thức ăn cho gia súc cho tới năm 2020,
năm mà dự kiến nhu cầu về ngô sẽ cao hơn nhu cầu về gạo và lúa mì.
Thúc đẩy nhanh quá trình cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
2.2.2. Tình hình sản xuất ngô ở Việt Nam
Ngô là một trong nhiều loại cây trồng địa phương như sắn và gạo (gạo
tấm, cám gạo), được sử dụng trong ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi hiện
đang phát triển nhanh tại Việt Nam. Tuy nhiên, sản lượng ngô trong nước đã
không thể đáp ứng nhu cầu trong những năm gần đây nên sản lượng ngô Việt
Nam nhập khẩu hàng năm lại càng tăng. Do vậy, các nhà sản xuất đang chịu
áp lực làm thế nào để tăng năng suất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng
của thị trường. Tuy nhiên, thực tế các sản phẩm ngô trong nước không đủ sức
cạnh tranh với ngô nhập khẩu về chi phí sản xuất và chất lượng. Trước tình
hình đó, Chính phủ đã đề ra mục tiêu tăng năng suất ngô để đáp ứng nhu cầu
của ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi trong nước và tăng năng suất thông
qua việc sử dụng các giống năng suất cao – đây được coi là giải pháp thích
hợp và hiệu quả nhất.[8]
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), tổng sản
lượng ngô của Việt Nam trong niên vụ 2015/16 đạt 5,28 triệu tấn, giảm

49.000 tấn so với dữ liệu ước tính gần nhất. Nguyên nhân là do giá ngô quốc


12

tế và điều kiện thời tiết ở phía Bắc nước ta gặp nhiều bất lợi nên diện tích gieo
trồng ngô đã giảm từ 1,18 triệu ha xuống còn 1,15 triệu ha. Tuy nhiên, tại các
diện tích gieo trồng giống ngô năng suất cao, năng suất tăng nhẹ từ 4,48
tấn/ha lên 4,55 tấn/ha; do vậy nhìn chung tổng sản lượng không có sự thay
đổi nhiều.
Diện tích thu hoạch trong năm 2016 ước đạt 1,3 triệu ha, giữ nguyên so
với những dự báo từ trước của Bộ. Đây là kết quả của chính sách chuyển đổi
sang trồng ngô tại những vùng mà việc trồng lúa cho năng suất thấp. Tuy
nhiên, do giá ngô trên thị trường quốc tế thấp nên diện tích thu hoạch ngô
trong năm 2017 của Việt Nam sẽ vẫn giữ nguyên ở mức 1,3 triệu ha.
Hiện năng suất ngô trung bình của Việt Nam còn đang ở mức rất thấp
do điều kiện canh tác không thuận lợi, địa hình khó khăn, việc ứng dụng các
giống mới kháng lại các tác nhân bất thuận sẽ giúp đảm bảo năng suất tiềm
năng và nhờ đó nâng cao sản lượng và chất lượng ngô sau thu hoạch.
Việc công nhận đưa các giống chuyển gen vào sản xuất từ năm 2015
bước đầu tạo ra các tín hiệu tích cực khi năng suất và thu nhập của bà con
nông dân trồng ngô được cải thiện rõ rệt. Năm 2016, ước diện tích ngô
chuyển gen chiếm khoảng 10% tổng diện tích trồng ngô của cả nước.
Suất ngô trung bình trong năm 2016 và 2017 được dự kiến lần lượt đạt
khoảng 4,6 và 4,8 tấn/ha. Nhìn chung, sản lượng ngô tăng chủ yếu là nhờ
năng suất trung bình cao hơn. Khi năng suất ngô trung bình tăng đến mức
nhất định, người nông dân có thể bị thuyết phục rằng trồng ngô sẽ mang đến
nhiều lợi nhuận cho họ.[7]



13

Bảng 2.1: Sản lượng ngô của Việt Nam trong năm 2015,
và dự báo 2020 - 2025
2020

2025

(ước tính)

(dự báo)

1.179

1.300

1.300

tấn/ha

4,48

4,6

4,8

nghìn tấn

5.281


5.980

6.240

Đơn vị

2015

nghìn ha

Năng suất
Sản lượng

Diện tích thu
hoạch

(Nguồn: Bộ NN & PTNT, 2018)
Một thực trạng đặt ra hiện nay là mặc dù diện tích, năng suất và sản
lượng ngô của nước ta đều tăng nhanh nhưng so với bình quân chung của thế
giới năng suất ngô nước ta còn rất thấp, mặt khác nhu cầu sử dụng ngô của
Việt Nam ngày càng lớn. Vấn đề này đặt ra nhiệm vụ rất quan trọng và cấp
thiết cho các cơ quan nghiên cứu chọn tạo giống là tạo ra các giống ngô có
năng suất cao, chống chịu tốt đồng thời đáp ứng được cả yêu cầu về chất
lượng. Vùng Trung du và miền núi phía Bắc tuy diện tích sản xuất ngô lớn
nhất (464,9 nghìn ha) nhưng năng suất lại thấp nhất trong cả nước (36,5
tạ/ha). Vùng đồng bằng sông Cửu Long diện tích sản xuất nhỏ nhất (38,8
nghìn ha). Vùng Đông Nam Bộ có năng suất đạt cao nhất (54,1 tạ/ha). Sự trái
ngược này có thể được giải thích do nhiều nguyên nhân: Vùng Trung du và
miền núi phía Bắc tuy có diện tích lớn song chủ yếu tập trung ở các vùng
miền núi, diện tích rải rác nhỏ lẻ thuộc các vùng dân tộc ít người. Họ không

có đủ điều kiện đầu tư về vốn cũng như các biện pháp kỹ thuật canh tác phù
hợp mà chủ yếu canh tác theo lối truyền thống lạc hậu. Cộng thêm vào đó là
các điều kiện đất đai nghèo dinh dưỡng, khí hậu khắc nghiệt với hạn hán và
rét kéo dài vào mùa đông, lượng mưa phân bố không đều trong năm dẫn tới
năng suất thấp. Tuy nhiên, với ưu thế về diện tích (chiếm 41,6% diện tích của


14

cả nước) nên sản lượng chung của vùng vẫn cao hơn các vùng khác, đạt
1696,2 nghìn tấn chiếm 35,3% sản lượng của cả nước và trở thành một trong
những vùng sản xuất ngô trọng điểm cung cấp lượng ngô lớn nhất cả nước.
Vùng đồng bằng sông Cửu Long có năng suất đạt 53,4 tạ/ha bằng 124,5%
năng suất trung bình của cả nước do vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, phù
hợp với yêu cầu sinh trưởng, phát triển của cây ngô như: nhiệt độ bình quân
cao 25 - 30oC, nguồn ánh sáng dồi dào, hệ thống thủy lợi đảm bảo nhu cầu
tưới tiêu, nền đất có độ phì nhiêu cao. Tất cả các điều kiện tự nhiên kết hợp
với các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp đã dẫn tới sự tăng vọt năng suất
trung bình của vùng. Tây Nguyên cũng được xem là trọng điểm sản xuất ngô
của cả nước với diện tích 231,5 nghìn ha đứng thứ 2 sau vùng trung du và
miền núi phía Bắc. Năng suất trung bình đạt 51,3 tạ/ha. Các giống ngô lai có
tiềm năng năng suất cao đã và đang được phát triển ở những vùng ngô trọng
điểm, vùng thâm canh, có thuỷ lợi, những vùng đất tốt như: Đồng bằng sông
Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên. Tuy nhiên, ở
các tỉnh miền núi, những vùng khó khăn, canh tác chủ yếu nhờ nước trời, đất
xấu, đầu tư thấp thì giống ngô thụ phấn tự do chiếm ưu thế và chiếm một diện
tích khá lớn. Mặc dù có sự phát triển không đồng đều giữa các vùng sản xuất
ngô ở Việt Nam nhưng từ những kết quả đã đạt được chúng ta vẫn có thể
khẳng định sản xuất ngô của Việt Nam trong giai đoạn đổi mới, từ năm 1985 2011 đã có sự phát triển vượt bậc. Sở dĩ chúng ta đạt được những thành quả to
lớn trong phát triển sản xuất ngô là do Đảng, Nhà nước và Bộ Nông Nghiệp

và Phát triển nông thôn thấy được vai trò của cây ngô trong nền kinh tế và kịp
thời đưa ra những chính sách, biện pháp phù hợp nhằm khuyến khích sản
xuất. Các nhà khoa học đã nhạy bén đưa những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc
biệt về giống mới vào sản xuất. Từng thế hệ giống tốt thay thế nhau qua từng
giai đoạn lịch sử: giống thụ phấn tự do tốt thay thế cho các giống địa phương


15

năng suất thấp, giống lai quy ước thay cho các giống lai không quy ước, lai đơn
thay dần cho lai kép, lai ba và không thể không kể đến vai trò của những người
nông dân có trình độ về kỹ thuật đã tiếp thu và ứng dụng nhanh chóng những
tiến bộ KHKT mới với những cải tiến rất hiệu quả, phù hợp với địa phương và
điều kiện cụ thể của mình làm tăng thêm sự ưu việt của tiến bộ KHKT.
2.2.3. Các nghiên cứu liên quan.
Nghiên cứu sử dụng cây ngô chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo chủ
trương của Bộ NN&PTNT, một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sẽ
chuyển sang cây trồng cạn, trong đó chú ý nhiều đến cây ngô. IAS đã và đang
thực hiện các hoạt động nghiên cứu phục vụ cho mục đích này, chủ yếu tập
trung vào vùng Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu
chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở các tỉnh Tây Nguyên là một trong những vấn
đề được ưu tiên hiện nay. Tây Nguyên được ví là nóc nhà của Việt Nam, nơi
có độ dốc lớn, thường xuyên bị thiếu nước trong mùa khô (vụ Đông Xuân).
Trong mùa khô ở các tỉnh này, nước tưới cần cho sản xuất nông nghiệp là rất
lớn, nhất là đáp ứng cho khoảng nửa triệu hecta cà phê. Không có vụ Đông
Xuân nào Tây Nguyên không gặp khó khăn về nước, thậm chí cả nước sinh
hoạt. Vậy nhưng, hàng năm vẫn có 72700 hecta lúa nước được trồng ở các
tỉnh này trong mùa khô. Cây lúa vụ này cần nhiều nước tưới, gây cạnh tranh
căng thẳng giữa các loại cây trồng khác nhau. Hơn nữa, thực trạng đồng
ruộng ở Tây Nguyên thường có dạng lòng chảo: ở giữa đồng thấp hơn và ở

xung quanh cao hơn. Những chân ruộng xung quanh đồng cao hơn nên
thường bị thiếu nước và năng suất thấp hơn. Nếu trồng ngô trên những ruộng
này sẽ giảm mức tiêu thụ nước, năng suất ngô không kém năng suất lúa. Hơn
nữa mùa khô là trái mùa của cây ngô, thị trường luôn thiếu sản phẩm, giá luôn
cao nhất trong năm. Đây cũng là thời điểm hàng năm các công ty chế biến
thức ăn gia súc nhập khẩu khoảng 1-1,5 triệu tấn/năm. Với những lý do trên


16

nghiên cứu chuyển từ trồng lúa sang thâm canh ngô trên đất lúa vụ Đông
Xuân đã được thực hiện, với kết quả tóm tắt như sau:
Từ kết quả xác định giống, mật độ và phân bón, qui trình kỹ thuật thâm
canh được xây dựng và ứng dụng để phát triển hai mô hình ở hai tỉnh Đắc Lắc
và Gia Lai. Kết quả trên cho thấy chuyển đổi từ cây lúa vụ Đông Xuân sang
thâm canh ngô lai ở các tỉnh Tây Nguyên có lợi ích khá rõ ràng. Với giống đã
được đánh giá chọn lọc, kỹ thuật thâm canh phù hợp cây ngô lai có thể cho
năng suất cao hơn cây lúa cùng vụ gieo trồng. Trong nghiên cứu này, lượng
nước tiết kiệm hơn khi trồng ngô thay vì cây lúa không được xác định chính
xác theo chuyên môn nhưng lượng điện dùng cho bơm nước giảm chỉ còn
khoảng 30%. Các lợi thế khác có thể tham khảo các nghiên cứu liên quan
nhưng hiệu quả kinh tế khá rõ ràng. Lợi nhuận của việc thâm canh ngô cao
hơn so với cây lúa từ 33,06-38,12% là thông số rất đáng tham khảo khi
chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong trường hợp tương tự


17

PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1.1. Đối tượng nghiên cứu:
Hoạt động sản xuất ngô lai của hộ trên địa bàn xã Mường Tè, huyện
Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
3.1.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Nghiên cứu đề tài tại xã Mường Tè, huyện Mường Tè,
tỉnh Lai Châu.
- Thời gian: Từ ngày 13/8/2018 đến ngày 23/12/2018.
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội liên quan đến sản xuất
ngô lai tại xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
- Tìm hiểu về thực trạng sản xuất ngô lai trên địa bàn xã Mường Tè,
Huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
- Những yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng ngô lai của một
số thôn, bản trên địa bàn nghiên cứu.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nâng cao năng suất và chất
lượng ngô lai trên địa bàn xã Mường Tè, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
3.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
3.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
3.3.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp:
Là phương pháp thu thập các thông tin, số liệu có sẵn thường có trong
các báo cáo hoặc các tài liệu đã công bố. Phương pháp này được sử dụng để hệ
thống hóa và tóm tắt về cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn có liên quan đến đề tài.


×