Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Đổi mới phân công và sử dụng lao động trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế tri thức ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.4 KB, 22 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..........................................................................................................................................2
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG........................................................................................................................2
1. Phân công lao động và sử dụng lao động.......................................................................................2
2. Cách mạng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế tri thức......................................................3
II. THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM............................................7
KẾT LUẬN...................................................................................................................................................20
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................21

MỞ ĐẦU
Các cuộc cách mạng khoa học công nghệ và sự phát triển của kinh tế tri
thức đã tạo những chuyển biến quan trọng trên phạm vi toàn cầu. Ngày nay, thế
giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, đó là xu hướng phát
trển mới, dựa trên hệ thống vật lý mạng, là sự kết hợp của công nghệ mới trong
các lĩnh vực vật lý, số hóa, tự động hóa và sinh học, tạo ra những khả năng hoàn
toàn mới và có tác động sâu sắc tới các hệ thống chính trị, xã hội và kinh tế của
thế giới.
Chỉ trong hơn một thập kỷ trở lại đây, thế giới đã chứng kiến những sự
nhảy vọt về công nghệ thông tin, internet và tự động hóa, cách mạng số, phát
triển dựa trên tri thức và trí tuệ nhân tạo.
Bên cạnh những ưu điểm và tác động tích cực, cuộc cách mạng công
nghiệp mới cũng đang đặt ra cho các nước, các chính phủ, doanh nghiệp và
người lao động nhiều vấn đề cần giải quyết và cần chuẩn bị. Trong đó vấn đề
phân công và sử dụng lao động là vấn đề quan trọng hàng đầu. Với mỗi cuộc
cách mạng khoa học công nghệ, việc phân công và sử dụng lao động có sự khác
biệt rõ rệt, trong phạm vi tiểu luận này của học viên trong môn học Những vấn
đề kinh tế chính trị đương đại, học viên nghiên cứu chủ yếu trong cuộc cách
mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển của kinh tế tri thức với Chủ đề tiểu
luận: “Đổi mới phân công và sử dụng lao động trong bối cảnh cuộc cách


mạng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam”.


PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1. Phân công lao động và sử dụng lao động
1.1. Khái niệm
Phân công lao động xã hội là việc chuyên môn hóa người sản xuất, mỗi
người chỉ sản xuất một hoặc một vài sản phẩm nhất định, hay nói cách khác: Sự
phân công lao động xã hội là cách điều chỉnh hạn chế một cách thích ứng những
cá nhân vào những lĩnh vực nghề nghiệp đặc thù.
Trình độ phát triển lực lượng sản xuất của một xã hội biểu hiện rõ nhất ở
trình độ phân công lao động xã hội. Nói cách khác, sự phát triển lực lượng sản
xuất là điều kiện quyết định trình độ phân công lao động xã hội; đặc biệt là sự
phát triển của công cụ lao động. Đồng thời, phân công lao động, bản thân nó, tác
động trở lại đến sự phát triển ngày càng có năng suất cao. Trong lịch sử, ở thời
kỳ công trường thủ công, phân công lao động đóng vai trò đòn bẩy mạnh mẽ đối
với sản xuất và tăng năng suất lao động, mặc dù kỹ thuật vẫn dựa trên cơ sở thủ
công.
Sử dụng lao động: nói đến sử dụng lao động là đề cập đến vấn đề người lao
động và người sử dụng lao động. Theo Luật Lao động 2012, người lao động là
người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao
động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia
đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá
nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
1.2. Tác dụng
Sự phân công lao động trong xã hội làm cơ sở chung cho mọi nền sản xuất
hàng hóa, chính sự phân công lao động trong xã hội làm cho sức lao động trở
thành hàng hóa.

Sự phân công lao động đặt cơ sở cho việc hình thành những nghề nghiệp
chuyên môn, những ngành chuyên môn nhằm nâng cao sức sản xuất.


Sự phân công lao động theo vùng với ngành sản xuất chuyên môn hóa đặc
trưng sẽ là yếu tố quyết định sự khai thác có hiệu quả và phát huy thế mạnh của
vùng. Sự phân công lao động trong xã hội khi đã phát triển đến một trình độ nào
đó thì sẽ dẫn đến sự phân công lao động ở tầm vi mô – các xí nghiệp, các hãng
sản xuất – điều này làm cho các giai đoạn sản xuất ra sản phẩm bị chia nhỏ, sản
phẩm được hoàn thiện về chất lượng, dễ dàng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật. Sự phân công lao động áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật làm việc sản
xuất đi vào chuyên môn hóa, nâng cao tay nghề của người sản xuất, tăng năng
suất lao động xã hội.
1.3. Các hình thức phân công lao động
Có 3 hình thức phân công lao động:
Phân công lao động theo công nghệ: là phân công loại công việc theo tính
chất quy trình công nghệ, ví dụ: ngành dệt, may cơ khí. Hình thức này cho phép
xác định nhu cầu công nhân theo nghề tạo điều kiện nâng cao trình độ chuyên
môn của công nhân.
Phân công lao động theo trình độ: là phân công lao động theo mức độ phức
tạp của công việc, hình thức này phân công thành công việc giản đơn và phức
tạp (chia theo bậc). Hình thức này tạo điều kiện kèm cặp giữa các loại công nhân
trong quá trình sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, trình độ lành nghề của
công nhân.
Phân công lao động theo chức năng: là phân chia công việc cho mỗi công
nhân viên của doanh nghiệp trong mối quan hệ với chức năng mà họ đảm nhận.
Ví dụ: công nhân chính, công nhân phụ, công nhân viên quản lý kinh tế, kỹ
thuật, hành chính… Hình thức này xác định mối quan hệ giữa lao động gián tiếp
và lao động trực tiếp và tạo điều kiện cho công nhân chính được chuyên môn
hóa cao hơn nhờ không làm công việc phụ.

2. Cách mạng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế tri thức
2.1. Cách mạng khoa học công nghệ
2.1.1. Khái niệm
Trong nghiên cứu lý luận, hiện nay có nhiều cách quan niệm về cách mạng
khoa học công nghệ (hay công nghiệp), ở đây, theo cách tiếp cận của kinh tế
chính trị Mác – Lênin có thể thấy rằng, khi lực lượng sản xuất phát triển, tiến bộ
khoa học công nghệ trong lĩnh vực sản xuất có những thay đổi mang tính đột
biến, triệt để làm thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ
thuật, tại một thời điểm nhất định thì khi đó xuất hiện một cuộc cách mạng công
nghiệp.
Cách mạng khoa học công nghiệp được hiểu đó là những bước phát triển
nhảy vọt về chất trình độ tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về
kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay
đổi căn bản về trình độ phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển
năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng
mới trong kỹ thuật – công nghệ đó vào đời sống xã hội.
Cách mạng khoa học công nghiệp theo nghĩa hẹp: là cuộc cách mạng trong
lĩnh vực sản xuất, tạo ra sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn
hóa và kỹ thuật, xuất phát từ nước Anh sau đó lan tỏa ra toàn thế giới. Cách


mạng khoa học công nghiệp theo nghĩa hẹp thường dùng để chỉ cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ nhất diễn ra ở Anh, vào nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ
XIX. Đặc trưng của cuộc cách mạng công nghiệp này là chuyển từ lao động thủ
công, quy mô nhỏ lên lao động sử dụng máy móc, quy mô lớn.
Cách mạng khoa học công nghiệp theo nghĩa rộng: là những cuộc cách
mạng diễn ra ngày càng sâu rộng trong lĩnh vực sản xuất, dẫn đến những thay
đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật của xã hội loài
người với mức độ ngày càng cao. Như vậy, theo nghĩa rộng thì “Cách mạng
công nghiệp” bao quát tất cả các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử đều

được đặc trưng bằng sự thay đổi về chất của sản xuất và sự thay đổi này được
tạo ra bởi các tiến bộ đột phá của khoa học công nghệ.
2.1.2. Khái quát lịch sử các cuộc cách mạng công nghiệp
Về mặt lịch sử, cho đến nay, loài người đã trải qua ba cuộc cách mạng công
nghiệp và đang bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng
công nghiệp 4.0). Cụ thể:
Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất khởi phát từ nước Anh, bắt đầu từ
giữa thế kỷ XVIII đến giữa thế kỷ XIX. Tiền đề của cuộc cách mạng này xuất
phát từ sự trưởng thành về lực lượng sản xuất cho phép tạo ra bước phát triển
đột biến về tư liệu lao động, trước hết trong lĩnh vực dệt vải sau đó lan tỏa ra các
ngành kinh tế khác của nước Anh. Nội dung cơ bản của cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất là chuyển từ lao động thủ công thành lao động sử dụng máy
móc, thực hiện cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi
nước. Những phát minh quan trọng tạo tiền đề cho cuộc cách mạng này là: Phát
minh máy móc trong ngành dệt như thoi bay của John Kay (1733), xe kéo sợi
Jenny (1764), máy dệt của Edmund Cartwright (1785)… làm cho ngành công
nghiệp dệt phát triển mạnh mẽ. Phát minh máy động lực, đặc biệt là máy hơi
nước của James Watt là mốc mở đầu quá trình cơ giới hóa sản xuất. Các phát
minh trong công nghiệp luyện kim của Henry Cort, Henry Bessemer về lò luyện
gang, công nghệ luyện sắt là những bước tiến lớn đáp ứng cho nhu cầu chế tạo
máy móc. Trong ngành giao thông vận tải, sự ra đời và phát triển của tàu hỏa,
tàu thủy… đã tạo điều kiện cho giao thông vận tải phát triển mạnh mẽ.
Nghiên cứu về cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, C.Mác đã khái quát
tính quy luật của cách mạng công nghiệp qua ba giai đoạn phát triển là: hiệp tác
giản đơn, công trường thủ công và đại công nghiệp. C.Mác khẳng định đó là ba
giai đoạn tăng năng suất lao động xã hội; ba giai đoạn phát triển của lực lượng
sản xuất gắn với sự củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa; đồng
thời cũng là ba giai đoạn xã hội hóa lao động và sản xuất diễn ra trong quá trình
chuyển biến từ sản xuất nhỏ, thủ công, phân tán lên sản xuất lớn, tập trung, hiện
đại.

Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra vào nửa cuối thế kỷ XIX đến
đầu thế kỷ XX. Nội dung của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được thể
hiện ở việc sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra các dây chuyền
sản xuất có tính chuyên môn hóa cao. Nội dung của cuộc cách mạng này là
chuyển nền sản xuất cơ khí sang nền sản xuất điện – cơ khí và sang giai đoạn tự
động hóa cục bộ trong sản xuất. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai là sự


tiếp nối cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất, với những phát minh về công
nghệ và sản phẩm mới được ra đời và phổ biến như điện, xăng dầu, động cơ đốt
trong. Kỹ thuật phun khí nóng, công nghệ luyện thép Bessemer trong sản xuất
thép đã làm tăng nhanh sản lượng, giảm chi phí và giá thành sản xuất. Ngành sản
xuất giấy phát triển kéo theo sự phát triển của ngành in ấn và phát hành sách,
báo. Ngành chế tạo ô tô, điện thoại, sản phẩm cao su cũng được phát triển
nhanh. Sự ra đời của những phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến của H.For và
Taylor như dây chuyền, phân công lao động chuyên môn hóa được ứng dụng
rộng rãi trong các doanh nghiệp đã thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Cuộc
cách mạng công nghiệp lần thứ hai cũng đã tạo ra những tiến bộ vượt bậc trong
giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
Cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu từ khoảng những thập niên 60
của thế kỷ XX đến cuối thế kỷ XX. Đặc trưng cơ bản của cách mạng này là sử
dụng công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất. Cách mạng công nghiệp lần thứ
ba diễn ra khi có các tiến bộ về hạ tầng điện tử, máy tính và số hóa vi mô được
xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu máy tính (thập niên 1960), máy
tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990). Đến cuối thế
kỷ XX, quá trình này cơ bản hoàn thành nhờ những thành tựu khoa học công
nghệ cao. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba đã chuyển từ công nghiệp
điện tử - cơ khí, sang công nghệ số. Sản phẩm được sản xuất hàng loạt với sự
chuyên môn hóa cao, cùng với sự phát triển của cách mạng Internet, máy móc
điện tử, điện thoại di động. Những tiến bộ kỹ thuật công nghệ nổi bật trong giai

đoạn này là: hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công
nghệ số và robot công nghiệp.
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được đề cập lần đầu tiên tại Hội chợ
triển lãm công nghệ Hannover (CHLB Đức) năm 2011 và được Chính phủ Đức
đưa vào “Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012. Gần đây tại
Việt Nam cũng như trên nhiều diễn đàn kinh tế thế giới, việc sử dụng thuật ngữ
cách mạng công nghiệp lần thứ tư với hàm ý có một sự thay đổi về chất trong
lực lượng sản xuất trong nền kinh tế thế giới. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
được hình thành trên cơ sở cuộc cách mạng số, gắn với sự phát triển và phổ biến
của Internet kết nối vạn vật với nhau (Internet of Things – IoT). Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư được phát triển ở ba lĩnh vực chính là vật lý, công nghệ số và
sinh học. Biểu hiện đặc trưng là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột phá
về chất so với các công nghệ truyền thống.
Trong lĩnh vực vật lý thông tin, có nhiều công nghệ mới xuất hiện và nhanh
chóng được áp dụng một cách phổ biến. Công nghệ in 3D, Big Data,
Blockchain… chẳng hạn. Công nghệ in 3D là công nghệ tạo ra một đối tượng
vật lý bằng cách in theo các lớp từ một bản vẽ hay một mô hình 3D có trước.
Cùng với công nghệ in 3D, trong lĩnh vực vật lý còn có sự phát triển của cảm
biến – bộ cảm biến là thiết bị điện tử cảm nhận trạng thái hay quá trình vật lý,
hóa học ở môi trường khảo sát và biến đổi thành tín hiệu điện tử để thu thập
thông tin về trạng thái hay quá trình đó. Thông tin sau đó sẽ được xử lý để rút ra
tham số định tính hoặc định lượng, phục vụ cho các nhu cầu nghiên cứu, nhu cầu
kinh tế - xã hội, môi trường và dân sinh. Ngoài ra, trong lĩnh vực vật lý còn có


sự phát triển của công nghệ xe tự hành, hiện đang được thử nghiệm ở giai đoạn
cuối và sẽ được thương mại hóa trong tương lai gần, khi đó sẽ dẫn đến những
thay đổi lớn trong lĩnh vực giao thông vận tải và bảo vệ môi trường.
Về công nghệ số nhưng công nghệ nổi bật là Internet kết nối vạn vật, dữ
liệu lớn, trí thông minh nhân tạo và chuỗi khối. Internet phát triển giúp kết nối

vạn vật thông qua mạng wifi, mạng viễn thông băng thông rộng (3G, 4G)
Bluetooth, Zigbee, hồng ngoại… sẽ hình thành các hệ thống thông minh và các
hệ thống thông minh này kết nối với nhau, để hình thành hệ thống thông minh
lớn hợp nhất như: nhà thông minh, văn phòng thông minh, thành phố thông
minh, đô thị thông minh, công nghiệp thông minh, nông nghiệp thông minh…
Dữ liệu lớn (Big Data) là một tập hợp dữ liệu rất lớn và phức tạp, được xử lý để
lấy các thông tin thích hợp phục vụ cho các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
văn hóa hoặc môi trường. Công nghệ Blockchain cho phép một cơ sở dữ liệu
được chia sẻ trực tiếp không thông qua trung gian, trong tương lai Blockchain sẽ
được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như: bầu cử, khai sinh, kết hôn, xác
nhận tài liệu, văn bằng…
Về công nghệ sinh học, nổi bật là các công nghệ về gen và tế bào, công
nghệ phức hợp y sinh – thông tin (kết hợp thông tin với các bộ phận cơ thể
sống). Sự phát triển của công nghệ sinh học tổng hợp trong tương lai sẽ cho
phép các nhà khoa học tạo ra các AND, cấy ghép để tạo ra những bộ phận thay
thế trong cơ thể người, giúp chữa những căn bệnh nan y như ung thư, huyết áp,
tiểu đường… từ đó giúp kéo dài tuổi thọ con người, công nghệ gen thậm chí có
thể tạo ra những giống, loài động, thực vật kể cả con người, có thể chống chọi
được với điều kiện môi trường tự nhiên khắc nghiệt. Công nghệ gen cũng giúp
ngành nông nghiệp gia tăng sản lượng lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu
gia tăng dân số nhanh chóng.
Như vậy, mỗi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện có những nội dung
cốt lõi về tư liệu lao động. Sự phát triển của tư liệu lao động đã thúc đẩy sự phát
triển của văn minh nhân loại. Theo nghĩa đó, vai trò của cách mạng công nghiệp
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong thúc đẩy phát triển.
2.1.3. Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển
Vai trò của các cuộc cách mạng công nghiệp đối với phát triển có thể được
khái quát như sau:
Một là, thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất
Hai là, thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất.

Ba là, thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển
2.2 Kinh tế tri thức
2.2.1. Sự hình thành và bản chất của kinh tế tri thức
Từ những năm cuối của thế kỷ XX, khoa học và công nghệ có bước phát
triển nhảy vọt, đặc biệt là xuất hiện cách mạng thông tin, cách mạng tri thức và
sự bùng nổ của công nghệ cao làm ra đời nền kinh tế tri thức. Nền kinh tế tri
thức đã cuốn mọi quốc gia, dù là nước phát triển hay đang phát triển.
Kinh tế tri thức là lĩnh vực mà ở đó mỗi sản phẩm hay toàn bộ sản phẩm
được tạo bởi nguồn gốc là tri thức chiếm tỷ trọng chủ yếu (70 – 75% trở lên)


Bản chất của nền kinh tế tri thức: là nền kinh tế sử dụng có hiệu quả tri thức
cho phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm cả việc khai thác kho tri thức toàn cầu,
cũng như làm chủ, sáng tạo ra tri thức đáp ứng nhu cầu riêng của mình (UNDP –
2014). Trong nền kinh tế tri thức, hoạt động chủ yếu nhất là sáng tạo ra tri thức,
quảng bá tri thức và sử dụng tri thức, biến tri thức thành giá trị. Sức lao động trở
thành động lực trực tiếp nhất của sự phát triển.
2.2.2. Đặc điểm của nền kinh tế tri thức
Nền kinh tế tri thức bao gồm một số đặc điểm sau:
Một là, hoạt động kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức.
Hai là, sáng tạo và đổi mới là động lực phát triển “phát minh trở thành một
nghề đặc biệt”.
Ba là, hoạt động kinh tế có tính toàn cầu hóa, mạng thông tin là kết cấu hạ
tầng quan trọng nhất.
Bốn là, sự di chuyển cơ cấu lao động theo hướng gia tăng số lao động trí
tuệ và dịch vụ. Sự chuyển đổi về cơ cấu các ngành kinh tế.
Năm là, nền kinh tế dựa trên sự học tập và nhân lực tài năng.
Sáu là, tri thức hóa các quyết sách kinh tế.
II. THỰC TRẠNG PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM
1. Tác động của cách mạng khoa học công nghệ và kinh tế tri thức đến phân
công lao động và sử dụng lao động nói chung
Các cuộc cách mạng công nghiệp có những tác động vô cùng to lớn đến sự
phát triển lực lượng sản xuất của các quốc gia. Và đồng thời, tác động mạnh mẽ
tới quá trình điều chỉnh cấu trúc và vai trò của các nhân tố trong lực lượng sản
xuất xã hội. Về tư liệu lao động, từ chỗ máy móc ra đời thay thế cho lao động
chân tay cho đến sự ra đời của máy tính điện tử, chuyển nền sản xuất sang giai
đoạn tự động hóa, tài sản cố định thường xuyên được đổi mới, quá trình tập
trung hóa sản xuất được đẩy nhanh. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản
xuất dưới tác động của công nghệ thông tin hiện đại đang tạo ra những biến đổi
to lớn trong phân công lao động xã hội, cụ thể là:
Phân công lao động dưới tác động của công nghệ thông tin đang thay đổi
theo hướng tăng lao động trí óc, giảm lao động chân tay, mà điển hình là sự xuất
hiện một dạng lao động mới - lao động thông tin. Đây là loại lao động liên quan
trực tiếp đến thông tin, đến các quy trình, như đầu vào, đầu ra, xử lý thông tin.
Những người lao động trong lĩnh vực thông tin rất đa dạng, đa ngành nghề; họ
có thể là những nhân viên văn phòng, người lập trình, chuyên gia, kỹ sư, nhà
nghiên cứu, doanh nhân, nhà phân tích... Nhiệm vụ của họ là sản xuất, xử lý,
trao đổi thông tin, cung cấp những cơ sở cho việc ra quyết định. Đòi hỏi đối với
lao động thông tin là không chỉ nắm vững khả năng thao tác, mà còn phải có khả
năng thích ứng và sáng tạo với những thay đổi liên tục của công việc, nhằm thu
được hiệu quả tối đa. Như vậy, phân công lao động trong nền kinh tế mới không
còn phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên, ngành nghề được đào tạo,
nguồn lao động dồi dào hay lượng tư bản lớn như trước đây, mà ngày càng dựa


nhiều hơn vào lực lượng lao động có năng lực sáng tạo, khả năng vận dụng kiến
thức, trong đó lao động thông tin là một loại lao động trực tiếp sản xuất ra tri
thức.

Đi kèm với sự xuất hiện của lao động thông tin là sự biến đổi nhanh chóng
trong cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế. Việc thu hẹp những ngành nghề trong
các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và xu hướng mở rộng, phát triển các loại
ngành nghề mới thuộc lĩnh vực hoạt động dịch vụ tất yếu kéo theo sự thay đổi
về cơ cấu lao động. Số lao động trong các lĩnh vực có liên quan đến thông tin và
xử lý thông tin tăng nhanh, đặc biệt là trong các lĩnh vực phần mềm máy tính,
nghiên cứu triển khai, phân tích, đo lường, giáo dục - đào tạo và hàng loạt các
ngành khác. Cơ cấu lao động biến đổi theo hướng tăng đội ngũ lao động chất
xám. Vai trò của người điều hành sản xuất ngày càng trở nên hết sức quan trọng,
quyết định sự thành bại của các công ty, các tổ chức kinh tế. Như vậy, ngoài việc
đem lại những lợi ích to lớn, như thúc đẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc, tạo ra
của cải vật chất ngày càng nhiều, tạo những cơ hội có việc làm mới thì nền sản
xuất mới, với những đòi hỏi khắt khe về năng lực và kỹ năng lao động cũng sẽ
loại trừ những cá nhân không đáp ứng được những yêu cầu đó.
Có thể thấy, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, nòng cốt là
cách mạng công nghệ thông tin đã góp phần làm biến đổi nội dung và tính chất
của lao động. Về nội dung, lao động đang chuyển dần từ lao động thủ công, lao
động cơ khí sang lao động thông tin, lao động trí tuệ. Về tính chất, lao động
đang biến đổi theo hướng ngày càng mang tính xã hội hoá sâu sắc. Lao động
được xã hội hoá thể hiện ở việc tổ chức sản xuất trực tiếp giữa các đơn vị sản
xuất diễn ra trên một quy mô lớn với sự phân công lao động vừa đảm bảo khả
năng chuyên môn hoá, vừa có khả năng phi chuyên môn hoá một cách rộng rãi.
Sự biến đổi nội dung và tính chất của lao động dưới tác động của cuộc cách
mạng trong công nghệ thông tin đặt ra một câu hỏi là, phải chăng bản chất của
lao động đang có sự thay đổi? Chúng ta biết rằng, trong các nền sản xuất dựa
trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, lao động là một sự bắt buộc, bị
thúc bách bởi những nhu cầu bên ngoài lao động và trở thành cái mà C.Mác gọi
là “lao động bị tha hoá”. Ngày nay, với sự thay đổi nội dung và tính chất của lao
động, chúng ta có thể hy vọng rằng, lao động không còn là một thứ nô dịch, lao
động đang dần trở về đúng với bản chất đích thực của nó, tức là lao động đã thực

sự trở thành một nhu cầu, là hoạt động tự do và sáng tạo của con người. Công
nghệ thông tin đã và đang tạo tiền đề cho việc thay đổi vị trí, chức năng của con
người trong quá trình sản xuất. Với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều
chức năng mà con người trực tiếp đảm nhận trong chu trình sản xuất trước đây
được chuyển giao dần cho máy móc. Điều này đã giúp con người có thể giảm
thiểu thời gian cho các hoạt động vật chất và dành nhiều thời gian hơn cho các
hoạt động tinh thần, sáng tạo và hưởng thụ. Con người không còn bị cột chặt vào
guồng máy sản xuất như trong nền kinh tế công nghiệp, mà họ được tự do hơn
trong các hoạt động của mình. Công nghệ thông tin cùng các công nghệ khác
của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang góp phần tạo ra một hệ thống
"khoa học - kỹ thuật - sản xuất" thống nhất. Với hệ thống này, lao động ngày
càng mang nhiều nội dung khoa học, trí tuệ và sáng tạo.


Song, cần phải lưu ý rằng, điều đó không có nghĩa là những tiến bộ của
công nghệ nói chung và công nghệ thông tin nói riêng là nguyên nhân duy nhất
quyết định sự thay đổi bản chất của lao động. Chủ nghĩa Mác đã chỉ ra rằng, bản
chất của lao động là sáng tạo, nhưng dưới chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản
xuất, cái bản chất tốt đẹp đó của lao động đã bị tha hoá. Bởi vậy, nếu chỉ căn cứ
vào sự phát triển của các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mà khẳng định
trong nền kinh tế thông tin, lao động đã trở về với bản chất sáng tạo ban đầu của
nó thì chưa thoả đáng. Ở điểm này, chúng ta cần phải lưu ý tới quan điểm của
thuyết kỹ trị khi thuyết này cho rằng, sự phát triển của kỹ thuật sẽ quyết định
toàn bộ sự phát triển của các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Trong thực tế,
điều đó đã không diễn ra đúng như vậy; bởi lẽ, trong xã hội vẫn còn tồn tại sự
đối kháng về lợi ích giữa người giàu với người nghèo, giữa các nước phát triển
với các nước kém phát triển.
Mâu thuẫn lớn nhất hiện nay của xã hội tư bản, kể cả các nước tư bản phát
triển cao nhờ công nghệ thông tin như nước Mỹ, vẫn là mâu thuẫn giữa tính chất
xã hội hoá cao độ của lực lượng sản xuất với chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu

sản xuất. Mặc dù, chủ nghĩa tư bản đã có những điều chỉnh nhất định trong phân
phối và đa dạng hoá các hình thức sở hữu do sự bắt buộc của sản xuất, song bản
chất của sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa vẫn không hề thay đổi. Dù cho một bộ
phận dân cư có sự chuyển dời về địa vị xã hội, hoặc được cải thiện về mặt đời
sống… thì nhìn tổng thể, quyền lực vẫn thuộc về những nhà tư bản lớn, những
nhóm người có khả năng thao túng kinh tế quốc gia, thậm chí cả nền kinh tế thế
giới.
Trong nền kinh tế hiện đại, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất đã phát triển
vượt bậc và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trên bình diện quốc tế vẫn còn tồn
tại khá phổ biến. Mặc dù lực lượng sản xuất đã có bước phát triển nhảy vọt về
chất, song quan hệ sản xuất vẫn chưa có những thay đổi tương ứng, phù hợp với
sự phát triển của lực lượng sản xuất cả ở tầm quốc gia lẫn quốc tế. Tuy một số
cường quốc tư bản hàng đầu đã có những điều chỉnh trong chính sách phát triển,
nhưng đó vẫn chỉ là những cải biến để thích ứng và mang tính cục bộ. Nhìn tổng
thể, chế độ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất ở những
quốc gia này vẫn tiếp tục được duy trì và đây chính là nguồn gốc của những mâu
thuẫn gay gắt trong xã hội tư bản. Hơn nữa, ngày nay, sự thống trị của sở hữu tư
nhân tư bản chủ nghĩa không còn bó hẹp trong các nước tư bản chủ nghĩa, mà đã
bao trùm trên phạm vi toàn cầu, thông qua các công ty đa quốc gia, xuyên quốc
gia. Người nắm giữ các công ty này đều là những tập đoàn tư bản lớn của các
nước tư bản phát triển. Họ có đủ tiềm lực để nắm bắt, chiếm lĩnh những thành
tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, đặc biệt là những thành tựu của công
nghệ thông tin. Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng, trong thời đại thông
tin, kinh tế tri thức ngày nay, ai nắm giữ được thông tin người đó sẽ chiến thắng
và giữ quyền thống trị. Các nước tư bản phát triển đang làm được điều đó và do
vậy, mâu thuẫn giữa con người với con người trong thời đại thông tin ngày nay
chưa thể bị triệt tiêu. Bởi vậy, hoàn toàn không nên ảo tưởng rằng, sự phát triển
của khoa học và công nghệ hiện đại có thể làm thay đổi được bản chất của chủ
nghĩa tư bản. Chính ở đây, những nghiên cứu sâu hơn về tác động của công nghệ



hiện đại, trong đó có công nghệ thông tin, trong tương quan với các biến đổi xã
hội khác là một đòi hỏi cấp thiết.
2. Những cơ hội và thách thức đặt ra cho lao động Việt Nam trong bối
cảnh cách mạng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế tri thức
Nói đến bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và phát triển
kinh tế tri thức hiện nay đó chính là việc đề cập đến cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Đối với Việt Nam, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có
những ảnh hưởng to lớn, mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít thách
thức trong vấn đề liên quan đến lao động Việt Nam.
2.1. Cơ hội
Cách mạng công nghiệp 4.0 mở ra rất nhiều cơ hội làm việc mới, hứa hẹn
khả năng gia tăng năng suất và nâng cao thu thập cho người lao động. Cụ thể:
Thứ nhất, Việt Nam hiện vẫn là quốc gia có lợi thế về số lượng lao động
trẻ và lao động giá rẻ. Cách mạng 4.0 có thể dẫn đến xu hướng chuyển dịch các
ngành công nghiệp truyền thống sử dụng nhiều lao động từ các nước phát triển
sang các quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam ( K ergroach, 2017).
Nếu như xu hướng chuyển dịch này là rõ ràng thì Việt Nam thì tỷ lệ thất nghiệp
của Việt Nam sẽ không ở mức quá cao. Tuy nhiên lợi thế về lao động giá rẻ sẽ
mất dần đi khi chúng ta dân số dần bị già hoá. Do vậy về mặt dài hạn, tăng
trưởng cần dựa vào sự gia tăng của chất lượng lao động.
Thứ hai, nhiều nhà phân tích cho rằng những cơ hội việc làm mới sẽ được
tạo ra trong cách mạng 4.0. Đặc biệt nhu cầu đối với những lao động có khả
năng kết hợp giữa máy móc với những kiến thức về kỹ thuật điện tử, điều
khiển và thông tin hay chính là kiến thức STEM (Tomas Volek; Martina
Novotnas, 2017). Cuộc cách mạng này sẽ tạo ra những thay đổi trong cơ cấu
lao động giữa các ngành mà ở đó chúng ta có thể kỳ vọng nhu cầu sử dụng lao
động trong các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống sẽ giảm đi trong khi
nhu cầu lao động trong ngành dịch vụ có sự tăng lên. Sự tăng lên của cầu lao
động trong những ngành dịch hứa hẹn sẽ góp phần tăng thu nhập cho người lao

động.
Thứ ba, cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra áp lực và đồng thời là cơ hội để
lao động phải Việt Nam không ngừng nâng cao trình độ, kỹ năng cũng như tạo
áp lực đổi mới lên hệ thống giáo dục đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu về
nhân lực trong thời kỳ mới. Những cơ hội việc làm mới được tạo ra đòi hỏi
người lao động phải có trình độ và kỹ năng tương ứng như các kỹ năng giải
quyết vấn đề, teamwork, giao tiếp, công nghệ thông tin…là những kỹ năng mà
đại bộ phận lao động Việt Nam đang thiếu và yếu. Để đáp ứng được những yêu
cầu công việc mới đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân người lao động và đặc biệt sự
đổi mới và phát triển của hệ thống giáo dục đào tạo.
Thứ tư, năng suất lao động trong cách mạng 4.0 có xu hướng được cải
thiện do việc giảm nhu cầu sử dụng lao động là con người mà thay bằng máy
móc và robots. Với công nghệ phát triển, các nhà máy sản xuất có thể tránh
được những lỗi phát sinh bởi máy móc do có khả năng phân tích và dự đoán
trước các lỗi kỹ thuật. Hiệu quả sản xuất có thể sẽ được cải thiện nhanh hơn do
các dịch vụ kho vận được nâng cấp, giảm tiêu hao năng lượng và sử dụng


nguyên liệu…, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp trong khi
doanh thu có xu hướng tăng do đáp ứng được tốt hơn nhu cầu của người tiêu
dùng. Người lao động lúc này được sử dụng một cách hiệu quả hơn và chỉ
cho những công việc mà thực sự đòi hỏi sự có mặt của con người. Năng suất
của người lao động tăng lên tạo cơ hội để Việt Nam tạo ra những đột phá trong
cải thiện tiền lương và thu nhập cho người lao động.
Như vậy nếu Việt Nam có thể tận dụng được những lợi thế này do cách
mạng công nghiệp 4.0 mang lại thì đó sẽ là cú huých rất lớn giúp người lao
động có được những công việc làm tốt hơn, giúp cải thiện năng suất và thu
nhập của họ
2.2. Thách thức
Cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại rất nhiều thách thức đối với các quốc

gia nói chung và đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nói
riêng.
Một là, thiếu hụt lao động có trình độ và kỹ năng phù hợp.
Như đã phân tích ở trên, Việt Nam vẫn là nước có lợi thế về số lượng lao
động, nhưng chất lượng lao động thấp đang là vấn đề báo động đối với nước ta.
Do vậy, thách thức lớn nhất đặt ra cho chúng ta là thiếu hụt nguồn nhân lực có
trình độ. Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, các công ty sẽ gia gia tăng
nhu cầu sử dụng lao động có trình độ và thay thế dần giữa sử dụng giữa lao
động và vốn. Điều đó có nghĩa là việc sử dụng lao động vẫn là cần thiết nhưng
vai trò của người lao động sẽ thay đổi. Các doanh nghiệp sẽ có nhu cầu nhiều
hơn với những lao động có khả năng tích hợp các kiến thức về công nghệ, tự
động hoá, thông tin và những kỹ năng mềm quan trọng như teamwork, giao
tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng về công nghệ thông tin trong khi lại cắt giảm
nhu cầu đối với các lao động giản đơn.
Hai là, thách thức trong chuyển dịch cơ cấu lao động, tăng năng suất lao
động và thu nhập cho người lao động.
Hiện có khoảng 40% lao động Việt Nam đang làm việc trong lĩnh vực
nông nghiệp với năng suất lao động cực thấp. Trong cuộc cách mạng 4.0, một
số ngành nghề sử dụng lao động giản đơn sẽ không còn nhưng những ngành
nghề mới đòi hỏi lao động có trình độ sẽ ra đời. Trong nông nghiệp, việc tăng
cường ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp sẽ góp phần tăng suất, sản lượng,
giảm số giờ lao động của lao động nông nghiệp. Nhưng để có thể thực sự tạo ra
sự cải thiện đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp, một mặt nó đòi hỏi người
nông dân phải có những kỹ năng tay nghề mới, mặt khác lao động nông
nghiệp, nông thôn cần có sự chuẩn bị về trình độ và kỹ năng để có thể chuyển
dịch thành công từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Đối với
các ngành sản xuất, lao động giản đơn trong ngành dệt may, giày da và trong
ngành điện tử có khả năng rất lớn sẽ bị thay thế khi máy móc, công nghệ và tự
động hoá diễn ra trên quy mô rộng (ILO,2018). Do đó, để có thể đáp ứng được
với yêu cầu của công việc trong tình hình mới đòi hỏi nguồn nhân lực phải

được trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết. Tuy nhiên, như đã chỉ ra ở trên, lao
động của chúng ta đa phần là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo, các kỹ
năng cứng mà mềm cũng thiếu và yếu, vậy nên bài toán chuyển dịch cơ cấu


lao động, tăng năng suất và thu nhập trở thành một bài toán không đơn giản.
Ba là, thách thức trong việc gia tăng bất bình đẳng giữa các tầng lớp lao
động.
Bất bình đẳng nổi lên giữa các tầng lớp lao động do cơ cấu lao động thay
đổi và những bộ phận lao động kém thích nghi với công nghệ mới sẽ bị đào
thải. Bất bất bình đẳng vì thế tăng lên giữa các ngành kinh tế, giữa các vùng
miền, giữa thành thị và nông thôn ( Zoltán Rajnai; István Kocsis, 2017).
Những nhóm lao động nghèo sẽ là những người bị ảnh hưởng rất nhiều
trong bối cảnh của công nghệ số. Cách mạng 4.0 cũng có thể khiến bất bình
đẳng về giới tăng lên do phụ nữ vẫn thường được xem là kém thích ứng với
sự thay đổi của công nghệ hơn là nam giới. Với tỷ lệ 48% lao động là nữ như
hiện nay cho thấy nếu không có những chính sách chuẩn bị và hỗ trợ cho lao
động nữ trong bối cảnh công nghệ thì bộ phận lao động này có khả năng bị tổn
thương rất lớn.
Bốn là, thách thức đặt ra đối với hệ thống giáo dục đào tạo.
Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố then chốt để đảm bảo sự thành công
của Việt Nam trong bối cảnh của cách mạng 4.0. Để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực, khâu đột phá là đổi mới và nâng cao giáo dục và đào tạo.
Nhưng vấn đề đặt ra cho Việt Nam là nền giáo dục đào tạo của chúng ta còn ở
trình độ thấp và chậm được đổi mới. Mặc dù công cuộc đổi mới giáo dục nước
nhà đã được tiến hành từ khá lâu nhưng chưa đạt được những thành tựu khả
quan. Hiện vẫn còn rất nhiều khoảng trống và bất cập trong hệ thống giáo
dục và đào tạo của Việt Nam. Bằng chứng là mặc dù nhu cầu với lao động,
đặc biệt là lao động trình độ cao là rất cao nhưng các doanh nghiệp lại
không thể tìm được những người lao động tốt và đáp ứng được nhu cầu của

công việc. Trong khi đó có một thực tế là tỷ lệ thất nghiệp, đặc biệt là thất
nghiệp của đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao lại ở mức
cao (đã phân tích ở trên). Điều này cho thấy khoảng cách giữa đào tạo, đặc
biệt là đào tạo đại học với nhu cầu xã hội là rất lớn. hông chỉ chất lượng
đào tạo thấp, hiện còn tồn tại sự bất hợp lý trong cơ cấu đào tạo chung, cơ cấu
đào tạo theo ngành cũng như sự thiếu hụt lao động ở một số ngành mà thị
trường lao động đang có nhu cầu.
Đặc biệt, một trong những đặc thù của cách mạng 4.0 là kết nối và chia sẻ
dữ liệu. Do vậy việc giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy kỹ sư phải có khả năng
tích hợp được nhiều kiến thức bằng phương pháp STEM. Nhưng trong số 350
trường đại học ở Việt Nam, chỉ có 12 trường có nhóm giảng viên được trang bị
kiến thức giảng dạy bằng phương pháp STEM. Trong bố cảnh mới đòi hỏi
người lao động không chỉ có được năng lực phối hợp, tổ chức tốt các công việc
và còn phải có được những kỹ năng phối hợp với nhau và có được tư duy đổi
mới sáng tạo mới có thể thích ứng tốt với những yêu cầu của công việc. Điều
này đòi hỏi phải có những quan điểm về giáo dục và đào tạo mới: đó là liên tục,
mở và mang tính khai phóng. Cách tiếp cận của chúng ta đối với quan điểm
giáo dục này còn hạn chế.
Năm là, Việt Nam chưa có sự chuẩn bị đáng kể nào trước thời đại của


công nghệ số.
Tại Hội nghị Industry 4.0 Summit and Expo 2018 tổ chức tại Hà Nội vào
ngày 13 tháng 7 năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt
Nam đã sẵn sàng đón nhận những thách thức của cuộc cách mạng 4.0 và tận
dụng những cơ hội mà nó mang lại. Theo số liệu từ cuộc điều tra khảo sát do
Vietnam ICT Summit thực hiện thì có 35,2% các doanh nghiệp Việt đã sẵn
sàng cho cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó chủ yếu là các doanh
nghiệp, IT và trong lĩnh vực ngân hàng. Tuy nhiên, theo đánh giá của các tổ
chức quốc tế Việt Nam lại chưa có sự chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc cách mạng

này.
Theo báo cáo mới nhất của diễn đàn kinh tế thế giới đánh giá sự sẵn sàng
của các quốc gia trước tương lai của nền sản xuất thế giới thì Việt Nam nằm
trong các quốc gia “Nascent countries”, tức là thuộc nhóm các quốc gia sơ
khai, đứng ở thứ hạng cuối cùng và chưa có chuẩn bị tốt cho cuộc cách mạng
này. Theo đó, trong số 100 quốc gia được đánh giá, Việt Nam đứng thứ 48 về
chỉ số cơ cấu sản xuất và đứng thứ 53 về chỉ số các nhân tố dẫn dắt sản xuất có
khoảng cách rất xa với Malaysia (lần luợt xếp thứ 20 và 22 về hai chỉ số này) và
Thái Lan (xếp thứ 12 và 35).
Đánh giá sự sẵn sàng của một số quốc gia đối với
tương lai của nền sản xuất thế giới

Tên quốc gia
Trung Quốc
Malaysia
Singapore
Ấn Độ
Phillipines
Thái Lan
HongKong
Qatar
Việt Nam

Chỉ số cấu trúc
sản xuất
Điểm
Xếp
hạng
8,25
5

6,81
2
0 1
7,28
1 3
5,99
0 2
6,12
8 1
7,13
2 5
4,52
3,89
7
2 4
4,96
8 2018)
Nguồn: (WEF,

Chỉ số các yếu tố
dẫn dắt sản xuất
Điểm
Xếp
hạng
6,14
2
5
6,51
2
1 2

7,96
5,24
4
4
4,51
6
6
5,45
3
5 8
7,45
5,96
2
9
4,93
5
3

Đáng chú ý là trong các tiêu chí để đánh giá các nhân tố dẫn dắt sản xuất,
các yếu tố liên quan đến đổi mới sáng tạo và công nghệ sáng tạo chiếm một tỷ
trọng lớn cho thấy năng lực đổi mới sáng tạo của Việt Nam còn ở mức thấp
(WEF, 2018). Điều này là một trở ngại không nhỏ cho chúng ta khi bước vào
cuộc cách mạng 4.0. Tuy vậy, cũng có thể thấy rằng tuy Việt Nam nằm trong


các nhóm nước được xếp hạng ở vị trí cuối cùng về mức độ sẵn sàng nhưng vị
trí của chúng ta đang khá gần với nhóm nước tiềm năng. Do vậy, trong thời
gian tới nếu Việt Nam có những chiến lược đúng đắn, chúng ta có nhiều cơ hội
cải thiện năng lực đổi mới và sẵn sàng hơn trước kỷ nguyên số.
3. Đổi mới phân công và sử dụng lao động trong bối cảnh cách mạng khoa

học công nghệ và phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam
Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và sự phát triển
kinh tế trí thức hiện nay, vấn đề phân công lao động và sử dụng lao động ở Việt
Nam có sự thay đổi theo xu thế chung của khu vực và thế giới.
Việt Nam hiện là quốc gia sở hữu lực lượng lao động dồi dào với gần 55
triệu lao động. Đại bộ phận lao động của chúng ta là lao động trẻ.
Lực lượng lao động Việt Nam qua các năm phân theo nhóm tuổi
Cơ cấu(%)

Năm

Tổng số
(nghìn
người)

15 - 24

25 - 49

50+

15 - 24 25 - 49

50+

2000

38.545,4 8.289,1 25.474,1

4.782,2


21,5

66,1

12,4

2002

40.716,0 8.776,8 26.783,9

5.155,3

21,6

65,7

12,7

2004

43.008,9 9.060,6 27.236,0

6.712,3

21,1

63,3

15,6


2006

46.238,7 9.727,4 29.447,7

7.063,6

21,0

63,7

15,3

2008

48.209,6 8.734,3 29.973,4

9.501,9

18,1

62,2

19,7

2010

50.392,9 9.245,4 30.939,2 10.208,3

18,3


61,4

20,3

2012

52.348,0 7.887,8 32.014,5 12.445,7

15,1

61,1

23,8

2014

53.748,0 7.585,2 32.081,0 14.081,8

14,1

59,7

26,2

2016

54.445,3 7.510,6 32.418,3 14.516,4

13,8


59,5

26,7

Sơ bộ
2017

59,5
54.823,8 7.581,1 32.599,2 14.643,5

13,8

26,7

Nguồn: GSO
Lực lượng lao động nằm trong độ tuổi từ 15 đến 49 hiện chiếm trên 73%
lực lượng lao động, trong đó lao động từ 15 đến 24 tuổi chiếm gần 14% và lao
động từ 25 đến 49 tuổi chiếm 60%. Cơ cấu lao động Việt Nam hiện vẫn đang ở
trong thời kỳ dân số vàng và chúng ta vẫn được xem là quốc gia đang có lợi
thế về số lượng lao động. Tuy nhiên chúng ta đang mất dần đi lợi thế này khi
chuẩn bị bước vào thời kỳ già hoá dân số. Lao động từ 50 tuổi trở lên đang bắt


đầu tăng nhanh từ mức 12,4% vào năm 2000 lên gấp hơn 2 lần, 26,7% vào năm
2017. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ già
hoá dân số trong khoảng 15 đến 20 năm nữa. Khi không có lợi thế về số lượng
lao động nữa, chúng ta phải dựa vào chất lượng của lao động.
Lực lượng lao động Việt Nam phân theo giới tính và
phân theo thành thị và nông thôn

Thành
thị

Nông
thôn

Tổng số

Nam

Nữ

2005

42.774,9

21.926,4

20.848,5

10.689,1 32.085,8

2010

49.048,5

25.305,9

23.742,6


13.531,4 35.517,1

2015

52.840,0

27.216,7

25.623,3

16.374,8 36.465,2

2016

53.302,8

27.442,8

25.860,0

16.923,6 36.379,2

Sơ bộ
2017

53.703,4

27.813,7

25.889,7


17.116,7 36.586,7

Tỷ lệ
(%)

Nữ

Thành
thị

Nông
thôn

Tổng số

Nam

2005

100

51,3

48,7

25,0

75,0


2010

100

51,6

48,4

27,6

72,4

2015

100

51,5

48,5

31,0

69,0

2016

100

51,5


48,5

31,7

68,3

Sơ bộ
2017

100

51,8

48,2

31,9

68,1

Nguồn: GSO
Cơ cấu lao động về giới của Việt Nam hiện nay khá cân bằng với khoảng
48% lao động nữ và 52% lao động là nam giới. Lao động làm việc ở khu vực
nông thôn có giảm nhưng vẫn chiếm tỷ lệ cao trên tổng số lao động, từ 75%
trên tổng số lao động vào năm 2005 xuống còn 68,1% vào năm 2017


Có thể thấy đại bộ phận lao động Việt Nam làm việc trong ngành nông, lâm
nghiệp và thuỷ sản. Cơ cấu chuyển dịch lao động theo ngành diễn ra rất chậm.
Cụ thể là năm 2005, tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng, dịch vụ lần lượt là 55,1%,

17,6% và 27,1%. Tính đến năm 2017, tức là sau 12 năm; mặc dù đã có sự
chuyển dịch lao động lao động sang khu vực công nghiệp và xây dựng và dịch
vụ (lao động trong hai ngành này tăng lên tương ứng 25,7% và 34,1% trên
tổng số lao động Việt Nam) nhưng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp vẫn ở
mức cao 40,2%.
Tỷ lệ (%) lao động đã qua đào tạo và chưa qua đào tạo của Việt Nam

Nguồn: GSO

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo của chúng ta đạt thấp và chậm được cải
thiện theo thời gian. Năm 2009, tỷ lệ lao động đã qua đào tào chiếm 14,8% trên


tổng số lao động. Tính đến thời điểm năm 2016, ước tính cũng mới chỉ có trên
20% lao động đã qua đào tạo. Bên cạnh đó có sự mất cân đối nhất định trong cơ
cấu đào tạo, trong đó tỷ lệ lao động được đào tạo trình độ đại học trở lên tăng
nhanh hơn so với các loại hình đạo khác (lao động qua đào tạo có trình độ đại
học trở lên tăng nhanh từ 5,5% vào năm 2009 lên 9% vào năm 2016) trong khi
số lao động được đào tào dưới hình thức dạy nghề, trung cấp chuyên nghiệp và
cao đẳng tăng chậm hoặc tăng không đáng kể (lao động được đào tạo trình độ
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề tương ứng từ 1,5%, 2,7% và
4,8% vào năm 2009 lên 2,7%, 3,9% và 5% vào năm 2006). Sự mất cân đối
không những xảy ra đối với cơ cấu đào tạo mà còn tồn tại sự mất cân đối trong
hệ thống các trường đào tạo, mất cân đối về ngành nghề. Nguồn nhân lực
không được đào tạo tốt và bố trí hợp lý khiến cho lao động không thể phát huy
được hết vai trò và tiềm năng của nó phục vụ tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Việt Nam hiện đang ở trong cảnh vừa thừa vừa thiếu lao động, thừa lao động có
tay nghề thấp nhưng lại thiếu lao động lành nghề. Trong một báo cáo của mình,
World Bank đã chỉ ra, hiện các doanh nghiệp gặp phải khó khăn rất lớn trong
việc tuyển dụng lao động do lao động không có đủ những kiến thức và kỹ năng

cần thiết và do sự thiếu hụt lao động ở một số ngành nghề (WB, 2013). Các
doanh nghiệp cũng đồng thuận về nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự yếu kém
của lao động Việt Nam là do hệ thống giáo dục và đào tạo. Hiện nay cũng như
trong thời gian tới, doanh nghiệp có nhu cầu cao đối với người lao động có
những kỹ năng tổng hợp về cả tay nghề, nhận thức và hành vi, đặc biệt là các kỹ
năng như giao tiếp, teamwork, giải quyết vấn đề nhưng những kỹ năng hiện lao
động Việt Nam đang rất yếu.
Vì lao động chủ yếu làm trong lĩnh vực nông nghiệp và ở nông thôn nên tỉ
lệ thất nghiệp ở Việt Nam thuộc hàng thấp nhất Đông Nam Á và thế giới nhưng
tỷ lệ thiếu việc làm lại khá cao do tính chất mùa vụ của nghề nông. Đây cũng
là lí do khiến tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị cao hơn so với ở nông thôn
nhưng tỷ lệ thiếu việc làm ở khu vực nông thôn lại cao hơn so với thành thị
(xem bảng 5). Tuy nhiên cũng có thể thấy rằng tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ thiếu
việc làm đã giảm theo thời gian. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp chung và tỷ lệ thiếu
việc làm chung giảm tương ứng từ mức 2,38% và 4,65% năm 2008 xuống còn
2,24 % và 3,18%.
Thất nghiệp của Việt Nam qua các năm phân theo
thành thị và nông thôn
Tỷ lệ thất nghiệp
Chung Thành thị Nông thôn
Sơ bộ
2017
2016
2014
2012
2010

2,24
2,30
2,10

1,96
2,88

3,18
3,23
3,40
3,21
4,29

1,78
1,84
1,49
1,39
2,30

Tỷ lệ thiếu việc làm
Chung Thành thị Nông thôn
1,62
1,66
2,35
2,74
3,57

0,82
0,73
1,20
1,56
1,82

2,03

2,12
2,90
3,27
4,26


2008

2,38

4,65

1,53

5,10

2,34

6,10

Nguồn: GSO

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỔI MỚI PHÂN CÔNG VÀ SỬ DỤNG LAO
ĐỘNG TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM
Trên cơ sở phân tích thực trạng phân công và sử dụng lao động ở Việt Nam
trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế tri thức,
những cơ hội và thách thức của cách mạng 4.0 đối với lao động, tác giả đề xuất
một số khuyến nghị giúp lao động nước ta tận dụng được những cơ hội và vượt
qua những thách thức đặt ra như sau:

1. Đối với chính phủ
Cần xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực sáng tạo, với sự hợp tác
chặt chẽ giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp. Chiến lược cần đảm bảo tăng
cường sự tham gia của lao động nữ. Cần có kế hoạch để vượt qua các rào cản về
nhận thức, tầm nhìn nhằm huy động nguồn lực cho đào tạo nhân lực, coi đó là sự
sống còn của doanh nghiệp, tương lai của quốc gia.
Cần tăng cường các yếu tố sáng tạo trong xây dựng các chính sách về giáo
dục đào tạo và các chính sách lao động, việc làm đáp ứng các yêu cầu mới về kỹ
năng, tạo ra môi trường đào tạo tốt hơn. Cần có các chính sách thị trường lao
động tích cực với các mục tiêu xác định rõ ràng và các chương trình hỗ trợ lao
động tìm việc. Thị trường lao động và các chính sách xã hội cần được xây dựng
phù hợp với các hình thức việc làm mới.
Cần có những quy định luật pháp rõ ràng và tạo sân chơi bình đẳng cho mọi
doanh nghiệp và có các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào R&D,
đổi mới công nghệ để tận dụng cơ hội từ cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Nghiên cứu chính sách đào tạo lao động cho khu vực nông nghiệp, nông
thôn, đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn để chuyển
dịch cơ cấu lao động thành công và cải thiện thu nhập cho lao động nông
nghiệp, nông thôn.
Khuyến khích đổi mới sáng tạo thông qua xây dựng các trung tâm đổi
mới sáng tạo trực thuộc các trường đại học gắn chặt chặt với môi trường kinh
doanh, hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp và nghiên cứu triển khai. Cần có chính
sách huy động nguồn vốn từ nhà đầu tư thiên thần và mạo hiểm để đầu tư vào
các hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Cần hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội bảo đảm cho mọi người dân có thu
nhập tối thiểu, có khả năng phòng ngừa, khắc phục và giảm thiểu rủi ro; hoàn
thiện các dịch vụ công để cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục,
nhà ở, nước sạch, thông tin cho người dân.
2. Đối với hệ thống đào tạo và dạy nghề
Cuộc cách mạng công nghiệp mới mới đặt ra yêu cầu phải kết hợp các kiến

thức về công nghệ thông tin (IT) với các kiến thức về công nghệ điều hành (OT)
trong các chương trình đào tạo và các khóa học nghề. Do vậy, cần tập trung vào


đào tạo nghề và có những chính sách thu hút sinh viên theo học các ngành khoa
học - công nghệ - kỹ thuật.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua đổi mới giáo dục và nâng
cao chất lượng đào tạo là khâu then chốt. Để làm tốt nội dung này cần tập trung
vào một số điểm sau:
- Cần cơ cấu lại hệ thống đào tạo để đảm bảo cân đối giữa các hình
thức đào tạo (như đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề), các
ngành nghề đào tạo, chú trọng vào đào tạo những ngành nghề mà xã hội, các
doanh nghiệp đang có nhu cầu. Giáo dục nghề nghiệp cần tăng cường năng lực
của hệ thống, mở rộng thu hút người học, tăng cường đào tạo năng lực thực
hành, tập trung vào những kỹ năng cơ bản cốt lõi (sáng tạo, phân tích phê phán,
trình bày, công nghệ thông tin, ngoại ngữ….), kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng hành
vi xã hội để làm việc trong môi trường công nghệ hiện đại.
- Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo trong đó chú trọng cập
nhật những chương trình đào tạo về STEM, công nghệ thông tin, khoa học dữ
liệu, an ninh, an toàn thông tin...Việt Nam là quốc gia có thế mạnh về lĩnh vực
khoa học tự nhiên và công nghệ thông tin nên đào tạo về STEM là một hướng
đi tốt để chúng ta tận dụng những lợi thế của mình.
- Tiếp cận và thay đổi quan điểm giáo dục từ truyền thống sang hệ thống
giáo dục mở và mang tính khai phóng. Đào tạo cần linh hoạt, có tính liên
ngành, trú trọng trang bị cho sinh viên không chỉ kiến thức mà còn trang bị
năng lực nhận thức, tư duy và các kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp
trong đó có giao tiếp bằng tiếng anh, teamwork, giải quyết vấn đề.
- Đào tạo cần gắn với nhu cầu xã hội, tạo ra kết nối giữa các cơ sở giáo
dục đào tạo với các doanh nghiệp. Để liên kết thành công, trước hết cần nâng
cao nhận thức của các trường đại học và các doanh nghiệp để họ thấy được ý

nghĩa và tầm quan trọng của quá trình liên kết, từ đó chủ động liên kết với
nhau. Nhờ có liên kết, sinh viên được học tập ở môi trường mang tính thực tiễn
cao hơn, các doanh nghiệp có thể bộc lộ rõ nhu cầu của mình đối với các sản
phẩm đào tạo để đặt hàng nhà trường cũng như tham gia đóng góp trực tiếp
quá trình đào tạo. Có như vậy thì nguồn nhân lực tương lai mới phù hợp với
nhu cầu của các doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải mất nhiều chi phí để
đào tạo lại.
3. Đối với Doanh nghiệp
Cần thực sự coi nhân lực là nguồn vốn quan trọng nhất và đặt con người ở
vị trí trung tâm trong quá trình cạnh tranh, phát triển. Để có thể thích nghi được
với sự thay đổi trong cuộc cách mạng công nghiệp này, doanh nghiệp cần tập
trung vào đào tạo nguồn nhân lực, và tăng cường hợp tác với các viện nghiên
cứu, trường đại học, các cơ sở dạy nghề để nâng cao trình độ công nghệ. Đào tạo
lại cho lực lượng lao động cần được coi là nhiệm vụ thường xuyên.
Nhiều nội dung mới trong quản lý lao động cần được cập nhật như quản lý
các đột phá kỹ năng, quản lý tài năng, ứng dụng các hình thức việc làm linh
hoạt, số hóa các nguồn tài năng.
4. Đối với người lao động


Mỗi người cần xác định rõ năng lực sở trường của mình và lựa chọn nghề
nghiệp phù hợp. Người lao động cần có được các kỹ năng phù hợp với những
công việc mới và luôn thay đổi. Người lao động cần linh hoạt hơn, chuẩn bị cho
các tình huống việc làm "phi tiêu chuẩn". Theo Frey và Osborne, để chiến thắng
trong cuộc chạy đua với quá trình tự động hóa và vi tính hóa, người lao động cần
làm chủ được các "kỹ năng sáng tạo và kỹ năng xã hội".
Phương châm "Học tập suốt đời" có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mỗi người
lao động phải luôn nhận thức về yêu cầu nâng cao năng lực và thay đổi kỹ năng
thích nghi với công nghệ mới, đáp ứng yêu cầu công việc thông qua rèn luyện
học tập suốt đời. Chính phủ và các doanh nghiệp cần tạo ra nhiều cơ hội hơn để

đảm bảo rằng người lao động có thời gian, động lực và phương tiện để họ tìm
kiếm cơ hội được đào tạo lại.

KẾT LUẬN
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và sự phát triển không ngừng của nền
kinh tế tri thức là một xu thế tất yếu của nhân loại. Bên cạnh những cơ hội
rất lớn mà cuộc cách mạng 4.0 mang lại thì nó cũng đặt ra không ít những thách
thức cho thị trường lao động các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
Thiết nghĩ, cách tốt nhất để ứng phó với những biến đổi trong thời đại mới đó là
mỗi lao động, mỗi doanh nghiệp, mỗi cơ sở đào tạo và Chính phủ Việt Nam cần
chủ động chuẩn bị và nỗ lực hết mình nhằm đón nhận những thời cơ và vượt
qua những thách thức. Đổi mới phân công và sử dụng lao động trong bối cảnh
cuộc cách mạng khoa học công nghệ và phát triển kinh tế tri thức là xu thế và yêu
cầu hết sức cần thiết. Nếu không chúng ta có thể sẽ đứng nguy cơ tụt hậu nhanh
hơn và xa hơn bao giờ hết.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C.Mác – Ănghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập
4, tr.602
[2] C.Mác – Ănghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập
4, tr.598
[3] C.Mác – Ănghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập
46, phần II, tr.368-369
[4] C.Mác – Ănghen, Toàn tập, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập
46, phần II, tr.372
[5] Klaus Schwab: “The Fourth Industrial Revolution” – Cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, 2016, tr.5
[6] Nguyễn Thị Lan Hương, Tác động của cuộc cách mạng trong công nghệ
thông tin đến lực lượng sản xuất – nhìn từ góc độ triết học, tạp chí Triết học, số

9 (184), tháng 9/2006
[7] Website: />

Tiểu luận Những vấn đề KTCT đương đại Văn Công Vũ



×